Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao mức sống cho các hộ dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp tại các xã vùng ven Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 111 trang )

Header Page 1 of 16.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM QUANG BÌNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỨC SỐNG
CHO CÁC HỘ DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI CÁC XÃ VÙNG VEN THÀNH PHỐ
VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN, 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 1 of 16.

/>

Header Page 2 of 16.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM QUANG BÌNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỨC SỐNG
CHO CÁC HỘ DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI CÁC XÃ VÙNG VEN THÀNH PHỐ
VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ


Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHÍ VĂN KỶ

THÁI NGUYÊN, 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 2 of 16.

/>

Header Page 3 of 16.

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất
phát từ tình hình thực tế thu hồi đất và mức sống của các hộ dân bị thu hồi đất
nông nghiệp tại các xã vùng ven thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Tác giả luận văn

Phạm Quang Bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 3 of 16.

/>


Header Page 4 of 16.

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, đề tài:
"Một số giải pháp nhằm nâng cao mức sống cho các hộ dân sau khi bị thu
hồi đất nông nghiệp tại các xã vùng ven thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ".
Tôi luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ dận tình quý báu của nhà trƣờng, các thầy, cô
giáo, bạn bè, gia đình và nông nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại
học Thái Nguyên, các quý thầy cô giáo đã tạo điều kiện cùng với sự tận tình
giảng dạy, giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Phí Văn Kỷ đã tận tình hƣớng
dẫn trong quá trình tôi thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trƣờng Đại học
Công nghiệp Việt Trì, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi đƣợc tham gia và hoàn
thành khóa đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
Trong quá trình nghiên cứu, dù đã cố gắng thật nhiều, nhƣng do kinh
nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.
Tác giả mong nhận đƣợc sự cảm thông và góp ý của quý thầy, cô giáo, đồng
nghiệp và những ngƣời quan tâm đến đề tài này.
Thái Nguyên, tháng 2 năm 2013
Tác giả luận văn

Phạm Quang Bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 4 of 16.

/>

Header Page 5 of 16.

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 3
5. Bố cục của Luận văn ..................................................................................... 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................. 5
1. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và tác động của nó đến việc làm của
ngƣời dân ........................................................................................................... 5
1.1.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa .......................................... 5
1.1.2. Sự cần thiết phải thu hồi đất để phục vụ công nghiệp hóa, đô thị hóa ......... 9
1.2. Khái niệm về mức sống và các chỉ tiêu đánh giá về mức sống ............... 16
1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá về mức sống ....................................................... 17
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới mức sống....................................................... 30
1.3.1. Những yếu tố thuộc về địa lý tự nhiên và yếu tố dân cƣ, con ngƣời .... 30
1.3.2. Những yếu tố thuộc về kinh tế xã hội ................................................... 30

1.3.3. Những yếu tố thuộc tâm lý, sức khỏe, giáo dục.................................... 32
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng giải quyết ổn định đời sống và
phát triển kinh tế sau thu hồi đất ..................................................................... 32
1.4.1. Ở tỉnh Bắc Ninh .................................................................................... 32
1.4.2. Ở huyện Văn Giang, tỉnh Hƣng Yên..................................................... 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 5 of 16.

/>

Header Page 6 of 16.

iv

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 38
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 38
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 38
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 38
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................ 39
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 41
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin .......................................................... 41
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 41
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VỀ MỨC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN SAU
KHI BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CÁC XÃ VÙNG VEN
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2010 - 2012.......... 44
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 44
3.1.1. Khái quát chung về thành phố Việt Trì ................................................. 44
3.1.2. Quá trình di dời giải toả và tái định cƣ ở thành phố Việt Trì ............... 45
3.2. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và mức sống của ngƣời dân sau
thu hồi đất tạ


ệt trì giai đoạn 2010-2020 ........ 50

3.2.1. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệ



ệt Trì 2010-2020 (lấy điểm nghiên cứu ở ba xã: Trƣng
Vƣơng, Hy Cƣơng và Dữu Lâu) ..................................................................... 50
3.2.2. Đánh giá tác động của vấn đề thu hồi đất nông nghiệp đến thực
trạng mức sống của ngƣời dân tạ

ệt Trì từ

năm 2010-2012................................................................................................ 57
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỨC SỐNG
CHO CÁC HỘ DÂN SAU KHI BỊ THU HÓI ĐÁT NÔNG NGHIỆP
TẠI CÁC XÃ VÙNG VEN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ ... 74
4.1. Định hƣớng quy hoạch phát triển thành phố Việt Trì đến năm 2020 ...... 74
4.1.1. Quy hoạch phát triển Thành Phố........................................................... 74
4.1.2. Dự báo biến động đất thu hồi cho CNH- HĐH và Đô thị hóa và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 6 of 16.

/>

Header Page 7 of 16.

v


Tác động qui hoạch đến mức sống các hộ dân ............................................... 76
4.1.3. Các mục tiêu phấn đấu về đời sống cho hộ gia đình sau khi bị thu
hồi đất sản xuất................................................................................................ 78
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao mức sống cho các hộ dân sau khi bị
thu hồi đất nông nghiệp ................................................................................... 79
4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 92
4.3.1. Kiến nghị với địa phƣơng ..................................................................... 92
4.3.2. Kiến nghị với Nhà nƣớc ........................................................................ 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 7 of 16.

/>

Header Page 8 of 16.

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

CCKT

:


Cơ cấu kinh tế

CNH

:

Công nghiệp hóa

ĐTH

:

Đô thị hóa

HĐH

:

Hiện đại hóa

KHCN

:

Khoa học công nghệ

TĐC

:


Tái định cƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 8 of 16.

/>

Header Page 9 of 16.

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Địa điểm và cỡ mẫu ........................................................................ 41
Bảng 3.1. Tỷ lệ số hộ nông dân và diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi
xã Trƣng Vƣơng các năm 2010 - 2012 ........................................... 51
Bảng 3.2. Tỷ lệ số hộ nông dân và diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi
xã Hy Cƣơng các năm 2010-2012 .................................................. 51
Bảng 3.3. Tỷ lệ số hộ nông dân và diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi
phƣờng Dữu Lâu các năm 2010 - 2012 .......................................... 52
Bảng 3.4. Tỷ lệ

ủa các hộ bị thu hồi đất ......................................... 52

Bảng 3.5. Số lƣợng và tỷ lệ về hồ sơ của mẫu điều tra ................................... 57
Bảng 3.6. Cơ cấ

ề, việc làm của ngƣời dân bị

thu hồi đất nông nghiệp giai đoạn 2010-2012 (n = 210) ................ 58

Bảng 3.7. Thu nhập bình quân theo đầu ngƣời 1 tháng theo giá thực tế
của các hộ sau thu hồi đất nông nghiệp các năm 2010 - 2012 ....... 59
Bảng 3.8. Tổng thu nhập của hộ gia đình và đầu ngƣời/tháng ....................... 61
Bảng 3.9. Tháp phân tầng mức sống theo thu nhập năm 2012 ....................... 62
Bảng 3.10. Thu nhập đầu ngƣời/tháng theo độ dài thời gian sau thu hồi
đất năm 2012 ................................................................................... 63
Bảng 3.11. Mức chi tiêu bình quan năm 2012 ................................................ 65
Bảng 3.12. Bảng tƣơng quan giữa nhóm tuổi chủ hộ với thu nhập và chi
tiêu bình quân đầu ngƣời/tháng của hộ gia đình ............................. 65
Bảng 3.13. Cơ cấu chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình trƣớc và sau
khi bị thu hồi đất nông nghiệp ........................................................ 68
Bảng 3.14. So sánh điều kiện nhà ở trƣớc và sau tái định cƣ của các hộ
gia đình bị thu hồi đất ..................................................................... 69
Bảng 3.15 So sánh đo dùng lâu bền trƣớc và sau tái định cƣ của các hộ
gia đình bị thu hồi đất ..................................................................... 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 9 of 16.

/>

Header Page 10 of 16.

viii

Bảng 3.16. Tình hình GD - ĐT của ngƣời lao động trƣớc và sau THĐ ......... 71
Bảng 3.17. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của ngƣời lao động trƣớc và
sau THD .......................................................................................... 72
Bảng 4.1. Dự báo quỹ đất thu hồi trong giai đoạn đến năm 2020 .................. 76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 10 of 16.

/>

Header Page 11 of 16.

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta đang trên đƣờng thực hiện CNH HĐH, từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hoá.
Đồng thời cũng là quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công
nghiệp, thƣơng mại dịch vụ từng bƣớc chuyển dịch lao động nông nghiệp
sang sản xuất phi nông nghiệp. Đây cũng là quá trình đô thị hóa nông nghiệp
nông thôn với tốc độ ngày càng nhanh. Việc thu hồi đất, trong đó đất sản xuất
nông nghiệp là yêu cầu tất yếu. Điều đó tất nhiên ảnh hƣởng trực tiếp đến các
hộ nông dân sản xuất nông nghiệp: Thiếu đất sản xuất, lao động dƣ thừa, đời
sống không ổn định... ngƣời nông dân không tránh khỏi khó khăn khi mà việc
tái định cƣ và những giải pháp chuyển đổi ngành nghề chƣa phù hợp. Hàng
năm, ở nƣớc ta có khoảng 50 đến 60 nghìn ha đất nông nghiệp đƣợc chuyển
sang mục đích phi nông nghiệp, tƣơng ứng với khoảng 1,5 lao động/hộ bị mất
việc làm, phải chuyển đổi nghề nghiệp. Không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất
nông nghiệp, nông dân phải tìm cách kiếm sống mới. Với trình độ dân trí có
hạn, quen lao động sản xuất nông nghiệp, ngƣời nông dân đã phải chật vật tìm
kiếm việc làm sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Có nhiều ngƣời
phải đổ ra thành thị để kiếm việc làm và đối mặt với rủi ro của cuộc sống, một
số ít lao động trẻ đƣợc tuyển dụng vào làm việc trong khu công nghiệp, một
số lao động tìm kiếm việc làm tại các địa phƣơng khác hoặc mở các dịch vụ.
Đảng và nhà nƣớc ta cũng đã có nhiều biện pháp nhằm ổn định đời sống cho
ngƣời nông dân sau khi bị thu hồi đất nhƣ: Chính sách định cƣ, chính sách hỗ

trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề... Mặc dù thế cuộc sống của ngƣời nông
dân mất đất sản xuất nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn.
Thành phố Việt Trì có diện tích tự nhiên là 106,36km2 và dân số là
270.167 ngƣời, là một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 11 of 16.

/>

Header Page 12 of 16.

2

Bắc vào đầu những năm 1960 của thế kỷ trƣớc với các khu liên hợp: Nhà máy
đƣờng, giấy, mì chính, hóa chất, dệt... còn đƣợc gọi là thành phố Ngã ba Sông
- nơi hợp lƣu của sông Hồng, sông Lô, sông Đà.
Đảng bộ thành phố đặt mục tiêu rút ngắn lộ trình xây dựng thành phố
trở thành đô thị loại I vào năm 2012, thành phố đã tập trung xây dựng kết cấu
hạ tầng đô thị, mở rộng diện tích, tăng quy mô dân số, tính từ năm 2010 2012, thành phố Việt Trì đã tiến hành thu hồi và giao đất cho 216 dự án với
tổng diện tích là 918,6ha, trong đó phần lớn là đất lúa, đất trồng màu và đất
nuôi trồng thủy sản. Đáng chú ý quá trình thu hồi đất thực hiện dự án, nhiều
hộ nông dân đã mất 50 - 70% thậm chí 100% đất sản xuất. Không còn đất
canh tác bắt buộc ngƣời nông dân phải chuyển đổi nghề nghiệp, song vấn đề
là chuyển đổi nghề nhƣ thế nào và thời gian bao lâu để ngƣời nông dân thích
nghi với nghề mới, co thu nhập ổn định nhằm đảm bảo và nâng cao mức sống
đang là một câu hỏi đặt ra?
Từ những kiến thức đã tiếp thu đƣợc, với vai trò là ngƣời đã trực tiếp
làm công tác về tài nguyên và môi trƣờng tại thành phố Việt Trì, tôi chọn đề
tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao mức sống cho các hộ dân sau khi bị
thu hồi đất nông nghiệp tại các xã vùng ven thành phố Việt Trì, tỉnh Phú

Thọ" làm luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng về mức sống
của các hộ dân trƣớc và sau khi bị thu hồi đất về các vấn đề: Thu nhập - Chi
tiêu, lao động - việc làm, lƣơng thực và dinh dƣơng, giáo dục - đào tạo, Y tế sức khỏe. Qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao mức sống của ngƣời dân sau
khi bị thu hồi đất nông nghiệp tại các xã vùng ven thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 12 of 16.

/>

Header Page 13 of 16.

3

Để đạt mục đích trên, mục tiêu của luận văn là:
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc thu hồi đất nông nghiệp, thực trạng
mức sống của ngƣời dân tại các xã vùng ven thành phố Việt Trì - tỉnh Phú
Thọ trong những năm qua.
- Nghiên cứu làm rõ nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn về mức sống
của ngƣời dân sau thu hồi đất nông nghiệp;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao mức sống của ngƣời
dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp tại các xã vùng ven thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực tiễn cho thấy luôn có một hệ thống các chính sách đồng thời tác

động đến mức sống của ngƣời nông dân, với phạm vi rất rộng gồm nhiều loại,
tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các
nội dung liên quan mức sống của ngƣời dân trƣớc và sau khi bị thu hồi đất
nông nghiệp về các vấn đề: thu nhập - chi tiêu, lao động - việc làm, lƣơng
thực và dinh dƣỡng, giáo dục - đào tạo, Y tế - sức khỏe từ năm 2010 đến
2012. Vì vậy, đối tƣợng của luận văn là các hộ dân bị thu hồi đất nông
nghiệp, các điều kiện sống của họ sau khi thu hồi đất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của luận văn lấy điểm ba phƣờng, xã vùng ven (sau
đây gọi là các xã): Dữu Lâu, Trƣng Vƣơng và Hy Cƣơng của thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ.
Thời gian nghiên cứu: từ 01/2010 đến 01/2013
4. Những đóng góp của đề tài
Kết quả của luận văn sẽ đóng góp những vấn đề sau:
- Về lý luận: Nghiên cứu làm rõ nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn về
sự cần thiết nâng cao mức sống của ngƣời dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 13 of 16.

/>

Header Page 14 of 16.

4

- Về thực tiễn:
+ Nêu thực trạng thu hồi đất nông nghiệp tác động đến cuộc sống của
ngƣời dân (đất thu hồi, hộ bị thu hồi đất, bồi thƣờng...)
+ Thực trạng mức sống của ngƣời dân (thu nhập, chi tiêu, việc làm, đào
tạo, dinh dƣỡng, y tế, sức khỏe) trƣớc và sau thu hồi đất, từ đó rút ra những

bài học kinh nghiệm và những vấn đề cần giải quyết.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao mức sống của ngƣời dân sau khi bị
thu hồi đất nông nghiệp.
- Luận văn sẽ là tài liêu tham khảo cho việc hoạch định chính sách phát
triển nông nghiệp và nông thôn của các địa phƣơng trong tỉnh.
5. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc trình bày trong 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu;
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu;
Chƣơng 3: Thực trạng về đời sống của hộ dân sau khi bị thu hồi đất
nông nghiệp tại các xã vùng ven thành phố Việt Trì thời kỳ 2010 - 2012.
Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho các hộ dân
sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp tại các xã vùng ven thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 14 of 16.

/>

Header Page 15 of 16.

5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và tác động của nó đến việc làm của
người dân
1.1.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa
CNH, HĐH, ĐTH là con đƣờng phát triển của mọi quốc gia trên thế

giới. Trong thời đại khoa học - công nghệ phát triển nhanh nhƣ vũ bão, kinh
tế tri thức dần đi vào cuộc sống và toàn cầu hóa là một xu thế không có gì
cƣỡng lại đƣợc, thì CNH, ĐTH là con đƣờng giúp các nƣớc chậm phát triển
rút ngắn khoảng cách so với các nƣớc đi trƣớc.
Thực tiễn, phát triển của nhiều quốc gia trong những năm gần đây cho
thấy: CNH, HĐH và ĐTH là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phƣơng
thức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất truyền thống, tiểu nông sang
phƣơng thức sản xuất mới hiện đại, do đó cũng làm thay đổi nội dung KT - XH
nông thôn. Trong nền kinh tế hiện đại, CNH, HĐH và ĐTH có sự gắn bó chặt
chẽ với nhau, tạo thành một tiến trình thống nhất thúc đẩy sự phát triển KT XH. Về mặt kinh tế, CNH, HĐH làm thay đổi phƣơng thức sản xuất và cơ cấu
nền kinh tế, chuyển nền kinh tế sang một bƣớc phát triển mới về chất, đó là nền
kinh tế dựa trên nền đại công nghiệp và dịch vụ chất lƣợng cao. Về mặt xã hội,
đó là quá trình ĐTH. Trong nền kinh tế hiện đại, ĐTH không chỉ đơn thuần là
sự hình thành các đô thị mới mà còn là một nấc thang tiến hóa vƣợt bậc của xã
hội với một trình độ văn minh mới, một phƣơng thức phát triển mới. Đó là cách
thức tổ chức, bố trí lực lƣợng sản xuất, cơ cấu lại nền kinh tế.
Công nghiệp hóa
Khi tiến hành CNH ở Tây Âu đã hình thành nền khái niệm CNH, lúc
này ngƣời ta coi CNH là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 15 of 16.

/>

Header Page 16 of 16.

6

sử dụng máy móc. Các khái niệm kinh tế nói chung và khái niệm CNH nói

riêng mang tính lịch sử, thay đổi cùng thời đại.
Kế thừa văn minh nhân loại và kinh nghiệm của lịch sử tiến hành CNH
và thực tiễn CNH ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng lần thứ bảy, khóa VI và Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định:
"CNH là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động kinh
doanh, dịch vụ và quản lý KT - XH từ sử dụng sức lao động thủ công là chính
sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phƣơng
tiện tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa
học - công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao".
Quá trình CNH ở nƣớc ta trong thời kỳ này có những đặc điểm riêng
sau đây:
Thứ nhất, CNH phải gắn liền với HĐH.
Thứ hai, CNH nhằm mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc và CNXH.
Thứ ba, CNH trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng phải có sự điều tiết
của Nhà nƣớc.
Thứ tư, CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hóa
nền kinh tế.
Thúc đẩy quá trình CNH sẽ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết, thúc
đẩy chuyển dịch CCKT nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
xã hội. CNH tạo ra các điều kiện biến đổi về chất lực lƣợng sản xuất, xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nền kinh tế phát triển sẽ củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa
giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng XHCN,
CNH tạo điều kiện để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh, thực
hiện tốt phân công và hợp tác quốc tế. Quá trình CNH thúc đẩy phân công lao
động xã hội phát triển, xây dựng và HĐH nền quốc phòng, an ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 16 of 16.


/>

Header Page 17 of 16.

7

Đô thị hóa
Theo quan điểm một vùng, ĐTH là một quá trình hình thành, phát triển
các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
Theo quan điểm nền kinh tế quốc dân, ĐTH là quá trình biến đổi về sự
phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải
đô thị thành đô thị.
Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm ĐTH, song ngày
nay khi mà ĐTH gắn liền với CNH đang diễn ra mạnh mẽ và phổ biến ở hầu
hết các nƣớc trên thế giới thì nhiều nhà khoa học ngày càng ngả sang cách
hiểu: ĐTH là quá trình mang tính quy luật gắn liền với sự chuyển dịch CCKT
và cơ cấu xã hội từ nông nghiệp - nông dân - nông thôn sang công nghiệp thị dân - đô thị, với những đặc trƣng sau:
Một là, ĐTH không phải là kết quả mà là một quá trình lâu dài diễn ra
trên một không goan lãnh thổ rộng lớn.
Hai là, tiền đề cơ bản của ĐTH là sự phát triển công nghiệp hay CNH,
HĐH. Bởi lẽ, trong quá trình ĐTH có sự chuyển dịch CCKT.
Ba là, ĐTH là quá trình hình thành, nâng cấp và mở rộng quy mô đô thị
với cơ sở hạ tầng hiện đại.
Bốn là, các làn sóng di cƣ nông thôn - đô thị làm tăng nhanh quy mô
dân số đô thị, chuyển từ lối sống phân tán - mật độ dân số thƣa sang lối sống
tập trung - mật độ dân số cao, dẫn đến sự bố trí lại dân cƣ, thay đổi cơ cấu giai
cấp, phân tầng xã hội.
Năm là, không gian đô thị ngày càng mở rộng và cùng với nó là sự thu
hẹp đất nông nghiệp để nhƣờng chỗ cho các KCN, dịch vụ, thƣơng mại du
lịch, KĐT mới.

Sáu là, tốc độ và quy mô hội tụ kinh tế đô thị ngày càng gia tăng, thể
hiện ở tốc độ và quy mô thu hút vốn đầu tƣ, số lƣợng và quy mô các đơn vị
kinh tế...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 17 of 16.

/>

Header Page 18 of 16.

8

Bẩy là, chuyển đổi lối sống nông thôn sang lối sống đô thị; từ văn
hoá làng, xã sang văn hóa đô thị; từ văn minh nông nghiệp sang văn minh
công nghiệp.
Tám là, cùng với quá trình ĐTH là sự đổi mới cơ chế, chính sách phát
triển và quản lý đô thị.
Ngoài những đặc trƣng trên, quá trình ĐTH ở Việt Nam trong lịch sử
có một số đặc trƣng nổi bật gắn liền với đặc điểm của các công nghiệp truyền
thống, đó là ĐTH không có tính chất không điển hình. Tính chất không điển
hình này có nguồn gốc từ sự tồn tại đan xen, hòa trộn giữa nông thôn và thành
thị ở mọi phƣơng diện, từ không gian địa lý, cơ sở hạ tầng, dân cƣ, tôn giáo,
văn hoá cho đến các hoạt động kinh tế. Làng trong phố, phƣờng, cƣ dân nông
thôn hoạt động nông nghiệp với phong cách, nếp sống làng, xã truyền thống
ngày nay vẫn còn đang hiện hữu ngay trong lòng hầu hết các đô thị Việt Nam.
Quá trình ĐTH ở nƣớc ta trong nhiều năm qua còn mang nặng tính số
lƣợng thuần túy, một số huyện, xã, làng đã chuyển thành quận, phƣờng, phố
chủ yếu dựa vào sự gia tăng dân số hơn là sự phát triển công nghiệp. Những
điều trên đây hàm ý rằng muốn đảm bảo cho quá trình ĐTH đúng hƣớng và
có chất lƣợng thì phải gắn với quá trình CNH, HĐH, trƣớc hết là CNH, HĐH

nông nghiệp, nông thôn ngay tại các đô thị.
Công nghiệp hóa là quá trình biến một nƣớc có nền kinh tế lạc hậu
thành một nƣớc công nghiệp.
Quan niện của Đảng ta: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình
chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và
quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động vố công nghệ, phƣơng tiện, phƣơng
pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa
học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Quan niệm trên cho thấy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 18 of 16.

/>

Header Page 19 of 16.

9

đây là một quá trình kết hợp chặt chẽ 2 nội dung: công nghiệp hóa và hiện đại
hóa trong quá trình phát triển:
+ Nó không chỉ đơn thuần là phát triển công nghiệp mà còn phải thực
hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế
quốc dân theo hƣớng kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
+ Là một quá trình không chỉ tuần tự từ cơ giới hóa sang tự động hóa,
tin học hóa mà còn kết hợp giữa thủ công truyền thống với công nghệ hiện
đại, tranh thủ đi vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định.
Do những biến đổi của nền kinh tế và điều kiện cụ thể của đất nƣớc,
CNH, HĐH ở nƣớc ta có những đặc điểm chủ yếu sau:
+ CNH, HĐH theo định hƣớng XHCN, thực hiện mục tiêu "dân giàu,

nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
+ CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế trí thức
+ CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của
Nhà nƣớc.
+ CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu kinh tế và Việt Nam tích cực,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2. Sự cần thiết phải thu hồi đất để phục vụ công nghiệp hóa, đô thị hóa
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã và đang từng bƣớc tiến hành thu hồi
đất để đáp ứng nghiên cứu phát triển CNH, HĐH và ĐTH, phục vụ an ninh
quốc phòng với nhiều hình thức và nội dung khác nhau.
Ở nƣớc ta hiện nay trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH,
phát triển CNH, HĐH và ĐTH thì Nhà nƣớc trƣng thu, trƣng mua lại quyền
sử dụng đất cạnh tác và đất nhà ở của nông dân dƣới hình thức thu hồi đất có
bồi thƣờng để xây dựng các KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - Xh
đảm bảo các nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia.
Nhƣ vậy, dù ở bất cứ hệ thống, hình thái xã hội nào việc phát triển
CNH, HĐH và ĐTH tất yếu phải chuyển đổi mục đích sử dụng một phần đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 19 of 16.

/>

Header Page 20 of 16.

10

nông nghiệp, nông thôn để chuyển sang đất chuyên dụng phục vụ công nghiệp
và phát triển đô thị.
Theo thống kê diện tích đất đai năm 2008, cả nƣớc có tổng diện tích
khoảng 33.104.200ha, trong đó đất nông nghiệp là 9.531.800ha, đất lâm

nghiệp có rừng 12.402.200 ha, đất chuyên dùng 1.669.600 ha, đất ở 460.400
ha, còn 8.867.400 ha đất chƣa sử dụng. Bình quân từ năm 2003 - 2008 đất
chuyên dùng tăng 52.545 ha/năm.
Việc thu hồi đất ở nƣớc ta trong những năm gần đây là sự chuyển đổi
mục đích sử dụng đất. Nhờ có thu hồi đất, chúng ta đã xây dựng đƣợc nhiều
KCN, các cụm công nghiệp; mở rộng và xây dựng các KĐT; hệ thống kết cấu
hạ tầng KT - XH giao thông, cấp điện, cấp thoát nƣớc, thông tin liên lạc,
trƣờng học, bệnh viện...; hoàn thiện và phát triển các cơ sở kinh doanh dịch
vụ nhƣ khách sạn, nhà hàng, siêu thị trung tâm thƣơng mại, trung tâm dịch vụ,
du lịch; mở rộng và xây dựng các khu vui chơi giải trí, công viên... Chính
điều đó, đã làm cho quá trình CNH, HĐH có những bƣớc tiến đáng kể, quá
trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ hơn.
Do đó, việc thu hồi đất để xây dựng KCN, KĐT, kết cấu hạ tầng KT XH có vai trò quan trọng trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH nhằm phát triển
kinh tế đất nƣớc là cần thiết khách quan đó là vì:
Một là, thu hồi đất để có mặt bằng xây dựng KCN, khu chế xuất, thu
hút đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển KT - XH.
Hai là, thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng, thúc đẩy quá trình
CNH, ĐTN.
Ba là, thu hồi đất để nâng cấp và xây dựng mới hệ thống kết cấu hạ
tầng phục vụ yêu cầu phát triển KT - XH và quốc phòng an ninh.
Bốn là, việc thu hồi đất để phục vụ CNH, ĐTH đã tạo điều kiện thu hút
GQVL cho hàng triệu lao động với thu nhập tương đối khá, giúp họ từng
bước cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của bản thân và gia đình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 20 of 16.

/>

Header Page 21 of 16.


11

Tóm lại, nếu CNH, HĐH và ĐTH là tất yếu khách quan đối với nƣớc ta
thì việc thu hồi đất để phục vụ CNH, HĐH và ĐTH là vấn đề có ý nghĩa hết
sức quan trọng. Vì vậy, trong quá trình CNH, HĐH, ĐTH bất cứ quốc gia nào
cũng phải chuyển đổi một bộ phận đất đai từ đất nông nghiệp sang đất công
nghiệp và đô thị.
Tác động của các khu công nghiệp tới đời sống hộ nông dân
Tác động đến đất đai: Quá trình phát triển nhanh các khu công nghiệp
đã làm diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhu cầu về sử dụng đất chuyên
dùng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và đất đô thị tăng lên rất nhanh. Điều
này đã dẫn đến tình trạng "nuốt chửng" những diện tích đất nông nghiệp vốn
rất cần thiết cho một đô thị nhƣ: sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, tạo mảng
không gian xanh có vai trò "giải độc" cho môi trƣờng sốn, tạo khu nghỉ ngơi
cho ngƣời dân... Việc thu hồi đất nông nghiệp đã tác động tới đời sống của
các hộ dân vì họ thiếu phƣơng tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống,
trong đó có nhiều hộ rơi vào tình trạng bần cùng hóa.
Để phục vụ các khu công nghiệp, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, bình quân mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp đƣợc
thu hồi, trong 5 năm từ năm 2001 - 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã lấy
là gần 370 nghìn ha. Hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc là nơi
đƣợc thu hồi đất nhiều nhất, trong đó những địa phƣơng đứng đầu là: Tiền
Giang (20,3 nghìn ha), Đồng Nai (19,7 nghìn ha), Bình Dƣơng (16,6 nghìn ha),
Hà Nội (7,7 nghìn ha), Vĩnh Phúc (5,5 nghìn ha)... Điều đó tác động tới đời
sống khoảng 2,5 triệu ngƣời với gần 630 nghìn hộ nông dân. Số liệu cho thấy,
trung bình cứ mỗi ha đất thu hồi, sẽ làm hơn 10 lao động nông dân mất việc.
Do thiếu trình độ, sau khi thu hồi đất có tới 67% số nông dân vẫn giữ nguyên
nghề sản xuất nông nghiệp, 13% chuyển sang nghề mới, 20% không có việc
làm hoặc có việc nhƣng không ổn định, 53% số hộ nông dân bị thu hồi đất có
thu nhập sụt giảm so với trƣớc đây nên đời sống gặp nhiều khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 21 of 16.

/>

Header Page 22 of 16.

12

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới, năm 2007
xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo. Dù vậy không có nghĩa là chúng ta không có nguy
cơ mất đi cân đối an ninh lƣơng thực trong tƣơng lai, nhất là thiếu lƣơng thực
cục bộ ở khu vực dân cƣ nghèo, khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, dân
số tăng, tình hình thiên tai, dịch bệnh, giá lƣơng thực tăng cao... Mục tiêu
hàng đầu của nƣớc ta là giữ diện tích lúa ít nhất ở mức 3,8 triệu - 4,0 triệu ha,
sản lƣợng đạt khoảng 36,0 triệu tấn/năm nhƣ hiện nay thì an ninh lƣơng thực
của Việt Nam đƣợc bảo đảm. Tuy nhiên, sản lƣợng này cũng chỉ cung cấp cho
dân số khoảng 100 triệu ngƣời, trong khi dân số của Việt Nam dự báo sẽ vào
khoảng 120 triệu ngƣời vào giữa thế kỷ XXI. Bởi vậy, nếu không giữ đƣợc
một diện tích trồng lúa ổn định thì nguy cơ mất cân đối an ninh lƣợng thực
trong nƣớc là điều sẽ xảy ra.
Tác động tới môi trƣờng: Việc hình thành các KCN nhằm tạo điều
kiện để các chủ doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất, song thực tế
cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã nhập dây chuyền công nghệ lạc hậu hàng
chục năm. Điều này, không chỉ làm giảm sức cạnh tranh, mà còn khiến hoạt
động sản xuất không ổn định, gây ô nhiễm môi trƣờng.
Việc xử lý chất thải của các nhà máy trƣớc khi thải ra môi trƣờng đang
làm đau đầu các nhà quản lý. Theo ƣớc tính, mỗi KCN thải khoảng từ 3.000 10.000 m3 nƣớc thải/ngày đêm. Nhƣ vậy, tổng lƣợng nƣớc thải công nghiệp
của các KCN trên cả nƣớc lên khoảng 500.000 - 700.000 m3/ngày đêm.
Ngay cả ở những KCN đã có trạm xử lý nƣớc thải tập trung, thì chất

lƣợng thực tế của các công trình này vẫn còn hạn chế, chƣa đạt đƣợc những
tiêu chuẩn quy định, gây ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt là ở một số KCN tập
trung các ngành công nghiệp nhẹ nhƣ dệt may, thuộc da, ngành hóa chất...
độc hại cao.
Ngoài ra, tại các KCN, ô nhiễm khí bụi và tiếng ồn là loại hình ô nhiễm
khó kiểm soát và không đƣợc quan tâm. Khí thải của các cơ sở sản xuất chứa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 22 of 16.

/>

Header Page 23 of 16.

13

nhiều chất độc hại đƣợc xả trực tiếp vào môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khỏe
của nhân dân quanh vùng.
Theo kết quả quan trắc, nồng độ chất SO2, CO, và NO2 gần KCN hoặc
trong các KCN đang gia tăng. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thông chính đều
đã vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 6 lần. Tại nhiều nhà máy cơ khí, luyện kim,
công nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến
khoáng sản... trong KCN, nồng độ bụi và khí độc hại (điển hình là khí SO2)
trong không khí, vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 5 lần. Chất thải công nghiệp
cũng đang là mối nguy cơ đe dọa tới cuộc sống của một số địa phƣơng có KCN
đóng trên địa bàn. Chất thải công nghiệp chƣa đƣợc xử lý kỹ càng, sẽ gây ô
nhiễm trầm trọng tới nguồn nƣớc, không khí, tiếng ồn... Về vấn đề này đã có khá
nhiều địa phƣơng phải trả giá; đời sống ngƣời dân thật sự bị đe dọa. Nếu chúng
ta không đánh giá đúng và không đƣa ra những giải pháp hữu hiệu, tổ chức tốt
việc phòng chống ô nhiễm thực tại này sẽ gây những tác hại khôn lƣờng.
Tác động tới lao động: Việc phát triển khu công nghiệp đã tạo ra một

kênh thu hút lao động rất có tiềm năng và hiệu quả, góp phần quan trọng giải
quyết việc làm cho lao động tại chỗ (kể cả số lao động của những hộ gia đình
bị thu hồi đất) và lao động nhập cƣ.
Những năm gần đây, lực lƣợng lao động trong khu công nghiệp gia
tăng mạnh mẽ gắn liền với sự gia tăng của các khu công nghiệp thành lập mới
và mở rộng. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn ít, thiếu đồng bộ,
dẫn đến chất lƣợng nguồn nhân lực thấp, đang là rào cản cho việc ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn
mới, văn minh và bền vững. Tại các khu công nghiệp, phần lớn lao động vừa
mới thoát ra khỏi đồng ruộng hoặc các trƣờng phổ thông chƣa qua đào tạo
ngành nghề cơ bản. Tình trạng thiếu việc làm trong thời vụ đang là khó khăn
hiện nay ở nông thôn. Năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở chƣa đáp ứng
yêu cầu phát triển của thực tiễn. Mức hƣởng thụ của ngƣời nông dân còn thấp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 23 of 16.

/>

Header Page 24 of 16.

14

khoảng cách thu nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn ngày càng
tăng. Giá cả leo thang đang là những vấn đề bức xúc, ảnh hƣởng lớn đến cuộc
sống của ngƣời nông dân.
Tác động tới kinh tế hộ nông dân: Sản xuất nông nghiệp ở các địa
phƣơng vẫn theo phƣơng thức cũ, nhỏ lẽ, phân tán nên hiệu quả kinh tế thấp
và có nguy cơ kém bền vững trƣớc thiên tai dịch bệnh và biến động của thị
trƣờng. Diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh do quá trình phát triển các khu
công nghiệp, từ đó làm hạn chế cơ hội để nâng cao thu nhập từ ngành chính là

trồng trọt, trong khi khả năng phát triển chăn nuôi, thủy sản và các ngành
nghề phi nông nghiệp còn hạn chế. Các sản phẩm rau, quả và chăn nuôi gia
súc, gia cầm có sức cạnh tranh thấp.
Ngƣời nông dân bị thu hồi đất cho công nghiệp hóa, hay đô thị hóa
cũng rơi vào tình trạng tƣ liệu sản xuất giảm hoặc mất đi, trong lúc chƣa
chuẩn bị kịp các điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp. Phần đông nông dân có
tiền (tiền bồi thƣờng do bị thu hồi đất) cũng khó tìm phƣơng án nào cho hiệu
quả để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh làm cho nó sinh sôi nảy nở. Nhiều
hộ nông dân đang rơi vào cảnh thua thiệt trƣớc "vòng xoáy" của các quy luật
thị trƣờng, nhất là ở những nơi hợp tác xã không còn tồn tại, chính quyền cơ
sở lại yếu kém, thì không biết dựa vào đâu? Bởi vậy, sự nghiệt ngã của tình
cảnh "nghèo thì nghèo thêm, giàu thì giàu nhanh hơn" đang là tác nhân chính
làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo, giữa
nông thôn và thành thị. Đây là nguyên nhân chính của hiện tƣợng số ngƣời tự
do di cƣ ra thành thị kiếm việc làm đang tăng lên. Họ luôn trong tâm lí lo sợ
rủi ro, bởi vậy, tƣ duy "ăn chắc, mặc bền" vẫn là phổ biến, có đồng nào đồ
vào "xây nhà xây cửa" chắp vá, cơi nới một cách manh mún và rất tốn kém.
Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự phát triển của các KCN
đã đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH. Trong
quá trình đó, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hƣớng giảm tỉ trọng của khu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 24 of 16.

/>

Header Page 25 of 16.

15

vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỉ trọng của khu vực công nghiệp và dịch

vụ. Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng, góp phần làm thay đổi về cơ cấu
diện tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản xuất. Các loại cây trồng có giá trị
kinh tế thấp, sử dụng nhiều lao động đang có xu hƣớng giảm dần diện tích.
Các loại cây cần ít lao động hơn và cho giá trị kinh tế cao hơn đang đƣợc tăng
dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thì
xu hƣớng chung là giảm dần tỉ trọng của ngành trồng trọt và tăng tỉ trọng
ngành chăn nuôi.
Tác động tới xã hội nông thôn: Năng lực của hệ thống chính trị cấp
cơ sở chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của thực tiễn. Mức hƣởng thụ của
ngƣời nông dân còn thấp, khoảng cách thu nhập và đời sống giữa thành thị và
nông thôn ngày càng tăng. Giá cả leo thang đang là những vấn đề bức xúc,
ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống của ngƣời nông dân. Do thúc đẩy tăng trƣởng
nhanh các khu công nghiệp nhƣng chƣa quan tâm giải quyết đúng mức ngay
từ đầu những yếu tố hạ tầng xã hội hỗ trợ thiết yếu nhƣ: giáo dục, y tế, văn
hóa, thể dục, thể thao... dẫn đến tình trạng đời sống văn hoá tinh thần của
những cộng đồng dân cƣ mới và công nhân ở trọ xung quanh các khu công
nghiệp thực sự bức xúc, có nơi phát sinh ra các loại tệ nạn xã hội.
Nhìn chung việc tổ chức triển khai xây dựng các dự án đều theo đúng
trình tự, đúng quy định của Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi
Nhà nƣớc thu hồi đất. Tuy nhiên, hiện nay do giá cả thị trƣờng bất động sản
luôn biến động tăng, cùng với sự lôi kéo kích động của các phần tử xấu nên
việc khiếu kiện đông ngƣời vƣợt cấp kéo dài, nội dung chủ yếu là đòi nâng
giá bồi thƣờng, nâng loại đất bồi thƣờng, giảm giá đất tái định cƣ... làm ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Sự tập trung cao của lao động tại các KCN đang khiến cho vấn đề xã
hội ngày càng trở thành áp lực đối với chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Footer Page 25 of 16.

/>


×