Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Hát XoanThen trong đời sống văn hóa của dân tộc Nùng tại Huyện Yên Thế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.16 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu
3. Mục đích
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Bố cục của đề tài
Chương 1. PHÁC THẢO DIỆN MẠO VĂN HÓA HUYỆN YÊN
THẾ TỈNH BẮC GIANG
1.1.Đặc điểm vị trí tự nhiên
1.2. Cư dân sinh sống
1.3. Kinh tế xã hội
1.4.1. Nguồn gốc lịch sử của hát Then cua người dân tộc Tày- Nùng
1.4.2. Phong tục tập quán
1.5.1. Cơ cấu tổ chức và thành viên trong sinh hoạt hát Then
1.5.3 Mục đích ca hát và trang phục
Chương 2. PHƯƠNG THỨC TRÌNH DIỄN VÀ TÍNH THỰC HÀNH
XÃ HỘI CỦA HÁT THEN TẠI HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG
2.1.1. Hát then trong nghi lễ phong tục
2.1.2. Nội dung chính cua Hát Then của dân tộc Tày - nùng
2.1.3. Hát Then trong tôn giáo tín ngưỡng
Chương 3. KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN HÁT THEN CỦA DÂN
TỘC TÀY NÙNG HIỆN NAY.
3.1. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển hát xoan trong giai đoạn
hiện nay
3.1.1. Những đề xuất kiến nghị
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nhận thức về vai trò của văn hóa ở nước ta
được nâng lên một tầm cao mới, đúng với giá trị đích thực của nó. Điều này
được thể hiện rất rõ qua sự khẳng định của nghị quyết đại hội lần thứ 4 ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng đã bàn, ra nghị quyết vễ xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong thời đại ngày nay là vấn đề
đâng được đặt ra một cách cấp bách, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều
giới và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhất là những nơi địa phương có
vốn văn hóa đặc thù.
Hát Then, một bộ phận cấu thành nên kho tang văn hóa truyền thống
quý báu của người Việt, là sản phẩm văn hóa tinhh thần được sinh thành ngay
trên mảnh đất cội nguồn dân tộc .Trải qua nhiều thời kì lịch sử, các thế hệ nối
tiếp nhau đã say mê sáng tạo, mài dũa, chắt lọc lưu truyền lại để nó trở thành
một loại hình ca hát độc đáo mang nhiều giá trị quí giá. Nhưng ngày nay, hình
thức hát Then xưa kia và những giá trị của nó đang bị mai một đi rất nhiều, có
nguy cơ bị lãng quên, vang bong trong đời sống văn hóa của cư dân bắc
Giang
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích nguồn gốc, lịch sử phát triển, lề lối tổ
chức quá trình diễn xướng, những đặc điểm cơ bản của Hát Then và bước đầu
thẩm định những giá trị và vai trò đích thực của Hát Then đối với đời sống
văn hóa củadân tộc Nùng Nghiên cứu Hát Then nhằm chỉ ra những nguyên
nhân thực trạng, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất phương hướng
bảo tồn và phát huy hát Then trong thời đại hiện nay
2



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập chung đi sâu vào nghiên cứu Hát Then– một di sản văn
hóa đặc sắc của dân tộc Nùng tại Huyện Yên Thế được tồn tại và phát triển
trong sinh hoạt văn hóa của dân chúng xưa và nay
Khảo sát thực trạng về hát Then–ở Huyện Yên Thế trong giai đoạn gần
đây
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu khoa học sử dụng những phương pháp sau:
Căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Hệ thống, tổng hợp, phân tích, so sánh, điều tra thu thập tài liệu. Xâm
nhập thực tế.
5. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có
cấu trúc gồm 3 chương:
Chương I: Hát XoanThen trong đời sống văn hóa của dân tộc Nùng tại
Huyện Yên Thế
Chương II: Phương thức trình diễn và tính thực hành xã hội
của hát Then
Chương III: Một số giải pháp bảo tồn và phát triển hát Then trong giai
đoạn hiện nay

3


Chương 1
PHÁC THẢO DIỆN MẠO HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG
1.1.

Đặc điểm vị trí tự nhiên


Yên Thế có địa hình đồi núi trung du, thuộc vùng Đông BẮc Việt Nam
nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, giáp giới với hai tỉnh Thái
Nguyên và Lạng Sơn. Địa hình thấp dần theo hướng Đông Nam, phía Bắc là
vùng núi thấp dưới chân dãy núi Bắc Sơn, mà dãy núi này hay được biết đến
hơn với cái tên cánh cung Bắc Sơn chạy từ Lạng Sơn sang Thái Nguyên (một
trong năm dãy núi hình vòng cung tạo nên nét đặc trưng của địa hình vùng
Đông Bắc). Phía Đông Nam huyện Yên Thế giáp huyện Lạng Giang, ranh
giới tự nhiên là con sông Thương một sông lớn trong hệ thống sông Thái
Bình, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tân Yên, đều của tỉnh Bắc Giang.
Phía Tây và phía Bắc Yên Thế giáp các huyện của tỉnh Thái Nguyên, kể từ
Tây lên Bắc lần lượt là: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai. Toàn bộ phía Đông
Yên Thế giáp với huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Chảy qua giữa huyện,
theo hướng Đông Nam là con sông Sói, một nhánh nhỏ đầu nguồn của sông
Thương
Diện tích tự nhiên của Yên Thế là 301,2575 km2
2. Dân cư
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 20 dân tộc chung sống như: Kinh, Tày,
Hoa, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chí, Mường, Thái, Khơ Me, H’Mông,... trong
đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số (84,1%); các dân tộc chiếm tỉ lệ nhỏ là Khơme (0,002%), H’Mông (0,002%), Thái (0,004%).
Dân số chia theo giới tính: Nam 781.560 người, chiếm 49,85%; nữ
785.997 người, chiếm 50,15%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân giai
đoạn 2000 - 2010 là 1,14%.Cư dân Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là
4


chủ yếu, một số địa phương có làng nghề truyền thống còn duy trì đến ngày
nay. Cơ cấu lao động giữa khu vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông
nghiệp đang có sự thay đổi theo quá trình thay đổi của tỉnh.
2.1.


Kinh tế - xã hội

Trải qua bao thế kỉ bao sự đổi thay, Huyện Yên Thế ngày nay với trên
0,6 triệu lao động, hang năm bổ sung gần 5000 lao động có trình độ đại học,
trung học chuyên nghiệp, công nhân kĩ thuật và tốt nghiệp phổ thông trung
học
Yên Thế có hệ thống giao thông đồng bộ gồm cả đường bộ, đường
thủy, chạy suốt chiều dài của tỉnh. Mạng lưới điện phủ gần khắp tỉnh, đủ đáp
ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội hiện tại và tương lai. Thông tin liên
lạc đã và đang được hiện đại hóa, thuận tiện cho việc giao lưu thông tin trong
nước và quốc tế.
Bên cạnh những mục tiêu phát triển kinh tế, Huyện Yên thế còn ưu tiên
phát triển văn hóa giáo dục nâng cao trình độ đội ngũ tri thức, nâng cao dân
trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, đặc biệt là ở các vùng
nông thôn, miền núi, vùng xa đô thị đưa khoa học kỹ thuật, thông tin vào
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đương nhiên, do nhu cầu
cuộc sống, sẽ nảy sinh đòi hỏi văn hóa cũng phải có bước phát triển đồng bộ
hòa nhập với sự phát triển kinh tế
2.2. Nguồn gốc lịch sử của hát then người dân tộc Tày - Nùng
Hát Then là loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp gồm: ca, nhạc, múa
và diễn trò. Theo người Tày, Then được hiểu là Thiên, chỉ trời. Về nguồn gốc
có nhiều ý kiến khác nhau song đa phần có cùng nhận định: hát Then có xuất
xứ từ Cao Bằng, khi nhà Mạc bị thất sủng. Hầu hết trong các lễ cúng của
người Tày đều có hát Then, hát Then không chỉ đơn thuần là một loại hình âm
nhạc hay diễn xướng dân gian mà có sự gắn kết chặt chẽ với tín
5


gưỡng. Trong cộng đồng Tày, các ông Then, Tào, Pụt, Mo là những
người có khả năng liên hệ với thần linh, tiếp cận với thế giới siêu nhiên, là

cầu nối giữa người trần với các đấng tự nhiên. Chính bởi đó họ có vai trò hết
sức quan trọng trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của cộng đồng. Then
được hát trong hầu hết các nghi lễ, hội với nhiều đường Then khác nhau tùy
thuộc vào mục đích của lễ cúng. Ngoài phần thuộc lễ nghi, diễn xướng then
còn có phần mang tính chất vui chơi mang đậm yếu tố sân khấu. Ông Then là
người thuộc nhiều đường Then và có căn Then. Người làm Then phải là
người cóMình pang Then(1) thích hợp cho việc làm thầy cúng, được cộng đồng
tín nhiệm, nể trọng. Cũng giống như Hầu đồng của người Việt, Then của
người Tày mượn lời ca, tiếng đàn cùng chùm xóc nhạc dẫn đường đến với các
đấng siêu nhiên để thỉnh cầu hay cảm tạ.
Trong Then có nhiều đường then như: Pang Khoăn, Thống Đẳm, Cấp
Sắc hay Cầu Hoa… Về dạng Then cũng lắm, trong mỗi dạng lại có nhiều điệu
hát khác nhau ví như cúng lễ có: Điệu khẩu tu (vào cửa trời); Pây mạ (đi
ngựa); Điệu đông mèng đông quảng (vào rừng ve); gọi vía; chèo thuyền vượt
khái… dùng trong các buổi Then chữa bệnh, hát hái hoa, nối số, tiêu hao tàn
(dành cho người chết), Then kỳ yên giải hạn… Với dạng hát vui như: Then
vào nhà mới, Then chúc thơ, Then tảo mộ, Then trong đám cưới (được đệm
bằng hồ hoặc đàn tính). Trong Then đại lễ, người ta thường thấy có hát múa,
hát điệu bốn, múa chầu, cùng với một số trò vui như Pắt phu (Bắt chồng), Pắt
slao báo (Bắt trai gái)…về nhạc dùng cho nhạc cụ của Then trong các nghi lễ
hay hội bao gồm: Khúc tính pây tàng, khúc tính tàng nặm, tàng bốc, khúc tính
chầu, khúc hoà tấu đàn tính và tam thập lục, khúc hoà tấu đàn tính và hồ
trung, khúc tính giã bạn. Các khúc Then được tạo nên một cách có hệ thống,
bài bản theo trình tự nội dung trình diễn. Không gian biểu diễn, hát Then
thường được trình diễn chủ yếu trong một không gian nhỏ hẹp như trong nhà
6


(trước bàn thờ) tuy nhiên đôi khi cũng được trình diễn trong một không gian
rộng như ngoài cánh đồng, phổ biến ở Lễ hội Lồng tồng vào dịp giêng hai.

2.3. Cơ cấu tổ chức và thành viên trong sinh hoạt hát Then
Khi vui người ta mời then, khi nhà có chuyện mời Then, người có bệnh
mời Then, người hiếm muộn mời Then, Then không thể thiếu trong đời sống
tinh thần và tâm linh của người Tày, nó đã trở thành một trong số tín ngưỡng
đặc thù của cộng đồng tộc người này. Theo quan niệm của người Tày có ba
tầng trời, mỗi Mường đều có người sinh sống, trần sao âm vậy và họ tin khi
tiếng đàn tính cùng lời Then cất lên là lúc các ông Then đang bắt đầu cuộc
hành trình với từng đường Then dẫn quan quân đi khắp ba tầng trời. Trong
tàng Then Thống Đẳm (đưa đười chết về Mường trời), hay Pang Khoăn, Cấp
Sắc, Cầu Hoa…đều thể hiện rất rõ quan niệm ấy. Qua lời Then người nghe có
thể biết được quan quân của Then đã đến đâu trên Mường trời. Lời then cũng
chỉ rõ đặc điểm của từng bản ở Mường Trời nơi quan quân Then đang qua.
Điệu then khi trầm khi bổng, đôi lúc sôi động gấp gáp kết hợp với động tác
mô phỏng cùng tiếng hò reo tạo khí thế quyết tâm của quan quân Then đồng
thời xuất hiện yếu tố thiêng. Đặc biệt là trong Thống Đẳm, điệu hát cùng
động tác lên ngựa hay đánh nhau với thủy quái, vượt Khái… khiến người xem
hồi hộp, nín thở. Khi lên ngựa Then hát rằng: Phạt cờ khửn bưởng lăng tứn
mạ/ Phạt cờ khửn bưởng nả tứn loan (phất cờ về phía sau lên ngựa/ phất cờ
về phía trước xuất quân) đồng thời tay Then mô phỏng theo câu hát. Tiếng
kèn mạy loi, tiếng trống mạy tảng reo lên, rồi cứ thế đoàn quan quân Then đi
hết từ pá nhả khâm thai đét (bãi trà may chết nắng), rồi pá nhả lẹp thai
mươi (bãi rau hẹ chết sương), đến ruộng rồi đến các bản trong Mường trời.
Lời then cứ thế thủ thỉ, sôi động rồi lại trầm buồn, ngẫm ngợi. Mỗi bản một
tâm trạng, một sắc thái, không khí. Có khi căng thẳng lo lắng, có lúc hồ hởi
vui tươi, tiếng đàn tiếng hát quyện với nhau hư ảo, tiếng xáu mạ rộn vang đưa
7


Then dần vào trạng thái tự thôi miên kiểu Shaman giáo của người Tungus ở
vùng Sibiri của Nga. Toàn bộ cuộc hành trình đưa linh hồn người chết về

Mường Đẳm đều gắn với đường Then Thống Đẳm, câu then khắc họa những
vất vả khó khăn của quan quân trên cuộc hành trình đó. Lời then khi đến chợ
Tam Quan thể hiện khát vọng một cuộc sống ấm no, đầy đủ, câu hát rộn rã,
tấp nập, hồ hởi, lạc quan, thấm vào từng cá thể đang sống nơi trần thế. Lời
Then cho người sống an tâm về linh hồn người đã mất. Những linh hồn ấy đã
được Then đưa về mường Tổ tiên, được mua sắm đầy đủ, ấm nó, có ruộng có
vườn, có trâu, có của. Còn với Pang Khoăn lời Then tạo niềm tin cho người
bệnh, những người đang gặp hoạn nạn khó khăn để vượt lên số phận, cải tạo
số phận, là liều thuốc giúp họ vượt qua mọi trở ngại bệnh tật để sống.
Then gắn với đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Tày, góp phần
làm nên bản sắc văn hóa của cộng đồng Tày – Nùng. Hát Then, đàn tính là
linh hồn cho các lễ nghi, hội hè. Tiếng đàn tính vang vọng, lời Then ngọt
ngào nồng ấm cùng yêu tố thiêng là món ăn tinh thần hơn tất thảy các món ăn
tinh thần khác. Trước hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể có tính nguyên
hợp hay một nghi lễ tôn giáo được diễn xướng bằng hình thức hát, hát kể có
kèm theo nhạc và nhảy múa, cùng những biểu tượng tôn giáo mang tính
tượng trưng như hát Then đã đặc biệt gây được sự quan tâm và chú ý không
chỉ với cộng đồng Tày – Nùng mà cả với các tộc người khác trong đại gia
đình các dân tộc Việt Nam. Điều đó được khẳng định qua Liên hoan hát then,
đàn tính lần I và II tại Thái Nguyên năm 2005, Cao Bằng 2007. Và vừa qua
Liên hoan hát then, đàn tính lần III tại Bắc Kạn đã được nhiều người háo hức
đón nhận. Hy vọng với sức hấp dẫn của hát Then, đàn tính, loại hình nghệ
thuật này sẽ không bị mai một và ngày phát triển hơn

8


2.4. Mục đích ca hát và trang phục
Đối với người Tày- Nug , chắc chắn ai cũng đều thích nghe hát Then.
Bởi hát Then là một loại hình diễn xướng dân gian rất dễ đi vào lòng người

với ca từ và âm nhạc rất hấp dẫn. Hát Then không phải chỉ là diễn xướng dân
gian đơn thuần, mà hoàn toàn mang phong cách bác học. Hát Then bao giờ
cũng được hát với đầy đủ nghi lễ và tổ chức ở nơi trang trọng nhất trong gia
đình, đó là gian nhà ở trước bàn thờ tổ tiên. Người hát Then bao giờ cũng hát
từng chương, từng khúc theo một trình tự và bài bản nhất định như trong sách.
Một cuộc hát Then có thể chỉ dài một đêm nhưng cũng có thể dài tới mấy
ngày đêm, thời gian dài hay ngắn tuỳ theo mục đích của đêm hát Then và yêu
cầu của gia chủ.
Có thể ví hát Then như là một bộ trường ca khổng lồ, trong bộ trường
ca khổng lồ ấy bao gồm có nhiều trường ca nhỏ. Trong mỗi trường ca nhỏ lại
được chia ra thành các chương, các đoạn và mỗi chương đoạn đều có cách hát
khác nhau, sự hấp dẫn cũng khác nhau.
Hát Then thực sự đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố nghệ thuật
diễn xướng dân gian và nghệ thuật bác học. Qua Then, cho thấy sinh hoạt văn
hoá tâm linh của người Tày đã đạt đến đỉnh cao.
Phần lời của hát Then mang đậm chất văn học. Nếu tách phần lời ra
khỏi nhạc thì đó sẽ là những trường ca dài khác nhau.
Hát Then đã từng có thời kỳ bị nhà nước coi là mê tín dị đoan, còn
những người hát Then bị cho là những kẻ gieo rắc u mê cho dân chúng, nên
họ bị cưỡng ép đến các "trại cải tạo" (thực tế là nhà tù) để học tập cho tiến bộ.
Sau đó từng người còn phải viết cam kết với chính quyền từ nay trở đi sẽ
không bao giờ hát Then nữa. Những đợt giam giữ và cải tạo có khi đến một
vài tháng nhưng sau khi được thả trở về nhà người ta vẫn lại cứ hát Then.

9


Hát Then rất nhân văn, phần ca từ của hát Then có giá trị về mặt văn
học rất cao. Ví dụ, như trường ca Khảm hải (Vượt biển) dài 650 câu đã được
đưa vào giảng dạy ở trong nhà trường.

Ở thời điểm đó, những người làm Then đều đã bị bắt đi cải tạo giam
giữ, hàng trăm cuốn sách chép lời Then cùng hàng ngàn cây đàn tính dùng để
đệm hát Then đều bị đem đốt. Cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nước
nếu ai hát Then thì sẽ bị xử lý kỷ luật.
Đó là những tháng ngày đáng buồn và ảm đạm nhất của hát Then.
Không chỉ riêng ông bị công an giám sát và tư liệu về then bị tịch thu mà cả
nghệ sĩ hát Then Hoàng Thị Quỳnh Nha công tác cùng cơ quan với ông cũng
bị như vậy.
Nghệ sĩ ưu tú Hoàng Thị Quỳnh Nha, sinh năm 1941 - Quê ở bản Bó,
xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Chị cũng là cán bộ Sở Văn
hoá - Thông tin Cao Bằng. Nhưng lúc đó chị vẫn hy vọng đến một ngày nào
đó có thể nhà nước sẽ thay đổi chính sách, sau này chị được nhà nước phong
tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú hát Then vào năm 1993.
Ông Hoàng Hoa Cương cũng cho hay thêm là vào thời điểm ấy, tất cả
những người hành nghề hát Then ở trong tỉnh Cao Bằng đều bị bắt giam để
tập trung cải tạo và bị tịch thu tất cả mọi dụng cụ hành nghề như sách vở ghi
chép, đàn tính, chiêng, trống... Mặc dù công an rất muốn bắt ông, luôn rình
mò ông nhưng họ đã không bao giờ có đủ bằng chứng để bắt.
Cũng theo lời nhạc sĩ Hoàng Hoa Cương, chỉ một thời gian sau, khi ông
vẫn còn công tác ở Sở Văn hoá - Thông tin Cao Bằng thì chính quyền tự
nhiên quên đi cái chính sách bắt buộc người dân phải từ bỏ hát Then. Đến
thời kỳ đất nước đổi mới, việc cấm kỵ đối với Then hoàn toàn không còn. Với
tư cách trưởng đoàn văn công tỉnh Cao Bằng, ông Hoàng Hoa Cương đã cho
mở trường dạy hát Then.
10


Trong thực tế Then đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với các nhạc sĩ
trong nước, từ buổi đầu lên tham gia kháng chiến ở Việt Bắc. Một số bài hát
của các nhạc sĩ người Kinh đã lấy giai điệu từ Then như Tiếng hát giữa rừng

Pác Bó của Nguyễn Tài Tuệ; Việt Bắc nhớ Bác Hồ, Suối Lê - nin của Phạm
Tuyên; Ca ngợi đảng cộng sản Việt Nam của Đỗ Minh...
Hát Then của người Tày- Nùng trong những năm qua đã phải trải biết
bao thăng trầm. Còn hôm nay, hát Then đang trên đường dần khôi phục và
tiếp tục phát triển. Các cuộc liên hoan hát Then đã góp phần tiếp sức cho
Then đi vào quần chúng và phát triển mạnh mẽ hơn.

11


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG THỨC TRÌNH DIỄN VÀ TÍNH THỰC HÀNH XÃ HỘI
CỦA HÁT THEN TẠI HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG
2.1. Hát then trong nghi lễ phong tục
Mùa xuân gắn với những làn điệu dân ca mượt mà đằm thắm, dân ca,
dân vũ của đồng bào dân tộc Tày, Nùng tỉnh Bắc Giang cũng mang trong
mình những nét văn hoá độc đáo, mang bản sắc riêng. So với các dân tộc ít
người ở Bắc Giang, người Tày và người Nùng có dân số đông hơn, người
Nùng khoảng 67.000 người, người Tày xấp xỉ 38.000 người. Vào những năm
đầu của thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, người Tày, Nùng di cư từ Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Bắc Giang, tập trung ở 5 huyện: Yên
Thế, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động. Họ sống và định cư độc
lập ở các làng bản riêng và có truyền thống văn hóa, phong tục tập quán riêng.
Bản sắc văn hoá âý trải qua nhiều bước thăng trầm vẫn tồn tại trong đời sống
văn hoá tinh thần của người Tày, người Nùng đến ngày nay. Đặc biệt những
làn điệu dân ca được bảo tồn và phát huy rất tốt như Soong hao, Sli, Lượn,
Then...
Then là hình thức sinh hoạt văn hoá tâm linh có từ lâu đời, và đã trở
thành nét đẹp văn hoá truyền thống của người Tày, Nùng.Với những nét độc
đáo riêng đó là sự kết hợp hài hoà giữa chất thiêng và chất văn nghệ. Có thể

nói Then là hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể có tính nguyên hợp, là hình
thức nghi lễ diễn xướng nghệ thuật tổng hợp gồm có hát, nhạc, múa, trang
phục. Nói cách khác, âm nhạc là điều kiện cần và đủ để giúp Then nhập hồn
và thoát hồn, khả năng đó nếu không có âm nhạc Then sẽ không làm được.
Việc trở thành ông Then, bà Then không phải do con người ta tự lựa chọn
theo sở thích, ý muốn mà chỉ một số người có căn số ma Then nhập vào và trở
thành Then. Những người này dù muốn hay không thì trước sau phải xuống
12


Then, tuổi thành Then không cố định, có người xuống Then khi 12, 13 tuổi,
cũng có khi 30, 40 tuổi mới thành Then. Các ông Then, bà Then còn lại hiện
nay vẫn giữ được đầy đủ nghi lễ của loại hình nghệ thuật dân gian này từ
trang phục, đàn tính, nhạc xóc..
Nghệ thuật hát then là sự tổng hợp hài hòa nhuần nhuyễn của nhiều yếu
tố như: âm nhạc, múa, hát, hội họa, văn học, ngôn ngữ, tín ngưỡng tâm linh,
phong tục tập quán... thể hiện một cách sinh động và hấp dẫn về nhân sinh
quan, thế giới quan, tư tưởng, tình cảm và khát vọng của đồng bào Tày, Nùng,
Thái đối với thiên nhiên, xã hội và cuộc sống.
Theo quan niệm dân gian, then có nghĩa là thiên, thiên tức là "trời". Hát
then được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại. Chính vì thế, trong đời sống
của người Tày cổ, nó được dùng trong những sự kiện trọng đại hay lễ cầu an,
cầu mùa, gọi hồn… giúp gửi lời cầu khấn đến nhà trời. Những ông then, bà
then chính là sứ giả của thần thánh, là người giúp họ gửi vía cầu thần, chuyển
tải tâm tư, nguyện vọng của gia chủ tới thần linh.
Cộng đồng người Tày, Nùng, Thái vẫn lưu truyền câu chuyện, trong
một giấc mơ vàng, họ được ban cho cây đàn trời (tính) và dạy cho các bài hát
then. Tiếng đàn ngân nga, lời hát dìu dặt, đưa tâm hồn người nghe dù già hay
trẻ, con gái hay con trai vào trạng thái bồng bềnh, mơ màng, huyền ảo...
"không mắt nào nhắm nổi, không tai nào có thể làm ngơ".

Hát then phải có đàn tính, nếu không "nó như bát cơm thiếu muối",
tiếng hát không có hồn, không bay cao, vang xa. Khi kết hợp giữa đàn tính
với chùm xóc nhạc đeo vào ngón chân cái, phối hợp nhịp nhàng cùng giai
điệu trầm bổng sẽ tạo nên một không gian đầy sức mê hoặc.
Phải xem và nghe then mới thấy phục những người hát then làm lễ.
Giống như một diễn viên phải thể hiện nhiều vai cùng lúc, người được gọi là
ông then, bà then miệng vừa hát theo những giai điệu biến chuyển linh hoạt,
13


mặt vừa diễn theo những cung bậc cảm xúc, tay múa lúc chậm lúc nhanh,
chân đi nhạc ngựa lúc khoan lúc nhặt, thỉnh thoảng lại diễn tả những động tác
cưỡi ngựa, phất quạt, nhai chén…
Vì thế, những thầy then, đặc biệt là những thầy đã đạt đủ 13 quai thang bậc cao nhất của những người biết hát then làm lễ luôn được dân làng
tin tưởng, kính trọng. NSƯT người Nùng - Triệu Thủy Tiên (nguyên Trưởng
đoàn Văn công Băc Giang ), chia sẻ: "Thầy then là những người hát hay, đàn
giỏi, lịch lãm, am hiểu văn hóa bản địa".
Nếu then Tày có hai dòng nam và nữ, thầy then vừa gảy đàn vừa hát kết
hợp chùm xóc nhạc đeo ở ngón chân cái đệm thì then Nùng lại do phụ nữ đảm
nhận không phân biệt hai dòng. Then của người Thái trắng tương tự then
Nùng, khi hành lễ, bà then tự đàn hát có người phụ giúp xóc nhạc đi cùng.
Như cây đa nhiều cành, nhiều rễ lan tỏa khắp nơi, ở đâu có dân tộc Tày,
Nùng, Thái thì ở đó có hát then. Khi tiếng hát cất lên, người ta nhận ra đó là
then ở tỉnh nào, huyện nào. Ở mỗi vùng, làn điệu then lại có những nét độc
đáo riêng: Then Lạng Sơn tha thiết, đằm thắm; then Tuyên Quang dồn dập,
mạnh mẽ như thúc quân ra trận; then Hà Giang nhấn nhá từng tiếng một, dìu
dặt, ân tình; then Bắc Kạn thì thủ thỉ, tâm tình...
Là loại hình diễn xướng tổng hợp được thể hiện trong không gian nghi
lễ nhuốm màu sắc tâm linh, thần thoại nhưng kỳ thực, những lời ca then lại sử
dụng ngôn từ tượng hình, tượng thanh, lối so sánh, ví von phong phú, vô cùng

bình dị, giàu hình ảnh, khi là lời tri ân hướng tới ông bà tổ tiên, khi tái hiện
cuộc sống của người dân buôn làng từ lúc ở chốn đời thường đến khi về cõi
ma mị.
2.2. Nội dung của làn điệu Then của đồng bào Tày Nùng
Về cơ bản có thể chia công việc Then ra thành 4 nội dung:

14


Then chúc tụng: Khi gia đình có việc vui mừng mà kinh tế khá họ sẽ
mời Then đến hát vui văn nghệ. Loại Then này người đến hát Then có thể là
thày Then hoặc là những người biết hát Then biểu diễn.
Then bói: Là loại Then có thể biết được tướng số của người khác.
Người đến xem phải mang theo một bát gạo, tiền vàng và đặt lễ lên ban thờ.
Thày gảy đàn và hát, cứ sau mỗi lời hát thì thày lại quay ra phán một vấn đề
gì đó, có thể là về đường đời, công danh, sự nghiệp hay đuờng tình duyên…
Cách xem bói này là nét đặc trưng của những nghệ nhân làm Then, khác hẳn
với cách xem của các thày thuộc dân tộc khác là họ đã đưa âm nhạc vào khi
xem tướng số.
Then cầu yên, giải hạn: Là loại Then tiểu lễ được thực hiện theo yêu
cầu của gia chủ, gồm các loại lễ như: chúc phúc, thượng thọ, nối số bắc cầu,
kéo dài tuổi thọ, gọi vía trẻ đi lạc, cầu tự, giải phiền muộn…Then cầu yên
thường diến ra vào đầu năm với mục đích cầu yên, giải hạn cho cả gia đình
trong năm đó. Then giải hạn liên quan đến sự ốm đau, bệnh tật thất thường
được làm bất kỳ thời gian nào trong năm.
Hội Then (lẩu Then): Là loại Then đại lễ do nhiều thày Then tổ chức
tại nhà Then để dâng cúng lễ vật cho tổ nghề...
Qua điều tra cho thấy hầu hết các nghệ nhân đều làm các loại Then
giống nhau: cầu an, giải hạn, kỳ yên trấn trạch, mừng thọ, cúng mụ, tạ mồ tạ
mả, chữa bệnh, xem bói. Thời điểm làm Then diễn ra vào ban ngày hay ban

đêm là tuỳ vào việc xem ngày tốt, giờ tốt.
Để tiếp tục bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của các dân tộc
ít người, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng đề án phát triển phong trào hát Then.
Theo đó, toàn bộ những xã có bà con dân tộc Tày, Nùng sinh sống đều được
chọn để thành lập một đội văn nghệ quần chúng. Sở Văn hóa - Thể thao và
Du lịch đã mở các lớp học hát Then, góp phần khơi dậy phong trào hát Then
15


trong thế hệ trẻ. Hiện nay, phong trào hát then, đàn tính cũng đang được phục
hồi và phát huy, nhất là loại hình đặt lời mới cho hát Then như ở Tân Sơn
(Lục Ngạn), Hữu Sản, Vĩnh Khương (Sơn Động), Hương Sơn (Lạng Giang),
Vô Tranh (Lục Nam), Canh Nâụ (Yên Thế)... Với giá trị nghệ thuật độc đáo,
hát Then, đàn tính đã ngày càng khẳng định sức sống, sức truyền cảm của
mình, góp phần vào tinh hoa của di sản văn hoá dân tộc.
Hiện nay, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang đang tiếp tục
nghiên cứu về hát Then- đàn tính ở các làng bản, tăng cường công tác tuyên
truyền làm cho mọi người hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về loại hình di sản văn
hoá phi vật thể này. Làm tốt công tác nghiên cứu, chúng ta sẽ có cách nhìn
nhận đánh giá đúng thực trạng về quy trình hình thành, giữ gìn, trao truyền,
tiếp tục sáng tạo kho tàng then ở mỗi làng, mối bản. Từ đó có ứng xử đúng
đắn với loại hình di sản văn hoá này.Và mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã ra
Quyết định ( số 364/QĐ-UBND) thành lập Hội đồng thẩm định Hồ sơ khoa
học di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ VHTT&DL đưa vào
danh mục các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong đó có nghi lễ hát
Then. Và nhằm mục đích tiến tới quá trình lập hồ sơ trình Unesco công nhận
hát Then, đàn tính là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
2.3. Hát Then trong tôn giáo và tín ngưỡng
Ở khía cạnh tôn giáo, tín ngưỡng, Then là nghi lễ có khả năng chữa
bệnh, gắn chặt với đời sống tâm linh của cộng đồng. Ở khía cạnh nghệ thuật,

Hát Then gắn liền với hình ảnh cây Tính tẩu, trở thành một biểu tượng cho
bản sắc văn hóa nghệ thuật của các cư dân Tày-Nùng-Thái.
Với những giá trị của Then, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đã
đề xuất với Bộ VHTTDL, Cục Di sản văn hóa cho phép xây dựng hồ sơ quốc

16


gia về Then nhằm đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hội thảo là dịp để nhìn nhận lại thực trạng, sự quan tâm của cộng đồng
người dân và ứng xử của chính quyền đối với loại hình văn hóa Then tín
ngưỡng cũng như loại hình Hát Then nghệ thuật như thế nào, từ đó đưa ra
những giải pháp làm gì để bảo tồn và lưu giữ được những giá trị của Then.
Được biết, sau hội thảo này, cuối năm nay, Học viện Âm nhạc quốc gia
Việt Nam cũng sẽ tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về di sản Hát Then. Bên
cạnh đó, Học viện cũng sẽ phối hợp với 12 Sở VHTTDL của các tỉnh lưu giữ
nghệ thuật Hát Then để xây dựng chương trình hành động nhằm thống nhất
xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận Hát Then là Di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại./.

17


Chương 3.
KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN HÁT THEN
CỦA DÂN TỘC NÙNG TÀY HIỆN NAY
3.1. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển hát Then trong giai đoạn hiện
nay
Cũng như rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác, hát Then

đang đứng trước nguy cơ mai một. Để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật
của hát Then, các nhà nghiên cứu, các tỉnh có đồng bào dân tộc Tày, Nùng,
Thái sinh sống đã có những hành động tích cực và cụ thể góp phần bảo tồn
nghệ thuật này. Được biết đến là một di sản văn hóa – nghệ thuật truyền thống
độc đáo của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía bắc như
Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn BẮc Giang… then được lưu giữ,
phát triển thành một không gian văn hóa hát then – đàn tính hết sức đồ sộ về
khối lượng, phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức biểu diễn. Trải qua
nhiều năm, một số đồng bào người dân tộc ở phía bắc đã di cư đến phía Nam
sinh sống và mang theo loại hình này vì vậy hiện nay ở một số tỉnh phía nam
cũng thấy xuất hiện nghệ thuật hát then.
Vốn không chỉ đơn thuần là một loại hình nghệ thuật diễn xướng, hát
then còn là một hình thức tín ngưỡng lâu đời của người đồng bào dân tộc.
Truyền thuyết kể rằng: Nhà Mường Then có 22 vạn gian nhà, nhà Then rộng
mở khang trang, tha hồ cho đôi con Rồng đùa nhau bay lượn khắp các gian
nhà Then, đàn voi, đàn ngựa có thể chạy nước đại trên sân nhà Then. Nhà
Mường Then cái gì cũng đẹp vì vậy người trần muốn đến được nhà Mường
Then để ngắm phong cảnh và cầu xin cho con người ai ai cũng được khỏe
mạnh, xinh đẹp, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt...

18


Chính vì hát then gắn với tín ngưỡng của đồng bào dân tộc nên loại
hình nghệ thuật này đươc lưu giữ và truyền lại cho biết bao thế hệ. Tuy nhiên
trên thực tế hiện nay, cũng như nhiều loại hình văn hóa phi vật thể khác, hát
then đang đứng trước nguy cơ mại một trong xã hội phát triển. Lý do là bởi
lớp nghệ nhân đã quá già, thiếu những thế hệ kế cận, bên cạnh đó không gian
diễn xướng cho loại hình nghệ thuật này cũng đang mất dần trong cơn lốc đô
thị hóa. Để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của hát Then những năm

vừa qua các tỉnh, địa phương có người dân tộc Tày, Nùng đã có những hành
động cụ thể như: Tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức mời các nghệ nhân hướng dẫn,
truyền dạy cho thế hệ trẻ thông qua các lớp học do Sở VHTTDL tỉnh tổ chức.
Trong các dịp lễ, tết, hội làng… tỉnh luôn đưa hát then vào chương trình biểu
diễn chính… Tại Quảng Ninh, ngoài việc hỗ trợ các lớp học UBND tỉnh còn
tuyên truyền tích cực cho loại hình nghệ thuật này. Vì thế đến nay một số xã,
huyện tại Quảng Ninh luôn vang lên tiếng hát then trong các dịp cưới hỏi, lễ
cầu an, chúc thọ ông bà. Tỉnh còn xây dựng hẳn một đề án bảo tồn và phát
huy nghệ thuật này. Còn ở tỉnh Tuyên Quang – một trong những tỉnh tích cực
nhất trong việc tìm các giải pháp bảo tồn thì năm nào cũng có đến mấy lớp
học được tỉnh tổ chức. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Vũ Phan – Giám đốc Sở
VHTTDL tỉnh cho biết thì mặc dù tỉnh tổ chức rất nhiều các lớp học song số
lượng các bạn trẻ tham gia không nhiều. Tại tỉnh BẮc Giang chỉ có 4 nghệ
nhân nắm giữ làn điệu then cổ thì 2 nghệ nhân đã khuất núi, hát then giờ bị trẻ
hóa nhiều, lời then đa phần được đặt lời mới. Điều đáng lo nhất theo ông
Nguyễn Vũ Phan là người dân tộc Nùng hiện nay phần nhiều không nói được
tiếng mẹ đẻ, đây là một thực trạng ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc bảo tồn
hát then. Tại tỉnh Lạng Sơn thì dự án bảo tồn đã được hoành thành trên giấy
nhưng lại không có kinh phí thực hiện,

19


Như vậy có thể thấy, mặc dù các tỉnh đã có nhiều những hành động tích
cực cho việc bảo tồn loại hình nghệ thuật độc đáo của đồng bào dân tộc song
kết quả thì vẫn còn hạn chế. Về vấn đế này, ông Nguyễn Vũ Phan đã có ý
kiến: Yếu tố quyết định là phải coi trọng vai trò của các nghệ nhân, hạt nhân
văn hóa dân tộc Tày. Từ trước tới nay, mới chỉ là sự coi trọng về mặt tinh
thần, động viên, cổ vũ, đến giờ cần phải quan tâm vật chất, dành một phần
kinh phí thỏa đáng hỗ trợ hoạt động của các nghệ nhân để họ truyền dạy làn

điệu Then cho thế hệ trẻ và đào tạo người kế nghiệp. Không ai có thể thay các
nghệ nhân đào tạo người kế nghiệp mà phải do chính các nghệ nhân đảm
nhiệm. Đồng thời, hàng năm các địa phương cần tổ chức hội nghị tôn vinh
các nghệ nhân, hạt nhân văn hóa dân gian để động viên, cổ vũ những người
có đóng góp tích cực đối với đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nhạc sĩ
Lương Nguyên, người từng làm Tổng đạo diễn Liên hoan hát Then – đàn
Tính thì lại cho rằng: Muốn bảo tồn hát Then phải để cho nó được sống trong
cộng đồng. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ giữ vai trò định hướng chứ không
thể làm thay…
Sắp tới đây, Liên hoan nghệ thuật Hát Then, đàn Tính toàn quốc lần thứ
IV tại tỉnh Lạng Sơn, năm 2012 sẽ được tổ chức từ ngày 02 tháng 11 đến
ngày 06 tháng 11. Liên hoan không chỉ là cơ hội giao lưu giữa các tỉnh có
nghệ thuật hát then, đàn tính, giới thiệu loại hình nghệ thuật đến với đông đảo
công chúng mà còn là một hành động thiết thực trong công tác bảo tồn, phát
huy giá trị nghệ thuật của di sản văn hóa này
3.1.1. Để hát Then còn lưu truyền mãi muôn đời
Có lẽ chính vì thế mà Hội thảo “Bảo tồn và phát huy hát Then, đàn
Tính trong giai đoạn hiện nay” đã trở thành một trong những điểm nhấn quan
trọng của Liên hoan hát Then, đàn Tính lần thứ 4, diễn ra tại Lạng Sơn từ
ngày 2-6/11/2012. Tại Hội thảo này, các chuyên gia, nhà quản lý về văn hóa
20


đã đóng góp rất nhiều ý kiến nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu để bảo tồn
và phát triển môn nghệ thuật đặc sắc này.
Bàn về thực trạng của hát Then trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các
chuyên gia đều khẳng định: Hát Then là một di sản văn hóa – nghệ thuật
truyền thống độc đáo của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi
phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn… Then được lưu giữ,
phát triển thành một không gian văn hóa hát Then, đàn Tính hết sức đồ sộ về

khối lượng, phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức biểu diễn.
Trải qua nhiều năm, một số đồng bào người dân tộc ở phía Bắc đã di cư
đến phía Nam sinh sống và mang theo loại hình này. Vì vậy, hiện nay ở một
số tỉnh phía nam như: Đắk Lắk, Đắk Nông... cũng thấy xuất hiện nghệ thuật
hát Then.
Vốn không chỉ đơn thuần là một loại hình nghệ thuật diễn xướng, hát
Then còn là một hình thức tín ngưỡng lâu đời của đồng bào dân tộc Tày,
Nùng, Thái. Then gắn liền với cuộc sống của người dân, vì thế dù buồn, dù
vui...người ta cũng hát Then để giãi bày tâm sự với trời, đấng bề trên. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay, trong cơ chế thị trường, cũng như nhiều loại hình văn
hóa phi vật thể khác, hát Then đang đứng trước nguy cơ mai một. Nguyên
nhân chính là bởi càng ngày, lớp nghệ nhân nắm giữ kho tàng Then cổ là
những ông Then, bà Then (thực chất là những thầy cúng) ngày càng già yếu,
có người đã qua đời mà không truyền lại được cho thế hệ sau. Trong cơ chế
thị trường, không gian diễn xướng cho loại hình nghệ thuật này cũng đang bị
co hẹp. Lớp trẻ thì không mặn mà với nghệ thuật truyền thống của cha ông,
nhiều thanh niên dân tộc hiện nay còn không biết tiếng mẹ đẻ, vì vậy việc bảo
tồn “đặc sản” này đã khó mà việc phát triển nó lại càng khó hơn.
Để bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Then, đàn Tính, những năm
qua, các tỉnh, địa phương có loại hình nghệ thuật này đã có những việc làm cụ
21


thể như: mở lớp truyền dạy cho các học viên, tuyên truyền quảng bá và xây
dựng các đề án bảo tồn... Thế nhưng, thực tế kết quả thu được vẫn rất hạn chế.
Số lượng các bạn trẻ tham gia các lớp học không nhiều. Số nghệ nhân truyền
dạy ngày càng ít. Hiện nay, các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang mỗi tỉnh chỉ
còn 2 nghệ nhân nắm giữ làn điệu Then cổ. Tỉnh Lạng Sơn, địa phương được
chọn tổ chức Liên hoan hát Then, đàn Tính toàn quốc lần này vốn vẫn là nơi
có phong trào xây dựng các đội văn nghệ, phát huy di sản hát Then - đàn

Tính, thì hiện các nghệ nhân còn nắm giữ bí quyết Then cổ cũng vẻn vẹn chỉ
có hai cụ cao tuổi. Một cụ năm nay đã 90 tuổi, có thể ra đi bất cứ lúc nào và
một cụ thì cũng đã ở tuổi 73. Không những thế, hiện nay hát Then hầu hết
được đặt lời mới cho phù hợp với giới trẻ. Vì vậy, Then cổ đã được cải biên
đi rất nhiều...
Để việc bảo tồn và phát triển hát Then đạt hiệu quả, các chuyên gia
là những giáo sư nghiên cứu về văn hóa dân tộc và các nhà quản lý là giám
đốc các Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch các tỉnh đều cho rằng, vấn đề tiên
quyết là phải cần có chính sách đãi ngộ nghệ nhân hát Then hợp lý, không chỉ
mang tính chất khuyến khích mà còn phải xem đó như là yếu tố chính để
“hút” giới trẻ tham gia vào việc lưu giữ, bảo tồn và phát triển loại hình nghệ
thuật này.
Theo TS.Trần Hữu Sơn - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Lào Cai, với chính sách hiện nay, các nghệ nhân - những “báu vật sống” - mới
chỉ được quan tâm, coi trọng về mặt tinh thần mang tính chất động viên, cổ vũ
chứ chúng ta chưa quan tâm, đầu tư vật chất, dành một phần kinh phí thỏa
đáng để hỗ trợ cho các nghệ nhân truyền dạy làn điệu Then cho thế hệ trẻ và
đào tạo người kế nghiệp.
Ở một góc nhìn khác, theo PGS.TS Lê Văn Toàn, Viện trưởng Viện
Âm nhạc Việt Nam, để bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Then, bên cạnh
22


việc cần phải xây dựng cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý đối với các
nghệ nhân - "báu vật sống” đang lưu giữ kho tàng nghệ thuật cổ quý giá thì
các cơ quan cũng phải tiến hành kiểm kê, thống kê tư liệu, tài liệu một cách
nghiêm túc, tỉ mỉ di sản văn hóa hát Then từ quá khứ đến hiện tại ở các địa
phương, từ đó mới đưa ra được các biện pháp bảo tồn cụ thể và hữu hiệu. Và,
một trong những vấn đề quan trọng không kém khi bảo tồn và phát triển nghệ
thuật hát Then là phải phát huy được ý thức tự giác và sự trân trọng với di sản

văn hóa của người dân. Hàng năm, các nơi cần tổ chức những hoạt động liên
hoan giao lưu hát Then ở mọi cấp và có biểu dương, khen thưởng kịp thời
những đơn vị làm tốt. Đây cũng chính là đòn bẩy quan trọng để quảng bá, giới
thiệu, đưa nghệ thuật hát Then của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đến
được với đông đảo đồng bào trong và ngoài nước./.
3.1.2.. Những đề xuất kiến nghị
“Đặc sản” tinh thần
Các đại biểu đã trình bày hơn 20 tham luận về vai trò, vị trí của then
nghi lễ, hát then nghệ thuật trong đời sống văn hóa của người Tày - Nùng Thái, sự quan tâm của thế hệ trẻ cũng như việc bảo tồn, phát huy giá trị của
then trong cộng đồng người dân...
Theo bà Vi Thị Tỉnh - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, then là
từ tín ngưỡng của người dân tộc Tày - Nùng - Thái về một thế giới thần bí,
nơi đó có những nhân vật và sức mạnh kỳ diệu. "Lời then là những câu chữ
được dân gian chắt lọc, gọt giũa, là những ngôn từ tượng hình, tượng thanh,
lối so sánh ví von phong phú, mộc mạc giàu hình ảnh, gần gũi với cuộc sống
đời thường” - bà Tỉnh cho biết. then là sự hỗ dung giữa tín ngưỡng dân gian
bản địa và những giao lưu, ảnh hưởng của tam giáo. Then sản sinh và tích hợp
các giá trị văn hóa nghệ thuật, trở thành một thể thức sân khấu tâm linh, thỏa
mãn các nhu cầu tâm linh và thưởng thức văn hóa nghệ thuật của quần chúng
23


nhân dân. Vì thế cần phải có chiến dịch tuyên truyền quảng bá sâu rộng để
nhiều người dân trong nước và quốc tế biết đến “di sản tinh thần” này.
Cần tôn vinh nghệ nhân
Đại diện Sở VHTTDL Bắc Giang cho rằng, tại Bắc Giang, hát then
đang bị mai một khi hầu hết các bản làngngười Tày còn rất ít nghệ nhân cao
tuổi đánh được đàn tính, thuộc nhiều bài hát then cổ, còn thế hệ trẻ chỉ biết
qua loa hoặc không mấy quan tâm. Và bởi vậy, điều cần nhất là Nhà nước
phải có chính sách, chế độ tôn vinh nghệ nhân, người có công, tâm huyết lưu

giữ, truyền dạy nghệ thuật hát then cổ, đồng thời hình thành các CLB then,
dạy cho thế hệ trẻ...
Cần nghiên cứu, sưu tầm chuyên sâu để từ đó xuất bản thành sách giới
thiệu về then nói chung và hát then nói riêng trong cộng đồng người Tày Nùng - Thái. Ngoài ra, chúng ta nên quay phim các nghi lễ và sinh hoạt của
then, in đĩa phát cho dân để bà con tự học tập, trao truyền; tăng cường giới
thiệu trên truyền hình, truyền thanh, mạng Internet nhằm khích lệ người dân
giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị then ngày một tốt hơn.

24


KẾT LUẬN
Nghệ thuật hát then là sự tổng hợp hài hòa nhuần nhuyễn của nhiều yếu
tố như: âm nhạc, múa, hát, hội họa, văn học, ngôn ngữ, tín ngưỡng tâm linh,
phong tục tập quán... thể hiện một cách sinh động và hấp dẫn về nhân sinh
quan, thế giới quan, tư tưởng, tình cảm và khát vọng của đồng bào Tày, Nùng,
Thái đối với thiên nhiên, xã hội và cuộc sống.
Theo quan niệm dân gian, then có nghĩa là thiên, thiên tức là "trời". Hát
then được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại. Chính vì thế, trong đời sống
của người Tày cổ, nó được dùng trong những sự kiện trọng đại hay lễ cầu an,
cầu mùa, gọi hồn… giúp gửi lời cầu khấn đến nhà trời. Những ông then, bà
then chính là sứ giả của thần thánh, là người giúp họ gửi vía cầu thần, chuyển
tải tâm tư, nguyện vọng của gia chủ tới thần linh.
Cộng đồng người Tày, Nùng, Thái vẫn lưu truyền câu chuyện, trong
một giấc mơ vàng, họ được ban cho cây đàn trời (tính) và dạy cho các bài hát
then. Tiếng đàn ngân nga, lời hát dìu dặt, đưa tâm hồn người nghe dù già hay
trẻ, con gái hay con trai vào trạng thái bồng bềnh, mơ màng, huyền ảo...
"không mắt nào nhắm nổi, không tai nào có thể làm ngơ".
Hát then phải có đàn tính, nếu không "nó như bát cơm thiếu muối",
tiếng hát không có hồn, không bay cao, vang xa. Khi kết hợp giữa đàn tính

với chùm xóc nhạc đeo vào ngón chân cái, phối hợp nhịp nhàng cùng giai
điệu trầm bổng sẽ tạo nên một không gian đầy sức mê hoặc.
Phải xem và nghe then mới thấy phục những người hát then làm lễ.
Giống như một diễn viên phải thể hiện nhiều vai cùng lúc, người được gọi là
ông then, bà then miệng vừa hát theo những giai điệu biến chuyển linh hoạt,
mặt vừa diễn theo những cung bậc cảm xúc, tay múa lúc chậm lúc nhanh,

25


×