Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin và đề xuất các biện pháp bảo tồn, sử dụng bền vững”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.97 KB, 24 trang )

Header Page 1 of 148.

1
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Vườn quốc gia (VQG) Chư Yang Sin là một khu rừng đặc dụng của
Việt Nam nói chung và của Tây nguyên nói riêng, được thành lập năm 2002,
nằm trên địa phận 11 xã thuộc 2 huyện Lắc và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
VQG hiện có (đang bảo vệ) diện tích rừng nguyên sinh rất lớn, đóng vai trò
quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học. Ngọn núi Chư Yang Sin là nơi
giàu đa dạng sinh học bậc nhất của cao nguyên Đà Lạt, hơn nữa, VQG còn
chứa đựng nhiều loài cây thuốc quý, hiếm, có giá trị kinh tế cũng như có giá
trị khoa học cao. VQG Chư Yang Sin được ví như viên ngọc của hệ thống
các VQG của nước ta do vị trí địa lý và thành phần các loài sinh vật tại đây.
Bên cạnh sự đa dạng sinh học cao, vùng đệm VQG Chư Yang Sin là
nơi sinh sống của của 3 dân tộc bản địa. Họ đã tích lũy được nhiều kinh
nghiệm quý báu, độc đáo trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc để phòng và
chữa bệnh tại cộng đồng. Ngoài việc thu hái cây thuốc đáp ứng nhu cầu
chữa bệnh tại chỗ trong thời gian dài, cây thuốc còn bị khai thác vì mục đích
thương mại đã dẫn đến tình trạng khan hiếm và có nguy cơ biến mất một số
loài cây thuốc quý tại vùng núi Chư Yang Sin. Cho tới nay, tại VQG Chư
Yang Sin chỉ có một số nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung. Các
nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây còn ít ỏi. Điều này gây khó
khăn cho việc đánh giá toàn diện giá trị cây thuốc của VQG. Do vậy, cần
thiết phải có các nghiên cứu chuyên sâu nhằm phục vụ cho việc bảo tồn
nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như phát triển và bảo tồn tri thức dược
học, khai thác bền vững và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này.
Xuất phát từ các lý do trên, tôi lựa chọn đề tài luận án: “Nghiên cứu
nguồn tài nguyên cây thuốc tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin và đề xuất
các biện pháp bảo tồn, sử dụng bền vững”. Đây là vấn đề mang tính cấp


thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
a) Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Chư
Yang Sin và tri thức, kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc
thiểu số bản địa vùng đệm VQG Chư Yang Sin.
b) Tìm hiểu các mối đe dọa và đề xuất biện pháp bảo tồn nguồn tài
nguyên cây thuốc và nguồn tri thức dược học tại VQG Chư Yang Sin.
c) Bước đầu tìm hiểu khả năng bảo tồn, phát triển một số loài cây
thuốc có triển vọng.

Footer Page 1 of 148.


Header Page 2 of 148.

2

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
* Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là cơ sở
để bảo tồn và phát huy nguồn tài nguyên cây thuốc; là cơ sở để nghiên cứu
dược học, thành phần hóa học, điều tra các hoạt chất sinh học trong các cây
thuốc tại VQG. Từ đó, đề xuất giải pháp khai thác, phát triển và sử dụng bền
vững đối với các loài cây thuốc quý, hiếm, nguy cấp tại khu vực nghiên cứu
cũng như tri thức dược học độc đáo của các dân tộc thiểu số bản địa tại đây.
* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài làm cơ sở khoa học phục vụ
thiết thực cho các ngành Y học, Dược học, Hóa học, đồng thời làm cơ sở để
bảo tồn, phát triển một số loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa cao
tại VQG Chư Yang Sin.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
a) Đây là công trình đầy đủ và cập nhập nhất về nguồn tài nguyên

cây thuốc của VQG Chư Yang Sin, bao gồm thành phần loài, đặc điểm phân
bố và các loài bị đe dọa cần bảo vệ.
b) Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu về tri thức và kinh nghiệm sử
dụng tài nguyên cây thuốc của 3 dân tộc thiểu số bản địa (M’nông, Ê đê và
K’ho) sống tại vừng đệm VQG Chư Yang Sin.
c) Bước đầu thăm dò thành công triển vọng nhân giống vô tính và
hữu tính hai loài cây thuốc Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack) và
Kỳ nam gai (Myrmecodia tuberosa Jack).
d) Lần đầu tiên nghiên cứu chi tiết thành phần hóa học hai loài cây
thuốc Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack) và Kỳ nam gai
(Myrmecodia tuberosa Jack).
e) Đã xác định được các mối đe dọa tới nguồn tài nguyên cây thuốc
và tri thức dược học của các dân tộc thiểu số bản địa vùng đệm tại VQG
Chư Yang Sin và đề xuất các biện pháp nhằm bảo tồn, sử dụng bền vững
chúng.
5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Luận án gồm 5 phần:
- Mở đầu: 03 trang.
- Tổng quan tài liệu: 36 trang
- Địa điểm, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 07 trang
- Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 78 trang
- Kết luận và kiến nghị: 03 trang

Footer Page 2 of 148.


Header Page 3 of 148.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Khái quát lịch sử và tình hình nghiên cứu nguồn tài nguyên cây
thuốc trên thế giới và ở Việt Nam, bao gồm: một số mốc lịch sử điển hình
nghiên cứu cây thuốc, tình hình điều tra, nghiên cứu, đánh giá nguồn tài
nguyên cây thuốc (thống kê nguồn tài nguyên cây thuốc, đánh giá giá trị sử
dụng và tiềm năng nguồn tài nguyên cây thuốc); khái quát hiện trạng bảo
tồn cây thuốc (vai trò của cây thuốc và mối quan tâm của các quốc gia, các
tổ chức tới bảo tồn cây thuốc); khái quát tri thức dược học dân tộc và phát
triển nguồn tài nguyên cây thuốc (kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc ở
một số quốc gia và dựa vào kinh nghiệm, tri thức sử dụng cây cỏ chữa bệnh
của các dân tộc bản địa trên nhiều vùng lãnh thổ mà nhiều loại thuốc đã
được phát hiện, sản xuất và đưa vào ứng dụng rộng rãi). Khái quát giới thiệu
về hai loài Bí kỳ nam - Hydnophytum formicarum Jack và Kỳ nam gai
Myrmecodia tuberosa Jack (về tri thức sử dụng ở một số dân tộc, các nghiên
cứu hóa học và hiện trạng bảo tồn ở một số nước trên thế giới, hình vẽ hai
loài này) và khái quát về địa điểm nghiên cứu (vị trí VQG Chư Yang Sin,
điều kiện tự nhiên và xã hội,…).

CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu: VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu:
2.2.1. Tài nguyên cây thuốc ở VQG Chư Yang Sin.
2.2.2. Tri thức sử dụng cây thuốc của 3 dân tộc bản địa sống ở vùng đệm
VQG Chư Yang Sin.
2.2.3. Thành phần hóa học loài Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack)
và Kỳ nam gai (Myrmecodia tuberosa Jack) phân bố tại VQG Chư Yang
Sin.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc VQG Chư Yang Sin.

2.3.2. Giá trị sử dụng và các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây thuốc
VQG Chư Yang Sin.
2.3.3. Cơ sở khoa học và các giải pháp bảo tồn, phát triển cây thuốc VQG
Chư Yang Sin.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu thực vật

Footer Page 3 of 148.


Header Page 4 of 148.

4

+ Các nghiên cứu về thực vật tại thực địa được thực hiện theo
phương pháp truyền thống (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997, 2007) [33, 35], gồm:
a) Phương pháp điều tra thực địa
Dựa trên bản đồ địa hình, vị trí các kiểu thảm thực vật hiện có của
Vườn quốc gia, thiết kế 06 tuyến điều tra chính đi qua các kiểu thảm thực
vật ở các đai độ cao khác nhau. Từ các tuyến chính mở rộng sang 2 bên
khoảng 40 - 50m (theo kiểu xương cá) để thu thập mẫu vật được đầy đủ
nhất. Trên mỗi tuyến ghi lại các loài cây thuốc đã gặp.
Các mẫu vật được cắt tỉa theo kích thước chuẩn là 29 x 41 cm, sau đó
được ép giữa hai tời báo và bó chặt lại rồi được cố định tạm thời bằng cồn
500 - 550 (chú ý với các cây mọng nước nên tăng độ cồn), sau đó đem về
phòng thí nghiệm để thay giấy báo và sấy khô.
Tên khoa học của các loài cây thuốc được xác định bằng phương
pháp hình thái so sánh và chỉnh lý theo tài liệu “Danh lục các loài thực vật
Việt Nam, tập II, III (2003, 2005) nhằm lập danh lục cây thuốc tại khu vực
nghiên cứu.

b) Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc
Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Chư
Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk, dựa vào phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa
Thìn [33], bao gồm đánh giá đa dạng các bậc taxon (ngành, họ, chi, loài).
c) Phương pháp đánh giá về giá trị bảo tồn nguồn gen cây thuốc
Đánh giá về giá trị tài nguyên cây thuốc, các loài quý, hiếm và tình
trạng bảo tồn các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu dựa trên: Sách đỏ
Việt Nam 2007, phần Thực vật; Nghị định 32/2006/NĐ - CP về “quản lý
thực vật và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” và Danh lục đỏ cây thuốc
Việt Nam (2006) để phân tích thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực vật dân tộc
Nhằm thu thập các thông tin về sử dụng cây thuốc trong cộng đồng
các dân tộc bản địa (M’nông, Ê đê, K’ho) vùng đệm VQG Chư Yang Sin, đã
sử dụng các phương pháp điều tra thực vật học chuyên ngành của Anon,
1996 và Martin J. Gary, 2002 [16, 49]. Hai phương pháp nghiên cứu được
sử dụng là RRA (đánh giá nhanh nông thôn) và PRA (đánh giá nông thôn có
sự tham gia của cộng đồng) để thu thập thông tin tại cộng đồng. Đây là hai
phương pháp phổ biến và truyền thống trong nghiên cứu và điều tra tri thức
bản địa, gồm phỏng vấn lãnh đạo địa phương (nắm bắt tình hình địa
phương), người dân, người am hiểu về cây thuốc, người làm thuốc (ông lang
bà mế) thuộc dân tộc M’nông, Ê đê và K’ho để thu thập thông tin về việc sử
dụng cây thuốc trong cộng đồng và điều tra thu mẫu.

Footer Page 4 of 148.


Header Page 5 of 148.

5


2.4.3. Phƣơng pháp phân tích thành phần và cấu trúc hóa học
2.4.3.1. Phương pháp phân lập các chất
*Sắc ký lớp mỏng (TLC): Sắc ký lớp mỏng (TLC) được tiến hành trên bản
mỏng tráng sẵn silica gel loại DC-Alufolien 60 F254 (Merck 1.05715) hoặc
RP18 F254s (Merck). Hiển thị chất trên TLC bằng cách phun đều dung dịch
H2SO4 10% và gia nhiệt từ từ đến khi hiện màu.
* Sắc ký cột (CC): Sắc ký cột (CC) được thực hiện với chất hấp phụ là silica
gel 230400 mesh (0.040  0.063 mm, Merck) hoặc YMC RP-18 (3050
m, Fuji Silysia Chemical Ltd.).
2.4.3.2. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất
Cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định bằng kết quả phổ
cộng hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều cũng như so sánh với các số
liệu đã được công bố. (Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): 1H-NMR (500
MHz) và 13C-NMR (125 MHz) được đo trên máy Bruker AM500 FT-NMR
Spectrometer).
2.4.4. Phƣơng pháp nhân giống một số loài có triển vọng bằng phƣơng
pháp vô tính (giâm hom) và hữu tính (bằng hạt)
Nhân giống vô tính (giâm hom) và hữu tính (bằng hạt) theo phương
pháp của Nguyễn Duy Minh (2010).
Số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình Excel.
2.4.4.1. Giâm hom
Để đánh giá tỷ lệ ra rễ của hom giâm, chúng tôi sử dụng công thức sau:
Số hom ra rễ
Tỷ lệ hom ra rễ =

x 100 %
Tổng số hom thí nghiệm

2.4.4.2. Gieo hạt
Để đánh giá tỷ lệ hạt nảy mầm, chúng tôi sử dụng công thức sau:

Số hạt nảy mầm
Tỷ lệ nảy mầm =

x 100 %
Tổng số hạt thí nghiệm

Footer Page 5 of 148.


Header Page 6 of 148.

6

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc VQG Chƣ Yang Sin
3.1.1. Tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc VQG Chƣ Yang
Sin
3.1.1.1. Đa dạng về các bậc taxon trong ngành
Có thể nói tài nguyên cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin rất phong
phú và đa dạng; hội tụ đầy đủ các ngành thực vật bậc cao có mạch của hệ
thực vật Việt Nam; bao gồm 6 ngành: ngành Lá thông (Psilotophyta), ngành
Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Mộc tặc (Equisetophyta), ngành Dương
xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta); với tổng số 715 loài thuộc 475 chi, 153 họ. Đa số các loài
tập trung chủ yếu ở ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) với 670 loài (93,7%),
445 chi (chiếm 93,7%) và 132 họ (chiếm 86,27%). Do vậy, chúng tôi đi sâu
phân tích ngành Ngọc lan, trong đó có lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp
Hành (Liliopsida). Lớp Ngọc lan chiếm ưu thế với 565 loài (chiếm 84,33%),
378 chi (chiếm 84,95%), 115 họ (chiếm 87,12%). Tỷ lệ tương quan số loài
giữa lớp Ngọc lan và lớp Hành là 5,38, nghĩa là cứ 5,38 loài thuộc lớp Ngọc

Lan thì có một loài thuộc lớp Hành, tỷ lệ này tăng dần đến bậc chi 5,64/1 và
bậc họ 6,76/1. Tỷ lệ này thể hiện tính vượt trội về các bậc phân loại của lớp
Ngọc lan so với lớp Hành. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lớp Hành
(Liliopsida) cũng chứa đựng nhiều loài cây thuốc quý, có giá trị cao như:
Lan gấm (Anoectochilus setaceus), Sâm cau (Curculigo orchioides), Thiên
môn (Asparagus filicinus),…
Bảng 3.1: Sự phân bố cây thuốc của từng Ngành thực vật
tại VQG Chư Yang Sin
T
Ngành
Họ
Tỷ lệ
Chi
Tỷ lệ
Loài
Tỷ lệ
T
(%)
(%)
(%)
1 Psilotophyta
1
0,65
1
0,21
1
0,14
2 Lycopodiophyta
2
1,30

3
0,63
3
0,42
3 Equisetophyta
1
0,65
1
0,21
1
0,14
4 Polypodiophyta
11
7,21
14
2,95
24
3,36
5 Pinophyta
6
3,92
11
2,30
16
2,24
6 Magnoliophyta
86,27 445
93,70
132
670 93,70

100,0 475
100,0
Tổng
153
715 100,0
So với nghiên cứu trước đây, nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện
và bổ sung một ngành thực vật nữa cho hệ thực vật VQG Chư Yang Sin, đó
là ngành Lá thông (Psilotophyta).

Footer Page 6 of 148.


Header Page 7 of 148.

7

3.1.1.2. Đa dạng về bậc họ
Kết quả thống kê cho thấy, tổng số loài của 10 họ giàu loài nhất là
229 loài, chiếm 32,0% số loài cây thuốc trong nguồn tài nguyên cây thuốc
VQG Chư Yang Sin và không có họ nào chiếm tới 10% tổng số loài cây
thuốc ở khu vực nghiên cứu. Họ Đậu (Fabaceae) có số lượng loài sử dụng
làm thuốc nhiều nhất, với 38 loài (chiếm 5,3%).
Bảng 3.3: Thống kê 10 họ đa dạng cây thuốc nhất tại VQG Chư Yang Sin.
Tên họ
Loài
Chi
TT Tên khoa học
Tên Việt
Số
Tỉ lệ

Số
Tỉ lệ
Nam
lượng
(%)
lượng
(%)
1
Fabaceae
Đậu
38
5,3
20
4,2
2
Asteraceae
Cúc
33
4,6
26
5,5
3
Euphorbiaceae
Thầu dầu
32
4,5
19
4,0
4
Rubiaceae

Cà phê
25
3,5
20
4,2
5
Orchidaceae
Lan
25
3,5
16
2,6
6
Lauraceae
Long não
17
2,4
6
1,3
7
Caesalpiniaceae Vang
16
2,2
8
1,7
8
Zingiberaceae
Gừng
15
2,1

6
1,3
9
Moraceae
Dâu tằm
15
2,1
4
0,85
10 Acanthaceae
Ô rô
13
1,8
11
2,3
Tổng
229
32,0
136
28,6
3.1.1.3. Đa dạng về bậc chi
Cây thuốc ở VQG Chư Yang Sin phân bố trong 475 chi. Tổng số loài
10 chi giàu loài nhất là 63 loài, chiếm 8,8% số loài trong tổng số loài đã
được nghiên cứu. Chi nhiều loài nhất gồm 10 loài (Ficus). Các chi còn lại có
từ 5 loài trở lên (Bauhinia, Phyllanthus, Albizia, Syzygium, Smilax,
Zingiber,…).
3.1.1.4. Đa dạng về bậc loài.
Cây thuốc ở VQG Chư Yang Sin có 715 loài. Họ dẫn đầu về số loài
cây thuốc là họ Đậu (Fabaceae) với 38 loài. Chi nhiều loài nhất là chi Ficus
(Moraceae) chứa 10 loài.

Với 715 loài đã được xác định, so với số lượng loài cây thuốc của
Việt Nam đã được công bố [V.V.Chi, 2012], cây thuốc tại VQG Chư Yang
Sin chiếm 15,3%, còn so với số liệu của Viện Dược liệu điều tra, thống kê
năm 2004 (3.897 loài thực vật bậc cao) thì số loài cây thuốc tại VQG Chư
Yang Sin chiếm tới 18,34% tổng số loài cây của nước ta. Có thể thấy, VQG
Chư Yang Sin chứa đựng một tiềm năng lớn về nguồn tài nguyên cây thuốc.

Footer Page 7 of 148.


Header Page 8 of 148.

8

3.1.1.5. Đa dạng về dạng sống của cây thuốc ở VQG Chư Yang Sin
Từ kết quả điều tra, chúng tôi đã thống kê được 12/16 dạng sống cơ
bản, trong đó dạng cây cỏ đứng (COD) chiếm tỷ lệ nhiều nhất (24,05%) với
172 loài.
Bảng 3.5: Các dạng sống của cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin
STT Dạng sống
Số loài
Tỷ lệ (%)
1
GOL (gỗ lớn)
78
10,91
2
GOT (gỗ trung bình)
76
10,63

3
GON (gỗ nhỏ)
114
15,94
4
BUI (bụi)
118
16,50
5
COD (cỏ đứng)
172
24,05
6
COL (cỏ leo)
78
10,91
7
DLG (dây leo gỗ)
24
3,35
8
CPS (cây phụ sinh)
27
3,80
9
BTR (bụi trườn)
18
2,56
10
CAU (cây dạng cau)

5
0,70
11
TRE (tre)
2
0,28
12
CKS (cây ký sinh)
3
0,42
Tổng
715
100,00
Tổng số loài cây thuốc không phải là cây gỗ chiếm nhiều nhất
(62,52%) so với tổng số loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu. Đây là số liệu
rất tốt cho công tác quản lý, phát triển và khai thác cây thuốc trong mối
tương quan với bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Chư Yang Sin sau này.
3.1.2. Đặc điểm phân bố cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật
Để đánh giá đặc điểm phân bố của các loài cây thuốc trong các kiểu
thảm thực vật, chúng tôi dựa vào bản đồ hiện trạng thảm thực vật của VQG
Chư Yang Sin do Vườn cung cấp làm cơ sở thiết lập các tuyến điều tra. Từ
đó, thống kê số lượng loài cây thuốc phân bố ở các kiểu thảm thực vật khác
nhau trong VQG.
Qua điều tra, nghiên cứu chúng tôi thấy cây thuốc có mặt ở hầu hết các
thảm thực vật điển hình của VQG và vùng đệm. Kiểu rừng kín thường xanh
mưa mùa ẩm á nhiệt đới núi thấp là kiểu thảm có nhiều cây thuốc phân bố
nhất, với 369 loài (chiếm 51,60%).

Footer Page 8 of 148.



Header Page 9 of 148.

9

Bảng 3.6: Số loài cây thuốc tại các kiểu thảm thực vật
Diện tích
Tỷ lệ
Số cây Tỷ lệ
Kiểu thảm
(ha)
(%)
thuốc
(%)
1
Kiểu rừng kín thường xanh mưa
5.342,4
8,97
256
35,80
mùa ẩm nhiệt đới
1.1
Kiểu rừng kín thường xanh mưa
1.581,54
2,66
205
28,67
mùa ẩm nhiệt đới
1.2
Kiểu rừng phụ thứ sinh (rừng phụ

3.760.86
6,31
51
7,13
thứ sinh nhân tác, rừng kín
thường xanh mưa mùa ẩm nhiệt
đới phục hồi sau nương rẫy, kiểu
rừng phụ thứ sinh tre nứa phục
hồi sau nương rẫy, trảng cỏ, cây
bụi, cây gỗ rải rác)
2
Kiểu rừng kín thường xanh mưa
43.829,8
73,63
369
51,60
mùa ẩm á nhiệt đới núi thấp
2.1
Kiểu rừng kín thường xanh mưa 29.515,69 49,58
309
43,21
ẩm á nhiệt đới núi thấp
2.2
Kiểu rừng phụ thứ sinh (kiểu phụ 14.314,11 24,05
60
8,39
thứ sinh nhân tác rừng kín thường
xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
phục hồi sau nương rẫy, kiểu phụ
thứ sinh tre nứa phục hồi sau

nương rẫy và trảng cỏ, cây bụi,
cây gỗ rải rác)
3
Kiểu rừng kín thường xanh mưa
2.894,10
4,86
166
23,2
mùa ẩm á nhiệt đới núi cao trung
bình
4
Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô
7.019,39
11,79
89
12,44
á nhiệt đới núi thấp
5
Thảm cây nông nghiệp
439,35
0,75
29
4,1
Tổng
59.515,9
99,98
909
127,1
(Tỷ lệ % trong bảng lớn hơn 100% là do có nhiều loài có mặt trong nhiều
kiểu thảm khác nhau)

3.1.3 Giá trị bảo tồn nguồn gen cây thuốc
So với số lượng cây thuốc đã biết hiện nay ở nước ta, VQG Chư
Yang Sin chứa đựng một nguồn gen cây thuốc khá phong phú và đa dạng;
chúng tôi đã thống kê được 715 cây thuốc, chiếm 18,34% (so với tổng số
loài thực vật bậc cao có mạch làm thuốc đã biết ở nước ta - 3.897 loài).

TT

Footer Page 9 of 148.


Header Page 10 of 148.

10

Giá trị nguồn gen cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin không chỉ thể
hiện ở số lượng lớn loài cây thuốc mà còn chứa đựng rất nhiều nguồn gen
quý, hiếm và độc đáo (Trầm hương (Aquilaria crassna); Bí kỳ nam
(Hydnophytum formicarum); Kỳ nam gai (Myrmecodia tuberosa); Pơ mu
(Fokienia hodginsii); Thông đà lạt (Pinus dalatensis); Thông 2 lá dẹt (Pinus
krempfii); Cốt toái bổ (Drynaria fortunei);…..).
3.1.3.1. Theo sách đỏ Việt Nam, 2007.
Dựa vào “Sách đỏ Việt Nam, 2007- Phần II: Thực vật” thì cây thuốc
tại VQG Chư Yang Sin có 45 loài chiếm 6,2% tổng số loài cây thuốc trong
khu vực nghiên cứu đang bị đe dọa ở các mức độ khác nhau như sau:
Mức độ rất nguy cấp (CR): có 01 loài; mức độ nguy cấp (EN): có 19
loài; mức sẽ nguy cấp (VU): gồm có 25 loài.
3.1.3.2. Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ
về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Căn cứ theo Nghị định này, đã thống kê được 21 loài, cụ thể: nhóm

I.A: có 3 loài. nhóm II.A: 18 loài.
3.1.3.3. Theo danh lục đỏ cây thuốc 2006
Theo Danh lục đỏ cây thuốc (2006), chúng tôi đã thống kê được 27
loài ở các mức phân hạng sau:
Mức đang bị nguy cấp (EN): có 13 loài; mức sắp nguy cấp (VU): có
14 loài.
Rõ ràng, tài nguyên cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin không chỉ
chứa nguồn gen nhiều loài quý, hiếm, có giá trị cao mà là nơi chứa nhiều
loài cây thuốc nguy cấp mà cho tới nay chưa được nghiên cứu kỹ.
3.2. Giá trị sử dụng và mối đe dọa nguồn tài nguyên cây thuốc
3.2.1. Giá trị sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc trong y học cổ truyền
và công nghiệp dƣợc phẩm.
3.2.1.1. Giá trị trong y học cổ truyền
Hiện nay, theo thống kê của Bộ Y tế thì số loài cây thuốc được sử
dụng trong Y học cổ truyền tại các bệnh viện y học cổ truyền và lương y là
khoảng 180 - 200 loài. Theo danh lục này, đã thống kê được ở VQG Chư
Yang Sin có mặt 120 loài. Có nhiều loài khá nổi tiếng như Đảng sâm, Ngân
đằng, Hoài sơn, Tắc kè đá, Thổ phục linh, Xuyên tâm liên, Gừng, Địa liền,
Sa nhân, Nhân trần, Chè dây, Kha tử và các loài Bình vôi,...

Footer Page 10 of 148.


Header Page 11 of 148.

11

3.2.1.2. Giá trị trong công nghiệp dược
So với danh mục thuốc (khoảng 300 loại) có nguồn gốc thực vật của
Bộ Y tế (2013) thì cây thuốc ở VQG Chư Yang Sin hiện đang chứa đựng

khoảng 70 loài cây thuốc và vị thuốc dùng để sản xuất thuốc. Điển hình
trong số đó là Vàng đắng, Đảng sâm, Hoài sơn, Ba gạc, Chè dây, Sa nhân,
Gừng, Địa liền, Chó đẻ răng cưa, các loài Bình vôi,... Trong đó, một số loài
có thể cung cấp cho thị trường một lượng lớn nguyên liệu dược mỗi năm
như Sa nhân, Giềng, Gừng và Địa liền, Bá bệnh, Chè dây, Kháo nhậm; cho
khối lượng thấp hơn: Vàng đắng, củ Thổ phục linh,....
3.2.2. Tri thức bản địa và vai trò của cây thuốc trong đời sống ngƣời
dân thiểu số trong vùng đệm
3.2.2.1. Tri thức bản địa
VQG Chư Yang Sin có 3 dân tộc thiểu số bản địa (M’nông, Ê đê và
K’ho). Trước đây, các dân tộc này sống ở vùng lõi của VQG, sau này (1985)
họ được di dời ra sống ở vùng đệm của Vườn. Qua điều tra, chúng tôi nhận
thấy rằng tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc bản địa
tại khu vực nghiên cứu rất độc đáo. Tuy nhiên, số liệu thu được mới chỉ là
kết quả ban đầu, chưa đủ đại diện cho tri thức và kinh nghiệm của cả dân tộc
nhưng cũng xin được trình bày ở đây như sau:
a) Thành phần cây thuốc truyền thống của 3 dân tộc bản địa
- Dân tộc M’nông
Chúng tôi đã điều tra, thông kê được 85 loài, 79 chi, 52 họ thuộc 02
ngành: ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) được người M’nông thường xuyên thu hái và sử dụng theo
kinh nghiệm truyền thống. Đa số loài cây thuốc tập trung ở ngành Ngọc lan,
với 83 loài (chiếm 97,65%); trong đó lớp Ngọc lan chiếm 74 loài. Họ Đậu
(Fabaceae) có số loài được sử dụng làm thuốc nhiều nhất (10 loài).
- Dân tộc Êđê
Thành phần cây thuốc truyền thống của dân tộc Ê đê đa dạng nhất
trong số 3 dân tộc bản địa về số lượng các bậc taxon (ngành, họ, chi, loài).
Theo kết quả điều tra, chúng tôi đã thống kê cây thuốc đồng bào Ê đê
thường xuyên thu hái và sử dụng là 105 loài, 92 chi, 58 họ thuộc 5 ngành:
ngành Lá thông, ngành Thông đất, ngành Dương xỉ, ngành Thông và ngành

Ngọc lan. Đa số cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan, với 98 loài (chiếm
93,33%); trong đó lớp Ngọc lan có 73 loài, chiếm 74,48%. Hai họ có số loài

Footer Page 11 of 148.


Header Page 12 of 148.

12

được sử dụng làm thuốc nhiều nhất (6 loài/họ) là họ Đậu (Fabaceae) và họ
Gừng (Zingiberaceae).
- Dân tộc K’ho
Thành phần cây thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc K’ho thấp
hơn hẳn so với hai dân tộc đã nêu trên và nhiều dân tộc khác (một số dân tộc
phía Bắc: H’mông, Dao, Thái,…). Chúng tôi đã ghi nhận được 65 loài cây
thuốc của 64 chi, 39 họ thuộc 2 ngành: ngành Thông đất (Lycopodiophyta)
và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) thường xuyên được người K’ho thu hái
và sử dụng tại cộng đồng. Trong đó, ngành Thông đất chỉ có 2 loài, 2 chi
của 1 họ duy nhất. Ngành Ngọc lan chiếm ưu thế vượt trội với 63 loài, 62
chi và 38 họ. Họ Cúc (Asteraceae) có số loài bị thu hái làm thuốc nhiều nhất
(6 loài).
Như vậy, tổng số loài cây thuốc của 3 dân tộc đã được thống kê là
215 loài của 173 chi, 88 họ thuộc 5 ngành (ngành Lá thông, Thông đất,
Dương xỉ, Thông và ngành Ngọc lan).
Sự khác biệt rõ rệt về thành phần cây thuốc giữa 3 dân tộc cho thấy
rằng: dù sinh sống cùng địa giới hành chính song mỗi dân tộc đều có thành
phần cây thuốc và nguồn tri thức riêng biệt. Một số rất ít loài dùng chung có
cùng công dụng, phản ánh sự giao thoa kiến thức giữa các dân tộc.
Thành phần loài cây thuốc của cả 3 dân tộc tuy không nhiều so với

các dân tộc khác ở phía Bắc (Dao, H’mông,..) nhưng phải nói rằng, 3 dân
tộc thiểu số vùng nghiên cứu có nhiều cách chế biến cây thuốc độc đáo và
khác lạ (dân tộc M’nông dùng trực tiếp nhựa cây Dầu mít (Dipterocarpus
alatus) chữa đau bụng ở trẻ em, độc đáo và khác lạ hơn nữa là đun quả
Chiêu liêu (Terminalia chebula) tắm chữa sởi, trong khi đó bệnh này ở các
dân tộc phía Bắc lại kiêng nước; dân tộc Ê đê dùng cụm hoa cây Giềng gió
(Zingiber zerumbet) đập dập đắp vào chim trẻ em để chữa đái dầm; lấy nước
cắt ngang cây Sổ bạc (Dillenia hookeri) uống chữa tiêu chảy trẻ em, nướng
củ gừng cho phụ nữ mới sinh ăn ra nhiều sữa,… là những ví dụ điển hình).
b) Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc.
* Bộ phận sử dụng
Hầu hết các bộ phận của cây đều được sử dụng chữa bệnh, tuy nhiên
tỷ lệ mỗi bộ phận được sử dụng là khác nhau và không giống nhau ở từng
dân tộc. Số liệu được trình bày cụ thể như sau:

Footer Page 12 of 148.


Header Page 13 of 148.

13

Bảng 3.10: Tỷ lệ (%) các bộ phận của cây thuốc bị thu hái bởi 3 dân tộc
bản địa (M’nông, Ê đê và K’ho)
Bộ phận sử Lá
Thân
Rễ
Cả cây Tổng tỷ lệ các bộ
dụng
phận khác (hoa, quả,

Dân tộc
hạt, nhựa,...)
M’nông
22,9
19,8
38,5
16,5
22,9
Ê đê
56,1
29,4
3,7
24,5
19,6
K’ho
33,1
7,6
30,3
7,6
22,5
Nhìn chung, với kiểu thu hái và sử dụng theo kinh nghiệm truyền
thống thì khả năng cây thuốc bị đe dọa là rất cao bởi tổng tỷ lệ thu hái rễ,
thân và cả cây của cả 3 dân tộc rất lớn. Nếu không được quan tâm, quản lý
chặt chẽ sẽ có nhiều loài cây thuốc bị rơi vào tình trạng rất nguy cấp, khả
năng bị hủy diệt rất cao. Đó là các loài bị thu hái cả cây: các loài Lan gấm
(Anoectochilus spp.); Thạch hộc (Dendrobium spp.),....; Bí ký nam
(Hydnophytum formicarum); Kỳ nam gai (Myrmecodia tuberosa); Tắc kè đá
(Drynaria bonii); Cốt toái bổ (Drynaria fortunei); Dó đất (Balanophora
laxiflora) hoặc các loài đào cây để lấy củ: Đảng sâm (Codonopsis javanica);
Thiên môn (Asparagus filicinus); Hoài Sơn (Dioscorea hamiltonii);.... Đây

là những loài tái sinh kém, sinh trưởng chậm, số lượng cá thể ít, quần thể
nhỏ, phân tán, chất lượng cá thể thường rất yếu ớt hoặc còi cọc, rất dễ bị tổn
thương bởi tác động ngoại cảnh dù là rất nhỏ.
* Công dụng
Tại cộng đồng các dân tộc thiểu số, cây thuốc rất có giá trị và đóng
vai trò quan trọng trong phòng và chữa bệnh; 15 nhóm bệnh đã được chữa
trị tại cộng đồng mà chúng tôi thống kê từ kết quả các cuộc điều tra, phỏng
vấn kinh nghiệm của các ông lang bà mế, người làm thuốc và am hiểu về
cây thuốc gồm: nhóm bệnh hệ tiêu hóa (tiêu chảy, lị, dạ dày,..), nhóm bệnh
hệ vận động (bong gân, gãy xương…), nhóm bệnh ngoài da (ghẻ, lở, hắc
lào,…), nhóm bệnh hệ thần kinh (an thần - ngủ, động kinh, liệt nửa người,
suy nhược cơ thể,...), nhóm bệnh hệ tuần hoàn (cầm máu, huyết áp cao, xuất
huyết não,…), nhóm bệnh hệ hô hấp (ho, viêm họng, khó thở, hen, suyễn,
viêm phế quản, lao phổi,…), nhóm bệnh trẻ em (cam tích, còi xương, sởi,
đái dầm, chốc đầu,….), nhóm bệnh hệ tiết niệu (bí tiểu, đái ra máu, sỏi thận,
viêm thận,..), bệnh về gan (vàng da, viêm gan, xơ gan cổ chướng,…), bồi bổ
cơ thể, bệnh đàn ông (viêm tinh hoàn, yếu sinh lý, liệt dương, di mộng
tinh,…), bệnh phụ nữ (an thai, áp xe vú, viêm âm hộ, rong kinh,…), bệnh do

Footer Page 13 of 148.


Header Page 14 of 148.

14

động vật cắn và các bệnh khác (cảm cúm, phát ban, cảm nắng, đau răng,
bỏng,…)
Trong số 15 nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc, nhóm bệnh
tiêu hóa, hệ vận động và bệnh ngoài da chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đây là các

bệnh thường sảy ra nhiều nhất ở cộng đồng bởi do cuộc sống vất vả, lao
động nặng lại sống trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất (thiếu nước
sạch, nhà vệ sinh,….).
Cách chế biến cây thuốc của dân tộc bản địa rất đơn giản, chủ yếu
đun uống, rất hiếm khi nấu cao.
c) Kinh nghiệm khai thác và bảo quản cây thuốc
Kinh nghiệm khai thác: Các dân tộc bản địa (M’nông, Ê đê và K’ho)
sinh sống tại VQG Chư Yang Sin thường thu hái cây thuốc quanh năm.
Nhìn chung, những người tham gia thu hái cây thuốc là những người có kinh
nghiệm, có kiến thức nhất định về cây thuốc và rất am hiểu đặc tính của
từng loại cây thuốc nên việc thu hái các bộ phận làm thuốc rất hợp lý (bao
giờ cũng chỉ thu hái nhiều nhất 2/3 bộ phận/cây, bớt lại củ và rễ non, hạt
già,...), đảm bảo hài hòa giữa sử dụng và bảo tồn cây thuốc tại cộng đồng.
Tuy nhiên, hiện nay do tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường làm
cho thành phần tham gia thu hái cây thuốc có nhiều thay đổi (nhiều người
không am hiểu về cây thuốc cũng tham gia khai thác, thu hái nên có nhiều
cây thuốc bị thu hái nhầm hoặc đáng rẽ chỉ lấy lá nhưng lại chặt cả cây,…)
gây ra lãng phí tài nguyên cây thuốc, nhiều cây thuốc rơi vào tình trạng bị
đe dọa, cần được bảo vệ.
Kinh nghiệm bảo quản: Sự bảo quản cây thuốc của cả 3 dân tộc bản
địa khá đơn giản, thường chỉ có 2 cách là bảo quản tươi (vùi vào cát ẩm
hoặc ấp lá) và bảo quản khô (cắt nhỏ, phơi khô (hay sao vàng), đóng túi
nilon hay cho vào các hộp gỗ, ống bương, chum, vại buộc kín để gác bếp
hay cất đi dùng dần).
3.2.2.2. Vai trò của cây thuốc trong đời sống ngƣời dân thiểu số ở khu
vực nghiên cứu.
Phải nói rằng, người dân khu vực nghiên cứu vẫn chữa bệnh theo thói
quen và tập quán là chủ yếu nên cây thuốc vẫn là đối tượng đầu tiên mà
người dân nghĩ tới khi họ bị nhiễm bệnh.
a) Giá trị chữa bệnh tại cộng đồng.

Theo số liệu điều tra, chúng tôi đã thống kê được trung bình 70% dân
số các dân tộc bản địa hiện còn sử dụng cây thuốc chữa 15 nhóm bệnh khác
nhau, trong đó chủ yếu là trẻ em, người già và phụ nữ đang trong tuổi sinh

Footer Page 14 of 148.


Header Page 15 of 148.

15

nở, bồi bổ cơ thể; tỷ lệ này tăng lên ở các hộ gia đình sống ở làng bản gần
rừng, xa trung tâm y tế,.... họ vẫn phụ thuộc vào cây cỏ trong công tác chăm
sóc sức khoẻ với tỷ lệ khoảng 80 - 90% số lần mắc bệnh; ngược lại, một
lượng nhỏ dân cư sống ở thị tứ, thị trấn và gần trạm y tế, lại có các dịch vụ y
tế tốt hơn (có nhiều loại thuốc miễn phí hoặc được trợ giá và có tác dụng
nhanh,...) thì tỷ lệ chăm sóc sức khỏe bằng cây thuốc có phần thấp hơn.
Mặc dù vậy, người dân vùng đệm vẫn sử dụng cây thuốc để chữa
bệnh theo cách riêng của họ, theo kinh nghiệm, tập quán và thói quen,... Giá
trị cây thuốc đem lại cho cộng đồng khó mà hoạch toán chính xác bởi có
bệnh nan y được chữa trị hiệu quả bằng cây thuốc, trong khi đó nếu dùng
thuốc Tây thì rất tốn kém (bệnh gan, xơ gan).
b) Giá trị kinh tế
Ngoài giá trị chữa bệnh tại cộng đồng, cây thuốc còn cho giá trị kinh
tế rất lớn, nó góp phần xóa đói, giảm nghèo, bởi việc thu hái cây thuốc là kế
sinh nhai của một bộ phận dân cư vùng đệm. Hoạt động thu hái cây thuốc
đem lại thu nhập trung bình 30.000 - 40.000 đồng/ngày/người. So với tổng
thu nhập của người dân (nguồn thu từ trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh
nhỏ,...) thì thu nhập từ cây thuốc chiếm khoảng 3 - 11%, tùy thuộc vào mức
độ tác động vào rừng của từng hộ gia đình thu hái cây thuốc (số lượng người

tham gia, số ngày thu hái, loại cây thuốc thu hái được,....). Nguồn thu nhập
này liên tục bị thay đổi do phụ thuộc vào nhu cầu và giá cả thị trường.
3.2.3. Các mối đe dọa tới tài nguyên cây thuốc và tri thức bản địa về cây
thuốc
Trước đây, VQG Chư Yang Sin được cách ly khỏi sự phát triển kinh
tế nhanh chóng của nước ta, bởi đường xá nhỏ hẹp, đi lại khó khăn, ít được
kết nối với các tuyến giao thông chính; hơn nữa dân số lại ít. Do vậy, các
mối đe dọa đến tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên cây thuốc
nói riêng giảm thiểu xuống mức thấp. Nhưng từ những năm 80 tới nay, do
giao thông được cải thiện, các con đường nối giữa huyện Lắk với Đà lạt,
huyện Krông Bông với Buôn Mê Thuật được mở rộng, làm tăng tính tiếp
cận, đồng thời dân số tăng nhanh do sự di cư ồ ạt của các dân tộc phía Bắc
vào đã gây áp lực lớn đối với tài nguyên rừng. Việc xác định được các mối
đe dọa tới tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên cây thuốc nói
riêng ở khu vực nghiên cứu là rất cần thiết. Vì chỉ khi xác định đúng các
mối đe dọa thì chúng ta mới xây dựng được những chương trình, kế hoạch
hành động phù hợp.

Footer Page 15 of 148.


Header Page 16 of 148.

16

Qua điều tra thực tế, các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây
thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc của các dân tộc bản địa tại VQG Chư
Yang Sin được xác định như sau:
3.2.3.1. Các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây thuốc
Các nguyên nhân dẫn đến nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Chư

Yang Sin bị đe dọa được xác định gồm có: nguyên nhân trực tiếp và gián
tiếp
a) Nguyên nhân trực tiếp: là do mất môi trường sống (mở rộng diện
tích canh tác, khai thác gỗ, xây dựng thủy điện, mở đường,…); khai thác quá
mức (lượng khai thác vượt lượng tái sinh tự nhiên); nhu cầu sử dụng cây
thuốc tăng lên (không chỉ khai thác sử dụng tại địa phương mà còn bán đi
nơi khác); thay đổi cơ cấu cây trồng (đất nương rẫy dùng trồng cây công
nghiệp); lãng phí tài nguyên cây thuốc (không biết cách bảo quản, thu hái
nhiều hơn lượng cần dùng, thu hái nhầm cây thuốc,…); cháy rừng (thường
diễn ra định kỳ vào mùa khô ở rừng cây lá kim, và do người đi săn bắt thú
đốt lửa để thu hút các loài thú móng guốc, lửa đốt rẫy lan vào rừng,…); ô
nhiễm môi trường (phát triển du lịch,….); thay đổi cấu trúc thu nhập của
người dân (do phát triển du lịch kéo theo các sản phẩm dân tộc bị thương
mại hóa, các mặt hàng mỹ nghệ làm từ cây thuốc,…); chưa có chính sách
quản lý hữu hiệu (nhóm cây thuốc chưa được chú trọng nên số vụ khai thác
và vận chuyển cây thuốc còn ít bị bắt giữ,….).
b) Nguyên nhân gián tiếp là do: nhận thức của người dân chưa cao
(người dân chưa nhận thức đúng đắn về vai trò lâu dài của cây thuốc,….);
diện tích rừng và đất có cây thuốc phân bố bị thu hẹp (do phát triển kinh tế
và phát triển cơ sở hạ tầng,…); đời sống còn nhiều khó khăn (thu hái cây
thuốc đã trở thành sinh kế của một bộ phận người dân địa phương,…); VQG
Chư Yang Sin là nơi phân bố của nhiều loài cây thuốc (nơi khác không có
nên người khai thác đổ dồn về đây).
3.2.3.2. Các mối đe dọa đối với tri thức sử dụng cây thuốc
Qua điều tra thực tế, các mối đe dọa đối với tri thức sử dụng cây
thuốc tại VQG Chư Yang Sin được xác định gồm: đa dạng sinh học giảm
(cây thuốc ngày càng trở nên khan hiếm, một số loài khó thu hái nên không
có cây thuốc cho người dân thực hành kinh nghiệm,…); tri thức sử dụng cây
cỏ làm thuốc không được tư liệu hóa, thất truyền, nhiều cây thuốc sẽ trở
thành cây hoang dại khi mà tri thức sử dụng nó không còn (tri thức sử dụng

cây thuốc của các dân tộc bản địa sống tại VQG Chư Yang Sin chỉ được
truyền khẩu mà chưa có bất kỳ ghi chép nào. Nguồn tri thức này đang dần bị

Footer Page 16 of 148.


Header Page 17 of 148.

17

mai một do người già ngày càng ít dần, người trẻ lại không thiết tha với kinh
nghiệm cha ông - đây được xem như là nguyên nhân chính đe dọa đến tri
thức sử dụng cây thuốc); y học hiện đại phát triển (các cơ sở y tế được xây
dựng khắp nơi, người dân được sử dụng miễn phí hoặc được trợ giá, nhanh
khỏi,…); sự phá vỡ các nguồn thông tin truyền khẩu (đài, ti vi, sách báo,...
chủ yếu nhấn mạnh tri thức khoa học làm loãng nguồn thông tin truyền
khẩu,...).
Nếu không ngăn chặn được các mối đe dọa tới nguồn tài nguyên cây
thuốc và tri thức sử dụng chúng sớm thì nhiều cây thuốc sẽ trở thành cây
hoang dại và nhiều bài thuốc sẽ trở thành bài thuốc “chết” trong tương lai
không xa (không có cây thuốc để thực hành, lại không có tri thức để thực
hiện).
3.3. Cơ sở khoa học và giải pháp bảo tồn, phát triển cây thuốc
3.3.1. Hiện trạng công tác bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG
Các xã và các gia đình đã nhận 16.000 ha rừng để khoán bảo vệ. Số
diện tích mà các hộ nhận khoán rừng đã được bảo vệ tốt và đời sống của các
hộ nhận khoán cũng được cải thiện hơn. Qua đó, có thể thấy rằng việc bảo
vệ rừng cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ nguồn tài nguyên cây thuốc.
Trên cơ sở bảo tồn, với chủ trương bảo vệ rừng là nhiệm vụ hàng đầu
đã được VQG Chư Yang Sin thực hiện trong vài năm gần đây, diện tích

rừng được quản lý nghiêm ngặt chiếm gần hết diện tích của Vườn (58.488,5
ha/59.521,9 ha - chiếm 98,2%), trong đó có nhiều cây thuốc được bảo vệ.
Ngoài ra, VQG Chư Yang Sin đã phối hợp với các tổ chức khác như
Birdlife thực hiện các dự án lồng ghép nghiên cứu đa dạng và bảo tồn sinh
vật. Hiện nay, VQG đang thực hiện khoanh vùng bảo tồn một số loài cây
thuốc thuộc nhóm hạt trần như: Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Kim
giao núi đất (Nageia wallichiana), Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii), Thông
đà lạt (Pinus dalatensis), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Bách xanh
(Calocedrus macrolepis).
Đây là các loài mà VQG đang tập trung bảo tồn, trong đó chú trọng
vào 2 loài là Pơ mu và Bách xanh bởi khả năng khai thác tinh dầu chữa bệnh
và hai loài này đang là mối quan tâm của nhiều thương lái.
3.3.2. Giải pháp bảo tồn và phát triển trên cơ sở tri thức bản địa
Bảo tồn cây thuốc là công việc dài hơi, liên tục, ngoài sự quan tâm
của các cấp chính quyền (từ Nhà nước tới địa phương), hoạt động bảo tồn
còn cần sự quan tâm đặc biệt của từng cá nhân trong cộng đồng.

Footer Page 17 of 148.


Header Page 18 of 148.

18

Căn cứ vào điều tra thực tế và dựa vào các yếu tố tự nhiên, xã hội tại
VQG Chư Yang Sin mà chúng lựa chọn các giải pháp sau:
a) Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo tồn cây thuốc.
b) Để bảo tồn và phát triển lâu dài, trước tiên cần tư liệu hóa cây
thuốc thông qua việc xây dựng sổ tay cây thuốc bằng tiếng phổ thông và
tiếng dân tộc.

c) Khuyến khích các hộ trồng cây thuốc trong vườn nhà, nương rẫy
và xây dựng các vườn cây thuốc tại trạm xá, trường học để nâng cao nhận
thức cho học sinh.
d) Đảm bảo lợi ích cho người dân, đặc biệt những cá nhân chia sẻ
thông tin về cây thuốc hay cho các cá nhân hoặc các tổ chức ngoài cộng
đồng của họ.
e) Phục hồi, phát triển (nếu đã có) hoặc khuyến kích cộng đồng địa
phương xây dựng “Hương ước” về bảo vệ rừng, bảo vệ cây thuốc phù hợp
với Pháp luật và sẽ được Pháp luật bảo hộ.
3.3.3. Cơ sở khoa học để bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc có
triển vọng
3.3.3.1. Cơ sở khoa học cho bảo tồn
Dẫu biết rằng, hoạt động bảo tồn cần phải được áp dụng cho tất cả
các loài, góp phần bảo vệ đa dạng nguồn gen. Song, do điều kiện thực tế
chưa cho phép nên chúng tôi lựa chọn các loài cần ưu tiên bảo tồn dựa vào
hiện trạng thực tế và tình trạng đang được khuyến cáo bảo vệ trong các tài
liệu sau:
- Các loài có tên trong Sách đỏ Việt nam (Phần II - Thực vật), 2007.
- Các loài có tên trong nghị định 32/NĐ-CP ban hành về “quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” ngày 30/3/2006.
- Các loài có tên trong Danh lục đỏ cây thuốc (2006).
3.3.3.2. Thực thi bảo tồn tại VQG
Bảo tồn là để sử dụng lâu dài, bảo vệ đa dạng sinh học, vì thế phải
tiến hành đưa các loài bị đe dọa vào nhân trồng càng sớm càng tốt.
Trong các hình thức bảo tồn, chú trọng đến 2 hình thức bảo tồn
nguyên vị (in situ) tại VQG và bảo tồn chuyển vị (ex situ) tại các địa
phương khác có điều kiện thích hợp có thể đưa giống vào trồng đại trà. Hai
hình thức bảo tồn này đều có ưu, nhược điểm, bổ sung cho nhau và không
thể thay thế. Vì vậy, cần tiến hành đồng thời cả 2 hình thức này trong bảo
tồn cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin.


Footer Page 18 of 148.


Header Page 19 of 148.

19

Vai trò tham gia của người dân trong bảo tồn và trồng cây thuốc ngay
tại địa phương là rất quan trọng. Cần tập huấn, hướng dẫn cho người dân về
bảo tồn, thu hái và trồng trọt cây thuốc.
3.3.3.3. Nghiên cứu nhân trồng hai loài cây thuốc.
Căn cứ vào điều tra thực tế về các loài bị mất môi trường sống, lại bị
khai thác nhiều và đặc biệt là khả năng tái sinh tự nhiên hạn chế; đồng thời
căn cứ vào Sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ cây thuốc, chúng tôi lựa chọn
trước hết 02 loài để nghiên cứu nhân trồng là: Bí kỳ nam (Hydnophytum
formicarum Jack) và Kỳ nam gai (Myrmecodia tuberosa Jack).
Đây là hai loài cây thuốc đặc trưng trong vùng, bị khai thác mạnh
mẽ, số lượng cá thể giảm mạnh, đang bị đe dọa và trở nên hiếm gặp, đặc biệt
là chưa có bất kỳ thông tin nào về đặc điểm tái sinh, nhân giống chúng.
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng nhân giống của hai loài cây
thuốc này bằng 2 phương pháp: vô tính (giâm hom) và hữu tính (ươm hạt).
Thử nghiệm nhân giống vô tính loài Bí kỳ nam (Hydnophytum
formicarum) với các công thức thí nghiệm gồm hom giâm không xử lý chất
kích thích ra rễ (đối chứng) và hom giâm được nhúng vào dung dịch ra rễ
IAA 2000, 3000 và 5000ppm trong 6 giây. Sau 30 ngày theo dõi thí nghiệm,
kết quả hom giâm ra rễ cao nhất đạt tỷ lệ 56,7%, khi hom được xử lý với
chất kích thích IAA 3000ppm trong 6 giây và thấp nhất (3,3%) khi hom
được xử lý với chất kích thích IAA 5000ppm trong 6 giây.
Để nhân giống thành công loài này cần đảm bảo các điều kiện sau:

chọn được nồng độ chất kích thích ra rễ phù hợp; thời gian xử lý hom giâm
với chất kích thích ra rễ; duy trì độ ẩm cho hom giâm (75 -80% những ngày
đầu, sau giảm dần (tưới 3 - 4 lần/ngày)); buộc phải chọn giá thể phù hợp
(bởi cây này là cây sống phụ sinh).
Nhân giống bằng hạt của hai loài Bí kỳ nam (Hydnophytum
formicarum Jack) và Kỳ nam gai (Myrmecodia tuberosa Jack), bước đầu ghi
nhận kết quả như sau: sự nảy mầm của hạt loài Bí kỳ nam đạt cao nhất là
50% và loài Kỳ nam gai là 53,3%.
Tiếp tục theo dõi quá trình sinh trưởng của hai loài này cho thấy: cây
non phát triển chậm: đường kính thân phình chỉ đạt 2,56 cm (đối với loài Bí
kỳ nam) và 4,56 cm (Kỳ nam gai) sau 18 tháng nhân trồng.
Đây là kết quả đầu tiên thăm dò khả năng nghiên cứu về nhân giống
(giâm hom và hạt) hai loài Bí kỳ nam và Kỳ nam gai. Kết quả bước đầu đã
mở ra triển vọng nhân trồng, nhằm bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc
này ngay trong vùng đệm và các địa phương khác nữa trong tương lai.

Footer Page 19 of 148.


20

Header Page 20 of 148.

3.3.3.4. Nghiên cứu thành phần hóa học hai loài cây thuốc Bí kỳ nam
(Hydnophytum formicarum Jack) và Kỳ nam gai (Myrmecodia
tuberosa Jack)
a) Thành phần hóa học loài Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack)
* Các chất được phân lập từ loài Bí kỳ nam theo sơ đồ sau:
Nguyên liệu khô
(2kg)

Cặn MeOH (50g)
Cặn nhexan
(4g)

E2
(400mg)

E1

Cặn etyl acetat
(15g)

E3
(1,8g)
E3a

E2a

E4

E3b
(300mg)

Cặn
diclomethan
(2g)

E5

E6


W2A

W2B1

(35mg )

HF1
(3mg)

HF2
(15mg)

HF3
(20mg)

HF4
(5mg)

HF5
(3mg)

Nước

W1

W2B

(20mg )


W2

W2C
60mg

W3

W4

W2F

W2G

(280mg )

(440mg )

W2B2

(20mg )

HF6
(3mg)

HF7
(6mg)

HF8
(8mg)


HF9
(6mg)

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phân lập các chất từ cây Bí kỳ nam
Đã phân lập được 9 hợp chất (ký hiệu HF1-HF9): hợp chất
HF1(butin), HF2 (catechin), HF3 (daucosterol), HF4 (3-hydroxyphenyl βD-glucopyranoside), HF5 (adenosine), HF6 (6α-Hydroxygeniposide), HF7
(10-hydroxyloganin),
HF8
(axit
asperulosidic),
HF9
(axit
deacetylasperulosidic), trong đó, lần đầu tiên các hợp chất HF4, HF6, HF7,
HF8 và HF9 được công bố từ loài Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum).
Các hợp chất này có tác dụng chống ôxi hóa mạnh (3-hydroxyphenyl
β-D-glucopyranoside và butin), và tăng cường khả năng miễn dịch, chống

Footer Page 20 of 148.


21

Header Page 21 of 148.

các khối u (catechin, adenosine, daucosterol), mở ra triển vọng ứng dụng các
hợp chất này trong y học (chống viêm, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, tim
mạnh,…).
b) Thành phần hóa học loài Kỳ nam gai (Myrmecodia tuberosa Jack)
* Các chất được phân lập từ loài Kỳ nam gai theo sơ đồ sau:


Nguyên liệu khô
(2kg)
Cặn MeOH (45g)
Cặn nhexan
(10g)

Cặn
diclomethan
(4,5g)

Dịch nước

Cặn etyl acetat (2g)

W2
(6,5g)

W1 (7,5g)

D1
(5mg)

D2

D3

W1.1A
(160mg)

MT1

(5mg)

MT2
(4 mg)

W1.1
(380mg)

W1.1B
(90mg)

MT3
(3mg)

W1.2

W1.3

W1.4
(2,5mg)

W1.5
(90mg)

W2.1
(35mg)

W2.2
(20mg)


W3

W2.3
(190mg)

W1.1C
(20mg)

MT4
(3mg)

MT5
(8mg)

MT6
(5mg)

MT7
(4mg)

MT8
(8mg)

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài Kỳ nam gai
Đã phân lập được 8 hợp chất (MT1-MT8) từ phân đoạn nước, trong
đó đặc biệt đã phân lập được 2 hợp chất mới là: MT1 (Myrmecodoide A)
và MT3 (Myrmecodoide B) và lần đầu tiên 4 hợp chất iridoit asperuloside
(MT4), axit deacetylasperulosidic (MT5), axit premnosidic (MT6), axit
deacetylasperulosidic (MT7) cùng với 2 hợp chất erythro-Guaiacyglycerol


Footer Page 21 of 148.


Header Page 22 of 148.

22

(MT2), kaempferol 3-sophoroside (MT8) được công bố từ cây Kỳ nam gai
(Myrmecodia tuberosa Jack). Các hợp chất này có thể ứng dụng trong điều
trị các bệnh nhiễm khuẩn, giảm hệ thống miễn dịch, các khối u,….

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Đã điều tra, thống kê được 715 loài cây thuốc, 475 chi của 153 họ
thuộc 6 ngành thực vật bậc cao là: Ngành Lá thông (Psilotophyta), Ngành
Thông đất (Lycopodiophyta), Ngành Mộc tặc (Equisetophyta), Ngành
Dương xỉ (Polypodiophyta), Ngành Thông (Pinophyta) và Ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) ở VQG Chư Yang Sin. Trong đó, đã bổ sung thêm 01
Ngành (ngành Lá thông).
2. Đã thống kê được 45 loài cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin có tên
trong Sách đỏ Việt Nam, 2007 (mức CR: 0l loài, mức EN: 19 loài, mức VU:
25 loài); 21 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP (03 loài thuộc
nhóm I.A, 18 loài thuộc nhóm II.A) và 27 loài có tên trong Danh lục đỏ cây
thuốc, 2006 (mức EN: 13 loài, mức VU: 14 loài).
3. Đã thống kê được phân bố cây thuốc theo các kiểu thảm thực vật:
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: có 256 loài (chiếm 35,8%); Rừng
kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: có 369 loài (chiếm 51,6%);
Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: có 166 loài
cây thuốc (chiếm 23,2%) và Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới
núi thấp: có 89 loài cây thuốc (chiếm 12,44%); thảm cây nông nghiệp có: 29

loài cây thuốc (chiếm 4,1%).
4. Đã điều tra, thống kê được 215/715 loài cây thuốc được sử dụng
tại cộng đồng bởi các dân tộc bản địa (dân tộc Ê đê: 105 loài, M’nông: 85
loài và K’ho: 65 loài) dùng chữa 15 loại bệnh khác nhau hay gặp trong cộng
đồng (các bệnh thuộc hệ tiêu hóa, ngoài da và hệ vận động được chữa trị
nhiều nhất). Lá và rễ là hai bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong số 8 bộ
phận của cây bị thu hái (lá, thân, rễ, hoa, quả, hạt, nhựa,...). Đun uống là
cách dùng phổ biến nhất, rất hiếm khi nấu cao (bá bệnh).
5. Đã xác định được 9 hợp chất của loài Bí kỳ nam và 8 hợp chất của
loài Kỳ nam gai, đặc biệt trong đó, đã phân lập được 2 hợp chất mới là
Myrmecodoide A và Myrmecodoide B, cùng với 6 hợp chất asperuloside,
axit deacetylasperulosidic, axit premnosidic, axit deacetylasperulosidic,
erythro-guaiacyglycerol, kaempferol 3-sophoroside lần đầu tiên được công
bố từ cây Kỳ nam gai (Myrmecodia tuberosa Jack) và 5 hợp chất 3-

Footer Page 22 of 148.


Header Page 23 of 148.

23

hydroxyphenyl
β-D-glucopyranoside,
6α-hydroxygeniposide,
10hydroxyloganin, axit asperulosidic, axit deacetylasperulosidic cũng lần đầu
tiên được công bố từ cây Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack).
6. Bước đầu đã thăm dò được triển vọng nhân giống hai loài Bí kỳ
nam và Kỳ nam gai cả bằng phương pháp vô tính (giâm hom đạt 56,7%) và
hữu tính (hạt Bí kỳ nam đạt 50% và hạt Kỳ nam gai đạt 53,3%).

7. Đã xác định được 9 nguyên nhân trực tiếp và 4 nguyên nhân gián
tiếp đe dọa tới nguồn tài nguyên cây thuốc và 4 nguyên nhân đe dọa tới tri
thức dược học, đã đề xuất 5 biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững
nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Chư Yang Sin.

KIẾN NGHỊ
Để giữ gìn nguồn gen cây thuốc tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
nhất thiết phải nhìn nhận vấn đề bảo tồn là quan trọng, xin kiến nghị một vài
nội dung sau:
1. Để bảo tồn có sự tham gia của cộng động bởi công tác bảo tồn là
công việc lâu dài.
2.Tuyên truyền, giáo dục và có các chính sách hỗ trợ người dân tham
gia công tác bảo tồn.
3. Khuyến khích người dân đưa cây thuốc vào trồng tại vườn nhà hay
trồng ở nương rẫy, tăng nguồn thu nhập trên chính mảnh đất của mình.
4. Cần song hành thực thi 2 phương thức bảo tồn chính: bảo tồn
nguyên vị và bảo tồn chuyển vị.
5. Khuyến kích cộng đồng địa phương xây dựng “Hương ước” về
bảo vệ rừng, bảo vệ cây thuốc phù hợp với Pháp luật và sẽ được Pháp luật
bảo hộ.

Footer Page 23 of 148.


Header Page 24 of 148.

24

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lưu Đàm Cư, Nguyễn Phương Hạnh, 2013, “Bước đầu điều tra cây
thuốc được đồng bào M’Nông sử dụng ở Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa
học và công nghệ Việt Nam, số 23/2013, tr 31-33.
2. Nguyễn Phương Hạnh, Lưu Đàm Cư, 2013, “Kinh nghiệm sử dụng
cây thuốc của dân tộc M’Nông tỉnh Đắk Lắk”, Báo cáo KH, Hội nghị
quốc gia về sinh thái và TNSV lần thứ năm, 18/10/2013, tr10261030.
3. Nguyen Phuong Hanh, Luu Dam Cu, Nguyen Quoc Binh, 2014, “A
survey of traditional medicinal plants used by K’ho people in the
buffer zone of Chu Yang Sin national park, Vietnam”, J. Viet.
Env,Vol. 6, No 3, pp 276-280, 2014
4. Nguyễn Phương Hạnh, Nguyễn Hữu Toàn Phan, Nguyễn Thị Diệu
Thuần, Lê Thị Viên, Trần Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Văn Thanh,
Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Hoài Nam, Châu Văn Minh, 2014,
“Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học cây Ổ kiến Hydnophytum formicarum Jack”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ 52
(5A), 2014,76-81.
5. Nguyen Phuong Hanh, Nguyen Huu Toan Phan, Nguyen Thi Dieu
Thuan, Le Thi Vien, Tran Thi Hong Hanh, Nguyen Van Thanh,
Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Hoài Nam, and Chau Van Minh,
2015, “Iridoid constituents from the ant plant - Hydnophytum
formicarum Jack”, Vietnam Journal of Chemistry, Vol. 53(2e), 127 130.
6. Nguyen Phuong Hanh, Nguyen Huu Toan Phan, Nguyen Thi Dieu
Thuan, Tran Thi Hong Hanh, Nguyen Quoc Binh, Le Thi Vien,
Nguyen Phuong Thao, Nguyen Van Thanh, Nguyen Xuan Cuong,
Nguyen Hoai Nam, Phan Van Kiem, Young Ho Kim, and Chau Van
Minh, 2015, “Two new simple iridoids from the ant-plant
Myrmecodia tuberosa and their antimicrobial effects”, Natural
Product Research (đã chấp nhận đăng).
7. Nguyễn Phương Hạnh, Nguyễn Quốc Bình, 2015, “Bước đầu nghiên
cứu đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) ở
VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk”, Báo cáo KH, Hội nghị quốc gia

về sinh thái và TNSV lần thứ sáu, 20/10/2015, trang 1100 - 1105.

Footer Page 24 of 148.



×