Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.52 KB, 4 trang )

[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

Đề 19.3. Phân tích tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn giàu tâm huyết, luôn trăn trở về một nền văn
học xứng đáng với tầm vóc dân tộc và với sự kì vọng của nhân dân. Từ cảm hứng
sử thi lãng mạn, huyền ảo đã từng tạo nên vẻ đẹp rực rỡ trong các tác phẩm thời kì
chiến tranh, cảm hứng của ông dần dần chuyển sang tính chất triết luận về những
giá trị nhân bản đời thường, khám phá ý nghĩa bản chất con người trong cuộc mưu
sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Hai
tập truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” (1983) và “Bến quê”
(1985) đã đưa Nguyễn Minh Châu lên vị trí “Người mở đường tinh anh và tài
năng” (Nguyên Ngọc) của văn học nước ta từ sau năm 1975.Truyện ngắn “Chiếc
thuyền ngoài xa” được in lần đầu tiên trong tập “ Bến quê “, sau được tác giả lấy
làm tên chung cho cả tuyển tập truyện ngắn của mình, in năm 1987. Trong thiên
truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng được một tình hưống truyện vô
cùng đặc sắc.
Tình huống truyện là hạt nhân của thể loại truyện ngắn, là một yếu tố hết
sức quan trọng. Theo quan niệm của nhiều người cầm bút, tình huống truyện như
một lát cắt của đời sống, nhưng qua lát cắt ấy người ta thấy được mọi mặt của đời
sống con người. Hay nói cách khác, tình huống truyện là một sự kiện đặc biệt mà
ở đó tính cách nhân vật, tư tưởng nhà văn được bộc lộ rõ nét. Còn nói như giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh: “tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh, làm nổi
hình, nổi sắc nhân vật, làm rõ tư tưởng của nhà văn. Có thể thấy ở truyện “Chiếc
thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã sáng tạo được một tình huống truyện độc
đáo và giàu ý nghĩa. Tình huống ấy chứa đựng nhiều mâu thuẫn về cuộc đời, cho
thấy sự nhận thức của tác giả về cuộc đời, về nghệ thuật. Truyện ngắn này được
triển khai ở hai tình huống chính: nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng được cử tới một vùng
biển ở miền Trung để chụp hình bổ sung cho bộ lịch ảnh về thuyền và biển. Tại
đây anh đã được chứng kiến một cảnh đẹp tự nhiên: chiếc thuyền ngoài xa trong
sương sớm. Cùng lúc anh cũng phải chứng kiến một cảnh tượng hết sức bất ngờ và


khó tin: một người đàn bà hàng chàu chủ động đứng im trên bãi cát để chồng đánh
đập dã man. Sau đó, anh còn có cơ hội chứng kiến người phụ nữ hàng chài đó từ
chối lời khuyên đầy thiện chí của vị thẩm phán tòa án huyện, kiên quyết không rời
bỏ người chống vũ phu. Cách cư xử lạ lùng của người đàn bà gây thắc mắc cho cả
hai người. Song qua đó, họ hiểu hơn về người đàn bà, thay đổi cách nhìn, cách
nghĩ về cuộc đời, con người. Kiểu tình huống này xuất hiện rất nhiều trong các
truyện khác của Nguyễn Minh Châu như “Bến quê”, “Bức tranh”, “Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành”…
Chủ thể của quá trình nhận thức ở đây là nhân vật Phùng (người kể chuyện
xưng tôi – một sự hóa thân của Nguyễn Minh Châu) có phẩm chất của một người
nghệ sĩ giàu tâm huyết, tinh tế, thiết tha với cái đẹp. Sau nhiều ngày phục kích ở
biển, anh đã được chứng kiến một cảnh đắt trời cho: “trước mặt tôi là một bức
tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe
vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu
1


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

vào”. Qua con mắt của người nghệ sĩ, đó quả là một cảnh đẹp tuyệt vời, kì diệu mà
thiên nhiên ban tặng cho con người.Vẻ đẹp ấy khiến người nghệ sĩ “trở nên bối
rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Trong giây phút bối rối, tôi tưởng
chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái
khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Đó là những rung động thật sự, niềm hạnh
phúc ngất ngây của người nghệ sĩ trước cái đẹp. Đó cũng là niềm hạnh phúc của
sự khám phá, thấy cái chân lý của sự toàn thiện, toàn mĩ. Trong khoảnh khắc đó,
anh nhận thấy bản thân cái đẹp chính là đạo đức khiến tâm hồn anh được gột rửa,
trở nên trong trẻo, tinh khôi. Đó là cái đẹp có khả năng thanh lọc tâm hồn con
người. Ngay khi tâm hồn đang bay bổng trong những cảm xúc thẩm mĩ, đang tận
hưởng cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn thì người nghệ sĩ lại kinh ngạc

trước một bức tranh đời phũ phàng, nghiệt ngã. Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ
đẹp như mơ ấy là một người đàn bà khắc khổ, xấu xí và một lão đàn ông dáng vẻ
dữ dằn. Ngay sau khi vào bờ, lão đàn ông ấy lập tức đánh đập người đàn bà hết
sức tàn bạo. Hắn hùng hổ, mặt đỏ gay, trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng
chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn bà. Vừa đánh, hắn vừa thở, vừa nghến
răng ken két, nguyền rủa: “Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Mỗi nhát quất
hắn lại rên rỉ, đau đớn. Hành động thật vũ phu và tàn bạo, tưởng như không có
người chồng nào như thế nhưng trong cách đánh như chứa đựng những uất ức, khổ
đau, bao dồn nén đang tuôn trào. Tấm thân người vợ trở thành chỗ để ông ta trút
sự phẫn nộ trước cuộc sống cơ cực, bế tắc của lão. Người đàn bà không những
không chống đỡ mà còn chủ động để chồng đánh đập. Bà đứng cam chịu, đầy vẻ
nhẫn nhục “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy
trốn”. Sự cam chịu của người đàn bà cho thấy sự tê liệt vì chịu đựng, không còn
khả năng phản ứng. Đứa con của họ-thằng Phác giận dữ, căng thẳng, chạy một
mạch như một viên đạn trên đường lao tới đích ngắm. Nó nhảy xổ vào lão đàn
ông, giành chiếc thắt lưng, dướn người, vung chiếc khóa sắt quật vào ngực bố. Ẩn
sau hành động táo tợn, quyết liệt, giận dữ kia là cả một tình yêu thương đau đớn,
mãnh liệt đối với mẹ. Tình yêu thương đó lại trở thành niềm căm hận đối với
người cha, trở thành sức mạnh bùng nổ. Hành động đó mang nỗi đau nhức nhối
của một tâm hồn trẻ thơ, trong sáng bị tổn thương, bị đẩy vào hành động trái đạo
lý.
Từ tình huống đó, bước ngoặt trong cuộc đời của người nghệ sĩ được tác giả
khắc họa một cách sắc sảo qua sự đối lập gay gắt giữa cái thấy phút trước với cái
thấy phút sau. Thì ra cuộc sống là một thế giới nhân sinh đầy nghịch lý. Cuộc đời
không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đầy những mặt đối lập: đẹp, xấu, thiện,ác;
thiên thần, ác quỷ; rồng phượng, rắn rết. Bản chất cuộc đời có khi ở những góc
khuất cho nên không thể chỉ nhìn cuộc đời ở bề nổi, ở bên ngoài mà phải khám
phá chiều sâu bên trong của nó. Đồng thời người nghệ sĩ cũng nhận ra cái đẹp ở
nghệ thuật không phải chỉ ở vẻ ngoài của ngoại cảnh mà phải ở trong sự hài hòa
đối với cuộc đời con người.

Đó cũng chưa phải là tận cùng của sự thật. Cuộc đối thoại giữa người đàn
bà hàng chài và chánh án lại mở ra những nghịch lý mới: một sự thật khác về
người đàn bà bất hạnh. Trong câu chuyện ở tòa án huyện, chị tỏ ra là một người
2


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

đàn bà sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời, có cái nhìn sâu sắc và đồng cảm. Dù phải ngậm
đắng nuốt cay, phải cam chịu biết bao đau khổ nhưng khi chánh án Đẩu khuyên
chị bỏ chồng thì chị “hứong về phía chánh án Đẩu mà vái lia lịa: Quý tòa bắt tội
con cũng được, phạt tù con cũng đựoc, đừng bắt con bỏ nó”. Chỉ câu nói ấy thôi
cũng đã gây cho Phùng và Đẩu bao nhiêu là ngạc nhiên, ngỡ ngàng. Sao chị ta lại
không thể bỏ chồng trong khi cuộc sống của chị cứ tiếp diễn quẩn quanh với “ba
ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”? Mấu chốt là ở đó. Trước khi đi vào
vấn đề, chị đã khiến cho Phùng và Đẩu phải ngạc nhiên vì những lời mào đầu sắc
sảo, lí lẽ “lòng các chú tốt nhưng các chú đâu có phải người làm ăn…cho nên các
chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ khó nhọc”. Rồi chị đi
vào giải thích nguyên nhân vì sao không thể bỏ chồng. Đó là vì cuộc sống, vì hoàn
cảnh. Trước kia, chị là một ngừơi con gái xấu xí, bị rỗ mặt vì bệnh đậu mùa,
không ai lấy. Còn chồng chị là một “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” và
nhất là không bao giờ đánh vợ. Và với giọng đầy thông cảm với chồng, chị cho
rằng ngừơi chồng trở nên vũ phu, tàn bạo là bởi cuộc sống quá khó khăn, “ông trời
làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng
luộc chấm muối” trong khi đó chị lại đẻ nhiều và thuyền thì lại chật. Tuy bất kể
lúc nào thấy khổ quá là lão xách chị ra đánh, cũng “giống như đàn ông thuyền
khác uống rựơu” nhưng chị vẫn thương chồng, vẫn thông cảm cho chồng. Vả lại
công việc cần có một người đàn ông trên thuyền phòng khi biển động sóng gió,
“có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng
một sắp con nhà nào cũng trên dứoi chục đứa”. Chị đã đặt mình vào hòan cảnh của

chồng, để thấu hiểu, để thông cảm cho nỗi khổ của chồng. Ngừoi ngoài nhìn vào
chỉ thấy chồng chị là một kẻ tàn bạo, vũ phu nhưng riêng chị, chỉ có chị mới hiểu
nỗi vất vả của chồng. Đó là một người đàn bà có cái nhìn tòan diện, sâu sắc và
cũng rất bao dung, vị tha.Là một người vợ, người mẹ chị không những là người
giàu đức hi sinh mà còn rất thương con, luôn sống vì con. Vì thương con nên chị
cam chịu những trận đòn roi và sự xâm phạm của người chồng không những trên
thể xác mà còn về mặt tinh thần, chỉ cần con chị có cái ăn no. Và vì không muốn
những tâm hồn non nớt của những đứa con bị ám ảnh bởi những trận bạo hành mà
chị đã xin với chồng “đưa lên bờ mà đánh”. Lẽ ra chị đã có thể bỏ chồng mà
không sợ bị cho là không thương con, nhưng chị đã không làm như thế, vì con chị
cần có cả cha lẫn mẹ. Chị đã hi sinh cuộc đời mình, chấp nhận khổ cực, vất vả và
cả đau đớn chỉ mong con mình đựoc sống no đủ và ấm êm. Có tấm lòng nào bao
dung như tấm lòng người mẹ? Luôn nghĩ cho con, luôn hi sinh vì con. Tuy rằng
sống trong cảnh bạo ngựơc, bị hành hung nhưng chị vẫn luôn vun đắp, bảo vệ
hạnh phúc gia đình, biết chắt chiu, nâng niu những hạnh phúc đời thừơng dù là
nhỏ nhoi. Niềm hạnh phúc của chị đó là khi “vợ chồng con cái sống hòa thuận, vui
vẻ”, và có lẽ cả đời chị, “vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó đựoc ăn
no”. Niềm hạnh phúc nhỏ bé, đơn sơ và giản dị thôi nhưng cũng an ủi chị, làm ấm
lại tâm hồn chị. Có lẽ nhờ thế để mà chị cho rằng sự hi sinh của mình là không vô
ích.
Người đàn bà hàng chài từ số phận của mình đã buộc chánh án Đẩu và nghệ
sĩ Phùng phải đặt đời sống vào cái nhìn nhiều chiều, và các anh đã vỡ lẽ ra muôn
3


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

vàn nghịch lý. Các anh không ngờ được nơi cái anh đã từng đổ máu để giải phóng
nay vẫn nghèo đói, lạc hậu, vẫn có những người đàn bà bị đánh đập, những đứa trẻ
đói khát, thất học. Người đàn bà thất học nhưng lại sâu sắc, thấu trải lẽ đời. Bề

ngoài xấu xí, thô kệch nhưng lại ẩn chứa nhiều phẩm chất đáng quý. Lão đàn ông
nghiện đánh vợ như một kẻ nghiện rượu, nguyền rủa vợ con: “Chúng mày chết hết
đi cho ông nhờ”, nhưng cũng là một kẻ “đứng mũi chịu sào”, vắt kiệt sức lao động
cho con cái. Đứa trẻ với lòng yêu thương mãnh liệt dành cho mẹ đã biến thành
lòng hận thù đối với người cha, chuẩn bị cả dao găm, dám ăn thua đủ với cha
mình.Thì ra cuộc sống luôn đồng hiện cả tàn bạo và yêu thương, nghiệt ngã và
chia sẻ, hận thù và đau đớn… Những kiếp nhân sinh và cuộc sống là sự tổng hòa
của tất cả những nghịch lỹ và đầy bí ẩn đó, trong đó có nhiều nghịch lý, nhiều
ngang trái mà lý thuyết, sách vở chưa soi tỏ, chưa giải quyết được. Chính vì thế
chúng ta không được phép nhìn nhận cuộc sống đơn giản, phiến diện một chiều
mà phải có cái nhìn sâu sắc, đa chiều. Từ bãi biển miền Trung trở về nghệ sĩ
Phùng đã có được một bức ảnh ưng ý chụp chiếc thuyền ngoài xa. Nhưng mỗi khi
nhìn vào tấm ảnh đó, anh cũng thấm thía rằng nghệ thuật không chấp nhận sự giả
dối. Cái đẹp phải gắn liền với cái thật vào đạo đức, nghệ thuật phải gắn bó với
cuộc đời, phải vì cuộc đời, nghệ thuật phải tiếp cận như thế nào để không bỏ quên
số phận con người.
***

4



×