ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN TRIẾT HỌC
LÊ THỊ CHIÊN
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN CHỦ YẾU
Chuyên ngành: Triết học
Mã số
: 60.22.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH. Lương Đình Hải
HÀ NỘI - 2009.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
3
NỘI DUNG
11
Chương1: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC Ở LIÊN XÔ
11
1.1. Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội
11
1.1.1 Giai đoạn 1917 - 1941
12
1.1.2 Giai đoạn 1945 - 1970
16
1.2. Thời kỳ khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 20
1.2.1. Những biểu hiện của sự khủng hoảng
20
1.2.2. Công cuộc cải tổ của Goócbachốp
23
1.2.3. Sự tan vỡ của Liên bang Xôviết
25
1.3. Một số đặc điểm của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô
30
1.3.1. Về chính trị
30
1.3.2. Về kinh tế
32
1.3.3. Về văn hoá, xã hội và tư tưởng
33
1.3.4. Về đối ngoại
34
Chương 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ SỰ SỤP ĐỔ
CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ
2.1. Nguyên nhân của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
36
36
2.1.1. Hệ nguyên nhân chính trị
36
2.1.2. Hệ nguyên nhân kinh tế
49
2.1.3. Hệ nguyên nhân văn hoá - xã hội
56
2.1.4. Hệ nguyên nhân do sai lầm của Goócbachốp
60
2.1.5. Hệ nguyên nhân do sự chống phá của các thế lực thù địch
69
2.2. Thực chất của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và một số
bài học kinh nghiệm.
75
2.2.1. Thực chất của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
75
2.2.2 Những bài học kinh nghiệm chủ yếu từ sự sụp đổ của chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô
80
KẾT LUẬN
87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
91
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Có thể nói, một trong những đặc điểm nổi bật nhất của thế kỷ XX là sự
thành công của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Năm 1922, Liên
bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết được thành lập. Từ một nước tư bản
chủ nghĩa có trình độ phát triển trung bình, bị chiến tranh tàn phá nặng nề lại
phải đóng góp và làm nghĩa vụ rất lớn cho phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, Liên Xô đã vươn lên thành một trong những cường quốc hàng đầu
trên thế giới. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã kéo theo sự ra đời
của một số nước xã hội chủ nghĩa khác làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hệ
thống thế giới và ngày càng lớn mạnh.
Sau 74 năm tồn tại và phát triển, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã sụp đổ
kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cũng như sự ra đời của
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, sự sụp đổ của nó luôn được coi là sự kiện bất ngờ
lớn nhất thế kỷ XX. Liên Xô vốn là hiện thân của một chế độ xã hội mới - xã
hội xã hội chủ nghĩa, là cứu tinh của nhân loại trong đại chiến thế giới thứ hai,
là niềm tự hào của những người cộng sản và giai cấp công nhân quốc tế. Song
những diễn biến của sự khủng hoảng và sụp đổ quá nhanh nên đã trở thành
“cú sốc” lớn của cả thế giới. Một Liên bang Xôviết lớn mạnh nhanh chóng
vốn là mơ ước của nhiều nước trên thế giới giờ chỉ còn là ký ức được nhắc
đến trong sự tiếc nuối của nhiều người.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một tổn thất rất lớn của các
nước trên thế giới đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự tan vỡ của
Liên bang Xôviết đã làm cho các nước tư bản có cơ hội khuyếch trương và
bành trướng ảnh hưởng của mình. Nhiều người đã tin rằng “chiến lược toàn
cầu” của Mỹ với mục đích ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa cộng
sản đã thành công. Đây cũng là dịp để chủ nghĩa cơ hội lên tiếng. Rất nhiều
nhà tư tưởng đã cho rằng chủ nghĩa xã hội đã “lỗi thời” nên lý luận của chủ
nghĩa Mác về hình thái kinh tế - xã hội nói riêng và về chủ nghĩa xã hội nói
chung đã không còn phù hợp nữa.
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô cũng đã tạo nên một cuộc khủng hoảng lớn trong tư tưởng của
những người luôn ủng hộ chủ nghĩa xã hội, trong đó có một số học giả ở Việt
Nam. Những người luôn phản đối chủ nghĩa xã hội được dịp lên tiếng phê
phán, bài xích những khuyết điểm mà Liên Xô đã mắc phải. Họ cho rằng sự
sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũng chính là sự cáo chung của cả hệ
thống xã hội chủ nghĩa nói chung. Vì vậy, thế giới cần tiếp tục con đường phát
triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Những người vốn trung thành với chủ
nghĩa xã hội lại càng hoang mang, mất niềm tin, dao động lập trường tư
tưởng.
Hơn nữa, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, khi Việt Nam đang tăng
cường hợp tác với các nước trên thế giới, nhất là các nước tư bản và từng
bước gia nhập các tổ chức quốc tế, nhiều người cũng nghi ngờ về mục tiêu
xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã đặt ra và nhân dân ta đang tích cực
xây dựng. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay cũng
đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ
quá độ. Muốn vậy, chúng ta phải tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự sụp
đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, thực chất của sự sụp đổ ấy để rút ra những
bài học kinh nghiệm và tìm ra những cách thức, bước đi, những phương pháp
hợp lý trong việc xây dựng chủ nghĩa ở nước ta đồng thời có thể tránh lặp lại
những thiếu sót mà Liên Xô đã từng mắc phải.
Gần hai thập kỷ qua, sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi được nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước quan tâm. Tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu, họ đã tìm hiểu sự sụp
đổ này ở những góc độ khác nhau, với những mục đích khác nhau. Từ góc độ
triết học, chúng tôi cũng quan tâm đến nguyên nhân của sự sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô nhằm tìm ra bản chất của sự sụp ấy để đưa ra được
một số bài học kinh nghiệm lịch sử. Ý nghĩa của việc tìm hiểu những nguyên
nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và những bài học kinh nghiệm
cần được nhìn nhận không chỉ theo “chiều thuận” mà cả theo “chiều nghịch”.
“Bài học thất bại” của Liên Xô cần phải trở thành bài học không chỉ cho việc
lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản mà cả cho việc quản lý kinh tế, xã hội
và đất nước nói chung. Nhận thức rõ vấn đề này là việc làm rất cần thiết, bổ
ích bởi nó sẽ mang lại cho chúng ta một cái nhìn tổng thể, toàn diện và thực
chất về một sự kiện chấn động lịch sử toàn nhân loại trong suốt thế kỷ qua.
Bởi thế, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội
của Liên Xô: Những quan điểm lý luận chủ yếu làm đề tài luận văn thạc sĩ.
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi muốn đi sâu phân tích
một số quan điểm lý luận chủ yếu của các nhà nghiên cứu về những nguyên
nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
2. Tình hình nghiên cứu.
Do hạn chế về mặt ngoại ngữ nên khi làm đề tài này chúng tôi chưa có
điều kiện tìm hiểu những tài liệu được viết bằng tiếng Nga. Tuy nhiên, chúng
tôi đã cố gắng tập hợp được một số công trình nghiên cứu, một số cuốn sách
được viết bằng tiếng Việt và sách dịch từ tiếng nước ngoài, một số bài báo
tiêu biểu trên các tạp chí, tập san bàn về vấn đề này:
+ Các công trình khoa học như: Chương trình khoa học xã hội cấp nhà
nước KX. 08: Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu: Nguyên nhân sụp
đổ và bài học kinh nghiệm do Phùng Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn
Chí Mỳ chủ biên (năm 2002); Vận mệnh lịch sử của chủ nghĩa xã hội (Đề
tài cấp bộ) do Nguyễn Trọng Chuẩn và IU.K. Pletnicốp đồng chủ nhiệm
(2005). Trong các tác phẩm này, thông qua việc tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội
nói chung, các tác giả cũng bàn về những nguyên nhân của sự sụp đổ chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu và đưa ra một số bài học kinh nghiệm lịch
sử.
+ Luận án PTS KH Lịch sử: Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tới tiến trình cách mạng thế giới hiện nay của
Ngô Hoan, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (năm 1995). Vì đây là
một luận án khoa học lịch sử nên tác giả đã tiếp cận nguyên nhân sụp đổ của
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô dưới góc độ lịch sử bằng việc chia ra nguyên nhân
bên trong, bên ngoài; nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp.
+ Các cuốn sách của các học giả vốn là những nhà lãnh đạo, những Đảng
viên Đảng cộng sản Liên Xô như: V.I. Bôndim: Sự sụp đổ của thần tượng:
Những nét chấm phá về chân dung M.X. Goócbachốp, V.A. Métvêđép: Ê
kíp Goócbachốp nhìn từ bên trong, V.Páplốp - A. Lukianốp -V.Griuscốp:
Goócbachốp - Sự kiện tháng Tám nhìn từ bên trong, Víchto Iliukhin: Tổng
thống bị kết tội. Vốn là những người trong cuộc, các tác giả đã đưa ra những
thông tin rất “nội bộ” về diễn biến của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô và những nguyên nhân “bên trong” của sự sụp đổ ấy.
+ Những cuốn sách viết về chủ nghĩa xã hội như “Chủ nghĩa xã hội từ lý
luận đến thực tiễn” của GS.TS, Lê Hữu Tầng (chủ biên) và “Những vấn đề
lý luận của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam” do PGS.TS Nguyễn Duy Quý và một số bài báo trong các tạp chí, tập
san như: Góp phần tìm hiểu nguyên nhân khủng hoảng của chủ nghĩa xã
hội - TS. Nguyễn Văn Thức (Tạp chí triết học số 3, 1990), Tìm hiểu nguyên
nhân sụp đổ của Liên bang Xôviết - GS.TS Phạm Ngọc Quang (Tạp chí triết
học, 1992), Chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời hay là sự lỗi thời về một cách nhìn
về chủ nghĩa xã hội - TS. Nhị Lê (Tạp chí khoa học xã hội số 18 (9/1998), Vì
sao Đảng cộng sản Liên Xô tan rã - Nguyễn Phú Trọng (Tạp chí Cộng sản,
số 4, 1992) … Tuỳ vào mức độ khác nhau, các tác giả cũng bàn đến sự sụp đổ
của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và được chúng tôi sử dụng làm tài liệu tham
khảo của luận văn.
Các tài liệu được chúng tôi sử dụng đều bằng tiếng Việt, hoặc do các tác
giả Việt Nam viết, hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài, hoặc do cả các nhà
nghiên cứu Việt Nam và Nga cùng hợp tác viết nhưng mỗi tài liệu đã tiếp cận
vấn đề này từ các góc độ khác nhau và theo những mục đích khác nhau. Khi
bàn về nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, chúng tôi nhận
thấy các tác giả đều khẳng định sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là
tất yếu và do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Do Đảng và nhà nước Liên Xô duy trì quá lâu đường lối quản lý hành
chính tập trung quan liêu bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả trên phương
diện đối nội và đối ngoại… nên không phát huy được tính năng động của nền
kinh tế - xã hội, mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.
- Nội bộ chính quyền Đảng cộng sản Liên Xô có nhiều bất đồng, không
thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng, mất đoàn kết nội
bộ, một số người lãnh đạo cao cấp dao động về lập trường tư tưởng, “phản
bội” lại đất nước và nhân dân Xôviết.
- Đường lối phát triển kinh tế - xã hội có nhiều điểm không hợp lý, quá
chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, về các bước
đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, không phát triển kinh tế
hàng hoá - tiền tệ, kinh tế thị trường, không nắm bắt được và không biết áp
dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản
xuất, để tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế kéo dài quá lâu.
- Do những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc được chỉ được giải
quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức
xúc và dần dần trở thành nguyên nhân thúc đẩy sự tan rã của Liên bang
Xôviết.
- Do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và phải thực hiện nghĩa vụ
quốc tế nặng nề nên nền kinh tế của Liên Xô phải chịu tải trọng nặng quá sức
mình trong cả một thời gian dài, khả năng phục hồi và phát triển không cao
khiến cho khi có những tác động bất lợi thì nhanh chóng bị suy sụp.
- Do Liên Xô luôn bị chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài
nước.
Do xuất phát điểm khác nhau nên những nguyên nhân trên được trình bày
theo mức độ đậm nhạt khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa có
cuốn sách hay công trình nghiên cứu nào tập hợp được cùng một lúc nhiều
loại ý kiến của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề này một cách có hệ
thống. Bên cạnh đó, cũng chưa ai dành sự quan tâm xác đáng cho những ý
kiến của những người vốn là một trong những mắt xích quan trọng trong êkíp chính quyền của Đảng và Nhà nước Liên Xô bấy giờ. Nhận thấy điểm
khuyết ấy, chúng tôi tiến hành tổng quan những quan điểm lý luận chủ yếu
bàn về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm bàn về sụp đổ
của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô như nguyên nhân, thực chất của sự sụp đổ,
những bài học kinh nghiệm lịch sử.... Chúng tôi cố gắng tổng quan những
quan điểm của nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau để có một cái
nhìn toàn diện, nhiều chiều về vấn đề này.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một đề tài rộng lớn. Trong
phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào vấn đề: nguyên nhân, thực
chất của sự sụp đổ và những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô. Các quan điểm mà chúng tôi lựa chọn để tổng quan
đều là những quan điểm lý luận chủ yếu của các nhà mácxít.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tổng quan các quan điểm lý luận
chủ yếu bàn về nguyên nhân của sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, đồng
thời nêu ra một số kiến giải về thực chất của sự sụp đổ và một số bài học kinh
nghiệm chủ yếu.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
Thứ nhất: Tóm lược quá trình xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô từ khi ra đời đến khi khủng hoảng và sụp đổ. Từ đó, người viết rút ra
những đặc điểm của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô trong 74 năm tồn
tại.
Thứ hai: Tổng quan những quan điểm lý luận chủ yếu bàn về nguyên
nhân của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đồng thời đưa ra quan
điểm về thực chất của sự sụp đổ ấy và một số bài học kinh nghiệm lịch sử.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin mà trực tiếp nhất là
quan điểm duy vật của Mác về lịch sử xã hội, các quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Luận văn cũng tham khảo
các công trình nghiên cứu cấp nhà nước, các đề tài luận án, luận văn, các bài
báo, tạp chí… khác về những vấn đề có liên quan.
Khi tiến hành làm luận văn, chúng tôi dựa trên phương pháp nghiên cứu
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như phương
pháp kết hợp giữa lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, khái quát
hoá, trừu tượng hoá…
6. Ý nghĩa của luận văn.
Luận văn góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu sự sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô. Chúng tôi cũng đã đưa ra những đánh giá về sự sụp đổ ấy để
khẳng định thêm rằng: Sự sụp đổ đó là tất yếu khách quan, song đó chỉ là sự
sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể chứ không phải là sự sụp đổ
của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội nói chung.
Điều này góp phần quan trọng vào việc phản bác lại những quan điểm xuyên
tạc về chủ nghĩa xã hội đồng thời củng cố niềm tin cho chúng ta về công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên
cao học các ngành triết học, sử học, chính trị học… và cho những ai quan tâm
đến vấn đề này.
7. Đóng góp mới về khoa học của luận văn.
Luận văn tiến hành tổng quan những quan điểm lý luận chủ yếu về sự sụp
đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, trong đó người viết tiến hành phân tích, so
sánh, tổng hợp những quan điểm đó một cách có hệ thống. Đôi khi, người viết
cũng mạnh dạn trình bày ý kiến của mình về những quan điểm được nêu ra.
Điều đó giúp cho người đọc có thể thấy được những quan điểm khác nhau và
hiểu rõ hơn nguyên nhân, thực chất của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô.
8. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 5 tiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. L.I.Abakin, (1997), Liên Xô trên con đường cải tổ và đổi mới, Nxb Tiến
bộ.
2. B. Anatoli, (1991), Tháng 8/1991, Trường Sinh dịch, Tạp chí “Báo sự
thật”.
3. I.V. Anđrôpốp, (1983), Học thuyết của Các Mác và một số vấn đề xây
dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Nxb Sự thật, Hà Nội.
4. Báo cáo tại Đại hội XXI Đảng cộng sản Liên Xô về các chỉ tiêu phát triển
kinh tế quốc dân Liên Xô 1959 - 1965, (1959), Nxb Sự thật.
5. Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô là những người gây chia rẽ lớn
nhất trong thời đại ngày nay, (1964), Nxb Bắc Kinh, ngoại văn.
6. Blekbern (1992), Triển vọng của chủ nghĩa xã hội sau sự phá sản của
“chủ nghĩa xã hội hiện thực”, Hữu Minh dịch, Tạp chí thông tin
Khoa học xã hội.
7. V.I. Bôdim, (1996), Sự sụp đổ của thần tượng: Những nét chấm phá
chân dung M.X.Goócbachốp, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Trọng Chuẩn - Phạm Văn Đức - Hồ Sỹ Quý (đồng chủ biên),
(1997), Những quan điểm cơ bản của C.Mác - Ph.Ăngghen V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Trọng Chuẩn và IU.K.Plétnicốp (đồng chủ nhiệm), (2005), Vận
mệnh lịch sử của chủ nghĩa xã hội (đề tài cấp bộ), Hà Nội.
10. Chương trình Khoa học xã hội cấp nhà nước - KX. 08, (2002), Chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô và Đông Âu: Nguyên nhân sụp đổ và bài học kinh
nghiệm, Phùng Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Chí Mỳ chủ
biên, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Trịnh Dân, (1993), Chủ nghĩa xã hội hiện thực là gì?, Tạp chí cộng sản,
số 10.
12. Phạm Duy Dũng, (2006), M. Gorbachev và cải tổ - Con đường chiến bại,
Báo An ninh thế giới cuối tháng, số 63.
13. Đại hội XXVII Đảng cộng sản Liên Xô - Sự kiện chính trị quốc tế trọng
đại, (1986), Viện Mác - Lênin.
14. B. Enxin, (1995), Những ghi chép của tổng thống, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
15. M.Goócbachốp ( chủ biên), (1986), Báo cáo chính trị của Uỷ ban TW
Đảng cộng sản Liên Xô tại Đại hội XXVII của Đảng, Nxb Sự thật
Nôvôxti.
16. M.Goócbachốp, (1987), Cải tổ - Sự nghiệp cách mạng cấp bách, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
17. M.Goócbachốp, (1988), Cải tổ và tư duy với nước ta và thế giới, NXb Sự
thật.
18. M. Gorbachov, (1992), Cuộc đảo chính tháng Tám - Sự thật và bài học.
Người dịch: Chu Trung Can - Lê Diên, Viện Thông tin Khoa học xã
hội - 26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
19. Sơn Hải, (1990), Về một sự từ bỏ chủ nghĩa Mác, Tạp chí triết học, số 3.
20. Ngô Hoan, (1995), Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô tới tiến trình cách mạng thế giới hiện nay, Luận án
Phó Tiến sĩ khoa học lịch sử, 5.03.05, Học viện chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.
21. Nguyễn Đỗ Hoàng, (1992), Bàn về diễn biến hoà bình, Nxb Công an
Nhân dân, Hà Nội.
22. Vũ Hiền, (1992), Thế giới sau Liên Xô sụp đổ, Tạp chí cộng sản, số 4.
23. Đỗ Hữu (dịch), (1990), Mô hình chủ nghĩa xã hội của Xtalin: Sự hình
thành, phá sản, phát triển (những năm 20 - 80), Tạp chí lịch sử
Đảng cộng sản Liên Xô, số 12.
24. M. Kaku, (1921), Không có sữa và mật ong cho tương lai của Liên Xô,
Tạp chí cộng sản, số 1.
25. Lý Kiện, Ngô Văn Tuyển, (2000), Ngọn lửa chiến tranh lạnh, Nxb
Thanh niên.
26. E. Lacovlep - VS. K. Packner, D. Packner, (1998), Sự phản bội của M.
Goócbachốp, Viện Khoa học công an nhân dân.
27. Nguyễn Anh Lân (chủ biên), (1993), Chiến lược diễn biến hoà bình của
đế quốc Mỹ và các thế lực phản động quốc tế chống chủ nghĩa xã
hội và chống Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Tổng cục II, Bộ Quốc
phòng.
28. Nhị Lê, (1998), Chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời hay là sự lỗi thời về một
cách nhìn về chủ nghĩa xã hội, Tạp chí Khoa học xã hội, số 18.
29. V.I. Lênin, (1962), Bàn về công nghiệp nặng và điện khí hoá cả nước,
Nxb Sự thật.
30 V.I. Lênin, (1979), Phái tự do và phái dân chủ, V.I. Lênin toàn tập, t.21,
Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
31. V.I. Lênin, (1976), Sáu luận đề về những nhiệm vụ trước mắt của chính
quyền Xô Viết, V.I. Lênin toàn tập, t.36, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
32. V.I. Lênin, (1979), Đại hội lần 1 toàn Nga ngành giáo dục ngoài nhà
trường, V.I. Lênin toàn tập, t.38, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
33. V.I. Lênin, (1978), Chính sách kinh tế mới và những nhiệm vụ, V.I.
Lênin toàn tập, t.44, Nxb Tiến bộ Matxcơva.
34. Lịch sử chủ nghĩa Mác (Sách tham khảo), (2003), t.3, Nxb chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
35. Liên Xô: Những câu hỏi và trả lời, (1987), Nxb Sự thật.
36. V.I. Liukhin, (2000), Tổng thống bị kết tội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
37. V.A. Métvêđép, (1996), Ê kíp Gócbachốp nhìn từ bên trong, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
38. P. Michel, (1992), Các nước Đông Âu - Thực trạng, Đinh Thơm dịch,
Tạp chí thông tin khoa học xã hội.
39. Đặng Minh (dịch), (1990), Phải chăng chủ nghĩa Mác đã chết, Tạp chí
những vấn đề triết học, số 10.
40. Phạm Doãn Nam, (1992), Thế giới năm 1991, Tạp chí cộng sản, số 1.
41. V.Paplốp - A.Lukianốp - V.Criuscốp, (1994), Goócbachốp bạo loạn - Sự
kiện tháng Tám nhìn từ bên trong, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42. Võ Thảo Phương (tổng thuật), (1992), Nguyên nhân Liên Xô sụp đổ, Tạp
chí Cộng sản, số 2.
43. Phạm Ngọc Quang, (1992), Tìm hiểu nguyên nhân sụp đổ của Liên bang
Xôviết, Tạp chí triết học số 4.
44. PGS.TS. Nguyễn Duy Quý (chủ biên), (2000), Những vấn đề lý luận của
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. J. Stalin, (1969), Bàn về công nghiệp hoá nước nhà và xu hướng hữu
khuynh trong Đảng Cộng sản Liên Xô, Nxb Sự thật Hà Nội.
46. Lê Hữu Tầng (chủ biên), (2003), Chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến thực
tiễn - Những bài học kinh nghiệm chủ yếu, Nxb Chính trị Quốc gia
Hà Nội.
47. Lê Hữu Tầng, (1990), Vấn đề mô hình chủ nghĩa xã hội, Tạp chí triết
học số 4.
48. Lê Hữu Tầng, (2001), Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi
lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam , Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
49. Lê Hữu Tầng (chủ biên) , (2001), Chủ nghĩa xã hội: Kinh nghiệm của
Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia Hà
Nội, 2001.
50. Nguyễn Văn Thức, (1990), Góp phần tìm hiểu nguyên nhân khủng
hoảng của chủ nghĩa xã hội, Tạp chí Triết học số 3.
51 . Nguyễn Phú Trọng, (1992), Vì sao Đảng cộng sản Liên Xô tan rã, Tạp
chí cộng sản, số 4.
52. Sóng Tùng, (1992), Vì sao chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và
Liên Xô sụp đổ, Tạp chí Cộng sản, số 2.
53. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam
(1991), Tạp chí Cộng sản, số 7.
54. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam,
(1991), Tạp chí Cộng sản, số 7.
55. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam,
(2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
56. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, (2006), Diễn biến hoà bình và
đấu tranh chống diễn biến hoà bình, Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
57. A.I. Vlosov, (2002), Bí mật của một đế chế sụp đổ, Nxb Công an nhân
dân.
58. www. CAND.com: 14 năm sau chính biến tháng 8/1991 ở Liên Xô cũ:
Người Nga đã thay đổi cách nghĩ (ngày 14/9/2005)
59. www. CAND.com: 14 năm sau chính biến tháng 8/1991 (ngày
14/9/2006)
60. www. thienthanlacviet.org: Vì sao Liên Xô sụp đổ (ngày 20/8/2001)
61. www. vantuyen.net: Đế quốc Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ (ngày
28/8/2008)
62. www. vietbao.vn: Mikhail Govbachev hồi tưởng về sự kiện tháng 8/1991
(ngày 19/8/2001)
63. www. QĐNDcuoituan: Đánh giá của Tổng thống V. Putin về lịch sử và
sự giải thể của Liên Xô (ngày 6/3/2008)
64. www. vi. Wikipedia.org: Cuộc đảo chính Xôviết năm 1991.
65. J. Xniecki, (1987), Điều tra kinh tế Đông và Tây, Luân Đôn.
66. N.A. Zencôvich, (2000), Những ngày cuối cùng của Uỷ ban Trung ương
Đảng Cộng sản Liên Xô, người dịch Lê Văn Thắng, Nxb Công an
nhân dân.