Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thi thử BeeClass lần 04 (Đề và đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.86 KB, 5 trang )

www.facebook.com/beeclassbook

www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Group Hóa Học BeeClass

ĐỀ THI THỬ LẦN 4
NĂM HỌC: 2016 – 2017
Môn: Hoá Học
Thời gian làm bài: 50 phút;
Ngày thi: Chủ nhật 27/11/2016
(Đề thi có 40 câu - 4 trang)

Bắt đầu tính giờ lúc 22:00, hết giờ làm lúc 22:50 và bắt đầu điền đáp án
Thời gian nộp bài muộn nhất lúc 23:00

Mã đề 204

Câu 1: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
A. Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức.
B. Metylamin là chất lỏng ở điều kiện thường, làm quỳ tím hóa xanh.
C. Etyl fomat cho được phản ứng tráng gương.
D. Amino axit là chất rắn ở điều kiện thường và dễ tan trong nước.
Câu 2: Chất nào sau đây không cho phản ứng biure?
A. Gly–Ala
B. Gly–Gly–Ala
C. Ala–Glu–Ala

D. Ala–Ala–Gly

Câu 3: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là


A. hematit nâu.
B. xiđerit.
C. hematit đỏ.

D. manhetit.

Câu 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Ba(OH)2 có cùng số mol vào nước thu được 500 ml dung
dịch Y và V lít H2 (đktc). Hấp thụ 3,6V lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch Y thu được 37,824 gam
kết tủa. Giá trị của m là
A. 32,27
B. 46,10
C. 36,88
D. 41,49
Câu 5: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân NaCl nóng chảy.
B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
C. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
D. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
Câu 6: Khi lưu hóa cao su tự nhiên người ta thu được một loại cao su lưu hóa chứa 2,3% lưu huỳnh theo
khối lượng. Trung bình cứ k mắt xích lại có 1 cầu nối -S-S-. Giả thiết rằng nguyên tử S đã thay thế cho
nguyên tử H trong nhóm metylen của cao su. Giá trị của k là
A. 40.
B. 30.
C. 20.
D. 50.
Câu 7: Dùng phản ứng nào sau đây để điều chế Fe(NO3)2?
A. Fe + HNO3 (dư)
B. Fe(OH)2 + HNO3 C. FeCl2 + HNO3

D. Ba(NO3)2 + FeSO4


Câu 8: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch B và rắn C. Các muối có trong B là
A. CuSO4, Fe2(SO4)3 B. Fe2(SO4)3
C. FeSO4
D. FeSO4, CuSO4
Câu 9: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl3 là
A. Fe, Mg, Cu, Ag, Al.
B. Cu, Ag, Au, Mg, Fe.
C. Fe, Zn, Cu, Al, Mg.
D. Au, Cu, Al, Mg, Zn.
Câu 10: Lấy 2,32 gam Fe3O4 cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HI thu được dung dịch X. Cô cạn X
được chất rắn Y chỉ chứa 1 chất. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được m gam kết tủa. Tính m?
A. 18,80 gam
B. 17,34 gam
C. 14,10 gam
D. 19,88 gam
Câu 11: Nung nóng hỗn hợp X gồm 4,05 gam Al và 8 gam Fe2O3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được rắn Y, cho Y tác dụng với lượng vừa đủ V ml dd HCl 1M. Giá trị của V là
A. 450 ml
B. 500 ml
C. 600 ml
D. 650 ml
Câu 12: Một dung dịch có chứa HCO3-; 0,2 mol Ca2+; 0,8 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,8 mol Cl-. Cô cạn
dung dịch đó rồi nung đến khối lượng không đổi thì lượng chất rắn thu được là
A. 62,0 gam
B. 118,8 gam
C. 75,2 gam
D. 72,5 gam
Trang 1/4 – Mã đề 204



www.facebook.com/beeclassbook

www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 13: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau phản
ứng hoàn toàn làm bay hơi cẩn thận dung dịch, thu được (m + 9,125) gam muối khan. Nếu cho m gam X
tác dụng với dung dịch NaOH (dư), kết thúc phản ứng tạo ra (m + 7,7) gam muối. Giá trị của m là
A. 29,35.
B. 39,60.
C. 33,75.
D. 32,25.
Câu 14: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 2,73 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 3,375 gam
B. 2,16 gam
C. 33,75 gam
D. 21,6 gam
Câu 15: Số este mạch hở có công thức phân tử là C4H6O2 sau khi thủy phân trong môi trường kiềm thu
được sản phẩm có khả năng tráng bạc là
A. 7
B. 5
C. 4
D. 6
Câu 16: Khi đốt cháy hoàn toàn một polime X (tạo thành từ phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien
và acrilonitrin) với một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp chứa 58,28% CO2 theo thể tích. Tỉ lệ số mol
giữa buta-1,3-đien và acrilonitrin trong X gần nhất với
A. 3:5
B. 3:2
C. 1:1

D. 1:3
Câu 17: Cho các chất sau:
H2N-CH2-COOH; HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH; H2N-CH2-CH(COOH)-CH2-NH2.
Thuốc thử dùng nhận biết dung dịch các chất trên là
A. Cu(OH)2.
B. dung dịch KMnO4. C. Phenolphtalein.
D. Quì tím.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn
C. Số nguyên tử hidro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn
D. Sản phẩm của sản phẩm xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol
Câu 19: Cho hình vẽ mô tả qua trình định tính các nguyên tố C và H trong hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết
sự vai trò của CuSO4 (khan) và biến đổi của nó trong thí nghiệm.
Bông và CuSO4(khan)
Hợp chất hữu cơ

Dung dịch
Ca(OH)2

A. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.
B. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh
C. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng.
D. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng
Câu 20: Cho các phát biểu sau:
(1) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau
(2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3
(3) Trong dung dịch, saccarozơ, glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
(4) Trong thực tế, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở
(5) Thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ đều thu được glucozơ

(6) Dung dịch I2 và hồ tinh bột tạo ra sản phẩm màu xanh
Số phát biểu đúng là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 21: Cho hợp chất X có công thức phân tử C3H12O3N2. Khi cho X vào dung dịch kiềm thoát ra khí
làm quỳ tím hóa xanh. Số đồng phân thỏa mãn điều kiện trên là
A. 2
B. 0
C. 3
D. 1
Trang 2/4 – Mã đề 204


www.facebook.com/beeclassbook

www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 22: Cho este có công thức (C2H4O)n. Biết rằng thuỷ phân trong môi trường kiềm cho ta muối natri
mà khi nung khô muối natri với vôi tôi xút cho khí metan. Công thức phù hợp nhất là
A. HCOOC2H5
B. CH3COOC2H5
C. CH3COOCH3
D. HCOOC3H7.
Câu 23: Trong các loại tơ sau: visco, xenlulozơ axetat, olon, enang, nilon-6,6; số tơ được điều chế bằng
phản ứng trùng ngưng là
A. 4.
B. 1.
C. 3.

D. 2.
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO và H2O thu được dung dịch A. Sục khí CO2 vào dung dịch A,
qua quá trình khảo sát người ta lập đồ thị của phản ứng như sau:
Khối lượng kết tủa

x
Giá trị của x là
A. 0,025

15x
B. 0,020

số mol CO2

C. 0,050

D. 0,040

Câu 25: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?
A. Sợi dây bạc trong dung dịch HNO3.
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
C. Thanh Al trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Thanh kẽm trong dung dịch CuSO4.
Câu 26: Thủy phân hết một lượng pentapeptit T thu được 32,88 gam Ala-Gly-Ala-Gly; 10,85 gam AlaGly-Ala; 16,24 gam Ala-Gly-Gly; 26,28 gam Ala-Gly; 8,9 gam Alanin; còn lại là Glyxin và Gly-Gly với
tỉ lệ mol tương ứng là 1:10. Tổng khối lượng Gly-Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là
A. 25,11 gam.
B. 27,90 gam.
C. 34,875 gam.
D. 28,80 gam.
Câu 27: Để nhận biết dung dịch H2SO4, HCl, NaOH, K2SO4 phải dùng 1 thuốc thử duy nhất nào?

A. Quỳ tím
B. Ba(HCO3)2
C. Dung dịch NH3
D. BaCl2
Câu 28: Có các thí nghiệm:
(1) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2.
(2) Đun nóng nước cứng toàn phần.
(3) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu.
(4) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đếndư vào dung dịch KAl(SO4)2.12H2O.
(5) Cho dung dịch Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu.
Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 3
B. 4
C. 5

D. 2

Câu 29: Cho m gam Ca vào 500 ml dung dịch chứa NaHCO3 1M và CaCl2 0,5M. Sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 16,0.
B. 8,0.
C. 6,0.
D. 10,0.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một loại chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 0,6 mol.
Tính thể tích dung dịch Br2 0,5M tối đa để phản ứng hết với 0,3 mol chất béo X?
A. 0,36 lít.
B. 2,40 lít.
C. 1,20 lit.
D. 1,60 lít.
Câu 31: Cho 13,6 gam phenylaxetat tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Sau khi phản

ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 23,8 gam
B. 19,8 gam
C. 22,2 gam
D. 18,2 gam
Câu 32: Trong thực tế người ta thường nấu rượu (ancol etylic) từ gạo. Tinh bột chuyển hóa thành ancol
etylic qua 2 giai đoạn: Tinh bột → glucozơ → ancol. Tính thể tích ancol etylic 46o thu được từ 10 kg gạo
(chứa 81% tinh bột). Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 80%, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml.
A. 6 lít.
B. 10 lít.
C. 4 lít.
D. 8 lít.
Trang 3/4 – Mã đề 204


www.facebook.com/beeclassbook

www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 33: Cho các nhận định sau:
(1) Trong phản ứng este hoá, H2SO4 đặc đóng vai trò xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng.
(2) Phản ứng xà phòng hoá các chất béo là phản ứng thuận nghịch.
(3) Lipit là các hợp chất được tổng hợp từ các axit béo và glixerol.
(4) Trong phản ứng thuỷ phân este, H2SO4 đóng vai trò xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng.
Số nhận định đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 34: Trước đây vào các dịp lễ Tết hay đám cưới, mừng thọ...

Theo truyền thống, ông bà ta thường đốt pháo để ăn mừng, thành
phần chính trong thuốc pháo là thuốc nổ đen. Tuy nhiên hiện việc
này đã bị cấm do có quá nhiều vụ tai nạn về pháo gây thiệt hại lớn
cả về người và của. Do đó, tuyệt đối không được sử dụng pháo ở
bất kì hình thức nào! Thành phần của thuốc nổ đen gồm
A. Glixerin trinitrat
B. KNO3, C, S.
C. Ttrinitrotoluen
D. Xenlulozơ trinitrat
Câu 35: Cho một lượng hỗn hợp X gồm Fe và Cu(NO3)2 vào 300 gam dung dịch H2SO4 loãng thu được
dung dịch Y và 0,14 mol hỗn hợp khí gồm NO và H2 có khối lượng bằng với khí C2H2 ở cùng thể tích (đo
ở cùng điều kiện). Cho dung dịch HCl dư vào Y tiếp tục thu được dung dịch Z và 0,02 mol NO. Dung
dịch Z hòa tan vừa đủ 3,2 gam Cu không có khí thoát ra. Nếu cho lượng Ba(NO3)2 vừa đủ vào Y thì dung
dịch thu được có nồng độ phần trăm Fe(NO3)2 gần nhất với
A. 6,5.
B. 6,9.
C. 7,7.
D. 7,9.
Câu 36: Đun nóng 24,8 gam hỗn hợp E gồm 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở cần dùng 300 ml dung dịch
NaOH 1M thu được hỗn hợp muối chứa a mol muối glyxin và b mol muối lysin. Mặt khác, đốt cháy 24,8
gam E trên bằng lượng oxi vừa đủ thu được N2, CO2, và H2O trong đó có tỉ lệ khối lượng CO2 và H2O là
2,444. Giá trị của a:b gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,70
B. 2,85
C. 2,90
D. 2,60
Câu 37: Hỗn hợp E chứa hai axit cacboxylic X (3a), Y (7a) kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và ancol Z
(X, Y, Z đều no và mạch hở). Đốt cháy 0,2 mol E cần dùng 0,555 mol O2 thu được CO2 và H2O có tỉ lệ
mol 1 : 1. Đun nóng E có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác thu được chất hữu cơ T mạch hở. Lấy 0,125 mol T
tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 2M vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 35,25 gam

rắn. Số nguyên tử hydro (H) có trong Z là
A. 6
B. 12
C. 8
D. 10
Câu 38: Khi nói về crom và hợp chất của nó có các nhận định sau:
(1) Màu của dung dịch K2Cr2O7 thay đổi khi cho dung dịch H2SO4 hoặc dung dịch KOH vào.
(2) Cr(OH)2 vừa tan được vào dung dịch KOH, vừa tan được vào dung dịch HCl.
(3) Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
(4) Kim loại Zn khử được ion Cr3+ trong dung dịch về Cr2+.
(5) Cho axit HCl đến dư vào dung dịch K2CrO4 dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da dam.
Số nhận định đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm K, K2O, KOH, KHCO3, K2CO3 trong lượng vừa đủ
dung dịch HCl 14,6%, thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung
dịch Y có nồng độ 25,0841%. Cô cạn dung dịch Y, thu được 59,6 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 46,6.
B. 37,6.
C. 18,2.
D. 36,4.
Câu 40: X là axit đơn chức, không no chứa 1 nối đôi C=C; Y là axit no, hai chức, Z là este no, hai chức,
(cả ba đều mạch hở). Đun nóng 17,84 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với 120 gam dung dịch MOH 12%
(M là kim loại kiềm) cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn F chỉ chứa 2 muối. Đốt cháy hoàn
toàn rắn F thu được H2O; 0,18 mol M2CO3 và 0,26 mol CO2. Mặt khác, đốt cháy 17,84 gam E thu được
0,48 mol CO2. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn trong F là
A. 76,89%
B. 85,08%

C. 70,53%
D. 86,3%

Nhóm ra đề: thầy Xô Huyền, Lâm Mạnh Cường, Trâm Trần, Vũ Văn Vinh, Lương Anh Nhật
Trang 4/4 – Mã đề 204


www.facebook.com/beeclassbook

www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Group Hóa Học BeeClass

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ LẦN 4
Chủ nhật, ngày 27/11/2016
01. B
11. D
21. C
31. A

02. A
12. A
22. B
32. D

03. D
13. D
23. D
33. A


04. C
14. A
24. A
34. B

05. D
15. B
25. D
35. C

06. A
16. C
26. B
36. A

07. D
17. D
27. B
37. C

08. D
18. D
28. B
38. B

09. C
19. B
29. B
39. A


10. B
20. B
30. B
40. B

Các câu KHÓ (01% - 49% đúng) Các câu KHÁ (50% - 80% đúng) Các câu DỄ (81% - 100% đúng)

Số lượng tham gia: 259

Trung bình: 5,969/10

Top 10 xếp hạng
Hạng

Điểm

Họ và tên (năm sinh)

Trường

Tỉnh / Thành phố

9.25

Lê Xuân Công (1999)

THPT Hưng Nhân

Thái Bình


8.75

Lê Nguyễn Việt Hoàng (1999)

THPT chuyên Nguyễn Du

Đăk Lăk

8.75

Trần Đông A (1999)

THPT chuyên Lê Quý Đôn

Bình Định

8.50

Ngô Đắc Thắng (1999)

THPT Ngô Gia Tự

Bắc Ninh

8.50

Ngô Hữu Sơm (1999)

THPT chuyên Bắc Giang


Bắc Giang

8.50

Tăng Hiếu Đức (1999)

THPT chuyên Nguyễn Du

Đăk Lăk

8.25

Phạm Xuân Tiến (1998)

THPT Bắc Kiến Xương

Thái Bình

8.25

Ngô Trung Dũng (1999)

THPT chuyên Bắc Giang

Bắc Giang

8.25

Nguyễn Hiền Vinh (1999)


THPT Nguyễn Trãi

Đồng Nai

8.25

Dương Thế Anh (1999)

THPT chuyên Bắc Giang

Bắc Giang

Trang 5/4 – Mã đề 204



×