Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thi thử BeeClass môn hóa lần 03 (Đề và đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.48 KB, 5 trang )

/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Group Hóa Học BeeClass

ĐỀ THI THỬ LẦN 3
NĂM HỌC: 2016 – 2017
Môn: Hoá Học
Thời gian làm bài: 50 phút;
Ngày thi: Chủ nhật 30/10/2016
(Đề thi có 40 câu - 4 trang)

Bắt đầu tính giờ lúc 22h00’, hết giờ làm lúc 22h50’ và bắt đầu điền đáp án
Thời gian nộp bài muộn nhất lúc 23h00’

Mã đề 203

Câu 1: Theo phương pháp thủy luyện ta có thể thu được Pb từ Pb(NO3)2 bằng kim loại nào sau đây?
A. Na
B. Ca
C. Cu
D. Fe
Câu 2: Thí nghiệm nào dưới đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng.
B. Cho Ag vào hỗn hợp dung dịch H2SO4 và NaNO3.
C. Cho Mg vào dung dịch CuSO4.
D. Nung nóng hỗn hợp Al và Fe3O4.
Câu 3: Trong thực tế, người ta thường sử dụng cách nào dưới đây để bảo vệ vỏ của các tàu biển bằng thép?
A. Mạ đồng cho vỏ tàu. B. Tráng một lớp thiếc. C. Gắn kẽm vào vỏ.
D. Khoác ngoài một lớp sơn.
Câu 4: Bên trong các ấm nước nóng được phủ một lớp kim loại sáng bóng là ứng dụng của phản ứng


A. Điện phân.
B. Tráng bạc.
C. Thủy luyện.
D. Nhiệt luyện.
Câu 5: Trong công nghiệp, Fe được điều chế bằng phản ứng nào sau đây?
A. Điện phân nóng chảy FeCl2.
B. Cho H2 đi qua các oxit sắt đang nung nóng.
C. Dùng Mg đẩy sắt ra khỏi dung dịch FeCl2.
D. Nung hỗn hợp oxit sắt với Al.
Câu 6: Hòa tan 10,8 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HNO3 loãng lấy dư, thu được 3,36 lít khí NO (đkc)
và 53,1 gam hỗn hợp muối (không chứa Fe2+). Thành phần phần trăm Mg trong hỗn hợp ban đầu là
A. 22,22%
B. 77,78%
C. 44,44%
D. 55,56%
Câu 7: Phương trình hóa học nào dưới đây không đúng?
t
 2FeCl3.
A. 2Fe + 3Cl2 
C. Mg + CO2  MgO + CO.
o

B. Cr + 2HCl  CrCl2 + H2.
D. 3Zn + 2Al(NO3)3  3Zn(NO3)2 + 2Al.

Câu 8: Cho Fe2O3 vào bình chứa dung dịch HCl thu được dung dịch muối có màu:
A. Nâu đỏ
B. Xanh lơ
C. Vàng nâu
D. Xanh lam

Câu 9: Cho a mol Cu tác dụng với lượng dư hỗn hợp dung dịch H2SO4 và NaNO3 loãng thu được dung dịch X.
X chắc chắn không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Ba(OH)2
B. Na
C. AgNO3
D. Fe
Câu 10: Cho các kim loại sau: Ca, Al, Cr, Ba, Zn. Có bao nhiêu kim loại không tác dụng được với dung dịch
NaOH loãng ở điều kiện thường?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 16,8 gam Fe bằng dung dịch HNO3 đặc dư tạo dung dịch X và sản phẩm khử duy
nhất là NO2. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 1,8.
B. 0,3.
C. 0,8.
D. 1,2.
Câu 12: Hệ số trùng ngưng (số mắt xích) trung bình của tơ nilon-6,6 có phân tử khối (M = 25000) là
A. 110.
B. 130.
C. 120.
D. 100.

Trang 1/4 – Mã đề 203


/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass


Câu 13: Lên men m gam tinh bột thành rượu etylic (Hquá trình = 75%). Lượng CO2 sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào
dung dịch Ca(OH)2 thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X tiếp tục thu
được kết tủa. Để lượng kết tủa này là lớn nhất cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
A. 64,8 gam.
B. 72,0 gam.
C. 75,6 gam.
D. 56,7 gam.
Câu 14: Hoá chất nào sau đây được gọi là thuốc súng không khói:
A. Tất cả đều sai.
B. Trinitroxenlulozơ.
C. Hỗ hợp KNO3, S, C.

D. Trinitrotoluen (TNT).

Câu 15: Chất nào sau đây có nhiều trong mật ong?
A. Glucozơ.
B. Saccarozơ.

D. Tinh bột.

C. Fructozơ.

Câu 16: Cho thí nghiệm như hình vẽ sau:
S

2

1
Zn + H2SO4 loãng


dd Pb(NO3)2

Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 2 là:
A. H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3.
C. H2 + S → H2S.

B. H2SO4 + Pb(NO3)2 → PbSO4↓ + 2HNO3.
D. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

Câu 17: Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2.
B. CnH2n+2O2.
C. CnH2n-2O2.

D. CnH2nO.

Câu 18: Dãy gồm các dung dịch đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là
A. glucozơ, fructozơ và tinh bột.
B. glucozơ, fructozơ và xenlulozơ.
C. glucozơ, fructozơ và saccarozơ.
D. glucozơ, fomalin và tinh bột.
Câu 19: Cho phương trình hóa học Fe3C + HNO3  Fe(NO3)3 + CO2 + NO + NO2 + H2O.
Biết hỗn hợp khí CO2, NO, NO2 có tỉ khối so với hiđro là 515:24, tỉ lệ hệ số của Fe(NO3)3 : NO2 gần nhất với
A. 0,2.
B. 0,5.
C. 0,7.
D. 0,9.
Câu 20: Cho m gam hỗn hợp CaC2 và CaCO3 phản ứng với dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc, thu được hỗn
hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X được số mol CO2 gấp 3 lần số mol nước. Thành phần % khối lượng của CaC2
trong hỗn hợp ban đầu là?

A. 60,98%.
B. 56,14%.
C. 39,02%.
D. 43,86%.
Câu 21: Cho 16,4 gam hỗn hợp glyxin và alanin phản ứng với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc
thu được 23,7 gam muối. Phần trăm theo khối lượng của glyxin trong hỗn hợp ban đầu là
A. 45,73.
B. 54,27.
C. 34,25.
D. 47,53.
Câu 22: Cho các chất: phenol, etanol, axit fomic, etyl axetat, saccarozơ, phenyl amoniclorua. Số chất tác dụng
được với dung dịch NaOH là?
A. 4.
B. 6.
C. 3.
D. 5.
Câu 23: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
A. CH3CH2NHCH3.
B. (CH3)3N.

C. CH3CH2OH.

D. (CH3)3CNH2.

Câu 24: Có tối đa bao nhiêu trieste thu được khi đun nóng hỗn hợp gồm glixerol, axit stearic, axit panmitic có
xúc tác H2SO4 đặc?
A. 6.
B. 4.
C. 5.
D. 3.

Câu 25: Chất hòa tan được Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường thu được phức chất màu tím là
A. Glixerol.
B. Gly-Ala.
C. Lòng trắng trứng.
D. Glucozơ.
Trang 2/4 – Mã đề 203


/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 26: Hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong đó oxi chiếm x% khối lượng hỗn hợp. Hoà tan hỗn hợp X trong
595 gam dung dịch H2SO4 y% dư (dùng dư 20,16% so với lượng cần dùng) thu được dung dịch Y và a mol H 2.
Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y ta có đồ thị sự phụ thuộc số mol kết tủa vào số mol NaOH như sau
số mol Al(OH)3

0,7a
0,4
Tổng giá trị x+y gần nhất với
A. 54.
B. 55.

10,3a

số mol NaOH
C. 56.

D. 57.

Câu 27: Cho bột Mg, Al vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3 đến khi các phản ứng kết thúc, thu

được dung dịch X, và hỗn hợp chất rắn không tan chứa 3 kim loại. Các muối trong dung dịch X là
A. Mg(NO3)2, Al(NO3)3.
B. Mg(NO3)2, Al(NO3)3, Fe(NO3)3.
C. Mg(NO3)2, Al(NO3)3, Fe(NO3)2.
D. Al(NO3)3, Cu(NO3)2.
Câu 28: Cho một lượng tinh thể Cu(NO3)2.7H2O vào dung dịch chứa 0,16 mol NaCl thu được dung dịch X.
Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, trong thời gian t giây ở anot thoát ra 3,584
lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là
8,96 lít (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy
nhất) và còn lại 0,6m gam rắn. Giá trị của m là
A. 11,20.
B. 14,00.
C. 14,40.
D. 15,68.
Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(NO3)2 trong dung dịch H2SO4. Sau phản
ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối sunfat và 4,48 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Số mol
H2SO4 đã phản ứng là
A. 0,3 mol.
B. 0,6 mol.
C. 0,5 mol.
D. 0,4 mol.
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
(1) Lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
(2) Ta có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp lỏng benzen và anilin bằng dung dịch HCl.
(3) Amin bậc I tác dụng với HNO2 luôn cho ancol và giải phóng khí N2.
(4) Dựa vào phương pháp tổng hợp người ta chia polime thành 3 loại là nhân tạo, tổng hợp và tự nhiên.
(5) Nguyên nhân làm cho etanol có nhiệt độ sôi cao hơn đimetylete là liên kết hidro.
(6) Khi cho anilin vào brom ta thấy có vẩn đục.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.

B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 31: Chất hữu cơ X có CTPT là C4H9O2N. Cho 5,15 gam X tác dụng dung dịch NaOH (lấy dư 25% so với
lượng phản ứng) đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 6,05 gam chất rắn khan. Công
thức của X là
A. H2N-C2H4COO-CH3. B. C2H3COONH3-CH3. C. H2N-CH2COO-C2H5. D. H2N-C3H6COOH.
Câu 32: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Zn, FeCO3 và C tác dụng với dung dịch chứa 3,3 mol HNO3 và
1,75 mol KNO3, thu được dung dịch Y (không chứa Fe2+) chỉ chứa (m + 303,35) gam muối và hỗn hợp khí Z
gồm 0,5 mol NO2, 0,4 mol NO và 0,5 mol CO2. Mặt khác, cho dung dịch Y tác dụng với dd Na2S dư, thu được
kết tủa 86,6 gam và 3,36 lít khí (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng số mol các chất trong X là
A. 1,3.
B. 1,1.
C. 1,5.
D. 1,2.
Trang 3/4 – Mã đề 203


/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 33: Đốt cháy 20,56 gam hỗn hợp gồm Ca và Ba trong oxi một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X.
Hòa tan hết X trong dung dịch HCl loãng dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa (1,5m+9,56)
gam muối. Mặt khác, cũng hòa tan hết m gam X trong 400 ml dung dịch chứa HCl 1,5a (mol/lit) và HNO3 0,8a
(mol/lit) thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí, trong đó có
một khí làm quỳ tím hóa xanh. Giá trị của a là?
A. 0,45.
B. 0,5.
C. 0,75.
D. 0,9.

Câu 34: Cho chất hữu cơ A mạch thẳng có CTPT là C8H10O6. Cho dãy chuyển hóa:
o

o

t
t
 X + Y + Z ; Y + 2CuO 
 Z + 2Cu + 2H2O
A + 2NaOH 
Biết X, Y, Z đều là các hợp chất hữu cơ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận định đúng là
A. Công thức cấu tạo của A chứa 2 nhóm -CH2-.
B. X là muối cacboxylat của axit hữu cơ tạp chức.
C. Y chứa 6 nguyên tử H.
D. Z không có khả năng cộng hợp làm mất màu dung dịch nước Br2.

Câu 35: Hóa chất nào sau đây có thể phân biệt 2 este đồng phân có cùng công thức phân tử là C3H6O2?
A. quỳ tím
B. dung dịch NaOH
C. dung dịch NaHCO3 D. dung dịch AgNO3/NH3, to
Câu 36: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất
X
Y
Z
T
Quì tím
Không đổi màu
Hóa đỏ
Không đổi màu

Không đổi màu
Nước Br2 Không hiện tượng Không hiện tượng
Mất màu
Có kết tủa
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Glyxin, axit glutamic, glucozơ, anilin.
B. Alanin, axit glutamic, fructozơ, anilin.
C. Fructozơ, axit axetic, metyl acrylat, lysin.
D. Anilin, axit axetic, glucozơ, lysin.
Câu 37: Thuỷ phân hoàn toàn 8,8 gam este đơn chức, mạch hở X với 100 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) thu
được 4,6 gam một ancol Y. Tên gọi của X là:
A. Etyl axetat.
B. Etyl fomiat.
C. Etyl propionat.
D. Propyl axetat.
Câu 38: Hỗn hợp A gồm 2 hợp chất hữu cơ mạch hở chỉ chứa C, H, O có cùng CTPT C4H8O2. Cho m gam A
qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam kết của và dung dịch B có chứa 2 muối amoni của axit hữu
cơ (không còn hợp chất hữu cơ nào khác). Cho 2 hợp chất hữu cơ này tác dụng với NaOH dư thu được 0,2 mol
khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ mol 2 chất trong A là
A. 1:1.
B. 1:2.
C. 1:3.
D. 1:4.
Câu 39: Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ và số mol của Y lớn hơn số mol của X) tạo
thành từ cùng một axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH) và ba ancol no (số nguyên tử C trong phân tử
mỗi ancol nhỏ hơn 4). Thủy phân hoàn toàn 34,8 gam M bằng 490 ml dung dịch NaOH 1M (dư 40% so với
lượng phản ứng). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 38,5 gam chất rắn khan. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn
toàn 34,8 gam M trên thì thu được CO2 và 23,4 gam H2O. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Y trong
M gần nhất với giá trị nào?
A. 25%.

B. 32%.
C. 43%.
D. 50%.
Câu 40: Cho 0,3 mol X là một pentapepit mạch hở phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 174,9 gam
muối của Gly, Ala và Val. Thủy phân không hoàn toàn 128,32 gam X thu được hỗn hợp Y chỉ gồm các đipeptit,
tripeptit trong đó có a mol Val-Gly và b mol Gly-Ala. Biết trong Y có 0,57 mol các peptit có chứa Val, tỉ lệ a:b
gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,3.
B. 1,7.
C. 2,4.
D. 3,6.

Nhóm ra đề:
Thầy Xô Huyền, Thầy Hoàng Chung
Lâm Mạnh Cường, Lương Anh Nhật
Xyanua Kali, Vũ Văn Vinh, LRD
Trang 4/4 – Mã đề 203


/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Group Hóa Học BeeClass

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ LẦN 3
Chủ nhật, ngày 30/10/2016
01. D
11. A
21. A
31. A


02. A
12. A
22. A
32. D

03. C
13. C
23. D
33. C

Các câu KHÓ (01% - 49% đúng)

04. B
14. B
24. A
34. D

05. D
15. C
25. C
35. D

06. A
16. A
26. D
36. A

07. D
17. A

27. A
37. A

Các câu KHÁ (50% - 80% đúng)

08. C
18. C
28. C
38. C

09. C
19. B
29. B
39. C

10. A
20. C
30. C
40. D

Các câu DỄ (81% - 100% đúng)

Số lượng tham gia thi: 174
Kết quả thi: Trung bình 6,463/10
Top 10 xếp hạng
Hạng
Nhất
Nhì
Ba
4

5
6
7
8
9
10

Điểm
8.75
8.75
8.50
8.50
8.25
8.25
8.25
8.25
8.00
8.00

Họ và tên (năm sinh)
Bùi Thị Duyên (1999)
Nguyễn Việt Tùng (1999)
Thanh Võ Diệu Chơn (1999)
Lê Thiện Phúc (1999)
Lê Hùng Vương (1998)
Ngô Trung Dũng (1999)
Nguyễn Minh Quang (1999)
Nguyễn Quang Anh (1998)
Vương Sỹ Huy (1999)
Lê Văn Cường (1999)


Trường
THPT Đặng Thúc Hứa
THPT số 2 Mộ Đức
THPT Châu Văn Liêm
THPT chuyên Tiền Giang
THPT Lưu Nhân Chú
THPT chuyên Bắc Giang
THPT chuyên Lương Văn Tụy
THPT Hồng Lam
THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai
THPT Thanh Miện

Phổ điểm group

Trang 5/4 – Mã đề 203

Tỉnh / Thành phố
Nghệ An
Quãng Ngãi
Cần Thơ
Tiền Giang
Thái Nguyên
Bắc Giang
Ninh Bình
Hà Tĩnh
Hà Nội
Hải Dương




×