Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 21 trang )

Môn: kỹ thuật sinh học quản lý môi trường


Đề tài: Xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ bằng chế phẩm
sinh học Fito – Biomix RR


I. Đặt vấn đề


Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau Thái Lan, theo số liệu năm
2009 của Tổng cục thống kê, thì sản lượng trung bình hàng năm nước ta sản xuất được khoảng 40 triệu
tấn lúa, trong khi trung bình 1 tấn lúa cho ra 1,2 tấn rơm rạ khô.




Một số nơi đã xảy ra hiện tượng đốt đồng hàng loạt ở bất kể thời gian nào, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, hậu quả là dẫn đến biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, xử lý rơm rạ không tốt, sẽ gây mùi hôi
thối khi rơm rạ phân hủy, dẫn đến cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng và sức khỏe con người luôn bị đe
dọa.


II. Mục tiêu. Đối tượng. Nội dung và phương pháp nghiên
cứu

1.

Mục tiêu
- Phổ biến rộng rãi hiệu quả công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học FitoBiomix RR xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân hữu cơ
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm


sinh học Fito-Biomix RR xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân hữu cơ.


2. Đối tượng nghiên cứu.
- Rơm rạ là nguồn chất hữu cơ khổng lồ, chiếm đến 50% trọng lượng của cây lúa, mỗi ha trồng lúa có đến 1012 tấn rơm rạ.


- Thành phần hóa học của rơm rạ tính theo khối lượng khô gồm xenluloza (cellulose): 60%,
linhin (lignin): 14%, đạm hữu cơ (protein): 3,4%, chất béo (lipid): 1,9%.
- Nếu tính theo nguyên tố: cácbon (C) chiếm 44%, hyđrô (H) chiếm 5%, ôxy (O) chiếm 49%,
Nitơ chiếm khoảng 0,92%, một lượng rất nhỏ phốtpho (P), lưu huỳnh (S) và kali (K).
- Khi đốt rơm rạ lượng C,H, O biến hết thành các khí CO 2, CO và hơi nước. Protein bị phân hủy
và biến thành các khí NO2, NO3, SO2… bay lên. Trong tro chỉ còn sót lại ít P , K, Ca và Si…
nghĩa là giá trị về mặt khoáng chất, chất hữu cơ không còn nhiều.


Chế phẩm Fito – Biomix RR bao gồm các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật kháng bệnh cho cây
trồng, các nguyên tố khoáng, vi lượng... có khả năng phân giải triệt để rơm, rạ sau thu hoạch thành phân bón
hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp.


3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.

• Chuẩn bị

- Xác định lượng rơm, rạ cần xử lý trước khi thu hoạch.
- Lựa chọn địa điểm: nên chọn địa điểm ủ xử lý gần nguồn nguyên liệu
(rơm, rạ), thuận tiện nguồn nước và hợp lý khi bảo quản và sử dụng,
việc xử lý theo quy mô hộ gia đình nhưng nên bố trí theo hướng tập
trung theo khu xử lý để tiện quản lý kỹ thuật.

- Chuẩn bị đủ lượng chế phẩm sinh học, phân hóa học bổ sung và một
số vật tư cần thiết.
Thực hiện:
- Thu gom rơm, rạ: khi thu gom rơm rạ ủ đống có thể tận dụng thêm
một số sản phẩm hữu cơ như: bèo tây, thân lá cây trồng bổ sung thêm,
đống ủ sẽ mau nhanh phân hủy,
- Tùy lượng nguyên liệu mà bố trí diện tích chân đống, lượng chế phẩm
hòa tan, phân hóa học NPK cho hợp lý, 1 tấn rơm, rạ cần lượng chế
phẩm và phân hóa học như sau: Chế phẩm: 0,2 kg/ tấn; Phân hóa học
NPK: 1kg/ tấn




Quy trình thực hiện

1. Chế phẩm: tiến hành pha chế phẩm ở dạng
dung dịch hòa tan, cứ 0,2kg chế phẩm pha với
50 lít nước. Nồng độ của dung dịch có thể thay
đổi tùy thuộc và độ ẩm của rơm, rạ sao cho khi
ủ rơm, rạ có độ ẩm đạt trên 80%.
2. Trải rơm, rạ sau khi thu hoạch trên địa điểm
lựa chọn, mỗi lớp rơm, rạ dày 30cm thì tưới 1
lượt dung dịch chế phẩm hòa tan và rắc mỏng
phân hóa học NPK. Nếu gia đình có phân
chuồng thì bổ sung thêm vào đống ủ.



Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân quy trình kỹ thuật

xử lý rơm thành phân hữu cơ


3. Sau khi tiến hành xong, đống ủ phải
được che đậy bằng nilon để đảm bảo vệ
sinh môi trường, giữ nhiệt và ẩm độ.
Màng nilon che đậy đống ủ được sử
dụng nhiều lần đến khi hỏng thì thu
gom bán cho người thu mua phế liệu để
tránh gây ô nhiễm môi trường.


4. Đảo trộn đống ủ: để cho rơm, rạ vụn
thêm và làm cho các loại vi sinh vật phân
bổ đều, tưới bổ sung duy trì ẩm độ (cách
kiểm tra độ ẩm: cầm nắm rơm, rạ vắt đều
thấy nước rỉ ra theo kẽ tay là được), trộn
đều giữa chỗ phân hủy tốt và chưa tốt, để
đảm bảo cần đảo trộn 2 lần; lần 1 sau ủ
10-12 ngày, lần 2 cách lần 1 là 10 ngày.


5. Sau 30 ngày trở đi tiến hành
kiểm tra chất lượng phân, nếu
đảm bảo yêu cầu phân ủ có thể
sử dụng để bón lót gối vụ hoặc
đánh gọn bảo quản bón cây vụ
đông.





Sơ đồ quy trình


Video quy trình xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR


III. Kết quả nghiên cứu.


Kết quả theo dõi

- Về biến động nhiệt độ của đống ủ
o
Các đống ủ đều tăng nhiệt độ cao, sau 5 ngày nhiệt độ đống ủ đã tăng lên trên 60 C, sau 15 ngày, nhiệt độ đống ủ đạt trung bình
o
là 69 C. Khoảng từ 25 ÷ 30 ngày, các đống ủ bắt đầu ổn định nhiệt độ. Ở công thức đối chứng, không bổ sung chế phẩm, nhiệt độ
o
đống ủ chỉ đạt cao nhất là 55,2 C ở giai đoạn 15 ngày ủ.
-Về biến động chiều cao đống ủ
Khi có bổ sung chế phẩm vi sinh vật, các đống ủ giảm chiều cao nhanh hơn so với đối chứng. Độ xẹp của đống ủ lớn nhất ở giai
đoạn 10 đến 15 ngày. Sau khi kết thúc quá trình ủ 30 ngày, chiều cao các đống ủ đều giảm trên 50 % so với ban đầu. Chiều cao các
đống ủ giảm nhanh hơn so với đối chứng không bổ sung chế phẩm (độ giảm chiều cao đống ủ ở công thức đối chứng không bổ sung
chế phẩm chỉ đạt 41% so với chiều cao ban đầu). Độ xẹp của đống ủ lớn nhất ở giai đoạn 10 đến 15 ngày. Ở giai đoạn cuối quá trình
ủ (ngày thứ 25 ÷ 30) độ giảm chiều cao đống ủ ít hơn cho thấy đống ủ đã ổn định.


- Về thời gian phân hủy rơm rạ
Vi sinh vật phát triển mạnh nhất ở 10 -15 ngày với nhiệt độ cao nhất đạt 690C và độ giảm chiều cao đống là 48,46%

ứng với pha log trong chu trình sống của vi sinh vật. Nhiệt độ đống ủ đi vào ổn định ở ngày thứ 25 ứng với pha cân bằng
hoặc pha diệt vong trong chu trình sống của vi sinh vật. Vì vậy phân ủ có thể sử dụng sau 25-30 ngày (30 -35 ngày đới
với mùa đông)
- Đánh giá chất lượng sản phẩm phân hữu cơ từ rơm rạ sau khi ủ
Kết quả phân tích cho thấy, phân hữu cơ từ rơm rạ có hàm lượng hữu cơ cao 49,1 – 55%. Tỉ lệ nitơ, phốt pho tương
đương với phân chuồng, hàm lượng kali cao. Hàm lượng vi sinh vật có ích đạt tiêu chuẩn của phân hữu cơ vi sinh vật.

-

Khối lượng phân hữu cơ sản xuất được

Sau khi ủ rơm rạ, khối lượng sản phẩm phân hữu cơ thu được đạt 40 ÷ 60% khối lượng rơm rạ đem ủ ban đầu (khối
lượng rơm rạ sau khi đã làm ẩm). Do vậy, tính giá trị trung bình, khối lượng phân hữu cơ thu được đạt 50% khối lượng
rơm rạ đem ủ.




Phân bón sản xuất từ rơm rạ bằng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR có chất lượng cao, không chứa các tác nhân
gây bệnh cho cây trồng do được ủ từ rơm, rạ.



Tác dụng cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu cho đất mà các loại phân vô cơ không có được, đặc biệt là hàm lượng các
chủng vi sinh vật có lợi rất cao như chủng phân giải hữu cơ, cố định đạm, phân giải lân.


III. Kết luận



Sử dụng chế phẩm sinh học trong sử lý rơm rạ được Bộ KH và CN đánh giá là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Được áp dụng ở nhiều nơi như: Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,….



Cần đưa công nghệ này ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và khí nhà kính sinh
ra khi đốt rơm rạ.



Theo tính toán, trong 1 tấn phân bón hữu cơ từ rơm, rạ có 10kg đạm; 9,5kg lân; và 21kg kali - như vậy cứ sử dụng 1
tấn phân bón này, người nông dân đã tiết kiệm được một lượng phân NPK tương đương gần 500 nghìn đồng.



Nếu xử lý 50% lượng rơm rạ cả nước trong một năm sẽ tương đương việc xây dựng một nhà máy sản xuất đạm công
suất 100.000 tấn/năm, một nhà máy sản xuất lân với công suất 95.000 tấn/năm, một nhà máy sản xuất kali với công
suất

210.000

tấn/năm.

Lợi

nhuận

thu

được


ước

đạt

5.300

tỷ

đồng/năm.


Tài liệu tham khảo






/>




/>


/> /> />mix-RR-tai-xa-Dong-Ha,xa-Hong-Giang-huyen-Dong-Hung
/> />%A9m+Fito-+Biomox+RR#tbm=isch&q=%
E1%BB%A7+r%C6%A1m&imgrc=n6VBJNl5aABu-M%3A

/>BA%A9m+Fito-+Biomox+RR#tbm=isch&q=ph%C3%A2n+b%C3%B3n+sau+khi+%
E1%BB%A7+r%C6%A1m+b%E1%BA%B1ng+ph%C3%A2n+vi+sinh+v%E1%BA%ADt&imgrc=YIt-3kwu1z-ER
M%3A




×