Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.17 KB, 4 trang )

[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

Đề 25.9. Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của
truyện ngắn ''Vợ nhặt'' của Kim Lân.
Nạn đói khủng khiếp năm 1945 là 1 đề tài được nhiều tác giả, nhiều nhà văn
quan tâm. Để viết về thời kì mà theo nhà văn Nam Cao là ''có lẽ đến năm 2000 con
cháu chúng ta vẫn phải kể cho nhau nghe để rùng mình'' ấy, các nhà văn đã hướng
ngòi bút của mình theo nhiều khí cạnh: người thì trực tiếp miêu tae lại hiện thực,
người lại miêu tả đời sống tinh thần của nhân dân ta thời kì gian khổ đó. Nhà văn
Kim Lân cũng đã mượn đề tài nạn đói này để viết lên truyện ngắn ''Vợ nhặt''. Tác
phẩm được đánh giá là 1 ''tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc''. Nhà văn Kim
Lân là 1 cây bút nổi tiếng trong nền văn học nước nhà. Nhắc đến ông người ta
nhắc đến 1 nhà văn của đất quê, một nhà văn ''một lòng đi về với đất, với những
hồn hậu chất phác nguyên thuỷ của đời sống nông thôn''. Có lẽ tại yêu thương
mảnh đất quê hương, gắn bó với nhân dân, với nông thôn nên Kim Lân đã viết nên
''Vợ nhặt'' với tất cả tấm lòng nhân đạo của mình với tấm lòng đầy thương yêu.
''Vợ nhặt'' được xây dựng trên bối cảnh của nạn đói năm 1945, tiền thân của
tác phẩm chính là truyện ''Xóm ngụ cư''. Đến năm 1962, tác phẩm chính thức ra
đời với tên gọi ''Vợ nhặt'' và được in trong tập truyên ngắn mang tên ''Con chó xấu
xí''. Tác phẩm đã đi sâu vào trong lòng người đọc bởi nó mang giá trị hiện thực và
giá trị nhân đạo sâu sắc. Giá trị nhân đạo là 1 yếu tố không thể thiếu trong sự
thành công của tác phẩm, muốn tác phẩm thành công thì tác phẩm ấy phải mang
giá trị nhân đạo mà muốn có được giá trị nhân đạo thì nhà văn phải có 1 tấm lòng
nhân đạo. Giá trị nhân đạo của 1 tác phẩm được biểu hiện ở việc nhà văn hướng
ngòi bút vào việc tố cáo xã hội xấu xa bóp nghẹt và huỷ diệt quyền sống của con
người. Thứ hai, đó là việc nhà văn lên tiếng bênh vực, bảo vệ con người. Biểu hiện
thứ 3 đó là việc nhà văn trân trọng nâng niu giá trị con người và biểu hiện cuối
cùng là việc nhà văn đã mở ra 1 tương lai tươi sáng hơn cho cuộc sống của họ.
Ngay trong ''Vợ nhặt'' Kim Lân đã làm được tất cả những điều đó, chính vì vậy sự
thành công của tác phẩm là điều dễ hiểu.
Hiện thực được tác giả phơi bày bằng cách lấy bối cảnh chung là nạn đói


năm 1945 đã giết chết hơn hai triệu đồng bào ta. Nhưng không gian hẹp hơn được
tác giả miêu tả là không gian xóm ngụ cư nghèo trong những nhày đói kém...
Không gian ấy hiện lên trong lúc chạng vạng tối với những dãy phố, heo hút, xác
xơ trong gió, không nhà nào có ánh đèn.. một không gian hoàn toàn tăm tối thiếu
sức sống. Trong không gian ấy, âm thanh người ta có thể nghe thấy chỉ là âm
thanh của những con quạ kêu lên từng hồi thê thiết ngoài bãi chợ, là tiếng khóc tỉ
tê vẳng lại từ đâu đó. Âm thanh ấy chỉ làm cho xóm chợ trở nên càng heo hút, tăm
tối, bóng dáng của cái chết như đã dật đờ, ẩn hiện... Và bầu không khí được nhà
văn miêu tả cũng là 1 bầu không khí ngột ngạt, không khí vẩn lên mùi ẩm mốc của
rác rưởi, mùi gây của xác người chết. Trong bức tranh ấy, hình ảnh con người hiện
lên cũng thật tội nghiệp đáng thương. Họ là ai...? Là những đứa trẻ mặt buồn rười
rượi ngồi trong xó cửa, là những khuôn mặt u tối của những người dân trên đường
Tràng về nhà, và đó cũng là hình ảnh những buổi chiều chạng vạng khi đi làm về
''Tràng bước những bước mệt mỏi, cái đầu trọc chúi về phía trước, các áo nâu tàng
1


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

vắt trên vai, dường như những gánh nặng vật chất đang đè nặng lên đôi vai rộng
như lưng gấu của hắn''. Đến lúc này con người hiện lên vẫn là những con người có
sự sống, nhưng sự sống của họ cũng đang độ héo úa, sự sống ấy cũng đang bị đe
doạ. Họ sống như những bóng ma ''đi lại dật đờ như những bóng ma''. Trong
không gian, trong âm thanh, trong hình ảnh con người, cái chết, cái đói như đang
ngự trị. Nhà văn đã miêu tả hình ảnh xóm chợ thật xót xa, đau thương. Hình ảnh
người chết được miêu tả mang một sức ám ảnh rất lớn ''không sáng nào những
người đi chợ không bắt gặp vài ba cái xác nằm còng queo giữa đường''. Bằng cách
sử dụng từ phủ định ''không'' ở ngay đầu câu văn, Kim Lân đã phơi bày 1 hiện
tượng vô cùng đau xót, cái chết đã hiện hình 1 cách rõ nét và phổ biến, không thể
tránh khỏi.

Hoàn cảnh ngày đói được tác giả miêu tả rõ qua số phận nhân vật Tràng và
hình ảnh người đàn bà vợ nhặt.
Anh cu Tràng là dân xóm ngụ cư, nơi chỉ có những người ngoại tỉnh phiêu
bạt đến, vì miếng cơm manh áo mà phải sống ''tha hương'' xa rời quê hương bản
quán. Anh Tràng lại chỉ là 1 người kéo xe bò, nhà nghèo, mẹ già, tính lại đần đù.
Khi miêu tả cuộc sống anh Tràng, nhà văn miêu tả bằng tất cả sự cảm thông của
mình. Cái đói, cái nghèo đã tước đi của anh cu Tràng cả quyền được có gia đình,
được sống hạnh phúc, bởi nghèo chẳng đủ tiền lấy vợ. Ngay trong tác phẩm, Kim
Lân đã để bà cụ Tứ nói lên sự thật đau lòng này: ''Có đến nước này người ta mới
lấy con mình, mà con mình mới lấy được vợ''. Đúng trong hoàn cảnh đói khát ấy,
nhu cầu đặt ra duy nhất là lương thực, giải thoát khỏi cái đói, anh cu Tràng và cả
bà cụ Tứ nữa dù rất muốn Tràng lấy vợ, có được hạnh phúc nhưng trước hoàn
cảnh thực tế họ buộc phải quên đi để lo miếng cơm manh áo cho cuộc đời mình.
Cuộc đời anh Tràng đã bị cái đói, cái khổ làm cho anh quên đi nhu cầu hạnh
phúc của mình, nhưng khi miêu tả cuộc đời người đàn bà trong ''Vợ nhặt'' ta mới
thấy hết sự huỷ hoại mạnh mẽ của cuộc sống đối với con người, mới thấy hết được
sự khắc nghiệt của cuộc sống đói khổ. Người đàn bà vợ nhặt trong tác phẩm là
người đàn bà không tên hay không có nổi 1 cái tên, suốt tác phẩm nhà văn chỉ gọi
chị ta bằng ''chị'', bằng ''thị'', mà không một dòng tên tuổi. Dường như ở đây nhà
văn đã bộc lộ 1 thái độ chua xót đến cực độ, cái đói cái nghèo đã làm cho con
người ta trở nên rẻ rúng. Để miêu tả sự rẻ rúng của số phận con người, Kim Lân
đã miêu tả qua việc anh Tràng nhặt vợ. Người đàn ông vốn tưởng như suốt đời
không thể lấy được vợ đã có được vợ mà lại có vợ một các hết sức ''oanh liệt'', là
''nhặt vợ''. Câu chuyện tưởng như đùa nhưng lại là 1 sự thật chua chát, đau xót.
Người đàn bà vợ nhặt sẵn sàng theo không anh Tràng về làm vợ chỉ sau hai lần
gặp. Kim Lân miêu tả thị ở chợ là một người đàn bà có cách đối đáp chỏng lỏn,
ngoa ngoắt: ''Điêu, người thế mà điêu'', cách ăn uống thô tục, thiếu văn hoá, thậm
chí là vô ý ''ăn một chật hết bốn bát bánh đúc'' rồi lấy đũa quệt ngang miệng và nói
''Hà, ngon!...''. So với những phẩm chất thông thường của người phụ nữ, thì thị là
một người đàn bà vô duyên. Song thật đáng thương, người đàn bà ấy chỉ là sản

phẩm của nạn đói.
Sự thật được tác giả phơi bày ở đây chính là bức tranh ngày đói đã huỷ hoại
con người, làm mất đi tất cả những giá trị tối thiểu trong đời sống của con người
2


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

đó là nhu cầu hạnh phúc, là đạo đức, nhân cách con người. Sự thật về nạn đói ấy
còn được miêu tả qua bữa cơm ngày đói với 1 nồi cháo lõng bõng, một ít hoa
chuối thái rối, một dúm muối, một nồi chè khoán mà thực chất là một nồi chè cám,
ăn vào chát xít và nghẹn bứ ở cổ... Bữa cơm ngày cưới mừng cô dâu, chú rể ấy
khiến cho người đọc nghẹn ngào xúc động, rơm rớm nước mắt. Đến đây, người
đọc nhận thấy sự khắc nghiệt đến tột độ của cuộc sống đói khát.
Nhưng nếu như Kim Lân chỉ dừng lại ở việc miêu tả, tái hiện lại sự thật về
đời sống bóp nghẹt mọi quyền sống của con người thì giá trị của con người vẫn
chỉ dừng lại ở tất cả những gì tầm thường và nhỏ bé ấy. Song chính trong hoàn
cảnh đói khổ ấy, nhà văn đã tìm ra phần tươi đẹp bên trong những số phận nhỏ bé
kia. Khi nạn đói đang hoành hành, khi nhu cầu lớn nhất của con người là miếng
ăn, thì Kim Lân vẫn nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của con người. Tràng, anh thanh niên
nghèo khó ấy, đã dang tay đón người đàn bà đau khổ về làm vợ. Lúc đầu, không
phải Tràng không lo sợ, ai chẳng sợ trong khi ''mình còn chẳng nuôi nổi mình nữa
lại còn đèo bòng''. Nhưng xuất phát từ tình thương, từ khát khao hạnh phúc, Tràng
đã tặc lưỡi ''Chậc! Kệ''. Thực chất đó không phải là sự chặc lưỡi làm liều mà nó
xuất phát từ chính con người Tràng. Hoá ra không phải trong cái đói, người ta chỉ
có nhu cầu ăn, mà người ta còn có cả nhu cầu được hưởng hạnh phúc và vì thế
Tràng đã có vợ.
Chuyện Tràng có vợ là 1 điều vô cùng bất ngờ, bất ngờ với Tràng, với mẹ
Tràng và với những người dân xóm ngụ cư. Việc Tràng lấy vợ đã đem tới cuộc
sống của mọi người những biến đổi mới lạ. Nếu như ở phần sự thật đau lòng trước

khi Tràng lấy vợ, ta bắt gặp một người đàn bà chua chát, chỏng lỏng, xấu xí thì
ngay sau sự kiện ''nhặt vợ'' của Tràng, Kim Lân đã nhìn thấy phần bản chất tốt đẹp
trong người đàn bà ấy. Thị cũng là 1 người đàn bà, cũng hết sức ý tứ đấy chứ. Thị
bước đi sau Tràng vài ba bước, cái nón nghiêng che khuất nửa mặt, lúc vào nhà thì
ngồi ở mép giường, nói chuyện với mẹ Tràng ngoan ngoãn, từ tốn. Hoá ra cái chua
chát, chỏng lỏn trước kia chỉ là 1 sản phẩm nhất thời còn về bản chất thì thị là 1
người đàn bà tốt. Không tốt, không đáng trân trọng sao được khi người đàn bà cố
nén cái thở dài khi nhìn căn nhà rúm ró của mẹ con tràng. Người đàn bà ấy theo
Tràng về làm vợ với mong muốn được ăn no hơn, sung sướng hơn, nhưng khi về
đến nhà chống, đối diện với cái nghèo khó, thị cũng chẳng bỏ đi trong khi thị hoàn
toàn có thể làm thế. Sở dĩ như vậy là vì thị dám chấp nhận hoàn cảnh, vả lại lúc
này với thị cái cần chính là 1 mái ấm. Kim Lân dường như đã dàng cho thị một sự
ưu ái đặc biệt như phần bù đắp cho những khổ đau kéo dài trong cuộc đời người
đàn bà ấy. Việc miêu tả hình ảnh người đàn bà vợ nhặt buổi sáng hôm sau đã hoàn
toàn chứng minh thị là một người phụ nữa đảm đang thật sự. Chính điều này
Tràng cũng nhận ra, thị dậy sớm quét tước gọn gàng nhà cửa, chuẩn bị cơm nước
gọn gàng. Đọc đến đây, người đọc mới cảm nhận được hết sự yêu thương, trân
trọng của nhà văn đối với nhân vật của mình.
Để thể hiện mục đích bênh vực con người, trân trọng những giá trị con
người, tác giả còn miêu tả thông qua những suy nghĩ, cử chỉ của bà cụ Tứ. Theo lẽ
thông thường, theo phép tắc đạo đức xã hội cũ, không mấy bà mẹ chồng nào lại có
thể chấp nhận 1 người con dâu như người đàn bà vợ nhặt, nhưng bà cũng ''mừng
3


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

lòng'' đón con dâu. Đó là biểu hiện của sự thương con, thương dâu. Người đọc
hoàn toàn có thể cảm thấy 1 luồng sinh khí ấm áp, hạnh phúc đang thổi mát vào
tâm hồn con người, trong cái đói, cái khó giá trị con người vẫn không hề bị mất đi,

bị xoá nhoà mà chỉ bị che lấp, khi có đkiện thì nó lại bừng sáng. Trong ''Vợ nhặt'',
Kim Lân cũng xuất phát từ tình thương yêu, trân trọng con người mà đã mở ra cho
họ một tương lai tươi sáng chủ yếu thông qua sự động viên an ủi của bà cụ Tứ. Bà
luôn động viên an ủi các con để các con yên tâm ''không ai giàu ba họ, không ai
khó ba đời, may ra thì trời cho đời con cháu chúng mày...''. Lời nói của bà cụ Tứ
chính là niềm hi vọng của các nhân vật trong tác phẩm, họ hi vọng một tương lai
tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn cho cuộc đời họ và cuộc đời con cháu họ. Mọi hi vọng
vẫn chưa phải đã bị dập tắt.
Ở cuối tác phẩm, Kim Lân đã miêu tả trong óc Tràng đang hiện lên cảnh
đám người đói và lá cờ của Việt Minh. Chi tiết này là chi tiết mở cho một kết thúc
của tác phẩm. Dường như nó sẽ dẫn đến việc Tràng sẽ gia nhập đoàn người đói kia
phá kho thóc, hứa hẹn một cuộc sống mới cho gia đình Tràng, một cuộc sông ấm
no hạnh phúc. Có chi tiết này khiến ''Vợ nhặt'' không chỉ còn là một tác phẩm
mang tính hiện thực nhân đạo, mà nó còn mang cả tính cách mạng.
Sự thành công của ''Vợ nhặt'' chính là kết quả của 1 cây viết tài năng, một
cây bút nồng nàn với đời, biết yếu thương con người và trân trọng giá trị con
người. Với sự thành công của tác phẩm, một lần nữa giá trị nhân đạo đuợc tiếp tục
đề cao trong mỗi tác phẩm và cái ''tâm'' của người viết càng khẳng định được giá
trị của mình.
***

4



×