Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh công ty cổ phần SXXNK dệt may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.88 KB, 53 trang )

Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, mở ra cho các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành dệt may nói riêng cơ hội lớn để hội nhập
kinh tế quốc tế và phát triển thương mại xuất khẩu. Môi trường kinh doanh được
mở rộng thì rủi ro cũng xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng và khó đối phó. Đặc
biệt là trong kinh doanh thì rủi ro xuất hiện nhiều hơn, khó kiểm soát hơn và là mối
quan tâm của nhiều doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, trong quá trình hoạt động kinh doanh, hầu hết các doanh
nghiệp phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro. Những rủi ro khác nhau sẽ có mức độ
tác động khác nhau đến doanh nghiệp. Có những rủi ro tác động không lớn, nhưng
cũng có những loại rủi ro một khi đã xảy ra sẽ tác động rất lớn, thậm chí có khi ảnh
hưởng trực tiếp đến sự sống còn của một doanh nghiệp. Do đó việc nhận dạng, xác
định đúng các loại rủi ro mà doanh nghiệp đang gặp phải, cũng như mức độ ảnh
hưởng của nó, từ đó tìm ra được các biện pháp phòng tránh những tổn thất mà rủi ro
mang lại là một việc làm hết sức quan trọng của bất kì doanh nghiệp nào.
Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Dệt may thuộc tập đoàn dệt may
Việt Nam, là một trong những doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sớm, luôn đi
đầu trong lĩnh vưc xuất khẩu dệt may với thị trường và tập khách hàng quốc tế lớn.
Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu,
lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, rủi ro luôn đồng hành với hoạt động kinh
doanh vì vậy doanh nghiệp đã gặp không ít rủi ro cũng như nguy cơ tiềm ẩn trong
kinh doanh xuất khẩu.
Trong thời gian qua công ty cổ phần SX&XNK Dệt may đã thành công trong
việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh hạn chế được rất nhiều hậu quả xảy
ra đối với công ty như các rủi ro về vận chuyển, thanh toán. Tuy nhiên bên cạnh đó
việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro còn một số điểm hạn chế như chưa được chú


trọng cao, các rủi ro vấn xảy ra và việc ngăn ngừa giảm thiểu thường bị động, chi
phí cao, một số rủi ro thường xuyên xảy ra mà công ty chưa có biện pháp ngăn ngừa

Khóa luận tốt nghiệp

Page 1


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

hiệu quả: Rủi ro do chênh lệch tỷ giá hối doái, rủi ro trong vận chuyển…Việc giảm
thiểu rủi ro thường tốn kém, chi phí cao trong khi hiệu quả chưa cao.
Từ thực trạng ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của các doanh
nghiệp nói chung và của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Dệt may nói
riêng. Nhận thấy đây là vấn đề cấp bách, cần thiết với doanh nghiệp và giúp em
hiểu sâu hơn các vấn đề quản trị rủi ro, vì vậy em đã lựa chọn đề tài “ Giải pháp
ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh công ty cổ phần SX&XNK Dệt may ”
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài luân văn, ngiên cứu khóa học nghiên cứu
về ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
- Đào Thị Thu Phương, sinh viên K39E, Khoa Thương Mại Quốc Tế,
Trường ĐHTM, năm 2007. Đề tài: “Giải pháp ngăn ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất
trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty TNHH Vạn Lợi”.Tác giả đã đưa ra
một số lý thuyết về rủi ro và tổn thất, tác giả đã đề xuất một số biện pháp ngăn ngừa
rủi ro và hạn chế tổn thất trong khâu thực hiện hợp đồng.
- Nguyễn Thành Luân, sinh viên K43A6, khoa Quản trị doanh nghiệp trường
Đại học Thương Mại, năm 2011, đề tài: "Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi
ro kinh doanh của Công ty Cổ phần dược phẩm Đông Âu". Tác giả đã nêu được một

số khái niệm về rủi ro, quản trị rủi ro, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro. Đồng thời đã
phân tích và đánh giá được những thành công và hạn chế trong công tác quản trị rủi
ro, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tại Công ty Cổ phầm dược phẩm Đông Âu.
- Phạm Thị Hiền Thương, sinh viên K42 A5, khoa Quản trị doanh nghiệp
Thương mại trường Đại học Thương Mại, năm 2010, đề tài: " các biện pháp phòng
ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua hàng của công ty TNHH Thương
mại- Kĩ thuật Việt Hà". Tác giả đã đưa ra các lý thuyết cơ bản về rủi ro, phòng ngừa
và giảm thiểu rủi ro, đồng thời nghiên cứu thực trạng về phòng ngừa và giảm thiểu
rủi ro trong công tác mua hàng và từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giảm
thiểu rủi ro trong mua hàng đến 2015.
Trịnh Đức Duy, Khoa Quản trị Doanh nghiệp, Trường ĐHTM, Luận văn
năm 2009 “Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua thiết

Khóa luận tốt nghiệp

Page 2


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

bị viễn thông của công ty cổ phần Viễn Tin”.Tác giả đã đưa ra một số lý luận về rủi
ro, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro đồng thời đề xuất những giải pháp ngăn ngừa
và giảm thiểu những tổn thất trong quá trình mua thiết bị viễn thông tại Công ty cổ
phần Viễn Tin
Ngoài ra còn có rất nhiều các bài báo giấy, báo mạng, bài tạp chí, bài luận
văn tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ , và các bài nghiên cứu của các tác giả nổi
tiếng… nói về đề tài ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, tất cả các đề tài nói trên đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản, phân

tích thực trạng các rủi ro tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về: Giải pháp
ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh xuất công ty cổ phần SX&XNK Dệt
may
Mục đích nghiên cứu
Đề tài được tiến hành với các mục tiêu cụ thể sau:
Hệ thống một số lý luận cơ bản về ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh
của doanh nghiệp
Phân tích, đánh giá thực trạng ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh của
Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Dệt may thời gian qua.
Đề xuất giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh của công ty
Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu trong thời gian tới
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại công ty cổ phần sản xuất và
xuất nhập khẩu Dệt may
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro từ
năm 2009 đến 2011 và đề xuất giải pháp đến năm 2015
Về nội dung nghiên cứu: Do một số hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu
nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp ngăn ngừa và
giảm thiểu rủi ro kinh doanh xuất khẩu của công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập
khẩu Dệt may
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp:

Khóa luận tốt nghiệp

Page 3


Trường ĐH Thương Mại


Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

Thu thập: Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo kết quả kinh doanh
của công ty từ năm 2009 đến 2011, các văn bản của công ty, Đồng thời tham khảo
các tài liệu bên ngoài như: Sách báo, các luận văn và các báo cáo trong ngành dệt
may
Xử lý: Tiến hành phân tích dưới góc độ xem xét, nhận dạng và đánh giá các loại
rủi ro mà doanh nghiệp đang hoặc có thể gặp phải. Lập bảng biểu so sánh số liệu qua 3
năm (2009-2011) để có cách đánh giá khách quan và chính xác hơn về vấn đề nghiên
cứu.
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp:
Thu thập: Phát phiếu điều tra đối với nhà quản trị và nhân viên nhân ( phụ
lục ) số phiếu phát ra 15 số phiếu thu về 15: Trong đó số phiếu điều tra nhân viên 10
phiếu và 5 phiếu điều tra các nhà quản trị.
Xử lý: Số liệu được tổng hợp, tiến hành phân tích thông qua phần mềm
Microsoft Office Excel, Microsoft Office Word để đánh giá so sánh.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, phụ lục, khóa luận được
kết cấu làm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về ngăn ngừa và giảm thiểu rui ro
kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng ngăn ngừa và giảm thiểu rui ro
kinh doanh công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Dệt may
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh
công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Dệt may.

Khóa luận tốt nghiệp

Page 4



Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGĂN NGỪA, GIẢM THIỂU
RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm về rủi ro, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về rủi ro kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro
Nghiên cứu về rủi ro, có rất nhiều nhà quản lý đó đưa ra các khái niệm khác
nhau. Mỗi khái niệm đều đứng trên góc độ mà nhà quản lý để nghiên cứu chẳng hạn
như thống kê, xác suất hay kinh tế học…. Theo Nguyễn Quang Thu Trường Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thì: “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến
một biến cố không mong đợi”. Theo Frank Knight, một học giả người Mỹ khác:
“Rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được”.
Theo khái niệm về rủi ro của trường đại học Thương Mai, cũng là khái niệm
đề tài chọn làm nền tảng nghiên cứu: “Rủi ro thường được định nghĩa là xác suất
có thể xảy ra một thiệt hại. Nó là sự may rủi về một hậu quả không có lợi hay là sự
tiến triển dẫn tới kết quả gây ra một thiệt hại kinh tế đối với một cá nhân hay công
ty”.
1.1.1.2 Rủi ro kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là những rủi ro xảy ra với chủ thể( cá nhân, tổ chưc)
trong quá trình kinh daonh, gây khó khăn trở ngại trong quá trình thực hiện các mục
tiêu kinh daonh, giảm các thành quả hiện tại và tương lai, bắt buộc chủ thể phải chi
phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian…Đấy có thể là những rủi ro từ hàng
hóa, nhân viên, thị trường, đối tác, kinh tế, chính trị….
Rủi ro trong xuất khẩu hàng dệt may là một trong những rủi ro kinh doanh mà
ở đó chủ thể là cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may. Rủi

ro xảy ra thì ảnh hưởng rất lớn tới chủ thể. Và đặc thù trong thị trường xuất khẩu thì
những rủi ro này thường xuyên xảy ra và khó dự báo hơn các ngành khác. Rủi ro
trong kinh doanh xuất khẩu dệt may có thể xảy ra từ các nguồn: Sự bất ổn về chính
trị, quy phạm pháp luật khác, trình độ văn hóa, khả năng thanh toán, giao hàng…
1.1.2 Quản trị rủi ro

Khóa luận tốt nghiệp

Page 5


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

Quản trị rủi ro được định ngĩa là quá trình nhận dạng, đo lường và kiểm soát
các loại rủi ro có thể đe dọa các loại tài sản và thu nhập từ dịch vụ hay từ hoạt động
sản xuất kinh doanh của một ngành hay của cả doanh nghiệp
a)

Nhận dạng rủi ro: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định các yếu tố

như:
- Xác định mối hiểm họa: Là xác định những yết tố gián tiếp tạo ra nguyên
nhân rủi ro, đặc điểm quan trọng của yếu tố này là có thể riêng yếu tố ấy không thể
hiện nên mối hiểm họa, nhưng nếu có điều kiện hay kết hợp của yếu tố khác thì nó
làm tăng khả năng rủi ro xảy ra
- Mối nguy hiểm: Là nguyên nhân xảy ra rủi ro, xác định được nguyên nhân
trực tiếp và gián tiếp của rủi ro là cần thiết và quan trọng trong quá trình quản trị rủi
ro

- Nguy cơ rủi ro: Là hậu quả khi rủi ro xảy ra ảnh hưởng tới hoạt động kinh
daonh của doanh nghiệp
Sơ đồ 1.1 Quy trình quản trị rủi ro
Nhận dạng rủi ro

Phân tích rủi ro

Đo lường và đánh giá rủi ro

Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro

(Nguồn: Bài giảng QTRR- ĐH Thương mại)
b) Phân tích rủi ro: Từ những nhận dạng rủi ro, chủ thể phải phân tích chi tiết
sâu sắc để làm rỏ mối hiểm họa, mối nguy hiểm và nguy cơ rủi ro
c) Đo lường rủi ro và đánh giá rủi ro

Khóa luận tốt nghiệp

Page 6


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

Đo lường rủi ro và đánh là việc ước lượng khả năng rủi ro xảy ra và tác hại
của chúng, đồng thời đánh giá những rủi ro nào có khả năng xuất hiện và gây thiệt
hại nhiều nhất thông qua tần suất rủi ro và cường độ của rủi ro.
Tần suất rủi ro: Là số lần xuất hiện rủi ro, tổn thất trong một khoảng thời gian
hay trong tổng số lần lấy mẫu thống kờ. Tần số rủi ro là một đại lượng phụ thuộc

vào rất nhiều yếu tố như: loại rủi ro, mụi trường tự nhiờn, kinh tế, chớnh trị, văn
húa, xó hội, hành vi, suy nghĩ của người tácc động trực tiếp và gián tiếp đến rủi ro
Cường độ rủi ro: Mức độ nguy hiểm của rủi ro thể hiện tớnh chất nguy hiểm,
mức độ thiệt hại của rủi ro ảnh hưởng như thế nào đối với cỏ nhõn, tổ chức và xó
hội.
d) Kiểm soát rủi ro: Kiểm soát rủi ro là những hoạt động chủ yếu tập trung vào
việc né tránh, ngăn ngừa, giảm bớt rủi ro xảy ra
Như vậy ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro là bước cuối cùng trong quy trình quản
trị rủi ro vì vậy nó phụ thuộc rất nhiều vào những bước trước của quá trình quản trị
rủi ro.
1.1.3 Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
1.1.3.1Ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh
Ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh là việc sử dụng các kỹ thuật khác nhau để
né tránh và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh daonh xảy ra, thông qua thay đổi
nguồn rủi ro hoặc làm giảm bớt mối nguy hiểm qua đó giảm bớt tần số xuất hiện rủi
ro trong kinh doanh đặc biệt là trong kinh doanh xuất nhập khẩu nơi tần suất rủi ro
khá lớn
1.1.3.2 Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh là việc doanh nghiệp huy động toàn bộ
nguồn lực bên trong và bên ngoài nhằm giảm tác hại của rủi ro xảy ra với doanh
nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu thông qua tài chính quỷ dự phòng, mua bảo
hiểm, huy động nguồn lực tại chổ nhằm khắc phục nhanh nhất những thiệt hại rủi ro
xảy ra
1.2

Nội dung ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1 Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
1.2.1.1 Các rủi ro xuất phát từ môi trường kinh doanh


Khóa luận tốt nghiệp

Page 7


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

a. Rủi ro từ môi trường kinh doanh đặc thù
- Rủi ro bị các đối thủ cạnh tranh của các nước khác gây áp lực, gây khó khăn.
Các doanh nghiệp trong ngành dệt may hiện nay của chúng ta đang phải đối mặt với
sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Hồng Kong, Thổ
Nhi Kì, Bangladesh, Ấn Độ…Ở các nước, khu vực này đều có nền công nghiệp phát
triển cao hơn Việt Nam, lao động ở các nước này cũng có trình độ kĩ thuật cao hơn
Việt Nam. Chính vì vậy doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang gặp nhiều bất lợi trong
cạnh tranh.
- Rủi ro từ cạnh tranh từ các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trong nước. Việt
Nam là một trong những nước mạnh về xuất khẩu dệt may, nên số lượng các doanh
nghiệp xuất khẩu dệt may trong nước là rất lớn, nhiều doanh nghiệp có tiềm lực như
Việt Tiến, May 10, May Nhà Bè…là các đối thủ cạnh tranh lớn của doanh nghiệp.
- Rủi ro từ người nhập khẩu hàng hóa như: Bị chèn ép giá hoặc các điều khoản
về thanh toán bất lợi, rủi ro người nhập khẩu nhận được hàng nhưng không chịu
thanh toán đầy đủ theo hợp đồng…Nếu doanh nghiệp chỉ hợp tác với một nhà nhập
khẩu thì rất dễ bị các nhà nhập khẩu này đưa ra các điều kiện bất lợi khi giao dịch,
do họ nắm độc quyền về bán, nhất là đối với các thị trường lớn.
b. Rủi ro từ môi trường chung
- Rủi ro từ môi trường kinh tế: Trong kinh doanh, rủi ro về kinh tế là các rủi
ro do các nhân tố kinh tế vĩ mô gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp như: Suy thoái kinh tế làm cho sức mua của người tiêu dùng ở các nước
nhập khẩu giảm sút, ảnh hưởng tới khối lượng mặt hàng xuất khẩu của doanh
nghiệp. Sự biến động của tỷ giá hối đoái, lãi xuất ngân hàng gây ảnh hưởng tới quá
trình giao dịch thanh toán trong xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bị từ
chối các đơn đặt hàng do nhà cung ứng không có nhu cầu tiêu thụ vì khủng hoảng,
lạm phát triền miên, giá cả thay đổi thất thường…
- Rủi ro từ môi trường chính trị, pháp luật: Rủi ro này có thể là do những quy
định về thủ tục có liên quan thay đổi gây khó dễ cho quá trình thực hiện hợp đồng
xuất khẩu, gây chậm trễ trong giao hàng…và kéo theo nhiều rủi ro khác.

Khóa luận tốt nghiệp

Page 8


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

Ví dụ: Như các quy định về áp đăt thuế chống bán phá giá của các nước nhập
khẩu như Mĩ, EU…
Rủi ro do chính sách bảo hộ sản xuất trong nước của nước nhập khẩu làm
tăng mức thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, đưa ra các hạn ngạch hoặc các quy
định làm cho sự canh tranh không công bằng giữa doanh nghiệp nước xuất khẩu với
doanh nghiệp nước nhập khẩu. Rủi ro từ các quy định về bảo vệ môi trường, về tỷ
lệ nội địa hóa, hay xuất xứ của hàng hóa…
- Rủi ro từ thiên nhiên: Các rủi ro thiên nhiên như bão, động đất, sóng thần
xảy ra khi vận chuyển hàng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Nó có thể làm
chậm thời gian giao hàng, gây hư hại hàng hóa, thậm chí gây mất trắng hàng hóa.
- Rủi ro về văn hóa: Sự khác biệt giữa nền văn hóa của các quốc gia, khu vực

và vùng lãnh thổ làm tăng các nguy cơ hiểu nhầm nhau, khó nắm bắt. Sự thay đổi
thị hiếu, thói quen của người tiêu dùng nước nhập khẩu…do phong tục tập quán các
nước khác nhau.
Như vậy có rất nhiều rủi ro xảy ra trong quá trình doanh nghiệp xuất khẩu
hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện
pháp để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro nêu trên một cách có hiệu quả
1.2.1.2 Các rủi ro từ hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp
a) Rủi ro trong đàm phán và ký kết hợp đồng
- Rủi ro trong việc thu thập xử lý thông tin: Công việc này hết sức quan trọng
đặc biệt là trong thương mại quốc tế.Doanh nghiệp phải xác định các thông tin về
đối tác, lượng hàng, điều kiện xuất khẩu… nếu việc nghiên cứu này bị chệch hướng
thì rủi ro sẽ rất lớn vì doanh nghiệp không chủ động trong đàm phán và thiệt hại khi
ký kết.
- Rủi ro tron đàm phán: Con người là chủ thể đàm phán vì vậy quá trình đàm
phán có thể xảy ra rủi ro nếu người đàm phán không có tài, không có kinh
nghiệm..Đặc biệt là các nhà quản trị của Việt nam còn yếu về ngoại ngữ, năng lực.
Hay việc xác định các mục tiêu không rõ tang làm mất cơ hội, hay việc xây dựng
các khoản mực chưa hợp ly…
- Rủi ro trong ký kết hợp đồng: Các rủi ro này chủ yếu liên quan đến các
khoản mục trong hợp đồng như giá cả: Khi ký kết doanh nghiệp không lường trước

Khóa luận tốt nghiệp

Page 9


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp


được sự biến động của giá cả , tỷ giá hối đoái, Đặc biệt là chiều hướng có khả năng
làm giảm lợi nhuận của công ty. Hay các điều khoản liên quan đến khiếu nại, đến áp
dụng luật trong thương mại xuất khẩu…
b) Rủi ro trong thanh toán
Là rủi ro xảy ra trong quá trình thanh toán như: Không chứng thực được khả
năng thanh toán của đối tác vì vậy khi hoàn thành hoàn thành hợp đồng đối tác
khong thanh toán. Chọn loại tiền thanh toán biến động thất thường và không ấn
định tỷ giá hối đoái vì vậy khi thanh toán phát sinh rủi ro. Rủi ro này cũng xảy ra có
thể do nhân viên công ty hay nhân viên ngân hàng chưa có trình độ chuyên môn về
thanh toán quốc tế..
c) Rủi ro trong vận chuyển hàng hóa
Trong hoạt động xuất nhập khẩu thì đây có thể coi là rủi ro có tần suất không
nhỏ đặc biệt là hiện nay khi điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, năng lực vận chuyển
hàng hóa còn nhiều yếu kém và thường phải đi thuê ngoài. Vì vậy rủi ro rất dễ xảy
ra:
- Hàng hóa bị hư hại, suy giảm chất lượng trên đường vận chuyển do không
được bảo quản tốt. Đặc biệt là vận chuyển bằng đường biển chịu ảnh hưởng rất lớn
từ môi trương và trang thiết bị chưa tốt
- Do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên như thiên tai, bão lũ nên người vận
chuyển phải vứt bỏ hàng hoặc thời gian vận chuyển kéo dài hơn quy định trong hợp
đồng. Những thiệt hại này đều xảy ra trong các trường hợp bất khả kháng nên
không thể kiện người vận chuyển và những rủi ro đó đều thuộc về người mua phải
chịu.
- Do không tìm hiểu kỹ về đơn vị vận tải nên người bán hoặc người mua thuê
phải những phương tiện vận tải không đảm bảo kỹ thuật, không đủ phương tiện hỗ
trợ nên xảy ra tai nạn trên đường đi.
- Nhiều trường hợp chủ tàu cố tình gây tai nạn để hưởng tiền bảo hiểm hoặc
tiền thuê tàu trả trước.
- Trong phần lớn các điều kiện giao hàng theo Incomterm, trách nhiệm về hàng
hóa được chuyển giao từ người bán cho người mua khi hàng được giao cho phương


Khóa luận tốt nghiệp

Page 10


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

tiện vận tải. Do đó hầu hết tổn thất xảy ra trên đường vận chuyển đều thuộc về người
mua
d) Rủi ro do biến động cung cầu giá cả thị trường
Trong thời buổi suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động
xuất nhập khẩu. Cung cầu thị trường có xu hướng giảm đặc biệt là các thị trường
truyền thống như Châu âu, Nhật..
Sự biến động của cung cầu, giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Nếu không có biện pháp ứng xử hợp lý khi giá cả thay đổi
thì sự thay đổi của giá cả sẽ tác động đến lượng chi phí mỗi bên phải bỏ ra cung như
lợi nhuận thu được từ đó giá cả hàng hóa có thể ảnh hưởng đến ý muốn thực hiện
hợp đồng của hai bên. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì sự biến
động của cung cầu, giá cả hàng hóa là không tránh khỏi, do đó các doanh nghiệp
tham gia kinh doanh rất dễ gặp phải do giá cả thay đổi.
Trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp có thể đối mặt với những rủi ro có
nguyên nhân từ sự biến động cung cầu giá cả hàng hóa: Người bán không giao hàng
hoặc giao hàng thiếu khi giá hàng hóa tăng lên sau khi ký hợp đồng. Nguyên nhân
là do người bán không gom đủ hàng hoặc chi phí người bán bỏ ra quá lớn so với lợi
nhuận thu được, từ đó người bán đưa ra quyết định không giao hàng hoặc giao hàng
không đủ. Khi đó người mua sẽ bị thiệt hại về nhiều mặt: Thiếu hàng để bán, mất
thị phần do đối thủ cạnh tranh. Nếu sau khi ký hợp đồng mà giá hàng hóa lại giảm

đi so với giá ký hợp đồng. Người mua sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa mua
về bởi lợi nhuận thu về nhỏ hơn so với lợi nhuận dự kiến, thậm trí có thể bị thua lỗ
1.2.2 Các hoạt động ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh của doanh
nghiệp
1.2.2.1 Các ngăn nghoạt động ngăn ngừa rủi ro kinh doanh
Rủi ro đi liền với hoạt động kinh doanh xuất khẩu, muốn thành công trong
kinh doanh không còn cách nào khác là phải chấp nhận rủi ro, biết mạo hiểm trong
kinh doanh. Do vậy, sau khi đã phân tích cặn kẽ các rủi ro gặp phải trong kinh
doanh, nhà quản trị cần đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm tránh được
các rủi ro xảy ra hoặc khi rủi ro có xảy ra thì tổn thất mà nó gây ra sẽ ít nghiêm
trọng và các chi phí liên quan sẽ giảm đi.

Khóa luận tốt nghiệp

Page 11


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

Nghiên cứu để tìm ra các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
đồng nghĩa với tìm ra các biện pháp đảm bảo lợi ích của công ty trước khi rủi ro xảy
ra, nhằm hạn chế rốt nhất rủi ro có thể xảy ra với công ty
Các hoạt động phòng ngừa rủi ro tập trung tìm cách can thiệp vào 3 mắt xích
đầu tiên của chuỗi rủi ro:
- Hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào mối hiểm họa:
Mối hiểm họa là những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc những điều
kiện, yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra. Để có thể can thiệp vào mối
hiểm họa trước tiên chúng ta phải nhận dạng được chúng. Sau khi đã liệt kê được

các hiểm họa cụ thể là các mối hiểm họa trong kinh doanh xác định sai nhu cầu, khả
năng cung ứng của nhà cung cấp, không đủ khả năng thanh toán. Doanh nghiệp cần
đưa ra các hoạt động thích hợp cho từng mối hiểm họa.
Ví dụ: Để tránh ảnh hưởng của tỷ giá ngoại tệ thay đổi khi kí kết và khi thực
hiện hợp đồng, doanh nghiệp có thể quy định một mức tỷ giá cố định trong thời gian
ngắn. Hay các hiểm họa về thiên tai có thể được giảm thông qua việc nghiên cứu sự
biến động của thời tiết trong thời gian thực hiện để lựa chọn phương tiện vận tải thích
hợp.
Như vậy doanh ngiệp phải tập trung vào tìm hiểu thông tin, lựa chọn các điều
kiện phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nắm rõ thông tin các
nguyên nhân gây ra rủi ro là cần thiết, qua đó có thể xử lý tức thời cũng như dự
phòng các khả năng khác tốt hơn: Tìm nhà cung cấp, vận chuyển mới,hay chọn điều
kiện khác trong kinh daonh xuất khẩu
- Hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào môi trường nơi mà mối hiểm
họa tồn tại
Nó bao gồm các hoạt động ngăn ngừa nhằm thay đổi, cải thiện môi trường
rủi ro để hạn chế khả năng và mức độ rủi ro xảy ra.
Các hoạt động này chủ yếu liên quan tới việc doanh nghiệp sẽ lựa chọn các
môi trường khác để tránh rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện kinh doanh trong môi
trường hiện tại vì vậy việc xác định môi trường và thay đổi môi trường kinh doanh
hết sức quan trọng. Nếu không thể thay đổi được môi trường thì doanh nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp

Page 12


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp


hướng tới cải tạo môi trường, đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có một số giải
pháp thay đổi hoặc hỗ trợ thêm để làm giảm khả năng xảy ra rủi ro.
Ví dụ: Khi xuất khẩu hàng vào thị trường EU để hạn chế các rủi ro về quy
định tiêu chuẩn hàng hóa, thì doanh nghiệp chủ động sản xuất các mặt hàng theo
tiêu chuẩn của Châu Âu để giảm thiểu các hạn chế này. Đồng thời cũng kiến nghị
nhà nước có ý kiến về một số rào cản vi phạm tự do hóa thương mại
- Hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào sự tương tác mối hiểm họa và
môi trường rủi ro.
Hoạt động này nhằm hạn chế tương tác có hại, gây ra nguy cơ rủi ro giữa
môi trường rủi ro và mối hiểm họa như vậy việc ngăn ngừa và đưa ra biện pháp xử
lý tập trung vào mối quan hệ đó và hạn chế khả năng tương tác để giảm thiểu rủi ro.
Ở môi trường này mối hiểm họa này có thể bình thường, an toàn, kiểm soát được
nhưng ở môi trường khác dưới tác động của môi trường mới làm cho mối hiểm họa
này thay đổi tính chất và có khả năng gây hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Như mối hiểm họa hàng hoá bị hỏng trong môi trường bảo quản là phương
tiện vận tải thì hoạt động ngăn ngừa có thể là sử dụng phương tiện vận tải tốt,
phương pháp bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển hợp lý. Bởi vì bình
thường hàng hóa có thể an tàn trong các kho nhưng khi được xếp lên kho, contoner
hay các bao tải, thùng hàng trong quá trình vận chuyển ở môi trường điều kiện thiên
bất lợi làm cho hàng hóa giảm chất lượng
1.2.2.2 Các hoạt động giảm thiểu rủi ro kinh doanh
Giảm thiểu rủi ro : Là tập hợp các biện pháp nhằm phòng ngừa ngăn chặn, đề
ra các biện pháp không để rủi ro này trở thành nguyên nhân cho rủi ro tiếp theo,
tránh việc tạo ra rủi ro dây truyền hoặc đưa ra các biện pháp chia nhỏ rủi ro qua
hoạt động mua bảo hiểm, di chuyển rủi ro cho người khác.
Để giảm thiểu tác hại của những rủi ro gặp phải trong kinh doanh, doanh
nghiệp xuất khẩu thường áp dụng các biện pháp sau :
- Tằng cường công tác quản trị trong việc xác định các thông tin về khách
hang, ngân hang, chú trọng công tác soạn thảo ký kết hợp đồng xuất khẩu, Tập

trung vào một số thị trường quen thuộc…Nhằm giảm nguy cơ rủi ro

Khóa luận tốt nghiệp

Page 13


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

- Lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp thiệt hại, tránh cho doanh nghiệp bị
rơi vào nguy cơ bị phá sản. Quỹ dự phòng tài chính lập ra nhằm bảo toàn vốn kinh
doanh, trả lương cho nhân viên, bù đắp khi xảy ra rủi ro, tổn thất và đáp ứng nhu
cầu cần thiết.Như vậy việc rủi ro xảy ra không thể tránh khỏ thì doanh nhiệp pahir
chấp nhận nó và nhanh chóng hạn chế tác hại của rủi ro đã xảy. Việc lập quỹ dự
phòng tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục hậu quả, huy động
nguồn lực bên trong hay thuê bên ngoài để khắc phục hậu quả.
- Chuyển giao, phân tán rủi ro: Là việc doanh nghiệp ràng buộc trách nhiệm
của hàng hóa đối với người mua, người vận chuyển hay trung gian xuất nhập khẩu,
vì vậy khi rủi ro xảy ra thì các đối tác sẽ phải chịu một phần thiệt hại với doanh
nghiệp mình. Điều này thể hiện trên tinh thần trách nhiệm, các quy tắc, cam kết
giữa các bên trước đó, là cơ sở để tiến hành san sẻ rủi ro
- Tham gia bảo hiểm: Bảo hiểm là một sách lược để giảm tính không chắc
chắn của người tham gia bảo hiểm về việc có hay không xảy ra rủi ro trong công tác
xuất khẩu hàng hóa, thông qua việc san sẻ những rủi ro tới một bên khác là bên
nhận bảo hiểm. Nếu xảy ra rủi ro thì công ty bảo hiểm sẽ đền bù theo giá trị kí kết
hợp đồng trước đó. Việc bảo hiểm cũng tùy theo laoij hình dịch vụ, hàng hóa, đơn
vị bảo hiểm và chọn điều kiện bảo hiểm mà mức lệ phí bảo hiểm cũng như mức
công ty bảo hiểm sẽ trả khi rủi ro xảy ra là khác nhau

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh
của doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Kinh tế- chính trị:
Tình hình kinh tế, chính trị có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động ngăn ngừa,
giảm thiểu rủi ro cảu doanh nghiệp. Kinh tế là động lực thúc đẩy sự phát triển của
daonh nghiệp. Kinh tế quốc tế ảnh hưởng tới nhu cầu mặt hàng xuất nhập khẩu, tỷ
giá..Chính trị đặc biệt là tại các thị trường xuất khẩu nếu chính trị bất ổn thì rủi ro
về vận chuyển, thanh toán càng cao và khó có giải pháp phòng ngừa giảm thiểu hiểu
quả

Khóa luận tốt nghiệp

Page 14


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

Một nền kinh tế hiện đại, chính trị ổn định không những làm giảm nguy cơ
rủi rỏ xảy ra mà nếu rủi ro xảy ra thì việc giảm thiểu cũng dễ dàng chuyên nghiệp
và thủ tục nhanh gọn hơn. Vì ở đây có những công ty bảo hiểm lớn chuyên nghiệp
và cách thức giải quyết đền bù, khiếu nại nhanh chóng và chính xác hơn
- Các tổ chức tài chính
Các tổ chức tài chính như ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn trong việc ngăn
ngừa và giảm thiểu rủi ro. Vì đây là tổ chức gắn bó mật thiết trong kinh doanh của
doanh nghiệp, Một số rủi ro cũng đến từ môi trường này đặc biệt là các rủi ro trong
thanh toán, tỷ giá hối đoái…Đặc biệt các ngân hàng là trung gian trong kinh doanh
quốc tế, nếu chọn được ngân hàng mạnh về tài chính, uy tín thì sẽ giảm thiểu được

rất nhiều rủi ro có thể xảy ra trong xuất khẩu
Nếu ngân hàng tham gia trực tiếp trong hoạt động kinh daonh thì các tổ chức
bảo hiểm luôn đồng hàng song song với các hợp đồng kinh doanh quốc tế của
doanh nghiệp. Trong các hợp đồng xuất khẩu thông thường đều có các điều kiện
bảo hiểm đây là cơ sở để doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, san sẻ rủi ro đối với công
ty bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm, mức bảo hiểm nó quyết định việc chi trả cảu bảo
hiểm cho doanh nghiệp khi rủi ro xảy ra.
Như vậy các tổ chức tài chính gắn bó mật thiết với việc ngăn ngừa và giảm
thiểu rủi ro kinh doanh cảu doanh nghiệp
- Các bạn hàng của doanh nghiệp: Hoạt động ngăn ngừa và giảm thiểu rủi
ro phụ thuộc lớn vào các đối tác như nhà cung cấp, nhà phân phối, các khách hàng.
Vì đây là một chuỗi mối quan hệ trong kinh doanh, là nơi các rủi ro xảy ra và việc
phòng ngừa giảm thiểu thực hiện ngay ở đây. Nó phụ thuốc rất lớn về thông tin, thái
độ hợp tác và khả năng triển khai đồng bộ việc kiểm soát rủi ro từ họ. Một khi rủi ro
xảy ra ở những môi trường này thì doanh nghiệp thường liên kết với các đối tác này
để tìm ra biện pháp hiện tại và tương lai. Tuy nhiên nếu sự kết hợp và triển khai
không hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ phải chọn giải pháp mới là từ bỏ môi trường
này.
- Khoa học- công nghệ

Khóa luận tốt nghiệp

Page 15


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

Trong thời buổi hội nhập, phát triển thông tin thì khoa học- công nghệ đóng

vai trò rất lớn trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Đặc biệt
là trong việc dự báo và ngăn ngừa. Với sự xuất hiện của các trang thiết bị , phần
mềm hiện đại về dự báo, phân tích hiện đại giúp cho doanh nghiệp có thể suy đoán
hay tránh né rủi ro có hiệu quả. Việc chia sẽ thông tin mở và tương thích giữa các
doanh nghiệp với nhau và với cả cơ quan chức năng cũng làm cho việc phòng ngừa
và giảm thiểu rủi ro đạt hiệu quả cao hơn
Đồng thời nếu rủi ro xảy ra việc ứng dụng khoa công nghệ giúp doanh
nghiệp có thông tin kịp thời, đưa ra các giải pháp nhanh chóng nhằm giảm thiểu rủi
ro xảy ra. Trong quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật vào ngăn ngừa và giảm thiểu
rủi ro giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí và phòng ngừa hiệu quả cho
tương lai
1.3.2. Các nhân tố bên trong
- Phương hướng phát triển của doanh nghiệp
Phương hướng phát triển của doanh nghiệp thể hiện sự ưu tiên trong kinh
doanh của công ty tới các bộ phận, các cách thức tiến hàng và việc chi tiêu của
doanh nghiệp. Nếu công ty định hướng tốt thì việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro
sẽ được quan tâm đúng đắn, đầu tư đúng mức. Phương hướng hoạt động của công
ty quyết định sự đầu tư cho việc ngăn ngừa nhiều hay ít, phòng ngừa hơn hay khi
rủi ro xảy ra mới giảm thiểu thiệt hai. Công ty có đầu tư thành lập phòng ban, nhân
lực cho quản trị rủi ro hay không
- Tình hình tài chính của công ty:
Tình hình tài chính công ty càng tốt thì rủi ro xảy ra đối với một số hoạt động
càng giảm. Đặc biệt trong ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro chịu ảnh hưởng lớn cảu
tình hình tài chính công ty, đặc biệt là trong khâu giảm thiểu rủi ro. Tài chính mà tốt
mà mạnh thì giúp công ty mua bảo hiểm thường xuyên và mức bảo hiểm cao hơn,
Khi rủi ro xảy ra tài chính đoáng vai trò lớn trong khắc phục nhậu quả đặc biệt là
các quỹ dự phòng rủi ro, giúp giảm thiểu hậu quả khôi phục kinh daonh nhanh
chóng, Tài chính cũng là cơ sở để doanh nghiệp triển khai các quy trình, nhân lực
cho việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro


Khóa luận tốt nghiệp

Page 16


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

Tình hình tài chính còn phản ánh được các chi phí bỏ ra của hoạt động ngăn
ngừa và giảm thiểu rủi ro, cũng như đánh giá được giá trị mà nó mang lại trong quá
trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật: Bao gồm hệ máy móc, trang thiết bị,
phương tiện vận chuyển, kho, bến bãi, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống mạng
của công ty. Nếu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, hoạt động hiệu quả, chúng sẽ trở
thành công cụ hữu ích trong quản lý nguồn hàng cũng như phòng ngừa và giảm
thiểu rủi ro trong công tác mua hàng. Đặc biệt trong công tác dự báo ứng dựng các
trang thiết bị, phần mềm hiện đại
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Quá trình ngăn ngừa giảm thiểu rủi ro
kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào khă năng, năng lực của nhân viên đặc biệt là bộ
phận chuyên trách về rủi ro. Nguồn nhân lực càng chuyên nghiệp, có trình độ
chuyên môn cao thì sẽ phát hay hiểu quả các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi
ro trong kinh doanh, trong haotj động ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro con người đều
là chủ thể trực tiếp thực hiện các quy trình, giải pháp đưa ra.
Ngoài ra, việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp
còn chiệu sự ảnh hưởng của một số nhân tố như tốc độ phát triển ngành, đối thủ
cạnh tranh, nhà cung ứng và phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời
gian tới.

Khóa luận tốt nghiệp


Page 17


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGĂN NGỪA VÀ GIẢM THIỂU RỦI
RO KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SX & XNK DỆT MAY
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Dệt may
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị hạch
toán phụ thuộc của Tổng công ty Dệt May Việt Nam và là đơn vị kinh doanh
thương mại hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước.
Tên công tỵ: Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May
Tên giao dịch quốc tế: The Garment-Textiles Import-and Production Corporation;
Tên viết tắt:VINATEXIMEX.
Trụ sở chính được đặt tại: số 20 Đường Lĩnh Nam-Quận Hoàng Mai-Tp Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 6335586/6335517 Fax: (84-4) 8624620/6335520
Email:
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0116000693
Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: P.205, Số 4, Lê Lợi, Phường Bến Nghé, Quận 1
Tel: 090372592
Fax: 08.8622114
Văn phòng tại TP. Hải Phòng: Số 315 Đường Đà Nẵng, Quận Ngô Quyền
Tel: 031-766073
Fax: 031-766073
Ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất gia công các mặt hàng quần áo dệt may tại các đơn vị thành viên

Công ty có vốn góp và xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài ; xuất khẩu các mặt
hàng khăn bông, hàng thủ công mỹ nghệ như thảm len, cói mua từ các cơ sở may
trong nước như: Khăn tắm/Bath Towel, áo choàng, khăn mặt, thảm...
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ
tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, bông, xơ, tơ, sợi các loại, vải, hàng may
mặc, dệt kim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm và các sản phẩm của ngành dệt
may.
- Kinh doanh , xuất nhập khẩu: hàng công nghệ thực phẩm, nông , lâm, hải
sản, thủ công mĩ nghệ; Ô tô, xe máy, phương tiện vận tải; các mặt hàng công nghiệp
tiêu dùng khác; Sắt, thép, gỗ, máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất
kinh doanh; Trang thiết bị văn phòng; Thiết bị tạo mẫu thời trang; Vật liệu điện,
điện tử, cao su, đồ nhựa, trang thiết bị bảo hộ lao động.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty

Khóa luận tốt nghiệp

Page 18


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

Cơ cấu tổ chức của Vinateximex được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần:
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, ban tổng giám đốc và các
khối kinh daonh, phòng ban và văn phòng đại diện

Sơ đồ 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Vinateximex
(Nguồn phòng kế hoạch và tổ chức )

Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và dự
họp, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền phê chuẩn báo cáo
tài chính hàng năm, bầu và bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát; bổ sung
và sửa đổi điều lệ; quyết định loại và số lượng cổ phần phát hành, tổ chức lại và
giải thể Công ty, tỷ lệ trả cổ tức hàng năm.
Hội đồng quản trị :Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ Hội
đồng quản trị, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên
quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của

Khóa luận tốt nghiệp

Page 19


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

Đại hội đồng cổ đông. HĐQT chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp
luật về những hành vi vi phạm luật và Điều lệ cũng như những sai phạm trong quản
lý gây thiệt hại Công ty; quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và sản xuất kinh
doanh hàng năm của Công ty, chỉ đạo giám sát điều hành của Tổng Giám đốc.
Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị là 05 năm.Thành
viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của
Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và bộ máy điều
hành của Ban Tổng Giám đốc. Các thành viên của Ban kiểm soát do Đại hội đồng
cổ đông bầu và miễn nhiệm, có nhiệm kỳ 05 năm
Ban Tổng Giám đốc: Do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm và bãi nhiệm, Tổng

Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu trước Hội đồng quản trị về việc tổ
chức, quản lý, điều hành toàn diện các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của Công ty
theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Các Phó Tổng Giám đốc và Kế
toán trưởng giúp việc cho Tổng Giám đốc.
Các khối và phòng ban: Được xây dựng bố trí theo chức năng nhiệm vụ của
mình như: Khối quản lý, khối kinh doanh, khối sản xuất trong các khối có nhiều
phòng ban trực thuộc khối khác nhau: Khối quản lý hành chính có 3 phòng, 1 chi
nhánh và 1 văn phòng đại diện. Khối kinh doanh có 7 phòng và 1 trung tâm thương
mại trực thuộc và khối sản xuất.

2.1.3 Kết quả kinh doanh trong các năm gần đây
Trong những năm gần đây với lợi thế là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dệt may
Việt nam, cùng với uy tín trong kinh doanh và sự nổ lực của ban quản trị công ty
và nhân viên công ty Cổ phần SX&XNK Dệt may đã đạt được kết quả tốt trong
kinh doanh.
Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong
năm 2009, 2010 và 2011
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
(ĐV triệu đồng)

Khóa luận tốt nghiệp

Page 20


Trường ĐH Thương Mại
TT

Chỉ tiêu


2009

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
2010

2011

So sánh

So sánh

2010/20009

2011/2010

ST
1

TL

ST

TL

Doanh thu

914314 1115035 1.244838 200.721

21,95


129803

11,64

2

thuần
Chi phí

909419 1109049

20,94

128772

12,19

3

Lợi nhuận

4895

5.986

7017

1.061

21,68


1031

17,22

4

trước thuế
Lợi nhuận

3671

4.939

5274

1.268

34,54

335

6,78

5

sau thuế
Lãi cơ bản

1036


1411

1507

375

36,17

96

6,80

1237821 199.620

trên 1 CP

(Nguồn: Báo cáo TC năm 2009, 2010và 2011)
Những năm qua kết quả kinh doanh cuả công ty khá tốt doanh thu các năm
đều tăng năm 2009 là 914.314 triệu đồng năm 2011 tăng lên 1.244.838 triệu
động .Tuy nhiên con số tuyệt đối lại có xu hướng giảm % tăng giảm 2010/2009 là
21,95 % và % tăng giảm 2011/2010 chỉ là 11,64%. Chi phí năm 2010/2009 tăng
199620 tương ứng với tỉ lệ tăng 20,94%, năm 2011/2010 tăng 128772 triệu tương
ứng với tỷ lệ tăng 12,19 % như vậy tỉ lệ tăng chi phí các năm đều có xu hướng
giảm.
Hàng năm công ty đều kinh doanh có lãi cụ thể năm 2010 lợi nhuận sau thuế
là 4.939 triệu, năm 2011 lợi nhuận đạt 5.274 triệu tăng 6,78%.

2.2 Phân tích thực trạng ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
của công ty cổ phần SX&XNK Dệt may

2.2.1 Một số rủi ro kinh doanh thường gặp của công ty Vinateximex
Là doanh nghiệp đặc thù của tập đoàn Dệt may Việt nam công ty phải chịu
một số rủi ro ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu các sản
phấm dệt may trong những năm gần đây:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình công ty cổ phần SX&XNK
Dệt may cũng như một doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may khác phải chịu khá
nhiều rủi ro có thể xảy ra từ môi trường vĩ mô và vi mô

Khóa luận tốt nghiệp

Page 21


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

Về mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Qua tổng hợp điều tra cho thấy:
Bảng 2.2 Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rủi ro ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh.
Rủi ro

Mức độ ảnh hưởng
Rất ảnh rất
nhiều
Số

Ảnh hưởng


%

Số phiếu

phiếu
2/15

13,4

5/15

10/15

80

Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh

8/15

Rủi ro từ kinh tế - luật pháp
Rủi ro về thông tin

Rủi ro về tỉ giá hối đoái
Rủi ro về vận chuyển

Ít ảnh hưởng

nhiều
%


Số

%

33,3

Phiếu
8/15

53,3

3/15

20

2/15

13,4

53,3

4/15

26,7

3/15

20

3/15


20

8/15

53,3

4/15

26,7

4/15

26,7

6/15

40

5/15

33,3

(Nguồn: Sinh viên tự điều tra)
- Rủi ro về giá có 2/15 phiếu chiếm 13,4 chọn ảnh hưởng rất nhiều, ảnh
hưởng nhiều có 5/15 phiếu chiếm 33,3% ít ảnh hưởng có 8/15 phiếu chiếm 53,3 %.
- Rủi ro về vận chuyển có 10/15 phiếu chiếm 66,7% trong tổng số phiếu
điều tra cho rằng rủi ro về vận chuyển ảnh hưởng rất nhiều, còn ảnh hưởng nhiều có
3/15 phiếu chiếm 20%, còn ít ảnh hưởng có 2/15 phiếu chiếm 13,4%.
- Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh có 8/15 phiếu cho rằng rủi ro từ đối thủ cạnh

tranh ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh doanh của công ty chiếm 53,3%, ảnh
hưởng nhiều có 4/15 phiếu chiếm 26,7%. Ít ảnh hưởng có 3/15 phiếu chiếm 20%.
- Rủi ro từ kinh tế - pháp luật mức độ ảnh hưởng được đánh giá rất ảnh
hưởng có 3/15 chiếm 20%, ảnh hưởng tương đối có 8/15 chiếm 53,3%, ít ảnh hướng
có 4/15 phiếu chiếm 26,7%.
- Rủi ro từ môi trường tự nhiên có 10/15 phiếu chọn mức ảnh hưởng rất
nhiều chiếm 66,7%, ảnh hưởng nhiều có 5/15 phiếu chiếm 33,3%.

Khóa luận tốt nghiệp

Page 22


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

- Rủi ro trong thanh toán có 5/15 phiếu cho rằng rủi ro trong thanh toán ảnh
hưởng rất nhiều đến tinh hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ảnh hưởng nhiều 6/15
phiếu chiếm 40%, ít ảnh hưởng có 4/15 phiếu chiếm 26,7%.
- Rủi ro về thông tin mức độ ảnh hưởng có 6/15 phiếu chiếm 40% cho rằng
ảnh hưởng rất nhiều, ảnh hưởng nhiều 4/15 phiếu chiếm 26,7%, ít ảnh hưởng có
5/15 phiếu chiếm 33,3%.
- Rủi ro về lao động có 5/15 phiếu chiếm 33,3% cho rằng ảnh hưởng lao
động rất nhiều, ảnh hưởng nhiều có 7/15 phiếu chiếm 46,7%, ít ảnh hưởng có 3/15
phiếu chiếm chiếm 20%.
a) Rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái
Tiền tệ vừa cú chức năng thanh toán trong kinh doanh vừa là đối tượng của
kinh doanh. Bản thân tiền tệ chứa đựng nguy cơ biến động về giá trị và rất nhạy
cảm với tình hình kinh tế, chính trị,…. Không lường trước được sự biến động của tỷ

giá hối đoái luôn là nguy cơ thường trực của các doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu.
Trong kinh doanh thương mại quốc tế thường sử dụng một đồng tiền mạnh
và có khả năng chuyển đổi làm cơ sở cho việc tính toán và thanh toán. Thực tế kinh
daonh quốc tế ngày nay, trên 70% hợp đồng thương mại đó lựa chọn đồng đô la
Mỹ. Việc cả thế giới phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong thanh toán quốc tế và dự
trữ ngoại tệ đó tiềm ẩn một nguy cơ rủi ro cao. Mức độ rủi ro ở đấy phụ thuộc vào
nền kinh tế Mỹ, vào sự ổn định của đồng đô la Mỹ. Một khi nền kinh tế Mỹ suy
thoái, đồng đô la mất giá sẽ làm xáo động cả thế giới cũng như giới kinh doanh toàn
cầu.
Một số nguyên nhân gây ra sự biến động, bất định của đồng tiền Việt Nam so
với ngoại tệ như sau:
- ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực.
-Theo các chuyên gia kinh tế thể hiện nay đồng tiền Việt Nam được định giá
cao hơn giá trị thực của nó.
- Hầu hết các đồng tiền khác bị mất giá so với đồng đụ la Mỹ, làm cho nhu
cầu dự trữ ngoại tệ đồng đô la Mỹ tăng lên.

Khóa luận tốt nghiệp

Page 23


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

- Nhu cầu về ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, thanh toán các hợp đồng xuất
nhập khẩu tăng lên.
- Do lãi suất tiết kiệm bằng tiền Việt Nam xấp xỉ lãi suất tiết kiệm ngoại tệ

nên xu hướng tiết kiệm bằng ngoại tệ tăng lên gây sức ép tăng nhu cầu ngoại tệ.
Việc tỷ giá hối đóai biến động thất thường không theo một quy luật nào làm cho các
nhà kinh doanh nhiều khi không lường hết được và rủi ro xảy ra là điều khó tránh
khỏi. Có nhiều hợp đồng của Công ty khi ký kết, tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt
Nam và đồng đô la Mỹ đang có xu hướng tăng lên và VINATEX-IMEX nghĩ rằng
sẽ thu thêm được một phần lợi nhuận nữa nhờ chênh lệch tỷ giá nào ngờ tình thế
thay đổi ngược lại làm cho Cụng ty bị thua lỗ lợi nhuận giảm đáng kể. Trong trường
hợp này, Cụng ty có thể giữ đồng đô la Mỹ đợi khi giỏ tăng thì sẽ đổi sang đồng nội
tệ nhưng do đặc điểm kinh doanh của Công ty, để có hàng xuất khẩu thì là phải bỏ
chi phí thu mua (bằng đồng nội tệ) nên không thể để tiền nằm im được cần phải đưa
vào để quay vòng vốn. Vậy nên Cụng ty vẫn chấp nhận rủi ro. Điều quan trọng là
Công ty phải nhạy cảm, dự báo được sự biến động đúng nhằm hạn chế rủi ro, tăng
hiệu quả kinh doanh.
b) Rủi ro do biến động chính trị, pháp luật
Đây là rủi ro do tác động của môi trường bên ngoài và là loại rủi ro khó dự
báo và phòng ngừa. Trong quá trình hoạt động kinh doanh đây là rủi ro có mức độ
ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh quốc tế.
Ngay pháp luật Việt Nam cũng chưa hoàn thiện các quy định về xuất khẩu
hàng dệt may, quata xuất nhập khẩu…Trong những năm gần đây sự thay đổi về các
chính sách chống bán phá giá của các thị trường làm cho hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu của Vinateximex khó khăn hơn. Các quy định nghiêm ngặt và chồng
chéo ở khâu hải quan cũng làm trở ngại hoạt động kinh doanh của công ty. Do bộ
phận hải quan thiếu cơ sở vật chất nên việc kiểm tra hàng hóa thường rất lâu mất
thời gian, Hay việc nhập nguyên vật liệu của công ty qua cảng Hải Phòng cũng gặp
khó khăn do quy định của pháp luật
Trong quá trình hoạt động kinh doanh riêng ở nước ta công ty phải chịu rất
nhiều loại thuế: Thuế VAT(10%), Thuế tiêu thụ đặc biệt (3%), thuế nhập khẩu

Khóa luận tốt nghiệp


Page 24


Trường ĐH Thương Mại

Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

(5%), thuế thu nhập doanh nghiệp( 25%)…Có thể thây các doanh nghiệp Việt nam
nói chung và Vinateximex nói riêng đang rẩt khó khăn lại phải chịu rất nhiều laoij
thuế
Đặc biệt rủi ro do sự bất ổn chính trị và pháp luật các nước là thị trường của
công ty. Như những năm gần đây bất ổn chính trị ở Mỹ, Các nước Ả Rập..làm cho
việc xuất khẩu cảu công ty gặp rất nhiều rủi ro. Đồng thời các quy định ngặt ngèo,
các rào cản kinh tế , phi kinh tế( các chỉ tiêu kỹ thuật)…
c) Rủi ro trong vận chuyển hàng hóa
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, rủi ro do môi trường sinh thái chủ yếu
phát sinh từ quá trình chuyên chở hàng húa. Trong đó, việc giao nhận, vận chuyển
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là một phương thức vận chuyển được áp
dụng rộng rải (chiếm tới 80% khối lượng hàng hóa vận chuyển quốc tế) do năng lực
chuyên chở lớn và chi phí chuyên chở thấp. Tuy nhiên, trước sự khắc nghiệt của
điều kiện tự nhiên (sóng thần, đá ngầm, mắc cạn, bão lũ,…) chuyên chở hàng hóa
bằng đường biển luôn đối mặt với rủi ro, tai nạn bất ngờ gây ra bao vụ thảm hoạ
không lường. Rủi ro, tai nạn, sự cố trên biển không chỉ gây thiệt hại cho chủ tàu,
hảng bảo hiểm mà cũng gây ra những tổn thất cho chủ hàng như: Làm tăng chi phớ
kinh doanh, làm chậm tiến độ dự kiến giao, nhận hàng, phát sinh nhiều chi phí
không cần thiết, giảm uy tín..Đặc biệt những năm về trước việc vận chuyển bằng
đường biển rất nguy hiểm và thường xuyên rơi vào tay cướp biển, bão lũ sóng thần
ở Nhật bán cuốn hai lô hàng chưa ban giao của công ty làm thiệt hại rất lớn tới tình
hình kinh doanh
Ngành hàng hải Việt Nam cũng khá non trẻ, cơ sở vật chất yếu kém nên công

ty phải thuê các hảng vận tải quốc tế làm tăng các chi phí. Ngành hằng hải Việt
Nam đang gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt sau vụ vi phạm kinh tế ở Vinasin.
Những rủi ro bắt nguồn từ môi trường tự nhiên là bất ngờ, không dự tính được cho
nên đối với những loại rủi ro thuần tuý theo điều kiện của hợp đồng kí kết (nếu có)
thể Cụng ty nên mua bảo hiểm để tránh rủi ro có thể xảy ra cho Công ty
d) Rủi ro do đối thủ cảnh tranh
Nền kinh tế thị trường đặt các doanh nghiệp ở vị trí ngang hàng với nhau.
Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế các nước đang bước vào

Khóa luận tốt nghiệp

Page 25


×