Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận nghiên cứu môn triết học về con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.39 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CAO HỌC KHÓA 25

TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI: TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

LỚP KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TỐI T3 – B118
DANH SÁCH NHÓM :
MSSV
7701251045A
7701250702A
7701250766A

Họ tên
Trần Thị Trang
Trương Nhất Nam
Lê Trần Huỳnh Như


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................1
CHƯƠNG I: KHÁI LƯỢC CÁC QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ. .2
1. Quan niệm triết học phương Đông về con người..........................................................2
2. Quan niệm triết học phương Tây trước Mác về con người...........................................3
3. Quan niệm về con người trong một số trào lưu triết học ngoài mácxít đương đại.......6

CHƯƠNG II: QUAN NIỆM TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN VỀ CON NGƯỜI................6
1. Khái niệm về con người.................................................................................................6
2. Các phương diện tiếp cận nguồn gốc, bản chất con người............................................7



CHƯƠNG III: SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG TÂY............................................................................................................12
1. Sự khác biệt về tính minh bạch trong việc nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung

quanh.............................................................................................................................12
2. Sự khác biệt phương thức tư duy và văn hóa ứng xử..................................................12
3. Sự khác biệt về chủ thể văn hóa...................................................................................17
4. Sự khác biệt về tôn giáo và đức tin..............................................................................18

CHƯƠNG IV: ĐIỂM MẠNH - ĐIỂM YẾU CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM...............18
1. Điểm mạnh....................................................................................................................19
2. Điểm yếu – Những thói hư tật xấu của người Việt Nam.............................................20

KẾT LUẬN........................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................25

2


CHƯƠNG I: KHÁI LƯỢC CÁC QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH
SỬ
1. Quan niệm triết học phương Đông về con người

Một trong những vấn đề trọng tâm của triết học phương Đông là vấn đề con người. Triết
học phương Đông khi bàn về con người thường đi sâu vào các vấn đề nguồn gốc, bản
chất con người để tìm ra con đường, phương pháp giải phóng con người.
Quan niệm về con người của triết học Ấn Độ

a)
-


Phật giáo cho rằng, bản chất thế giới là “không”. “Không” vừa tĩnh lặng, trống rỗng lại
vừa xáo động và nhân đôi, từ đây sinh ra vạn vật và con người. Con người là “tự kỉ nhân
quả” mà thành chứ không phải do thượng đế hay Brahman sinh ra. Con người được cấu
thành bởi ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức), đó là sự phối hợp của danh (tinh thần) và
sắc (vật chất). Thế giới là “vô thường” còn con người là “vô ngã”, nhưng do con người
“vô minh” nên đã không hiểu được điều đó. Do vậy, “đời là bể khổ”, để thoát khổ thì con
người phải đạt đến Niết bàn bằng cách diệt trừ dục vọng, khắc phục vô minh, từ bỏ tham,
sân, si. Muốn vậy, con người phải tự giác thực hiện “bát chánh đạo”, “tam học”, “lục độ”,
phải hiểu biết “tứ diệu đế” …

-

Triết học Vadanta quan niệm, linh hồn con người là hiện thân của tinh thần vũ trụ tối cao
(Brahman) trong thể xác. Để giải thoát cho linh hồn con người khỏi thể xác để trở về hòa
nhập với tinh thần vũ trụ tối cao, con người cần phải hết lòng tu luyện, suy tư, chiêm
nghiệm nội tâm, thực nghiệm tâm linh để nhận ra chân bản của mình, khi đó linh hồn cá
thể sẽ trở về hòa nhập với linh hồn vũ trụ.

-

Phái Lôkayata cho rằng, bốn yếu tố (đất, nước, lửa, gió) là bản nguyên vật chất từ đó sinh
ra thế giới vạn vật và con người. Kể cả ý thức, lý tính và các giác quan của con người
cũng xuất hiện do sự kết hợp của các nguyên tử mà thành. Con người là thân thể có ý
thức, lý trí là thuộc tính của thân thể, tinh thần và lý trí của con người không tồn tại tách
rời với thân thể. Sau khi con người chết, các nguyên tử sẽ tan ra thành các nguyên tố. Tuy
còn thô sơ, mộc mạc nhưng quan điểm duy vật này đã thể hiện tư tưởng tiến bộ về con
người trong triết học phương Đông.
Quan niệm về con người của triết học Trung Quốc
Triết học Nho giáo cho rằng, Trời là một lực lượng thần bí đã sinh ra con người và vạn

vật; con người cũng như vạn vật chịu sự chi phối của mệnh trời. Con người là một tạo thể
b)

-

3


đạo đức, muốn sống tốt để trở thành người quân tử, con người phải trau dồi phẩm chất
đạo đức, phải hiểu và làm theo thiên mệnh:

Khổng Tử cho rằng, “tính tương cận, tập tương viễn”, tức là con người
ta khi mới sinh ra bản tính gần nhau khi lớn lên, do phong tục tập quán
xã hội nên xa nhau.

Mạnh Tử cho rằng, bản tính của con người là thiện “nhân chi sơ tính
bản thiện”.

Tuân Tử thì cho rằng bản tính con người khi sinh ra đã là ác…
-

Phái Mạnh Gia cho rằng, không có “thiên mệnh” mà chỉ có “thiên ý” – “kiêm ái”, nên
con người phải sống hợp với “thiên ý” (phải yêu nhau). Nếu thuận theo ý trời, con người
sẽ được giàu sang, trường thọ; nếu nỗ lực làm việc và thực hành tiết kiệm, con người sẽ
no đủ và ngược lại. Trong cuộc sống, con người không chỉ thực hành kiêm ái , mà đồng
thời phải thực hành thượng đồng, thượng hiền…

-

Trường phái Pháp gia cho rằng, con người sinh ra vốn đã có sẵn lòng tham dục, tư lợi;

mọi quan hệ xã hội đều được xây dựng trên cơ sở tính toán lợi ích cá nhân. Vì thế, người
cai trị phải biết căn cứ vào tâm lý tránh hại, cầu lợi, vị kỷ của con người để định ra pháp
luật (thưởng, phạt) nhằm duy trì trật tự xã hội.
2. Quan niệm triết học phương Tây trước Mác về con người

Điểm nổi bật của triết học phương Tây là tập trung mọi cố gắng để nghiên cứu con
người, làm tăng thêm sức mạnh để nghiên cứu và chinh phục thế giới khách quan. Do đó,
triết học phương Tây tập trung nghiên cứu con người một cách khá toàn diện và đặc biệt
đề cao con người, coi con người là trung tâm của vũ trụ, là “thước đo của vạn vật”; chú ý
đến những phẩm chất khoa học và tự do của con người.
a) Quan niệm về con người của triết học Hy Lạp cổ đại
 Chủ nghĩa duy tâm
-

Pytago: Con người có thể xác khả tử và linh hồn bất tử (độc lập với thể xác) chịu sự chi
phối bởi luật nhân quả, tồn tại thông qua hình thức luân hồi; mục đích sống của con
người là giải thoát linh hồn ra khỏi thể xác; chức năng của linh hồn là nhận thức chân lý
siêu nhiên bằng hình thức chiêm nghiệm tâm linh, qua sự mách bảo của thần linh.

-

Platông: Con người là sự kết hợp của thể xác với linh hồn; thể xác khả tử, được tạo
thành từ tứ đại (đất, nước, lửa, không khí) là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn lý trí bất
tử. Linh hồn lý trí bất tử là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được thượng đế tạo ra từ lâu;
4


chúng ngự trên các vì sao, sau đó dùng cánh bay xuống nhập vào thể xác con người, và
quên hết quá khứ; ngoài linh hồn lý trí bất tử, trong linh hồn con người còn có cảm giác
và ý chí khả tử. Do có ba cấp độ linh hồn mà trong xã hội có ba hạng người…

 Chủ nghĩa duy vật
-

Empêđốc: Con người là sự kết hợp của tứ đại (đất, nước, lửa, không khí) có linh hồn lý
tính.

-

Đêmôcrít: Con người là kết quả tiến hóa từ tự nhiên, có thể xác định và linh hồn đều
được tạo thành từ các nguyên tử, tồn tại theo luật nhân quả, mang tính tất nhiên tuyệt đối.

 Triết học Arixtốt: Con người là một động vật nhận thức có lý trí – linh hồn; nhưng khi

con người mới sinh ra, linh hồn lý trí chỉ là một tấm bảng trắng. Con người còn là động
vật chính trị - đạo đức; con người không chỉ nhận thức mà hơn thế nữa con người phải
tham gia hoạt động chính trị và thực hành đạo đức. Nô lệ không phải là con người mà chỉ
là một động vật biết nói hay công cụ đi bằng hai chân.
b) Quan niệm về con người của triết học phương Tây thời trung đại
-

Ôguýtxtanh: Con người do Thượng đế sáng tạo ra; số phận con người do Ngài xếp đặt.
Do tổ tiên loài người ăn trái cấm nên loài người mắc tội tổ tông; con người sống càng lâu,
tội lỗi càng chất chồng; chỉ có Thượng đế mới cứu vớt cho con người bớt đi tội lỗi. Vì
vậy, con người phải luôn hướng đến Thượng đế, phải bằng lòng với cuộc sống tạm bợ
trên trần gian để đạt được hạnh phúc vĩnh cửu trên thiên đàng sau khi chết.
c) Quan niệm về con người của triết học phương Tây thời Phục Hưng – cận đại
 Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm

-


Bêcơn: Con người là sản phẩm của tự nhiên, có thể xác và linh hồn đều được tạo thành
từ vật chất; linh hồn giống như không khí hay lửa, biết cảm giác, tồn tại trong bộ óc, vận
động theo các dây thần kinh và các mạch máu của cơ thể, con người có sức mạnh nằm
trong tri thức khoa học.

-

Hốpxơ: Con người là một thể thống nhất giữa tự nhiên và xã hội, có bản tính là ích kỷ,
chỉ hướng đến lợi ích để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân; do đó con người luôn gây ra
cái ác, và là một loài vật độc ác nhất trong vũ trụ.
 Chủ nghĩa duy lý – siêu hình học

5


-

Đềcáctơ: Con người là một sự vật đặc biệt, vừa có linh hồn bất tử được tạo thành từ thực
thể tinh thần, vừa có thể xác khả tử được tạo thành từ thực thể vật chất. Con người là sinh
vật chưa hoàn thiện nhưng có khả năng vươn đến hoàn thiện, là cái trung gian ở giữa
Thượng đế và Hư vô; do đó, con người vừa cao siêu, không mắc sai lầm, vừa thấp hèn,
có thể mắc sai lầm.
 Chủ nghĩa khai sáng Pháp thế kỷ 18

-

Rútxô: Con người có bản tính là tự do và lịch sử nhân loại do chính kết quả hoạt động
của con người hướng đến tự do tạo ra.

-


Điđơrô: Con người là thể thống nhất giữa thể xác và linh hồn , linh hồn là tổng các hiện
tượng tâm lý, là đặc tính của thể xác, thể xác là khí quan vật chất của linh hồn, là cơ sở
của mọi quá trình tâm lý, ý thức, tư duy, nhân cách con người là sản phẩm của hoàn cảnh
sống xung quanh.
 Triết học cổ điển Đức

-

-

Hêghen: Con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, lịch sử nhân loại là kết quả hoạt
động của những con người theo đuổi mục đích và khai thác lợi ích của riêng mình; lao
động đã góp phần hình thành con người; con người luôn thuộc một giai tầng nhất định,
vừa là chủ thể của lịch sử vừa là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, nhưng lịch sử
nhân loại lại không phụ thuộc vào lợi ích và mục đích của con người dù đó là vĩ nhân.
Phoiơbắc: Con người là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên, giới tự nhiên là “thân thể
vô cơ” của con người, đời sống của con người phụ thuộc vào giới tự nhiên, giới tự nhiên
ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, tình cảm của con người, làm cho người này khác người
kia. Con người vừa mang tính cá nhân có bản tính sáng tạo, vừa mang tính cộng đồng có
bản tính yêu nhau. Bản chất con người nằm trong tình yêu, tình yêu đối với phụ nữ là tình
yêu phổ quát, ai không yêu phụ nữ kẻ đó không yêu con người và không là con người.
3. Quan niệm về con người trong một số trào lưu triết học ngoài mácxít đương

đại
-

Phân tâm học (Phơrớt): bản năng tính dục là cái cơ bản quy định mọi hành động của
con người, giải phóng cong người là giải phóng bản năng tính dục -> vô thức (được thể
hiện trong quan hệ từ cái Tôi đến cái trên – Tôi) là cái cơ bản nhất trong con người, nó

điều chỉnh mọi hành vi của con người trong cuộc sống thực của nó.

-

Chủ nghĩa hiện sinh (Haiđơgơ): Con người là một chủ thể tưởng tượng cô độc, bị tha
hóa bởi chính sản phẩm do mình làm ra và những lo toan bất hạnh của cuộc sống hàng
ngày. Con người phải đoạn tuyệt với quá khứ nhưng lại sợ hãi cho tương lai, nên chỉ tồn
6


tại trong “phút sống thực” ở hiện tại. Vì vậy, chỉ có cá nhân con người mới “hiện sinh” –
hiểu được sự tồn tại của mình, con người cần thoát ra khỏi sự ràng buộc của xã hội, của
những cá nhân khác để thể hiện giá trị hiện sinh của mình.
=> Các quan niệm thời này về con người đều đề cao nhân tố tinh thần (bản năng,
vô thức, tình cảm…), chúng tuyệt đối hóa tính cá nhân, khá bi quan khi nhận định về
tương lai nhân loại… Vì vậy, chúng họp thành trào lưu nhân bản phi lý tính trong dòng
triết học Phương Tây hiện – đương đại.
CHƯƠNG II: QUAN NIỆM TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN VỀ CON NGƯỜI
1. Khái niệm con người
a) Con người là một thực thể sinh học – xã hội

Con người là một sinh vật có tính xã hội, vừa là sản phẩm cao nhất trong quá trình
tiến hóa tự nhiên và lịch sử xã hội, vừa là chủ thể sáng tạo ra mọi thành tựu văn hóa trên
Trái đất.
Con người bị chi phối bởi các quy luật sinh học như: quy luật trao đổi chất giữa cơ
thể với môi trường, quy luật biến dị và di truyền, quy luật tiến hóa,…
Ngoài ra, con người bị chi phối bởi các quy luật xã hội như: học tập, giao tiếp, tinh
thần, ý thức, lao động, nhân cách, ngôn ngữ, đạo đức…
Con người tồn tại trong thế giới không như các sinh vật khác, mà tồn tại với tư
cách là chủ thể của quá trình nhận thức và hành động cải tạo thế giới, cải tạo xã hội và cải

tạo chính bản thân con người.
b) Con người là chủ thể của lịch sử

Triết học Mác-Lê nin cho rằng, con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử, tức
là sản phẩm của điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, mà con người còn là chủ thể sáng
tạo ra quá trình lịch sử ấy – lịch sử của con người. Đó là quá trình hoạt động có ý thức
của con người nhằm mục đích cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân
con người, dựa trên sự hiểu biết và vận dụng quy luật khách quan.
Bằng hoạt động thực tiễn, con người trở thành chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Tuy
nhiên, không phải mọi con người đều là người sáng tạo ra lịch sử nhân loại mà lực lượng
đích thực sáng tạo ra lịch sử là quần chúng nhân dân.
2. Các phương diện tiếp cận nguồn gốc, bản chất con người

7


a) Sự hình thành, phát triển con người là một quá trình gắn liền với lịch sản xuất vật

chất
Lao động là điều kiện chủ yếu quyết định sự hình thành, phát triển của con người.
Triết học Mác – Lê nin xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử đã tiếp cận
sự hình thành, phát triển con người trong lịch sử sản xuất vật chất, từ đó khẳng định lao
động là điều kiện chủ yếu quyết định sự hình thành, phát triển của con người.
b)

Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội
Kế thừa quan niệm đúng đắn về con người trong lịch sử triết học, triết học Mác –
Lênin tiếp cận con người trong tính toàn vẹn, khẳng định con người là một chỉnh thể tồn
tại và phát triển trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội; cơ chế di truyền và
hoạt động xã hội của con người. Đây là một chỉnh thể phức tạp, năng động và luôn luôn

vận động, phát triển. Khi tiếp cận bản chất con người ở góc độ này cần theo hướng:
Thứ nhất, về mặt sinh học, con người tồn tại ở cấp độ cơ thể, biểu hiện trong
các hiện tượng sinh lí, di truyền, thần kinh, điện – hóa và các quá trình khác của cơ
thể. Con người là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản phẩm cao nhất của tự nhiên. Vừa
là sản phẩm, vừa là chủ thể của tự nhiên. Như vậy, tiền đề vật chất đầu tiên quy định
sự tồn tại của con người là giới tự nhiên. Con người là động vật cao cấp, là sản phẩm
của tự nhiên, là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới sinh vật, như thuyết tiến
hoá của Đác uyn đã chứng minh. Vì vậy, con người là bộ phận của giới tự nhiên, giới
tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Do đó, con người cũng có như động vật
khác như nhu cầu về sinh lý và cũng có các hoạt động bản năng: đói phải ăn, khát phải
uống, sinh hoạt tình dục. Nhưng giải quyết những nhu cầu đó ở con người có bước tiến
xa hơn so với động vật, kể cả so với khi con người mới thoát thai khỏi động vật.
Chính quá trình sinh thành, phát triển và mất đi của con người quy định bản tính sinh
học trong đời sống con người. Như vậy,con người là một sinh vật có đầy đủ bản tính
sinh vật.
Thứ hai, về mặt xã hội, con người tồn tại ở cấp độ nhân cách, biểu hiện
trong những quá trình ý thức, tính cách, tính khí …là chủ thể quan hệ xã hội, lao động,
giao tiếp, tinh thần, … Con người khác động vật ở chỗ có tư duy và hoạt động có mục
đích. Mác không thừa nhận quan điểm cho rằng: cái duy nhất tạo nên bản chất con người
là đặc tính sinh vật. Con người là một sinh vật nhưng có nhiều điểm khác với sinh vật.
Các nhận định trên đều đúng khi nêu lên một khía cạnh về bản chất con người,
nhưng đều phiến diện, không nói lên được nguồn gốc của những đặc điểm ấy và mối
8


quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau. Với phương pháp biện chứng duy vật, triết
học Mác nhìn vấn đề bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể, xem xét không
phải một cách chung chung trừu tượng, phiến diện như các nhà tư tưởng khác. Theo
Mác mặt xã hội của con người, có điểm nổi bật, hơn hẳn và phân biệt với động vật là
con người có hoạt động lao động sản xuất vật chất. Qua quá trình lao động sản xuất:

con người sản xuất ra của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống cho mình và cho đồng
loại. Sản xuất ra các giá trị tinh thần làm phong phú thêm đời sống của mình. Lao động
là yếu tố hình thành bản chất xã hội của con người, hình thành nhân cách ở con người.
Thứ ba, sự hình thành và phát triển của con người thông qua một quá trình thống
nhất giữa cơ chế di truyền và hoạt động xã hội, chịu sự chi phối của ba hệ thống quy
luật:
Hệ thống quy luật tự nhiên: quy định sự phù hợp của cơ thể sống với môi trường,
quy luật trao đổi chất, quy luật biến dị, di truyền.
• Hệ thống quy luật tâm lý ý thức: như sự hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin,
ý chí…
• Hệ thống quy luật xã hội: quy định mối quan hệ giữa người với người, đó là quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy
luật với cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng…
 Tóm lại, con người khác con vật ở cả ba mặt: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và
quan hệ với bản thân. Cả ba mối quan hệ đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội
là quan hệ bản chất nhất, bao quát mọi hoạt động của con người, cả trong lao động, sinh
con đẻ cái và trong tư duy.
c. Con người tồn tại, phát triển trong môi trường cư trú xã hội- hành tinh - vũ trụ và

mang những thuộc tính tự nhiên – sinh học- xã hội
Triết học Mác – Lê nin tiếp cận con người trong hệ thống con người – môi
trường cư trú, từ Trái đất đến vũ trụ. Môi trường là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển, nó bao gồm toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên và xã hội được thu hút vào quá trình
đời sống con người. Theo nghĩa rộng nhất, môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội.
Trong môi trường tự nhiên, con người là một bộ phận của tự nhiên, giao tiếp với
tự nhiên và phụ thuộc vào tự nhiên ở cả cấp độ chức năng – cơ thể và cấp độ cảm xúc –
tinh thần. Bản chất con người là tổng hòa các thuộc tính tự nhiên – sinh học – xã hội.
Mác đã khẳng định: “chừng nào loài người con tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự
nhiên sẽ vẫn quy định lẫn nhau”. Bởi lẽ, con người tồn tại trong môi trường xã hội, thông

9


qua xã hội mà thích nghi với tự nhiên vì chính xã hội cũng là một bộ phận của giới tự
nhiên, là một kết cấu vật chất đặc thù của giới tự nhiên. Toàn bộ quẩn thể xã hội hoạt
động trong giới tự nhiên. Không có một xã hội nào có thể tồn tại mà nằm ngoài tự
nhiên.
d) Con người là một thực thể cá nhân – xã hội.
Theo chủ nghĩa Mác – Lê nin, con người vừa là một chỉnh thể đơn nhất, vừa mang
những phẩm chất của hệ thống các quan hệ xã hội. Đó là một hệ thống năng động, phát
triển thống nhất giữa cái chung, cái đặc thù và cái riêng. Cá nhân là khái niệm chỉ con
người cụ thể sống trong một xã hội nhất định với tư cách một cá thể, một thành viên của
xã hội ấy do những đặc điểm riêng biệt của mình mà phân biệt với những thành viên khác
của xã hội. Xã hội do các cá nhân tạo nên. Các cá nhân sống và hoạt động trong các
nhóm, cộng đồng và tập đoàn xã hội khác nhau, mang tính lịch sử xác định. Yếu tố xã hội
là đặc trưng căn bản để hình thành cá nhân. Một đứa trẻ chưa tiếp nhận quan hệ xã hội
thì chưa trở thành một cá nhân.
Trong quan hệ với xã hội, cá nhân được phân biệt bởi các đặc trưng: Thứ nhất, cá
nhân là phương thức tồn tại cụ thể của loài người một cách trực tiếp, cảm tính. Không có
con người nói chung một cách trừu tượng, mà chỉ có con người sống cụ thể cá nhân – của
giống loài. Thứ hai, cá nhân là phần tử đơn chất, riêng lẻ, tập hợp lại thành cộng đồng xã
hội, là cơ sở hình thành lịch sử xã hội loài người. Thứ ba, cá nhân là một chỉnh thể toàn
vẹn có nhân cách, biểu hiện trong phẩm chất sinh lí và tâm lí riêng biệt của mỗi con
người. Thứ tư, cá nhân trong mối quan hệ với xã hội là một hiện tượng lịch sử,vận động,
phát triển phù hợp với mỗi thời đại nhất định.
Như vậy, cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất vừa mang tính cá biệt, vừa mang
tình phổ biến. Tính cá biệt thể hiện ở việc mỗi cá nhân có đời sống riêng, có quan hệ xã
hội riêng, có nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích riêng do đặc điểm di truyền, do điều kiện
sống riêng của mỗi người quy định nhưng không loại trừ tính phổ biến đó là họ đều là
những thành viên xã hội, đều mang bản chất xã hội, không thể sống ngoài xã hội. Do

đó, trong bất kỳ xã hội nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội, mỗi thời đại sản
sinh ra một kiểu cá nhân có tính đặc thù, thậm chí đối lập nhau, trong những quan hệ
xã hội nhất định.
e) Sự thống nhất biện chứng giữa con người giai cấp và con người nhân loại
Bản chất xã hội, địa vị kinh tế xã hội và điều kiện sinh hoạt vật chất quy định sự
đồng nhất và sự khác biệt giữa tính giai cấp và tính nhân loại của con người. Trong xã hội
có giai cấp, con người sẽ mang tính giai cấp. Bởi vì mỗi con người chính là một thành
10


viên của một giai cấp nhất định, nên con người sẽ mang địa vị kinh tế - xã hội của giai
cấp đó. Địa vị kinh tế xã hội mang tính khách quan, do toàn bộ điều kiện sinh hoạt vật
chất quy định mặc dù mỗi thành viên giai cấp có thể ý thức được hoặc không ý thức được
địa vị của mình.
Còn tính nhân loại lại được thể hiện trong sự sáng tạo, trong những giá trị văn
hóa chung, trong những quy tắc, chuẩn mực của đời sống xã hội với tư cách là những
đạo lý phổ quát nhất, như nhân đạo, dân chủ, công bằng xã hội, hòa bình, bảo vệ môi
trường sinh thái… Đây là thuộc tính vốn có hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của
cuộc sống cộng đồng phổ biến rộng lớn nhất. Cơ sở của tính nhân loại là từ bản chất xã
hội của con người, do yêu cầu khách quan của cuộc sống cộng đồng là con người phải
nương dựa vào nhau để tồn tại và phát triển.
Tính giai cấp và tính nhân loại trong con người vùa đồng nhất, vừa khác biệt.
Con người tồn tại thông qua những cá nhân hiện thực với tư cách là những chủ thể
hành động xã hội. Tính giai cấp có thể thay đổi tùy thuộc vào bản chất giai cấp nhưng
tính nhân loại lại là cố hữu, vĩnh hằng. Bởi vì trật tự kinh tế, chính trị, xã hội có thể bị
thay đổi, nhưng quy luật con người luôn luôn phải biết dựa vào người khác, khai thác
sự phong phú của người khác để tồn tại, làm phong phú cho mình sẽ không bao giờ
mất đi. Mặt khác, trong xã hội còn tồn tại chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, còn quan
hệ đối kháng giai cấp thì còn con người mang tính giai cấp. Các giai cấp và các hệ
thống xã hội tương ứng vẫn là chủ thể chủ yếu của xã hội hiện thực. Không bao giờ có

một “lợi ích nhân loại thuần khiết”. Nó được phản ánh trong nhận thức, trong hoạt
động thực tiễn không tách dời lợi ích các giai cấp.
f) Con người thống nhất biện chứng giữa tất yếu và tự do
Trước hết, cần phải làm rõ tự do, tất yếu là gì? Theo Locke, “tự do là khả năng
con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở
nào”. Đây là định nghĩa nguyên thủy nhất về tự do, mặc dù được khá nhiều người tán
đồng, nhưng trên phương diện tổng quát nhất thì theo cách định nghĩa này, tự do chỉ
thuần túy chỉ mang tính bản năng. Đến Hêghen, ông cho rằng “tự do là cái tất yếu
được nhận thức”, còn cái tất yếu được hiểu là các quy luật tự nhiên. Từ đó có thể định
nghĩa tự do là các quy luật tự nhiên được nhận thức. Hêghen cho rằng con người càng
nhận thức một cách chính xác, rõ ràng và toàn diện về cái tất yếu bao nhiêu thì càng có
tự do bấy nhiêu. Định nghĩa này đã phát triển hơn một bước so với định nghĩa của
Locke, tức đã đưa tự do từ một trạng thái bản năng đến tự do trong mối tương quan với
cái tất yếu. Như vậy, ranh giới của trạng thái tự do và trạng thái không có tự do chính
là cột mốc nhận thức được cái tất yếu. Nhận thức được cái tất yếu, con người sẽ không
11


nhân danh tự do để thực hiện những hành vi kìm hãm sự phát triển của bản thân anh ta
và cả cộng đồng. Chính lúc ấy, tự do sẽ là điều kiện tinh thần giúp con người tiếp cận
với sự phát triển thực thụ và toàn diện.
Hoạt động của con người là sự thống nhất biện chứng giữa tự phát và tự giác,
giữa tất yếu và tự do. Biểu hiện bởi việc hoạt động của con người bị chi phối bởi tính
tất yếu – mà chính là các quy luật khách quan. Khi con người tìm ra những tiền đề tất
yếu của sự chuyển hóa từ một hình thánh kinh tế - xã hội lỗi thời, lạc hậu sang một
hình thái kinh tế - xã hội mới phù hợp hơn, tiến bộ hơn mà ở đó con người được phát
triển tự do, toàn diện. Tự do là tiền đề, điều kiện cho hoạt động sáng tạo của con người.
Con người tự do là con người nhận thức sâu sắc quy luật và hoạt động tự giác , tức là
không đi ngược lại tất yếu.
Hoạt động của con người là sự thống nhất giữa tất yếu và tự do. Hoạt động con

người có ý thức là hoạt động tiếp cận dần, nắm bắt quy luật khách quan để làm tiền đề
cho sáng tạo. Lịch sử xã hội loài người là lịch sử con người vươn lên giành lấy tự do
ngày càng cao hơn. Con người muốn tự do trước hết phải được giải phóng về mặt xã
hội, phải có chế độ kinh tế xã hội tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động con người vươn
tới tự do.
CHƯƠNG III: SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI PHƯƠNG
ĐÔNG - PHƯƠNG TÂY
1. Sự khác biệt về tính minh bạch trong việc nhìn nhận và đánh giá về thế giới

xung quanh
Đối với người phương Tây, ngay từ thời cổ đại, cách nhìn nhận và đánh giá về thế
giới xung quanh đã thể hiện khá rõ lập trường triết học của họ dưới các hình thức thế giới
quan khác nhau, thậm chí đối lập nhau: có thế giới quan duy vật, có thế giới quan duy
tâm, có thế giới quan lạc quan tích cực, có thế giới quan bi quan, tiêu cực,... Những người
có thế giới quan duy vật, lạc quan tích cực (dù dưới các hình thức thô sơ, máy móc hay
biện chứng…) thường đại diện cho xu hướng tư duy tiến bộ, ủng hộ hoặc đồng hành với
sự phát triển của khoa học. Trái lại, những người có thế giới quan duy tâm, bi quan tiêu
cực (dù dưới các hình thức chủ quan, khách quan hay tôn giáo) thường đại diện cho xu
hướng tư duy phản tiến bộ, không tin hoặc cản trở sự phát triển của khoa học. Dù vậy,
đặc điểm dễ nhận thấy nhất trong thế giới quan của người phương Tây là tính minh bạch
trong cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới diễn ra xung quanh mình. Trong thói quen
xem xét của người phương Tây: thế giới chỉ có thể là đen hoặc trắng chứ không chấp

12


nhận một thế giới đen trắng lẫn lộn. Điều đó lý giải tại sao người phương Tây lại coi
trọng lối tư duy “duy lý” chứ không phải “duy tình”.
Trong nhận thức của người phương Đông, thế giới xung quanh mình không phải là
những mảnh ghép rời rạc nhau mà là một chỉnh thể có tính thống nhất giữa trời, đất và

con người. Chính vì thế, trong triết học phương Đông, một số lý thuyết triết học như lý
thuyết về “Tam tài” (Trời - Đất - Người), lý thuyết “Thiên Nhân hợp nhất” (Trời với
Người là một) luôn được các nhà triết học qua các thời đại ở các nước phương Đông đề
cao. Đây chính là cơ sở quan trọng để hình thành nên thói quen đề cao văn hóa cộng
đồng, đồng thời coi nhẹ văn hóa cá nhân của người phương Đông cũng là một sự khác
biệt căn bản giữa văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây.
Mặt khác, cũng do nền tảng phát triển của tri thức khoa học, đặc biệt là các tri thức
về khoa học tự nhiên qua các thời đại còn hạn chế nên trong thế giới quan của người
phương Đông, các yếu tố duy tâm, duy vật, biện chứng và siêu hình thường đan xen lẫn
lộn. Điều này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phương pháp luận trong văn
hóa ứng xử của người phương Đông như tính linh hoạt, mềm dẻo, tính dễ thỏa hiệp trong
việc thừa nhận chân lý.
2. Sự khác biệt phương thức tư duy và văn hóa ứng xử
a. Phương thức tư duy

Phương thức tư duy xét về mặt triết học là thói quen, là cách thức sắp xếp, trình
bày quá trình tư duy của con người được thể hiện trên nhiều phương diện: từ cách tiếp
cận đối tượng nhận thức, cách lựa chọn nội dung phản ánh đến cách trình bày các kết quả
phản ánh của quá trình nhận thức. Phương thức tư duy thường là kết quả phản ánh từ điều
kiện sinh tồn (điều kiện địa lý, phương thức sản xuất, môi trường xã hội,...) của chủ thể
tư duy.
Đối với người phương Đông, do đặc điểm về điều kiện địa lý, phương thức sản
xuất và lịch sử phát triển xã hội nên thường chú trọng và đề cao phương thức tư duy trực
giác (duy cảm). Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy trực giác là “cách thức tư duy
chú trọng đến sự cảm nhận hay thể nghiệm”(1). Về phương diện văn hóa, do chịu ảnh
hưởng bởi phương thức tư duy trực giác nên trong cách suy nghĩ và ứng xử của người
phương Đông trong cuộc sống thường ngày thường mang tính trực quan, cảm tính, đề cao
nhận thức kinh nghiệm (chủ yếu là kinh nghiệm đời thường của cư dân nông nghiệp), coi
nhẹ vai trò của tri thức khoa học. Ngược lại, người phương Tây lại coi trọng tư duy duy
lý, là phương thức tư duy chỉ chú trọng đến giai đoạn nhận thức lý tính, là “lối tư duy độc

lập chỉ thiên về lý trí, chỉ tin vào lý trí”.
13


Xét về tư tưởng triết học của phương Đông, thiên về chủ toàn, trong khi phương
Tây thiên về chủ biệt. Khi nhìn nhận vấn đề, phương Đông thường chú trọng đến tính
toàn diện, toàn thể, toàn cục. Tư tưởng triết học chủ toàn có quan hệ mật thiết với
phương thức tư duy tổng hợp và phép biện chứng. Khi xem xét một sự vật, hiện tượng,
người phương Đông thường nhìn nó một cách tổng thể, xem nó như một hệ thống - cấu
trúc hoàn chỉnh, ở đó các yếu tố tạo nên chỉnh thể có quan hệ với nhau, ràng buộc và quy
định lẫn nhau. Người phương Đông ít chú ý đến việc phân tích từng yếu tố tách “rời” như
phương Tây mà quan tâm nhiều hơn đến mối quan hệ giữa chúng.
Óc tư duy tổng hợp của phương Đông có mặt mạnh là giúp con người có cái nhìn
toàn diện nhưng đôi khi cũng có hạn chế là dễ “bỏ qua” những tiểu tiết quan trọng. Óc
phân tích của người phương Tây giúp con người có điều kiện đi sâu được vào các chi tiết.
Có lẽ đó cũng là một trong những lí do khiến nền khoa học – kĩ thuật của phương Tây
phát triển.
Tư duy logic hay truyền thống duy lý của phương Tây đòi hỏi mọi quá trình suy
nghĩ, hành động, ra quyết định đều phải tôn trọng các dữ kiện đầu vào và sau đó mới là
các dữ liệu cảm tính, linh cảm, trực giác. Khoa học xã hội ở phương Tây chỉ được coi là
khoa học khi được chứng thực bằng các chỉ số, chỉ báo định lượng.
Người phương Đông do hoàn cảnh sống chi phối và do một vài đặc điểm văn hóa
truyền thống khác nên trong đời sống ít tôn trọng tính logic của vấn đề, tính xác thực về
mặt logic của mỗi công việc, của mỗi lập luận… như chúng đáng lý phải được tôn trọng.
b. Văn hóa ứng xử

Trong cách ứng xử, người phương Đông thường theo lối “duy tình”. Lối tư duy
này cũng có những điểm tích cực, như: đề cao tính cố kết cộng đồng; tính dễ thân thiện;
coi trọng các quan hệ thân tộc (quan hệ với bố mẹ, con cái, anh em, bạn bè, hàng xóm
láng giềng, đồng hương, đồng bào)… Nhưng lối tư duy này tự nó cũng bộc lộ những hạn

chế, như: sự cả tin (dễ tin do vẻ bề ngoài); sự nể nang (do tình thân, do quan hệ) mà làm
mất đi sự lý trí, sáng suốt trong đánh giá, nhận định; dễ tạo ra sự ồn ào, chạy theo vẻ bề
ngoài mà thiếu đi sự tinh tế, sâu sắc; coi trọng đạo đức hơn tài năng con người, coi trọng
tình cảm hơn lý trí (một trăm cái lý không bằng một tý cái tình).
Ngược lại, người phương Tây lại coi trọng tư duy duy lý, là phương thức tư duy
chỉ chú trọng đến giai đoạn nhận thức lý tính, là “lối tư duy độc lập chỉ thiên về lý trí, chỉ
tin vào lý trí. Chủ nghĩa duy lý “là một lập trường nhận thức luận, trong đó lý tính được
coi là nguồn gốc thứ nhất của mọi tri thức, cao hơn bằng chứng cảm tính”. Theo các nhà
duy lý, tiêu chuẩn cuối cùng của các chân lý cơ bản và xuất phát phải là tính rõ ràng và
14


mạch lạc. Do đó, phương pháp nghi ngờ được các nhà duy lý sử dụng như một hình thức
của hoài nghi luận, nhờ nó mà loại bỏ được bất cứ tư tưởng nào có khả năng sai lầm.
 Trong quan hệ giữa người với người:

Phương Đông nặng về tính cộng đồng và cách ứng xử tình cảm, mềm dẻo. Cả hai
phẩm chất này, suy cho cùng, cũng là do loại hình văn hoá gốc nông nghiệp chi phối.
Trong sản xuất nông nghiệp, các gia đình nông dân cùng canh tác trên một cánh đồng,
ruộng đất nhà này tiếp giáp ruộng đất nhà kia. Để có được năng suất, những người nông
dân trong làng không thể không liên kết với nhau. Chỉ có đoàn kết con người mới chống
được thiên tai. “Lụt thì lút cả làng” vì vậy chỉ có sự đồng tâm hiệp lực của cả làng, cả xã
thì mới đắp được đập, được đê ngăn nước. Muốn chống hạn, diệt sâu bệnh, chuột bọ,...
cũng cần sức mạnh của cả làng. Môi trường canh tác mang tính tập thể như thế chính là
cơ sở để nảy sinh tính cộng đồng.
Đặc trưng này của văn hoá phương Đông khiến mỗi người khi hành động luôn
luôn phải nghĩ đến cộng đồng, đến tập thể, xã hội. Trong làng, người dân thường tránh
những việc làm phương hại đến tập thể. Từ đây nảy sinh quan điểm sống vì tập thể. Vì
tập thể, người ta sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân. Cũng vì thế mà người phương Đông
thường đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm (trong khi phương Tây thì coi trọng quyền lợi). Quả

thực, trong việc chống chọi với thiên tai, địch hoạ, nếu không có tinh thần trách nhiệm
được đề lên thành nghĩa vụ thì không thể có được chiến thắng.
Những người trong làng sống nương tựa vào nhau, vì nhau, sống theo tinh thần
cộng đồng, do đó họ đối xử với nhau rất có tình cảm. Mọi vấn đề nảy sinh đều được giải
quyết bằng tình nghĩa họ hàng, bà con, láng giềng một cách mềm dẻo. Có người ví văn
hoá ứng xử phương Đông mềm dẻo và linh hoạt như nước. Vì vậy mềm dẻo, trọng
tình thực sự là một đặc trưng của văn hoá ứng xử phương Đông. Người ta sống với nhau
bằng tình cảm thương yêu, bằng tinh thần cộng đồng, vì vậy sẵn sàng giúp đỡ nhau trong
những lúc hoạn nạn, khó khăn, theo tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Lối sống trọng tình
cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng sự hiếu hoà. Từ tính cộng đồng,
từ sự đùm bọc làng xã, sau này truyền thống tốt đẹp ấy phát triển thành tinh thần dân
tộc và chủ nghĩa yêu nước phương Đông.
Nếu so sánh với văn hoá phương Tây thì cũng thấy một sự khác biệt nhất định. Có
thể nói, trong quan hệ ứng xử, phương Tây thiên về cá thể, trọng lí. Đối với phương Tây,
con người cá nhân được đề cao. Điều này có điểm mạnh là phát huy cao độ sức sáng tạo
cá nhân, tránh được sự dựa dẫm. Hơn nữa lối ứng xử trọng lí giúp con người sống theo

15


pháp luật một cách có ý thức - điều mà các xã hội nông nghiệp phương Đông phải phấn
đấu rất gian khổ mới có được.
Những điều trình bày trên đây không có nghĩa là ở phương Đông chỉ có tính cộng
đồng mà không có tính cá nhân còn ở phương Tây chỉ có tính cá nhân mà không có tính
cộng đồng. Tách bạch như vậy là siêu hình. Do đó, theo chúng tôi, cách nói “thiên về” cái
này hay cái kia như các nhà nghiên cứu đã nêu là có cơ sở. Cũng có người cho rằng, ở
Việt Nam, tâm thức duy cộng đồng luôn luôn chiếm ưu thế đối với tâm thức duy cá
nhân [Nguyễn Kiến Giang, 2003, 34]. Đây cũng là một cách diễn đạt có cơ sở.
 Trong quan hệ ứng xử với thiên nhiên:


Phương Đông nghiêng về hoà đồng, thuận tự nhiên. Đặc điểm hoà đồng, thuận tự
nhiên của văn hoá phương Đông thường được đặt trong sự so sánh với đặc điểm chinh
phục tự nhiên của văn hoá phương Tây. Văn hoá phương Tây thiên về giải thích, cải tạo
thế giới. Nói như C. Mac: “Vấn đề là cải tạo thế giới”. Tất nhiên nói như trên không có
nghĩa là đối lập tuyệt đối giữa văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây trong vấn
đề đối xử với môi trường tự nhiên.
Thái độ hoà đồng với tự nhiên của văn hoá phương Đông đã được hình thành từ
rất lâu và định hình trên cơ sở của những quan niệm về con người trong các học thuyết
phương Đông. Theo nhiều tác giả, con người trong quan niệm của tất cả các tôn giáo
phương Đông và trong hầu hết các học thuyết triết học phương Đông truyền thống đều
không đối lập với giới tự nhiên. Nó luôn luôn được coi là một thành tố, một bộ phận của
giới tự nhiên [Hồ Sĩ Quý, 2004, 12].
Có thể cắt nghĩa đặc điểm hoà đồng, thuận tự nhiên bằng cơ sở kinh tế – xã
hội của phương Đông.
Trước hết có thể giải thích bằng nền sản xuất nông nghiệp. Như đã nói ở trên, sản
xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một sự “nổi giận” của trời đất có
thể làm cho toàn bộ công sức của người dân “tan thành mây khói”. Điều này có thể thấy
rõ qua các trận bão gió, lụt lội, lở đất, động đất, núi lửa, v.v. Bởi vậy từ trong tâm khảm
của người dân, tự nhiên là đấng tối cao. Sản xuất nông nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả
khi thuận theo tự nhiên. Một trong những biểu hiện của sự thuận theo ấy là tính thời vụ.
Có thể nói, kinh nghiệm sống, nói cụ thể hơn là kinh nghiệm sản xuất, đã khiến cư dân
nông nghiệp phương Đông phải hành động thuận theo tự nhiên. Trái ý tự nhiên, trái ý
Trời sẽ bị trả giá.

16


Một lí do khác nữa cắt nghĩa cho đặc điểm hoà đồng, thuận tự nhiên là ở tổ chức
của xã hội truyền thống phương Đông, đó là xã hội nông nghiệp với chế độ công xã nông
thôn. Chế độ này, như đã nói, mang lại cho mỗi đơn vị nhỏ bé (làng xã) một cuộc sống cô

lập, tách biệt. Công xã tổ chức theo lối gia đình tự cấp, tự túc. Con người bị trói buộc bởi
những xiềng xích nô lệ của các quy tắc truyền thống, do đó hạn chế sự phát triển của lí
trí, từ đó rất dễ trở thành nô lệ của những điều mê tín dị đoan. Những công xã nông thôn
phương Đông, do vậy, hạn chế con người ở việc chủ yếu phục tùng những hoàn cảnh bên
ngoài, phục tùng tự nhiên chứ không có ý thức và năng lực làm chủ hoàn cảnh, chinh
phục tự nhiên. Đây cũng chính là lí do để chế độ chuyên chế phương Đông tồn tại và phát
triển.
 Về phương thức sống:

Phương Đông trọng tĩnh, hướng nội và khép kín. Cuộc sống nông nghiệp luôn
luôn cần một sự ổn định. Người dân thường rất sợ những điều xảy ra bất thường. Lối
sống hài hoà với tự nhiên, tình cảm với mọi người, suy cho cùng, cũng là nhằm đạt tới sự
ổn định. Từ đây xuất hiện phương thức sống trọng tĩnh, hướng nội và khép kín.
Sống trong các công xã nông thôn cô lập, tách biệt, xét ở một góc độ nào đó, tính
tự trị đồng nghĩa với hướng nội và khép kín. Trong xã hội phong kiến, mô hình làng xã
“kín cổng cao tường” cùng với những thiết chế xã hội ngặt nghèo của nó càng làm cho
“tầm nhìn” của cư dân nông nghiệp không vượt khỏi “lũy tre làng”.
Nền nông nghiệp tự cấp tự túc chỉ tạo ra được những sản phẩm vừa đủ để lưu
thông trong phạm vi “chợ làng”, không trở thành hàng hoá thương nghiệp của nền kinh tế
thị trường kiểu phương Tây. Đó cũng là hướng nội, khép kín.
Lối sống trọng tĩnh, hướng nội và khép kín không thể tạo ra sự phát triển đột biến.
Có lẽ đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân làm cho chế độ phong kiến phương Đông
kéo dài sự trì trệ nhiều thế kỉ.
Trái với phương Đông, phương Tây trọng động, hướng ngoại và cởi mở. Điều này
cũng dễ hiểu. Ở đó nền kinh tế thương mại và du mục buộc người ta phải năng động, phải
đi tìm thị trường ở bên ngoài và mở rộng quan hệ.
3. Sự khác biệt về chủ thể văn hóa

Chủ thể văn hóa ở đây được hiểu là văn hóa cá nhân hay văn hóa tập thể. Do chịu
ảnh hưởng bởi thói quen kinh nghiệm về lao động sản xuất của cộng đồng cư dân nông

nghiệp nên văn hóa ứng xử của người phương Đông thường coi trọng tính tập thể. Một số
lý thuyết triết học phương Đông cũng góp phần tạo cơ sở cho văn hóa ứng xử theo lối tập
17


thể của người phương Đông như thuyết “Trung dung” của Nho giáo hay thuyết “Đại
thừa” trong kinh Phật.
Đặc điểm của văn hóa tập thể của người phương Đông là lối nhận thức và ứng xử
thường dựa vào số đông. Trong văn hóa ứng xử tập thể thì vai trò của tập thể thường
được đề cao thay vì cá nhân; mỗi cá nhân muốn tồn tại trong cộng đồng phải tự biết khép
mình, hòa vào số đông thay vì muốn tách ra hoặc bộc lộ năng lực vượt trội của cá nhân
trước tập thể. Ưu điểm của dạng văn hóa này là có khả năng phát huy sức mạnh của cộng
đồng, nhưng tự nó cũng có những nhược điểm hạn chế như: hạn chế sự phát triển của cá
nhân, thiếu địa chỉ cụ thể để quy trách nhiệm về các sai lầm, dễ bị cá nhân lợi dụng để
lũng đoạn quyền lực, v.v..
Nếu chủ thể văn hóa ở phương Đông là tập thể, cộng đồng thì chủ thể văn hóa ở
phương Tây lại là cá nhân. Về phương diện triết học, chủ nghĩa cá nhân (individualism)
là khuynh hướng triết học đề cao, thậm chí tuyệt đối hóa vai trò, vị trí và những lợi ích có
liên quan đến cá nhân với tư cách là một trong những bộ phận cấu thành nên cộng đồng
hay xã hội. Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và
ham muốn cá nhân. Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hoặc bất kỳ một nhóm hay một thể chế
nào khác. Chủ nghĩa cá nhân do vậy đối lập với chủ nghĩa toàn luận (neo full comment),
chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng đồng, và chủ nghĩa công xã. Chủ nghĩa cá nhân xuất
hiện từ khá sớm trong triết học phương Tây nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản hình
thành và phát triển ở các nước phương Tây thời kỳ cận đại thì chủ nghĩa cá nhân mới
chính thức được khẳng định cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
Về mặt văn hóa, chủ nghĩa cá nhân nhấn mạnh đến sự độc lập của con người và
tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân trong
văn hóa tự nó cũng mang tính hạn chế như việc đề cao vai trò của cá nhân thường dẫn tới
khuynh hướng cực đoan, tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân đơn lẻ, dung dưỡng cho tính

ích kỷ của cá nhân, hạ thấp vai trò của cộng đồng, của xã hội. Về mặt này, chủ nghĩa cá
nhân gần với chủ nghĩa vị kỷ(egoism). Chủ nghĩa cá nhân kết hợp với chủ nghĩa thực
dụng đã làm cho văn hóa cá nhân ở các nước phương Tây mang một màu sắc mới – văn
hóa thực dụng, một hình thức văn hóa khá điển hình trong văn hóa Mỹ hiện nay.
4. Sự khác biệt về tôn giáo và đức tin

Về mặt lịch sử, các tôn giáo lớn trên thế giới chỉ xuất hiện lần đầu tiên vào những
năm đầu Công nguyên nhưng ý thức tôn giáo của nhân loại thì đã xuất hiện trước đó hàng

18


nghìn năm cả ở phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, theo thời gian việc lựa chọn
đức tin đối với các tôn giáo giữa phương Đông và phương Tây có khác nhau.
Đa số các cộng đồng dân cư các quốc gia phương Tây đều theo Thiên Chúa giáo,
nên trong ý thức về tôn giáo của họ đức tin đối với đạo Thiên Chúa có một vị trí và ý
nghĩa rất lớn và góp phần tạo ra bản sắc văn hóa riêng của họ. Ngược lại, đức tin tôn giáo
của cộng đồng dân cư phương Đông lại có vẻ phức tạp hơn. Do điều kiện lịch sử, địa lý
và chính trị khác nhau nên người phương Đông thường có đức tin về các tôn giáo khác
nhau. Ngoài đức tin về một số tôn giáo phổ biến như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo,
Nho giáo hay Đạo giáo.v.v.., người phương Đông còn có tín ngưỡng và văn hóa tâm linh
khác, đa dạng và phức tạp hơn. Chính vì thế, tại các quốc gia phương Đông không có ý
thức tôn giáo thuần nhất như ở phương Tây mà chỉ có các trung tâm sinh hoạt tôn giáo
khác nhau, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng vùng, miền trong khu vực.

CHƯƠNG IV: ĐIỂM MẠNH - ĐIỂM YẾU CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM
Đại hội XII của Đảng đã nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của con người
Việt Nam để có phương hướng phát triển là yêu cầu cấp thiết trong việc tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Xây dựng, phát triển và hoàn thiện các chuẩn mực giá trị con người Việt

Nam với những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù,
sáng tạo là một trong những nhiệm vụ, chiến lược trọng tâm, lâu dài.
1. Điểm mạnh

Thứ nhất, cần cù lao động
Cần cù là một trong những đức tính nổi bật của người Việt Nam. Từ rất sớm dân
tộc Việt Nam đã phải chóng chọi lại những điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt
cùng nạn ngoại xâm giày xéo liên miên, quá trình đó đã rèn luyện cho người lao động
đức tính cần cù “một nắng hai sương”.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với chính sách phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần của Đảng và Nhà nước ta, mỗi người dân đã chủ động, tích cực, tự giác hăng
say lao động với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả lao động cao.
Thứ hai, tinh thần đoàn kết cộng đồng
Tính cộng đồng ở đây là nói đến sự hợp tác trong việc thúc đẩy sản xuất, tinh thần
đoàn kết vì mục đích chung trong phát triển kinh tế. Tinh thần này được phát huy rất cao
19


trong sản xuất đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn của đất nướ. Nó tạo nên văn
hóa trong sản xuất, kinh doanh của Việt Nam
Ví dụ, trong nền kinh tế mở, sự liên kết nông dân với doanh nhân và các doanh
nghiệp là yếu tố rất quan trọng để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, mở rộng ngành
nghề ở nông thông, nâng cao đời sống nông dân
Thứ ba, linh hoạt sáng tạo
Con người Việt Nam sống trong mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên, có khả năng
hòa hợp với thiên nhiên, thích ứng nhanh, giỏi về cải tiến, tái tạo, chắp vá tạo những cái
mới hữu dụng
Thứ tư, tiết kiệm và tinh tế
Trong tâm lí tiêu dùng, người Việt Nam có thói quen cần kiệm thích đồ bền chắc,
có mĩ cảm khá tinh tế và nhạy cảm cao

Trong giao tiếp kinh doanh rất nhạy cảm và tế nhị. Trong công sở, họ giao tiếp
theo kiểu lịch sự xã giao, hay nói cách khác họ giao tiếp trong môi trường văn hóa doanh
nghiệp. Trong doanh nghiệp, môi trường buộc họ phải có thái độ nghiêm túc, chính vì
vậy mà con người phải thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
Thứ năm, ham học hỏi
Người Việt Nam có tinh thần hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo, coi trọng
tình nghĩa, tôn trọng tuổi tác và coi trọng cả đức và tài, Hồ Chí Minh đã nói “ có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì cũng thành người vô
dụng”.
2. Điểm yếu – Những thói hư tật xấu của người Việt Nam

Các đánh giá trước 1945
Đánh giá của Phan Bội Châu
Phan Bội Châu trong Chương thứ năm trong Việt Nam quốc sử khảo mang tên Sự
thịnh suy của dân quyền và dân trí của nước ta.

(…) Vì vậy, giờ đây tôi xin kể những điều tai nghe mắt thấy để quốc dân
cùng biết: Hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả, đó là điều rất ngu thứ
nhất. Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bễ những sự nghiệp đáng làm, đó là
điều rất ngu thứ hai. Chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần, đó là điều rất ngu
thứ ba. Thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung, đó là điều rất ngu
thứ tư. Biết có thân mình nhà mình mà không biết có nước, đó là điều rất ngu thứ



20


năm. Dân được cường thịnh là nhờ có sự nghiệp công ích. Nay những việc đó,
người nước ta đều không thể làm được. Hỏi vì sao không làm được, thì nói là vì

không có tiền của. Sở dĩ không có tiền của là vì đã tiêu phí vào những việc vô ích
xa hoa rồi.
Đánh giá của Phan Châu Trinh
Trong luận văn Pháp Việt Liên hiệp hậu chi tân Việt Nam Phan Châu Trinh viết:
“ (…) Dân tộc nước Nam, trên lịch sử, có hai đặc tính cực đoan phản đối nhau: một
là đặc tính bài ngoại và ỷ ngoại; hai là đặc tính tự tôn và tự ti. Hai đặc tính đó sẵn
ở quốc dân, trong não mọi người. Mỗi cái nhân thời thế, địa vị của nó mà phát
hiện, rồi trong khi phát hiện lại đều đi tới cực đoan, lại khi đã tới cực đoan, mỗi cái
đều giữ lý do, chuyên cậy vào tập quán, lợi hại đều bị che lấp không thấy.
Đánh giá của Trần Trọng Kim
Học giả Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam Sử Lược đã viết: "Về đàng trí tuệ và
tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Ðại khái thì trí tuệ minh mẫn,
học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng
sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo
thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi qủy quyệt, và hay bài
bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã
đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.".
Đánh giá của các tác giả khác
Nguyễn Văn Vĩnh đã bàn đến nhiều thói hư tật xấu thường thấy ở người nước ta
như tính ỷ lại, tính ăn gian nói dối, thói ăn uống thành nợ miệng, tính bán tín bán nghi,
thói đồng bóng, tính vay mượn kém sáng tạo, tính cơ hội đục nước béo cò, thói "gì cũng
cười", tệ cờ bạc...
Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Ðất Lề Quê Thói (Phong Tục Việt Nam) cũng
nhận xét rằng: "Người mình phần đông thường ranh vặt, quỷ quyệt, bộ tịch lễ phép mà
hay khinh khi nhạo báng. Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh..."
Thi sĩ Tản Đà trong bài thơ Mậu Thìn xuân cảm viết năm 1932 đã nhận xét về xã
hội Việt Nam:

Dân hai nhăm triệu ai người lớn ?
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.


Từ bên ngoài
Sách Xứ Đàng Trong năm 1621 của thương gia người Ý Cristoforo Borri, ông có
nhận xét về khuyết điểm của người Việt ở Đàng Trong như sau:
1. Nóng tính
2. Hay xin những thứ mình thấy đẹp (dù người có không muốn cho)
Trong bài viết về người An Nam trong bách khoa toàn thư của Encyclopædia Britannica xuất
bản năm 1911 đã từng viết:
21






Mặc dù thích nhàn hạ nhưng người An Nam chăm chỉ hơn những dân tộc láng
giềng...Họ tỏ ra kính trọng bề trên và cha mẹ, nhưng họ không chân thật và không
có cảm xúc mạnh. Họ yêu quê hương, xóm làng, và không thể ở xa nhà lâu ngày.
Những thói hư của họ gồm có cờ bạc, hút thuốc phiện, một chút kiêu căng và giả
dối. Nhìn chung thì họ hoà nhã, dễ chịu, và thậm chí là thờ ơ, nhưng đáng nói là họ
có thể học rất dễ dàng.


Các đánh giá từ 1945 trở về sau
Đánh giá của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh cũng có những tác phẩm cảnh báo về những thói hư tật xấu trong
tầng lớp cán bộ như Sửa đổi lối làm việc (1947).Theo ông, Cha đẻ của mọi thứ khuyết
điểm là chủ nghĩa cá nhân. Bệnh tham lam, lười biếng, ba hoa, bè phái, địa phương chủ
nghĩa, ham danh vị, quân phiệt, quan liêu, xa rời quần chúng, hẹp hòi, chuộng hình thức,
lối làm việc bàn giấy, vô kỷ luật, ích kỷ, hủ hóa và nhiều đức tính xấu khác đều từ đó mà

ra.
Đánh giá của Trần Ngọc Thêm
Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm trong tác phẩm "Tìm về bản sắc văn hóa Việt
Nam", ông chỉ ra rằng đối với người Việt, khi đứng trước những khó khăn lớn, những
nguy cơ đe dọa sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh đoàn kết và tính
tập thể; nhưng khi nguy cơ ấy qua rồi thì có thể là thói tư hữu và óc bè phái, địa phương
lại nổi lên. Trong giao tiếp, khi thấy mình đang đứng trong cộng đồng quen thuộc thì tính
thích giao tiếp nổi lên, còn khi vượt ra khỏi cộng đồng, đứng trước người lạ, thì tính rụt
rè sẽ lấn át. Tính nước đôi của người Việt thường phát huy tác dụng tốt trong những hoàn
cảnh cực kỳ khó khăn, một mất một còn (điển hình là trong chiến tranh), còn trong xây
dựng hòa bình, trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hoá thì đáng tiếc là thường mặt
trái của tính nước đôi này lại nổi trội.
Người Việt thì có triết lý vừa phải, "lắm thóc nhọc xay", "cầu sung vừa đủ xài" lại
vừa không có thói quen coi trọng thời gian, coi thời giờ là "cao su", bởi vậy mà không có
chí làm giàu. Chỉ khi thấy mình thua kém người xung quanh quá nhiều thì mới cố gắng,
nhưng ngay khi thấy mình đã như mọi người rồi thì lại làm việc cầm chừng. Tác phong
làm việc này hoàn toàn không thích hợp với nếp sống đô thị.
Đánh giá của Vương Trí Nhàn
Theo Vương Trí Nhàn nhiều người Việt mang mặc cảm tự ti từ đó sinh ra tâm lý tự
huyễn hoặc "không có cái phần hơn hẳn thiên hạ nhưng mình lại có cái khác". Tâm lý và
cách tư duy của người Việt mang tính tiểu nông; người Việt còn có một thói xấu là thiếu
chính xác trong mọi thứ, thiếu khoa học, thiếu nghiên cứu, sống rất bộc phát hồn nhiên.
Người Việt còn tùy tiện, thiếu khả năng hợp tác, ít có khả năng đặt mình vào vị trí người
khác, kiêu ngạo, "thấy mình là trung tâm". Người Việt cũng thiếu kinh nghiệm quan hệ
với thế giới bên ngoài, quen sống co lại, ít có khao khát ra thế giới, tìm hiểu thế giới. Tuy
nhiên người Việt cũng có ưu điểm là thích nghi nhanh, học nhanh nhưng hời hợt, dễ dãi
chứ không phải tiếp nhận ở bề sâu văn hóa.
22



Người Việt đang làm kinh tế bằng tư duy chiến tranh "bất chấp quy luật miễn là
được việc; chỉ lo hiệu quả, còn cái giá của nó thì không cần biết". "cái xấu người Việt có
rất nhiều và tựu trung lại một đó là sự tham và gian". Người Việt nặng về bản năng và tự
phát, ít lý trí, suy nghĩ, tầm nhìn của người Việt rất ngắn hạn, chỉ biết trước mắt, hiện tại.
Người Việt nặng óc hư danh, tâm lý mang nhiều ảo tưởng, chỉ thích được người
khác khen. Ngay cả khi người khác chê mình hợp lý, người Việt cũng thấy khó
nghe. Người Việt ít có nhu cầu phản tỉnh, thường quanh co bịa ra lý do để chống chế vì
thế càng khiến sai lầm, thói xấu nhiễm sâu hơn vào đời sống xã hội.
Sự độc lập cá nhân của người Việt trong tư duy, lối sống, cách hành xử... chưa cao.
Tất cả những thói xấu này sẽ cản trở sự phát triển của dân tộc Việt Nam.
Đánh giá của Nguyễn Lân Dũng
Theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nhiều người Việt đang tự hạ thấp vị trí của mình
xuống, việc gì cũng phải xin xỏ, cầu cạnh, không dám công khái tố cáo các hành động sai
trái của những người có chức có quyền, biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm
ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội do đời sống xã hội thiếu dân chủ
khiến cái xấu không được chỉ đích danh.
Ngoài ra còn có không ít người mắc căn bệnh "cuồng địa vị". Điều này gắn liền
với sự thiếu gương mẫu và thoái hoá của quan chức nhà nước các cấp do bộ máy nhà
nước thiếu tin tưởng và ít trọng dụng người tài.
Người Việt chưa hiểu đúng mặt tích cực của kinh tế thị trường, nhưng lại chịu
những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường. Lòng tham đẩy lùi nhân cách, làm xấu đi
các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó là sự hiếu danh, sính bằng cấp, đặc biệt là quan
chức nhà nước. Nhiều người Việt hiện nay cũng coi nặng tiền tài hơn giáo dục.
Tóm lại, theo ông, có 5 tính xấu phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là: Ham tiền,
hiếu danh, coi thường danh dự, vô cảm và hèn nhát, coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào".
Đánh giá của các tác giả khác
Tác giả Đỗ Kiên Trung nêu ba điểm về mặt không tích cực trong tư duy người Việt
đó là: tầm nhìn ngắn hạn, tư duy đám đông triệt tiêu tư tưởng cá nhân và sự lên ngôi của
kinh nghiệm.
Phó giáo sư Trần Đình Thiên, cho rằng Việt Nam chậm tiến là vì cấu trúc phát

triển quá bền vững dựa trên con trâu, cái cày và con người hơn nữa phải đương đầu với
nhiều cuộc chiến tranh cho nên luôn cảnh giác với những sự đổi mới bên ngoài. Theo ông
người Việt cũng chưa có văn hóa tự chịu trách nhiệm mà thường "có thói quen quy lỗi
ngắn hạn, quy cho ông nọ, ông kia, hay cho giai đoạn nọ, giai đoạn kia".
Theo tác giả Nguyễn Thị Lan Phương, người Việt có tư duy sản xuất nhỏ: tự phát,
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nghiêng về tình, yếu về lý, tư duy kinh tế mang tính thiển
cận, thực dụng; tư duy tiểu nông vốn chỉ phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp
nhỏ.
Theo Nguyễn Hồi Loan, tính tôn ti trật tự dòng tộc đã dẫn tới mặt trái: tính gia
trưởng, trọng nam khinh nữ, đặc biệt là tâm lý địa phương, cục bộ. Nông dân Việt Nam
có thói quen dựa dẫm, ỷ lại tập thể, vào số đông. Người Việt cũng có tâm lý cào bằng, đố
kỵ, không muốn ai hơn mình. Tâm lý sĩ diện trong đời sống người nông dân dẫn tới tính
23


khoa trương, trọng hình thức. Người nông dân sẵn sàng chạy theo các thủ tục nặng nề,
nghi lễ tốn kém trong cưới xin, ma chay, hội lễ... gây đói nghèo cho nhiều người dân.
Ngày nay văn hóa làng xã không chỉ ở nông thôn mà còn ảnh hưởng tới đời sống đô thị,
khiến đời sống đô thị Việt Nam phảng phất những nét phong cách của nông thôn

Kết luận
Như vậy, đứng trước yêu cầu của việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề quan
trọng là phải đặt con người và vấn đề xây dựng con người trong môi trường kinh tế - xã
hội mới, thấy rõ được các nhân tố bên ngoài và bên trong tác động vào đời sống của con
người để xác định những yêu cầu cụ thể đối với việc xây dựng con người. Vấn đề bao
trùm của việc xây dựng con người là hình thành lý tưởng chính trị xã hội của mỗi công
dân. Đứng trước diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế hiện nay, vấn đề giáo dục lòng
yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, có ý chí và nghị lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, phấn đấu đưa

nước ta đến năm 2020 cơ bản thành một nước công nghiệp là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng.
Chúng ta phải đào tạo những con người phát triển toàn diện cả về đức và tài, phát
triển về thể lực, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, nhân cách, có kỹ năng lao động giỏi, có ý chí
và bản lĩnh trong lao động và bảo vệ Tổ quốc. Điều đặc biệt quan tâm ở đây là vấn đề
giáo dục lý tưởng chính trị, đạo đức phẩm chất và ý thức công dân của đội ngũ lao động
mới, tạo điều kiện thuận lợi để họ thực hiện đầy đủ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của
mình đối với Tổ quốc, nhân dân, dân tộc và thời đại. Đảng ta cũng nhấn mạnh đến việc
kế thừa và phát huy những giá trị tích cực và tiến bộ của con người Việt Nam trong
truyền thống lịch sử của dân tộc, phê phán những yếu tố lạc hậu, tiêu cực, tạo môi trường
thuận lợi để xây dựng và phát triển con người.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Bùi Văn Mưa, Triết Học, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh
2. Bích Ngọc, Bộ ảnh thú vị về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây,
< />3. 10 nhận xét về người Việt Nam < />4. TS Nguyễn Huy Phòng, Xây dựng con người Việt Nam toàn diện: những thách thức
và giải pháp khắc phục,< />5. Wiki, Đánh giá đặc điểm của người Việt < />%C4%90%C3%A1nh_gi%C3%A1_%C4%91%E1%BA%B7c_%C4%91i%E1%BB
%83m_c%E1%BB%A7a_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB
%87t#.C4.90.C3.A1nh_gi.C3.A1_c.E1.BB.A7a_H.E1.BB.93_Ch.C3.AD_Minh>
6. GS.TS Mai Ngọc Chừ, Trang Tin Tức Sự Kiện, Văn hoá truyền thống phương Đông Một số đặc điểm và những hạn chế cần khắc phục trước xu hướng hội nhập quốc tế
7. Phạm Công Nhất, Lý Luận Chính Trị, Giao lưu văn hóa Đông - Tây và những bài học
đối với phát triển văn hóa Việt Nam />8. Nguyễn Thu Phương, Vietimes, Người Việt hiện đại và tư duy logic, tư duy triết học –
PGS Hồ Sĩ Quý < />9. Đào Văn Bình, 10 đức tính tốt và xấu của người Việt Nam <
/>25



×