Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích những điểm giống và khác nhau của hai nhân vật Chiến và Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.33 KB, 3 trang )

[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

Đề 22.2. Phân tích những điểm giống và khác nhau của hai nhân vật
Chiến và Việt trong ''Những đứa con trong gia đình'' của Nguyễn Thi.
''Những đứa con trong gia đình'' thuộc số những tác phẩm xuất sắc nhất của
Nguyễn Thi. Thành công nổi trội của truyện là nghệ thuật xây dựng các tính cách
nhân vật với cá tính đậm nét, đặc biệt là hai nhân vật Việt và Chiến. Họ có nhiều
nét giống nhau, nhưng cá tính thật phong phú, mỗi người đều mang nét riêng và cả
hai đều đáng yêu, đáng mến, họ mang những vẻ đẹp tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền
Nam cầm súng diệt Mỹ, cứu nước nhà.
Hai nhân vật có nhiều nét giống nhau về bản chất vì họ đều sinh ra và lớn
lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng..cả hai chị em đều
trẻ trung, hồn nhiên, ngây thơ.Và cả hai chị em đều được thừa hưởng những đức
tính, những truyền thống quý báu của gia đình. Cả hai chị em đều giàu tình yêu
thương và rất gắn bó với gia đình. Họ yêu quý ba má, yêu thương và đùm bọc lẫn
nhau. Chị Chiến luôn săn sóc, nhường nhịn, che chở cho em. Còn Việt coi chị
Chiến như người mẹ thứ hai của mình. Họ đều có chung mối thù với quân giặc,
luôn khao khát cầm súng chiến đấu để trả thù cho ba má. Họ luôn gan góc, dũng
cảm và hoàn toàn xứng đáng với niềm hi vọng, niềm tin của những người đi trước.
CÓ thể nói rằng, Chiến và Việt đã trở thành người đại diện cho cả một lớp người,
một thế hệ của thời đại mình
Nhưng thành công của Nguyễn Thi chính là ở chỗ không sa vào những
khuôn mẫu chung cũ mòn, cứng nhắc. Bởi lẽ, Chiến và Việt đã được khắc họa với
những cá tính riêng, sinh động, không thể trộn lẫn. Chính những nét đẹp riêng biệt
này đã mang lại sức sống nội tại cho nhân vật. Nhân vật Chiến chưa đầy 20 tuổi
nên trong tính cách của Chiến có nhiều nét trẻ trung, hồn nhiên. Chiến vẫn còn
tranh nhau với em công bắt ếch, công bắn tàu giặc, tranh đi bộ đội. Khi đi bộ đội,
chị Chiến vẫn mang theo trong túi một mảnh gương nhỏ. Chính những nét tính
cách trẻ trung này khiến ta có cảm giác nhân vật rất sống động và được khắc họa
với vẻ đẹp đầy nữ tính. Nhưng là chị lớn trong một gia đình ba má mất sớm, chịu
nhiều đau thương mất mát nên Chiến già dặn, trưởng thành hơn so với lứa tuổi. Cô


giống hệt má ở đức tính đảm đang, tháo vát, giàu đức hi sinh. Cô yêu thương, săn
sóc, che chở, nhường nhịn em. Trong các cuộc tranh cãi, bao giờ chị Chiến cũng
nhường Việt. Chỉ một lần duy nhất cô không nhường nhịn em là khi Việt tranh đi
bộ đội nhưng hành động ấy cũng biểu lộ tấm lòng yêu thương của người chị muốn
giữ lấy cho em mình một chút ít tháng ngày bình yên, còn giành về phần mình
hiểm nguy gian khó. Cô lo toan chu đáo công việc gia đình. Trước khi lên đường
đi nhập ngũ, Chiến thu xếp việc nhà trọn vẹn, từ việc gửi em sang nhà chú Năm,
nhà thì cho xã mượn làm phòng học, viết thư cho chị Hai, gửi bàn thờ ba má….Cô
thu xếp trọn vẹn tới mức chú Năm phải thốt lên: “Việc nhà mà nó thu được gọn thì
việc nước nó mở được rộng” Còn Việt thì vô cùng kính phục chị, thấy chị “y như
là má vậy”. Chiến còn thừa hưởng cả bản lĩnh gan góc, dũng cảm của má. Đức
tính này như được nhân lên gấp nhiều lần nhờ sự nhẫn nại, kiên trì của một người
phụ nữ. Cô có thể ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình từ sáng tới trưa, từ trưa tới xế,
quên cả ăn, không biết mệt Lúc ra đi, Chiến thể hiện ý chí sắt đá của mình bằng
1


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

một câu nói quyết liệt như một lời thề thiêng liêng: “Nếu giặc còn thì tao mất, vậy
à”. Trong lời thề đó có sự kết đọng của truyền thống cách mạng được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác trong gia đình.Chiến không chỉ là bằng chứng cho sự hồi
sinh của người mẹ mà còn là hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Nam Bộ: chịu
thương chịu khó, bất khuất kiên cường
Còn Việt chỉ kém một tuổi nhưng lại là em trai nên trong tính cách của Việt
còn rất trẻ con, hồn nhiên.Việt luôn tranh giành với chị và luôn giành cho mình
phần thắng. Và mặc dù rất thương chị, song hồn nhiên và vô tâm nên Việt phó
mặc tất cả việc nhà cho chị. Nét trẻ con của một cậu con trai mới lớn được bộc lộ
rất rõ khi hai chị em sắp sửa lên đường đi chiến đấu. Chị lo lắng việc nhà bao
nhiêu thì em vô tư, náo nức, sung sướng bấy nhiêu, Trong lúc chị Chiến lo thu xếp

gửi em, gửi nhà, gửi bàn thờ ba má thì Việt chỉ còn nghĩ đến niềm vui là được lên
đường cầm súng chiến đấu. Đáp lại những lời bàn tính của chị, Việt chỉ biết “ừ”,
thậm chí còn chụp con đom đóm để nghịch và ngủ quên lúc nào không biết. Thậm
chí đến tận lúc ra trận, cậu vẫn cứ hồn nhiên, trẻ con như thế, cầm theo “ná thun”
để ở túi ngực, khi bị thương nặng, nằm lại giữa mặt trận, Việt không sợ chết,
không sợ giặc, chỉ sợ bóng tối và sợ con ma cụt đầu. Dù nghịch ngợm, hiếu động
và còn ham chơi nhưng Việt đã biết cùng chị Chiến chuẩn bị cơm cúng ba má.
Trước khi mang bàn thờ ba má để gửi, Việt đã biết cùng chị Chiến chuẩn bị cơm
cúng ba má. Và đến khi khiêng bàn thờ ba má đi gửi, Việt đã cảm nhận sâu sắc về
tình yêu thương đối với chị, về truyền thống cách mạng của cha ông, về nỗi niềm
của những người đã khuất. Việt cảm nhận sâu sắc mối thù đang đè nặng trên vai.
Có lẽ những suy nghĩ của Việt vừa cảm động, vừa sâu sa đã khiến Việt trong
khoảnh khắc ấy thực sự vững vàng và lớn hơn cả chị gái của mình. Việt cũng là
một chàng trai gan góc, dũng cảm. Khi đi chiến đấu, Việt đã rất anh dũng và lập
được chiến công lớn: tiêu diệt một xe bọc thép của giặc và 6 tên địch. Tuy nhiên
anh đã bi thương rất nặng và phải nằm lại một mình giữa chiến trường. Xung
quanh anh là máy bay, là xe tăng, là đạn pháo của giặc nhưng Việt cũng không hề
sợ hãi mặc dù lúc này Việt phải đối mặt với những điều thật đáng sợ: bị thương
nặng, đặc biệt là cái cảm giác phải ở một mình. Hơn thế, cậu con trai mới lớn
tưởng như còn rất non nớt, ngây thơ này lại tỏ ra rất vững vàng, kiên cường. Nghe
tiếng súng nổ, tiếng máy bay, tiếng xe bọc thép đang cày nát cả khu rừng nhưng
Việt vẫn có những ý nghĩ quật cường. Đối với anh, bọn giặc vẫn là “thằng chạy”.
Những vết thương nặng trên cơ thể đã làm cạn kiệt dần sức lực của Việt. Cậu ngất
đi tỉnh lại rất nhiều lần nhưng chưa có giây phút nào Việt khuất phục trước cái
chết. Mắt không nhìn thấy gì, chân không đi nổi và đôi bàn tay không đủ sức xua
đám ruồi bu trên thân thể. Thế mà Việt vẫn lết đi tìm đồng đội: “Việt đã bò đi
được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Phía đó là sự
sống”. Sau bao ngày ròng rã, anh Tánh và đồng đội tìm thấy Việt thì ngón tay lành
lặn duy nhất và có thể cử động được của Việt vẫn còn để trên cò súng trong tư thế
sẵn sàng chiến đấu.Ta có thể nói rằng ,nhân vật Việt hiện lên với những nét hồn

nhiên, sinh động của tuổi trẻ nhưng mang tâm hồn, cốt cách của một chiến sĩ thật
sự.

2


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

Nguyễn Thi đã thực sự thành công khi khắc họa tính cách của hai nhân vật
này. Những chi tiết chân thực và ngôn ngữ mang tính cá thể hóa rất cao đã mang
lại cho các nhân vật sức sống nội tại bền vững. Những nét đẹp chung gợi ra tầm
vóc của một thế hệ, một lớp người. Còn những cá tính riêng mang lại vẻ đẹp sinh
động cho hình tượng nhân vật. Nguyễn Thi đã góp cho văn xuôi cách mạng những
gương mặt mới mẻ, độc đáo.
***

3



×