Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BIEN PHAP AN TOAN LAO DONG GIAO THONG DUONG THUY DUONG BO CHAY NO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 25 trang )

AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, VỆ
SINH MÔI TRƯỜNG
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
4. 1 AN TOÀN LAO ĐỘNG
4.1.1 Tổ chức đào tạo huấn luyện công tác an toàn lao động
- Muốn tổ chức hợp lý quá trình thi công thì phải không ngừng cải thiện điều
kiện lao động và đảm bảo an toàn lao động.
- An toàn lao động là công tác bảo vệ tính mạng và giữ gìn sức khỏe của công
nhân trong quá trình sản suất, bảo đảm cho công nhân có thể làm việc trong điều kiện
an toàn, vệ sinh, sạch sẽ.
- Ban chỉ huy công trường có nhiệm vụ chung lãnh đạo công trường thực hiện
các công tác về an toàn kỹ thuật.
- Đội trưởng thi công phụ trách việc bảo vệ máy móc, thiết bị, việc phòng hộ,
các điều kiện vệ sinh kỹ thuật và tổ chức công tác an toàn lao động trên phạm vi của
mình phụ trách.
- Tổ trưởng sản suất phải vạch ra các biện pháp an toàn kỹ thuật và vệ sinh sản
xuất rồi phối hợp với công đoàn thảo luận việc thực hiện các biện pháp đó. Phải theo
dõi, cung cấp kịp thời các phương tiện vật chất để thực hiện các biện pháp đó.
- Nhiệm vụ cụ thể về công tác an toàn kỹ thuật và bảo hộ lao động của công
trường:
+ Tổ chức huấn luyện và học tập về an toàn kỹ thuật và bảo hộ lao động
cho công nhân trên công trường, có kiểm tra sát hạch sau mỗi đợt học tập.
+ Hướng dẫn công nhân phương pháp và nội quy công tác, quy trình,
quy phạm kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động.
+ Bảo đảm các điều kiện vệ sinh, sinh hoạt, áo quần lao động, các dụng
cụ phòng hộ lao động cần thiết cho công nhân.
+ Tạo điều kiện để thi công an toàn trên công trường.
- Cán bộ phụ trách an toàn kỹ thuật của công trường có quyền:
+ Không cho thi công ở những nơi nguy hiểm.
+ Không cho tiếp tục sử dụng máy móc và thiết bị không an toàn để thi


công.
+ Đề nghị khen thưởng, kỷ luật với những người chấp hành tốt và những
người cố tình phá hoại các quy tắc thể lệ về bảo hộ lao động.
- Khi công nhân đến làm việc, người phụ trách phải có nhiệm vụ:
+ Giới thiệu cho công nhân thông hiểu các quy tắc, trật tự trong công
trường, an toàn lao động, vệ sinh sản suất và an toàn phòng cháy.
+ Giới thiệu trình tự công nghệ, phương pháp vận hành và sử dụng máy
móc, thiết bị công cụ.
+ Tổ chức tốt việc lao động cho công nhân.
+ Chỉ định các dụng cụ, thiết bị và máy móc mà công nhân sử dụng để
làm việc.
+ Giới thiệu về nội quy bảo hộ lao động.
- Các công nhân có nhiệm vụ:
Trang 1


+ Chấp hành tốt các nội quy, kỷ luật lao động.
+ Giữ gìn tài sản chung của công trình, của nhà nước và của nhân dân
trong khu vực.
+ Chấp hành tốt về an toàn kỹ thuật, vệ sinh sản xuất, an toàn phòng
cháy và các quy tắc trật tự khác.
+ Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc.
4.1.2 Biện pháp bảo đảm an toàn lao động
Trong quá trình thi công trên công trường dù sử dụng công cụ thô sơ hay thiết
bị thi công cơ giới hiện đại, dù thi công các hạng mục có công nghệ đơn giản hay
phức tạp đều có những yếu tố nguy hiểm. Do đó cần thiết phải có một bộ phận làm
công tác an toàn để theo dõi và chỉ đạo đối với mọi hoạt động trên công trường.
4.1.2.1 Đảm bảo các điều kiện vệ sinh lao động
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để cải thiện các điều kiện vì khí hậu tiện
nghi ở nơi làm việc cũng như nơi nghỉ cho công nhân:

+ Bảo đảm sự trao đổi không khí bằng thông gió tự nhiên cho khu vực
nhà ở, lán trại trên công trường bằng cách chọn hướng để xây dựng hợp lý (cố gắng
theo hướng bắc nam) bố trí đủ diện tích cửa sổ, cửa ra vào tạo điều kiện thông thoáng
tốt.
+ Cải tiến kỹ thuật cơ giới hoá các thao tác nặng nhọc để giảm nhẹ sức
lao động cho người lao động (sử dụng thiết bị đào đất, cần cẩu cho lắp đặt cấu kiện
đúc sẵn... ).
+ Trang bị đủ các dụng cụ phòng hộ cá nhân: quần áo bảo hộ, găng tay,
kính bảo vệ mắt...
- Sử dụng các biện pháp chống bụi trên đường như: lợi dụng hướng gió, cơ giới
hoá việc bốc dỡ vật liệu rời, phun nước tưới ẩm vật liệu trong qúa trình thi công phát
sinh nhiều bụi, trang bị khẩu trang...
- Giảm hết mức tối thiểu của tiếng ồn và rung động bằng các dụng cụ phòng hộ
cá nhân: dùng bông băng đặt vào lỗ tai hoặc bao ốp tai, sử dụng giày có đế bằng cao
su, găng tay có lớp lót ở trong lòng bàn tay bằng cao su xốp để hạn chế ảnh hưởng
của sự rung động khi sử dụng các thiết bị rung.
- Khi tổ chức thi công ban đêm sẽ bố trí đảm bảo hệ thống chiếu sáng bằng đèn
pha hoặc đèn dây tóc có công suất 300-500W với chiều cao treo đèn hợp lý. Các thiết
bị thi công đêm phải có hệ thống chiếu sáng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
4.1.2.2 Biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công xây lắp các hạng mục
- Lái xe, lái máy và người lao động được huấn luyện nhắc nhở về nội dung
công tác an toàn trước khi thi công, đặc biệt trong điều kiện thi công hỗn hợp giữa xe
máy và nhân lực.
- Bố trí hợp lý máy móc thiết bị đảm bảo sử dụng vận hành máy an toàn,
thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động, sửa chữa kịp thời những hư hỏng, có kế
hoạch tu sửa và bảo dưỡng máy theo định kỳ.
- Tổ chức đường vận chuyển đi lại trong nội bộ công trường hợp lý, tránh giao
cắt nhiều trên luồng vận chuyển để hạn chế tai nạn xảy ra. Tuyệt đối không dừng xe
tự đổ để chở công nhân.
4.1.2.3 Trong thi công công tác đào móng đất

- Khi đào hố móng sẽ tạo mái dốc, phần hố móng thẳng đúng được lắp dựng hệ
thống chống vách ngày khi đào xong để tránh sụt lở do độ rung động khi xe máy thi
công qua lại gây ra. Chiều dài hố đào không quá dài và có phương án thoát nước tốt.
Trang 2


- Đất đào từ hố đào và vật liệu tập kết để thi công bố trí đủ cự ly an toàn cách
mép hố đào tối thiểu 0,8m, dùng rào cứng để chắn trên miệng hố đào và có đèn báo
hiệu nguy hiểm ban đêm.
- Các thiết bị nâng để vận chuyển đất, đầm đất... không được phép dừng hay
vận hành trong phạm vi nhỏ hơn 1.5m tính từ mép hố đào.
- An toàn viên và cán bộ chỉ huy thi công thường xuyên kiểm tra phát hiện vết
nứt trên mép hố đào để kịp thời xử lý.
- Bố trí người hướng dẫn chỉ huy xe đổ đất cũng như các vật liệu khác đảm bảo
an toàn, bố trí vị trí xe quay đầu hợp lý.
4.1.2.4 An toàn trong công tác thi công nền đường
- Quy định chung:
+ Trước khi thi công nhà thầu nghiên cứu kỹ các điều kiện địa hình, hồ
sơ địa chất, thủy văn tại chỗ và dự báo các diễn biến thời tiết (mưa, bão...) có thể xảy
ra để có biện pháp dự phòng nhằm bảo vệ an toàn cho người, xe máy tài sản và có các
biện pháp hạn chế tác động xấu đến môi trường.
+ Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động phải dựa vào các văn bản
pháp quy hiện hành hữu quan về bảo vệ sức khỏe, phòng chống cháy nổ, phòng
chống dịch bệnh. Các biện pháp hạn chế tác động đến môi trường phải dựa trên báo
cáo đánh giá tác động môi trường với các nội dung chi tiết quy định ở các văn bản
pháp quy hiện hành đối với giai đoạn thi công các dự án; đặc biệt nên chú trọng điều
tra các tuyến đường ống ngầm, đường dây điện, cáp quang ngầm trong phạm vi thi
công.
+ Phải bố trí các biển báo rõ ràng và có sức thu hút sự chú ý để nhắc nhở
mọi lực lượng thi công, dân cư lân cận và người đi qua phạm vi thi công có ý thức tự

bảo vệ.
- Các biện pháp bảo đảm an toàn thi công:
+ Có chiếu sáng nếu thi công về đêm. Sử dụng mạng điện chung phải
tuân thủ các quy định của ngành điện lực.
+ Khi thi công đường tạm, cầu tạm phải bố trí cảnh báo, biển báo hoặc
người trực tiếp chỉ dẫn giao thông.
+ Người tham gia thi công phải được huấn luyện trước về các quy tắc
đảm bảo an toàn lao động trong công việc cụ thể của mình và phải mặc trang phục
bảo hộ lao động khi vào hiện trường thi công. Người phối hợp với máy phải tránh
làm việc ngay trong phạm vi máy đang thao tác.
+ Giữa các máy cùng thi công phải chú trọng giữ một khoảng cách đủ an
toàn. Máy không được đi lại sát các rãnh, các hố móng, sát mép ta luy và các chỗ nền
kém ổn định.
+ Máy chỉ được đào gần sát các thành vách cách công trình nhân tạo một
khoảng đủ để bảo vệ an toàn cho công trình, khi đào lân cận các công trình này cần
đặt biển cảnh báo.
+ Đào hố móng công trình hoặc đào các hào thoát nước phải có biện
pháp đảm bảo vách hào ổn định (có mái dốc hoặc có cừ chống đỡ...) tùy theo điều
kiện địa chất, thủy văn và chiều sâu đào. Nếu đào dưới chân mái taluy nền đường
hoặc mái dốc thiên nhiên nên áp dụng biện pháp đào cách quãng xen kẽ, đào một
đoạn và xây xong móng công trình hoặc đào một đoạn đặt hào, ống thoát nước xong,
lấp lại rồi mới đào và thi công các đoạn xen kẽ còn lại. Nếu đào móng hoặc hố đào
sâu thì phải đặt biển cảnh báo, bố trí hàng rào phòng hộ và phải theo dõi tình trạng
Trang 3


biến động của bờ vách đào để có biện pháp xử lý kịp thời, đổ đất đào móng không
được ảnh hưởng đến sự ổn định của vách đào.
+ Làm vòng vây chắn nước để thi công móng các công trình phòng hộ
dưới taluy đắp có ngập nước phải dự báo mức nước ngập, dự báo khả năng có cát

chảy, cát đùn để dự kiến biện pháp đề phòng.
+ Dùng thiết bị băng tải các kiểu hoặc các giá nâng kéo vật liệu lên cao
để vận chuyển đá, phải bố trí công nhân chuyên nghiệp chỉ huy, cấm sử dụng quá tải,
cấm dùng băng tải chở người. Khi chuyển đá cấm người làm việc đứng, ngồi dưới
các thiết bị nâng vật liệu lên cao.
+ Khi thi công xây lắp các tầng phòng hộ ta luy, cấm đi lại trên phần mặt
dốc vừa xây, không được lăn đá, vật liệu hoặc dụng cụ từ trên cao xuống.
+ Khi dùng các máy phun vữa, máy hơi ép phải thường xuyên theo dõi
đồng hồ đo áp lực, nếu có hiện tượng gia tăng hoặc chạy bất bình thường thì phải cắt
điện ngừng máy kiểm tra xử lý.
- Trước khi thi công bố trí biển báo hiệu công trường ở đầu và cuối đoạn
đường thi công, bố trí người và bảng hướng dẫn đường tránh cho các loại phương
tiện giao thông qua đường, quy định sơ đồ chạy đến và chạy đi của ô tô vận chuyển
vật liệu, chiếu sáng khu vực thi công khi làm đêm.
- Công nhân phục vụ theo máy san rải, được trang bị đủ ủng, găng tay, khẩu
trang, quần áo lao động phù hợp với công việc.
- Trước mỗi ca làm việc Nhà thầu kiểm tra tất cả các máy móc và thiết bị thi
công, sửa chữa hư hỏng của máy móc báo cho cán bộ chỉ đạo thi công ở hiện trường
kịp thời.
4.1.2.4 Trong thi công mặt đường:
 Mặt đường CPĐD, mặt đường đá dăm nước, láng nhựa mặt đường
- Tại kho chứa nhựa, nơi nấu nhựa, nơi pha nhựa với dầu hỏa:
+ Triệt để tuân thủ các quy định về phòng hỏa, chống sét, bảo vệ môi
trường, an toàn lao động của nhà nước cũng như của Công ty đã ban hành.
+ Ở những nơi khô ráo có thể xảy ra đám cháy (kho, nơi chứa nhựa, nơi
chứa nhiên liệu, nơi nấu và pha trộn nhựa, …) sẽ bố trí sẵn các dụng cụ chữa cháy,
thùng đựng cát khô, bình bọt dập lửa, bể nước và các lối ra phụ.
+ Nơi nấu nhựa phải cách xa các công trình xây dựng dễ cháy và các
kho tàng khác ít nhất 50m.
- Tại hiện trường thi công:

+ Trước khi thi công phải đặt biển báo công trường, biển báo hạn chế tốc
độ xe ở đầu và cuối đoạn đường thi công, bố trí người và bảng hướng dẫn đường
tránh cho các loại xe trên đường, quy định sơ đồ di chuyển của xe vận chuyển đá, xe
phun nhựa, xe lu.
+ Công nhân phục vụ theo xe phun nhựa phải có ủng, găng tay, khẩu
trang, quần áo bảo hộ lao động.
+ Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tất các các loại thiết bị, máy thi
công.
+ Bố trí các thiết bị y tế để tiến hành sơ cứu, đặc biệt sơ cứu bỏng.
+ Khi thi công xong phải dọn dẹp, không để nhựa, đá lấp cống rãnh, vãn
trên lề đường, không để nhựa dính bám vào các công trình, cây cối ven đường.
4.1.2.5 Phòng độc
Trang 4


- Trong khi thi công công trình có sử dụng xăng dầu, hắc ín, chì, thiếc hàn,
axít,... phải trang bị cho công nhân đầy đủ găng tay chống axit, khẩu trang, kính che
mắt, quần áo, giầy ủng.
- Khi làm việc với các hóa chất phải bố trí nơi rộng, thoáng, không để gần nhà
ở, kho tàng, doanh trại và chống đổ vỡ gây cháy bỏng, nhiễm độc. Khi làm việc với
các hóa chất công nhân không được ăn uống, hút thuốc và phải đứng đầu chiều gió.
Sau giờ làm việc phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ mới được ăn uống, hút thuốc đề phòng
nhiễm độc.
 Mặt đường bê tông nhựa
- Tại trạm trộn hỗn hợp bê tông nhựa 10.1.1 Phải triệt để tuân theo các quy
định về phòng cháy, chống sét, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an toàn sử dụng
điện hiện hành.
+ Ở các nơi có thể xảy ra đám cháy (kho, nơi chứa nhựa đường, nơi
chứa nhiên liệu, máy trộn...) phải có sẵn các dụng cụ chữa cháy, thùng đựng cát khô,
bình bọt dập lửa, bể nước và các lối ra phụ.

+ Nơi nấu nhựa đường phải cách xa các công trình xây dựng dễ cháy và
các kho tàng khác ít nhất là 50 m. Những chỗ có nhựa đường rơi vãi phải được dọn
sạch và rắc cát.
+ Bộ phận lọc bụi của trạm trộn phải hoạt động tốt.
+ Khi vận hành máy ở trạm trộn cần phải:
 Kiểm tra các máy móc và thiết bị;
 Khởi động máy, kiểm tra sự di chuyển của nhựa đường trong các
ống dẫn, nếu cần thì phải làm nóng các ống, các van cho nhựa
đường chảy được;
 Chỉ khi máy móc chạy thử không tải trong tình trạng tốt mới đốt
đèn khò ở trống sấy.
- Trình tự thao tác khi đốt đèn khò phải tiến hành tuân theo chỉ dẫn của trạm
trộn. Khi mồi lửa cũng như điều chỉnh đèn khò phải đứng phía cạnh buồng đốt,
không được đứng trực diện với đèn khò. 10.1.7 Không được sử dụng trống rang vật
liệu có những hư hỏng ở buồng đốt, ở đèn khò, cũng như khi có hiện tượng ngọn lửa
len qua các khe hở của buồng đốt phụt ra ngoài trời. 10.1.8 Ở các trạm trộn hỗn hợp
bê tông nhựa điều khiển tự động cần theo các quy định:
+ Trạm điều khiển cách xa máy trộn ít nhất là 15 m;
+ Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra các đường dây, các cơ cấu điều
khiển, từng bộ phận máy móc thiết bị trong máy trộn;
+ Khi khởi động phải triệt để tuân theo trình tự đã quy định cho mỗi loại
trạm trộn từ khâu cấp vật liệu vào trống sấy đến khâu tháo hỗn hợp đã trộn xong vào
thùng.
- Trong lúc kiểm tra cũng như sửa chữa kỹ thuật, trong các lò nấu, thùng chứa,
các chỗ ẩm ướt chỉ được dùng các ngọn đèn điện di động có điện thế 12 V. Khi kiểm
tra và sửa chữa bên trong trống rang và thùng trộn hỗn hợp phải để các bộ phận này
nguội hẳn.
- Mọi người làm việc ở trạm trộn bê tông nhựa đều phải học qua một lớp về an
toàn lao động và kỹ thuật cơ bản của từng khâu trong dây chuyền công nghệ chế tạo
hỗn hợp bê tông nhựa ở trạm trộn, phải được trang bị quần áo, kính, găng tay, dày

bảo hộ lao động tuỳ theo từng phần việc.
Trang 5


- Ở trạm trộn phải có y tế thường trực, đặc biệt là sơ cứu khi bị bỏng, có trang
bị đầy đủ các dụng cụ và thuốc men mà cơ quan y tế đã quy định.
- Tại hiện trường thi công bê tông nhựa TCVN 8819 : 2011:
+ Trước khi thi công phải đặt biển báo "Công trường" ở đầu và cuối
đoạn đường thi công, bố trí người và biển báo hướng dẫn đường tránh cho các loại
phương tiện giao thông trên đường; quy định sơ đồ chạy đến và chạy đi của ô tô vận
chuyển hỗn hợp, chiếu sáng khu vực thi công nếu làm đêm.
+ Công nhân phục vụ theo máy rải, phải có ủng, găng tay, khẩu trang,
quần áo lao động phù hợp với công việc phải đi lại trên hỗn hợp có nhiệt độ cao.
+ Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tất cả các máy móc và thiết bị thi
công, sửa chữa điều chỉnh để máy làm việc tốt. Ghi vào sổ nhật ký thi công về tình
trạng và các hư hỏng của máy và báo cho người chỉ đạo thi công ở hiện trường kịp
thời.
+ Đối với máy rải hỗn hợp bê tông nhựa phải chú ý kiểm tra sự làm việc
của băng tải cấp liệu, đốt nóng tấm là. Trước khi hạ phần treo của máy rải phải trông
chừng không để có người đứng kề sau máy rải.
4.1.3 Trang bị bảo hộ và an toàn lao động
- Hầu hết những tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra thì nguyên nhân thường
là do người lao động không được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động khi làm
việc, tiếp xúc với mối đe dọa nguy hiểm. Đã có rất nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra khi
doanh nghiệp vì tiết kiệm chi phí mà không đầu tư trang bị bảo hộ lao động cho
người lao động. Hoặc có trang bị đi chăng nữa chỉ nhằm mang tính chất đối phó với
sự kiểm tra của các cơ quan chức năng. Sử dụng bảo hộ lao động đảm bảo an toàn
cho người lao động cũng chính là hình thức bảo vệ an toàn cho doanh nghiệp. Do
nhận thức được vấn đề đó, Nhà thầu sẽ trạng bị bảo hộ lao động cho tất các cán bộ,
công nhân tại công trường.

- Việc trang bị bảo hộ lao động là điều hết sức cần thiết không chỉ cho người
lao động mà còn cho cả người sử dụng lao động. Người lao động an tâm làm việc,
năng suất lao động không ngừng tăng lên tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Phòng tránh được các tai nạn lao động nghiêm trọng, giảm gánh nặng cho gia đình và
xã hội. Bên cạnh đó cũng cần tuyên truyền cho người lao động biết về sự cần thiết và
công dụng của việc sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động đối với sự an toàn của người
lao động.
- Bên cạnh việc trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động thì nhà thầu tổ
chức huấn luyện giúp người lao động nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các
nội quy về an toàn lao động. Vì chỉ cần một động tác bất cẩn không chấp hành nội
quy lao động hay quy trình về an toàn lao động thì dù có trang bị đầy đủ các thiết bị
bảo hộ lao động thì người lao động có thể vẫn phải gánh chịu hậu quả khôn lường.
4.1.4 Công tác bảo vệ an ninh trật tự
- Ngay sau khi ký kết hợp đồng thi công xây dựng công trình, Nhà thầu sẽ cử
đại diện liên hệ, làm việc với chủ đầu tư, chính quyền địa phương các cấp (từ Thôn ,
Xã, Huyện, …), nơi có công trình đi qua để làm các thủ tục trước khi khởi công. Bao
gồm xin cấp phép thi công, đăng ký thường chú cho toàn bộ cán bộ công nhân viên
tham gia làm việc tại công trường nhằm bảo đảm an ninh trật tư.
- Ngay sau khi Ban chỉ huy công trường đi vào hoạt động, Chúng tôi sẽ đề ra
nội qui sinh hoạt cho toàn bộ CBCNV của công trường. Việc thực hiện nghiêm chỉnh
nội qui, nếp sống lành mạnh của CBCNV sẽ là nền tảng để giữ gìn an ninh trật tư.
Trang 6


- Ban chỉ huy công trường sẽ tạo điều kiện cho các tổ đội để giao lưu với đoàn
thanh liên của địa phương, giúp đỡ nhân dân gặp khó khăn.
- Trong quá trình thi công, lực lượng bảo vệ của công trường thường xuyên
hợp tác với lực lượng an ninh của địa phương để bảo vệ tài sản công trình, bảo đảm
an ninh trật tự trong và ngoài khu vực thi công.
4.1.5 Công tác bảo đảm an toàn giao thông đường bộ

a. Phương án đảm bảo an toàn giao thông đường bộ
- Tận dụng mặt bằng sẵn có để thi công hệ thống giao thông gồm cầu đường
theo phương pháp song song nhằm đẩy nhanh tiến độ.
- Nhà thầu sử dụng đường có sẵn để làm đường phục vụ thi công.
- Nhà thầu sẽ vừa thi công, vừa đảm bảo giao thông được thông suốt, do vậy,
Nhà thầu sẽ tiến hành thi công cầu đường theo phương pháp tuần tự, thi công theo
từng phân đoạn hợp lý.
- Tận dụng tuyến đường sẵn có đang khai thác phục vụ công tác vận chuyển
vật tư, máy móc, trang thiết bị, cấu kiện đúc sẵn..., đồng thời cũng xây dựng đường
công vụ tại các vị trí thi công trong công trình.
- Nhà thầu sẽ điều tiết giao thông, có biển báo, đèn hiệu.
- Nhà thầu sẽ có chiếu sáng nếu thi công về đêm. Sử dụng mạng điện chung
phải tuân thủ các quy định của ngành điện lực.
- Khi thi công đường tạm, cầu tạm nhà thầu sẽ bố trí cảnh báo, biển báo hoặc
người trực tiếp chỉ dẫn giao thông.
- Cán bộ, công nhân thi công được huấn luyện trước về các quy tắc đảm bảo an
toàn lao động trong công việc cụ thể của mình và được trang bị trang phục bảo hộ lao
động khi vào hiện trường thi công. Người phối hợp với máy phải tránh làm việc ngay
trong phạm vi máy đang thao tác.
- Giữa các máy cùng thi công phải chú trọng giữ một khoảng cách đủ an toàn.
Máy không được đi lại sát các rãnh, các hố móng, sát mép ta luy và các chỗ nền kém
ổn định.
- Máy chỉ được đào gần sát các thành vách cách công trình nhân tạo một
khoảng đủ để bảo vệ an toàn cho công trình, khi đào lân cận các công trình này cần
đặt biển cảnh báo.
- Làm vòng vây chắn nước để thi công móng các công trình phòng hộ dưới
taluy đắp có ngập nước phải dự báo mức nước ngập, dự báo khả năng có cát chảy, cát
đùn để dự kiến biện pháp đề phòng.
- Dùng thiết bị băng tải các kiểu hoặc các giá nâng kéo vật liệu lên cao để vận
chuyển đá, phải bố trí công nhân chuyên nghiệp chỉ huy, cấm sử dụng quá tải, cấm

dùng băng tải chở người.
- Khi thi công xây lắp các tầng phòng hộ ta luy, cấm đi lại trên phần mặt dốc
vừa xây, không được lăn đá, vật liệu hoặc dụng cụ từ trên cao xuống.
b. Phương án chi tiết
- Căn cứ vào hiện trường thực tế triển khai thi công tại công trường mà nhà
thầu bố trí các biển báo hiệu như sau:
+ Biển số 227: Công trường (4 biển)

Trang 7


+ Biển 245a: Đi chậm (4 biển)

+ Biển 123a: Cấm rẻ trái (2 biển)

+ Biển 123b: Cấm rẻ phải (1 biển)

+ Biển 136: Cấm đi thẳng (1 biển)

+ Biển 405a: Đường cụt (2 biển)

+ Biển 405b: Đường cụt (1 biển)
Trang 8


+ Biển 405c: Đường cụt (1 biển)

+ Biển 441a: Phía trước công trường đang thi công 500m.

+ Biển 441b: Phía trước công trường đang thi công 100m.


Trang 9


+ Biển 441c: Phía trước công trường đang thi công 50m.

+ Biển 302a: Chỉ hướng đi (2 biển)

+ Biển 302b: Chỉ hướng đi (2 biển)

Trang 10


(Xem bản vẽ chi tiết kèm theo – Tất cả các biển báo hiệu đường bộ căn cứ theo
QCVN 41:2012/BGTVT)
- Đèn hiện – đèn chiếu sáng: Nhà thầu bố trí đèn hiệu và đèn chiếu sáng trên tất
cả các biển báo đảm bảo người tham gia phương tiện giao thông dễ quan sát vào ban
đêm.
+ Đèn hiện: 16 đèn.
+ Đèn chiều sáng: 8 đèn.
+ Thời gian bật tắt: 6h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau trong suốt quá
trình thi công.
+ Dán các dãy phản quang tại các vị trí cần thiết đảm bảo người tham
gia giao thông có thể quan sát rõ vào ban đêm.
c. Điều tiết giao thông đường bộ
- Nhà thầu bố trí thường xuyên người điều tiết giao thông trước, trong và sau
trong quá trình triển khai thi công hoặc liên hệ với chính quyền địa phương và các
ngành chức năng hỗ trợ nhà thầu trong việc điều tiết giao thông đường bộ.
- Thời gian điều tiết giao thông: từ 6h sáng đến 6h tối hàng ngày, các giờ cao
điểm và thời gian triển khai thi công của nhà thầu.

4.1.6 Công tác bảo đảm an toàn giao thông đường thủy
4.1.6.1 Sự cần thiết
- Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Ngọc Hầu thực hiện thi
công cầu Phú Hội vượt qua tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Trong quá trình thi công, cần sử dụng vùng nước trên toàn bộ chiều rộng mặt
cắt ngang tuyến đường thủy để phục vụ thi công.
- Quá trình thi công gây ảnh hưởng đến giao thông thủy tại khu vực, luồng giao
thông thủy qua khu vực bị hạn chế một phần hoặc tắt hoàn toàn để phục vụ thi công
các hạng mục công trình.
- Để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy trong quá trình thi công và duy trì
vùng nước phục vụ thi công thông thoáng, phương án đảm bảo an toàn giao thông
thủy, phục vụ thi công cần được thiết lập phù hợp và đảm bảo an toàn.
4.1.6.2 Cơ sở thiết lập
- Luật giao thông đường thủy nội địa;
- Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT
quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên
đường thủy nội địa;
- Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 05/12/2014 quy định về quản lý
đường thủy nội địa;
- Thông tư số 73/2011/TT-BGTVT ngày 30/12/2011 Ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam;
4.1.6.3 Phương án
4.1.6.3.1 Mô tả phương án đảm bảo an toàn giao thông
- Bố trí báo hiệu thông báo trên bờ, tại hiện trường thượng lưu và hạ lưu, cảnh
báo thuyền trưởng cần chú ý, tình trạng luồng chạy tàu bị hạn chế về chiều cao tĩnh
không và chiều rộng; báo hiệu thông báo vị trí phương tiện neo đậu chờ trong thời
gian cấm luồng.
- Trong quá trình thi công, các kết cấu thi công nằm trên luồng, được lắp đặt
báo hiệu thông báo vật chướng ngại đúng quy định.
Trang 11



- Lặp trạm điều tiết hướng dẫn giao thông tại hai phía thượng lưu và hạ lưu
công trình, điều tiết hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn qua khu vực thi công.
- Thời gian điều tiết đảm bảo an toàn giao thông thủy phục vụ thi công công
trình dự kiến kéo dài 24 tháng, tổ chức điều tiết phục vụ thi công mỗi ngày từ 07 giờ
đến 17 giờ (chỉ thi công ban ngày), ngoài thời gian nêu trên nếu đơn vị thi công có tổ
chức thi công ngoài giờ cũng tổ chức điều tiết phục vụ thi công.
- Tổ chức điều tiết cấm luồng trong khoảng thời gian thi công các hạng mục
sau:
+ Thanh thải cầu cũ, thời gian 10 ngày.
+ Lao lắp dầm nhịp cầu tạm 10 ngày.
+ Lao lắp dầm nhịp thông thuyền cầu chính, 15 ngày.
Ngoài thời gian cấm luồng, điều tiết hướng dẫn giao thông qua khu vực thi
công do luồng bị hạn chế một phần.
- Cơ quan thẩm quyền phát hành thông báo về việc hạn chế giao thông thủy
qua khu vực công trường trong thời gian thi công, giúp các thuyền trưởng nhận biết
tình hình luồng, điều động phương tiện tuân theo hướng dẫn của lực lượng điều tiết,
thông báo chỉ dẫn từ hệ thống báo hiệu, bố trí hành trình phù hợp, hiệu quả (đơn vị
thi công cầu thuê phát thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng).
4.1.6.3.2 Phương án chi tiết
a). Báo hiệu phục vụ điều tiết giao thông
* Vị trí lắp đặt:
- Lắp đặt các báo hiệu thông báo tại 2 phía thượng lưu và hạ lưu công trình,
báo hiệu lắp ven bờ.
- Phía thượng lưu đặt cách tim cầu 600m; Phía hạ lưu đặt tại ngã ba với sông
Châu Đốc.
- Báo hiệu chỉ vị trí neo đậu bờ, phía thượng lưu đặt cách tim công 550m, phía
hạ lưu đặt ngoài sông Châu Đốc.
- Phao chỉ vị trí giới hạn luồng tàu chạy đặt cách tim cầu về phía thượng lưu

200m, về phía hạ lưu đặt ngoài sông Châu Đốc.
* Số lượng và kích thước báo hiệu trên bờ:
- Báo hiệu lắp đặt tại mỗi phía thượng lưu, hạ lưu công trình gồm:
+ Báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ
: 1 biển

+ Báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế

: 1 biển

Trang 12


+ Báo hiệu chiều rộng luồng bị hạn chế

: 1 biển

+ Báo hiệu được phép neo đậu

: 1 biển

+ Báo hiệu phạm vi hiệu lực

: 1 biển

+ Báo hiệu cấm đổ

: 1 biển

Trang 13



+ Báo hiệu cấm vượt

: 1 biển

+ Báo hiệu chiều sâu luồng bị hạn chế

: 1 biển

+ Báo hiệu cấm quay trở

: 1 biển

+ Biển thông báo nội dung gồm:
+ Phía trước công trường thi công cầu, từ ngày ……/……/………
đến ngày ……/……/………
+ Chủ đầu tư: ………………………………………………
+ Đơn vị thi công: …………………………………………
- Biển báo hiệu hình vuông cạnh 1,2m, lắp trên cột cao 6,5m (tính từ mặt đất
lên đỉnh cột), mỗi cột lắp từ 1 đến 3 biển, lắp ghép biển trên cột như sau:
+ Vị trí 1, cột lắp biển thông báo nội dung.
+ Vị trí 2, cột lắp biển C1.7 + C3.1
+ Vị trí 3, cột lắp biển C1.4+ C1.8 + C5.5
+ Vị trí 4, cột lắp biển C2.1 + C2.2 + C2.3
Trang 14


+ Vị trí 5, cột lắp biển C4.2 +C5.5
- Biển thông báo hình chữ nhật, kích thước (2x1,2m), lắp trên 2 cột cao 6,5m

(tính từ mặt đất lên đỉnh cột). Biên sơn nền màu xanh lam, chữ màu trắng.
* Số lượng và kích thước báo hiệu dưới nước:
- Phao chỉ vị trí giới hạn bên bờ phải của luồng tàu chạy: 1 biển A1.1

- Phao chỉ vị trí giới hạn bên bờ trái của luồng tàu chạy: 1 biển A1.2

- Vị trí bố trí biển A1.1 trên phao trụ bờ phải và biển A1.2 trên phao nhót bờ
trái cách nhau 18m tính từ giữa tim luồng. Bố trí cách tim cầu về phía thượng lưu
200m và hạ lưu dặt tại ngã ba sông Châu Đốc.
- Kích thước biển chính A1.1 hình vuông 1mx1m và biển phụ 0,2mx0,2m đặt
trên phao trụ bờ phải. Chiều cao phần nổi trên mặt nước của phao trụ bờ phải là 1,1m,
đường kính thân phao trụ là 1m.
- Kích thước biển chính A1.2 hình tam giác điều cạnh 1m và biển phụ hình tam
giác đều cạnh 0,25m đặt trên phao nhót bờ trái. Chiều cao phần nổi trên mặt nước của
phao nhót bờ trái là 1,2m, đường kính thân phao nhót là 1m.
b). Trạm điều tiết:
* Vị trí trạm điều tiết:
- Bố trí trạm điều tiết hướng dẫn giao thông tại hai phía thượng lưu và hạ lưu
công trình.
Trang 15


- Trạm điều tiết phía thượng lưu đặt cách công trình 600m.
- Trạm điều tiết hạ lưu đặt tại ngã ba sông với Sông Châu Đốc.
* Trạm điều tiết:
- Trạm điều tiết thượng lưu gồm 1 tàu 60cv và 1 xuồng cao tốc 50cv.
- Trạm điều tiết hạ lưu gồm 1 tàu 60cv và 1 xuồng cao tốc 50cv.
- Thiết bị điều tiết gồm:
+ Biển báo hiệu dừng lại _C3.2, lắp trên trạm điều tiết (tàu 60cv) khi
cấm luồng.


+ Các thiết bị chuyên dùng: biển tên Trạm điều tiết, còi, cờ, loa, máy
liên lạc…
- Hoạt động điều tiết:
+ Thời gian điều tiết mỗi ngày từ 7 giờ đến 17 giờ.
+ Ngoài thời gian nêu trên nếu đơn vị thi công có tổ chức thi công ngoài
giờ cũng tổ chức điều tiết phục vụ thi công.
+ Tàu 60cv nổ máy: (2giờ/tàu/ngày:7giờ/ca)x2tàu/ngày=0,571ca/ngày.
+ Xuồng cao tốc 50cv nổ máy:
(2giờ/xuồng/ngày:7giờ/ca)x2xuồng/ngày=0,571ca/ngày.
* Phương án nhân lực: Nhân sự thực hiện công tác điều tiết hướng dẫn giao thông
bố trí như sau:
- Trạm điều tiết tàu 60cv: 02 công/tàu/ngày x 2 tàu = 4 công/ngày.
- Trạm điều tiết xuồng 50cv: 01 công/xuồng/ngày x 2 xuông = 2 công/ngày.
- Chỉ huy điều tiết: 01 công/ngày.
Tổng cộng: 07 công/ngày.
* Các dụng cụ khác bố trí cho 1 trạm điều tiết:
- Bảng hiệu:
01 cái;
- Loa nén:
01 bộ;
- Cờ hiệu:
02 cờ;
- Tủ thuốc cứu sinh:
01 tủ;
- Bộ đàm (điện thoại):
01 bộ;
- Đèn pin:
03 cái;
- Dụng cụ cứu sinh:

đủ theo quy định;
- Thước đọc mực nước:
01 cái;
- Ống nhòm:
01 cái.
4.1.6.3.3 Quy chế hướng dẫn phương tiện lưu thông:

Trang 16


- Tổ chức điều tiết, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn qua khu vực công
trường thi công cầu trong suốt quá trình thi công (thi công ban ngày), dự kiến như
sau:
+ Thi công phá dỡ cầu cũ 10 ngày.
+ Thi công xây dựng cầu 24 tháng.
- Điều tiết hướng dẫn giao thông thủy mỗi ngày từ 7 giờ đến 17 giờ; ngoài thời
gian nêu trên nếu đơn vị thi công có tổ chức thi công ngoài giờ cũng tổ chức điều tiết
phục vụ thi công; ngoài thời gian thi công di chuyển phương tiện, thiết bị ra khỏi
luồng, neo đậu chắc chắn, không gây trở ngại cho phương tiện lưu thông trên luồng.
- Trường hợp luồng lưu thông bị hạn chế một phần (không tắc luồng): tổ chức
điều tiết hướng dẫn phương tiện lưu thông qua khu vực thi công từng chiếc, không để
phương tiện tránh, vượt nhau trong khu vực công trường, thống nhất hiệu lệnh điều
tiết.
- Trường hợp cấm luồng: lắp báo hiệu C3.2 trên trạm điều tiết, tổ chức điều
tiết, hướng dẫn phương tiện neo đậu trật tự, an toàn, thông tin cụ thể và thời gian
đóng luồng để phương tiện chủ động lịch trình.
- Khi mở luồng, các trạm điều tiết thống nhất hiệu lệnh hướng dẫn lưu thông,
ưu tiên phương tiện xuôi nước đi trước qua khu vực thi công, luồng lưu thông phải
được thông thoáng, an toàn trước khi lưu thông, hướng dẫn phương tiện không vượt
nhau trong khu vực công trường.

- Tổ chức dẫn luồng cho các phương tiện được quyền ưu tiên qua khu vực công
trường an toàn.
- Các trạm điều tiết bố trí nơi neo đậu thông thoáng, dễ quan sát, thuận tiện cho
phương tiện cặp mạn. Hệ thống liên lạc luôn đảm bảo hoạt động ổn định, thống nhất
hiệu lệnh giữa 2 trạm thượng lưu và hạ lưu, trước khi ra hiệu lệnh điều tiết đến
phương tiện lưu thông, thực hiện đúng quy định về quyền ưu tiên của phương tiện
quy định theo luật giao thông đường thủy nội địa.
- Hướng dẫn đơn vị thi công cầu, khi hết ca làm việc, di dời thiết bị thi công ra
khỏi luồng, neo đậu thiết bị không gây cản trở luồng giao thông thủy, bố trí báo hiệu
trên phương tiện neo đậu đúng quy định.
- Duy trì hệ thống báo hiệu phục vụ điều tiết hướng dẫn giao thông đúng quy
định, đảm bảo phát huy tác dụng.
- Tham gia cứu nạn những trường hợ sự cố, tai nạn và những tình huống có
nguy cơ gây mất an toàn xảy ra trong khu vực điều tiết.
- Chủ trì phối hợp cùng các lực lượng như Đội thanh tra giao thông, Cảnh sát
Đường thủy, Chính quyền địa phương, kiểm tra và giải quyết các vấn đề về trật tự an
toàn giao thông liên quan trong khu vực điều tiết.
- Định kỳ hàng tháng, đơn vị thi công cầu, báo cáo đến Sở Giao thông vận tải
tỉnh An Giang về tình hình thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông và đề
nghị phát hành thông báo hướng dẫn giao thông qua khu vực công trường (đơn vị thi
công cầu thuê phát thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng).
- Lập sổ nhật ký công tác đúng theo tình hình thi công, phục vụ công tác kiểm
tra của cơ quan thẩm quyền khi có yêu cầu.
4.1.6.3.4 Kết luận
- Phương án được thiết lập trên cơ sở tình hình thực tế tuyến đường, tình hình
phương tiện lưu thông qua khu vực, với mục đích, đảm bảo an toàn cho phương tiện
Trang 17


lưu thông qua khu vực, phục vụ thi công công trình an toàn, đảm bảo chất lượng,

đúng tiến độ.
- Hệ thống báo hiệu hướng dẫn giao thông qua khu vực thi công xây dựng công
trình đúng theo quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa hiện hành./.
4.2 PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
4.2.1 Phòng chống cháy nổ trong và ngoài công trình
- Lãnh đạo đơn vị cử cán bộ chuyên trách về an toàn PCCC để xây dựng các
biện pháp tổ chức và kỹ thuật đảm bảo an toàn cháy nổ trong phạm vi công trình.
Đồng thời phổ biến các quy định và kỹ thuật PCCC và các chỉ dẫn cần thiết khi làm
viêcj với từng chất liệu, vật liệu cháy cho đội ngũ công nhân, các đơn vị tham gia trực
tiếp thi công tại công trường
- Đội ngũ công nhân phải được trang bị kiến thức về PCCC là một vấn đề quan
trọng và thiết thực, mọi người điều phai ý thức được việc phòng cháy chữa cháy để
tránh hậu quả nghiêm trọng xãy ra. Vì vậy tại công trường phải lập ra phương án cụ
thể để khi có sự cố xãy ra có đủ điều kiện kịp thời dập tắt được đám cháy hạn chế
thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
- Kiểm tra định kỳ việc tổ chức phòng cháy chữa cháy tại công trình
- Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thuế các khâu hoạt
động sản xuất kinh doanh, môi trường nhà xưởng, trạm thiết bị, vật liệu…..từ dễ
cháy, có nguy hiểm cháy trở thành không cháy và khó cháy. Ngăn chặn nguồn nhiệt
gây cháy,quản lý chặc chẽ nguồn lửa,nhiết sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh,sinh hoạt. Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy và hạn chế
chất cháy tới mức cần thiết.
- Ngăn chặn đường phát triển của lửa từ xây tường ngăn cản ,đê bao,lắp đặt thiết
bị chống cháy lan.Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự đọng
- Để ngăn chặn trình trạng cháy nổ có thể xãy ra tại công trường cần chú ý một
số điểm sau:
- Phải bố trí mặt bằng tổ chức thi công hợp lý nhằm cách ly các chất dỡ cháy nổ
với môi trường nguy hiểm
- Phải xây dựng đội ngũ phòng cháy chữa cháy ngay tại công trình cũng như kết
hợp với đội phòng chống cháy nổ cơ sở

- Phối hợp chặt chẽ với cảnh sát PCCC trung tâm và khu vực phòng chống xử lý
lập tức khắc phục sự cố.
- Phổ biến cho công nhân đang tham gia xây dựng tại công trình về ý thức vật
liệu dễ cháy nổ, và hiểm họa của cháy nổ có thể xãy ra
- Đồng thời có những hình phạt nặng đối với những người cố ý để xảy ra cháy
nổ
- Phương pháp làm lạnh: là dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt làm
giảm nhiêt độ của đám cháy nhanh hơn nhiệt độ bắt cháy của đám cháy , đám cháy
tắt.
- Quy trình giải quyết sự cố xãy ra :Báo đông cháy, Cắt điện nơi xãy ra cháy,
Cứu người bi nạn tổ chức thoát nạn cho người và di chuyển tài sản ra khỏi vùng cháy.
Tổ chức lực lượng,sử dụng phương tiện chữa cháy tại chổ để cứu cháy đám cháy,Gọi
điện báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp gọi 114, Bảo vệ ngăn chặn phần tử
xấu lợi dụng chữa cháy để lấy tài sản , giũ gìn trật tự chữa cháy thuận lợi, Phối hợp
với lực lượng chữa cháy để chữa đám cháy, Bảo vệ hiện trường cháy sau khi dập tắt
đám cháy
Trang 18


- Biện pháp phòng chống cháy nổ với thiết bị áp lực: như bình ga, bình ôxi phải
qua kiểm tra kiểm định và con thời gian sử dụng. Công nhân theo sát phải có chứng
chỉ nghề nghiệp và tuân theo quy trình an toàn cháy nổ.
- Biện pháp phòng chống cháy nổ với vật tư: các loại vật liệu dễ cháy được bố trí
gần bãi chứa cát, có dự trữ ít nhất 2 bình cứu hỏa cho một kho, không dự trữ nhiên
liệu tronh khu vực thi công đảm bảo phòng cháy chữa cháy cho các khu vực xung
quanh công trừơng.
- Biện pháp phòng chống cháy nổ với thiết bị thi công: các thiết bị như máy phát
điện, máy đầm nhất là phần điện
4.2.2 Phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công
- Quy định chung đối với việc tuyển chọn, gia công, chế tạo hỗn hợp CPĐD và

thi công lớp CPĐD phải đảm bảo tuân thủ các quy định về vệ sinh, an toàn lao động
(ATLĐ) hiện hành. Yêu cầu thực hiện kiểm tra ATLĐ đối với con người, thiết bị và
hiện trường trước khi thi công.
- Phải có biện pháp đảm bảo ATGT trong suốt quá trình chuẩn bị, tập kết vật
liệu và thi công.
- Khi thi công lớp CPĐD phải tưới nước thường xuyên để đảm bảo hàm lượng
bụi không vượt quá trị số cho phép theo quy định hiện hành và tuân thủ quy định của
Luật bảo vệ môi trường.
- Tại kho chứa nhựa, nơi nấu nhựa, nơi pha nhựa với dầu hoả: Phải triệt để tuân
theo các quy định về phòng hoả, chống sét, bảo vệ môi trường, an toàn lao động mà
Nhà nước đã ban hành.
- Ngoài ra cần chú ý thực hiện các điều sau: Ở những nơi có thể xảy ra đám
cháy (kho, nơi chứa nhựa, nơi chứa nhiên liệu, nơi nấu và pha trộn nhựa ...) phải có
sẵn các dụng cụ chữa cháy, thùng đựng cát khô, bình bọt dập lửa, bể nước và các lối
ra phụ.
- Nơi nấu nhựa phải cách xa các công trình xây dựng dễ cháy và các kho tàng
khác ít nhất là 50m.
- Tại hiện trường thi công: trước khi thi công phải đặt biển báo “công trường”,
biển báo hạn chế tốc độ xe ở đầu và cuối đoạn đường thi công, bố trí người và bảng
hướng dẫn đường tránh cho các loại phương tiện giao thông trên đường; quy định sơ
đồ di chuyển của xe vận chuyển đá, xe phun nhựa.
- Công nhân phục vụ theo xe phun nhựa phải có ủng, găng tay, khẩu trang,
quần áo bảo hộ lao động.
- Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tất cả các máy móc và thiết bị thi công.
- Phải có những phương tiện y tế để sơ cứu, đặc biệt là sơ cứu khi bị bỏng.
- Khi thi công xong phải dọn dẹp, không để nhựa, đá lấp cống rảnh, rơi vãi trên
lề đường, không để nhựa dính bám vào các công trình, cây cối ven đường.
4.3 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
4.3.1 Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tác động môi trường
- Công trình xây dựng thuộc lĩnh vực Hạ tầng kỹ thuật nên không có các hoạt

động gây thải khí độc hại gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Tuy nhiên mang
tính chất công cộng nên khả năng sẽ ảnh hưởng đến môi trường bao gồm: Khí thải,
nước thải, chất thải rắn, bụi, tiếng ồn, sự cố trong giai đoạn xây dựng.
4.3.1.1 Giai đoạn thi công công trình

Trang 19


- Nguồn ô nhiễm chủ yếu là hoạt động của máy móc phục vụ thi công phần nền
móng.
- Ảnh hưởng đến môi trường đất: Do hoạt động đào bới nên làm xáo trộn bề
mặt của tầng đất mặt, việc làm xáo trộn này có thể ảnh hưởng tới đặc tính lý hóa cũng
như cấu trúc của đất và làm mất nơi sinh sống của một số vi sinh vật đất, một số loại
côn trùng, bò sát trên mặt đất. Nguồn tác động này chỉ xảy ra trong quá trình thi công
hạng mục đào đất đắp đê bao san lấp công trình.
- Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Tiếng ồn, khói thải ra của các phương
tiện thi công xây dựng là nguồn là nguồn gây ô nhiểm môi trường không khí chủ yếu.
Bụi của hoạt động đào đắp và của các loại xe vận chuyển vật tư ảnh hưởng nhiều đến
môi trường xunh quanh khu vực dự án và ảnh hưởng trực tiếp đến các công nhân làm
việc tại công trường. Khói thải của các thiết bị xây dựng có chứa các chất như: CO,
CO2, SOx, NOx,… lá các hoạt chất gây độc hại cho con người và các sinh vật khác
khi tiếp xúc với chấy ô nhiễn này. Hoạt động của các máy móc thi công xây dựng
làm ảnh hưởng đến điều kiện vi khí hậu khu vực. Đáng chú ý là tiếng ồn và nhiệt độ
do các máy móc thải ra gây ảnh hường rất to lớn.
4.3.1.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động: Đây là nguồn phát sinh các tác động
mang tính thường xuyên, lâu dài.
 Tiếng ồn
- Tiếng ồn và bụi do các phương tiên cơ giới, vận tải lưu thông trên đường.
- Tiếng ồn thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thính giác của con người,
làm giảm tính lực của người công nhân, hiệu suất lao động và phản xạ của họ. Tác

động tiếng ồn có thể biểu hiện qua phản xạ của hệ thần kinh, khả năng định hướng,
giữ thăng bằng và qua đó ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân thi công
củng như người dân sống trong khu vực thực hiện dự án.
- Bụi gây kích thích phổi, gây khó thở. Nói chung, bụi ở nộng độ thấp và
không gây liên tục thì không gây nên bệnh bụi phổi nhưng nếu nồng độ bụi cao có
thể phát sinh bệnh bụi phổi. Ngoài ra, bụi còn mang nhiều tế bào vi khuẩn và có thể
kết hợp với các chất khí axit như SO2, NO2 làm thành các hợp chất có hại cho cơ
quan hô hấp ở động vật và gây cháy lá làm giảm khả năng quang hợp của thực vật
làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây.
 Tác động của khí thải
- Do từ bếp của các hộ gia đình. Nguồn ô nhiễm này chỉ bố trí tập trung theo
giờ và không liên tục.
- Do các hoạt động vận tải của các phương tiên lưu thông trên đường gây ra.
Tác động của khí Carbon oxit, SO2, NO2,...
 Tác động đến môi trường nước
- Nguồn nước gây ô nhiễm chủ yếu là nước mưa chảy tràn, nước mưa chảy tràn
có thể lôi kéo theo một số chất bẩn, bụi. Về nguyên tắc, nước mưa được coi là nước
thải có tính chất ô nhiễm nhẹ, cho nên không cần xử lý mà chỉ cần xây dựng hệ thống
thoát nước mưa riêng thoát thẳng ra hệ thống cống thoát trong khu vực sau khi qua hệ
thống chắn rác và các hố ga để giữ lại rác có kích thước lớn.
Trang 20


- Nước thải của dự án khi đi vào hoạt động chủ yếu là nước sinh hoạt đây là
ngồn phát thải chính và thường xuyên với với một khối lượng tương đối lớn. Lượng
nước thải này phải được quản lý tốt để tránh gây ra các tác động xấu đến mội trường
cũng như hệ sinh thái xung quanh.
 Chất thải rắn
- Khi dự án đi vào hoạt động, chất thải rắn phát sinh chủ yếu là rác thải sinh
hoạt từ các lớp học trong khu vực dự án thành phần chủ yếu là giấy, rác thải sinh hoạt

hàng ngày,... Đây là chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, khi bị phân huỷ sẽ gây mùi
hôi, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi
trường, mỹ quan và sức khoẻ con người. Tích lũy lâu ngày sẽ gây ô nhiễm môi
trường đất, nước tại khu vực chức rác. Đồng thời khi nước mưa chảy tràn qua các nơi
chứa rác không được thu gom ngay có thể cuốn theo các chất bẩn gây ô nhiễm nguồn
nước mặt. Bên cạnh đó rác là nơi cư trú của ruồi, muỗi, chuột,... là tác nhân gây ra
các bệnh dịch.
 Sự cố trong quá trình hoạt động của dự án
- Tai nạn do cháy nỗ: Sự cố cháy nổ có thể xảy ra do chập điện hoặc nấu nước.
 Ngoài ra còn một số tác động khác
- Tác động đến hệ sinh thái của khu vực, vận tải, biến động của một số mặt
hành thiết yếu,...
4.3.2 Quản lý tiếng ồn, bụi khói
4.3.2.1 Tiếng ồn
- Tiếng ồn chủ yếu là do tiếng nổ từ các động cơ của xe máy thiết bị thi công.
Để giảm thiểu tiếng ồn cần hạn chế họat động nạo vét, thi công vào ban đêm. Thường
xuyên kiểm tra kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị tham gia thi công nhằm giảm
thiểu tiếng ồn đến mức thấp nhất.
4.3.2.2 Bụi, khói
- Trong quá trình thi công thường xảy ra hiện tượng bụi, khói từ vật liệu xây
dựng, khí thải ra từ các thiết bị xây dựng. Để giảm thiểu các hiện tượng trên cần phủ
xe tải, tưới nước bề mặt nền cát, mặt đá chưa thảm bêtông được và xe máy thiết bị
phải được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên.
4.3.2.3 Rung
- Trong quá trình thi công nền mặt đường phải dụng đến thiết bị lu lèn rung
gây ra chấn động các công trình lân cận. Tùy thuộc vào mức độ rung và khỏang cách
từ vị trí thi công đến công trình lân cận mà có biện pháp giảm thiểu thích hợp như
đào mương rãnh hạn chế chấn động do thiết bị gây ra hoặc thay đổi thiết bị thi công
có công suất thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
4.3.3 Kiểm soát rò rỉ dầu mỡ, hóa chất độc hại

4.3.3.1 Kiểm sóat nước thải các lọai
- Nước thải trong thi công nền mặt đường và hệ thống thóat nước chủ yếu là
nước pha trộn bêtông, nước tưới nền cát, nền đá, nước trộn bêtông còn thừa và cả
nước thải sinh họat.
- Nước thải do dư thừa trong quá trình thi công được đổ vào hố chứa đào sẵn
tại công trường, nước ngắm dần qua tầng lọc cát tự nhiên đi vào sông hồ sẽ ít ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh.
Trang 21


- Nước thải do sinh họat được bố trí gần nhà tạm, lán trại được cho vào hệ
thống bể lắng sinh họat dạng tự họai đã xây dựng.
- Trong trường hợp nguồn nước bị nhiễm bẩn nghiêm trọng cần thông báo cho
người dân ở khu vực hạ lưu để họ tìm nguồn nước sinh họat khác.
4.3.3.2 Kiểm sóat rò rỉ dầu mở, hóa chất
- Công trường thi công chủ yếu là xây dựng nền mặt đường và hệ thống thóat
nước – vỉa hè nên chất thải rò rỉ (nếu có) chỉ là dầu mở từ các thiết bị thi công và
nhựa đường tưới ra mặt đường. Để hạn chế điều này, trước tiên xe máy thiết bị phải
được di tu bảo dưỡng thường xuyên. Khi dầu, nhớt thi công rơi vải trên công trường
tiến hành thu gom lại xử lý và ngăn ngừa dầu tràn.
4.3.3.3 Rác thải
- Trong quá trình thi công đã có nhà tạm, lán trại cùng hệ thống nhà vệ sinh
trong sinh họat tập thể. Các phụ phẩm trong sinh họat cũng như trong thi công được
gom lại thêu hủy theo đúng quy định, không để tràn lan gây mất vệ sinh môi trường,
giảm mỹ quang công trường.
4.3.4 Kiểm soát công tác vệ sinh môi trường
- Tất cả các hoạt động phụ trợ cho thi công nên giảm đến mức có thể và cần
được thiết kế để giảm thiểu sự xáo trộn môi trường khu vực xây dựng công trình.
- Phải thành lập ban liên lạc gồm những người của các thôn xã gần công trường
trong các giai đoạn lập kế hoạch thi công, và tổ chức các buổi họp ngoài hiện trường

thường kỳ để đảm bảo cho cộng đồng dân cư địa phương nắm được tiến trình thi
công.
- Chủ đầu tư, đơn vị thi công và các đơn vị có liên quan có thể áp dụng các
phương pháp giảm thiểu sau:
4.3.4.1 Kiểm soát chất lắng và xói
- Việc thi công phải được lên kế hoạch sao cho không để các vùng đất rộng bị
trơ trụi trong mùa mưa.
- Nước mưa chảy trên bề mặt khu vực thi công phải được dẫn qua các hệ thống
lọc ô nhiễm toàn bộ (Để lọc nhựa, các lon và các chất thải rắn khác) cần xây dựng
tạm bể chứa chất lắng trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung.
- Nước mưa từ khu vực không thi công phải được nắn dòng xung quanh khu
vực thi công để giữ cho dòng chảy riêng biệt với mức chảy mặt công trình.
4.3.4.2 Kiểm soát ô nhiễm nước
- Để đảm bảo chất lượng nước và kiểm soát chất thải, nên tiến hành các biện
pháp sau tại các khu vực thi công:
+ Dòng nước sạch và nước chảy mặt bẩn phải được giữ riêng biệt. Khu
vực dòng chảy mặt bẩn (Khu vực đổ bê tông, rải thảm hoặc bốc dỡ vật liệu) phải
được cách ly bao quanh hoặc ụ chắn đập.
+ Nước chảy bề mặt bẩn phải được dẫn xuống các bể định sẵn để thu
gom các chất lắng mịn và vữa lắng.
+ Nước từ các bể lắng có thể tái sử dụng bằng cách bơm trở lại các khu
vực rửa.
+ Cần có hơn một bể chứa để có thể làm khô các chất lắng để di chuyển.
Một vài chất lắng và vữa có thể tái sử dụng.
+ Các chất dầu mỡ cần phải được thu gom và tái sử dụng để tránh việc
lan tràn ngẫu nhiên và để giảm thiểu ô nhiễm nước do dầu mỡ, xăng…
Trang 22


+ Nghiêm cấm chất thải độc hại từ công trường vào hệ thống thoát nước

chung.
4.3.4.3 Kiểm soát ô nhiễm không khí
- Các khu vực thi công phải áp dụng các phương pháp giảm thiểu ô nhiễm
không khí dưới đây:
+ Có thể che chắn các tuyến đường, phố xung quanh.
+ Cung cấp các cốt liệu và cát trong điều kiện ẩm trong các xe tải được
che kín để tránh bụi bay lên.
+ Xử lý các điểm tập kết vật liệu như gạch, đá, cát, sỏi, đất mầu trồng
cây… bằng cách phun nước, để làm ẩm vật liệu trong đềi kiện thời tiết khô.
+ Gỗ thải có thể đốt tại hiện trường và tránh khu vực cây cối được bảo
vệ chỉ khi có sự cho phép. Các vật liệu độc và ô nhiễm không được dùng để nhóm
hay giữ lửa. Việc đốt phế thải phải được tiến hành để ít gây phiền toái và ô nhiễm
nhất.
4.3.4.4 Kiểm soát tiếng ồn và độ rung thi công
- Cần có phương pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung sau:
+ Đảm bảo việc đổ cát và cốt liệu vào các thùng chứa được thực hiện
vào ban ngày và các phương tiện vận chuyển vật liệu, bơm, trộn bê tông, rải thảm
BTAF được tiến hành vào giờ làm việc bình thường.
+ Sử dụng các phương tiện và phương pháp thi công có độ ồn, độ rung
thấp.
Các biện pháp kiến nghị cho các khu vực dân cư xung quanh công trường hoạt
động :
+ Nâng cao việc quản lý giao thông và giao thông công cộng nhằm giảm
thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn do sự vận hành của các phương tiện giao thông.
+ Chỉ sử dụng các thiết bị nặng vào ban ngày, không làm vào ban đêm,
có thông báo đề phòng cho dân cư xung quanh khu vực hoạt động, trong phạm vi việc
thi công ảnh hưởng.
+ Trong giai đoạn thi công, các phương pháp đo có ghi nhật ký tiếng ồn
liên tục phải được thực hiện ở những vị trí dọc theo cầu đường dự kiến.
4.3.4.5 Bảo quản khu vực thi công

- Khi việc thi công hoàn thành điều quan trọng là phải trả lại khu vực thi công
trạng thái hữu ích và đảm bảo rằng không có tác động môi trường lâu dài do các hoạt
động xây dựng gây ra. Các biện pháp thích hợp cũng cần được đề cập trong các văn
bản ký kết hợp đồng thi công.
4.3.5 Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường
4.3.5.1 Giai đoạn thi công xây dựng
a. Bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường
- Để cho công tác xây dựng được thuận lợi, đảm bảo sức khoẻ công nhân, giữ
gìn vệ sinh môi trường, đơn vị chủ dự án và công nhân xây dựng, cần thực hiện một
số quy định sau:
- Bảo đảm chổ ăn và ở hợp vệ sinh cho công nhân trong quá trình xây dựng
công trình.
- Rác sinh hoạt được thu gom và có người chuyên trách xử lý được chuyển về
bãi rác tập trung của thị xã.
- Có cán bộ chuyên trách để hướng dẫn các công tác vệ sinh phòng dịch, vệ
sinh môi trường, an toàn lao động và kỹ luật lao động cho công nhân.
Trang 23


- Với số công nhân thường trú, điều kiện trên phải được đảm bảo. Nguồn cấp
nước cho dự án đảm bảo cung cấp nước cho công nhân và cho việc xây dựng.
- Thiết kế hệ thống cống rãnh thoát nước trong quá trình thi công, tuyến
mương thoát nước thải sinh hoạt tại công trường không chảy trực tiếp vào nguồn
nước cấp nước sinh hoạt.
- Bố trí không để vật liệu độc hại ở gần nguồn nước.
- Quản lý, ngăn chặn rò rỉ xăng, dầu và và các nguyên vật liệu độc hại khác
trong quá trình vận chuyển gây ra.
b. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động
- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hoá các thao tác trong quá
trình thi công ở mức tối đa.

- Hệ thống đèn chiếu sáng bảo vệ, các bảng báo hiệu sẽ được lắp đặt tại các
khu vực cần thiết.
- Trong quá trình thi công xây dựng cũng như lắp đặt các thiết bị tuyết đối chấp
hành các nội quy về an toàn lao động.
- Các máy móc thiết bị thi công phải có lý lịch kèm theo và phải được kiểm tra
theo dõi định kỳ.
- Các biện pháp an toàn lao động cho người công nhân là không thể thiếu.
Công nhân phải được trang bị đầy đủ các trang phục cá nhân như: Quần áo lao động,
mũ, găng tay, kính bảo vệ mắt, ủng,...
c. Biện pháp xử lý nước thải
- Nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm của các nguồn nước trong vùng dự án và phụ
cận, chủ dự án sẽ thiết lập hệ thống thu gom nước thải tách biệt nhau:
- Đối với nước chảy tràn trên mặt (nước mưa): Sẽ thu gom bằng hệ thống cống
BTCT, có hố ga để lắng cặn trước khi thải ra môi trường.
- Đối với nước thải sinh hoạt: Chủ yếu là nước thải sinh hoạt là tổng hợp các
hệ thống nước thải cho từng khu vực sẽ được thu gom, xử lý đạt yêu cầu trước khi
thải ra môi trường.
- Thiết kế hệ thống cống rãnh thoát nước trong quá trình thi công, tuyến
mương thoát nước tại công trường không được chảy trực tiếp vào nguồn nước cấp
nước sinh hoạt.
- Quản lý, ngăn chặn chống rò rỉ xăng, dầu và các nguyên vật liệu độc hại khác
trong quá trình vận chuyển gây ra.
Biện páp xử lý chất thải rắn:
- Chủ yếu là chất thải vô cơ như cây, gỗ, xà bần, các loại phế liệu, các vật liệu
xây dựng rơi vải trong quá trình thi công các công trình chức năng. Được đem đi san
lấp các ao, vùng thấp của dự án.
- Rác sinh hoạt trong quá trình thi công được thu gom và vận chuyển đến bãi
rác để xử lý chung.
d. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí
- Trong những ngày nắng nóng, để hạn chế mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực

công trường xây dựng, chủ dự án phải có biện pháp thường xuyên phun nước để tạo
ẩm nhằm hạn chế một phần bụi, đất, cát có thể bị gió cuốn và phát tán vào không khí.
- Không dùng xe quá cũ và khi chuyên chở, thu gom vật liệu phát hoang hay
các nguyên vật liệu xây dựng, các xe vận tải phải được phủ bạt kín, tránh rơi vải đất,
cát, ximăng, đá,... dọc theo hai bên đường, nhất là qua khu vực có dân cư.
Trang 24


- Để hạn chế sự ồn ào náo nhiệt trong quá trìnhm thi công sẽ có sự sắp xếp tổ
chức thi công hợp lý, tránh trường hợp tổ chức thi công tập trung với lực lượng công
nhân lớn cũng như thi công vào các giờ nghỉ trưa của nhân dân trong vùng.
e. Biện pháp giảm thiểu tác động của lán trại công nhân
- Tăng cường sử dụng nhân lực tại địa phương và bố trí công nhân tập trung ở
lán trại tại công trường.
- Bao đảm đầy đủ các công trình vệ sinh ở khu làn trại như: Cống rãnh, nhà vệ
sinh, nhà tắm, hố rác, thùng chứa rác,..
- Cung cấp đầy đủ chất đốt cho công nhân.
- Xây dựng nội quy sinh hoạt đầy đủ, rõ ràng và tổ chức quản lý công nhân
theo nội quy quy định.
4.3.5.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động:
a. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, chấn động:
- Tiếng ồn, chấn động trong quá trình vận hành dự án chủ yếu là do phương
tiên giao thông lưu thông trên các tuyến đường trong khu dân cư.
- Tạo khoảng lùi an toàn giao thông kết hợp bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật và
trồng cây phân tán nhằm giảm thiểu tiếng ồn và tạo mảng xanh cho khu vực.
b. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí:
- Khói thải trong khu vực dự án chủ yếu từ bếp của các hộ gia đình và từ khói
xe lưu thông trên đường:
- Nguồn ô nhiễm từ khói bếp phân bố tập trung theo thời gian nhất định và
không liên tục; khuyến khích sử dụng các loại bếp thân thiện với môi trường: ga,

điện, năng lượng mặt trời,...
- Khói thải từ các phương tiện lưu thông trên đường: hạn chế các loại xe thải
khói gây ô nhiễm môi trường kết hợp trồng cây vỉa hè để lọc khói bụi cải tạo môi
trường khí hậu.
c. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước
- Nước thải sinh hoạt của từng lớp được xử lý sơ bộ theo các yêu cầu kỹ thuật
trước khi đưa vào mạng lưới thoát nước chung.
d. Biện pháp quản lý chất thải rắn
- Chất thải sinh hoạt được thu gom theo từng lớp. Học sinh tự thu gom rác tập
kết trước khu vực bãi rác của trường. Hàng ngày có xe chuyên dùng của Công ty
công trình công cộng của thị xã thu gom đưa về khu xử lý rác chung của Thoại Sơn.
- Bố trí công nhân quét rác trên các tuyến đường giao thông nhằm hạn chế tối
đa rác thải ra công cộng và bố trí các thùng chứa rác dọc theo các trục giao thông
trong khu vực dân cư.
- Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân
trong việc quản lý rác thải trong khu dân cư, không vứt rác bừa bãi ra khu công cộng,
đường phố,...

Trang 25


×