Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Giáo án Dân tộc học đại cương Trường ĐH Văn hóa Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.86 KB, 98 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
MÃ MÔN HỌC: DT22A01
BIÊN SOẠN: PGS. TS. TRẦN BÌNH

HÀ NỘI – 2013

1


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

4

NỘI DUNG
Chương 1: Mở đầu (Nhập môn)
1.1. Định nghĩa (Dân tộc học là gì)

6

1.2. Đối tượng của dân tộc học

7

1.3. Nhiệm vụ của dân tộc học


9

1.4. Phương pháp nghiên cứu của dân tộc học

10

1.5. Một số vấn đề về dân tộc học Thế giới

12

1.5.1. Một số vấn đề nhân học văn hoá ở phương tây

12

1.5.2. Các trường phái dân tộc học

15

1.6. Lịch sử Dân tộc học Việt Nam

16

Chương 2: Chủng tộc, phân loại chủng tộc trên Thế giới và Việt Nam
2.1. Chủng tộc là gì

24

2.2. Chủng tộc & Dân tộc học

25


2.3. Lịch sử chủng tộc học Việt Nam

26

2.3.1. Chủng tộc học Việt Nam thời thuộc Pháp

26

2.3.2. Chủng tộc học Việt Nam từ 1955 đến nay

28

2.4. Nguyên tắc phân loại nhân chủng

30

2.5. Phân loại chủng tộc trên Thế giới, Đông Nam Á & Việt Nam

32

2.5.1. Phân loại các chủng tộc trên Thế giới

32

2.5.2. Sự hình thành các chủng tộc

33

2.5.3. Phân loại chủng tộc ở Đông Nam Á & Việt Nam


34

2.5.4. Một số vấn đề về phân loại nhân chủng ở Việt Nam

34

Chương 3: Ngôn ngữ, phân loại ngôn ngữ trên Thế giới & Việt Nam
3.1.Ngôn ngữ là gì

37

3.2. Nguồn gốc của ngôn ngữ

37

3.3. Các ngữ hệ trên Thế giới

40

2


3.4. Phân loại ngôn ngữ Đông Nam Á & Việt Nam

45

Chương 4: Xã hội nguyên thủy
4.1. Phân kỳ xã hội nguyên thủy


48

4.2. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy

65

4.3. Các thành tựu của xã hội nguyên thủy

69

Chương 5: Các loại hình cộng đồng tộc người trong lịch sử, tiêu chí xác
định tộc người (dân tộc)
5.1. Các loại hình cộng đồng người trong lịch sử

71

5.1.1. Bộ lạc (xã hội nguyên thuỷ)

71

5.1.2. Cộng đồng bộ tộc (các xã hội có giai cấp tiền tư bản)

72

5.1.3. Tộc người/dân tộc (xã hội tư bản & Xã hội chủ nghĩa)

73

5.2. Tiêu chí xác định tộc người (dân tộc)


75

5.2.1. Tiêu chí chung trên thế giới

76

5.2.2. Quan điểm của các nhà dân tộc học Xô Viết (Liên Xô cũ)

77

5.2.3. Tiêu chí xác định tộc người của Trung Quốc

80

5.2.4. Tiêu chí xác định tộc người của các nước Âu - Mỹ

81

5.2.5. Tiêu chí xác định tộc người ở Việt Nam

81

Chương 6: Các hình thức tín ngưỡng nguyên thủy (Tôn giáo sơ khai)
6.1. Nguồn gốc của tôn giáo, tín ngưỡng

90

6.2. Các hình thức biểu hiện của tín ngưỡng nguyên thủy

90


Danh mục tài liệu tham khảo

96

3


LỜI NÓI ĐẦU

Chương trình môn học Dân tộc học đại cương là tài liệu nội bộ, học liệu bắt
buộc cho sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Chương trình môn học này,
nhằm chuẩn hóa và thống nhất nội dung học tập - giảng dạy, nâng cao tính tự giác
học tập, nghiên cứu cho sinh viên; giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản
của môn học một cách có hệ thống, đáp ứng yêu cầu của đào tạo tín chỉ.
Mục đích yêu cầu của môn học
Học xong môn học này, sinh viên phải đạt được:
* Về kiến thức
- Hiểu rõ định nghĩa, đối tượng, phương pháp, nhiệm vụ, các trường phái
nghiên cứu Dân tộc học trên thế giới và Việt Nam; vận dụng được các kiến
thức này vào việc tím hiểu Dân tộc học Việt Nam, so sánh được những vấn
đề cơ bản của Dân tộc học Việt Nam với Dân tộc học Thế giới.
- Nắm được các kiếm thức cơ bản về các loại hình cộng đồng người trong lịch
sử; khái niệm tộc người và dân tộc ở Việt Nam; các tiêu chí xác định dân tộc
(tộc người), thành phần dân tộc ở Việt Nam.
- Nắm được các cách phân kỳ xã hội nguyên thủy, các dặc điểm chính của xã
hội Nguyên Thủy ở từng giai đoạn.
- Hiểu rõ nguồn gốc các chủng tộc, các tiêu chí phân loại chủng tộc; phân lọai
chủng tộc trên thế giới, Đông Nam Á và Việt Nam.
- Hiểu rõ các phương pháp phân loại ngôn ngữ, phân loại ngôn ngữ các dân

tộc ở Việt Nam.
- Nắm được các hình thức tín ngưỡng nguyên thủy, tàn dư của nó hiện nay ở
các tộc người.
* Mục tiêu về kỹ năng
- Hình thành kỹ năng tiếp cận liên ngành, đa ngành trong nghiên cứu về văn
hóa các tộc người.
- Bước đầu hiểu biết về điền dã Dân tộc học, có thể thực hiện các kỹ thuật cơ
bản của nghiên cứu điền dã Dân tộc học.
- Có thể vận dụng các kiến thức nhân chủng, ngôn ngữ, tôn giáo học,…trong
học tập và nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

4


* Mục tiêu về thái độ
- Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của Dân tộc học trong hệ thống các Khoa
học xã hội & Nhân văn, cũng như trong nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu
số ở VN.
- Nhận thức đúng vai trò, vị trí của Dân tộc học trong phục vụ các mục tiêu
phát tiển kinh tế - xã hội ở VN, nhất là ở vùng các dân tộc thiểu số.
- Nhận thức đúng đắn vai trò của Dân tộc học, Nhân chủng học, Ngôn ngữ
học, Tôn giáo học,… trong tiếp cận liên ngành, khi nghiên cứu về các tộc
người thiểu số ở Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của môn học
Các kiến thức cơ sở của Dân tộc học (các kiến thức cơ bản liên quan đến
nghiên cứu các tộc người, văn hóa tộc người). Cụ thể gồm: Định nghĩa, đối tượng,
phương pháp, nhiệm vụ, các trường phái nghiên cứu Dân tộc học trên thế giới và
Việt Nam; Các loại hình cộng đồng người trong lịch sử; khái niệm tộc người và
dân tộc ở Việt Nam; các tiêu chí xác định dân tộc (tộc người), thành phần dân tộc ở
Việt Nam; Sự phân kỳ xã hội nguyên thủy, các dặc điểm chính của xã hội nguyên

thủy; Chủng tộc, các tiêu chí phân loại chủng tộc; phân lọai chủng tộc trên thế giới,
Đông Nam Á và Việt Nam; Phân loại ngôn ngữ trên Thế giới và Việt nam; Các
hình thức tín ngưỡng nguyên thủy.
Phương pháp nghiên cứu, học tập
Kết hợp giữa giảng dạy những vấn đề về lý thuyết ở trên giảng đường với
thảo luận, làm bài tập ở trên lớp và ở nhà.
Kết hợp giữa học tập ở lớp với tự nghiên cứu tài liệu của từng sinh viên
Nội dung cơ bản của môn học
Môn học gồm các nội dung chính:
- Những vấn đề chung (Định nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp và các
trường phái Dân tộc học).
- Chủng tộc, phân loại chủng tộc trên thế giới, Đông Nam Á và Việt Nam
- Ngôn ngữ, phân loại ngôn ngữ trên thế giới, Đông Nam Á và Việt Nam
- Các loại hình cộng đồng tộc người trong lịch sử, tiêu chí xác định dân tộc
- Xã hội nguyên thủy Các hình thức tín ngưỡng nguyên thủy.

5


NỘI DUNG
Chương 1
MỞ ĐẦU (NHẬP MÔN)
1.1. ĐỊNH NGHĨA (DÂN TỘC HỌC LÀ GÌ)

- Từ những năm 90 của thế kỷ XX về trước, chúng ta và các nước XHCN
Đông Âu, Trung Quốc,… vẫn cho rằng Dân tộc học (DTH) là một ngành của Khoa
học Lịch sử (Bao gồm: Khảo cổ học, Bảo tàng học, Lưu trữ học, Thư viện học, Dân
tộc học và các nghành sử khác,…).
- Hiện nay, ngoài việc một số vẫn giữ quan điểm cũ (một số lúc, số nơi,số
cơ quan, số nhà nghiên cứu,…), thì đa số muốn thuận theo quan điểm của các nhà

nghiên cứu Âu – Mỹ: có nghĩa là chấp nhận việc thay đổi quan niệm / Dân tộc học
là một ngành học thuộc Nhân chủng học, và nó là Nhân học Văn hoá (Anthroplogy
Cultural). Bởi thế, hiện nay Hội Dân tộc học Việt Nam đã đổi tên thành Hội Dân
tộc học và Nhân học Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn đang còn
chưa dứt khoát.
- Hiện nay ở các nước Đông Âu Dân tộc học đều là một ngành (Nhân học
văn hóa – xã hội) của Nhân học.
- Trung Quốc hiện nay đã đổi tên nghành Dân tộc học của họ thành Dân tộc
học và Nhân loại học.
Vậy Dân tộc học là gì !
Dân tộc học (Ethnographie) là thuật ngữ bao gồm hai bộ phận: ethnos
/ethihcs (tộc người, dân tộc) & graphos (miêu tả). Có nghĩa, nó là hoạt động khoa
học chuyên mô tả, miêu tả các tộc người.
Từ khoảng nửa đầu thế kỷ XIX, ở phương tây xuất hiện thuật ngữ
Ethnologie, trong đó có logos là học thuyết, khái niệm, ethnos là tộc người,…
Ethnologie là hoạt động khoa học mang tính lý luận, khái quát hoá về các tộc
người.
Trong thực tế, nghiên cứu miêu tả và khái quát, lý luận hoá,… về các tộc
người là một. Như vậy cả hai thuật ngữ Ethnolgie & Ethnographie đều chỉ nghành
Dân tộc học.

6


Từ sau những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi hệ thống Xã hội chủ nghĩa
Đông Âu sụp đổ, nhất là sau Đổi mới mở cửa (1986) ở Việt Nam, các lý thuyết về
Nhân học của Phương tây được áp dụng mạnh ở Việt Nam. Từ đó, Dân tộc học ở
nước ta đổi mới cả về định nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp tiếp cận.
Để hiểu thêm về Dân tộc học (Nhân học văn hóa/Cultural Anthroplogy),
cần hiểu vị trí và mối quan hệ của nó với Nhân học (Nhân học/Anthropologie).

Nhân học và Nhân học văn hoá
Nhân học là khoa học nghiên cứu về con người, bao gồm 4 ngành học:
(1) - Nhân học Khảo cổ (Archaeology Anthropology)
Tái dựng, miêu tả và diễn giải về các mô hình văn hóa, cung cách sinh sống
của các cộng đồng người thông qua các di vật.
(2) - Nhân học sinh vật (Biology Anthropology)
Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của con người theo không gian (khu vực
địa lý) và thời gian (thời đại, giai đoạn …). Có nghĩa là tìm hiểu sự di truyền, tiến
hoá, thích nghi sinh học của nhân loại.
(3) - Nhân học văn hoá, xã hội (Cultural/Socail Anthropogy/Ethnologie)
(4) - Nhân học ngôn ngữ (Lingiustics Anthropogy)
Nghiên cứu về ngôn ngữ đương thời, suy luận về ngôn ngữ trong quá khứ
của con người và những biến thể của ngôn ngữ trong lịch sử.
Như vậy, Nhân học văn hoá (Dân tộc học) là một trong 4 ngành của Nhân
học (Nhân học/Anthropologie). Nó có quan hệ chặt chẽ với 3 chuyên ngành khác
của Nhân học. Nó nghiên cứu về tất cả các cộng đồng tộc người trên hành tinh,
không phân biệt trình độ kinh tế – xã hội, khu vực địa lý, dân tộc tiến bộ hay các bộ
tộc lạc hậu.
1.2. ĐỐI TƯỢNG CỦA DÂN TỘC HỌC

- Phương Tây, trước 1990:
Các dân tộc thuộc địa và lạc hậu, nay có thay đổi
- Các nước Xã hội chủ nghĩa và Việt Nam:
Tất cả các dân tộc trên trái đất, nghiên cứu tất cả các thành tố của văn hóa tộc
người, cộng đồng người ở các cấp độ vùng miền (Area Ethnic), hay quốc gia
(National Ethnic)…
Văn hóa trong nghiên cứu Dân tộc học:

7



- Trên thế giới, cho đến 1950, đã có tới hơn 300 định nghĩa khác nhau về văn
hóa. Năm 1970, tại Viên, thủ đô nước áo, Hội nghị liên chính phủ về các chính
sách văn hóa đã thống nhất:
Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác,
từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán,
lối sống và lao động
Đến năm 1994, tổ chức Văn hóa của Liên Hiệp Quốc/UNESCO dựa trên các
quan điểm của các nhà nghiên cứu hàng đầu, đã đưa ra định nghĩa Văn hóa. Theo
đó, văn hóa Đó là phức thể - tổng thể các đặc trưng - diện mạo về tinh thần, vật
chất, tri thức và tình cảm..., khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình,
xóm, làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội.
Ở Việt Nam, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về Văn hóa.
- Có người cho rằng văn hóa là cái đối lập với tự nhiên;
- Nhiều người cho rằng văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra,
hoặc tất cả những cái thuộc về con người;
- Cũng có quan điểm cho rằng đó là văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của
con người; có người lại cho rằng ngoài văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần,
nó còn bao gồm cả tập quán sản xuất, tập quán cư trú và tổ chức xã hội; ...
Nhìn chung lại, đại đa số các nhà nghiên cứu Việt Nam đều thống nhất với
định nghĩa sau đây về văn hóa:
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Trong giới nghiên cứu Nhân học/ Dân tộc học, cũng có nhiều định nghĩa khác
nhau về văn hóa. Các nhầ Nhân học Âu – Mỹ, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau
về văn hóa. Có người chia văn hóa ra thành các yếu tố:
- Các phương thức kiếm sống
- Cơ cấu xã hội
- Các hình thức hôn giáo

Một số khác lại cho rằng văn hóa bao gồm các yếu tố cấu thành:
- Đời sống vật chất
- Đời sống tinh thần
- Các hệ thống tôn giáo
8


Theo nhóm Makarian ở Êrêvan (Liên Xô cũ) thì văn hóa bao gồm tổng thể
các hệ thống:
- Văn hóa sản xuất
- Văn hóa đảm bảo đời sống (làng bản, nhà cửa, ăn, mặc...)
- Văn hóa chuẩn mực xã hội (luật lệ, nghi lễ, phong tục...)
- Văn hóa nhận thức
Theo các nhà Nhân học/Dân tộc học Việt Nam:
Văn hóa là toàn bộ cuộc sống – cả vật chất, xã hội, tinh thần của từng
cộng đồng (1)
Như vậy, nếu căn cứ theo cách hiểu về văn hóa của các nhà nghiên cứu ở cả
trong và ngoài nước, văn hóa tộc người, hay văn hóa dân tộc bao gồm ba bộ phận
chính cấu thành:
Văn hóa vật chất (bao gồm cả hoạt động kinh tế, tập quán cư trú, làng
bản)
Văn hóa xã hội (tố chức, cấu trúc, các quan hệ xã hội...)
Văn hóa tinh thần.
Cũng thấy rằng cách hiểu của các nhà Dân tộc học về văn hóa tộc người hay
văn hóa dân tộc. Hiện nay, theo đa số các nhà Nhân học, văn hóa tộc người hay
văn hóa dân tộc là tổng thể các yếu tố tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần, các sắc thái tâm lý tình cảm, phong tục và lễ nghi...
khiến người ta có thể phân biệt tộc người này với tộc người khác, dân tộc này với
dân tộc khác.
Vì thế Văn hóa tộc người hay Văn hóa dân tộc là cơ sở, nền tảng nẩy sinh,

phát triển, duy trì và củng cố ý thức tự giác tộc người. Đây là điều quan trọng số
một của một tộc người, một dân tộc, hay một quốc gia dân tộc... Một dân tộc bị
đồng hóa có nghĩa là văn hóa của dân tộc ấy không còn bản sắc đủ để phân biệt với
dân tộc khác. Dân tộc đó coi như bị mất văn hóa, không còn (không có) nền văn
hóa dân tộc của mình. Chắc chắn, ý thức tự giác dân tộc của cộng đồng dân tộc đó
cũng bị tiêu vong, và về phương diện văn hóa, dân tộc đó đã tiêu vong, hay biến
mất.
1.3. NHIỆM VỤ CỦA DÂN TỘC HỌC

• Nghiên cứu thành phần dân tộc trên thế giới và ở các quốc gia
(1)

Trần Quốc Vượng. Văn hóa học đại cương, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, tr..55
9


• Nghiên cứu nguồn gốc các dân tộc
• Nghiên cứu di sản văn hoá các dân tộc
• Nghiên cứu hiện trạng văn hoá của các dân tộc
• Nghiên cứu quá trình tộc người hiện tại của các dân tộc
• Nghiên cứu Công xã nguyên thuỷ và tàn dư của nó
Hiện nay, ngoài các nhiệm vụ trên, Dân tộc học còn liên kết với các ngành,
nghiên cứu những vấn đề khác Đó là:
• Dân tộc học Môi trường (Enveroment Anthropology)
• Dân tộc học kinh tế (mưu sinh/Economecal Anthropology)
• Dân tộc học y tế (Medecine Anthropology)
• Dân tộc tộc đô thị (Citycal Anthroplogy)
• Dân tộc học Giáo dục, … (Educational Anthropology)
• Dân tộc học Giới tính (Sexology Anthropology)…
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA DÂN TỘC HỌC












1.4.1. Phương pháp luận
Biện chứng tự nhiên, Biện chứng lịch sử
Xem xét đối tượng trong quá trình vận động, phát triển
Đặt đối tượng trong mối quan hệ với các vấn đề khác để nghiên cứu.
(Đồng đại, lịch đại, diện, điểm ….)
1.4.2. Phương pháp tiếp cận, nghiên cứu
* Dân tộc học điền dã (Nhân học thực địa/Field Work)
Bao gồm các kỹ thuật cụ thể:
Quan sát trực tiếp (Observation), quan sát tham dự (Participant observation)
Hội thảo, trao đổi dưới nhiều hình thức, mức độ (Dialogue)
Phỏng vấn theo bảng hỏi (Interwiew schedule)
Nghiên cứu phả hệ (Genealogical method)
Trao đổi với những thông tín viên có lựa chọn (informed informant)
Phỏng vấn sâu những người bản sứ đặc biệt (Deeply interview)
Dựa theo hiểu biết và diễn giải của người bản xứ (Observer oriented)
Nghiên cứu theo vấn đề đặt ra (Problem – oriented)
Nghiên cứu dài hạn (điểm và diện/longitudinal)
10



* Dân tộc học Ghế bành (Nghiên cứu trong phòng/Marselmod)
* Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển và ứng dụng
- Hoạt động của ngành dân tộc học: Khoa học cơ bản
- Hoạt động khoa học của cá nhân nhà nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản
- Nhìn chung đến nay nghiên cứu cơ bản (Fundamental Research) vẫn giữ
vai trò chủ đạo trong dân tộc học ở Việt Nam
- Nghiên cứu phát triển (Development Research), nghiên cứu ứng dụng
(Applied Research) mới chỉ được Dân tộc học Việt Nam áp dụng trong khoảng trên
chục năm lại đây.
- Về mặt chức năng:
Nghiên cứu cơ bản: Tìm ra các quy luật, không quan tâm đến đầu ra của sản
phẩm (Outcome)
Nghiên cứu phát triển (Development Research) hoặc còn gọi là Nghiên cứu
can thiệp (Interfere Research). Ứng dụng các kết quả nghiên cứu cơ bản vào phát
triển thực tiễn (dự án, chương trình phát triển). Nghiêng về phân tích luận cứ, tìm
hiểu nguyên nhân, nguồn lực, … Đưa ra những giải pháp phục vụ cho phát triển xã
hội. Gắn chặt với đặc thù của địa phương, tộc người nhằm phục vụ cho lợi ích cộng
đồng (Benefit of community). Bao gồm các lợi ích:
• Impacts (môi trường/tác động)
• Social (xã hội)
• Economic (kinh tế)
Nghiên cứu ứng dụng: Nhằm áp dụng những thành tựu Khoa học cơ bản
vào thực tiễn
Trong dân tộc học, dân tộc học mô tả (Ethnographie) có thể được xem là
Khoa học cơ bản; Dân tộc học lý luận (Ethnologie) được xem là Khoa học thực tiễn
(ứng dụng, phát triển).
DTH tư bản
- DTH cơ bản  DTH Lý luận
- Nhân loại học

- Nghiên cứu chiến lược
- Nghiên cứu phát triển
- Nghiên cứu ứng dụng

DTH xã hội chủ nghĩa
- Nghiên cứu nguồn gốc và lịch sử tộc người
- Nghiên cứu Quá trình tộc người
- Nghiên cứu xã hội nguyên thuỷ
- Đặc trưng tộc người

Các phương pháp trong nghiên cứu phát triển và nghiên cứu ứng dụng
11


Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu Tổng thể và bộ phận
- Định tính và định lượng
- Phân tích và tổng hợp
- Trìu tượng và cụ thể
- Quan sát
- Mô tả

Nghiên cứu phát triển và ứng dụng
Liên ngành
- Tiếp cận hệ thống
- RRA (Rural Research Assessment)
- PRA (Participate Rural Assessment)

* Nghiên cứu liên nghành
• Dân tộc học với Dân số học

• Dân tộc học với Sử học












Dân tộc học với với Khảo cổ học
Dân tộc học với Ngôn ngữ học
Dân tộc học với Văn học (Văn học dân gian)
Dân tộc học với Nghệ thuật học,…
Dân tộc học với Kinh tế học
Dân tộc học với Địa lý học (Môi trường học)
Dân tộc học với Đô thị học
Dân tộc học với Xã hội học
Dân tộc học với Giáo dục học
Dân tộc học với Y học
Dân tộc học với Nghiên cứu giới,…

1. 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN TỘC HỌC THẾ GIỚI

1.5.1. Một số vấn đề nhân học văn hoá ở phương tây
Dân tộc học xuất hiện với tư cách là một khoa học độc lập vào khoảng thời
giân từ giữa đến cuối thế kỷ XIX ( Malinovski – Ba Lan, 1884 – 1942). Tuy vậy,

kiến thức Dân tộc học của nhân loại đã có từ thời cổ đại ( Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn
Độ, và Trung Quốc cổ đại,…).
Theo phương tây Nhân học là gì?
- Anthropos = Nhân chủng học = Khoa học về con người
- Logos = Study = Nghiên cứu

12


Anthropologie = Nhân chủng học = Sự nghiên cứu về con người (hay nghiên
cứu về loài người: nghiên cứu tất cả các mặt sinh học, ngôn ngữ, văn hoá, nguồn
gốc, lịch sử,…).
Như vậy Nhân học bao gồm
(1). Nhân học thể chất ( Physical Anthropology/Biological…)
(2). Nhân học khảo cổ (Archeo Anthropology)
(3). Nhân học ngôn ngữ (Lingiustics Anthropogy)
(4). Nhân học văn hoá (hay nhân chủng học xã hội, văn hoá/ Social cultural
Anhropology)
Lưu ý: * Ở Việt Nam trước đây Nhân chủng học chỉ nghiên cứu về mặt sinh
học của con người và loài người; Dân tộc học nghiên cứu tất cả các dân tộc trên thế
giới không phân biệt trong hay ngoài nước, nông thôn hay đô thị, lạc hậu hay phát
triển,…nghiên cứu ở mọi nơi, mọi lúc, cả quá khứ lẫn hiện tại.
* Ethnology ở phương tây chỉ nghiên cứu các bộ tộc lạc hậu (trible) ở ngoài
phạm vi chính quốc với ý đồ thực dân cụ thể.
Những năm gần đây, quan niệm về Nhân học ở Âu – Mỹ cũng đã có nhiều
thay đổi theo chiều hướng tích cực:
- Josepb B. Aceves &H. Gill kinh ( 1973), trong một dẫn luận về Nhân học
đã cho rằng: Nhân học là nghiên cứu so sánh về con người với các nền văn hoá của
họ. Họ nhấn mạnh rằng Nhân học là sự nghiên cứu khoa học về con người hay loài
người; cố gắng lý giải xem các dân tộc giống và khác nhau như thế nào. lý giải sự

tương đồng và khác biệt đó trên cơ sở xem xét kỹ các khía cạnh sinh học & văn hoá
trước đây cũng như hiện nay.
- Theo Bion Griffin, giáo sư Đại học Hawai: Nhân học ngày nay đánh giá
mọi con người trong một thế giới hậu thuộc địa. Nhân học không phải chỉ là nghiên
cứu về những cái khác ngoại lai, về các bộ tộc lạc hậu xa xôi,…
- Fred Plog & Daniel G. Bates (1976) trong cuốn Nhân học Văn hoá đã
khẳng định: Nhân học nghiên cứu tất cả các dân tộc ở mọi nơi, cả các dân tộc đang
sống hiện nay và các dân tộc đã từng sống ở các vùng xa xôi hẻo lánh; nghiên cứu
tất cả các khía cạnh của đời sống con người từ đò trang sức – phong tục tập quán,
cách suy nghĩ, … Bằng việc tập trung nghiên cứu về con người với tính đa dạng
của nó Nhân học có thể phá vỡ các bức tường ngăn cách,…
- Michael C. Howord trong nghiên cứu Nhân học văn hoá hiện đại (1996)
cũng thống nhất cho rằng: Mục tiêu cơ bản của Nhân học nhằm hoàn thành một
13


bức tranh hoàn thiện về con người, loài người, một mục tiêu bao gồm vô số những
vấn đề của cuộc sống. Chẳng hạn: Con người bắt đầu từ đâu, tại sao lại có các
nhóm người về mặt sinh học, tại sao lại có các loại hình kinh tế, nghề nghiệp kiếm
ăn khác nhau, tại sao lại có các nền văn hoá khác nhau, tại sao lại có sự đa dạng văn
hoá,…
Ở Bắc Âu, các nhà nhân học thuộc Đại học Bergen, Na Uy định nghĩa:
Thông qua các nghiên cứu chi tiết về đời sống của các dân tộc, thông qua phân tích
so sánh các loại hình văn hoá, các nhà Nhân học cố gắng xem các dân tộc, các tổ
chức xã hội như thế nào, biến đổi của các xã hội đó qua các thời kỳ khác nhau,…
- Các nhà Nhân học Pháp & Đức, có quan niệm gần giống với các nhà Nhân
họcViệt Nam, họ cho rằng Ethnography là Dân tộc học mô tả một vùng, một cộng
đồng dân tộc, nó gắn chặn nó với Fild work; Ethnology là nghiên cứu so sánh có hệ
thống về các hình thức, các qúa trình trong cuộc sống và các nền văn hóa.
* Phạm vi nghiên cứu của Anthropology

+ Nhân học sinh học (Biology): chú ý đến các khía cạnh
- Sự tiến hoá của con người, loài người. Đặc biệt chú ý đến các khía cạnh
hoá như thế nào, tại sao lại thế; khi nò con người đi thẳng, bộ não của con người
tiến triển ra sao, thông qua các hoá thạch, đi hài còn lại, vết tích các loại cổ xưa.
Nhân học phải hợp tác chặt chẽ với các nhà Khảo cổ học, Địa chất, Cổ nhân học.
- Tính đa dạng sinh học của lời người. Chú trọng nghiên cứu các cư dân
hiện đại, cố gắng mô tả tính đa dạng hình thức, hình thái của loài người, thông qua
quan sát bằng mắt thường, phân tích, nghiên cứu bằng các loại máy móc. Nhờ đó
nắm bắt được mối quan hệ giữa các đặc điểm nhân chủng của con người với môi
trường xung quanh.
+ Nhân học khảo cổ (Archaeology): Dựa vào các di vật đã qua khai quật
được để nghiên cứu, nhằm trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến nghiên cứu con
người mà NCH văn hoá chú ý đến. Khảo cổ học sử dụng cách tiếp cận tổng hợp,
đặt các xã hội trong mối liên quan với môi trường.
Mục tiêu của khảo cổ học là:
- Đi tìm nguồn gốc của nông nghiệp, với tư cách nó là một sự thích nghi
văn hoá của con người.
- Nghiên cứu các xã hội chưa có chữ viết, các xã hội tiền sử; nghiên cứu các
xã hội hiện đại để so sánh với các xã hội cổ xưa …
Khảo cổ học gồm 2 bộ phận:
14


- Khảo cổ học cổ điển: Nghiên cứu các nền văn minh cổ đại, chú ý dựng lại
các điểm cư trú cổ của loài người
- Khảo cổ học chú ý đến các xã hội trong phạm vi nhỏ, biến đổi văn hoá của
các xã hội qua các giai đoạn, quá trình chuyển cư của các dân tộc.
+ Nhân học Ngôn ngữ (linguistics), bao gồm:
- Ngôn ngữ mô tả: nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc cấu tạo như thế nào,
mối quan hệ của âm thanh, ngữ pháp với quá trình giao tiếp ra sao …

- Ngôn ngữ lịch sử: Nghiên cứu sự tiến hoá của ngôn ngữ, quá trình phát
triển và biến đổi của các ngôn ngữ ra sao,…
- Ngôn ngữ xã hội: Nghiên cứu mối quan hệ ngôn ngữ và các yếu tố xã hội,
ngôn ngữ, giới ngôn ngữ, giai cấp ngôn ngữ, dân tộc ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn
ngữ văn hoá.
+ Nhân học văn hoá (Culture Anthropology): Quan tâm đến các yếu tố xã
hội và văn hoá của con người và xã hội loài người. Điều quan tâm chính của Nhân
học văn hoá là văn hoá của con người, của các dân tộc, của nhân loại…
Các đặc điểm của văn hoá (theo các nhà Nhân học Âu – Mỹ)
Xưa kia, theo các nhà nghiên cứu phương tây văn hoá có các đặc điểm:
- Văn hoá là hệ thống ,…(Edwerd B.Taylor/1971/ Văn hoá Nguyên thuỷPrimitive Culture).
- Văn hoá là tất cả những gì gắn với con người và do con người tạo ra, (A.L.
Krocber/1952)
- Sau những năm 1950, văn hoá được phương tây cho là hệ thống tín ngưỡng
và các giá trị xã hội.
1.5.2. Các trường phái Dân tộc học
1.5.2.1. Tiến hoá, 50 – 60 của XIX: (Daruyn, Taylor, Lepluer, …)
Văn hoá loài người (các dân tộc) là thống nhất
Văn hoá phát triển từ thấp đến cao
Có dân tộc thượng đẳng, có dân tộc hạ đẳng?
1.5.2.2. Văn hoá - Lịch sử (Khuyếch tán văn hoá) cuối XIX đầu XX
Gắn liền với trào lưu tư tưởng Điạ lý – Tộc người (Rat – xen/Đức 1844 –
1904) đề xướng thuyết phân biệt chủng tộc. Ông ta cho rằng: các dân tộc cư trú ở
những khu vực khó khăn về địa lý thường là lạc hậu; các dân tộc lạc hậu thường tập

15


hợp thành lớp thấp hơn so với các dân tộc tiến bộ khác … Vùng có các yếu tố địa
lý thuận lợi là vùng ôn đới (Châu Âu) …

Thuộc trường phái Văn hoá - Lịch sử gồm:
- Hình thái học - Văn hoá (Phơ rô bê ni út/Đức/1873-1938)
- Vòng văn hoá (Gơ rép nơ/Đức/1877-1934)
- Viên (Guy ôm Smit/áo/ sinh ở Đức/1868-1954)
1.5.2.3. Chức năng (Anh, Mỹ đầu XX/Malinobxky/Ba Lan/ 1884 -1942)
Họ cho rằng Dân tộc học là bộ môn nhằm tìm ra cách cai trị các dân tộc
thuộc địa và phụ thuộc.
Họ cho rằng văn hoá các dân tộc là tổng hợp các thiết chế xã hội và phong
tục tập quán …. Mỗi thiết chế có chức năng nhất định, không nên phá vỡ nó mà
phải duy trì nó. Không nghiên cứu lịch sử của nó mà chỉ xem nó đang tồn tại như
thế nào, chức năng, tác dụng của nó ra sao, … không nên truyền bá văn minh vào
xã hội thổ dân….
Trường phái này chĩa mũi nhọn tấn công vào trường phái tiến hóa
Mục đích: phục vụ Chủ nghĩa thực dân
Tâm lý – chủng tộc (Mỹ/ Sau đại chiến thế giới thứ II)
Tâm lý con người hình thành qua nhiều giai đoạn
Mỗi dân tộc có những phương pháp giáo dục tâm lý riêng cho trẻ con. Có
dân tộc có tâm lý tốt, có dân tộc có tâm lý xấu, dân tộc không thể thay đổi tâm lý
xấu nếu không có sự giúp đỡ của dân tộc có tâm lý tốt (đó là dâ tộc Mỹ ..)
1.5.2.4. Trường phái Dân tộc học Xô - Viết (Liên Xô cũ)
- Có tính cách mạng, chiến đấu cao (tính đảng)
- Nghiên cứu tất cả các Dân tộc trên thế giới
- Có nhiều cống hiến cho Dân tộc học thế giới
- Chống lại các trường phái Dân tộc học phản động
1.6. LỊCH SỬ DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM

Từ các thế kỷ IX, X, XI, XII đã có nhiều tập truyện, nhiều cuốn sách viết về
các khu vực khác nhau ở nước ta như Giao Chỉ ký, Giao Châu ký, Báo Cực truyện,
Ngoại Sử ký... nay đều đã bị thất truyền, chỉ còn lại ở các thư mục.
Những cuốn sách cho đến nay chúng ta còn có được, trong đó chứa đựng

nhiều tư liệu dân tộc học, thuộc loại sớm nhất có lẽ được ra đời ở thế kỷ XIV-XV:
16


Việt điện U linh của Lý Tế Xuyên(2) (Thế kỷ XIV), Lĩnh Nam Chích quái của
Nguyễn Dữ (thế kỷ XV). Mặc dù trong các cuốn sách trên có nhiều câu truyện hoặc
tình tiết mang tính hoang đường, nhưng cũng có những truyện chứa đựng các tri
thức về dân tộc học rất có giá trị. Cuốn sách đặc biệt có giá trị nhiều mặt, phải kể
đến là cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV), trong đó không những đề cập
đến các vấn đề thuộc về lịch sử, địa lý, văn hoá v.v... mà còn chứa đựng nhiều tư
liệu thuộc lĩnh vực dân tộc học.
Thế kỷ XVI, trong số các sách còn thấy cho đến nay phải kể đến cuốn Ô
Châu cận lục của Dương Văn An (đỗ đầu Tiến sỹ năm 1547 dưới triều Mạc), đây là
địa phương chí, có giá trị nhiều mặt. Theo lời tựa của ông thì nhân một lần về quê
(Lệ Thuỷ, Quảng Bình) năm 1553, ông được đọc hai tài liệu của hai người đồng
hương, ghi chép về hai phủ Tân Bình và Triệu Phong, ông khảo cứu thêm trong
tiền sử, tham chước những điều tai nghe, mắt thấy để bổ sung, sửa chữa, viết thêm
các bài tổng luận và đề lời Hậu tự. Sách gồm 6 quyển, đề cập đến núi, sông, biển,
sản vật, thuế khoá, phong tục tập quán, đơn vị hành chính, thành quách, chợ búa,
đền chùa, danh lam thắng cảnh và các nhân vật từ Quảng Bình vào đến Quảng Nam
thời đó.
Từ thế kỷ XVIII trở đi có khá nhiều sách chuyên khảo viết về các địa
phương và dân cư. Đặc biệt là các cuốn sách của Lê Quý Đôn, trong đó có ba cuốn
chứa đựng nhiều tư liệu dân tộc học: Vân đài loại ngữ, Kiến văn tiểu lục và Phủ
biên tạp lục.
Vân đài loại ngữ đề cập đến nhiều vấn đề về lịch sử của Việt Nam, Trung
Quốc, Lào, Chiêm Thành, Chân Lạp, vũ trụ, khí hậu thời tiết, núi sông, phẩm vật
v.v…; Kiến văn tiểu lục ghi chép nhiều về tự nhiên và con người, các dân tộc ở trấn
Sơn Tây, Hưng Hoá và Tuyên Quang; Phủ biên tạp lục ghi chép về mảnh đất và
con người ở phía Nam (Thuận Quảng).

Tiếp đó có hàng loạt tác phẩm viết dưới dạng tùy bút, ký và chí, trong đó
chứa đựng khá nhiều tư liệu dân tộc học:Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tang
thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn An, Hưng Hoá xứ phong thổ lục
của Hoàng Bình Chính, Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch, Hưng Hoá ký lược của
Phạm Thận Duật, Cao Bằng ký lược của Phạm An Phú, Lịch triều hiến chương loại
Việt điện U linh còn có ý kiến cho rằng nó được soạn từ thời nhà Lý, Lý Tế Xuyên làm nhiệm vụ soạn lại, tu bổ
thêm và viết bài tựa đầu sách vào năm 1329 dưới triều Trần Thánh Tông. Lúc đầu, sách có 27 truyện, đến thế kỷ 15
Nguyễn Chất chép thêm vào đó 3 truyện, đến thế kỷ 16 có thêm phần phụ lục, Lê Tự Chi đưa thêm vào đó 5 truyện,
cả thẩy sách có 35 truyện. Còn "Lĩnh Nam Chích quái" cũng có ý kiến cho rằng người soạn đầu tiên là Trần Thế
Pháp. Tên sách với nghĩa là những truyện kỳ lạ thu góp lượm lặt được ở cõi Lĩnh Nam, theo nghĩa hẹp là lãnh thổ
nước ta.
(2)

17


chí của Lê Trắc, Sử học bị khảo của Phạm Xuân Bảng, Nhất thống dư địa chí của
Lê Quang Định, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Và một số tác
phẩm của Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam Thống chí, Đại Nam nhất thống
chí, Đồng Khánh dư địa chí vv...
Ghi chép về khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên dưới triều Nguyễn phải kể
đến Phủ Man tạp lục, Vũ man tạp lục của Nguyễn Tấn (còn gọi là Tiễu phủ sứ.
Ở nửa cuối XIX đầu XX, các giả Nguyễn Văn Siêu, Phan Kế Bính, Đào
Trinh Nhất, Đào Duy Anh vv... cũng có nhiều công trình lien quan đến Dân tộc
học. Đáng chú ý, Nguyễn Văn Huyên, từ năm 1934 đến năm 1945, có hàng chục
công trình về các dân tộc ở các khu vực khác nhau với khá nhiều thể loại, phần lớn
in bằng tiếng Pháp. Những người Việt đầu tiên viết về Dân tộc học Tây Nguyên là
Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi (Mọi Kon Tum, 1938). Sau khi giới thiệu
chung về địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị và con người nói chung của tỉnh Kon
Tum ở những năm đầu của thập niên 30 thế kỷ XX, các tác giả đã dành phần lớn số

trang miêu tả các phong tục, tập quán, nêu lên những nét khái quát về ngôn ngữ, về
ca dao tục ngữ, câu đố và các câu truyện dân gian của người Bana.
Từ XVII, các tác giả người Châu Âu viết về các dân tộc Việt Nam thường
tập trung vào khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. Đáng chú ý có báo cáo gửi cho
Giáo hoàng của cố đạo Marini (Bồ Đào Nha), trong đó đề cập đến các dân tộc ở
Tây Nguyên.
Từ XIX trở đi, các tác giả Âu – Mỹ viết về Dân tọc học ở Việt Nam. Đáng
chú ý là các báo cáo của phái đoàn Pavie (được tập hợp lại trong Maission Pavie),
ghi chép những điều mắt thấy tai nghe khi họ đi khảo sát một vùng rộng lớn từ lưu
vực sông Mê Công đến khu vực Tây Bắc. Đề cập đến người Việt hoặc các dân tộc
thiểu số có: Gourou P. về người nông dân ở châu thổ Bắc Kỳ, Bonifacy A. về Giáo
trình dân tộc học Đông Dương, một vài nhóm dân tộc thiểu số phía Bắc, Coedes G.
về dân tộc học và Các dân tộc ở bán đảo Đông Dương, Roux H. về một số dân tộc
ở bắc Đông Dương, Abadi M. về các dân tộc ở khu vực phía Bắc, Diguet E. về
những người miền núi ở Bắc Kỳ v.v.., lại có những tác giả chuyên viết về các dân
tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên như: Hoffet J. về các dân tộc vùng giữa Đà
Nẵng và cao nguyên Bôlôven, Cadier về các dân tộc bắc Trường Sơn, Dam Bo về
các cư dân miền núi nam Đông Dương, Maitre H. về các dân tộc Tây Nguyên vv...
Trong khi đó có rất nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu từng dân tộc hoặc nhóm
dân tộc như: Bouchet A.L. về người Xá ở Sơn La, Macey P. về người Khạ, trong
đó có người Xinh mun, Cuisinier J. về người Mường, Robert về nhóm Thái (Tày
18


Đeng) ở Thanh Hoá, Savina về người Hmông, Haguet H. về những người miền núi
ở Quảng Ngãi, Maspero H. về Vương quốc Chăm Pa, Le Pichon về người Cơtu,
Kemlin J.E. về nhóm Rơngao (Bana), Guilleminet P. về người Bana Kon Tum,
Aymonier E. về người Chăm, Dournes J. về người Gia rai, Cobbey V. về người
Raglai, Bernard H, Ner M. về người Êđê Huard P.- Maurice A., Condominas G. về
người Mnông, Boulbet J. về người Mạ, AZéma A.- Henri R. về người Xtiêng vv...

Bên cạnh đó, có một số tác giả lại viết về những chuyên đề khác nhau như Ner M.
Viết về mẫu quyền, về nhà cửa; Jouin B.Y. về dân số, về tục bỏ mả; Sabatier L. về
sử thi; Benedict P.K. về ngôn ngữ vv... Các bài viết của họ thường được đăng tải
trên các tập san của trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp (BEFEO), tập san Hội
nghiên cứu Đông Dương (BSEI), tập san Pháp Á (FA), tập san những người bạn
Huế cổ kính (BAVH), tạp chí Đông Dương (RI) vv... Có thể nói những tư liệu dân
tộc học được miêu tả theo phương pháp truyền thống, rất có giá trị cho nghiên cứu
ngày nay.
Thời Mỹ - Nguỵ, ở miền Nam có một số tác giả người Mỹ viết về các vấn đề
dân tộc học ở miền Nam nói chung, về các dân tộc ở Tây Nguyên nói riêng. Trong
đó có một số công trình của Viện Ngôn ngữ mùa hè, và của Bộ Quân lực Hoa Kỳ
vv... Do hạn chế của tình hình chiến sự, những tác phẩm phục vụ cho quân lính Mỹ,
giá trị khoa học không có được bao nhiêu, đó thường chỉ là những cóp nhặt ở chỗ
này, chỗ khác. Còn các tác giả người Việt Nam viết về các dân tộc vùng Trường
Sơn - Tây Nguyên lúc bấy giờ cũng có một số, trong đó phải kể đến Nguyễn Trắc
Dĩ, Cửu Long Giang - Toan Ánh, Paul Nưr, Lê Đình Chi, Nghiêm Thẩm; viết về
dân tộc Chăm có Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Văn Luận; viết về người Việt có
Nguyễn Phương, Thái văn Kiểm, Toan Ánh, Vũ Văn Khiếu, Bình Nguyên Lộc;
viết giáo trình nhân chủng học/dân tộc học có Lê Văn Hảo, Bửu Lịch, Nghiêm
Thẩm, Phạm Việt Tuyền. Đáng lưu ý là nhà sưu tầm, nghiên cứu về dân tộc học và
ngôn ngữ học các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên với một trung tâm tư
liệu mang tên ông: Nguyễn Bạt Tụy, tại thành phố Đà Lạt. Kho tư liệu này nếu
không được bảo quản và lưu giữ tốt thì thật là một điều đáng tiếc.
Từ sau những năm 60 của thế kỷ XX, một số nhà dân tộc học thuộc khối
XHCN cũng có một số công trình viết về Việt Nam, trong đó chủ yếu là các nhà
khoa học Xô Viết (cũ). Đáng chú ý là các bộ sách: "Các dân tộc trên thế giới",
"Các nước và các dân tộc thế giới" của các tập thể tác giả; hoặc S.I. Bruk với Cư
dân thế giới; V.I. Tchesnov với Lịch sử dân tộc học các nước Đông Dương;
A.N.Mukhlinov với Nguồn gốc và lịch sử tộc người Việt Nam, V.N. Sinkarov:
19



Những quan niệm truyền thống của các dân tộc Tạng - Miến, Khái quát về thế giới
quan truyền thống của các dân tộc miền núi Nam Việt Nam. Và một số công trình
viết về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở miền Bắc,…
*
* *

Ngày 9 tháng 9 năm 1946 Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã
ban hành Nghị định thành lập Nha dân tộc thiểu số (tiền thân của Uỷ ban Dân tộc
hiện nay). Cơ quan này có nhiệm vụ nghiên cứu và giải quyết mọi vấn đề liên quan
đến các dân tộc thiểu số trên toàn cõi Việt Nam (1). Tập san dân tộc ra đời sau đổi
thành Tạp chí Dân tộc, từ 1957 đến 1964 ra được 58 số, đã đóng góp lớn về lý luận
và thực tiễn cho Dân tộc học Việt Nam.
Từ những năm 50 thế kỷ XX các cơ quan, tổ chức nghiên cứu dân tộc thuộc
hệ thống khoa học xã hội lần lượt ra đời. Tổ Dân tộc học thuộc viện Sử học thành
lập 1958; 5-1968 (Nghị định 59/CP)Viện Dân tộc học được thành lập, Thông báo
Dân tộc học thành lập 1972, đến 1974 đổi thành Tạp chí Dân tộc học.
Cùng với Viện Dân tộc học, tại Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn
quốc gia; BộVăn hoá – Thông tin, Giáo dục - đào tạo, Công an, Quốc phòng; Học
Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vv.., đều có tổ chức hoặc bộ phận nghiên cứu
về các dân tộc.
Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội,
bộ môn Dân tộc học - Khảo cổ học thuộc Khoa Lịch sử đã được thành lập. Sau đó
tách riêng thành Bộ môn Dân tộc học. Hiện nay có khoảng 30 trường Đại học lớn
trong cả nước và một số cơ quan giảng dạy môn Dân tộc học.
Nghiên cứu Dân tộc học
1. Viện Dân tộc học, Hà Nội,
2. Viện Nghiên cứu văn hoá dân gian, Hà Nội
3. Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội,

4. Viện Văn học, Hà Nội,
5. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội
6. Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội,
7. Viện Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội,
(1)

Uỷ ban Dân tộc và Miền núi. Báo cáo 50 năm công tác dân tộc và miền núi, H, 1996.

20


8. Viện Dân tộc thuộc UBDT, Hà Nội,
9. Viện Chủ nghĩa xã hội Khoa học, Hà Nội,

Trung tâm nghiên cứu KH về gia đình và phụ nữ, Hà Nội,
11. Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phát triển miền núi (Bộ GD&ĐT), Hà Nội,
12.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Hà Nội,
13.
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc, Thái Nguyên,
14.
Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh,
15.
Trung tâm KHXH thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Giảng dạy Dân tộc học
1. Trường Đại học KHXH &NV, Hà Nội,
2. Trường Đại học Văn hoá, Hà Nội,
3. Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội,
4. Trung tâm Đào tạo thuộc UB Dân tộc, Hà Nội,
5. Viện Dân tộc học, Hà Nội,

6. Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian, Hà Nội
7. Viện CNXH Khoa học, Hà Nội,
8. Phân viện Hà Nội của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
9. Viện Văn hoá, nghệ thuật Hà Nội,
10.
Trường Đại học Sư phạm, Thái Nguyên,
11.
Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La,
12.
Trường Đại học Khoa học, Huế,
13.
Trường Đại học Tây Nguyên, Đak Lak,
14.
Trường Đại học Đà Lạt,
15.
Trường Đại học KHXH &NV thành phố Hồ Chí Minh,
16.
Trường Đại học Mở bán công thành phố Hồ Chí Minh,
17.
Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ,…
Từ khi thành lập, ngoài việc nghiên cứu về các dân tộc, Viện Dân tộc đặc
biệt chú trọng nhiệm vụ xác định thành phần các dân tộc ở Việt nam. Việc các nhà
Dân tộc học thống nhất được 3 tiêu chí: Ngôn ngữ, Văn hoá và Ý thức tự giác tộc
người để xác định và công bố thành phần 54 dân tộc vào năm 1979, là một thành
tựu đáng trân trọng của Dân tộc học Việt Nam.
10.

21



Tờ 1980 về trước, Dân tộc học Việt Nam chú trọng nghiên cứu cơ bản về các
dân tộc. Bên cạnh đó nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội
ở miền núi và dan tộc cũng được đặc biệt quan tâm. Theo đó các két quả nghien
cứu đã được công bố: Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía bắc;
Những biến đổi về kinh tế - văn hoá ở các tỉnh miền núi phía Bắc; Một số vấn đề
kinh tế - xã hội Tây Nguyên; Tây Nguyên trên đường phát triển; Vấn đề phát triển
kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc; ...
Từ sau 1986 đến nay nghiên cứu Dân tộc học ở Việt nam gắn liền với thực
hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng, về
công tác dân tộc và miền núi. Hiện nay Dân tộc học kết hợp chặt chẽ giữa nghiên
cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng và phát triển.

22


VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

1.
Nhiệm vụ của của Dân tộc học Việt Nam từ sau đổi mới đến nay, giải thích
sự thay đổi ?
2.
Khái quát về lịch sử Dân tộc học Việt Nam, kể tên các cơ quan nghiên cứu,
giảng dạy Dân tộc học ở Việt Nam?
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.
Định nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp của Dân tộc học ?
2.
Trình bày những thành tựu cơ bản của ngành Dân tộc học Việt Nam ?
TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC


A. Tài liệu tham khảo bắt buộc
1.
E.P. Bu-Xư-Ghin, Dân tộc học đại cương (sách dịch), NXB. Giáo dục, H.
1961; Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai), Thư viện Khoa học xã hội (Số
1Liễu Giai), Thư viện Quốc gia (31 Tràng Thi)/chương 1.
2.
Phan Hữu Dật, Cơ sở Dân tộc học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1973.
Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai), Thư viện Khoa học xã hội (Số 1Liễu
Giai), Thư viện Khoa Lịch sử, ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà
Nội (336 Nguyễn Trãi, Hà Nội)/chương 1.
3.
Emily.A. Schultz, Robert H. Lavenda, Nhân học, một quan điểm về tình
trạng nhân sinh, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Thư viện Khoa học xã hội
(Số 1Liễu Giai), Thư viện Quốc gia (31 Tràng Thi).
4.
E. Adamson Hoebel, Nhân chủng học khoa học về con người, NXB. Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2007. Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai),
Thư viện Khoa học xã hội (Số 1Liễu Giai).
B. Tài liệu tham khảo
1.
Khoa Nhân học ĐH KHXH & NV TP. HCM, Nhân học đại cương, NXB Đại
học Quốc gia TPHCM, 2008.Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai), Thư
viện Khoa học xã hội (Số 1Liễu Giai), Thư viện Khoa Lịch sử, ĐH Khoa học xã
hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội (336 Nguyễn Trãi, Hà Nội).
2.
Roland Pressat, Những phương pháp dân học (Trần Chí Đạo dịch), NXB.
Ngoại văn, H. 1991. Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai), Thư viện Khoa
học xã hội (Số 1Liễu Giai), Thư viện Quốc gia (31 Tràng Thi).
3.
Đặng Nghiêm Vạn (và các tác giả), Dân tộc học đại cương, NXB. Giáo dục,

H. 1998. Thư viện Viện Dân tộc học (Số 1 Liễu Giai), Thư viện Khoa học xã hội
(Số 1Liễu Giai), Thư viện Quốc gia (31 Tràng Thi).

23


Chương 2
CHỦNG TỘC, PHÂN LOẠI CHỦNG TỘC
TRÊN THẾ GIỚI & VIỆT NAM
2.1. CHỦNG TỘC LÀ GÌ

Chủng tộc phải hội đủ 3 yếu tố (thuộc tính):
- Chủng tộc phải di truyền
- Chủng tộc phải ít biến đổi
- Phổ biến trong những địa vực nhất định
* Xưa kia, Nhân học coi chủng tộc là tập hợp các cá thể có những đặc điểm
tương đồng. Định nghĩa này dựa trên nguyên tắc phân loại theo đặc điểm hình thái
(trừu tượng), đại diệnlà Đơnike (Pháp).
* Nay, có sự bổ sung về vai trò của khu vực địa lý, tức là các quần thể sống ở
các khu vực địa lý khác nhau, sẽ dần hình thành các đặc điểm nhân chủng khác
nhau. Vì thế có định nghĩa mới:
*Chủng tộc là một quần thể (hay tập hợp quần thể quen gọi là nhóm người)
đặc trưng bởi những đặc điểm di truyền về hình thái – sinh lý mà nguồn gốc và quá
trình hình thành liên quan đến một vùng địa lý nhất định.
Hoặc : Chủng tộc là những nhóm người có đặc trưng hình thái giống nhau
được di truyền lại.
*Đối tượng của Nhân chủng học
Nghiên cứu sự giống và khác nhau giữa các tộc người
Nghiên cứu các biến dị hình thái theo không gian
Xác lập mối quan hệ họ hàng, phân loại các chủng tộc

Nghiên cứu sự phân bố các chủng tộc, sự biến mất của các chủng tộc,…
*Phương pháp nghiên cứu Nhân chủng học
Lựa chọn các đặc điểm dị chủng (?)
Phải được xác định chắc chắn, sai số thấp nhất
Phải được di truyền, ít bị ngoại lai
Phải thay đổi theo địa vực (địa lý)

24


2.2. CHỦNG TỘC & DÂN TỘC HỌC

Nhân học (Anthropology) được biết đến ngay từ thời Aristote và ở mỗi giai
đoạn nó được hiểu khác nhau vfa có các nội dung cũng khác nhau. Hienj nay
phương Tây vẫn quan niệm Nhân học là một khoa học nghiên cứu con người cả về
mặt sinh học và xã hội học. Sau 1950, nhất là những năm cuối của thế kỷ XX,
nhiệm vụ của Nhân học được xác định: nghiên cứu lịch sử tự nhiên của con người,
nguồn gốc loài người và sự phát triển hình thái vật chất trong cả quá trình hình
thành và biến đổi của nhân loại. Trong lĩnh vực Nhân học từ lâu đã xảy ra cuộc đấu
tranh giữa quan điểm duy vật tiến bộ và duy tâm lạc hậu. Những thế lực theo chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc đã lợi dụng những đặc điểm khác nhau về hình thái, thể
chất con người ở các dân tộc để làm cơ sở khoa học cho học thuyết phản động của
chúng. Chẳng hạn, có người cho rằng người da trắng thuộc về loại người
Cromanhon, còn người da màu thuộc loại Neanderthal. Họ quan tâm đến đặc điểm
khác nhau về hình thái, thể chất con người của các dân tộc là do ảnh hưởng của sự
phát triển không đều, do điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội, do đời sống và
sinh hoạt khác nhau tạo nên.
Nhân học còn nghiên cứu hình thức và đời sống của các dân tộc (ăn, ở, trang
phục, tập quán, ngôn ngữ, văn học...), cho nên Nhân học còn bao gồm Khảo cổ học,
Chủng tộc học, Phôi thai học, Giải phẫu học, Dân tộc học và các môn học khác về

hình thái con người. Các bộ môn này với nhau mới có thể giải quyết được mục đích
nghiên cứu lịch sử tự nhiên, tìm nguồn gốc và sự phát triển hình thái vật chất của
con người.
Nhân học - bộ môn khoa học bảo đảm sự quá độ từ hình thái học và sinh lý
học người và các chủng tộc loài người sang khoa học lịch sử (Ph.Ăngghen, Biện
chứng của tự nhiên). Vì thế, Nhân học với Dân tộc học cũng như Khảo cổ học và
lịch sử đấu tranh hình thành các dân tộc đều có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Tchebokxarov viết: Bên cạnh sự khác biệt giữa các dân tộc về mặt văn hoá và
ngôn ngữ, còn một loại khác biệt nữa về hình thái cơ thể mà bản thân chúng thì
không có ý nghĩa gì đối với lịch sử phát triển xã hội loài người, song đặc trưng của
chúng được hình thành trong quá trình lịch sử và có quan hệ mật thiết với mỗi
nhóm cộng đồng người của từng khu vực, vì vậy chúng tiêu biểu cho những nhóm
người đó về mặt hình thái cơ thể. Levin cho rằng: Sự hình thành, sự lan rộng, sự
hỗn hợp các loại hình nhân chủng là kết quả của một quá trình lịch sử.
Xác định thành phần nhân chủng một cộng đồng người và nghiên cứu quá
trình hình thành ra chúng là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Nhân học.
25


×