Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.37 KB, 61 trang )

PHẦN II
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của đoàn ở mỗi cấp là Đại hội đoàn của cấp ấy.
Giữa hai kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành, giữa hai kỳ họp Ban Chấp
hành cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ.
I. TÊN GỌI CỦA ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP
1. Những đơn vị tổ chức Đại hội đại biểu, thống nhất tên gọi là: Đại hội đại
biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh + tên cơ quan, đơn vị tổ chức Đại hội + lần thứ (nếu
có) + nhiệm kỳ.
II. NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI CỦA CÁC CẤP BỘ ĐOÀN
Những đơn vị có nhiệm kỳ 5 năm 2 lần, thống nhất nhiệm kỳ là 2017 - 2019
(nhiệm kỳ sau là 2019 - 2022); những đơn vị có nhiệm kỳ 5 năm 1 lần, thống nhất
nhiệm kỳ là 2017 - 2022.
III. NỘI DUNG CỦA ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP
1. Đại hội Đoàn các cấp thực hiện các nội dung sau
- Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ qua và xác định
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong
nhiệm kỳ mới.
- Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ XI và dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên trực tiếp. Tham gia ý
kiến sửa đổi Điều lệ Đoàn (nếu có).
- Bầu Ban chấp hành mới.
- Bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên (nếu có).
IV. NHIỆM VỤ CỦA BAN CHẤP HÀNH CẤP TRIỆU TẬP ĐẠI HỘI
Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội có các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng Đề án hoặc Kế hoạch tổ chức Đại hội.
2. Xây dựng báo cáo, dự thảo nghị quyết Đại hội:
Xây dựng Báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua, mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ mới và các báo cáo phụ lục có liên quan; Báo cáo
kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành và dự thảo nghị quyết Đại hội.
3. Công tác nhân sự:


- Xây dựng Đề án nhân sự Ban Chấp hành và các chức danh; Đề án Ủy ban
Kiểm tra và nhân sự Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (nếu có); Đề án
Đoàn đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên và hồ sơ nhân sự kèm theo.
3


- Phân bổ đại biểu cho các đơn vị trực thuộc và chỉ đạo việc bầu cử đại biểu
bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định.
- Tiếp nhận hồ sơ ứng cử vào Ban Chấp hành, Bí thư (đối với những đơn vi
bầu Bí thư trực tiếp tại Đại hội) của đoàn viên không là đại biểu Đại hội.
- Chuẩn bị nhân sự đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên; giới thiệu đề cử, các
nhân sự theo yêu cầu của Đoàn cấp trên.
4. Chuẩn bị và cung cấp báo cáo, tài liệu liên quan về tình hình đại biểu, kết
quả bầu cử đại biểu Đại hội cho Đoàn Chủ tịch và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.
5. Xây dựng nội dung, chương trình Đại hội và chuẩn bị đầy đủ tài liệu, các
điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí…phục vụ Đại hội.
6. Tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội, chào mừng thành công Đại hội.
7. Báo cáo cấp ủy, Đoàn cấp trên trực tiếp về công tác Đại hội.
V. QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI

1. Quy trình tổ chức Đại hội :
- Xây dựng Kế hoạch tổ chức Đại hội.
- Xây dựng Đề án tổ chức Đại hội.
- Thành lập Ban Tổ chức Đại hội và các tiểu ban phục vụ Đại hội (sau khi
được thành lập, các tiểu ban sẽ chuẩn bị những nội dung của Đại hội).
- Báo cáo và xin ý kiến cấp ủy đảng cùng cấp và đoàn cấp trên về các nội
dung đã chuẩn bị cho Đại hội.
- Tiến hành Đại hội.
- Hoàn thành các văn bản của Đại hội và báo cáo đoàn cấp trên chuẩn y kết
quả Đại hội.

2. Thành lập và phân công nhiệm vụ các tiểu ban: Có thể hình thành 4 tiểu
ban cơ bản gồm:
+ Tiểu ban Nội dung.
+ Tiểu ban Nhân sự.
+ Tiểu ban Tuyên truyền.
+ Tiểu ban Hậu cần.
Số lượng, cơ cấu, nội dung công việc, quy chế làm việc của các tiểu ban do
BTV Đoàn các cấp quyết định, trưởng các tiểu ban nên phân công các đồng chí là
Bí thư, Phó Bí thư, Uỷ viên Thường vụ hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành phụ trách.
Nhiệm vụ cơ bản của các tiểu ban như sau :
Tiểu ban Nội dung :
4


- Xây dựng dự thảo các văn kiện Đại hội gồm: Báo cáo tổng kết, phương
hướng công tác; diễn văn khai mạc, bế mạc, nghị quyết Đại hội …
- Định hướng các nội dung cần thảo luận đóng góp ý kiến cho báo cáo tổng
kết, phương hướng công tác và các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên (nếu có).
- Xây dựng chương trình Đại hội.
- Tổng hợp các ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn kiện của Đại hội.
- Dự thảo các bài phát biểu cho lãnh đạo (nếu cần), biên bản Đại hội, kịch bản
điều hành Đại hội (chi tiết) cũng như chuẩn bị các diễn đàn đặt các bài tham luận,
báo cáo điển hình…
- Biên tập, xuất bản các sách như Lịch sử Đoàn của cơ quan, đơn vị, gương
điển hình, mô hình thanh niên tiêu biểu, chuẩn bị công tác khen thưởng tại Đại hội
(nếu có).
Tiểu ban Nhân sự :
- Xây dựng đề án phân bổ đại biểu cho các đơn vị cấp dưới (nếu là Đại hội đại
biểu).
- Xây dựng đề án và chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành cùng cấp.

- Xây dựng đề án Ủy ban kiểm tra cùng cấp (nếu có).
- Xây dựng đề án nhân sự đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.
- Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành.
- Xây dựng các văn bản phục vụ Đại hội như: Thông tri triệu tập đại biểu, nội
quy Đại hội, các văn bản phục vụ cho công tác bầu cử, thể lệ bầu cử; phiếu bầu,
biên bản kiểm phiếu, báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu…
Tiểu ban Tuyên truyền:
- Tham mưu cho BTV phát động phong trào thi đua, hướng dẫn tổ chức các
hoạt động tuyên truyền trước, trong và sau khi Đại hội. (Văn hoá, văn nghệ, TDTT,
các cuộc thi…)
- Chuẩn bị trang trí khẩu hiệu, pa-nô, áp phích và trang trí khánh tiết hội
trường Đại hội.
- Chuẩn bị chương trình văn nghệ diễn ra trong thời gian đại hội hoạt động
chào mừng thành công Đại hội.
- Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền sau Đại hội.
Tiểu ban Hậu cần, an ninh :
- Chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất và phương tiện để phục vụ cho Đại hội.
- Đảm bảo công tác an ninh của Đại hội.
VI. XÂY DỰNG VÀ THẢO LUẬN DỰ THẢO CÁC VĂN KIỆN
1. Xây dựng dự thảo văn kiện
5


Văn kiện Đại hội Đoàn các cấp bao gồm: Báo cáo chính trị của Ban Chấp
hành Đoàn đương nhiệm trình tại Đại hội (Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm kỳ cũ, phương hướng nhiệm kỳ mới); Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành
Đoàn đương nhiệm; Nghị quyết Đại hội. Văn kiện Đại hội Đoàn các cấp phải ngắn
gọn, súc tích, quán triệt quan điểm chỉ đạo, định hướng chung của Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn, Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy đảng.
2. Tiêu đề báo cáo:

Tiêu đề của bảo cáo có thể áp dụng một trong hai cách sau đây:
- Cách 1: Nếu có Ban chấp hành (BCH) thì ghi tiêu đề là:
Báo cáo của BCH chi đoàn (đoàn cơ sở, bộ, ngành).....
tại Đại hội lần thứ.......nhiệm kỳ 2017... đến 20...;
- Cách 2: Xây dựng tiêu đề báo cáo mang tính định hướng, có tính chất khẩu
hiệu thể hiện nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ:
Ví dụ: Nâng cao chất lượng tổ chức đoàn, trí tuệ của tuổi trẻ góp phần
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị
(Báo cáo của chi đoàn……tại Đại hội lần thứ....... nhiệm kỳ 2017...đến 20....)
3. Đề cương của báo cáo: Có thể gồm 3 phần
* Phần 1: Đặc điểm tình hình (của cơ quan, đơn vị, của tổ chức Đoàn, tình
hình thanh niên, nêu khái quát những đặc điểm liên quan trực tiếp đến đánh giá).
* Nội dung chính:
+ Tình hình đặc điểm của cơ quan, đơn vị.
+ Tình hình thanh niên và đặc điểm của Đoàn cấp bộ đoàn.
* Phần 2: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu niên nhiệm kỳ vừa qua.
* Nội dung chính:
+ Kết quả đạt được trên các mặt chính, bao gồm: Công tác tuyên giáo; các
phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc”,
“Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; công tác cũng cố, xây dựng tổ
chức Đoàn, Đoàn tham gia xây dựng Đảng; công tác thiếu niên nhi đồng.
+ Những hạn chế và tồn tại, những khó khăn của tổ chức Đoàn, của cán bộ,
đoàn viên và thanh niên.
+ Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.
* Phần 3: Phương hướng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên
nhiệm kỳ tới.
Cách viết cũng theo từng mặt công tác nói trên nhưng không nên dàn trải mà
cần có trọng tâm, xây dựng được mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu và đề ra những giải
pháp thực hiện có hiệu quả.

6


a. Những căn cứ để xác định phương hướng ( nên dựa vào yêu cầu, nội dung
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan,
đơn vị và nhu cầu nguyện vọng của đoàn viên thanh niên để xây dựng phương
hướng).
b. Các mục tiêu và chương trình công tác trong nhiệm kỳ tới, những giải pháp
cơ bản để thực hiện các mục tiêu và chương trình.
Chú ý:
- Báo cáo phải ngắn gọn, có tính khái quát, đánh giá khách quan, toàn diện
việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết
Đại hội Đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội của cấp mình trên các mặt công tác;
nhận định được sự chuyển biến trong các mặt công tác của Đoàn, chỉ ra những mô
hình mới, cách làm hay để nghiên cứu nhân rộng; phân tích những hạn chế, nguyên
nhân, đặc biệt là những hạn chế, nguyên nhân chủ quan và bài học kinh nghiệm
trong nhiệm kỳ qua. Tập trung đánh giá sâu kết quả đổi mới nội dung, phương thức
giáo dục; thực hiện phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ Tổ quốc”, “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; việc thực
hiện một số chủ trương mới trong công tác xây dựng Đoàn và các chương trình, đề
án do Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X và Đại hội Đoàn các cấp quyết định.
- Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ mới phải đảm bảo quán triệt sâu
sắc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; nghị quyết Đại hội Đảng các
cấp, định hướng của Đoàn cấp trên và của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; được
xây dựng trên cơ sở phân tích toàn diện đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị,
đồng thời bám sát nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn
viên, thanh niên. Xác định rõ nội dung và biện pháp chính để thực hiện các mặt
công tác chủ yếu của Đoàn. Làm rõ các giải pháp triển khai công tác giáo dục lý
tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi, học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và đổi mới phương thức giáo dục

của Đoàn; các giải pháp tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng, củng cố tổ chức
cơ sở Đoàn, nâng cao chất lượng đoàn viên, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp
thanh niên và tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền; các giải pháp chăm
sóc, giáo dục thanh thiếu niên và công tác đối ngoại thanh niên, hội nhập quốc tế…
VII. PHUƠNG PHÁP XÂY DỰNG BÀI PHÁT BIỂU KHAI MẠC, BẾ
MẠC, NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI
1. Diễn văn khai mạc Đại hội:
Nội dung của một bài khai mạc Đại hội phải cần có những nội dung cơ bản
sau đây:
+ Những căn cứ tiến hành Đại hội (thường gọi là tuyên bố lý do);
+ Giới thiệu đại biểu;
+ Những nhiệm vụ chính của Đại hội;
+ Nêu trách nhiệm, ý thức của đại biểu Đại hội;
7


+ Tuyên bố khai mạc Đại hội;
2. Diễn văn bế mạc: Cần có các ý chính sau:
- Khái quát tinh thần và kết quả các nội dung công việc đã làm được của Đại
hội;
- Kêu gọi tinh thần của cán bộ đoàn viên, thanh, thiếu nhi ra sức thi đua thực
hiện nghị quyết Đại hội;
- Cám ơn sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, sự giúp đỡ, hổ trợ của các ban,
ngành vv... đối với Đại hội;
- Tuyên bố bế mạc Đại hội.
3. Xây dựng dự thảo Nghị quyết Đại hội:
Nghị quyết Đại hội khác với biên bản Đại hội. Nghị quyết đại hội là văn bản
ghi tóm tắt những nội dung chính sau đây:
+ Thời gian diễn ra Đại hội.
+ Đại hội đã thống nhất báo cáo của BCH trình Đại hội.

+ Đại hội nhấn mạnh hoặc bổ sung những vấn đề gì.
+ Đại hội xác định những mục tiêu, chỉ tiêu nào.
+ Đại hội giao cho BCH khóa mới hoàn chỉnh theo tinh thần thảo luận của
Đại hội và triển khai thực hiện nghị quyết.
+ Đại hội kêu gọi các cấp, các ngành quan tâm giúp đỡ và các đoàn viên,
thanh, thiếu nhi thực hiện thắng lợi nghị quyết.
Nội dung nghị quyết cần ngắn gọn, súc tích, đảm bảo được tinh thần chỉ đạo
của cấp ủy đảng cùng cấp, của Đoàn cấp trên trực tiếp và của Đại hội. Nghị quyết
cần xác định các nội dung được thông qua tại Đại hội, gồm: Báo cáo chính trị; Báo
cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành; tổng hợp ý kiến góp ý vào dự thảo văn kiện
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI và dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên; ý
kiến sửa đổi Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (nếu có); kết quả bầu Ban Chấp
hành khoá mới và đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.
Ngoài báo cáo, diễn văn khai mạc, bế mạc, văn bản trong Đại hội cần chuẩn bị
gồm: Chương trình Đại hội, biên bản kiểm phiếu, vv...
IX. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NHÂN SỰ BAN CHẤP HÀNH
(ÁP DỤNG CHO CẤP ĐOÀN CƠ SỞ TRỞ LÊN)
1. Quy trình :
1.1. Đánh giá kết quả hoạt động của Ban Chấp hành đương nhiệm về cơ cấu,
số lượng và hiệu quả chỉ đạo… những bài học kinh nghiệm cần thiết cho việc xây
dựng Ban Chấp hành khoá mới.
8


1.2. Xây dựng Đề án Ban Chấp hành và xin ý kiến của Ban Chấp hành Đoàn
đương nhiệm, ý kiến của cấp ủy cùng cấp và Đoàn cấp trên.
1.3. Xác định yêu cầu, tiêu chuẩn và cơ cấu của Ban Chấp hành khoá mới để
Đoàn cấp dưới thảo luận và giới thiệu nhân sự (văn bản giới thiệu cần có ý kiến
của cấp uỷ Đảng cùng cấp).
1.4. Tập hợp danh sách, lập hồ sơ nhân sự giới thiệu tham gia Ban Chấp hành

khoá mới đồng thời tiến hành xác minh đối với các trường hợp cần thiết.
1.5. Lấy phiếu tín nhiệm trong Ban Chấp hành, Ban Thường vu, tập hợp lại
danh sách và báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ Đảng cùng cấp và Đoàn cấp
trên về dự kiến nhân sự.
1.6. Hoàn chỉnh danh sách dự kiến Ban Chấp hành khoá mới (kể cả hồ sơ) để
Đoàn chủ tịch Đại hội giới thiệu (hoặc cung cấp) khi Đại hội yêu cầu.
Đối với trường hợp đoàn viên không phải là đại biểu đại hội, tự ứng cử vào
Ban Chấp hành Đoàn từ cấp huyện và tương đương trở lên phải gửi hồ sơ tự ứng
cử đến Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội chậm nhất 15 ngày trước ngày khai
mạc Đại hội. Hồ sơ ứng cử gồm có: Đơn xin ứng cử; sơ yếu lý lịch và nhận xét của
Ban Chấp hành Đoàn cấp cơ sở nơi đoàn viên đang sinh hoạt; giấy chứng nhận sức
khỏe.
Đối với trường hợp đề cử nhân sự không phải là đại biểu Đại hội, người đề
cử phải gửi hồ sơ nhân sự được đề cử cho Đoàn Chủ tịch để Đoàn Chủ tịch báo cáo
trước Đại hội. Hồ sơ đề cử gồm có: Văn bản đề cử; sơ yếu lý lịch của nhân sự được
đề cử; nhận xét của Ban Chấp hành Đoàn cấp cơ sở nơi nhân sự được đề cử đang
sinh hoạt; giấy chứng nhận sức khỏe của nhân sự được đề cử và ý kiến đồng ý của
người được đề cử bằng văn bản.
2. Duyệt nhân sự Ban Chấp hành Đoàn các cấp:
Đoàn cấp trên duyệt cơ cấu Ban Chấp hành Đoàn cấp dưới trực tiếp và danh
sách dự kiến bầu vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực. Thủ tục khi
xét duyệt gồm:
+ Đề án Ban Chấp hành.
+ Danh sách trích ngang nguồn bố trí vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ
Đoàn đã được cấp ủy cùng cấp cho ý kiến.
+ Sơ yếu lý lịch của Uỷ viên Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư dự kiến.
3. Cơ cấu trong Ban Chấp hành Đoàn các cấp
Trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn, Ban Chấp hành đoàn các cấp cần có cơ cấu
hợp lý để chỉ đạo nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhưng không
9



vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn làm ảnh hưởng chất lượng của Ban Chấp hành.
Cần chú ý một số vấn đề sau:
+ Kết hợp chuẩn bị nhân sự được tái cử và nhân sự mới; nhân sự là cán bộ chủ
chốt, chuyên trách và kiêm nhiệm; nhân sự là cán bộ, đoàn viên thuộc các đối
tượng, lĩnh vực...
+ Cơ cấu hợp lý giữa các độ tuổi: trong Ban Chấp hành cần xây dựng cơ cấu 3
độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa.
- Tỷ lệ trong Ban Chấp hành bảo đảm:
+ Trong Ban Chấp hành Đoàn từ cấp huyện và tương đương trở xuống, tỷ lệ
nữ trong danh sách bầu cử ít nhất 20%, Ban Thường vụ ít nhất 15%, phấn đấu
trong thường trực Đoàn cấp huyện và tương đương có cán bộ nữ.
+ Tỷ lệ Ủy viên Ban Chấp hành là người dân tộc thiểu số: bằng và phấn đấu
cao hơn nhiệm kỳ cũ.
Nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban kiểm
tra, Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đoàn các cấp phải được cấp ủy
cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp phê duyệt (trường hợp chưa có cấp ủy thì xin ý
kiến của lãnh đạo đơn vị). Đối với nhân sự Ban Thường vụ, Bí thư, Phó bí thư,
Chủ nhiệm UBKT cơ bản phải nằm trong quy hoạch.
X. CÁC CƠ QUAN PHỤ TRÁCH CÔNG VIỆC CỦA ĐẠI HỘI
1. Đoàn Chủ tịch Đại hội
- Đoàn Chủ tịch Đại hội gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại
biểu) hoặc đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên), do Ban Chấp hành cấp triệu tập
Đại hội giới thiệu, Đại hội biểu quyết về số lượng và danh sách Đoàn Chủ tịch.
Đoàn Chủ tịch Đại hội điều hành công việc của Đại hội, làm việc theo nguyên tắc
tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Đối với chi đoàn cơ sở có số lượng dưới
09 đoàn viên, có thể chỉ bầu 01 người làm Chủ tịch Đại hội.
- Chủ tịch danh dự của Đại hội: Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội có thể
mời đại biểu là đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương, lãnh

đạo Đoàn cấp trên ngồi vào vị trí Chủ tịch danh dự của Đoàn chủ tịch Đại hội. Chủ
tịch danh dự thể hiện sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, các bậc lão thành
cách mạng cũng như các thế hệ cán bộ Đoàn với tuổi trẻ, với công tác Đoàn và
phong trào thanh niên. Số lượng Chủ tịch danh dự cụ thể do Ban Chấp hành cấp
triệu tập Đại hội quyết định nhưng không quá 1/3 số lượng Đoàn Chủ tịch được
Đại hội bầu. Chủ tịch danh dự không tham gia điều hành và quyết định các công
việc của Đại hội.
1.1. Nhiệm vụ

10


- Điều hành công việc của đại hội theo chương trình, nội quy (quy chế) đã
được đại hội quyết định.
- Giới thiệu số lượng, danh sách Đoàn Thư ký; Ban Thẩm tra tư cách đại biểu
(trừ Đại hội đoàn viên) để Đại hội biểu quyết thông qua.
- Quyết định việc lưu hành các tài liệu của Đại hội.
- Điều khiển Đại hội theo chương trình đã được Đại hội quyết định.
- Hướng dẫn Đại hội thảo luận, biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban
Chấp hành, quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác Đoàn nhiệm kỳ tới và
những vấn đề có liên quan.
- Điều hành công tác bầu cử:
+ Hướng dẫn để Đại hội thảo luận, biểu quyết thông qua tiêu chuẩn, số lượng,
cơ cấu Ban Chấp hành khóa mới; yêu cầu, tiêu chuẩn Bí thư (Nếu Đại hội trực tiếp
bầu Bí thư); tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.
+ Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử Ủy viên Ban Chấp hành, Bí thư (nếu Đại hội
Bầu trực tiếp Bí thư) và đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.
+ Tổng hợp danh sách những người ứng cử, đề cử và những người xin rút;
xem xét, quyết định cho rút hoặc không cho rút tên đối với các trường hợp xin rút
tên khỏi danh sách bầu cử; trường hợp còn nhiều ý kiến chưa thống nhất thì đoàn

chủ tịch có thể xin ý kiến quyết định của Đại hội; lập danh sách bầu cử, lấy biểu
quyết của Đại hội thông qua danh sách bầu cử.
+ Giới thiệu số lượng, danh sách Ban kiểm phiếu, Trưởng ban kiểm phiếu để
Đại hội biểu quyết, lãnh đạo hoạt động của Ban Kiểm Phiếu.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình Đại hội.
- Điều khiển thông qua nghị quyết Đại hội.
- Tổng kết, bế mạc Đại hội.
1.2. Số lượng Đoàn Chủ tịch Đại hội ở các cấp
- Cấp tỉnh: Từ 7-13 đồng chí (không bao gồm chủ tịch danh dự).
- Cấp huyện và tương đương: Từ 5-9 đồng chí (không bao gồm chủ tịch danh
dự).
- Cấp cơ sở: Từ 3-5 đồng chí.
Đối với chi đoàn cơ sở: từ 1-3 đồng chí.
1.3. Bầu Đoàn Chủ tịch Đại hội
- Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội dự kiến danh sách Đoàn chủ tịch là
những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc đoàn viên (đối với Đại
hội đoàn viên) của Đại hội để giới thiệu với Đại hội

11


- Nếu đại biểu Đại hội không giới hạn thêm nhân sự tham gia Đoàn chủ tịch,
thì Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay một lần số lượng và danh sách
Đoàn Chủ tịch.
- Nếu đại biểu đại hội giới thiệu thêm nhân sự tham gia Đoàn Chủ tịch, thì Đại
hội biểu quyết bằng hình thức giơ tay từng nhân sự để lấy những người có tín
nhiệm cao hơn.
2. Đoàn thư ký
Đoàn Thư ký Đại hội gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại
biểu) hoặc đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên), do Đoàn Chủ tịch Đại hội giới

thiệu để Đại hội biểu quyết về số lượng, danh sách Đoàn Thư ký và Trưởng Đoàn
thư ký. Đối với chi đoàn cơ sở có số lượng đoàn viên ít, có thể chỉ bầu 01 người
làm Thư ký Đại hội.
2.1. Nhiệm vụ của Đoàn thư ký:
- Ghi Biên bản Đại hội; tổng hợp ý kiến thảo luận và dự thảo các văn bản kết
luận, Nghị quyết của Đại hội; trình bày dự thảo nghị quyết Đại hội.
- Quản lý và phát tài liệu, ấn phẩm của Đại hội theo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ
tịch; tiếp nhận hoa, điện mừng, đơn thư…Thu nhận, bảo quản và gửi đến Ban Chấp
hành khóa mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của Đại hội.
2.2. Số lượng Đoàn thư ký Đại hội ở các cấp
- Đại hội Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở từ: 1 - 3 đồng chí.
- Số lượng Đoàn Thư ký ở Đại hội Đại biểu từ cấp huyện và tương đương trở
lên từ 2 - 5 đồng chí.
2.3. Bầu Đoàn Thư ký Đại hội
- Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu với Đại hội số lượng, danh sách dự kiến
các thành viên và Trưởng Đoàn Thư ký là những đại biểu chính thức (đối với Đại
hội đại biểu) hoặc đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên) của Đại hội.
- Quy trình bầu Đoàn thư ký tiến hành như bầu Đoàn Chủ tịch.
3. Ban Thẩm tra tư cách đại biểu
Ban Thẩm tra tư cách đại biểu gồm những đại biểu chính thức, do Đoàn Chủ
tịch Đại hội giới thiệu, Đại hội biểu quyết số lượng và danh sách Ban Thẩm tra tư
cách đại biểu.
Đại hội đoàn viên không bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu. Ban Chấp hành
cấp triệu tập Đại hội cung cấp tài liệu và báo cáo các nội dung liên quan đến tư
cách đại biểu để Đoàn Chủ tịch báo cáo với Đại hội xem xét, thảo luận và biểu
quyết thông qua.
3.1. Nhiệm vụ
- Căn cứ tiêu chuẩn đại biểu và các nguyên tắc, thủ tục về bầu cử để xét tư
cách đại biểu do cấp dưới bầu lên.
12



- Tổng hợp và báo cáo với Đại hội về tình hình đại biểu.
- Giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu, về thực hiện
nguyên tắc, thủ tục bầu cử của các cấp dưới và những trường hợp xét thấy không
đầy đủ tư cách đại biểu để Đại hội quyết định.
Trong quá trình Đại hội, Ban thẩm tra tư cách đại biểu có trách nhiệm theo dõi
hoạt động của đại biểu, nếu có những hiện tượng vi phạm nội quy, quy định, gây
khó khăn cho Đại hội thì có thể nhắc nhở phê bình hoặc đề nghị Đại hội bác bỏ tư
cách đại biểu. Đại biểu bị bác bỏ tư cách đại biểu thì không được dự Đại hội nữa.
Ban Chấp hành triệu tập Đại hội, khi tổng hợp danh sách về đại biểu dự Đại hội
cần chuẩn bị trước các nội dung thuộc về trách nhiệm của Ban Thẩm tra tư cách đại
biểu để đến đại hội Ban Thẩm tra tư cách đại biểu thẩm tra báo cáo kết quả. Nếu có
đơn thư khiếu nại hoặc phản ánh về tư cách đại biểu sẽ xem xét thẩm tra và báo cáo
với Đại hội.
3.2. Số lượng Ban Thẩm tra tư cách đại biểu
- Đại hội đại biểu Đoàn cơ sở từ 1 - 3 đồng chí.
- Đại hội đại biểu Đoàn cấp huyện trở lên từ 3 - 7 đồng chí.
3.3. Bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu
- Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu với đại hội số lượng, danh sách dự kiến các
thành viên và Trưởng Ban thẩm tra tư cách đại biểu là những đại biểu chính thức
của Đại hội.
- Quy trình bầu Ban Thẩm tra tư cách đại biểu tiến hành như bầu Đoàn Thư
ký Đại hội.
4. Ban Kiểm phiếu
Ban Kiểm phiếu gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc
đoàn viên (đối với đại hội đoàn viên) không có tên trong danh sách bầu cử, do Đoàn
Chủ tịch giới thiệu, Đại hội biểu quyết thông qua về số lượng và danh sách.
4.1. Trách nhiệm của Ban kiểm phiếu:
- Hướng dẫn nguyên tắc, thủ tục và cách tiến hành bầu cử.

- Phát phiếu, kiểm phiếu và công bố kết quả.
- Xem xét tập thể báo cáo với Đoàn chủ tịch hoặc Đại hội quyết định những
trường hợp vi phạm nguyên tắc bầu cử hoặc đơn từ khiếu nại về bầu cử.
- Làm biên bản kiểm phiếu, báo cáo Đoàn chủ tịch; công bố kết quả bầu cử;
niêm phong phiếu bầu và chuyển cho Đoàn Chủ tịch Đại hội để Đoàn Chủ tịch Đại
hội bàn giao cho Ban Chấp hành khóa mới lưu trữ theo quy định.
4.2. Số lượng Ban Kiểm phiếu
- Đại hội Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở từ 1 - 5 đồng chí.
- Đại hội Đoàn cấp huyện và tương đương trở lên từ 5 - 11 đồng chí.
13


4.3. Bầu Ban Kiểm phiếu
- Đoàn chủ tịch giới thiệu dự kiến danh sách Ban kiểm phiếu (là những đại
biểu chính thức không có tên trong danh sách bầu cử).
- Nếu đại biểu Đại hội không giới thiệu thêm thì giơ tay biểu quyết một lần
toàn bộ danh sách (bằng hình thức giơ tay).
- Nếu đại biểu giới thiệu thêm thì biểu quyết từng người một.
XI. TRANG TRÍ ĐẠI HỘI
* Trang trí Đại hội:
- Tuỳ theo điều kiện thực tế ở các đơn vị mà tiến hành công tác tuyên truyền
và trang trí, tạo nên màu sắc không khí trang nghiêm, trẻ trung của Đại hội.
- Đường chính tới địa điểm tổ chức Đại hội và xung quanh phía ngoài có thể
bố trí cờ, pa-nô, áp phích, băng rôn…
* Trong hội trường nhìn từ phía dưới lên:
+ Trên cùng ngang phông là khẩu hiệu: “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
QUANG VINH MUÔN NĂM”.
+ Tính từ mép phông phía trái qua phải. Cách 1/3 chiều rộng phông là cờ
Đảng và cờ Tổ quốc (cờ Đảng bên trái, cờ tổ quốc bên phải nhìn từ dưới lên).
+ Phía dưới cờ Đảng và cờ Tổ quốc là ảnh Bác (hoặc tượng Bác được đặt trên

bục).
+ Sang tiếp 1/3 phông là cờ Đoàn (hoặc huy hiệu Đoàn), vị trí tâm ngôi sao
trên cờ Đoàn bằng vị trí tâm sao vàng cờ Tổ quốc.
+ Phía dưới cờ Đoàn hoặc huy hiệu Đoàn là chữ:
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH…(ghi tên địa phương, cơ
quan, đơn vị tổ chức Đại hội), LẦN THỨ…(nếu có), NHIỆM KỲ…địa danh và
thời gian tổ chức Đại hội (đối với những đơn vị tổ chức Đại hội đại biểu).
ĐẠI HỘI ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH…(ghi tên địa phương, cơ quan, đơn
vị tổ chức Đại hội), LẦN THỨ…(nếu có), NHIỆM KỲ…,địa danh và thời gian tổ
chức Đại hội (đối với Đoàn cơ sở tổ chức Đại hội đoàn viên) hoặc ĐẠI HỘI CHI
ĐOÀN…(ghi tên địa phương, đơn vị tổ chức Đại hội), LẦN THỨ…(nếu có),
NHIỆM
KỲ…,CỘNG
địa danh
và thời
gianNAM
tổ chức
Đại hội VINH
(đối vớiMUÔN
Đại hội chi
đoàn, chi
ĐẢNG
SẢN
VIỆT
QUANG
NĂM
đoàn cơ sở)

ĐẠI HỘI
CHI ĐOÀN ……………..

Nhiệm kỳ 20… – 20...
Hà Noi, ngày …/…/20…

14


+ Dưới chân phông có thể bố trí một hàng cây cảnh.
+ Hai bên cánh gà có thể để 2 tấm pa-nô, áp phích trích nghị quyết của Đảng
của Đoàn về công tác thanh niên.
+ Xung quanh hội trường có thể trang trí khẩu hiệu, tranh ảnh cổ động tuyên
truyền.
+ Đại biểu ngồi dưới nhìn lên, không được bố trí ngồi theo hình chữ U. Dù
trong điều kiện phòng họp không phù hợp cũng phải vận dụng bố trí ngồi sao cho
cùng một hướng.
XII. DUYỆT ĐẠI HỘI
1. Thẩm quyền duyệt kế hoạch Đại hội Đoàn các cấp
Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm và thẩm quyền duyệt
kế hoạch Đại hội Đoàn các đơn vị trực thuộc.
2. Thời gian gửi hồ sơ và thời gian duyệt Đại hội
- Thời gian gửi hồ sơ duyệt Đại hội Đoàn lên Đoàn cấp trên: Chậm nhất 15
ngày trước ngày duyệt Đại hội.
- Thời gian duyệt Đại hội: 01 tháng trước khi tổ chức Đại hội.
3. Hồ sơ duyệt kế hoạch Đại hội Đoàn các cấp
- Đề án (hoặc kế hoạch) tổ chức Đại hội.
- Dự thảo chương trình Đại hội.
- Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ
qua và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong nhiệm kỳ mới.
- Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành khóa cũ.
- Đề án nhân sự Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra và Đoàn đại biểu đi dự Đại
hội Đoàn cấp trên (Đề án phải kèm theo danh sách trích ngang lý lich dự kiến

nhân sự bầu Ban Chấp hành, nhân sự giới thiệu bầu Ban Thường vụ, Bí thư và các
Phó Bí thư phải kèm lý lich theo mẫu 2C; trích ngang lý lich dự kiến nhân sự Đoàn
đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên. Ngoài các hồ sơ trên, đối với Đoàn cấp
huyện và tương đương trở lên, phải trình hồ sơ nhân sự giới thiệu bầu vào Ủy ban
Kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra).
Hồ sơ duyệt kế hoạch Đại hội phải xin ý kiến của cấp ủy Đảng cùng cấp trước
khi báo cáo lên Đoàn cấp trên.
15


XIII. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI
1. Đại hội cấp cơ sở:
- Chào cờ, hát Quốc ca, bài ca chính thức của Đoàn.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (khai mạc Đại hội).
- Bầu Đoàn chủ tịch và Đoàn chủ tịch giới thiệu giới thiệu Đoàn thư ký.
- Bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu (trừ Đại hội toàn thể đoàn viên).
- Đoàn chủ tịch công bố chương trình và thời gian làm việc của Đại hội; thông
qua Quy chế Đại hội.
- Trình bày báo cáo nhiệm kỳ qua, phương hướng công tác trong nhiệm kỳ tới
và bản kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành. Báo cáo đóng góp ý kiến vào văn
kiện đại hội Đoàn cấp trên (nếu có).
- Ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo kết quả và biểu quyết công nhận tư
cách đại biểu.
- Đại hội thảo luận.
- Khen thưởng (nếu có).
- Đại diện cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến.
- Đoàn chủ tịch công bố Ban Chấp hành cũ hết nhiệm kỳ và tiến hành bầu Ban
Chấp hành của nhiệm kỳ mới. Trình bày Đề án nhân sự Ban Chấp hành khoá mới,
yêu cầu, cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn uỷ viên Ban Chấp hành. Đại hội thảo luận và
ứng cử, đề cử.

- Đoàn chủ tịch trả lời, giải thích những ý kiến của đại biểu, quyết định cho
rút tên hoặc không cho rút tên ra khỏi danh sách bầu cử (nếu có) và điều khiển Đại
hội biểu quyết thông qua danh sách bầu cử.
- Bầu ban kiểm phiếu.
- Bầu cử.
- Đại hội tiếp tục thảo luận hoặc giải lao trong khi ban kiểm phiếu tiến hành
công tác kiểm phiếu.
- Công bố kết quả, Ban chấp hành mới ra mắt.
- Bầu đoàn đại biểu tham dự Đại hội đoàn cấp trên (nếu có).
- Thông qua Nghị quyết của Đại hội.
- Tổng kết, bế mạc Đại hội (có chào cờ).
* Lưu ý:
- Trong trương hợp có bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên thì trong
chương trình Đại hội có thêm phần bầu cử này. Đoàn chủ tịch Đại hội cần sắp xếp
thời gian hướng dẫn Đại hội bầu cử theo đúng yêu cầu và số lượng do Đoàn cấp
trên phân bổ.
16


- Trường hợp có khen thưởng tập thể, cá nhân trong nhiệm kỳ hoặc trao tặng
bức trướng, thì có thể bố trí trong khoảng thời gian Ban kiểm phiếu làm việc hoặc
trước khi cấp uỷ và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến.
XIV. QUY TRÌNH BẦU CỬ BAN CHẤP HÀNH, BÍ THƯ KHÓA MỚI
1. Quy trình bầu cử Ban Chấp hành khóa mới:
B1: Đoàn Chủ tịch trình bày với Đại hội đề án xây dựng Ban Chấp hành mới
(đề án này đã được Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên
góp ý kiến). Trong đề án cần nêu rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, dự
kiến số lượng, cơ cấu uỷ viên Ban Chấp hành.
B2: Đại hội thảo luận và biểu quyết về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn uỷ viên
Ban Chấp hành khoá mới.

B3: Đại hội tiến hành ứng cử, đề cử nhân sự bầu vào Ban Chấp hành Đoàn
khóa mới (có thể ứng cử, đề cử tại tổ thảo luận).
Trưởng đoàn hoặc tổ trưởng có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo đoàn, tổ
thảo luận về dự kiến cơ cấu nhân sự đã đươc cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên cho ý
kiến. Vì vậy, trước khi thảo luận tổ, Đoàn chủ tịch hoặc đồng chí Bí thư đương
nhiệm cần bố trí thời gian để họp riêng với các trưởng đoàn, tổ trưởng nắm vững
và thông suốt để giới thiệu đảm bảo tập trung, thống nhất.
Dưới sự định hướng của các trưởng đoàn (hoặc tổ trưởng), đại biểu thảo luận
góp ý xây dựng đề án Ban Chấp hành mới. Cần dành thời gian đích đáng để thảo
luận kỹ và thống nhất cao về cơ cấu Ban Chấp hành. Sau đó bám sát cơ cấu để tiến
hành ứng cử, đề cử. Không nhất thiết đề cử đủ số lượng, mà biết ai, hiểu ai, tín
nhiệm ai thì đề cử người đó. Khi đề cử người giới thiệu cần cung cấp về trích
ngang lý lịch của đồng chí mà mình giới thiệu. Khi hết ý kiến ứng cử, đề cử tổ
trưởng tổng hợp danh sách để báo cáo Đoàn Chủ tịch.
Danh sách ứng cử viên do Ban Chấp hành Đoàn khóa cũ chuẩn bị là danh
sách đề cử chính thức với Đại hội (hội nghị).
Số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cử Ban Chấp hành phải lớn hơn số
lượng cần bầu; số dư trong danh sách bầu cử do Ban Chấp hành Đoàn Khóa cũ
chuẩn bị trình đại hội có số dư ít nhất là 15%; số dư tối đa do Đại hội quyết định
nhưng không quá 30% số lượng cần bầu.
B4: Đại hội thảo luận và biểu quyết lập danh sách như sau:
Trường hợp tổng số ứng viên trong danh sách (gồm nhân sự do Ban chấp
hành Đoàn khóa cũ đề cử; do đại biểu đại hội đề cử và đại biểu tự ứng cử) nhiều
hơn 30% so với số lượng cần bầu thì Đoàn Chủ tịch giải quyết theo trình tự sau:
- Trao đổi để nắm nguyện vọng của các đại biểu được đề cử. Nếu các đại biểu
được đề cử xin rút tên và tổng số ứng viên trong danh sách chưa vượt quá số dư
17


30% so với số lượng cần bầu thì Đoàn Chủ tịch xin ý kiến Đại hội biểu quyết thông

qua danh sách bầu cử.
- Sau khi trao đổi với các đại biểu được đề cử nhưng tổng số ứng cử nêu trong
danh sách vẫn nhiều hơn 30% so với số lượng cần vầu thì Đoàn Chủ tịch xin ý kiến
Đại hội đối với những người được đề cử và tự ứng cử. Trường hợp cần thiết, Đoàn
chủ tịch lấy phiếu tín nhiệm và căn cứ kết quả tín nhiệm, lựa chọn theo số phiếu
đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so
với sống lượng cần bầu.
B5: Đoàn Chủ tịch công bố danh sách ứng cử, đề cử do các đoàn, các tổ thảo
luận giới thiệu với Đại hội.
- Công bố những trường hợp xin rút tên của người ứng cử, được đề cử và
những ý kiến xin rút của tập thể hoặc cá nhân người đề cử.
- Công bố những trường hợp được Đoàn Chủ tịch đồng ý hay không đồng ý
cho rút tên.
- Công bố danh sách ứng cử, đề cử chính thức để Đại hội biểu quyết thông
qua, sau đó tiến hành in phiếu bầu.
* Lưu ý:
- Những đại biểu vắng mặt có lý do thì đại biểu của Đại hội vẫn có quyền đề
cử người đó vào BCH và bầu đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.
- Khi người được đề cử có ý kiến rút tên khỏi danh sách đề cử (hoặc người đề
cử xin rút ý kiến đề cử người vắng mặt) thì việc rút tên hay không rút tên khỏi danh
sách bầu cử sẽ do chủ tịch Đại hội hội ý và thông báo. Nếu chủ tịch Đại hội có 1
người thì cần xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và Đoàn cấp trên. Việc cho rút tên hay
không cho rút không cần phải lấy biểu quyết Đại hội.
- Chỉ nên cho rút những người ngoài nguồn nhân sự chuẩn bị của BCH khóa
cũ. Tuy nhiên những người trong nguồn vẫn cố ý xin rút thì xin ý kiến chỉ đạo của
cấp ủy và Đoàn cấp trên.
- Khi Đại hội yêu cầu hoặc khi xét thấy thật cần thiết, không làm mất dân chủ
trong bầu cử thì Đoàn chủ tịch có thể công bố danh sách dự kiến Ban Chấp hành
mới do Ban Chấp hành khoá cũ giới thiệu.
- Nếu có điều kiện nên in trích ngang ngắn gọn danh sách bầu cử, theo thứ tự

phiếu bầu để đại biểu tham khảo, theo dõi.
B6: Đại hội bầu Ban kiểm phiếu: Ban Kiểm phiếu hướng dẫn thể lệ, nguyên
tắc bầu cử, điều kiện trúng cử; hướng dẫn cách bỏ phiếu; kiểm tra, niêm phong
thùng phiếu; phát phiếu trục tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu).
B7: Tiến hành bầu cử:
- Phiếu bầu: in theo thứ tự vần chữ cái A, B, C tên những người trong danh
sách bầu cử; nếu số lượng người trong danh sách bầu cử bằng với số lượng người
được bầu (bầu tròn) thì phải có cột “đồng ý” và “không đồng ý”. Nếu trong danh
18


sách bầu cử có người trùng cả họ và tên thì danh trong phiếu bầu được phép chú
thích chức danh hoặc đơn vị.
- Trước khi bầu cử, Ban kiểm phiếu có thể nhắc lại cơ cấu, số lượng mà Đại
hội đã biểu quyết thông qua để đại biểu nhớ và sẵn sàng đổi phiếu cho những đại
biểu cần đổi phiếu do nhầm lẫn trong lúc bầu cử.
- Khi đại biểu đã ghi phiếu bầu xong, Ban kiểm phiếu hướng dẫn đại biểu bỏ
phiếu lần lượt theo một trật tự nhất định.
B8: Ban Kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo
Đoàn Chủ tịch; công bố kết quả bầu cử.
B9: Việc bầu cử đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên tiến hành như bầu Ban
Chấp hành. Căn cứ tiêu chuẩn, số lượng, yêu cầu cơ cấu do Đoàn cấp trên quy
định, Đoàn Chủ tịch có thể dự kiến danh sách giới thiệu để Đại hội tham khảo ( lưu
ý chỉ những đại biểu chính thức của Đại hội cấp dưới mới đựơc ứng cử, đề cử để
bầu làm đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên).
2. Về bầu có số dư
Danh sách bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ở mỗi cấp phải nhiều hơn số
lượng cần bầu, cụ thể:
- Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội chuẩn bị danh sách nhân sự giới thiệu
bầu vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ khóa mới (kể cả trường hợp Đại hội bầu

trực tiếp bí thư) có số lượng nhiều hơn so với số lượng cần bầu ít nhất 15%; số dư
tối đa do đại hội quyết định nhưng không quá 30% số lượng cần bầu. Nhân sự giới
thiệu bầu phải đảm bảo tiêu chuẩn; nếu trúng cử Ban Chấp hành khóa mới có thể
phân công đảm nhận ngay nhiệm vụ trong Ban Chấp hành.
- Trường hợp tổng số ứng cử viên trong danh sách (gồm nhân sự do Ban chấp
hành Đoàn khóa cũ đề cử; do đại biểu đại hội đề cử và đại biểu tự ứng cử) nhiều
hơn 30% so với số lượng cần bầu thì Đoàn Chủ tịch giải quyết theo trình tự sau:
+ Trao đổi để nắm nguyện vọng của các đại biểu được đề cử, ứng cử tại đại
hội. Nếu các đại biểu được đề cử, ứng cử tại đại hội xin rút tên và tổng số ứng cử
viên trong danh sách chưa vượt quá số dư 30% so với số lượng cần bầu thì Đoàn
Chủ tịch xin ý kiến Đại hội biểu quyết thông qua danh sách bầu cử.
+ Sau khi trao đổi với các đại biểu được đề cử, ứng cử tại đại hội nhưng tổng
số đại biểu nêu trong danh sách bầu cử vẫn nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu
thì Đoàn Chủ tịch xin ý kiến Đại hội đối với những người được đề cử và ứng cử tại
đại hội (không lấy ý kiến đối với các nhân sự do Ban Chấp hành khóa cũ giới
thiệu).
Trường hợp cần thiết, Đoàn Chủ tịch lấy phiếu tín nhiệm đối với những người
được đề cử, ứng cử tại đại hội và căn cứ kết quả tín nhiệm, lựa chọn theo số phiếu
đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử đảm bảo có số dư tối đa không quá
30% so với số lượng cần bầu. Trường hợp danh sách bầu cử đã đủ số dư 30% mà ở
cuối danh sách lấy phiếu tín nhiệm có nhiều người có số phiếu bằng nhau thì xin ý
19


kiến Đại hội về việc để danh sách bầu cử có số dư cao hơn 30% so với số lượng cần
bầu.
- Chốt danh sách bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ phải có số lượng
nhiều hơn so với số lượng cần bầu ít nhất 15%.
XV. NHỮNG VẤN ĐỀ NHẤT THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ĐÚNG
NGUYÊN TẮC CỦA ĐẠI HỘI

1. Việc bầu cử BCH và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên:
Theo điều lệ Đoàn quy định, việc bầu cử BCH, hoặc BTV, bầu Bí thư, Phó bí
thư và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên nhất thiết phải bầu bằng bỏ
phiếu kín.
Do đó, Đại hội bầu BCH hoặc bầu Bí thư, Phó bí thư đều phải bầu bằng bỏ
phiếu kín.
- Đối với Đại hội bầu BCH thì bầu BCH trước, sau đó BCH họp phiên thứ
nhất để bầu Bí thư, Phó bí thư.
- Đối với chi đoàn chỉ bầu Bí thư và Phó bí thư thì Đại hội bầu xong Bí thư,
bầu tiếp Phó bí thư. (không được phép bầu Bí thư và Phó bí thư trong 1 phiếu bầu).
- Đối với những cơ sở đoàn đạt loại khá trở lên, nếu được Đại hội tán thành,
được cấp ủy và Đoàn cấp trên đồng ý cho phép bầu Bí thư trực tiếp tại Đại hội thì
có 2 hình thức bầu cử như sau:
+ Bầu BCH xong, bầu Bí thư trong số ủy viên BCH đó.
+ Bầu Bí thư trước, sau đó bầu số ủy viên BCH còn lại.
Việc bầu đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên thực hiện theo quyết định phân
bổ của Đoàn cấp trên. Đại hội phải bầu đủ số lượng, đúng cơ cấu và theo nguyên
tắc bầu bằng phiếu kín.
2. Phiếu hợp lệ và không hợp lệ:
a. Phiếu hợp lệ:
- Là phiếu do Ban kiểm phiếu Đại hội phát ra.
- Phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng định bầu.
(Ví dụ: Danh sách bầu cử có 5 người để chọn 3 người thì bầu 3 người trong
danh sách đó, hoặc chỉ bầu 1 người cũng được coi là phiếu hợp lệ).
- Nếu phiếu bầu không in danh sách bầu cử thì phiếu bầu hợp lệ là phiếu viết
rõ ràng tên người bầu, không có ký tên, không đánh dấu ký hiệu.
- Phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có 1 người thì bỏ phiếu trắng (không ghi
tên trong phiếu bầu) vẫn được coi là phiếu hợp lệ. (Ví dụ: Bầu Bí thư hay Phó bí
thư, danh sách bầu cử có 1 người thì phiếu trắng vẫn được coi là hợp lệ).
20



b. Phiếu không hợp lệ:
Có 6 trường hợp dưới đây được coi là phiếu không hợp lệ:
- Phiếu không do Ban kiểm phiếư phát ra (phiếu giả).
- Phiếu bầu thừa so với số lượng định bầu.
- Phiếu bầu không rõ tên ai (Viết sai tên hoặc sai lỗi chính tả mà Ban kiểm
phiếu không xác định rõ bầu ai).
- Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử.
- Phiếu không bầu ai cả (gọi là phiếu trắng). Trường hợp danh sách bầu cử chỉ
có 1 người thì được coi là hợp lệ.
- Phiếu ký tên, đánh dấu ký hiệu, phiếu viết chung chung, như: Tôi nhất trí
bầu toàn bộ danh sách vv...
3. Cách tính kết quả bầu cử:
- Người trúng cử phải có số phiếu được bầu hợp lệ quá 1/2 so với số người
tham gia bầu cử (tính theo số phiếu phát ra, nhưng phải tính từ cao xuống thấp).
- Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã được Đại hội thông qua thì
việc có tiếp tục bầu nữa hay không do Đại hội, hội nghị quyết định.
- Nếu kết quả bầu cử có nhiều người có số phiếu trên ½ và bằng phiếu nhau
nhưng nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại trong số người bằng phiếu đó, người
trúng cử là người có số phiếu cao hơn, không cần phải trên 1/2. Trường hợp bầu lại
mà số phiếu vẫn bằng nhau thì bầu nữa hay không do Đại hội hoặc hội nghị quyết
định.
- Nếu Đại hội, hội nghị tiến hành bầu lần thứ 2 mà vẫn thiếu số lượng định
bầu thì không tiến hành bầu tiếp nữa. Nếu là bầu các chức danh chủ chốt của Đoàn
thì báo cáo cấp ủy và đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định. Nếu là bầu đoàn
đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên thì báo cáo để Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại
hội quyết định.
Ví dụ: Chi đoàn có 20 đoàn viên. Dự Đại hội có 19 đoàn viên tham gia bầu
cử. Danh sách bầu cử có 5 người; số lượng BCH định bầu là 3 người.

Kết quả kiểm phiếu là:
Số phiếu phát ra = 19; số phiếu thu vào 18. (vì có thể 1 đoàn viên nhận phiếu
nhưng vì lý do đột xuất nào đó lại không bỏ).
Số phiếu hợp lệ =16; phiếu không hợp lệ = 2.
Như vậy, người trúng cử phải có số phiếu hợp lệ ghi tên người đó tối thiểu
phải có 10/19. Còn phiếu không hợp lệ có ghi tên ai thì cũng không được tính. Tuy
vậy, phiếu không hợp lệ vẫn có ảnh hưởng tới kết quả vì nó vẫn nằm trong tổng số
để tính tỷ lệ. (Ví dụ có người được 10 phiếu bầu nhưng lại nằm ở 2 phiếu không
hợp lệ thì chỉ được (tính 8/19 phiếu, như vậy không trúng cử).
21


Tuy nhiên, dù được 10/19 phiếu bầu, nhưng cũng có thể không trúng cử khi
thứ tự số phiếu của người này dưới số lượng định bầu. (ví dụ: Danh sách bầu của 5
người để lấy 3 người. Mặc dù đã trúng quá 1/2 (10/19) nhưng lại xếp thứ 4 nên vẫn
không trúng cử).
XVI. HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH LẦN THỨ NHẤT
1. Đối với những đơn vị đã bầu được Bí thư khóa mới, đồng chí Bí thư khóa
mới là người triệu tập và chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành để bầu các
Ủy viên Ban Thường vụ còn lại; bầu các Phó Bí thư; Ủy ban Kiểm tra và Chủ
nhiệm Ủy ban Kiểm tra.
2. Đối với những đơn vị chưa bầu được Bí thư khóa mới, thì đồng chí Bí thư
hoặc Phó Bí thư khoá cũ có trách nhiệm triệu tập phiên họp thứ nhất của Ban Chấp
hành khoá mới và chủ trì để bầu chủ tọa hội nghị. Trong trường hợp cần thiết,
Đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp thống nhất chỉ định một đồng chí Ủy viên Ban
Chấp hành khóa mới làm triệu tập viên để bầu Chủ tọa hội nghị. Hội nghị Ban Chấp
hành bầu Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy
ban Kiểm tra.
Ban Chấp hành có quyền quyết định số lượng Ủy viên Ban Thường vụ, Phó
Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. Số lượng Ủy

viên Ban Thường vụ không quá một phần ba (1/3) số lượng Ủy viên Ban Chấp
hành. Số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra không nhiều hơn số lượng Ủy viên Ban
Thường vụ.
XVII. NHỮNG VIỆC CẦN GIẢI QUYẾT SAU ĐẠI HỘI
1. Bí thư hoặc Phó Bí thư Đoàn của khoá cũ triệu tập phiên họp thứ nhất của
của Ban Chấp hành khoá mới và chủ trì để bầu chủ toạ hội nghị. Sau đó chủ toạ hội
nghị điều khiển Hội nghị Ban Chấp hành khóa mới bầu Ban Thường vụ, các chức
danh Bí thư, Phó Bí thư (Từ cấp huyện trở lên có thêm phần bầu chức danh chủ
nhiệm và các uỷ viên UBKT).
2. Hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo kết quả đại hội lên Đoàn cấp trên, bao gồm :
Biên bản Đại hội:
- Có chữ ký của thư ký đại hội và người thay mặt Đoàn Chủ tịch.
- Có đóng dấu treo của Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội, hội nghị (từ đoàn
cơ sở trở lên).
Biên bản bầu cử các loại:
- Có chữ ký của trưởng ban kiểm phiếu và người thay mặt Đoàn Chủ tịch.
- Có đóng dấu treo của Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội, Hội nghị (từ
Đoàn cơ sở trở lên).
22


- Danh sách trích ngang Ban Chấp hành mới có chữ ký của người thay mặt
Đoàn Chủ tịch và đóng dấu treo (Ghi theo thứ tự : Bí thư – Phó Bí thư - Uỷ viên
Thường vụ - Uỷ viên Ban Chấp hành).
- Danh sách Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên Ủy ban Kiểm tra (đối
với cấp bộ Đoàn từ cấp huyện trở lên).
- Danh sách trích ngang đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên (nếu có).
3. Tổ chức báo cáo nhanh kết quả Đại hội, các hoạt động văn hoá văn nghệ,
thể dục thể thao chào mừng thành công của Đại hội.
4. Xây dựng, thông qua và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chấp hành

mới, chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành và phân công nhiệm vụ
các Uỷ viên Ban Chấp hành.
5. Ban Chấp hành mới lãnh đạo thực hiện nghị quyết của Đại hội./.
XVIII. CHUẨN Y KẾT QUẢ BẦU CỬ
1. Sau Đại hội, Ban Chấp hành khoá mới báo cáo Ban Thường vụ Đoàn cấp
trên trực tiếp (Đoàn cấp tỉnh báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đoàn) biên bản Đại
hội; biên bản bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Uỷ ban
Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra và danh sách trích ngang của các đồng chí
Ủy viên Ban Chấp hành (theo mẫu M1 đính kèm) và Tờ trình đề nghị chuẩn y kết
quả bầu cử (theo mẫu đính kèm).
2. Chậm nhất 15 ngày sau ngày tổ chức Đại hội, Đoàn cấp dưới phải gửi hồ sơ
đề nghị Đoàn cấp trên chuẩn y kết quả bầu cử.
3. Chậm nhất sau 15 ngày khi nhận được đề nghị của Ban Chấp hành Đoàn cấp
dưới về chuẩn y kết quả bầu cử, Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp xét, quyết
định công nhận Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra và các chức danh
đã được bầu của Đoàn cấp dưới theo quy định của Điều lệ Đoàn.
4. Bí thư, Phó Bí thư được điều hành các công việc ngay sau khi được đại hội,
hội nghị bầu. Đối với các văn bản chỉ đạo của Đoàn, chỉ được ký văn bản khi có
quyết định công nhận của Đoàn cấp trên trực tiếp.
XIX. DANH MỤC TÀI LIỆU BÁO CÁO SAU ĐẠI HỘI
1. Công văn đề nghị chuẩn y kết quả Đại hội.
2. Danh sách trích ngang Ban chấp hành khóa mới được Đại hội bầu ra.
3. Danh sách trích ngang đoàn đại biểu dự Đại hội đoàn cấp trên (bao gồm cả
đại biểu dự khuyết).
4. Biên bản Đại hội.
5. Danh sách ban kiểm phiếu tại Đại hội.
6. Biên bản Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất.
7. Biên bản kiểm phiếu bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Phó bí thư, Bí
thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra và các chức danh của Ủy ban Kiểm tra.
23



8. Biên bản bầu đoàn đại biểu dự Đại hội đoàn cấp trên.
9. Báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành khóa cũ đã được thông qua tại Đại
hội.
10. Báo cáo của Ban Chấp hành khóa cũ trình tại đại hội và đã được Đại hội
thông qua.
11. Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý vào văn kiện Đại hội đoàn cấp trên.

24


PHẦN II
MỘT SỐ VĂN BẢN MẪU TRONG ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP
I. CÁC VĂN BẢN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH ĐẠI HỘI:
1. Mẫu Quy chế Đại hội: (VD Quy chế Đại hội Đoàn Khối các CQTW lần
thứ III, nhiệm kỳ 2017 – 2022)
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
KHỐI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
LẦN THỨ III, NHIỆM KỲ 2017-2022

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
…, ngày … tháng … năm 20…

QUY CHẾ
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương
lần thứ III, nhiệm kỳ 2017 - 2022
_________


Đại hội đại biểu Đoàn Khối các cơ quan Trung ương lần thứ III là cơ quan
lãnh đạo cao nhất của Đoàn Khối. Để đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu về nội
dung và chương trình của Đại hội, Ban Tổ chức Đại hội xây dựng Quy chế Đại hội
như sau:
I. NHIỆM VỤ CỦA ĐẠI HỘI
1. Tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2012- 2017;
xây dựng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh
niên nhiệm kỳ 2017 - 2022.
2. Bầu Ban Chấp hành Khối các cơ quan Trung ương khóa III, nhiệm kỳ
2017 - 2022.
3. Đóng góp ý kiến văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI.
4. Bầu đoàn đại biểu dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, TRANG PHỤC VÀ VỊ TRÍ CHỖ NGỒI CỦA
ĐẠI BIỂU
1. Thời gian: 02 ngày, từ ngày...đến ngày...
- Buổi sáng: từ 7giờ 30 đến 11 giờ 30.
- Buổi chiều: từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30.
2. Địa điểm: .......................................
25


3. Quy định trang phục
- Ngày thứ nhất .........:
+ Nam: áo sơ mi trắng đeo cavat, quần sẫm mầu
+ Nữ: áo dài truyền thống
Đại biểu người dân tộc thiểu số có thể mặc trang phục dân tộc.
- Ngày thứ hai ..............: Đồng phục áo thanh niên Việt Nam, quần tối mầu,
đeo cavat trắng in huy hiệu Đoàn.
4. Vị trí chỗ ngồi của đại biểu
Trong các phiên làm việc của Đại hội, đại biểu ngồi đúng vị trí được quy định

tại Hội trường; không tự ý thay đổi vị trí chỗ ngồi.
III. ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI VÀ CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
ĐẠI HỘI
1. Đại biểu Đại hội
Đại biểu Đại hội bao gồm: Đại biểu đương nhiên, đại biểu được bầu tại Đại
hội, hội nghị đại biểu các cơ sở đoàn trực thuộc và đại biểu chỉ định.
- Đại biểu Đại hội có nhiệm vụ:
+ Đại diện cho lợi ích của đoàn viên, thanh niên của cơ quan, đơn vị trong
Khối; có trách nhiệm phản ánh ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, thanh
niên cơ quan, đơn vị với Đại hội.
+ Tham gia đầy đủ, tự giác và tích cực vào tất cả các hoạt động của Đại hội.
+ Phản ánh đầy đủ kết quả của Đại hội tới tập thể cán bộ, đoàn viên tại cơ
quan, đơn vị.
+ Đại biểu muốn phát biểu phải được sự đồng ý của Đoàn Chủ tịch. Nếu
được mời phát biểu hoặc có ý kiến tại Đại hội, đại biểu phải giới thiệu họ, tên, đơn
vị công tác, nơi đại biểu đang tham gia sinh hoạt đoàn. Ý kiến phát biểu phải ngắn
gọn, rõ ràng, tập trung vào những vấn đề Đại hội cần thảo luận và phải đảm bảo
thời gian (phát biểu không quá 07 phút). Các bài viết của đại biểu gửi cho Đoàn
Chủ tịch thông qua Ban Thư ký mà chưa được trình bày tại Đại hội có giá trị như
bài phát biểu tại Đại hội.
+ Đại biểu có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự chung. Không tự do đi lại
hay nói chuyện riêng gây ảnh hưởng tới Đại hội; không sử dụng điện thoại di động
trong Hội trường, trong các phiên làm việc tại trung tâm thảo luận.
+ Đại biểu phải thực hiện đúng quy định sử dụng Hội trường, không hút
thuốc, mang đồ ăn, vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy vào Hội trường.
26


- Đại biểu có quyền: Tham gia đóng góp ý kiến, quyết định các nội dung của
Đại hội; đề nghị đoàn chủ tịch Đại hội và các cơ quan của Đại hội thông tin, giải

đáp, làm rõ những vấn đề còn băn khoăn, chưa rõ.
2. Đoàn đại biểu và Trưởng đoàn đại biểu
Đoàn đại biểu của các cơ sở đoàn trực thuộc dự Đại hội đại biểu Đoàn Khối
các cơ quan Trung ương do Đại hội, hội nghị đại biểu Đoàn các cấp bầu ra; đại
diện cho ý chí và nguyện vọng của tuổi trẻ các cơ quan, đơn vị trong Khối.
Trưởng đoàn đại biểu Đại hội là người được phân công phụ trách đoàn đại
biểu do Ban tổ chức Đại hội chỉ định. Trưởng đoàn đại biểu có trách nhiêm thường
xuyên liên hệ với Ban Tổ chức Đại hội để nhận tài liệu, tiếp thu những thông tin
cần thiết, đồng thời có trách nhiệm phổ biến toàn bộ các thông tin, nội dung
chương trình làm việc của Đại hội và các nội dung có liên quan khác trong Đại hội
tới đại biểu thuộc đoàn mình. Đôn đốc đại biểu thực hiện đầy đủ Quy chế, thời gian
làm việc của Đại hội; kiểm tra, giám sát và trực tiếp giải quyết những công việc
thuộc đoàn đại biểu của mình; chịu trách nhiệm trước Ban Tổ chức Đại hội và đoàn
đại biểu của mình trong quá trình đi, về và những hoạt động tại Đại hội; lãnh đạo
đoàn đại biểu của đoàn mình làm tròn trách nhiệm của đại biểu trong Đại hội.
Trong thời gian Đại hội, phải thường xuyên báo cáo quân số đại biểu của đoàn
mình với Đoàn Chủ tịch và Ban Tổ chức Đại hội.
3. Đoàn Chủ tịch: Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đại hội, do Đại hội bầu
ra bằng biểu quyết và có nhiệm vụ điều hành các công việc của Đại hội. Đoàn Chủ
tịch làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số.
4. Đoàn Thư ký: Giúp việc cho Đoàn chủ tịch và Đại hội để ghi Biên bản
Đại hội, soạn thảo Dự thảo Nghị quyết của Đại hội, Đoàn Thư ký do Đoàn chủ tịch
giới thiệu để Đại hội bầu.
5. Ban Thẩm tra tư cách Đại biểu: Do Đại hội bầu bằng biểu quyết, giúp
Đại hội thẩm tra, xem xét tư cách của Đại biểu dự Đại hội và báo cáo trước Đại
hội.
6. Ban Kiểm phiếu: Do Đại hội bầu ra bằng biểu quyết, có số lượng phù
hợp, gồm những đồng chí không có tên trong danh sách ứng cử, đề cử, có nhiệm vụ
hướng dẫn nguyên tắc, thể lệ bầu cử, phát phiếu, thu phiếu, kiểm phiếu và công bố
kết quả bầu cử.

IV. TÀI LIỆU ĐẠI HỘI VÀ CÁC TRUNG TÂM THẢO LUẬN
1. Tài liệu Đại hội
Việc phát hành tài liệu trong Đại hội do Đoàn Chủ tịch Đại hội quy định;
tuyệt đối, không lưu hành, phát tán tài liệu không do Đoàn Chủ tịch và Ban Tổ
chức Đại hội phát hành. Các ấn phẩm của các cơ sở đoàn trực thuộc có nhu cầu
27


×