Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hệ thống câu hỏi ôn tập phân tích báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.36 KB, 4 trang )

Hệ thống câu hỏi ôn tập phân tích báo cáo tài chính
Câu 1: Khái niệm và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Khái niệm: Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh
số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Thông qua việc phân tích
báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu
quả kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp
Ý nghĩa:


Các cổ đông tương lai:
mục đích của các nhà đầu tư là tìm kiểm lợi nhuận thông qua việc đầu tư vào mua
cổ phiếu của doanh nghiệp. Do vậy, họ luôn mong đợi, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào
doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị
trường với sự cạnh tranh gay gắt, các nhà đầu tư cũng phải tìm biện pháp bảo vệ an
toàn cho đồng vốn đầu tư của họ. Vì lý do đó mà bên cạnh việc quan tâm đến mức
sinh lọi, thời gian hoàn vỗn, mức độ thu hồi vốn, các nhà đầu tư còn quan tâm nhiều
đến các thông tin về mức độ rủi ro, các dự án đầu tư. Trên các thị trường chứng
khoán, các nhà đầu tư sử dụng rất nhiều các chỉ số tài chính để đánh giá giá trị khả
năng sinh lãi của cổ phiếu cũng như các thông tin về xu hướng thị trường trước khi
đưa ra các quyết định đầu tư hay mua bán
• Các chủ ngân hàng và nhà cung cấp tín dụng quan tâm đến khả năng sinh lợi và khả
năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên các báo cáo tài chính. Các chủ ngân
hàng còn quan tâm đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và coi đó như là nguồn đảm
bảo cho ngân hàng có thể thu hồi nợ khi doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản. Ngân hàng
sẽ hạn chế cho các doanh nghiệp vay khi nó không có có dấu hiệu có thể thanh toán các
khoản nợ đã đến hạn.
Các nhà cung cấp tín dụng khác: các doanh nghiệp cung cấp vật tư theo phương
thức trả chậm cần thông tin để quyết định có bán hàng trả chậm cho doanh nghiệp
hay không
• Các cơ quan quản lý khác của chính phủ cần thong tin từ phân tích báo cáo tài chính để
kiểm tra tình hình tài chính, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và


xây dựng các kế hoạch quản lý vĩ mô
• Người lao động cũng quan tâm đến các thông tin từ phía phân tích báo cáo tài chính của
doanh nghiệp để đánh giá triển vọng của nó trong tương lai. Những người đi tìm việc
đều có nguyện vọng được vào làm việc ở những doanh nghiệp có triển vọng sáng sủa
với tương lai lâu dài để hi vọng có mức lương xứng đáng và chỗ làm ổn định
• Các đối thủ cạnh tranh cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi, doanh thu bán hàng, và
các chỉ tiêu khác trong điều kiện có thể tìm biện pháp cạnh tranh với doanh nghiệp
• Các thông tin từ phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp nói chung còn được cả
các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế quan tâm phục vụ cho việc nghiên cứu và học
tập của họ
Câu 2: Trình bày mục đích, đối tượng nghiên cứu của phân tích báo cáo tài chính
trong doanh nghiệp
- Mục đích: Nhằm cung cấp những thông tin cần thiết, giúp các đối tượng sử dụng thông
tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và
triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Đối tượng nghiên cứu: những thông tin trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bao
gồm: những thông tin về lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, những thông tin
lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, những thông tin về lưu chuyển tiền tệ từ hoạt
động tài chính




Những thông tin trình bày trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính: đặc điểm hoạt động
của doanh nghiệp, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng, các thông tin bổ sung cho các
khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, những thông tin bổ
sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ và những thông tin
khác
Câu 4: Các phương pháp chủ yếu sử dụng để phân tích báo cáo tài chính


- Phương pháp so sánh:
So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác
định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá
tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính doanh nghiệp
• So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức phấn đấu
hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt động tài chính doanh nghiệp
• So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, của
doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp tốt hay xấu khả quan hay không khả quan
Phương pháp loại trừ: nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt nhân tố đến chỉ tiêu phân
tích và được thực hiện bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại
trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác
Phương pháp số chênh lệch: Phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân
tố đến chỉ tiêu phân tích. Bởi vậy, trước hết phải biết được số lượng các chỉ tiêu nhân tố ảnh
hưởng, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố vơi chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được
công thức lượng hóa sự ảnh hưởng của nhân tố đó.
Phương pháp thay thế liên hoàn: tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự
nhất định. Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến
chỉ tiêu phân tích. Còn các chỉ tiêu chưa được thay thế phải giữ nguyên kì kế hoạch, hoặc
kỳ kinh doanh trước. Đối với chỉ tiêu phân tích có bao nhiệu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy
nhiêu nhân tố phải thay thế cuối cùng tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố bằng
một phép cộng đại số. Số tổng hợp đó cũng chính bằng đối tượng cụ thế của phân tích mà
đã được xác định ở trên
Mô hình Dupont: Dùng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự
phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã
ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ.
Phương pháp đồ thị: Nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ hoặc đồ
thị. Qua đó, mô tả xu hướng, mức độ biên độn của chỉ tiêu phân tích, hoặc thể hiện mối
quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể nhất định.
Như vậy, phương pháp đồ thị có tác dụng minh họa kết quả tài chính đã tính toán được và

được biểu thị bằng biểu đồ hay đồ thị giúp cho việc đanh giá bằng trực quan, thể hiện rõ
ràng và mạch lạc diễn biến của chỉ tiêu phân tích qua từng thời kì


-

-

-

-

-

Câu 5: Trình bày khái niệm và nội dung tổ chức phân tích báo cáo tài chính
Khái niệm: là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá
trình phân tích để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm và kiến nghị
những biện pháp sửa chữa những thiếu sót trong hoạt động tài chính doanh
nghiệp
- Nội dung:
Xác định mục tiêu phân tích
Xây dựng chương trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Trình tự phân tích
Sưu tầm tài liệu và xử lý số liệu
Tính toán, phân tích và dự đooán
-









tổng hợp kết quả, rút ra kết luận
Hoàn thành công việc phận tích
Lập báo cáo phân tích
Hoàn thiện hồ sơ phân tích

Câu 6: Trình bày nguyên tắc đọc báo cáo tài chính
-

Nguyên tắc phân nhóm đối tượng:
Nguyên tắc liên kết thông tinL
Nguyên tắc nhất quán
Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp
Nguyên tắc có thể so sánh

Câu 7: các phương pháp kiểm tra báo cáo tài chính trước khi phân tích
-

Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp dựa vào dấu hiệu chỉ dẫn
Phương pháp phối hợp kiểm tra từ nhiều phía
Phương pháp kiểm tra hiện vật

Câu 8: Trình bày ý nghĩa và nội dung chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khái quát tình
hình tài chính của doanh nghiệp
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc dựa trên những dữ liệu tài chính trong quá khứ
và hiện tại của doaanh nghiệp để tính tooán và xác định các chỉ tiêu phản ánh thực trạng

và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp các nhà quản lý nhận định đúng đắn về
vị trí hiện tại và an ninh tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định tài chính
hữu hiệu phù hợp với tình trạng hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai cũng như
đề ra các quyết sách phù hợp để nâng cao năng lực tài chính, năng lực kinh doanh và
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Nội dung và chỉ tiêu đánh giá
Sự tăng trưởng hay giảm sút của từng bộ phận vốn của doanh nghiệp ( nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu) cũng như tỷ trọng của từng bộ phận vốn chiếm trong tổng số vốn và xu hướng
biến dộng về cơ cấu vốn không chỉ phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả huy
động vốn mà còn cho thấy chính sách huy động vốn của doanh nghiệp.
Khi đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, do vốn của doanh nghiệp tăng, giảm do
nhiều nguyên nhân khác nhau nên sự biến dộng của tổng số nguồn vốn theo thời gian cũng
chưa biểu hiện đầy đủ tình hình tổ chức và huy động vốn của doanh nghiệp được. Bên cạnh
chỉ tiêu “ Tổng số nợ phải trả”, chỉ tiêu tổng vốn chủ sở hữu, và chỉ tiêu “ Cơ cấu nguồn vốn”
Các chỉ tiêu này được thu thập trực tiếp thu thập trên bảng cân đối kế tooán
Phương pháp đánh giá: So sánh sự biến động của tổng số nguồn vốn và so
sánh sử biến độn của cơ cấu nguồn vốn theo thời gian cả về số tuyệt đối và
tương đối
sự tăng hay giảm của vốn chủ sở hữu sẽ dẫn đến sự tăng hay giảm tương ứng của tổng
nguồn vốn vơi cùng một lượng như nhau, phản ánh tình hình tài trợ tài sản bằng số vốn
của doanh nghiệp trong kỳ. Tương tự, sự tăng hay giảm của nợ phải trả sẽ dẫn đến sự
hay giảm tương ứng của tổng số nguồn vón với cùng một lượng như nhau, phản ánh
tình hình tài trợ tài sản bằng số vốn đi chiếm dụng trong kỳ.
-



Câu 9: Trình bày ý nghĩa và nội dung và phương pháp phân tích cấu trúc tài chính
doanh nghiệp



-

-

ý nghĩa: phân tiwch tình hình huy động, sử dụng vồn và mối quan hệ giữa tình
hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó, giúp các
nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết
được nguyên nhân cuãng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính
Nội dung: phân tích cơ cấu tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích mối
quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn



×