Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Chủ đề khái niệm chế độ phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.17 KB, 16 trang )

Môn:cơ sở tự nhiên xã hội 2
(Lịch sử)

Giảng viên:Bùi Thị Huệ
Chức danh khoa học,học vị:Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: Khoa lịch sử
Điện thoại:0907681949
Email:


Nhóm 1
Chủ đề:Khái niệm chế độ phong kiến
Phân kì thời kì phong kiến trong lịch sử Việt Nam
Thành viên nhóm:







Bùi Thị Thu Thảo
Phạm Thị Thạch Thảo
Trần Trọng Tín
Trần Thị Mĩ Nhung
Lê Thị Huyền Trang


Nội Dung

• I. Khái niệm chế độ phong kiến


• II. Phân kì thời kì phong kiến trong lịch sử Việt Nam
1. một số nguyên tắc lớn cho việc phân kỳ thời kì, phân kì lịch sử
2. Phân kì thời kì phong kiến Việt Nam
2.1 giai đoạn quá độ (từ 905 -1009)
2.2 Giai đoạn hình thành và xác lập chế độ phong kiến(thế kỉ XI-XV)
2.3 Giai đoạn phát triển của chế độ phong kiến (thế kỷ XVI – giữa thế kỉ XVIII)
2.4 Giai đoạn khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến (nữa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX)

3. III. Kết luận


I. Khái niệm chế độ phong kiến
Khái niệm:
Về mặt thuật ngữ,chế độ phong kiến là một từ gốc hán-Việt nhằm chỉ sự phong tước, kiến địa tuy vậy hai chữ
này chỉ phản ánh hình thức phân phong đất đai và chức vị chứ chưa phản ánh bản chất của chế độ, đó là bản chất
“Cha truyền con nối”.
Phong kiến phản ánh hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai của chế độ quân chủ thời xưa, trong thời quân
chủ chuyên chế, trong nhiều trường hợp những thời kì quân chủ trước kia cũng được gọi là thời kì phong kiến, tuy
nhiên, trong thời hiện tại thể chế về chế độ quân chủ ngày nay là chế độ quân chủ lập hiến, cho nên phong kiến
chỉ phản ánh một giai đoạn, một thời kì hay một hình thái của chế độ quân chủ ( vi.wikipedia.org)
+ Các nhà nước phong kiến tiêu biểu trong lịch sử:Phong kiến Trung Quốc, phong kiến Nhật Bản, phong kiến
Việt Nam, phong kiến Anh, phong kiến Pháp. ( vi.wikipedia.org)


II. Phân kì thời kì phong kiến trong lịch sử Việt Nam



1. một số nguyên tắc lớn cho việc phân kỳ thời kì, phân kì lịch sử
+ Lịch sử loài người hay lịch sử của một dân tộc, trừ những trường hợp đặc biệt, dù có lúc lên lúc xuống, yếu


mạnh khác nhau, đều phát triển theo xu hướng đi lên, ngày càng tiến triển.
+Theo quan điểm của sử học Mác xít, sự phát triển đó của lịch sử loài người chịu sự chi phối của những quy
luật khách quan , thống nhất xuất phát từ sự tiến triển nội tại của sự vật được các nhà khoa học phát hiện và đúc
kết .


II. Phân kì thời kì phong kiến trong lịch sử Việt Nam

1. một số nguyên tắc lớn cho việc phân kỳ thời kì, phân kì lịch sử
+ Kết hợp một cách chặt chẻ và nhuần nhuyển hai phương pháp lôgic và lịch sử trong phân kỳ lịch sử
+Phải có thái độ khách quan khoa học trong phân kỳ lịch sử. Chỉ có trên cơ sở đánh giá một cách khách quan khoa học
đâu là bản chất, đâu là hiện tượng, đâu là cái chung, đâu là cái riêng của một quá trình lịch sử, chúng ta mới có đuợc một
cách phân định đúng các giai đoạn, các thời kỳ lịch sử khác nhau .
(Theo Đoàn Luyến
Học viên Cao học Khoá 15
Ngành : Lịch sử Việt Nam)


2. Phân kì thời kì phong kiến Việt Nam
Thời kì phong kiến ở Việt Nam kéo dài từ năm 939 đến năm 1945 được phân làm 4 giai đoạn:
2.1 Giai đoạn quá độ (từ 905-1009)

-

Các triều đại :Năm 905 Khúc Thừa Dụ đã xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt nhân khi nhà Đường suy yếu, đặt nền móng cho Việt Nam
giành độc lập. Năm 939 Ngô Quyền xưng vương sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng trước đoàn quân Nam Hán, đến năm 968 Đinh Bộ
Lĩnh xưng đế và đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Đại Cồ Việt trải qua các triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và thời kỳ đầu của nhà Lý. (theo sách giáo
khoa bộ giáo dục VN)


+ Chính quyền họ Khúc: Năm 905, Khúc Thừa Dụ - người đứng đầu một dòng họ lớn nhân cơ hội chính quyền trung ương nhà Đường đang đứng trước
nguy cơ sụp đổ đã nổi dậy lật độ chính quyền , tự xưng là Tiết độ sứ. Dù chỉ xưng là Tiết độ sứ nhưng thực chất ông đã xây dựng một chính quyền tự
chủ, sau khi ông mất con trai ông là Khúc Hạo nối nghiệp cha mình.
Khúc Hạo đã thi hành nhiều cải cách quan trọng để cải thiện đời sống nhân dân và chăm lo xây dựng nền độc lập dân tộc. Việt sử thông giám cương
mục nhận định:Dưới thời Khúc Hạo “chính sự cốt chuộng khoan dung giản dị. Nhân dân đều được vui. Khúc Hạo được tôn xưng là bậc “Chúa hiền của
nước Việt” (theo Nguyễn Quang Ngọc –Tiến trình lịch sử Việt Nam)


+ Họ Ngô:
sau chiến thắng Bạch Đằng,Ngô Quyền xưng Vương hiệu, thực sự đã khô phục nền độc lập và chủ quyền quốc gia chấm dứt 10 thế kỉ
bắc thuộc. Nói như sử cũ,” Ngô vương nối lại quốc thống”( Nguyễn Quang ngọc – tiến trình lịch sử Việt Nam). Nhờ uy tín và đức độ
Ngô Quyền duy trì được một chính quyền tập trung chuyên chế vững mạnh nhưng sau khi ông mất(944) các con không đủ uy tín và
sức mạnh duy trì chính quyền ,đất nước rơi vào loạn lạc vì các thổ hào, lãnh chúa nổi lên chống lại chính quyền trung ương, triều
Ngô sụp đổ, đất nước hỗn loạn bởi các tướng lĩnh khắp nơi đánh lẫn nhau. Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân” (theo sách giáo khoa bộ
giáo dục Việt Nam)

+ nhà Đinh:
Đinh Bộ lĩnh người động Hoa Lư(Ninh Bình) có tài tập hợp và lãnh đạo quần chúng nhân dân đã dẹp loạn 12 sứ quân, năm 968 tự
xưng là hoàng đế , hiệu là Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư,bước đầu thống nhất đất nước. Năm 979 nội
bộ nhà Đinh lục đục, Đinh Tiên Hoàng bị giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi, triều đình lục đục quân Tống lại đang lăm le xâm
lược, thập đạo tướng quân Lê Hoàn dẹp loạn triều đình được tín nhiệm lên ngôi hoàng đế( Lê Đại Hành) chuẩn bị kháng chiến, lập ra
nhà Tiền Lê. (theo sách giáo khoa bộ giáo dục Việt Nam)




Nhà Tiền Lê: được sự phò tá của Phạm Cự Lạng và các cố vấn như nhà sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu,Lê Hoàn đã đánh đuổi
quân Tống, nền độc lập và thống nhất của Đại Cồ Việt được củng cố. Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con tranh ngôi nhưng không
ai đủ uy tín trị nước, sau đó các triều thần đã suy tôn Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên làm vua, chấm dứt nhà Tiền Lê. (theo
sách giáo khoa bộ giáo dục Việt Nam)


2.2 Giai đoạn hình thành và xác lập chế độ phong kiến:



Các triều đại: nhà Lý (1009-1225), nhà Trần (1226-1400), nhà Hồ (1400-1407),nhà Lê sơ (1428-1527)

+Nhà lý : Năm 1010 Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt. Nhà Lý tồn tại
215 năm (1010 - 1225), truyền được 9 đời vua. Trong thời kỳ này, năm 1077 Lý Thường Kiệt đã đánh thắng quân Tống xâm lược
Sông Cầu, nền độc lập nước ta được giữ vững.

Năm 1226, do sự bố trí của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng đã nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Trần Cảnh lên ngôi Hoàng Đế,
lập ra triều đại nhà Trần. Nhà Trần tồn tại 175 năm (1226- 1400), truyền được 13 đời vua, vẫn cứ lấy tên nước là Đại Việt kinh đô là
Thăng Long. (theo sách giáo khoa bộ giáo dục Việt Nam)


+ Nhà Trần và nhà Hồ:
Thời Trần, nhân dân ta đã ba lần chiến thắng quân Nguyên - Mông xâm lược: lần thứ nhất năm 1258, lần thứ II năm 1285, lần thứ III
năm 1287.

Từ cuối thế kỷ XIV, triều Trần suy vong, phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ khắp nơi. Trước tình hình đó, Hồ Quý Ly - một quý
tộc trong triều đã ép vua Trần nhường ngôi cho mình để lập ra triều Hồ. Hồ Quý Ly, lên ngôi Hoàng đế - đặt tên nước là Đại Ngu
(đóng đô ở Tây Đô - Thanh hóa) (theo sách giáo khoa bộ giáo dục Việt Nam)

+ Thời Hậu Trần đến thời Lê sơ:
Năm 1416 nhân dân đã theo Lê Lợi làm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lập ra triều đại nhà Lê.
Nhà Lê tồn tại 99 năm (1428- 1527), truyền được 11 đời vua, đặt tên nước là Đại Việt, kinh đô là Thăng Long nhưng đổi tên là Đông
Đô. (theo sách giáo khoa bộ giáo dục Việt Nam). Đầu thế kỉ XVI, khi Lê Uy Mục lên ngôi, triều đình thối nát,vua chỉ ăn chơi, “Từ
khi lên ngôi,vua đêm nào cũng cùng cung nhân uống rượu vô độ. Khi say thì giết cả cung nhân” (Đại việt sử kí toàn thư, T3,trang 45)



2.3 Giai đoạn phát triển của chế độ phong kiến ( thế kỉ XVI – giữa thế kỉ XVIII)
- Các triều đại:Nhà Mạc (1527-1592), Nhà Lê trung hưng(Hậu Lê) (1533-1789)
+Nhà Mạc:
Năm 1527, Mạc Đăng Dung - một võ quan triều Lê đã cướp ngôi, lập ra triều nhà Mạc, nhưng nhiều cựu thần nhà Lê
không chịu thuần phục và nổi dậy khắp nơi. (theo sách giáo khoa bộ giáo dục Việt Nam)

+Đại Việt thời Lê Duy Hưng (Hậu Lê) và cục diện Nam Bắc triều:
Năm 1533, Nguyễn Kim đã tìm dòng dõi nhà Lê tôn lên làm Vua, lập ra nhà Hậu Lê. Nhà Hậu Lê tồn tại được 255 năm
(1533 - 1789), truyền được 17 đời Vua. Nhưng Vua chỉ bù nhìn, quyền hành trong tay Nguyễn Kim, khi Nguyễn Kim
chết, quyền hành rơi vào tay con rễ là Trịnh Kiểm. Con trai của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã vào phía nam tập hợp
lực lượng, đến năm 1627 thì không thuần phục họ Trịnh nữa, vì vậy xảy ra cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Kết quả
không tiêu diệt được nhau, họ Trịnh - Nguyễn chia cắt đất nước thành hai miền, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Tình
trạng này kéo dài hàng trăm năm. (theo sách giáo khoa bộ giáo dục Việt Nam)


2.4 Giai đoạn khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến (nữa sao thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ
XIX):

-

Các triều đại:nhà Tây Sơn(1778-1802),Nhà nguyễn (1802-1945)

+ Chế độ phong kiến khủng hoảng trên cả nước:
Nhân dân rơi vào cảnh lầm than, khốn khổ nhất là tầng lớp nông dân bị áp bức nặng nề “... Bọn
hào cường giảo quyệt ở trong hương đảng,gian xảo, nhiều mưu mẹo, biến báo dối trá trăm khoanh,
cho việc vũ đoán là đắc sách, lấy sự thôn tính kẻ khác làm tự hào, lấn lướt đè nén những người
nghèo khó thế cô, khinh nhờn bắt nạt những người tối tăm đần độn...” (Ngô Cao Lãnh, Lịch triều tạp
kỷ, tập 1,trang 290), thêm vào đó là thiên tai hoàng hành làm thất mùa đến mức “dân phải ăn vỏ cây,
rể cỏ, chết đói đầy đường, làng xóm tiêu điều hiu quạnh” (Viện sử thông giám cương mục,tập

16,tr.89)


+ Phong trào nông dân Tây Sơn(1771-1788):
Trước thời cuộc rối loạn cùng sự khổ cực của nhân dân , năm 1771 ba anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn
Huệ đã phát động cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Năm 1783 tiêu diệt được tập đoàn họ Nguyễn ở đàng trong; năm 1788 lật đổ
được tập đoàn họ Trịnh nhà hậu Lê ở đàng ngoài. Đất nước trở lại thống nhất.
+ Vương triều Tây Sơn- Triều Đại Quang Trung(1788 – 1802)
Khi triều đại Tây Sơn mới thành lập, tháng 11 năm 1788 nhà mãn Thanh đã sai Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân sang xâm
lược nước ta. Ngày 22/12/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức kéo quân thần
tốc ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. Ngày 30/01/1789 Quang Trung đã tiêu diệt quân địch ở Ngọc Hồi, Khương Thượng rồi
tiến vào thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt kéo quân ra sông Hồng, Khương Thượng rồi tiến vào thành Thăng
Long. Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt kéo quân ra Sông Hồng, tháo chạy thục mạng về nước. Cuộc xâm lược của Mãn Thanh bị
đập tan. Triều đại Tây Sơn tồn tại 14 năm, truyền được 13 đời vua, đóng đô ở Phú Xuân (Huê).


+ Nhà nước thời Nguyễn:
Trong khi Quang Trung tiến hành xây dựng lại đất nước thì con cháu nhà Nguyễn là Nguyễn
Ánh đã cầu viện nước Pháp chống lại nhà Tây Sơn. Đến năm 1802 thì lật đổ nhà Tây Sơn và
lập ra triều đại nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn kết thúc khi quân Pháp xâm lược nước ta, triều đình
nhà Nguyễn nhu nhược đến năm 1945 thì kết thúc hoàn toàn, chấm dứt thời kì phong kiến ở
nước ta. Nhà Nguyễn tồn tại 143 năm (1802- 1945), truyền 13 đời vua, đóng đô ở Phú Xuân
nhưng đổi tên là Huế, đặt tên nước là Việt Nam.


Kết Luận


Giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đã đi vào cuộc khủng hoảng cơ cấu. Nhưng vì thiếu vắng một thế lực kinh tế mới,
một giai tầng xã hội mới và một trào lưu tư tưởng mới của chủ nghĩa tư bản, khả năng bùng nổ từ quần chúng một cuộc cách

mạng làm chuyển đổi mô hình đã không xảy ra như ở các quốc gia Tây Âu. Cũng vì không có một cơ sở kinh tế - xã hội nội tại
mới, những nhà vua Nguyễn, bị phong toả bởi đội ngũ quan liêu Nho sĩ thủ cựu, trước hết là hàng ngũ triều thần - cũng không thể
thực hiện một cuộc đổi mới từ trên xuống, điều chỉnh mô hình thể chế chính trị, hệ tư tưởng cho phù hợp với thực tế phát triển xã
hội, như trường hợp Nhật Bản thời Minh Trị.



Kết quả là cả mô hình thiết chế và thực thể đời sống đều lâm vào tình trạng ngưng đọng, trì trệ, không lối thoát. Đó là những điều
kiện thuận lợi dẫn đến sự can thiệp vũ trang của tư bản thực dân Pháp, tạo nên một cú va đập từ bên ngoài, làm sụp đổ mô hình
truyền thống của chế độ phong kiến nhà nước Việt Nam, đã từng tồn tại trong nhiều thế kỷ.
-Theo PGS.TS.NSƯT Nguyễn Thừa Hỷ -


Chân thành cảm ơn cô và các bạn đã chú ý
theo dõi!



×