Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gốm sứ tại công ty TNHH t s hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.21 KB, 69 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt
Nam cũng có những sự chuyển biến rõ rệt. Trước đây, các doanh nghiệp chủ yếu
là của Nhà nước với cơ chế tập trung bao cấp nên ì ạch, khó phát triển. Đến nay,
các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều không chỉ là doanh nghiệp của nhà
nước mà chủ yếu là của các thành phần kinh tế khác như: doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài ... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước hầu hết cũng đang cổ
phần hoá. Các doanh nghiệp này đều phải tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm về
kết quả kinh doanh. Điều này bắt buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn
tìm cách để làm sao chi phí bỏ ra ít nhất nhưng có khả năng thu lợi nhiều nhất.
Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không thể tránh
khỏi sự cạnh tranh. Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều doanh nghiệp không thể
đứng vững được nên phải phá sản. Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp phát
triển ngày càng mạnh và càng có ưu thế không chỉ ở thị trường trong nước mà
còn cả thị trường khu vực và thế giới. Có được sự thành công này là do các nhà
quản trị doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ, nắm bắt được nhu cầu của thị
trường và quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một trong những biện pháp
được coi là hữu hiệu mà rất nhiều các doanh nghiệp đã và đang làm là quản lý
tốt chi phí sản xuất, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí, hạ được giá thành sản
phẩm. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đang mở cửa thu hút vốn
đầu tư của nước ngoài và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia
vào các tổ chức như: AFTA, WTO... sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào
cuộc cạnh tranh gay gắt hơn. Vậy câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam
phải làm sao để sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với sản phẩm của
các doanh nghiệp nước ngoài ? Thực tế cho thấy, giá bán là một trong những vũ
khí cạnh tranh rất lợi hại. Với cùng một loại sản phẩm nhưng sản phẩm của


doanh nghiệp nào tốt, mẫu mã đẹp, giá bán lại hạ thì sẽ khuyến khích người tiêu
dùng mua nhiều hơn ở các doanh nghiệp khác. Từ đó làm tăng khối lượng hàng
Vũ Thị Thảo

1

Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

tiêu thụ, tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận. Tuy vậy, trong cạnh tranh lành
mạnh giá bán chỉ có thể hạ khi mà doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, hạ được
giá thành sản phẩm. Vì thế, một mục tiêu quan trọng đối với hầu hết các chủ
doanh nghiệp là phải quản lý tốt chi phí và giá thành.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH T & S Hà Nội, đối diện với thực
trạng quản lý kinh tế, sự quan tâm của doanh nghiệp về vấn đề chi phí và giá
thành, kết hợp với nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của vấn đề và
mong muốn rằng qua đây em có thể củng cố và nâng cao nhận thức của mình về
việc tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Chính vì vậy,
em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gốm sứ tại Công ty TNHH T & S Hà Nội”.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này của em ngoài phần mở đầu và kết
luận thì có 3 chương:
- Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại
Công ty TNHH T & S Hà Nội
- Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty TNHH T & S Hà Nội.

- Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty TNHH T & S Hà Nội.
Chuyên đề này được hoàn thành với sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS
Phạm Quang và sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc, các cán bộ phòng kế toán
của công ty. Em xin chân thành cảm ơn về sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy và
các cán bộ trong công ty đã tạo mọị điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên
đề thực tập tốt nghiệp này.

Vũ Thị Thảo

2

Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH T & S HÀ NỘI
1.1 . TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH T & S HÀ NỘI
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH T & S Hà Nội được thành lập năm 1998 do Sở Kế hoạch
đầu tư Thành phố Hà Nội cấp đăng ký kinh doanh.
Năm 1998, Công ty đầu tư xây nhà máy chuyên sản xuất sứ dân dụng, sản
phẩm chính là bát, đĩa, ấm chén.
Năm 2003, Công ty lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch ốp lát
ceramic. Nhà máy xây dựng hoàn thành và đi vào sản xuất năm 2004.

Đến năm 2007 Công ty TNHH T & S Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ
qua bao thăng trầm của kinh tế nước nhà. Theo đó ông Nguyễn Đình Thi Giám đốc công ty cùng ban lãnh đạo đã tập hợp cán bộ công nhân viên làm
công tác tư tưởng; củng cố lại sản xuất, bố trí lại lao động, tuyển dụng thêm các
cán bộ có kinh nghiêm, tay nghề chuyên môn cao vào sản xuất; tiến hành mua
sắm máy móc; đầu tư cải tiến và đổi mới công nghệ nhằm hợp lý hoá sản xuất...
Từ đó đến nay sản xuất của công ty luôn vượt công suất thiết kế. Sản phẩm gạch
ốp lát của công ty được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã.
Trong nhiều năm liền công ty đã các sản phẩm của doanh nghiệp đã đạt tiêu
chuẩn quốc gia, được tặng huy chương và giấy khen của Sở công nghiệp và Bộ
công nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và đặc điểm quy trình công nghệ
sản xuất
1.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Hiện nay Công ty TNHH T & S Hà Nội đang sử dụng công nghệ sản xuất
gạch ốp lát của Italia, là công nghệ nổi tiếng trên thế giới. Hiện tại tất cả các nhà
máy của Việt Nam và trong khu vực điều sử dụng công nghệ do các hãng sản
Vũ Thị Thảo

3

Lớp: Kế Toán 1


Chuyờn thc tp chuyờn ngnh

GVHD: PGS.TS Phm Quang

xut thit b ca Italia cung cp. Thit b, cụng ngh c ch to hon chnh cú
chớnh xỏc v t ng hoỏ cao. Mi cụng on sn xut c vn hnh, qun
lý, theo dừi bng h thng mỏy vi tớnh v ton b h thng ni mng hon chnh.

Do vy cụng tỏc qun lý cht lng luụn m bo n nh.
V c s vt cht ca cụng ty bao gm :
Khu tp kt nguyờn liu.
Khu vn phũng, nh n ca, nh khỏch ,thớ nghim in li .
ng ni b .
H thng thit b ó u t :
+ Khu ch bin nguyờn liu gm : cu cõn, h thng 2 mỏy nghin nguyờn liu,
H thng b cha h, bm 2 xylanh, mỏy xy phun v xylo cha nguyờn liu.
+ Khu ch bin men: gm h thng cõn nh liu, 3 mỏy nghin men, h
thng bn cha men.
+ H thng in: ng in 35KV, MBA 1000KVA
+ Khu cha du v h thng bm cp nguyờn liu
+ Mỏy nộn khớ v h thng ng dn hi
Hin nay h thng nhng thit b trờn cha c s dng ht cụng sut.
1.1.2.2. c im quy trỡnh cụng ngh sn xut
Sau đây là sơ đồ công nghệ sản xuất gạch CERAMIC của Công ty TNHH T & S
H Ni

V Th Tho

4

Lp: K Toỏn 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

SƠ ĐỒ SẢN XUẤT GẠCH CERAMIC

Chế biến nguyên liệu

Chế biến men màu

Kho chứa nguyên liệu thô

Kho chứa nguyên liệu thô
Bể nước

Cân định lượng

Cân định lượng

Băng tải

Nghiền mịn

Nghiền ướt
Sàng rung, khử tạp chất
Sàng rung, khử tạp chất
Bình chứa Inox
Bể chứa và khuấy
sàng rung, khử tạp chất
Sấy phun tạo hạt
Bình chứa men
Xi lô chứa nguyên liệu

Tạo hình, sấy khô

Tráng men, in hoa


Lưu trữ

Nung đốt

Kiểm nghiệm

Kho thành phẩm

Vũ Thị Thảo

5

Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất
Công ty TNHH T & S Hà Nội được tổ chức chặt chẽ, thống nhất. Các đơn
vị trong Công ty có mối quan hệ mật thiết để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh
doanh.
Bộ máy lãnh đạo của Công ty bao gồm:
- Giám đốc công ty.
- Phó giám đốc
- Các trưởng phòng ban chức năng,
- Quản đốc các phân xưởng.
- Tổ trưởng các tổ.

Chế độ quản lý và điều hành của công ty được thực hiện trên nguyên tắc
phân hoặc uỷ quyền.
- Giám đốc công ty là người lãnh đạo cao nhất, là đại diện pháp nhân
của công ty- chịu trách nhiệm về luật pháp, điều hành sản xuất kinh doanh của
công ty. Giám đốc Công ty cũng là người trực tiếp xem xét chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm gốm sứ từ đó đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí hạ gía
thành sản phẩm.
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: là người giúp việc thứ nhất cho giám
đốc, được giải quyết các công việc do giám đốc uỷ quyền, chịu trách nhiệm về
phần hành sản xuất, máy móc và quy trình công nghệ, luôn nghiên cứu kỹ lưỡng
cách thức giúp chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm,
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm
- Phó giám đốc kinh doanh : là người giúp việc thứ hai cho giám
đốc,giải quyết các công việc do giám đốc ủy quyền, chịu trách nhiệm trong việc
tạo uy tín với khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng…..
- Các trưởng phòng ban chức năng : chịu trách nhiệm về công tác của
phòng, được uỷ quyền khi vắng mặt.
- Quản đốc các phân xưởng: có nhiệm vụ quản lý điều động và chịu
trách nhiệm mọi việc trong phân xưởng, báo cáo tới phó giám đốc phụ trách kỹ
thuật, được uỷ quyền cho các tổ trưởng khi vắng mặt. Giám đốc các phân xưởng
Vũ Thị Thảo

6

Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang


cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý chi phí sản phẩm
gốm sứ.
- Tổ trưởng các tổ : có quyền điều hành công việc trong tổ, phân công
trực sản xuất, bố trí nghỉ theo qui định, bảo quản thiết bị, an toàn vệ sinh bảo hộ
lao động, giám sát chất lượng công việc của công nhân các ca làm việc và chia
lương cho công nhân.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty TNHH T & S Hà Nội :

Giám đốc công ty

PGĐ kinh doanh

PGĐ kỹ thuật

Các phòng ban chức năng

Các phân xưởng

Các tổ sản xuất

Vũ Thị Thảo

7

Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành


GVHD: PGS.TS Phạm Quang

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH T & S HÀ NỘI
2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH T & S Hà Nội
Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với mục đích
sử dụng chi phí, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh
doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng,
trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó giúp cho việc tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành được thuận lợi và chính xác hơn, nhất là trong giai
đoạn từ tổ chức hạch toán ban đầu cho tới tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên
tài khoản và các sổ chi tiết…
Công ty TNHH T & S Hà Nội có quy trình chế biến phức tạp kiểu liên
tục. toàn bộ công nhân sản xuất trong công ty được chia thành 9 tổ sản xuất và
thực hiện những công việc chuyên môn hóa khác nhau. Tổ sản xuất thường
xuyên phát sinh nghiệp vụ nhập và xuất vật tư. Sản phẩm sản xuất ra bao gồm 4
loại gạch ceramic khác nhau và chu kì sản xuất ngắn. Xuất phát từ các đặc điểm
đó mà công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công
nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm cùng loại.
Chi phí sản xuất ở Công ty được chia thành ba khoản mục theo mục đích,
công dụng là:
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Chi phí nhân công trực tiếp
• Chi phí sản xuất chung
Ngoài ra, theo yêu cầu quản lý thì công ty còn phân loại chi phí theo các
yếu tố sau:
• Chi phí nguyên vật liệu
Vũ Thị Thảo


8

Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

• Chi phí nhân công
• Chi phí khấu hao tài sản cố định
• Chi phí bằng tiền khác
`Việc phân loại chi phí sản xuất như trên giúp công ty nắm bắt được cơ
cấu các yếu tố chi phí, tự đó phân tích được tình hình thực hiện các kế hoạch về
chi phí và lập kế hoạch cung ứng vốn.
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1- Nội dung
Để quản lý và theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu trong kỳ trên
phần mềm kế toán, kế toán viên vào phần hành QUẢN LÝ KHO trên giao diện
chính của phần mềm. Khi đó, trên màn hành sẽ xuất hiện các nghiệp vụ liên
quan đến nhập kho, xuất
kho, lắp ráp tháo dỡ, chuyển kho nội bộ và điều chỉnh hàng tồn kho.
Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty có rất nhiều loại. Mỗi loại có các
công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất các loại thành phẩm. Hầu hết mọi
nguyên vật liệu của công ty là mua ngoài.
Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty gồm các loại chủ yếu sau :
- Men màu
- Trường thạch, đất, cao lanh
- Than

- Nhiên liệu : dầu, mỡ các loại
- Vòng bi, dây đai, phụ tùng thay thế các loại….
- ………………..
2.1.1.2- Tài khoản sử dụng
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621 và tài
khoản này được mở chi tiết như sau :

Vũ Thị Thảo

9

Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

6211
6212
6214
6215
6216
621VC

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

Chi phí men màu
Chi phí trường thạch, đất …..
Chi phí nhiên liệu
Chi phí vòng bi, dây đai….
Chi phí công cụ dụng cụ

Chi phí cước vận chuyển

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng TK154, TK152. TK152 được mở các tài khoản
cấp 2 sau :
TK1521- Nguyên vật liệu chính
TK1522- Nguyên vật liệu phụ
TK1523- Nhiên liệu
TK1524- Phụ từng thay thế
TK1525- Thiết bị xây dựng cơ bản
Tùy từng loại sản phẩm mà tỷ trọng từng loại nguyên vật liệu chiếm trong tổng
thể cũng sẽ có sự khác nhau. Nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm
gồm hai loại:
-

Nguyên vật liệu xuất từ kho vật tư của Công ty giao cho các

phân xưởng sản xuất (chiếm tỷ trọng lớn).
-

Nguyên vật liệu mua ngoài không qua nhập kho mà giao

thẳng cho phân xưởng sản xuất (chiếm tỷ trọng nhỏ).
Vì Công ty tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia
quyền cả kỳ nên cuối kỳ phần mềm kế toán sẽ tự động tính giá trị thực tế xuất
kho. Công thức tính trị giá vật liệu xuất kho như sau:
Số lượng vật liệu
xuất kho

Giá vốn thực tế của
vật liệu xuất kho


Vũ Thị Thảo

=

=

Định mức NVL
cho 1 ĐV SP

Số lượng vật
liệu xuất kho

10

x

x

Số sản phẩm
theo kế hoạch

Đơn giá bình quân của
vật liệu xuất kho

Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành


GVHD: PGS.TS Phạm Quang

Trị giá thực tế của
Đơn giá bình quân của
vật liệu xuất kho trong


nguyên vật liệu tồn

Trị giá thực tế của
+

= đầu kì
Khối lượng nguyên
vật liệu tồn đầu kì

nguyên vật liệu nhập
trong kỳ
Khối lượng nguyên

+

vật liệu nhập trong
kỳ

Các công thức này có sẵn trong máy, kế toán chỉ cần tập hợp được trị giá vật
liệu nhập, xuất, tồn và tiến hành nhập số liệu vào máy, khi đó máy sẽ tự cho ra
đơn giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ.
2.1.1.3- Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Do tính chất quan trọng của chi phí nguyên vật liệu nên trong quá trình sử

dụng nguyên vật liệu phải xuất phát từ yêu cầu sản xuất của từng phân xưởng, ở
từng sản phẩm sản xuất. Bởi vậy, việc cung ứng nguyên vật liệu phải xuất phát
từ các kho cho sản xuất sản phẩm mới được thực hiện. Căn cứ vào bảng định
mức tiêu hao nguyên vật liệu đã được xây dựng, khi có kế hoạch sản xuất sản
phẩm theo các đơn đặt hàng nhận được, cộng với giấy đê nghị xin xuất vật tư
của bộ phận sản xuất, phòng sản xuất sẽ viết phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho được lập thành ba liên:
-

Liên một: Lưu tại phòng sản xuất.

-

Liên hai: Thủ kho giữ lại để ghi thẻ kho sau đó chuyển lên

cho phòng kế toán để về sau kế toán sẽ bổ sung cột đơn giá và thành tiền.
-

Liên ba: Người nhận giữ để ghi sổ kế toán và theo dõi ở bộ

phận sử dụng.
Phiếu xuất kho được lập nhằm theo dõi chặt chẽ số lượng vật liệu xuất
kho cho các bộ phận sử dụng trong đơn vị làm căn cứ để hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm, kiểm tra việc sử dụng và thực hiện định mức
tiêu hao vật liệu.
Khi viết phiếu xuất kho, phòng sản xuất chỉ điền vào các cột: tên hàng
hóa, mã số, đơn vị tính và yêu cầu xuất.
Vũ Thị Thảo

11


Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

Sau khi lập phiếu xong, người lập và kế toán trưởng ký xong chuyển cho
giám đốc duyệt; người nhận sẽ cầm phiếu xuất kho xuống kho để lĩnh vật tư.
Sau khi xuất kho, thủ kho ghi số lượng vào cột thực xuất và cũng người nhận kí
tên. Khi liên hai được chuyển lên, kế toán sẽ cập nhập số liệu vào phần mềm.
Ví dụ:
Ngày 30/11/2012, công ty xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất hàng bán
lẻ theo phiếu xuất kho số XK125 như sau :

Vũ Thị Thảo

12

Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

CÔNG TY TNHH T & S HÀ NỘI

( Mẫu số 02 - VT ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính)

PHIẾU XUẤT KHO
NGÀY 30/11/2012
SỐ : XK 125
Nội dung xuất kho : KIỀU QUỐC MINH
Địa chỉ : phân xưởng ép sấy
Lý do xuất : Xuất kho vật tư phục vụ sản xuất
Xuất tại kho : 1524D, 1524P, 1524V, 1532.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
……

Mã hàng
I2
D6
D2
N55
G17
D1
G54

G55
G39
G42
…..

Tên hàng hóa
Khởi động từ các loại
Mỡ máy
Dầu thủy lực HV46
Zoăng phốt các loại
Vòng bi 6204
Dầu Diezel
Vòng bi 6302
Vòng bi 206
Vòng bi 6001
Vòng bi 6007
…….

ĐVT
Cái
Lít
lít
Cái
Cái
Lít
Cái
Cái
Cái
cái


Mã kho
1524P
1523
1523
1524V
1523
1524V
1524V
1524V
1524V
1524V

Số lượng
3,00
5,00
836,00
28,00
5,00
10,00
3,00
12,00
16,00
2,00

Đơn giá

Thành tiền

Tổng :
Số tiền bằng chữ :………………………………………………………………………………………….

Số chứng từ kèm theo :
Người lập phiếu

Người nhận

Thủ kho

Kế toán

Thủ

trưởng đơn vị
(hoặc các bộ phận
có nhu cầu nhập)

Trên phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng, chưa ghi đơn giá, thành tiền. Căn
cứ vào phiếu xuất kho hàng ngày, thủ kho ghi vào thẻ kho, theo dõi tình hình
xuất nhập từng vật tư và chuyển các phiếu xuất kho lên cho kế toán vật tư để cập
nhập số liệu vào máy.
Quy trình nhập liệu như sau :
Tên : Kiều Quốc Minh
Địa chỉ : phân xưởng ép sấy
Diễn giải :Xuất kho vật tư PVSX
Ngày : 30/11/2012
Số CT : XK 125
Vũ Thị Thảo

13

Lớp: Kế Toán 1



Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

Mã vật tư : kế toán tự nhập Diễn giải : máy tự động hiện ra
Mã kho : máy tự động hiện ra
TK có và Tk đối ứng : kế toán nhập
Số lượng : kế toán nhập
Đơn giá và thành tiền : máy tự động tính toán và hiện ra vào cuối kỳ.
Khi nhập số liệu theo phiếu xuất kho trên, cuối kỳ phần mềm kế toán sẽ căn cứ
vào các số liệu mà kế toán viên nhập vào rồi tự tính toán ra đơn giá vật liệu xuất
kho. Khi đó, ta sẽ có màn hình hoản chỉnh về quá trình xuất kho.
Khi click vào lệnh IN trên thanh công cụ ta sẽ in được một phiếu xuất kho hoàn
chỉnh như sau :

CÔNG TY TNHH T & S HÀ NỘI

( Mẫu số 02 - VT ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính)

PHIẾU XUẤT KHO
NGÀY 30/11/2012

Vũ Thị Thảo

14

Lớp: Kế Toán 1



Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang
SỐ : XK 125

Nội dung xuất kho : KIỀU QUỐC MINH
Địa chỉ : phân xưởng ép sấy
Lý do xuất : Xuất kho vật tư phục vụ sản xuất
Xuất tại kho : 1524D, 1524P, 1524V, 1532.
STT

Mã hàng

Tên hàng hóa

ĐVT

Mã kho

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

I2


Khởi động từ các

Cái

1524P

3,00

1.984.117,65

5.952.353

loại
2

D6

Mỡ máy

Lít

1523

5,00

63.445,76

317.229


3

D2

Dầu thủy lực HV46

lít

1523

836,00

44.123,00

36.886.828

4

N55

Zoăng phốt các loại

Cái

1524V

28,00

68.123,62


1.907.461

5

G17

Vòng bi 6204

Cái

1523

5,00

62.756,31

313.782

6

D1

Dầu Diezel

lít

1524V

10,00


13.483,70

134.837

7

G54

Vòng bi 6302

Cái

1524V

3,00

54.694,74

164.084

8

G55

Vòng bi 206

Cái

1524V


12,00

238.173,58

2.858.083

9

G39

Vòng bi 6001

Cái

1524V

16,00

43.693,30

699.093

10

G42

Vòng bi 6007

cái


1524V

2,00

74,304,20

148.608

……

…..

…….

……

………….

………

………..

……………

Tổng :

142.514.081

Số tiền bằng chữ : Một trăm bốn mươi hai triệu năm trăm mười bốn nghìn không trăm tám mốt đồng .
Số chứng từ kèm theo :

Người lập phiếu

Người nhận

Thủ kho

Kế toán

Thủ trưởng đơn vị

(hoặc các bộ phận
có nhu cầu nhập)

Xem sổ cái tài khoản 621 : Từ các số liệu cập nhật ban đầu, máy sẽ tự
động kết chuyển sang các sổ cái tương ứng. Để xem được sổ cái TK621 trên
phần mềm kế toán từ giao diện màn hình kế toán trên thanh công cụ, ta chọn
mục BÁO CÁO, sau đó chọn mục SỔ CÁI và chọn mục BẢNG TỔNG HỢP
PHÁT SINH TÀI KHOẢN.

Vũ Thị Thảo

15

Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang


Sau đó, ta chọn tài khoản 621 và click vào lệnh THỰC HIỆN thì trên màn
hình sẽ hiện ra sổ cái TK621, chọn lệnh IN trên thanh công cụ, ta sẽ in được sổ
cái hoàn chỉnh như sau :

Vũ Thị Thảo

16

Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

CÔNG TY TNHH T & S HÀ NỘI
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/11/2012 đến ngày 30/11/2012
TK621- CHI PHÍ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Số CT
XK90
XK90
XK90
XK90
XK90
XK91
XK91
XK91
XK91
XK92

XK92
XK92
………..
K/C111
K/C111
K/C111
K/C111

Ngày CT
Loại CT
Diễn giải
01/11/2012
XK
Màu đen NĐ 071
01/11/2012
XK
Màu 7235
01/11/2012
XK
Màu CD 4817
01/11/2012
XK
Màu CD 7428
01/11/2012
XK
Màu CD 0110
03/11/2012
XK
Màu CD 2114
03/11/2012

XK
Màu 4911
03/11/2012
XK
Màu QY 10001
03/11/2012
XK
Màu QY 170041
04/11/2012
XK
Màu QY 31021
04/11/2010
XK
Màu QY 312051
04/11/2010
XK
Màu QY 318051
………….
………….
……………………………………
30/11/2012
C.T chung
k/c chi phí từ 621 - 1541
30/11/2012
C.T chung
k/c chi phí từ 621 - 1542
30/11/2012
C.T chung
k/c chi phí từ 621 - 1543
30/11/2012

C.T chung
k/c chi phí từ 621 - 1544
Cộng phát sinh trong tháng :
Sổ này có 08 trang được đánh dấu từ trang 01 đến trang 08
Người ghi sổ

Vũ Thị Thảo

TK đối ứng
1521
1521
1521
1521
1521
1521
1521
1521
1521
1521
1521
1521
…………..
1541
1542
1543
1544

Kế toán trưởng

17 Lớp: Kế Toán 1


Nợ
4.010.688
10.692.065
4.432.857
6.748.578
30.427.030
28.641.798
4.369.947
13.095.263
9.339.423
2.819.440
10.313.267
9.321.061
…………..

8.731.154.949



……………
3.512.533.600
2.258.057.314
2.082.430.634
878.133.401
8.731.154.949
Thủ trưởng đơn vị


Chuyên đề thực tập chuyên ngành


GVHD: PGS.TS Phạm Quang

2.1.1.4- Quy trình ghi sổ tổng hợp
Theo sổ cái tài khoản 621 ở trên, ta thấy chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
phát sinh trong tháng 11/2012 là : 8.731.154.949 đồng.
Trong công ty TNHH T & S Hà Nội, thành phẩm được chia ra 4 loại là :
gạch loại 1, gạch loại 2, gạch loại 3, gạch loại 4. Vì công ty sản xuất gạch
thường theo đơn đặt hàng nên số lượng gạch sản xuất hàng tháng đều được xác
định một cách rõ ràng từ đầu tháng. Để phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực
tiếp cho từng loại gạch thì kế toán sử dụng tổng giá thành sản xuất theo kế hoạch
làm tiêu thức phân bổ.
Trong tháng 11/2012 thì số lượng gạch được đặt hàng sản xuất và giá thành đơn
vị kế hoạch như sau :
Gạch loại 1 : 400.000, giá thành đơn vị kế hoạch : 10.500 đ/viên
Gạch loại 2 : 300.000, giá thành đơn vị kế hoạch : 9.000 đ/viên
Gạch loại 3 : 300.000, giá thành đơn vị kế hoạch : 8.300 đ/viên
Gạch loại 4 : 150.000, giá thành đơn vị kế hoạch : 7.000 đ/viên
Khi đó ta có bảng phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho từng loại
sản phẩm như sau :
CÔNG TY TNHH T & S HÀ NỘI
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Tháng 11/2012

Loại gạch Số lượng

Đơn giá kế

Loại 1
Loại 2

Loại 3
Loại 4

hoạch
10.500
9.000
8.300
7.000

400.000
300.000
300.000
150.000

Vũ Thị Thảo

Tổng CP

Chi phí cho từng
loại
3.512.533.600
2.258.057.314
2.082.430.634
878.133.401

18

Lớp: Kế Toán 1



Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

Công ty TNHH T & S Hà Nội
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
( GẠCH LOẠI I )
Tháng 11/2012
Số CT
XK90
XK90
XK90
XK90
XK90
XK91
XK91
XK91
XK91
………….
K/C111

Ngày CT
01/11/2012
01/11/2012
01/11/2012
01/11/2012
01/11/2012
03/11/2012
03/11/2012
03/11/2012

03/11/2012
……………..
30/11/2012

Loại CT

Diễn giải

TK đối ứng

XK
Màu đen NĐ071
XK
Màu 7235
XK
Màu CD 4817
XK
Màu CD 7428
XK
Màu CD 0110
XK
Màu CD 2114
XK
Màu 4911
XK
Màu QY 10001
XK
Màu QY 170041
………..
…………………………………

C.T chung K/C chi phí từ 621-1541
Cộng phát sinh trong tháng

1521
1521
1521
1521
1521
1521
1521
1521
1521
………..
1541

Số phát sinh
Nợ

1.613.450
4.301.418
1.783.338
2.714.953
12.240.794
11.522.595
1.758.030
5.268.224
3.757.250
…………..
……………
3.512.533.600

3.512.533.60
3.512.533.600

Số dư
Nợ
1.613.450
5.914.868
7.698.206
10.413.259
22.654.053
34.176.648
35.934.678
41.202.902
44.960.152
………….
0
x



…………..
x

0
Số dư cuối tháng

x

x


__

Sổ này có 08 trang được đánh dấu từ trang 01 đến trang 08
Người ghi sổ

Vũ Thị Thảo

Kế toán trưởng

Thủ trưởng đơn vị

19 Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.2.1- Nội dung
Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty TNHH T & S Hà Nội bao gồm tiền
lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng có tính chất lương, các khoản phải trả
phải nộp...
Ở Công ty hiện đang áp dụng hình thức trả lương cơ bản là: Lương sản phẩm và
lương thời gian. Tuỳ từng đối tượng công nhân viên, tuỳ vào đặc điểm, tính chất
công việc để lựa chọn hình thức trả lương cho phù hợp. Đối với công nhân trực
tiếp sản xuất thì chủ yếu hưởng lương theo sản phẩm. Hình thức này gắn liền
với năng suất lao động nên đã khuyến khích công nhân tích cực sản xuất, tăng
năng suất lao động. Lương sản phẩm được tính dựa vào số lượng sản phẩm hoàn
thành trong kỳ và đơn giá từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng. Đối với bộ

phận công nhân viên không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm (chẳng hạn như bộ
phận văn phòng) thì không thể áp dụng hình thức trả lương trên mà áp dụng hình
thức trả lương theo thời gian.
Ở công ty TNHH T & S Hà Nội, nếu không có gì thay đổi thì lương tháng
sẽ được phát vào ngày thứ 10-15 của tháng tiếp theo. Trong tháng, từng tổ sẽ
tiến hành tính lương thực tế cho công nhân. Cuối tháng, sau khi có số liệu tổng
hợp về số sản phẩm làm được của tổ sản xuất, công ty sẽ phát lương thanh toán
cho từng công nhân.
Ở công ty bao gồm các tổ sản xuất sau :
Than hóa khí
Nguyên liệu ( nghiền ướt, sấy khô )
Máy ép dập
Lò nung
Tráng men, in lưới
Nghiền men

Vũ Thị Thảo

20

Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

KCS ( kiểm gạch )
Phân loại, đóng gói
Bốc xếp, xe nâng

Cán bộ công nhân viên được nghỉ bốn ngày trong tháng. Nghỉ quá số buổi cho
phép mà không có lý do chính đáng thì cuối tháng trong tổ sẽ bình xét loại công
nhân theo các loại A,B,C. Nếu là công nhân loại A thì sẽ được hưởng 100%
lương, nếu là công nhân loại B thì bị trừ 20% lương, nếu là công nhân loại C thì
sẽ bị trừ 30% lương.
Tổng quỹ lương của công ty được tính như sau:

Lương sản phẩm

=

Khối lượng sản phẩm
hoàn thành

x

Đơn giá lương sản
phẩm

Tổng lương = lương thực tế + phụ cấp thêm giờ ( ca 3 ) + tiền làm thêm
chủ nhật + phụ cấp trách nhiệm,độc hại - các khoản giảm trừ ( BHXH,
BHYT, BHTN,KPCĐ )
Đối với các khoản trích theo lương là Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y tế
(BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Kinh phí công đoàn (KPCĐ) thì Công
ty áp dụng theo quy định hiện hành (tháng 11/2012) như sau :
- Tỷ lệ trích BHXH là 24% Lương cơ bản (17% tính vào chi phí, 7% trừ
vào lương cả người lao động).
- Tỷ lệ trích BHYT là 4,5% Lương cơ bản (3% tính vào chi phí, 1,5% trừ
vào lương của người lao động).
- Tỷ lệ trích BHTN là 2% Lương cơ bản ( 1% tính vào chi phí, 1% trừ vào

lương của người lao động )
- Tỷ lệ trích KPCĐ là 2% Lương thực tế tính hết vào chi phí.

Vũ Thị Thảo

21

Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

2.1.2.2- Tài khoản sử dụng
Tài khoản được dùng: TK 622 “ Chi phí nhân côn trực tiếp”
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản:
TK 3382: Kinh phí công đoàn
TK 3383: Bảo hiểm xã hội
TK 3384: Bảo hiểm y tế
TK 3388: Bảo hiểm thất nghiệp
 Khi trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ ta có các định khoản như
sau:
Nợ TK622 (Chi phí nhân công trực tiếp)
Có TK 338 (3382, 3383, 3384,3389) (chi phí
phải trả, phải nộp khác: KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN )
2.1.2.3- Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Hiện nay, tại Công ty TNHH T & S Hà Nội để đơn giản cho quá trình tập
hợp và tính toán thì công ty coi lương cơ bản bằng với lương thực tế. Theo đó,
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đều được trích lập theo lương thực tế mà công

nhân viên nhận được.
Ví dụ: Quy trình tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty tháng
11/2012.
Tại từng tổ sản xuất sẽ có bảng chấm công cho từng công nhân sản xuất
trực tiếp theo từng ngày trong tháng. Từ bảng chấm công và quỹ lương của công
ty theo từng tháng thì kế toán sẽ tiến hành lập bảng chia lương cho từng tổ sản
xuất. Ví dụ bảng chia lương tại tổ máy ép dập tháng 11/2012 như sau :

Vũ Thị Thảo

22

Lớp: Kế Toán 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CÔNG TY TNHH T & S HÀ NỘI

GVHD: PGS.TS Phạm Quang
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG

BỘ PHẬN : MÁY ÉP DẬP
TT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10

HỌ VÀ TÊN
Trần Thành Đô
Chu Công Quang
Nguyễn Thế Dũng
Lê Văn Thường
Đặng Xuân Hùng
Nguyễn Ninh Thuận
Lê Mạnh Cường
Nguyễn Văn Dũng
Hán Hồng Quang
Mai Quang Vinh
………………………..
TỔNG CỘNG
Người lập biểu

Vũ Thị Thảo

THÁNG 11/2012
LƯƠNG SẢN PHẨM
Công
Tiền
28
2.636.592
31
2.919.084
31

2.919.084
31
2.919.084
29
2.730.756
28
2.636.592
28
2.636.592
29
2.730.756
31
2.919.084
31
2.919.084
…………
……………
473
44.528.334

CA 3
Công
10
10
10
10
15
6
10
8

10
10
………….
246

Tiền
200.000
200.000
200.000
200.000
300.000
120.000
200.000
160.000
200.000
200.000
…………..
4.920.000

23 Lớp: Kế Toán 1

ĐỘC HẠI
Công
28
31
31
31
29
28
28

29
31
31
…………….
473

Tiền
280.000
310.000
310.000
310.000
290.000
280.000
280.000
290.000
310.000
310.000
……………
4.730.000
Kế toán trưởng

TỔNG TIỀN
3.116.592
3.429.084
3.429.084
3.429.084
3.320.756
3.036.592
3.116.592
3.180.756

3.429.084
3.429.084
……………
54.178.334


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

Từ bảng thanh toán tiền lương tại các tổ sản xuất thì kế toán sẽ tính toán và tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo bảng
sau :
CÔNG TY TNHH T & S HÀ NỘI

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
THÁNG 11/2012

TT

TỔ SẢN XUẤT

1
THAN HÓA KHÍ
2
NGUYÊN LIỆU
3
MÁY ÉP DẬP
4
LÒ NUNG
5

TRÁNG MEN, IN HOA
6
NGHIỀN MEN
7
KCS
8
PHÂN LOẠI, ĐÓNG GÓI
9
BỐC XẾP, XE NÂNG
TỔNG CỘNG

KHOẢN
PHẢI TRẢ
61.340.602
65.808.619
54.178.334
54.754.564
58.813.572
52.063.891
75.250.142
66.327.357
40.785.121
449.322.147

BHTN
613.406
658.086
541.783
547.545
588.135

520.638
752.501
663.273
407.851
4.493.221

CÁC KHOẢN KHẤU TRỪ
BHXH
BHYT
10.427.902
1.840.218
11.187.465
1.974.258
9.210.316
1.625.350
9.308.275
1.642.636
9.998.307
1.764.407
8.850.861
1.561.916
12.792.524
2.257.504
11.275.650
1.989.820
6.933.470
1.223.553
76.384.765
13.479.664


Người lập biểu
Kế toán trưởng

Vũ Thị Thảo

24 Lớp: Kế Toán 1

TỔNG CHI
KPCĐ
1.226.812
1.316.172
1.083.566
1.095.090
1.176.270
1.041.276
1.505.002
1.326.546
815.702
8.986.442

PHÍ
75.448.940
80.944.600
66.639.350
67.348.113
72.340.693
64.038.585
92.557.674
81.582.649
50.165.698

552.666.240


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Phạm Quang

2.1.2.4- Quy trình ghi sổ tổng hợp
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sẽ nhập số liệu
vào máy tính với quy trình nhập liệu sau :
Diễn giải : kế toán tự nhập – phân bổ lương tháng 11/2012
Số: kế toán nhập – PBL11
TK nợ : kế toán nhập – 622
TK có : kế toán nhập – 334
Số tiền : kế toán nhập – 449.322.147
Quy trình nhập liệu với các khoản trích theo lương tương tự như quy trình
trên. Sau khi kế toán nhập số liệu và định khoản vào phần mềm thì máy tính sẽ
tự động kiết xuất sang sổ cái TK622.
Xem sổ cái tài khoản 622 : Từ các số liệu cập nhật ban đầu, máy sẽ tự động kết
chuyển sang các sổ cái tương ứng. Để xem được sổ cái TK622 trên phần mềm
kế toán từ giao diện màn hình kế toán trên thanh công cụ, ta chọn mục BÁO
CÁO, sau đó chọn mục SỔ CÁI và chọn mục BẢNG TỔNG HỢP PHÁT SINH
TÀI KHOẢN.
Sau đó, ta chọn tài khoản 622 và click vào lệnh THỰC HIỆN thì trên màn hình
sẽ hiện ra sổ cái TK622, chọn lệnh IN trên thanh công cụ, ta sẽ in được sổ cái
hoàn chỉnh như sau

Vũ Thị Thảo

25


Lớp: Kế Toán 1


×