[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn
Đề 14.6. Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích sau trong bài thơ "Việt
Bắc" của Tố Hữu:
"Những đường Việt Bắc của ta
…
Vui lên Việt Bắc, Đèo De, núi Hồng".
Tố Hữu (1920- 2005)- nhà thơ trữ tình- chính trị, cánh chim đầu đàn của thơ
ca Cách mạng Việt Nam. Các chặng đường thơ của ông song hành cùng với các
chặng đuờng Cách Mạng. Tháng 5- 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ của ta mở
đường cho chiến thắng của Hiệp Định Giơ- ne- vơ mà Pháp phải kí với Việt Nam
về Đông Dương. Tháng 10- 1954, chiến sĩ, Trung ương Đảng, Chính phủ của ta
rời Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân sự kiện này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ
Việt Bắc. Bài thơ, với thể thơ lục bát truyền thống, với cách xưng hô "mình- ta"
đậm chất dân tộc, đã đong đầy tình cảm quân dân cá- nước. Qua bài thơ, ta còn có
dịp được sống trong không khí oai hùng của dân tộc những ngày kháng Pháp oanh
liệt. Đoạn thơ dưới đây chứng minh cho điều đó:
"Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, Đèo De, núi Hồng".
"Nếu đọc kỹ khổ thơ, ta có thể nhận ra hai nội dung rõ rệt. Tám câu
đầu là không khí chuẩn bị kháng chiến "như là đất rung" của ta, của quân dân ở
Việt Bắc. Bốn câu sau là "tin vui chiến thắng trăm miền" liên tiếp của ta. Thật là
một đoạn thơ hào sảng.
Mở đầu phần thơ thể hiện không khí chuẩn bị kháng chiến, nhà thơ viết:
"Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung"
Hai chữ "những đường" đủ cho thấy không khí chuẩn bị kháng chiến tràn
ngập Việt Bắc như thế nào. Hai chữ này khiến ta liên tưởng đến cái náo nức, tự
hào của người Việt Bắc. Hai chữ này cũng khiến ta liên tưởng đến cái náo nức, tự
hào của Tố Hữu khi, trong một bài thơ khác, ông viết:
"Đường nở ngực những hàng Dương liễu nhỏ
Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm".
Hai chữ ấy cũng khiến ta nhớ đến tâm trạng của Nguyễn Đình thi khi "Đất
Nước" giải phóng:
"Những cánh đồng thơm mát,
1
[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn
Những ngả đường bát ngát,
Những dòng sông đỏ nặng phù sa,…".
Trở lại với hai câu thơ của Tố Hữu, ta còn ấn tượng với hai chữ "của ta". Đó
là đại từ sở hữu khẳng định chủ quyền dân tộc đã về với đồng bào Việt Nam anh
dũng, kiên cường. đó cũng là tư thế chủ động mà ta có được trong những ngày
chuẩn bị kháng chiến. Nó khác hẳn với thế bị động khi Cách mạng chưa thành
công, khi đất nước còn chìm trong những "Bước đường cùng" của Nguyễn Công
Hoan, "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, "Chí Phèo" của Nam Cao, … Từ láy "đêm đêm"
cho thấy cảnh chuẩn bị kháng chiến diễn ta liên tiếp hết đêm này đến đêm khác.
Đó dường như là hình ảnh cả dân tộc một lòng ra trận. Bởi vậy, phép so sánh tiếp
theo trong thơ Tố Hữu hoàn toàn có lí: "rầm rập như là đất rung". Ý thơ dường
như đã báo hiệu trước những trận đánh long trời lở đất ở Việt Bắc, ở Điện Biên.
Chẳng thế mà, khi Điện Biên chiến thắng (07- 05- 1954), ta đã thấy câu: "Lừng
lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu".
Đến câu thơ thứ ba, thứ tư thì sự lớn mạnh của quân dân ta đã quá rõ rồi:
"Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan".
Bốn chữ "điệp đệp trùng trùng" láy đi láy lại hình ảnh đoàn quân ra trận hào
hùng về khí thế, bất tận về số lượng. "Ánh sao đầu súng" vừa là hình ảnh tả thực
vừa là hình ảnh biểu tượng. Thực là ngôi sao trên mũ bộ đội lấp lánh bên đầu mũi
súng mà bộ đội ta đeo trên vai. Thực là ánh sao trên trời nhấp nhô cùng với mũi
súng trong đêm hành quân ra trận. Tố Hữu đã thật khéo nhìn, khéo lựa. Biểu tượng
là ánh sao ấy như là ánh sao soi đường cho họng súng ta tìm địch, diệt thù. Đến
bốn chữ ''bạn cùng mũ nan'', nếu đọc không kĩ, ta ngỡ, đó chỉ là câu chữ mà Tố
Hữu cho thêm vào cho lời thơ đỡ ngượng ngập. Nhưng thực ra, đó là cái đơn sơ,
giản dị thiếu thốn nhưng vô cùng đẹp đẽ của quân dân ta. Lính Pháp ra trận bằng
giầy đinh, mũ sắt. Lính ta ra trận chỉ có ''mũ nan''. Chẳng thế mà dân gian vẫn có
câu hát đùa:
''Anh xách đôi giầy chuột khoét.
Em xách đôi dép tuột quai
Ta lên đường, đi chiến đấu
Bảo vệ quê nhà''.
Ấy vậy mà quân ta vẫn ''điệp điệp trùng trùng''. Hào hứng lắm, hồ hởi lắm!
Đến hai câu thơ thứ năm và thứ sáu, Tố Hữu viết:
''Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay''.
''Dân công'' là lực lượng quân đội không chuyên nhưng vô cùng quan trọng
của cuộc kháng chiến. Họ vốn là những người dân lao động, nói như Nam Cao thì,
thậm chí, họ là ''những anh răng đen mắt toét''. Vì lòng yêu nước, họ xung phong
ra tiền tuyến, nguyện góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào cuộc kháng
chiến. Họ tham gia vào mọi việc: làm đường, sửa đường, tiếp lương, vận chuyển
vũ khí..., khi cần thiết, họ cũng có thể trực tiếp cầm súng diệt thù. Câu thơ ''Dân
công đỏ đuốc từng đoàn'' cho thấy thái độ tham gia kháng Pháp của dân ta nhiệt
huyết như thế nào. Chữ ''đỏ đuốc'' làm ấm cả rừng đêm Việt Bắc, sáng cả con
2
[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn
đường Cách mạng của dân tộc. Thật đúng khi Nguyễn Trãi nói rằng: ''Chèo thuyền
cũng là dân, lật thuyền cũng là dân; lúc lật thuyền mới biết sức dân mạnh như
nước''. Chính vì vậy, hình ảnh ''bước chân nát đá'' ở câu thơ thứ sáu quả có ''ngoa
ngôn'' nhưng cũng không phải là không có lí.
Và Tố Hữu đã viết hai câu cuối của phần thơ thứ nhất như thế này:
''Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên''
Hai câu thơ có nghệ thuật đối lập và ẩn dụ trong thơ truyền thống. Câu thơ
thứ nhất là bao nhiêu năm tháng nô lệ của dân tộc, là đau thương, mất mát, là áp
bức, bóc lột, là bế tắc, không lối thoát, là ''đau đời có cứu được đời đâu'' (Huy
Cận)... Câu thơ thứ hai là hình ảnh ánh đèn pha ôtô đã được Tố Hữu ẩn dụ cho
một tương lai mà Nguyễn Đình Thi gọi là ''sáng loà''. Nói về tương lai ấy, Tố Hữu
không dùng chữ ''toả sáng'' mà dùng chữ ''bật sáng''. Đọc câu thơ, người ta lại liên
tưởng đến một sức lực ''Phù Đổng Thiên Vương'' trong truyền thuyết dân tộc năm
nào. Nhưng tương lai mà Tố Hữu muốn nói đến không phải được thực hiện bằng
Tiên, Bụt, Thần, Phật... mà là bănf tất cả sức mạnh dân tộc đã được Tố Hữu nói rất
cụ thể ở bảy câu thơ trên.
Vì vậy, 4 câu thơ cuối của đoạn trích là khí thế chiến thắng liên tiếp, tất yếu
của ta:
''Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng''.
Đến đây, cái ''sầu trăm ngả'' trong thơ Huy Cận trước Cách mạng đã được
thay thế bằng ''Tin vui chiến thắng trăm miền''. Dường như vui quá, say mê quá,
liên tiếp quá...đã khiến Tố Hữu không kịp, không đủ thời gian để miêu tả trực tiếp,
cụ thể từng trận đánh, từng trận thắng. Thi sĩ, chiến sĩ Tố Hữu chỉ còn biết liệt kê
những tin tức chiến thắng ''liên khu báo về'' (Hồ Chí Minh) ấy: Hoà Bình, Tây
Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, đèo De, núi Hồng,...
Qua đoạn trích, nhờ vào sự điêu luyện, tài hoa trong ngòi bút đậm chất dân
tộc, lòng yêu nước sôi trào, giọng thơ sôi nổi, tự hào, trí nhớ và niền yêu Việt Bắc
tuyệt vời của Tố Hữu, chúng ta cảm nhận được, sống lại được những năm tháng
kháng chiến chống Pháp, thắng Pháp, hào hùng của dân tộc ta giữa núi rừng Việt
Bắc. Đọc đoạn thơ trên, người ta ít ai nghĩa rằng, đó lại là đoạn thơ trong một bài
thơ nói về ''buổi phân ly''. Cảm ơn Tố Hữu đã dùng thơ kể lại cho ta những trang
sử vàng của cả dân tộc!
***
3