Tải bản đầy đủ (.ppt) (117 trang)

Hôn nhân của các dân tộc ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 117 trang )

1.Ý nghĩa của nghiên cứu hôn nhân
- Nghiên cứu hôn nhân sẽ thấy được đặc
trưng văn hóa tộc người.
- Nghiên cứu hôn nhân góp phần làm rõ
những đặc điểm, cũng như quá trình tộc
người của một cộng đồng cư dân.
-Nghiên cứu để thấy được những gía trị
văn hóa, thấy được cái hay, cái đẹp để
phát huy, đồng thời thấy được những mặt
hạn chế để tìm cách khắc phục.


-

Nghiên cứu hôn nhân góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn hiện nay, nhất là việc
thực hiện luật hôn nhân

-

Nghiên cứu Hôn nhân để thấy được phương thức xây dựng, duy trì, củng cố và phát triển
gia đình, nó vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp
thường xuyên đến cuộc sống của mỗi cá nhân, vừa là biểu hiện sinh động sắc thái của
văn hóa tộc người. Vì vậy, hôn nhân không chỉ là sự thừa nhận tính hợp pháp của quan
hệ giới tính mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa-xã hội khác.


2.Lịch sử nghiên cứu

Theo Ăng- ghen, lịch sử nghiên cứu hôn nhân và gia đình bẳt đầu từ năm 1861
với sự ra đời của tác phẩm Mẫu quyền của Bacôphen.Tác giả cho rằng,lúc đầu
loài người sống tạp hôn, những đứa con không biết bố, chỉ biết mẹ. Người mẹ là


người cùng với chị em gái, nuôi dưỡng con cái. Vì vậy thiết chế xã hội đầu tiên
chỉ có thể là mẫu quyền. Về sau mẫu quyền mới nhường chỗ cho phụ quyền.


Năm 1866, Mác -Lennan xuất bản công
trình “Nghiên cứu lịch sử cổ đại - Hôn nhân
nguyên thuỷ”. Hai ông đã khám phá ra thiết
chế ngoại hôn, tức hôn nhân ngoại tộc, có
nghĩa là những nam nữ trong cùng một
nhóm người cùng chung huyết thống không
được lấy nhau, và chỉ cho phép những người
không cùng huyết thống ở các nhóm người
khác nhau được kết hôn mà thôi.


- Với tác phẩm Xã hội cổ đại, 1871 của L.Morgan, lịch sử nghiên cứu hôn nhân và gia đình
bước sang một giai đoạn mới. Theo Ăngghen, sự phát hiện đó, có ý nghĩa như thuyết
tiến hoá của Đác- uyn đối với sinh vật học, và như lý luận macxít về giá trị thặng dư đối
với chính trị- kinh tế học.


-

Lịch sử hôn nhân và gia đình của loài người qua 5 hình thái: gia đình huyết tộc, gia đình
punalua, gia đình đối ngẫu, gia đình phụ hệ gia trưởng, gia đình một vợ một chồng, với các hình
thái hôn nhân: hôn nhân tập thể, theo nhóm, hay quần hôn và hôn nhân cá thể. Giữa 2 hình
thái hôn nhân đó, có 1 hình thái quá độ hôn nhân đối ngẫu.

- Tổng kết thành tựu của nền khoa học thế giới đương thời, Ăngghen đã viết tác phẩm kinh điển
Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước(1884). Riêng phần hôn nhân và gia

đình, Ăngghen đã tiếp thu những phát hiện của Morgan.


 Thành tựu khoa học trong nghiên cứu lịch sử hôn nhân và gia đình loài người
từ trước đến nay

-

Hôn nhân và gia đình lúc đầu là ở xã hội chưa có giai cấp, về sau là ở xã hội có giai cấp
và ở một giai đoạn cao hơn, lại là ở xã hội cộng sản văn minh, không có giai cấp, không
có người bóc lột người.

-

Đối với xã hội nguyên thuỷ chưa có giai cấp, lúc đầu là hôn nhân và gia đình dưới chế độ
mẫu quyền, về sau là ở dưới chế độ phụ quyền.


- Thành tựu mới của khoa học đã bác bỏ sơ đồ của Morgan về 5 hình thái. Loài người không trải
qua hình thái gia đình huyết tộc trong đó anh chị em là vợ chồng của nhau. Loài người cũng
không trải qua hình thái gia đình punalua, theo đó một nhóm anh em trai lấy một nhóm phụ nữ
bất kỳ và trái lại một nhóm chị em gái lấy một nhóm đàn ông bất kỳ. Nếu có thì chỉ là một dạng
của quần hôn mà thôi. Còn gia đình đối ngẫu và gia đình phụ hệ gia trưởng là các hình thái quá
độ, không phải cơ bản.


-

Về hình thái hôn nhân, loài người lúc đầu sống trong tình trạng tạp hôn. Khi con người thực
sự ra đời, lúc Homo Sapiens (con người khôn ngoan) xuất hiện, (cách đây 5-4 vạn năm)

thì loài người sống theo chế độ quần hôn, tức hôn nhân theo nhóm.

- Loài người đã trải qua từ chế độ quần hôn sang chế độ hôn nhân cá thể. Quần hôn tức
một nhóm đàn ông là chồng tập thể của một nhóm đàn bà, và một nhóm đàn bà là vợ tập
thể của một nhóm đán ông. Hình thái hôn nhân anh em chồng ( tức chồng chết thì người
vợ goá được lấy anh hoặc em chồng làm chồng) hoặc hôn nhân chị em vợ ( tức vợ chết
người chồng goá được lấy chị hoặc em gái vợ làm vợ). Còn hôn nhân cá thể là sự kết hợp
của một người đàn ông và một người đàn bà để xây dựng gia đình.


- Đóng góp nhiều nhất về nghiên cứu hôn nhân và gia đình là các nhà Dân tộc học

Liên Xô (cũ) như: M.O.Koxven, J.U. Sêmênốp, Ôlderoge, O.A. Sukhanêva, L.Ph
Mônôganôva, K.V.Chistốp, Iu.Brômlây, Kriucop. Họ đã đi sâu nghiên cứu nhiều khía
cạnh của lĩnh vực hôn nhân như thể chế hôn nhân, sự tiến hóa của gia đình và hôn
nhân trong lịch sử.


Ở Việt Nam, nghiên cứu gia đình và hôn nhân cũng được các nhà nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học xã hội khác nhau quan tâm. Đặc biệt trong ngành Dân tộc học đã xuất
hiện nhiều công trình nghiên cứu về hôn nhân và gia đình như: GS PTS Phan Hữu Dật,
GS Đặng Nghiêm Vạn, PGS.TS. Phạm Quang Hoan, TS Vũ Đình Lợi, TS Đỗ Thúy Bình,
PGS.TS.Nguyễn Ngọc Thanh, PGS.TS.Nguyễn Duy Bính, TS. Nguyễn Xuân Hồng, TS. Bá
Trung Phụng, TS.Phạm Kim Oanh.


Tài liệu tham khảo

 Ăng ghen.Ph, Nguồn gốc của gia đình của sở hữu tư nhân và của Nhà nước, trong tuyển tập Mác
- Ăng ghen, tập VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1984.


 Đỗ Thúy Bình, Thực trạng hôn nhân các dân tộc ở miền Bắc, Tạp chí DTH 2/ 1991, 19 -27
 Đỗ Thúy Bình, Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb KHXH. Hà Nội,
1994.

 Grant Evan, Bức khảm văn hóa Châu Á, Từ vựng Nhân học để thảo luận về gia đình, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội, 2001.

 Nguyễn Duy Bính, Hôn nhân và gia đình của người Hoa ở Nam Bộ, Nxb Đại học quốc gia TPHCM,
2005


 Vũ Minh Chi, Nhân học văn hóa (con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2004.

 Phan Hữu Dật, Một số vấn đề về Dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 1998.
 Emily A.Schultz - Robert H.lavenda, Nhân học một quan điểm về tình trạng nhân sinh, Nxb Chính trị
quốc gia,H.2001

 Phạm Quang Hoan và Nguyễn Ngọc Thanh, Gia đình và hôn nhân. Trong sách: Các dân tộc Tày, Nùng
ở Việt Nam, Viện DTH, Hà Nội, 1992.




 Phạm Quang Hoan, Vài suy nghĩ về hôn nhân và gia đình của các dân tộc ở n
ước ta hiện nay, Tạp chí DTH số2 - 1993, 44- 45.

 Phạm Quang Hoan, Một số thách thức đối với việc thực hiện chính sách dân số
và kế hoạch hóa gia đình đối với vùng dân tộc ở Việt Nam, Tạp chí DTH / 1997,

19-22.


- Luật hôn nhân và gia đình, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991.
- Vũ Đình Lợi, Gia đình và hôn nhân truyền thống các dân tộc Malayô- Pôlynêxia, Nxb KHXH,
H. 1994

-

Bá Trung Phụng, Gia đình và hôn nhân của người Chăm ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân
tộc, H. 2001.

-

Nguyễn Ngọc Thanh, Gia đình và hôn nhân của dân tộc Mường ở Phú Thọ, Nxb KHXH, H.
2005.


3. Một số khái niệm

-

Hôn nhân: Trong tiếng Việt, Hôn nhân được ghép bởi hai từ gốc Hán là hôn và nhân,
Hôn ( 婚 ) là bố mẹ cô dâu (khác với hôn “ 昏” là buổi chiều, không có bộ nữ “ 女” ), nhân
(( 姻 ) là bố mẹ chú rể. Hôn nhân là việc cha mẹ đôi bên lấy vợ gả chồng cho con.

-

Giá - thú:“Giá” là lấy chồng, “thú” là lấy vợ


-

Hôn - thú: chỉ có nghĩa là lấy vợ.


-

Đa thê: Là hình thức hôn nhân cho phép một người đàn ông có thể cưới nhiều vợ và chế độ này thay
đổi tùy theo từng xã hội, nhưng với điều kiện là người đàn ông này phải có khả năng cấp dưỡng cho
các bà vợ cũng như con cái của các bà một cách đồng đều (đa thê có thể thấy ở cộng đồng người Hồi
giáo ở Việt Nam và trên thế giới)

-

Đa phu: Là hình thức hôn nhân cho phép một người phụ nữ sống chung với nhiều ông chồng. Chế độ
đa phu ít phổ biến và thường chỉ diễn ra trong điều kiện hết sức đặc thù (thấy trong cộng đồng ở Tây
Tạng, Nê Pan, Ấn Độ và Sri LanKa.


-

Đa phu huynh đệ: Một nhóm anh em cưới chung một phụ nữ. Trong đó, người anh lớn
tuổi nhất đóng vai trò chú rể, tất cả anh em đều bình đẳng trong quan hệ giới tính, và
tất cả đều là cha của những đứa con (người Tây Tạng du canh và chăn nuôi du mục điển
hình cho hình thức này)

-

Đa thê tỷ muội: Một người đàn ông được phép cưới các chị em cũng có khi một nhóm
anh em cưới một nhóm chị em



-

Hôn nhân phụ: Hình thức cuối cùng của đa phu, chỉ thấy ở bắc Nigêria và bắc
Camơrun. Trong Hình thức này một người phụ nữ cưới một hay nhiều người chồng phụ
trong khi vẫn là vợ của người chồng được cưới trước đây

-

Của hồi môn: Của cải, đồ vật của bố mẹ cho con gái đem về nhà chồng.

- Sính lễ: Lễ vật của nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.


- GIA ĐÌNH PUNALUA:

Một hình thái gia đình mà người ta tưởng rằng đã tồn tại phổ biến sau gia đình huyết tộc
trong lịch sử loài người, theo đó một số chị em ruột (hoặc bàng hệ) lấy một số đàn
ông tương ứng không phải anh em ruột làm chồng chung, và một số anh em ruột
(hoặc bàng hệ) lấy một số phụ nữ tương ứng không phải chị em ruột làm vợ chung.
Morgan đã sai lầm khi cho rằng GĐP là hình thái gia đình phổ biến ở thời nguyên thuỷ,
tiếp sau gia đình huyết tộc. Enghen đã nhận xét rằng Mogan đã sai lầm khi cho rằng
đây là hình thái gia đình phổ biến, và rằng nếu nó có tồn tại trước đây đi nữa, thì cũng
chỉ là một dạng của chế độ quần hôn mà thôi.




- GIA ĐÌNH ĐỐI NGẪU:


Hình thái gia đình dựa trên cơ sở hôn nhân đối ngẫu, thay thế chế độ quần hôn và là bước quá độ
từ quần hôn sang hôn nhân các thể. Trong giai đoạn này, người đàn ông có thể có nhiều vợ,
nhưng trong thời gian nhất định sống với một người vợ chính; còn người phụ nữ trong một thời
gian nhất định, cùng sống với một người chồng chính. Hình thái gia đình này không có cơ sở
kinh tế chung, không có tài sản chung như gia đình một vợ một chồng sau này, nên không bền
vững, dễ tan vỡ. Mối liên hệ hôn nhân dễ dàng bị bên này hay bên kia cắt đứt. Con cái, cũng
như thời gian trước đó vẫn chỉ thuộc về người mẹ.


-TRỰC HỆ:

Trong hệ thống thân tộc, người ta phân biệt trực hệ với bàng hệ. Việc xác định trực hệ đối với xã hội phụ hệ và
mẫu hệ không giống nhau.
Đối với xã hội phụ hệ (Ego là nam giới): nếu chỉ kể nam giới thì những người thân thuộc trực hệ trên tôi gồm có:
cha tôi, ông tôi, cố tôi, cao tôi, vv. Ở những thế hệ trên tôi, không bao giờ có hai hay nhiều thân thuộc trực hệ
cùng một thế hệ với nhau. Nếu chỉ kể nam giới, những thân thuộc trực hệ dưới tôi gồm có: con tôi, cháu tôi,
chắt tôi, chút tôi...
Đối với xã hội mẫu hệ (Ego là nữ giới), những người thân thuộc trực hệ trực hệ trên tôi gồm có: mẹ tôi, mẹ của
mẹ tôi, mẹ của mẹ của mẹ tôi... Còn dưới tôi là: con gái tôi, con gái của con gái tôi...
Nói chung, những người thân thuộc trực hệ gần gũi với tôi nhiều hơn là những người thân thuộc bàng hệ. Vd. cha
tôi gần gũi với tôi hơn bác tôi, chú tôi. Mẹ tôi gần gũi với tôi hơn dì tôi. Ông nội tôi gần gũi với tôi hơn ông chú,
ông bác tôi, con ruột tôi gần gũi với tôi hơn con của anh chị em tôi.


BÀNG HỆ:
Thuật ngữ chỉ một trong hai dòng nói về mối quan hệ trong hệ thống thân tộc. Khác với trực
hệ là quan hệ trực tiếp, người này sinh người kia, BH là quan hệ theo dòng bên, trong
đó người này không trực tiếp sinh người kia. Quan hệ tính theo BH không gần gũi bằng tính
theo trực hệ. Trong xã hội phụ quyền nếu tôi là Ego thì quan hệ trực hệ của tôi là bố tôi và

con tôi (nếu chỉ lấy ba đời), còn theo BH là quan hệ của tôi với con cái của anh em
trai, chị em gái bố tôi.


 Hôn nhân là gì?
- Sự kết hợp giữa hai cá thể thuộc hai giới tuân theo tập tục, tập quán và nghi lễ
nhất định được xã hội công nhận. Hôn nhân cũng phát triển từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, phải thông qua các nghi lễ xã hội và mang tính chất tôn
giáo, giàng buộc, cố kết hai người lại để thành lập một gia đình bền vững.


- Hôn nhân là phương thức để xây dựng, duy trì, củng cố và phát triển gia đình, nó
vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp thường
xuyên đến cuộc sống của mỗi cá nhân, vừa là biểu hiện sinh động sắc thái của
văn hóa tộc người. Vì vậy, hôn nhân không chỉ là sự thừa nhận tính hợp pháp
của quan hệ giới tính mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa-xã hội khác.


×