Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

cây vạn lộc kiểng lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.06 KB, 8 trang )

Tên thường gọi: Cây Vạn lộc, cây Thiên phú
Tên khoa học: Aglaonema ‘lady valentine’
Tên tiếng anh: Aglaonema Thailand hoặc Aglaonema Indonesia
Họ thực vật: Araceae (họ ráy)
Chiều cao: 20 – 30 cm


Cây vạn lộc tượng trưng cho sự may mắn, năng lượng tràn đầy, điều này thể hiện rõ từ tên gọi,
màu sắc và hình dáng của cây. Theo quan niệm dân gian, lộc là tài lộc, cây có lá màu đỏ thể hiện
sự thịnh vượng, tốt lành, phát lộc.



Cây được ưa chuộng làm cây nội thất – cây văn phòng vì cây có tác dụng điều hòa và thanh lọc
không khí rất tốt cho sức khỏe con người; tạo không gian năng động, tươi mát cho ngày làm việc
thêm hiệu quả.


Nhân giống
Cây vạn lộc được nhân giống bằng cách tách chồi, tách cây con ra khỏi bụi rồi đem gieo trồng
trong điều kiện mát mẻ, độ ẩm tốt.

Chăm sóc
Ánh sáng: Vạn Lộc là cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, không ưa nắng. Lợi dụng vào đặc
tính này mà cây Vạn Lộc được dùng để làm cây nội thất.
Một tuần cần đem cây phơi nắng vào sáng sớm 1-2 lần, để cây cứng cáp, lá xanh đẹp hơn.


Đất trồng: Cây Vạn Lộc là loại cây trồng khá kén đất. Đất trồng thường là đất giàu dinh dưỡng,
độ thoát nước tốt.



Nước tưới: Cây Vạn Lộc cần một lượng nước khá cao do nhiều lá và phiến lá. Để đảm bảo cây
luôn tươi tắn cần tưới nước thường xuyên bằng cách phun sương.

Nếu là cây Vạn Lộc thủy sinh thì cần cung cấp thêm nước và thay nước sạch mỗi tuần 1 lần.


Điều trị bệnh, sâu hại lá
Cây Vạn Lộc có thể mắc một số bệnh như: thối lá, sâu ăn lá, phấn trắng…
Cách điều trị: Đầu tiên dùng kéo cắt sạch vùng bị thối, hoặc cắt sát tới phần cuốn lá. Tiếp theo,
dùng nước rửa sạch cây, chỗ bị thối ( đối với cây trồng trong đất) hay súc rửa thay nước trong
bình ( đối với cây vạn lộc trong nước). Cuối cùng là đem cây ra phơi nắng để tiêu diệt các vi
khuẩn. Lưu ý: nên phơi cây vào buổi sáng vào khoảng thời gian từ 7-9h.

Điều trị sâu hại có thể dùng thuốc diệt muỗi thay thế hoặc dùng khăn thấm cồn lau sạch đối với
cây bị nhiễm phấn trắng.
Ý nghĩa của cây Vạn Lộc là may mắn và tài lộc. Do đó, cây Vạn Lộc thường được dùng làm quà
tặng tân gia, thăng chức, tết. Ngoài ra, cây Vạn Lộc còn có tác dụng lọc lọc sạch không khí, hấp
thụ chất hữu cơ dễ bay hơi gây bệnh cho con người, giảm bớt khói bụi.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×