Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

40 câu trắc nghiệp đề thi thử môn Địa THPT Quốc gia 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.23 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đề tham khảo

KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học xã hội – Môn: Địa Lí (Hệ GDTHPT)

---------Đề gồm có 9 trang

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể phát đề)
Mã đề: 005

Câu 1: Thành tựu quan trọng nhất của công cuộc Đổi mới ở nước ta là:
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khá cao.
B. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Giải quyết được những vấn đề về vật chất, tinh thần cho người dân.
D. Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Câu 2: “Lãnh hải” là:
A. Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
C. Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển.
D. Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới biển, có độ sâu khoảng 200m.
Câu 3 : Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta đối với sự phát triển kinh tế là :
A. Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng.
B. Liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, xã hội,… của các nước.
C. Là một trong những vùng kinh tế năng động nhất thế giới.
D. Tạo nên sự đa dạng về thành phần loài sinh vật, vùng biển giàu tiềm năng.
Câu 4 : Địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây :
A. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
B. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
C. Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng chiếm phần lớn diện tích.
D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.


Câu 5 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, các đỉnh núi có độ cao trên 2000m ở
vùng Tây Bắc là :
A. Pu Sam Sao, Pu Trà, Pu Luông, Pu Si Lung.
B. Pu Luông, Pu Trà, Pu Si Lung, Pu Huổi Long.
Trang 1/9 - Mã đề: 005
Kì thi THPT Quốc Gia năm 2017 – Bài thi: KHXH, môn: Địa Lí GDTHPT


C. Phanxipăng, Pu Si Lung, Phu Tha Ca, Tây Côn Lĩnh.
D. Pu Sam Sao, Phãnipăng, Pha Luông, Nam Châu Lãnh.
Câu 6 : Dạng địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thể hiện rõ nhất ở vùng nào của nước ta ?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 7 : Đồng bằng được chia làm 2 loại, đó là:
A. Đồng bằng châu thổ sông và Đồng bằng ven biển.
B. Đồng bằng phù sa và Đồng bằng đất cát.
C. Đồng bằng thấp trũng và Đồng bằng cao.
D. Đồng bằng đất phù sa ngọt và Đồng bằng châu thổ ven biển.
Câu 8: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH CÂY LƯƠNG THỰC Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2014
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Tổng số
Lúa
Ngô
Cây lương thực khác
2000
8 399

7 666
730
3
2005
8 383
7 329
1 053
1
2010
8 616
7 489
1 126
1
2014
8 996
7 816
1 179
1
Theo số liệu được thống kê ở bảng trên, nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích cây lương
thực ở nước ta trong giai đoạn 2000-2014.
A. Diện tích ngô đứng thứ hai trong số các cây lương thực và có xu hướng tăng liên tục.
B. Diện tích các cây lương thực khác ngoài lúa, ngô rất thấp và có xu hướng giảm.
C. Trong giai đoạn 2000-2014, tổng diện tích cây lương thực tăng khá nhanh, trong đó diện tích
ngô đóng góp phần lớn.
D. Diện tích gieo trồng lúa chiếm ưu thế rõ rệt trong tổng diện tích trồng cây lương thực ở nước ta.
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng về Biển Đông:
A. Biển Đông là vùng biển rộng, có diện tích 3 347 triệu km².
B. Là vùng biển tương đối kín.
C. Là vùng biển nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.


Trang 2/9 - Mã đề: 005
Kì thi THPT Quốc Gia năm 2017 – Bài thi: KHXH, môn: Địa Lí GDTHPT


D. Biển Đông ảnh hưởng lớn đến thiên nhiên nước ta.
Câu 10: Loại gió hoạt động quanh năm ở nước ta là:
A. Gió mùa Tây Nam.
B. Gió mùa Châu Á.
C. Gió mùa Đông Bắc.
D. Gió Tín Phong.
Câu 11: Chế độ dòng chảy sông ngòi ở nước ta thất thường chủ yếu là do:
A. Địa hình.
B. Sinh vật (Rừng đầu nguồn).
C. Nhiệt độ trung bình năm khá cao.
D. Chế độ mưa thất thường.
Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng về đặc điểm của Đai ôn đới gió mùa trên núi:
A. Chỉ có ở Hoàng Liên Sơn.
B . Khí hậu có tính chất ôn đới, nhiệt độ quanh dưới 5˚C.
C. Có các loài cây cận nhiệt.
D. Đất ở đây chủ yếu là feralit.
Câu 13 : Cho bảng số liệu sau :
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2005-2014
(Đơn vị : nghìn ha)
Năm
2005
2010
2012
2014
Cao su

482,7
748,7
917,9
978,9
Cà phê
497,4
554,8
623,0
641,2
Chè
122,5
129,9
128,3
132,6
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số loại cây công
nghiệp ở nước ta giai đoạn 2005-2014 là :
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ tròn.
D. Biểu đồ miền.

Trang 3/9 - Mã đề: 005
Kì thi THPT Quốc Gia năm 2017 – Bài thi: KHXH, môn: Địa Lí GDTHPT


Câu 14 : Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao, không có đặc điểm nào sau đây :
A. Số lượng thành phần loài.
B. Nhiều loài được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.
C. Các kiểu hệ sinh thái.
D. Nguồn gen quí hiếm.

Câu 15 : Hai vấn đề quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay là :
A. Tình trạng mất cân bằng sinh thái, Ô nhiễm môi trường.
B. Ô nhiễm môi trường, Lượng khí thải trong công nghiệp cao.
C. Nhiều thiên tai, Ô nhiễm đất, nước, không khí,…
D. Tình trạng thiếu nước vào mùa khô, Nguồn nước bị ô nhiễm.
Câu 16 : Dân số và phân bố dân cư nước ta không có đặc điểm nào sau đây :
A. Đông dân, nhiều thành phần dân tộc.
B. Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
C. Tỉ lệ tăng dân số trung bình năm có nhiều biến động.
D. Dân cư phân bố chưa hợp lí.
Câu 17 : Năm 2005, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta theo thứ tự thấp đến cao là :
A. Từ 0-14 tuổi < Từ 15-59 tuổi < Từ 60 tuổi trở lên.
B. Từ 60 tuổi trở lên < Từ 0-14 tuổi < Từ 15-59 tuổi.
C. Từ 15-59 tuổi < Từ 60 tuổi trở lên < Từ 0-14 tuổi.
D. Từ 0-14 tuổi < Từ 60 tuổi trở lên < Từ 15-59 tuổi.
Câu 18 : Cơ cấu lao động nước ta chủ yếu là :
A. Đã qua đào tạo.
B. Có chứng chỉ nghề sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp.
C. Có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học.
D. Chưa qua đào tạo.
Câu 19 : 3 vùng có số lượng đô thị lớn nhất nước ta là :
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng.
B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng.

Trang 4/9 - Mã đề: 005
Kì thi THPT Quốc Gia năm 2017 – Bài thi: KHXH, môn: Địa Lí GDTHPT


C. Đồng bằng Sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ.

Câu 20 : Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta được khai thác tốt hơn nhừo vào hoạt
động :
A. Áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
B. Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
C. Xây dựng mô hình kinh tế trang trại.
D. Vận tải và bảo quản nông sản.
Câu 21 : Vùng nào ở nước ta có tỉ lệ hộ nông thôn thu nhập chủ yếu từ nông, lâm, thủy sản
(khoảng trên 85%) :
A. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
Câu 22: Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta là:
A. Đồng bằng Sông Cửu Long.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng Sông Hồng.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 23: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, vùng nào ở nước ta có tỉ lệ diện tích
gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng chiếm trên 50%:
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 24: Cho biểu đồ sau: (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây:
A. Quy mô GDP của nước ta giai đoạn 1994-2004.

Trang 5/9 - Mã đề: 005
Kì thi THPT Quốc Gia năm 2017 – Bài thi: KHXH, môn: Địa Lí GDTHPT



B. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta giai đoạnn 1994-2004.
C. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta giai đoạn 1994-2004.
D. Quy mô và cơ cấu GDP của nước ta giai đoạn 1994-2014.
Câu 25: Lúa cao sản, cây thực phẩm, đay, cói, lợn, bò sữa, thủy sản nước mặn, nước lợ, gia cầm,…
là hướng chuyên môn hóa sản xuất của vùng:
A. Đồng bằng Sông Hồng.
B. Đồng bằng Sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 26: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở:
A. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghệp của các ngành trong 29 ngành công nghiệp thuộc 3 nhóm ở
nước ta.
B. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành trong tổng số các ngành công
nghiệp.
C. Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng nhóm ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
D. Quy mô giá trị sản xuất của từng ngành trong hệ thống các ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu 27: Tiềm năng về thủy điện ở nước ta tập trung chủ yếu ở hệ thống sông:
A. Sông Hồng, Sông Đà.
B. Sông Đồng Nai, Sông Hồng.
C. Sông Hồng, Sông Cả.
D. Sông Xê Xan, Sông Đa Nhim.
Câu 28: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, từ Bắc vào Nam có những trung tâm
công nghiệp nào với giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng.
A. Vinh, Huế, Quy Nhơn, Phan Thiết, Sóc Trăng.
B. Thái Nguyên, Thanh Hóa, Huế, Quy Nhơn, Long Xuyên.
C. Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Quảng Ngãi, Phan Thiết.
D. Hạ Long, Quảng Ngãi, Phan Thiết, Sóc Trăng, Kiên Lương.
Câu 29: Tuyến đường ống vận chuyển sản phẩm xăng dầu B12 từ:

A. Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh.
B. Phú Bài đến Phù Cát.
Trang 6/9 - Mã đề: 005
Kì thi THPT Quốc Gia năm 2017 – Bài thi: KHXH, môn: Địa Lí GDTHPT


C. Dung Quất đến Cam Ranh.
D. Bãi Cháy đến Hạ Long.
Câu 30: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Bao gồm 14 tỉnh, có diện tích lớn nhất nước ta, dân số khoảng 12 triệu người.
B. Có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến và khai thác khoáng sản,
C. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
D. Chăn nuôi gia súc, nhất là đàn trâu chiếm 1/3 đàn trâu cả nước.
Câu 31: Loại đất chiếm phần lớn diện tích ở Đồng bằng Sông Hồng là:
A. Đất chuyên dùng.
B. Đất nông nghiệp.
C. Đất ở.
D. Đất lâm nghiệp.
Câu 32: Tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ là:
A. Thanh Hóa.
B. Nghệ An.
C. Hà Tĩnh.
D. Huế.
Câu 33: Thuận lợi để nghề muối phát triển mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Độ mặn nước biển cao.
B. Số giờ nắng cao.
C. Trình độ sản xuất cao.
D. Ít bị lũ lụt.
Câu 34: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết khoáng sản chủ yếu của
Tây Nguyên là:

A. Than nâu.
B. Đất hiếm.
C. Đá axit.
D. Crom.
Câu 35: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về Đông Nam Bộ:
Trang 7/9 - Mã đề: 005
Kì thi THPT Quốc Gia năm 2017 – Bài thi: KHXH, môn: Địa Lí GDTHPT


A. Là vùng chuyên canh cây công nghiệp, đặc biệt là cao su lớn nhất nước ta.
B. Đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
C. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.
D. Là vùng có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, nhất là giao thông vận tải và mạng điện thoại.
Câu 36: Trong cơ cấu các nhóm đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng từ cao đến thấp
là:
A. Đất phèn > Đất phù sa ngọt > Đất mặn > Đất khác.
B. Đất phù sa ngọt > Đất phèn > Đất mặn > Đất khác.
C. Đất phù sa ngọt > Đất mặn > Đất phèn > Đất khác.
D. Đất phèn > Đất mặn > Đất phù sa ngọt > Đất khác.
Câu 37: Cho bảng số liệu sau:
MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN
2000-2014
Sản phẩm
2000
2005
2010
2014
Than sạch
11 609,0
34 093,0

44 835,0
41 086,0
Dầu thô
16 291,0
18 519,0
15 014,0
17 392,0
Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của sản phẩm than sạch giai đoạn 2000-2010 là:
A. 286,20%.
B. 3,862%.
C. 28,62%.
D. 0,258%.
Câu 38: Năm 2006, dân số nước ta là 84 156 nghìn người. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm là
1,3%. Giả sử tốc độ gia tăng dân số không đổi thì dân số nước ta đạt 200 triệu người vào năm nào?
A. Năm 2036.
B. Năm 2073.
C. Năm 2121.
D. Năm 2150.
Câu 39: Cho bảng số liệu sau:

Trang 8/9 - Mã đề: 005
Kì thi THPT Quốc Gia năm 2017 – Bài thi: KHXH, môn: Địa Lí GDTHPT


TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH TRỒNG LÚA Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1980-2005
Tiêu chí
1980
1990
2000
2002

2005
Diện tích (nghìn ha)
5600
6043
7654
7504
7329
Sản lượng (triệu ha)
11,6
19,2
32,6
34,4
35,8
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta
giai đoạn 1980-2005 là:
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ miền.
C, Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ kết hợp.
Câu 40: Từ bảng số liệu ở câu 39, năng suất lúa nước ta năm 2005 là:
A. 9,18 tạ/ha.
B. 36,28 tạ/ha.
C. 72,93 tạ/ha.
D. 48,84 tạ/ha.
----------Hết-----------

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm
2009 đến năm 2016.

-


Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ………………………………

Số báo danh:…………………………….………

Chữ kí giám thị 1: ……………………………….

Chữ kĩ giám thị 2: ……………………………….

Trang 9/9 - Mã đề: 005
Kì thi THPT Quốc Gia năm 2017 – Bài thi: KHXH, môn: Địa Lí GDTHPT



×