Thuyết trình: MÔ HÌNH SÁNG KIẾN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG
CHỨC, VIÊN CHỨC TRẺ.
Trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế hiện nay, công cuộc cải cách hành chính là
một trong những nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành
chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp lấy nhân dân làm gốc.
Xác định cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt
trong đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và những năm
tiếp theo, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011 về
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.
Trọng tâm của cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế, xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách
chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực
thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và
chất lượng dịch vụ công.
Thanh tra tỉnh Khánh Hoà: Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng nên Thanh tra tỉnh luôn xác
định công tác giải quyết KNTC có vai trò rất quan trọng trong việc giữ ổn định tình
hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế, xã hội bền
vững.
Số liệu thống kê về tình hình KNTC cho thấy: trong thời gian từ 01/01/2008 đến 30/6/2013,
các cơ quan hành chính của tỉnh tiếp nhận 8.299 đơn khiếu nại, tố cáo (6.374 khiếu nại,
1.925 tố cáo), trong đó, số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính
các cấp là 4.084 vụ việc (3.267 khiếu nại, 817 tố cáo).
Giải quyết KNTC của công dân là một nhiệm vụ phức tạp, liên quan đến chức năng
quản lý nước của nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau; việc theo dõi và quản lý số lượng
đơn KNTC và hồ sơ giải quyết các vụ việc KNTC là một quá trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo
các thông tin luôn được lưu giữ đầy đủ, chính xác và dễ dàng truy xuất khi cần thiết. Tuy
nhiên, qua nhiều năm tổng kết, đánh giá, theo dõi, nắm tình hình, nhận thấy: công tác
xử lý, thụ lý đơn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế trong việc theo dõi, ghi chép không
đầy đủ, thiếu chính xác, tình trạng xử lý, thụ lý đơn chậm, còn quá hạn; bên cạnh đó,
các đơn vị chưa có sự thống nhất trong việc xác định nội dung đơn dẫn đến công tác
thống kê, tổng hợp gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian nhưng kết quả chưa thật
chính xác.
Nhằm khắc phục những tồn tại trên, xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng
tâm hướng tới đối tượng phục vụ là nhân dân, qua đó nâng cao uy tín của Ngành Thanh
tra nên Thanh tra tỉnh đã chủ trương tin học hóa toàn bộ công tác giải quyết KNTC
nhằm nâng cao hiệu quả công tác này.
.
Phần mềm theo dõi, quản lý đơn KNTC được xây dựng nhằm giúp cho công tác quản
lý, theo dõi, thống kê đầy đủ, chính xác và kịp thời tình hình đơn KNTC, hỗ trợ đắc lực
cho cán bộ làm công tác xử lý đơn, thụ lý, giải quyết KNTC và thuận lợi trong công tác
tham mưu, tổng hợp báo cáo tình hình KNTC.
Phần mềm có những tính năng:
Phát hiện các trường hợp KNTC trùng lắp, giúp tiết kiệm thời gian xử lý đơn: trước
đây, việc xác định đơn trùng chủ yếu dựa vào sổ theo dõi hoặc trí nhớ của người xử lý
nên tính chính xác không được đảm bảo. Để tránh tình trạng đơn KNTC có cùng một
nội dung nhưng lại được xử lý nhiều lần, phần mềm sẽ thực hiện lọc trùng trên toàn hệ
thống. Tất cả các đơn KNTC đều được lưu giữ trên hệ thống máy chủ nên chỉ trong
một thời gian ngắn người sử dụng có thể thực hiện lọc trùng trên toàn hệ thống một
cách chính xác nhất.
Hỗ trợ trong quá trình xử lý, thụ lý đơn và theo dõi công việc:
Đối với quá trình xử lý đơn: Thực tế cho thấy, trong quá trình xử lý đơn thủ công, đôi
khi người cán bộ xử lý gặp lúng túng, khó khăn trong việc xác định nội dung đơn, loại
đơn, loại vụ việc; phần mềm đã tích hợp sẵn các tiêu chí cơ bản này nhằm giúp người
xử lý lựa chọn chính xác về bản chất vụ việc và tránh trường hợp tự ý đưa ra những
tiêu chí không phù hợp.
Việc lưu giữ thông tin, tài liệu của một hồ sơ xử lý, thụ lý giải quyết KNTC là rất cần
thiết, phần mềm lưu giữ các thông tin, tài liệu về hồ sơ bằng cách cho phép gắn các file
tài liệu kèm theo với số lượng không giới hạn, thời gian lưu giữ mãi mãi, dễ dàng truy
xuất khi cần thiết và đặc biệt là không bị thất lạc so với việc lưu giữ hồ sơ thủ công,
đảm bảo cho công tác kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Đối với Lãnh đạo cấp phòng, ban chuyên môn và lãnh đạo cơ quan: Phần mềm phân
cấp quản lý , theo dõi quá trình xử lý công việc của nhân viên cấp dưới thông qua việc
theo dõi trình trạng xử lý công việc từ đó có những nhận định, đánh giá và chỉ đạo phù
hợp.
Hỗ trợ đưa ra các thống kê theo quy định hiện hành: thực hiện thống kê theo nhiều tiêu
chí khác nhau phù hợp với yêu cầu báo cáo và theo biểu mẫu quy định.
Mục tiêu phục vụ nhân dân: Đây là mục tiêu chủ yếu mà toàn ngành thanh tra Khánh
Hòa hướng đến khi xây dựng Phần mềm.
Điểm mới của phần mềm này là trước đây, khi người gửi đơn muốn biết được tình
trạng hay nói cách khác là muốn biết các cơ quan nhà nước đã hoặc đang xử lý đơn của
mình như thế nào thì phải liên hệ trực tiếp tại bộ phận tiếp công dân nơi mình gửi đơn
đến hoặc gọi điện thoại để hỏi kết quả. Tuy nhiên, việc hỏi thông tin theo 02 cách nêu
trên đôi khi người dân chưa thoả mãn, chưa hài lòng. Nhằm hướng tới mục tiêu tạo
thuận lợi tối đa cho người dân, phần mềm xây dựng tính năng giúp người dân có thể dễ
dàng biết được tình trạng giải quyết hồ sơ KNTC của mình qua các công cụ:
- Sử dụng tin nhắn SMS qua điện thoại di dộng: tại bất kỳ nơi đâu, chỉ cần điều
kiện có thể truy cập internet, người dân dùng cú pháp nhắn tin thì có thể biết được tình
trạng hồ sơ của mình đang được xử lý, thụ lý ở giai đoạn nào, đã hoàn thành hay chưa;
Hoặc người dân có thể tra cứu trên trang web thanh tra Khánh Hòa
Khi gửi đơn đến các cơ quan thanh tra trong toàn tỉnh, người gửi đơn được cấp “Giấy
biên nhận” theo biểu mẫu quy định, trong đó có in mã vạch tương ứng với hồ sơ, đây
được gọi là “Mã hồ sơ”. Khi cần xem xét tình trạng hồ sơ, ngoài 02 cách trên, công dân
có thể sử dụng máy đọc mã vạch được trang bị tại phòng tiếp công dân của các tổ chức
thanh tra để thực hiện tra cứu tình trạng hồ sơ.