Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Tài liệu ôn thi đại học môn Văn năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.17 KB, 135 trang )

Chương I: tác gia:
I: XUÂN DIỆU
1: Sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu
Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu ( 1916 -1985) Can Lộc – Hà Tĩnh. Xuân Diệu là một
tài năng lớn, một trong những nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Xuân Diệu mở đầu
sự nghiệp và nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam bằng hai tập thơ lớn là “ thơ thơ” 1938 và “ gửi hương
cho gió” (1945). Trước cách mạng tháng Tám ông được coi là “ nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ
mới” ( Hoài Thanh). Xuân Diệu đã để lại cho văn học dân tộc một sự nghiệp lớn bao gồm nhiều
thể loại như thơ, văn xuôi, dịch thuật, phê bình văn học, tiểu luận … Sự chuyển biến từ một nhà
thơ lãng mạn sang một nhà thơ cách mạng của Xuân Diệu là con đường tất yếu của người trí thức
yêu nước, một nghệ sĩ tài năng. Có thể tìm hiểu sự nghiệp của Xuân Diệu trên hai thể loại là thơ và
văn xuôi
Về thơ: Trước cách mạng, Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu cho phong trào thơ mới
với những tác phẩm như Thơ Thơ, Gửi Hương Cho Gió. Những chủ đề chính của thơ ông trong
thời kỳ này là niềm khát khao giao cảm với đời và tình yêu cuộc sống ( Vội Vàng) nỗi cô đơn rợn
ngợp của cái tôi cá nhân trước không gian mênh mông, lạnh lẽo ( đây mùa thu tới , lời kỹ nữ)
Sau cách mạng, từ một nhà thơ lãng mạn vào bậc nhất của phong trào thơ mới, ông trở
thành nhà thơ cách mạng và có thơ hay ngay từ những ngày đầu cách mạng ( ngọn quốc kỳ (1945);
hội nghị non song ( 1946). Ông say xưa viết về tổ quốc, Đảng và Bác.
Về Văn: Phấn thông vàng ( 1939), Trường Ca ( 1945) là những tác phẩm xuất sắc của ông.
Ngoài truyện ngắn, Xuân Diệu còn nghiên cứu phê bình, dịch thơ nước ngoài…
Nhìn chung ở lĩnh vưc nào Xuân Diệu cũng có sự đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển
của văn học Việt Nam hiện đại.
Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt nhưng trước hết ông là một nhà thơ lớn của dân tộc,
một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
2: Đặc điểm thơ Xuân Diệu
Đã là nhà thơ lớn thì phải có những đóng góp nhất định thúc đẩy sự phát triển của lịch sử
văn học nước nhà. Xuân Diệu là một nhà thơ lớn và ông đã có những đóng góp to lớn cho sự phát
triển của văn học Việt Nam hiện đại. đóng góp của Xuân Diệu là đóng góp về tư tưởng và nghệ
thuật.
Đóng góp về tư tưởng:


Xuân Diệu là nhà thơ của những khát khao giao cảm với đời hiểu theo nghĩa trần thế nhất.
Đã là nhà thơ thì ai cũng yêu đời, yêu người. Nhưng sự yêu đời, yêu người của Xuân Diệu
lại rất đặc biệt, nó vồ vập, cuống quýt. Ngay từ khi còn trẻ, Xuân Diệu đã từng hứa hẹn: “ sau này
đến ngày tận thế của nhân loại, không còn người nữa tôi sẽ xuống yêu ma”. Sau này khi tuổi đã
già, tình yêu đời, yêu người của Xuân Diệu vẫn nồng nàn, rát bỏng:
“ Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt”.
( Biển)
Đó là một cách yêu rất đặc trưng của hồn thơ Xuân Diệu.


Là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm nên tất yếu Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu, vì
chỉ có trong tình yêu thì sự giao cảm mới đạt đến độ dạt dào, viên mãn nhất. Đi đến đâu Xuân Diệu
cũng được giới trẻ ca tụng là “ ông hoàng của thơ tình”.
Xuân Diệu tận dụng mọi phương tiện để có thể giao cảm với đời, với người ông nói chuyện
trong Nam, ngoài Bắc, trên đài phát thanh, các cuộc hội nghị…
Xuân Diệu rất sợ chết, rất sợ cô đơn và bong tối cho nên cái chết, nỗi cô đơn thường ám ảnh
trong những dòng thơ ông.
Đóng góp về nghệ thuật:
Xuân Diệu đã đem đến một quan niệm thẩm mỹ mới : “ con người là thước đo của cái đẹp”.
Trong cái nhìn thế giới của cố nhân thì thiên nhiên là trung tâm (mặt - hoa; tóc – mây; lông
mày - lá liễu) còn con người chỉ là những đường viền cho bức tranh thiên nhiên mà thôi.
“ Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên song chợ mấy nhà”

Nhưng đến Xuân Diệu thì khác, Ông đã làm một cuộc đại cách mạng về quan điểm thẩm mỹ. với
ông thì ocn người mới chính là thước đo của cái đẹp. Điều này đã giúp ông sáng tạo ra những câu
thơ được xếp vào hàng hiếm có:
“ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
( Vội Vàng)
“ Lá liễu dài như một nét mi”
Với phương tây, họ rất coi trọng nhân tố con người và xuân Diệu đã phát huy nhân tố đó vào
trong thơ ca Việt Nam.
Xuân Diệu là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại cũng như của văn học dân tộc. Ông
có những cống hiến trong phong trào thơ mới cũng như trong nền văn học cách mạng, để lại những
bài học quý báu về tinh thần lao động nghệ thuật, tình yêu tha thiết giữa con người và cộng đồng .
Xuân Diệu được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (1996).
II: NAM CAO
1: sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1917 – 1951) sinh tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà,
Huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam. Nay là xã Hòa Hậu huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trần Hữu Tri
là một thầy giáo kiêm nhà văn, ông bắt đầu cầm bút từ năm 1935 nhưng phải đến năm 1941 ông
mới thực sự nổi tiếng với tác phẩm “Chí Phèo”.
Sự nghiệp sáng tác của nam Cao được chia làm hai giai đoạn, trước cách mạng và sau cách
mạng.
Trước cách mạng: sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính là người nông dân bị
bần cùng hóa và đề tài về người tri thức sống mòn.
Về đề tài người nông dân bị bần cùng hóa. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Nam Cao
là nhà văn của nông dân và nhà văn của hạng người khốn nạn cũng bởi Nam Cao đã đào sâu, tìm
tòi, phát hiện và thể hiện những nỗi đau khổ, bế tắc trong cuộc đời những còn người lao động.
trong muôn vàn nỗi đau, Nam Cao đã thấu tỏ nỗi đau của những người không được quyền làm
người (Chí Phèo). Tất nhiên khi viết về người nông dân bị bần cùng hóa tác giả không hề bôi nhọ
họ, trái lại nhà văn vẫn phát hiện để thể hiện những phẩm chất cao quý ấy không bao giờ mất đi
ngay cả trong nhưng hoàn cảnh éo le nhất.
Về đề tài người trí thức: Đây là một đề tài rất riêng của Nam Cao. Nhân vật trong tác phẩm

là nhân vật tư tưởng của nhà văn. Nam Cao đã thể hiện bi kịch của người tri thức có tài cao, nhân


cách đẹp, hoài bão lớn, chỉ vì gánh nặng cơm áo mà phải đổ lệ. Tiêu biểu cho đề tài này là Đời
Thừa, Trăng Sáng, Sống Mòn…
Sau cách mạng: hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Nam Xao khoác Ba lô lên
đường, nhà Văn tự nhủ: “ Sống đã rồi hãy viết”. Người nông dân và người nghệ sỹ đã hoàn toàn
thống nhất với nhau. Nhà văn đã phấn đấu miệt mài cho công tác văn nghệ kháng chiến. tác phẩm
Đôi Mắt (1948) được coi như một lời tuyên ngôn của nhà văn.
1951 trong một lần đi công tác, Nam Cao đã hi sinh. Những tác phẩm của Nam Cao thời kỳ
này không nhiều nhưng nó đã chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của cây bút Nam Cao.
2: quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
Trên diễn đàn văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 có một nhà văn tuy đến với dòng văn
học này khá muộn nhưng ông đã biết cách lách ngòi bút của mình vào những chỗ da non nhất của
lòng người ( Nỗi đau sâu kín) để từ đó bật lên những tiếng tơ đàn thánh thiện tâm linh. Người đó là
Nam Cao.
Nam Cao bắt đầu sự nghiệp cầm bút từ những năm 1936 với những trang viết đầy cảm xúc
lãng mạn. Như vậy, những ngày đầu cầm bút, Nam Cao chịu ảnh hưởng của nhóm “ Tự Lực Văn
Đoàn” nhưng ngay sau đó nhà văn đã hiểu được bản chất của dòng văn học này là dòng văn học : “
chạy xa hiện thực bằng những lời điều trá của văn chương” hay nói cách khác như nhà thơ Sóng
Hồng
“Đem gấm vóc
Phủ lên trên xã hội đã điêu tàn”

“ Véo von ca
Cho át tiếng lầm than
Của nhân loại cần lao đang giãy giụa”
Chính vì vậy mà nhà văn đã cự tuyệt dòng văn học này qua lời nhân vật của mình:
“ Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng đau khổ
kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.

Lời tuyên ngôn này của tác giả đã khẳng định bản chất chân chính của văn học. “ Một tác
phẩm chân chính phải bắt nguồn từ hiện thực” Nam Cao đã đặt ra những trách nhiệm nặng nề
nhưng vinh quang đối với người nghệ sỹ. Nhà văn đã tự nhủ với mình rằng: “ Hãy cứ đứng trong
lao khổ, mở lòng ra đón lấy những vang động của đời”. Mặt khác, với Nam Cao:
“ Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo ra những gì chưa có”.
Điều đó có nghĩa là những người cầm bút phải khám phá và thể hiện được những nét thuộc
về bản chất của xã hội. Trong tác phẩm Đời Thừa, thông qua nhân vật Hộ, người đọc nhận ra một
lần nữa về quan niệm nghệ thuật của Nam Cao. Với ông:
“ Một tác phẩm có giá trị thì lời phải đẹp, ý phải thanh cao, phải biết ca tụng lòng thương,
tình bác ái, sự công bằng, nó làm cho người gần người hơn”.
Như vậy, những ý kiến mà Nam Cao đã phát biểu qua những sáng tác ấy chứng tỏ ông là
một nhà văn vừa có tâm, vừa có tài. Nam Cao luôn mang tư tưởng sáng tác văn chương tiến bộ vừa
là người luôn chăn trở về những giá trị đích thực của văn chương có thể nói qua tư tưởng ấy đã hứa
hẹn một mùa gặt hái trong sự nghiệp văn học của nhà Văn.
III: HỒ CHÍ MINH
1: vài nét về tiểu sử:


Khi còn nhỏ, Hồ Chí Minh học chữ Hán ở cha, học ở trường quốc học Huế và tham gia các
phong trào cách mạng của học sinh, sinh viên yêu nước, sau đó Bác dạu học ở trường Dục Thanh.
Năm 1911 bác ra đi tìm đường cứu nước với tên anh Ba và làm phụ bết trên con tàu
“Latutcoocxevin”. Sang phương Tây người tìm ra sự thật ở bất cứ nới đâu nhân dân lao động đều
bị áp bắc, bóc lột, người nhận thấy rằng chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có hai cái vòi, một cái hút
máu của người dân lao động và một cái chúng cai trị, bóc lột người dân đến tận xương tủy.
Năm 1919, người đưa ra bản yêu sách về quyền bình đẳng và tự do.
Năm 1920 người họp tại đại hội Tua và là một trong những thành viên tham gia sáng lập đảng cộng
sản Pháp. Người đọc bản luận cương của Lê Nin và đã đưa Người đến với nước Nga Xô Viết.
Người đã học hỏi nhiều kinh nghiệm và hiểu sâu sắc về những gì đã làm nên thắng lợi của cách
mạng tháng Mười Nga.

1925 người thành lập ra nhiều tổ chức cách mạng
03 – 02 – 1930 Người chủ trì cuộc họp thành lập ra Đảng cộng sản Việt Nam.
02 - 1941 luận cương của Lê Nin theo người về quê Việt
02 – 09 – 1945 Người đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
01 – 1946 Người được bầu làm Người lãnh đạo cao nhất của nước ta.
2: Sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ
lớn. Sự nghiệp sáng tác của Bác rất đa dạng về thể loại, lớn kao về tầm vóc. Độc đáo về phong
cách sáng tác. Hồ Chí Minh sáng tác bằng nhiều văn tự với nhiều thể loại.
Văn chính luận: Những tác phẩm của Người đã thể hiện một tinh thần chiến đấu cao, đặc
biệt là “ Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn độc lập”, “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến” …
Về truyện và ký: ở thể loại này người tập trung vào tên vua Khải Định và thực dân Pháp.
Đây là một cây bít văn xuôi hiện đại đầy tài năng. Truyện và ký của Bác có kết cấu ngắn gọn, bút
pháp nghệ thuật linh hoạt, giọng văn châm biếm, hóm hỉnh và sâu cay. Tác phẩm tiêu biểu: “ Vi
hành”, “lời than vãn của bà Trưng Trắc”. Ngoài ra còn kể đến bài báo: “ sở thích đặc biệt”, vở kịch
“ con rồng tre”, Bác còn có một số truyện và ký như “ nhật ký chìm tàu”, “ vừa đi đường vừa kể
chuyện”.
Về thơ ca: Đây là di sản văn hóa quan trọng trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh. Bác
sáng tác thơ ca bên cạnh nhiệm vụ cách mạng thì còn vì niềm yêu thích văn chương. Bác viết cả
thơ chữ Hán và thơ chữ Quốc ngữ. nổi vật lên là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại trong thơ Bác.
Tác phẩm tiêu biểu đại diện cho thơ chữ Hán Bác có tập thơ “ nhật ký trong tù” (tập thơ gồm 133
bài thơ được Bác viết trong thời kỳ Bác bị giam giữ trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch (08/1942 –
09/1943). Nhật ký trong tù vừa là bức tranh hiện thực về chế độ nhà tù, về xã hội Trung Quốc thời
Tưởng Giới Thạch, vừa là bức chân dung tự họa con người, tinh thần của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Về thơ tiếng Việt bao gồm thơ trữ tình và thơ ca tuyên truyền cách mạng như “ cảnh khuya”, “cảnh
rừng Việt Bắc”, “ Con cáo và tổ ong”, “ hòn đá to, hòn đá nặng” …
Nhìn chung sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh thật lớn lao về tầm vóc, đa dạng về thể loại,
độc đáo, đặc sắc về phong cách. Di sản văn học của Hồ Chí Minh không những có giá trị to lớn
trong văn học Việt Nam mà còn có vị trí trong đời sống tinh thần, tình cảm của mỗi người dân Việt

Nam yêu nước.
3: quan điểm nghệ thuật của Hồ Chí Minh
3.1: cơ sở quan điểm
Sinh thời Bác không bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ mặc dù người rất yêu quý văn
thơ. Người có cả một năng khiếu thơ ca thật sự. có một tâm hồn dạt dào cảm xúc và rất dễ nhạy
cảm với biến thái của thiên nhiên và lòng người, bởi vì trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ( hơn 20


triệu đồng bào ta đang hấp hối trong vòng tử địa) đây là lúc kêu to, làm chóng để cứu đất nước
thoát khỏi hoàn cảnh đó: “Làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, nhân dân ta hoàn toàn tự do,
đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
Từ ham muốn tột bậc ấy người đã dành tất cả tâm sức của mình cho cách mạng, người lại
nhận thấy văn chương là thức vũ khí chiến đấu sắc bén. Người bèn nắm lấy nó mà mài, mà giũa nó
theo tinh thần và ý chí cách mạng. Như vậy người đã trở thành nhà văn ngoài ý định của Người lúc
ban đầu.
3.2: nội dung quan điểm:
• Với Hồ Chí Minh văn chương là hoạt động tinh thần phong phú có tác động to lớn đối
với xã hội.
“Văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sỹ”
Quan điểm này được thể hiện trong bài “cảm tưởng đọc thiên gia thi”. Trong bài thơ nói trên ở hai
câu thơ đầu Bác nhận xét với ý không tán thành thơ xưa chỉ thiên về vẻ đẹp của thiên nhiên mà
quên đi trách nhiệm xã hội
“ Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông”
Bác không phản đối thơ viết về thiên nhiên vì thiên nhiên từng giữ địa vị danh dự trong thơ Bác
(nhật ký trong tù). Bác chỉ không tán thành những vần thơ viết về thiên nhiên thuần túy, không gắn
bó với con người, cuộc sống, không mang cảm hứng xã hội. cho nên ở hai câu thơ tiếp người có
viết:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.

Bác nêu trách nhiệm của thơ ngày nay và trách nhiệm của người cầm bút. Thơ có chất thép nghĩa
là thơ phải mang tính chiến đấu, phải mang tinh than của cách mạng tiến công. Thơ có thép nghĩa
là thơ trở thành vũ khí sắc bén, ngòi bút trở thành vũ khí chiến đấu. Nhà thơ phải mang tinh thần
tiến công, phải đứng ở hàng đầu trận tuyến đấu tranh. Người cầm bút cũng như người chiến sỹ cầm
vũ khí góp phần tích cực vào đấu tranh cách mạng.
Quan điểm nghệ thuật của Hồ Chí Minh là kế thừa và phát huy quan điểm nghệ thuật tiến bộ
trong truyền thống lịch sử đó là sự phát huy quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu.
“chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Quan điểm nghệ thuật của Hồ Chí Minh được những người cộng sản cách mạng học tập, vận dụng
với tinh thần:
“ Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền
(Sóng Hồng).
• Hồ Chí Minh rất coi trọng đối tượng thưởng thức, tiếp nhận tác phẩm .Muốn phát huy
được vai trò to lớn của văn chương phải chú ý đến đối tượng người đọc. Với bác quần
chúng nhân dân là đối tượng người đọc đông đảo nhất của nền văn học cách mạng.
Quan điểm nghệ thuật nói trên thể hiện trong cả cách viết của Bác. Trước khi viết bao giờ
Người cũng đặt ra câu hỏi: Viết cho ai (đối tượng viết); viết để làm gì ( nội dung viết); viết cái
gì( nội dung viết); viế như thế nào(hình thức viết).
Nhìn vào cách viết của Bác có thể thấy đối tượng và mục đích viết sẽ quyết định nội dung và
hình thức của tác phẩm.
Những sáng tác của Bác là sự kết hợp nhất quán trong mục đích, đối tượng và bút pháp.
Truyện và ký viết về thời kỳ Bác hoạt động cách mạng ở Pháp, đối tượng chủ yếu là người dân
Pháp và người biết tiếng Pháp nên được viết bằng tiếng Pháp theo lối văn xuôi hiện đại của Châu


Âu. Với thơ ca tuyên truyền cách mạng, đối tượng chủ yếu là quần chúng nhân dân nên được viết
bằng tiếng Việt, lối viết giản dị, dễ hiểu gần với ca dao, hò, vè.
• Bác rất coi trọng tính chân thật của tác phẩm văn chương, hình thức phải trong sáng,

ngôn ngữ phải dễ hiểu và chính xác.
• Người đề cao những tác phẩm giàu tính dân tộc, tính nhân dân cả về nội dung và hình
thức.
Quan điểm nghệ thuật của Bác được tinh luyện từ cổ, kim, đông, tây nhưng lại được soi sáng
bằng chủ nghĩa Mac Lê Nin, thứ vũ khí đấu tranh cách mạng tuyệt diệu ấy đã góp phần làm nên
một Hồ Chí Minh anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn.
IV: NGUYỄN TUÂN
1: Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Tuân (1910 – 1987), ông sinh ra tại làng Mộc – Nhân Chính - Hà Nội. Ông sáng tác
với rất nhiều bút danh như Nhất Long, Tuấn Thừa Sắc, Ngột Lôi Quật … Ông bắt đầu sự nghiệp
sáng tác từ năm 1937 và thật sự nổi danh với “Vang Bóng Một Thời”.
Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là nhà văn lãng mạn, sau cách mạng ông là một
cây bút văn xuôi kháng chiến. Sáng tác của ông trước cách mạng tập trung với ba đề tài nổi bật:
Vang bong một thời
Bao gồm những trang viết về xã hội trong quá khứ từng một thời nay chỉ còn vang bong. Do
bất mãn với cuộc sống hiện thực Nguyễn Tuân quay trở về tìm cái đẹp trong quá khứ viết về xã hội
xưa, nhà văn chỉ đi sâu miêu tả những thú chơi tao nã như chơi chữ, chơi hoa, chơi cá cảnh, bình
văn, bình thơ, thú chơi ẩm thực … Nhà văn tìm thấy ở những thú chơi này vẻ đẹp văn hóa của
người xưa.
Chủ nghĩa xê dịch
Là kết quả của những chuyến đi của Nguyễn Tuân. Qua nhiều miền đất nước, đây là cá tính
của nhà văn, một nhà văn ưa du lịch, thích đi đây đi đó dễ thay đổi thực dơn cho cảm giác. Qua
trang viết của Nguyễn Tuân người đọc thấy được vẻ đẹp của non sông, đất nước, vẻ đẹp của con
người Việt Nam được tác giả ghi lại với tất cả niềm trân trọng thiết tha. Những trang viết của chỉ
nghĩa xê dịch nói lên niềm yêu nước thầm kín nhưng thiết tha của Nguyễn Tuân.
Đời sống tha hóa, trụy lạc
Người đọc bắt gặp một Nguyễn Tuân chìm đắm trong những lạc thú, rượu chè, đàn hát song
độc giả vẫn thấy rõ có một Nguyễn Tuân đang khao khát hướng thiện vươn tới một lối sống lành
mạnh. Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân trong đề tài này là tác phẩm: “ chiếc lư đồng mắt cua”
Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đi theo cách mạng ông viết sớm và viết nhiều để

phục vụ cách mạng. Những trang viết của Nguyễn Tuân ca ngợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội và đấu tranh chống đế quốc Mỹ của cả dân tộc. Những tác phẩm tiêu biểu: “Hà Nội ta đánh Mỹ
giỏi”, “Tình chiến dịch” …
Nguyễn Tuân đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ và độc đáo, một nhà văn không chỉ có
tài mà còn có tâm với những đóng góp to lớn đối vơi nền văn học Việt Nam hiện đại. Thật đáng để
nói rằng: “Việt Nam không dễ gì có được một Nguyễn Tuân”.
2: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân không phải là người tạo ra phong cách mà là người ném ra một phong cách,
phong cách ngông. Phong cách ngông này là sự kế thừa của một dàn phong cách ngông trước đó
như Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Tú Xương… Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể tóm
tắt cô đọng bằng sáu chữ: PHÓNG TÚNG – TÀI HOA – UYÊN BÁC


Nguyễn Tuân là một người ưa thích những cảm giác mạnh. Ông không chấp nhận những gì
dễ dãi, nhợt nhạt mà bằng phẳng. Với ông, ông thích đã dữ dội thì phải dữ dội tới mức khủng khiếp
( sông Đà vào mùa thu như kẻ thù số một của con người). Đã tài thì phải tài đến mức siêu phàm
( tài năng viết chữ của Huấn Cao, tài nghệ chèo đò, vượt thác của ông lái đò sông Đà). Đã đẹp thì
phải đẹp tới mức tuyệt mĩ. (vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà vào mùa xuân)…
Nguyễn Tuân luôn nhìn nhận, miêu tả con người và sự vật ở góc độ văn hóa thẩm mĩ. Với
Nguyễn Tuân ông luôn nhìn nhận nhân vật của mình ở góc độ nghệ sĩ. (Ông lái đò sông Đà không
phải là một nghệ sĩ, nghề chèo đò cũng không phải là một môn nghệ thuật nhưng qua cảm nhận
độc đáo của Nguyễn Tuân thì bất kể ai đạt đến trình độ điêu luyện trong nghề nghiệp thì đều được
nhìn nhận như một nghệ sĩ. Ông lái đò được coi như một người nghệ sĩ vượt thác, leo ghềnh.
Văn của Nguyễn Tuân rất uyên bác, ông huy động kiến thức của rất nhiều ngành khoa học
( văn học, sử học, địa lý, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao, quân sự, điện ảnh …) Ngôn ngữ
của Nguyễn Tuân giàu hình ảnh, độ chính xác cao ông đã miêu tả thì sự vật sẽ hiện lên như chính
nó, tả sự vật nó vốn có. Ông luôn nhìn nhận sự vật ở một góc độ thẩm mĩ. Những đóng góp của
Nguyễn Tuân trong sáng tạo nghệ thuật là những đóng góp đáng quý, đáng trân trọng. Đây là một
thiên chức cao cả của loài người nhưng không phải ai cũng có được. Với phong cách nghệ thuật
độc đáo, thật đáng để nói không dễ gì Việt Nam có được một Nguyễn Tuân.

V: TỐ HỮU
1: Sự nghiệp sáng tác
Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành quê ở làng Phù Lai huyện Quảng Điền
tỉnh Thừa Thiên Huế. Tố Hữu sinh ra và lớn lên trong cái nôi của văn hóa dân tộc, văn học dân
gian. Cả cha và mẹ của Tố Hữu đều học rất nhiều ca dao, tục ngữ. Tuy nhiên việc mồ côi mẹ từ rất
sớm đã khiến cho thơ Tố Hữu có một giọng thơ thiết tha lạ thường và trữ tình. Mặt khác quê hương
xứ Huế với thiên nhiên thơ mộng cũng đã góp phần làm nên hồn thơ Tố Hữu.
Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lý tưởng cộng sản. “ Từ Ấy” là một cái mốc
bắt đầu sự nghiệp hoạt động cách mạng cảu nhà thơ Tố Hữu. các tập thơ của Tố Hữu đều chung
một ý tưởng, một con đường đi lên cùng cách mạng Việt Nam. Với Tố Hữu, sáng tác thơ ca là để
phục vụ cách mạng.
Tập thơ Từ Ấy (1937- 1946)
Có nhà thơ cho rằng “ Từ Ấy là bó hoa lửa nồng nàn, một tinh thần chiến đấu, là tiếng hát
yêu thương, tin tưởng vào tương lai tất thắng. Với nội dung ấy nó gắn bó với ba phần thơ Máu Lửa,
Xiềng xích và giải phóng.
Việt Bắc (1947 – 1951)
Việt Bắc là bản anh hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Việt Bắc ca ngợi
những con người kháng chiến thể hiện hào khí của cả một dân tộc. Việt Bắc còn là một bản tình ca
ca ngợi những tình cảm kháng chiến, tình yêu thiên nhiên, đất nước. Việt Bắc là tiếng nói của một
tình cảm lớn, niềm vui lớn. Những vần thơ cuối cùng của Việt Bắc mang đậm tính xử thi.
Gió Lộng (1955 – 1961)
Tập thơ “gió lộng” nói về hai nhiệm vụ lớn của dân tộc ta: miền Bắc tiếp tục xây dựng xã
hội chủ nghĩa, miềm Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước.
Ra trận – máu và hoa
Hai tập thơ này phản ánh không khí của cả một dân tộc, ghi lại những thắng lợi đã phải đổi
bằng máu và nước mắt.


Tố Hữu là nhà thơ của cách mạng, của lí tưởng cộng sản. điều đáng quý, đáng trân trọng ở
nhà thơ này là trước cách mạng và sau này ông chỉ kiên định một con đường duy nhất đó là con

đường cách mạng và phát triển đi lên cùng cách mạng Việt Nam.
2: Phong cách nghệ thuật
Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ, ông làm thơ là phục vụ cho cách mạng, cho lí tưởng cộng sản.
Thi sĩ Tố Hữu sống trọn vẹn cuộc sống chính trị. Nhà thơ Tố Hữu chưa bao giờ tách khỏi nhà
chính trị Tố Hữu.
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị.
Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác từ đời sống chính trị của đất nước vì vậy mà toàn bộ thế giới
trong thơ Tố Hữu được cảm nhận từ phương diện xã hội, từ hoạt động cách mạng và tình cảm
chính trị của bản thân. Sáng tác của ông đầy một chất men say mê lí tưởng.
“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
Chính lí tưởng cộng sản là ánh hào quang kì diệu để giữa ngã năm, ngã bảy mịt mù, Tố Hữu
đã tìm được lối ra. “ Từ ấy” cuộc sống trở nên có ý nghĩa, tâm hồn trở nên đẹp đẽ biết bao. Tiếng
thơ trữ tình Tố Hữu có sự kế thừa truyền thống của dòng văn học cách mạng của dân tộc và chịu
ảnh hưởng sâu sắc nhưng văn hoa của nền văn học hiện đại.
Thơ Tố Hữu càng về sau càng mang đậm tính sử thi.
Càng về sau thì thơ Tố Hữu là lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. cái tôi trữ tình trong
thơ Tố Hữu lúc đầu là cái tôi chiến sĩ sau đó là cái tôi công dân và sau cùng là cái tôi nhân danh cả
một dân tộc.
Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho những phẩm chất của
giai cấp, của dân tộc thậm chí là mang tầm vóc lịch sử và thời đại như hình ảnh anh Giải Phóng
Quân, chị Trần Thị Lý đặc biệt là Bác Hồ.
“ Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người.”
Thơ Tố Hữu thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng và vận mệnh của dân
tộc. Cảm hứng của Tố Hữu chủ yếu là cảm hứng của lịch sử dân tộc chứ không phải cảm hứng thế
sự, càng không phải là cảm hứng đời tư.
Thơ Tố Hữu có một chất giọng riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình ngọt ngào, thương
mến.

Bởi Tố Hữu có sự tung động thật sự dặc biệt xuất phát từ quan niệm của Tố Hữu về thơ:
“Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, thơ là sự đồng điệu, tiếng nói từ trái tim đến trái tim.
Bài thơ hay là làm cho ngwoif ta quên mất câu thơi mà chỉ còn tình người. quên rằng đó là tiếng
nói của ai người ta thấy nó như tiengs ca trong lòng mình và như của mình vậy.” Điều đó được thể
hiện ở cách xưng hô của Tố Hữu: “Bầm ơi”, “Bác ơi”, “mùa xuân ơi”, “miền Bắc ơi”… Nó là
những lời tâm tình, trò chuyện. không chỉ thế, tình thương mến trong giọng thơ Tố Hữu còn là sự
cảm hòa với cảnh, tạo ra một thứ nhạc tâm tình có liên quan tới chất Huế của hồn thơ.
Nghệ thuật thơ Tố Hữu rất giàu tính dân tộc.
Tố Hữu xử dụng khá nhiều thể thơ nhưng thành công hơn cả vẫn là thể thơ truyền thống.
Lục – Bát với giọng điệu êm ái, nhịp nhàng như lời ru. Thể thơ đã kết hợp cả giọng thơ cổ điển vào
thơ ca hiện đại để thể hiện những nội dung chính của tình cảm cách mạng có gốc rễ trong truyền
thống tinh thần của dân tộc. Tố Hữu đã làm phong phú thêm thể thơ lục bát của dân tộc. thể thơ
bảy chữ có sắc thái trang trọng, khổ điển nhưng vẫn biết hóa linh hoạt để diễn đạt nhiều trạng thái
cảm xúc: mẹ Tơm, Bác Ơi, Trường ca theo chân Bác.


Tố Hữu sử dụng những từ ngữ bằng lối nói quen thuộc của dân tộc thậm chí có những ước lệ
ví von theo truyền thống nhưng tác giả gửi gắm vào đó những nội dung mới của thời đại.
“ Đời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa
Càng tức nước càng xui bờ vỡ
Lòng dân ta như lửa tẩm dầu.
Thơ Tố Hữu rất giàu tính nhạc. Tố Hữu có biệt tài trong việc sử dụng từ láy, tạo vần, phối
hợp các thành điệu phong phú của các câu thơ để thể hiện nhạc điệu bên trong tâm hồn. Một thứ
nhạc tâm tình mà bề sâu của nói là giai điệu cảm xúc dân tộc, là tâm hồn dân tộc.
Tôi lại về quên mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao song biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
Thơ Tố Hữu là lời nợi ca tha thiets, là tiếng chim sơn ca của thi đàn cách mạng Việt Nam.

Tố Hữu xứng đáng là con chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng.
CHƯƠNG II: TÁC PHẨM THƠ
BÀI I: VỘI VÀNG
1: phân tích bài thơ vội vàng.
Những năm tháng cuối đời ngậm ngùi, Xuân Diệu đã tự tổng kết cuộc đời và nghệ thuật của
mình qua mấy dòng thơ đặc sắc:
“ Hãy để cho tôi được giã từ
Vẫy chào cõi thực để vào hư
Trong hơi thở trót dâng trời đất
Vẫn cứ si tình đến ngất ngư”
Hai chữ si tình đã đi vào đời người, đời thơ của Xuân Diệu. “si tình” ở đây phải hiểu theo nghĩa
rộng. Tình yêu con người với cuộc đời trong những năm tháng “vội vàng”, Xuân Diệu đã từng là
một thi sĩ si tình ngất ngư như thế. Ông đã bộc lộ niềm giao cảm rát bỏng của mình bằng cách
muốn giang rộng vòng tay ôm hết cả thế giới này vào lòng, một thế giới mà theo ông đầy xuân sắc
và tình tứ, và từ đó thi sĩ bộc lộ một quan niệm nhân sinh tích cực và một quan niệm thẩm mĩ mới
mẻ chưa từng có trong văn học truyền thống.
Nhan đề vội vàng đã thể hiện tập trung nhất nồng độ giao cảm rất đặc biệt của Xuân Diệu:
nó vồ vập, cuống quýt. Nhan đề này đã thể hiện một quan niệm sống của Xuân Diệu, một thứ quan
niệm mang tính triết học về thời gian và đời người: Thời gian thì trảy trôi mà đời người thì hữu hạn
vì vậy nhan đề vội vàng không chỉ chứa đựng bài thơ mà còn chứa đựng đời thơ Xuân Diệu – một
con người tự mệnh danh là “ kẻ uống tình yêu dập cả môi”.
Nếu ví vội vàng như một dòng sông thì phía trên là cồn cào lớp sóng của xúc cảm vội vàng
còn lắng chìm phía dưới là triết lí của dòng chảy vội vàng. Có một câu hỏi lớn luôn thôi thúc loài
ngwoif đi tìm lời giải đáp: “ hạnh phúc là ở đâu?”. Đạo thiên chúa tìm thấy hạnh phúc ở thiên
đường cao cả, đạo Phật tìm thấy hạnh phúc ở cõi niết bàn còn với Xuân Diệu thì khác, hạnh phúc
chính là cuộc sống trần gian. Trong cảm thụ độc đáo của Xuân Diệu, trần gian như một bữa tiệc
lớn đầy ắp của ngon vật lạ chỉ cần quờ tay là tới nào phải tìm kiếm ở đâu xa.
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si”


Điệp ngữ “này đây” lặp lại đến năm lần như một nhịp kể nồng nàn và đam mê. Những câu hơ như
những tiếng reo vui của thi sĩ khi liên tiếp phát hiện ra những vẻ đẹp kì thú của cuộc sống. có cái
đắm say bát ngát của sắc xanh đồng nội, có cái đắm say tình tứ của ông bướm trong tuần tháng mật
và từ hệ thống hình ảnh bỗng vút lên một nét thần
“Mỗi sớm mai thần vui hằng gõ cửa”.
“Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”
(Hoài Thanh)
Trong thần thoại Hi Lạp, có một cụm từ luôn được láy đi láy lại để tả bình minh “Phương Đông,
Mặt trời xòe ra những ngón tay hồng” tiếp thu tư duy thần thoại Xuân Diệu đã đưa ngón tay của
thần Vui gõ cửa mỗi nhà vào mỗi buổi sáng sớm để ban phát niềm vui, hạnh phúc cho con người.
Trong cảm thụ của Xuân Diệu thì cuốc sống trần gian bỗng trở thành một chuỗi những ngày vui
hạnh phúc. Quả là một cái nhiết xiết bao tình yêu đời, yêu người đã nâng cuộc sống trần gian lên
tầm vóc thần thoại.
Đoạn thơ thật nồng, thật trẻ, thật khỏe. Nồng ở đây là nồng nàn rất Xuân Diệu, trẻ là vì Xuân
Dieuj luôn nhìn cuộc đời bằng cặp mắt non xanh. Cuộc sống cũ và xưa như trái đất bỗng nhiên
được cải biến lại trước đôi mắt mới của Xuân Diệu. Thi sĩ luôn biết kinh ngạc như lần đầu tiên
được nhìn thấy trời xanh, chim hót, bướm lượn hoa thơm.
Một cái mới nữa của Xuân Diệu là con người trong tuổi xuân và tình yêu là đẹp nhất. Điều
này đã giúp Xuân Diệu sáng tạo ra một câu thơi vào loại hiếm có:
“ Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”
Câu thơ phát ra vẻ đẹp “tháng giêng” khởi đầu một mùa xuân, gợ sự thanh tân, mơn mởn của cuộc
sống “cặp môi gầ” là một so sánh táo bạo và mởi mẻ. cặp môi chín mọng đang hé mở, đón đợi của
người thiếu nữ trở thành trung tâm của sự cái đẹp. Câu thơ này đã đem đến một quan niệm thẩm mĩ
mới của Xuân Diệu. Con người là thước đo mới của cái đẹp. trong thơ cổ, thiên nhiên được coi là
chuẩn mực của cái đẹp “mặt hoa, tóc mây, lông mày lá liễu”. Như vậy, Xuân Diệu đã đem đến một
quan niệm nhân sinh mới mẻ: được sống là một niềm hạnh phúc nhưng cuộc sống lại quá ngắn
ngủi. Quan niệm này xuất phát từ một nhận thức mang tính bi kịch, kiếp người thì quá ngắn ngủi

trong khi thời gian lại chảy trôi không ngừng.
“xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Và xuân chết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”
Người xưa cũng ý thức được sự ngắn ngủi của kiếp người nhưng họ coi con người có chín
kiếp mười đời nên họ luôn sống trong tạng thái quân bình, không nhanh quá, không chậm quá,
không buồn quá, không vui quá. Ý thức này dựa trên cơ sở thế giới quan, vũ trụ quan của cổ nhân,
họ quan niệm chết chưa phải là hết, chết chưa phải là sự hư vô, con người vẫn sẽ cùng trời đất tuần
hoàn.
Sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân khiến quan niệm về thời gian của các nhà thơ mới khác hẳn.
Xuân Diệu quan niệm “thời gian đời ngwoif một đi không bao giờ trở lại. thao tác tư duy vè thời
gian của Xuân Diệu được thể hiện qua hai cặp phạm trù (tới – qua , non – già). Cái khẳng định
“tới, non” nằm ngay trong cái phủ đinh “qua, già”. Đây là một quan niệm về thời gian mang tính
triết học: không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại vĩnh viễn, kể cả mùa xuân và tuổi xuân.
Quan niệm thời gian, đời người là thời gian tuyến tính đã phủ nhận quan niệm thời gian tuần
hoàn của nho giáo, thời gian luân hồi của phật giáo. Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian đời


người mang đậm tính bi kịch, quỹ thời gian đời người là quỹ thời gian cá nhân được tính theo từng
tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ cơ kĩ hiện đại. Nếu ai đó đánh mất tốc độ sống, cường độ sống là
tự làm tuột khỏi tay mình niềm hạnh phúc được sinh ra ở thế hệ này.
Nhạn thức tràn vào tâm hồn Xuân Diệu nhìn đâu cũng thấy mất mát và chia lìa.
“mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”
Hai câu thơ nghiêng về phía chia phôi và tiễn biệt. đây không phải là cuộc chia tay giữa người này
với người khác mà là cuộc chia tay với chính mình, chia tay với thời gian đời người. Cho nên đó là

cuộc chia tay mang tầm vóc không gian để nỗi đau vang vọng khắp núi sông và tầm vóc thời gian
để nỗi đau thấm vòa mùi tháng năm. Thi sĩ nuối tiếc đến ngẩn ngơ, bất lực.
Thi sĩ đã chống trả lại quy luật nghiệt ngã của thời gian bằng các
“tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Thi sĩ đã thể hiện một ý định rất ngông cuồng: muốn đoạt quyền của tạo hóa, hãm phanh bước đi
của thời gian. Nhưng sự ngông cuồng này là dáng yêu vì thi sĩ chỉ muốn tắt nắng, buộc gió để giữ
mãi hương sắc cho cuộc sống mà thôi
Đây là khổ thơ duy nhất của bài dùng thể thơ năm chữ. Tạp một nhịp điệu rắn rỏi, chắc khỏe,
tể hiện ý chí, quyết tâm chặn đứng bước đi độc ác của thời gian. Song cái mạnh mẽ chỉ là vè bề
ngoài, còn hơi thở bên trong cứ hụt hẫng làm sao. Vì ý chí chủ quan không thể thắng được quy luật
khách quan.
Chỉ còn một cách duy nhất sống cho vội vàng, cho năng suất, cho ý nghĩa từng giây phút của
tuổi xuân. Đây chính là cảm hứng chủ đạo của đoạn kết:
“ta muốn ôm
Cả cuộc sống mới bắt đầu mơn mởn

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi.
Đoạn thơ xuất hiện một trường động từ mạnh “ôm, riết, say, hôn, cắn” thể hiện sự hốt hoảng
của Xuân Diệu trước sự trôi chảy không ngừng của thời gian. Sự sống của Xuân Diệu được định
nghĩa bằng tốc độ. Ngay cả cái hôn của Xuân Diệu cũng là một cái hôn cường tráng.
“ và non nước và cây và cỏ rạng”
Xuân Diệu đúng là một tình nhân cường tráng của cuộc đời. sự sống của Xuân Diệu không chỉ
được định nghĩa bằng tốc độ mà còn bằng cường độ hừng hực chất Xuân Diệu. câu kết của bài thơ
đẹp rực rỡ.
Hỡi Xuân Hồng ta muốn cắn vào ngươi”
ở đây có một vẻ đẹp gặp nhau: cuộc sống trần gian mơn mởn, tròn căng như trái Xuân Hồng đã bắt
gặp vẻ đẹp tình yêu cuộc sống của thi sĩ, thi sĩ ước vọng được cắn vào trái xuân hòng để hưởng thụ

hương vị ngon ngọt của cuộc sống. quả là một cảm xúc táo bạo, độc đáo và tinh khiết chỉ có ở các
nhà thơ mới.
Qua nhan đề vội vàng, người đọc bắt gặp hai Xuân Diệu: Xuân Diệu tình nhân và Xuân Diệu
thi nhân.
Thứ nhất là Xuân Diệu tình nhân của cuộc đời với một quan niệm nhân sinh tích cực cuộc
sống là đẹp nhất, được sống là hạnh phúc nhất nhưng tuổi sống lại ngắn ngủi vì vậy phải sống cho
năng suất, ý nghĩa từng giây phút của tuổi xuân. Nếu ai đó đánh mất tốc độ sống cường độ sống là
người đó tự làm tuột khỏi tay mình niềm hạnh phúc được sinh ra


Ta còn bắt gặp một Xuân Diệu thi nhân với một trí tưởng tượng phong phú, độc đáo. Cuộc
đời đẹp đẽ và mơn mởn tròn căng như trái xuân hồng, rạo rực như môi thiếu nữ với một quan niện
thẩm mĩ mới mẻ: con người là thước đo của cái đẹp.
BÀI 2: ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Đề bài: phân tích bài thơ đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử
Bài làm:
Trên diễn đàn văn học lãng mạn 1930 – 1945 xuất hiện một gương mặt thơ độc dáo đã từng
gây nhiều ấn tượng và cảm xúc cho độc giả. Đó là tiếng thơ của một con người mà nói như Diệp
Minh Tuyền
“Bạc tình một kiếp thi nhân
Bạc duyên, bạc số, bạc thân xác người.”
Không ai khác đó chính là Hàn Mặc Tử. Đến với tiếng thơ Hàn Mặc Tử, người đọc không thể quên
được những trăn trở, dằn vật trong thơ ông. Đúng là bức xúc tâm trạng đã trở thành bức xúc thi ca.
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, bai thơ trong trẻo nhất của tập thơ Điêu Tàn (Đau Thương) đã để lại
trong lòng người đọc biết bao ấn tượng.
Vĩ dạ là một vùng ngoại ô thơ mộng của Huế, địa danh này nổi tiếng với vườn tược bốn mùa
cây lá xanh tươi, con người và thiên nhiên hòa quyện vơi nhau mang một vẻ đẹ bí ẩn rất riêng của
Huế.
Vĩ Dạ ôm ấp nỗi niềm riêng (mối tình câm) của Hàn Mặc Tử. Hoàng Thị Kim Cúc là một
thiếu nữ Huế đài các và đoan trang. Hàn Mặc Tử yêu nhưng không dám thổ lộ vì giữa hai người có

rất nhiều khoảng cách. Hoàng Thị Kim Cúc theo cha trở lại Vĩ Dạ. Hàn Mặc Tử lâm bệnh nặng,
không trở về thăm thôn Vĩ được nữa. Hoàng Thị Kim Cúc gửu ra Quy Nhơn cho Hàn Mặc Tử một
bức tranh phong cảnh. Trước những tình cảm bí ẩn của Hoàng Cúc, Hàn Mặc Tử băn khoăn xúc
động, ngắm cảnh nhớ người và đã làm nên kiệt tác Đây thôn Vĩ Dạ.
Khổ thơ thứ nhất là một bức tranh tâm cảnh. Câu một thể hiện một thế giới nội tâm phong
phú :
“sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Từ “sao” được đặt ở đầu câu tạo một sự bất thường. nó được ví như công tắc điện của cảm xúc.
Nỗi niềm được kìm nén từ quá lâu nay mượn từ “sao” để giải toả. Câu thơ có bảy âm tiết thì có tới
sáu âm là thanh bằng, chỉ có một thanh trắc vút lên ở câu thơ cuối tạo nên một âm điệu thơ đặc
biệt. Nửa như một lời trách cứ dằn vặt thiết tha, nửa như lời mời mọc gấp gáp và sâu lằng. có
người nói đây là lời trách móc của một cô gái. “sao anh không về chơi thôn Vĩ?” ai hỏi đây? Cô gái
hay chàng trai? Có lẽ là cả hai. Chủ thể trữ tình đã phân thân mình ra làm hai nửa để độc thoại nội
tâm, lòng tự nhủ lòng. Từ câu hỏi này toát lên lòng yêu mến cảnh và thương nhớ khiến kỉ niệm
thôn Vĩ ùa về tràn ngập trong tâm trí của tác giả. Ba câu thơ tiếp là hình ảnh thôn Vĩ đẹp quyến rũ
đến mê hồn.
“ nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Ba câu thơ lấp lánh vè đẹp ba tầng, tầng một hướng lên cao đón lấy ánh nắng sớm rót xuống những
thân cau
“nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”
Câu thơ có một cấu trúc ngôn ngữ rất đẹp: “nắng – cau – nắng” chữ cau lọt giữa hai chữ nằng tạo
liên tưởng tuyệt đẹp những ánh nắng sớm rót xuông snhwngx thân cau ướt đẫm sương đêm khiến
những hàng cau như phát sáng, những thân cau ánh sáng này là biểu tượng cho một vẻ đẹp bình dị


của thôn Vĩ. Có thể nói Hàn Mặc Tử đã rưới lên thôn Vĩ một bình minh thanh tao, nõn nà ngà
ngọc.
Tầng thứ hai hạ xuống thấp để trở về với khu vườn kì thú : “vườn ai mướt quá xanh như

ngọc”. Hàn Mặc Tử dùng chữ rất tinh diệu, ông sử dụng ngôn ngữ như một tay chơi cờ lão luyện là
tạo ra được quan hệ đẹp giữa các quân cờ ngôn ngữ. chẳng hạn như chữ “xanh”, chữ “xanh” bổ
nghĩa đẹp cho hai từ đứng trước và đứng sau nó. “xanh mướt” gợi một sắc xanh ướt ái, mỡ màng
của lá cây ngậm đầy sương sớm “xanh ngọc” gợi một sắc xanh trong suốt nõn nà và quý phái đã
thể hiện chữ “ xanh” dã đón rất trúng chữ “ nắng” gợi trừ câu trên khiến chữ “xanh” lấp lánh trong
vường là lấp lãnh trong thơ.
Hàn Mặc Tử cũng dùng chữ rất có linh hồn
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Nếu bỏ đi từ “quá” câu thơ thuần túy là câu thơ tả cảnh, thêm vào từ quá câu tả cảnh biến thành câu
cảm thán, lời bật thốt ngưỡng vọng, xuýt xoa, cảnh đẹo đến ngẩn ngơ quen thuộc thế mà vẫn phải
ngỡ ngàng.
Ống kính Hàn Mặc Tử lia ngang chụp được một bức chân dung người:
“lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Câu thơ này như lặn sâu vào tâm hồn Huế. Đã có quá nhiều cách hiểu sai về hình ảnh mặt chữ điền
do không nắm được bút pháp thơ Hàn Mặc Tử. Hình ảnh mặt chữ điền ở đây là hình ảnh ẩn dụ
tượng trưng cho vẻ đẹo phúc hậu của người thôn Vĩ. Cách hiểu này đã có từ trong ca dao.
Mặt em vuông tựa chữ điền
Da em thì trắng áo đen mặc ngoài
Lòng em có đất có trời
Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung.
Thêm một lá trúc che ngang khiến câu thơ e ấp một vè đẹp phương đông. Nét mềm lá trúc che
ngang hài hòa với khuôn mặt người, thiên nhiên và con người hòa quyện vào nhau tạo nên vẻ đẹp
bí ẩn, quyến rũ rất riêng của xứ Huế.
Đọc ngược khổ thơ từ dưới lên, người đọc bất ngờ nhận ra nỗi niềm của Hàn Mặc Tử. trong
câu mở đầu: “sao anh không về chơi thôn Vĩ” câu thơ không chỉ để mời mọc hay trách cứ mà còn
thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi. Căn bênh phong đã gợi “án tử hình” cho Hàn Mặc Tử, đẩy
thôn Vĩ về phía sau lưng. Thi sĩ hay mối tình câm đã đẩy thôn Vĩ vào hoài vọng xa vời? câu thơ
đắm say ở bề mặt nhưng lặng chìm ở bề sâu một nỗi dau trước một cái gì đó rất đẹp nhưng cũng rất
xa vời của tình đời và tình người.
Khổ một là cái then cửa đã mở để dõi sâu vào hồn đau của Hàn Mặc Tử trong những khổ thơ

tiếp theo.
Đến khổ thơ thứ hai, giọng thơ vụt lạ bâng khuâng, u uất buồn. giọng thơ chuyển dòng từ
hữu lí sang phi lí.
“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
Câu mở đầu là mọt sự phi lí đến vô thực: “gió theo lối gió mây đường mây” trong thực tế gió
và mây cùng chiều còn trong thơ Hàn Mặc Tử gió và mây đứt gãy, ngoảnh mặt đi hai nơi gợi sự li
tán, chia lìa. Đây là cảnh của một tâm trạng chứa đầy mâu thuẫn: cảnh giả - tâm tình thật. nỗi đau
của một mối tình đơn phương, vô vọng đã hóa vào cái trớ true của mây trời sông nước xứ Huế.
Câu hai nối tiếp một nỗi buồn “dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” nỗi buồn từ bầu trời đã lây
lan xuống cả mặt đất, chính vì vậy dòng nước, hoa bắp cũng có chung nỗi buồn với mây gió xứ
Huế. Dòng nước tĩnh “buồn thiu” hoa bắp động “lay”. Cái tĩnh thì ảo não còn cái động thì vật vờ.


nếu Huế của khổ thơ một là Huế của thị giác, Huế tươi vui thì ở khổ hai lại tràn ngập mộng ảo.
cảnh nhìn qua tâm linh bây giờ mà chẳng mộng arovif vậy câu 3 và 4 tràn ngập một ảo ảnh lung
linh.
“thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, Hàn Mặc Tử là một người mê trăng đến kì lạ, sự đam mê
này trang ra nhan đề các bài thơ “ ngủ với trăng”, “say trăng”, “ rượt trăng”, “một miệng trăng” …
trăng trong Đây thôn Vĩ Dạ đỡ kinh dị hơn. Một con thuyền, một dòng sông vọng ánh trăng. Cảnh
thực hay huyền thoại. cuộc đời hay giấc mơ? Giường bệnh là sa mạc cô đơn ngăn cách Hàn Mặc
Tử với thế giới bên ngoài diễn lệ. Trông ra tình người thì tình người hờ hững, Hàn Mặc Tử quay
trở về với lòng mình, với vầng trăng tri kỉ. nếu vầng trăng không về kịp để an ủi thi sĩ khi mà quỹ
thời gian sống cứ đang vơi dần từng phút thì chắc chắn thi sĩ sẽ ra đi trong cô đơn, tuyệt vọng.
Nỗi đau tình yêu chiếm lĩnh toàn bộ khổ thơ, từ chảnh gió mây đứt quãng chia lìa cho đến
một câu hỏi tưởng như hi vọng nhưng đã cần chắc thất vọng. Song bay trên nỗi đau là một tình

quê. Phải yêu xứ Hueets lắm thì Hàn Mặc Tử mới cảm nhận được cái chất Huế sâu sắc đến như
vậy. Một vầng trăn rất Huế và rất Huế, sông Hương chậm rãi đến u sầu. Huế là cái nỗi niềm, là
điểm tựa cho nỗi đau tình yêu của Hàn Mặc Tử cư trú vào trong đó.
Khổ thơ thứ ba xuất hiện hình ảnh thiếu nữ Huế với tà áo dài, trong thơ của Tố Hữu cũng
cso xuất hiện hình ảnh thiếu nữ áo dài
“cô gái thẫn thờ về áo mỏng
Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai”
Nhưng hình ảnh tà áo dài của Tố Hữu mộng mà không ảo. còn hình ảnh tà áo dài của Hàn
Mặc Tử thì cái mộng đã gắn liền với cái ảo, khổ cuối tràn ngập một thế giới ảo. cái ảo trong giấc
mơ, cái ảo của một sắc áo, cái ảo của một lời giải thích. Trước hết là cái ảo của một giấc mơ: “ mơ
khách đường xa khách đường xa”. Giấc mơ được cắt làm hai cõi chủ thể và khách thể,. Chủ thể thì
hướng tới nhưng khách thể thì cứ lùi xa. Điệp ngữ “ khách đường xa” như đẩy mĩ nhân xa dần, xa
dần rồi mất hút nên hình ảnh đã hóa thành ảo ảnh chỉ còn đọng lại một ấn tượng về cảm giác “trắng
quá nhìn không ra” Hàn Mặc Tử là một thi sĩ rất sành miêu tả sắc trắng. trước bắp chân trần của cô
thôn nữ, Hàn Mặc Tử thấy một sắc trắng chạy dọc sống lưng
“ống quần vo xoắn lên đầu gối
Da thịt trời ơi trắng rợn mình”
Trong bài mùa xuân chín, thi sĩ còn thấy một sắc trắng làm nhức mắt:
“ dọc bờ sông trắng nắng chang chang”
Còn trong đây thôn vĩ dạ lại là một sắc trắng làm nhòa cả thị giác, một sắc trắng làm cho thị
giác bất lực.
“áo em trắng quá nhìn không ra”
Một vẻ đẹo quá tầm tay với, một khát vọng quằn quại vì bất lực, một niền yêu riêng thật bức
bối cuối cùng là cái ảo của một lời giải thích : “áo em trắng quá nhìn không ra” là do nguyên nhân
khách quan: “ở đây sương khói mờ nhân ảnh” hay là do nguyên nhân chủ quan “ai biết tình ai có
đậm đà” bí mật của bài thơ chính là ở chỗ này. Thì ra không phải nhìn không ra một sắc áo mà là
nhin khong ra một sắc lòng. Trái tim thiếu nữ là một thiên đường bí ẩn. chính vì vậy đã khiến câu
thơ
“ai biết tình ai có đậm đà”
Bỗng trở nên mông lung, khó cắt nghĩa như mối tình đơn phương vô vọng.

Bài thơ có một kết cấu khá đặc biệt: khổ đầu là một câu hỏi sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Những tưởng khổ thơ thứ hai và thứ ba sẽ là câu trả lời vì sao không về nhưng bất ngờ khổ hai và
ba lại ném ra tiếp hai câu hỏi tạo ra một kết cấu phản logic. Hỏi – hỏi – hỏi, trái hắn với logic hỏi


đáp thông thường. Bảng lảng trong bài thơ chỉ là một sắc áo như có, như không như gần, như xa.
Cái đẹo chính là sự bí ần, nó cao sang quyến rũ để suốt đời ta đam mê và khát vọng. nhưng vì nó bí
ẩn nên suốt đời ta mãi theo đuổi để rồi hụt hẫng.
Bài thơ dan cài hư – thực, tỉnh – say, giàu tính chất lãng mạn và đẫm bút pháp siêu thực của
Hàn Mặc Tử. Thiên nhiên chưa là chỉ ý chính của tác giả và thi sĩ cũng không chủ đich đến một
mối tình xa xôi nào. Lớn hơn một mối tình Hàn Mặc Tử muốn hướng tơi một đẹp tổng hợp hơn,
cái đẹp của tình đời, tình người cao khiết nhưng dễ mấy ai trong đời có được cái đẹp như thế? Hàn
Mặc Tử suốt đơi mê mải đuổi theo những câu hỏi khộng có lời giải đẹp còn người đọc lại mê mải
đuổi theo những âu hỏi trong bài thơ, những câu hỏi này đã kéo dài tuổi thọ của bài thơ ra mãi mãi.
BÀI 3: TRÀNG GIANG
Đề bài: Phân tích bài thơ Tràng Giang của thi sĩ Huy Cận.
Bài làm:
Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới”. Ông nổi tiếng với
các tác phẩm như: Lửa Thiêng, Vũ trụ ca, Kinh cầu tự…Bạn đọc biết đến ông nhiều nhất qua bài
thơ Tràng giang rút từ tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận.
Huy Cận tâm sự rằng, bài thơ Tràng Giang là do con sông Hồng gợi tứ, lúc đầu bài thơ có tên là
Chiều bên sông nhưng sau đó nhà thơ đổi tên là Tràng Giang. Nhan đề bài thơ Tràng giang gợi lên
không khí cổ kính bởi hai từ Hán Việt gợi hình ảnh một dòng sông dài rộng mênh mông. Không
chỉ vậy, âm “ang” gợi âm hưởng mênh mang như tiếng sóng vỗ vào lòng ta biết bao nỗi niềm. Và
nỗi niềm ấy còn lắng đọng hơn, da diết hơn bởi câu đề từ mang cảm xúc chủ đạo cho toàn bài
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.
Bài thơ mở đầu bằng một Tràng Giang mênh mang sông nước:
“Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Tràng giang hiện lên với nhiều hình ảnh đẹp trong cổ thi: dòng sông, con thuyền, gợn sóng,…
Nhưng cảnh đẹp mà lại thấm đượm một nỗi buồn da diết bâng khuâng. Hai chữ “điệp điệp” gợi
hình ảnh những con sóng từng gợn nhẹ nhấp nhô hòa mình vào Tràng giang rồi biến mất trong
dòng chảy mênh mông. Sóng của dòng sông, của thiên nhiên trong phút ấy cũng hóa thành con
sóng lòng của thi nhân với từng nỗi buồn cứ thế trùng điệp ở trong lòng. Nguyễn Du từng viết
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Có lẽ vì lòng người buồn mà tâm cảnh cũng nhuốm lên
ngoại cảnh. Nhìn đâu thi nhân cũng chỉ thấy cảnh vật rời rạc chia ly, u sầu cứ thế mà hiện lên trong
từng câu chữ. Xưa nay, thuyền – nước vốn là hai sự vật không thể tách rời thế mà nay chúng lại
hững hờ như không ăn nhập vào nhau “Con thuyền cũng không buồn lái, để mặc xuôi theo dòng
nước lặng lờ. Ngay cả dòng nước trong bản thân con sông cũng không thiết đến nhau, cứ âm thầm
mà chảy “song song”, vờ không quen biết nhau trong đời”. (Hồ Minh Tú trường THPT Chuyên Lê
Quý Đôn, Bình Định).


Rồi bất ngờ thay, trên dòng chảy mênh mông ấy, thi nhân bắt gặp cành củi khô đơn độc “Củi một
cành khô lạc mấy dòng”. Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét rằng “Lần đầu tiên trong
lịch sử thi ca, một cành củi khô trôi vào thơ Huy Cận như nỗi cô đơn của một kiếp người trong xã
hội cũ”. “Cành củi” thôi đã gợi lên sự nhỏ bé, đơn độc lại còn “củi khô” nữa thì lại càng bé nhỏ
tội nghiệp hơn. Phải chăng hình ảnh cành củi khô trôi nổi phù du trên sóng nước Tràng giang chính
là hình ảnh ẩn dụ để biểu tượng cho kiếp người như thi nhân đang nổi trôi, bơ vơ, vô định giữa
dòng chảy của cuộc đời, giữa cuồng phong của một đất nước mất chủ quyền ?
Vẫn tiếp nối cái u sầu, buồn bã của khổ một, khổ thơ tiếp theo như đẩy đưa con người lên đến đỉnh
sầu:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót.
Sông dài, trời rộng bến cô liêu.”
Huy Cận tâm sự rằng ông học được ý từ hai câu thơ của Chinh phụ ngâm: “Non Kỳ quạnh quẽ
trăng treo/ Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò”. Và thần thơ cổ điển ấy đã nhuốm vào Tràng giang

mang cái buồn thương hiu hắt. Trên dòng Tràng giang mênh mông, mọc lên “lơ thơ cồn nhỏ”. Từ
láy “lơ thơ” diễn tả sự rời rạc, thưa thớt của những cồn đất nhỏ nhoi mọc lên giữa dòng sông gợi
cảm giác hoang vắng, cô tịch, tiêu điều, xơ xác. Hai chữ “đìu hiu” như càng khắc sâu thêm nỗi
buồn hiu hắt làm câu thơ chùng xuống như một tiếng thở dài man mác.
Trong tiếng gió buổi chiều là âm thanh của cuộc sống con người nhưng nghe mơ hồ quá “ Đâu
tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Đâu là ở đâu ? Không xác định. Đó là thứ âm thanh mơ hồ của một
phiên chợ đã vãn theo làn gió lan xa mãi. Nó chỉ thoáng qua trong gió rồi tắt lịm giữa bóng chiều
đang xuống càng làm cho cảnh chiều hư vô, càng gợi thêm sự vắng vẻ, quạnh hiu. Nhà thơ như
đang bị vây giữa không gian ba chiều rộng lớn “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót/ Sông dài trời
rộng bến cô liêu”. Vũ trụ được đẩy lên cao bởi khi nắng chiều xuống, bầu trời như được nâng lên
hẳn làm nên độ cao “sâu chót vót”. Chữ “sâu” rất ấn tượng. Nếu dùng từ “cao” thì chỉ tả được độ
cao vật lý của bầu trời còn chữ “sâu” vừa tả được độ cao vừa gợi được cảm giác của con người
trước chiều cao ấy. Đó chính là sự rợn ngợp của hồn người trước cái vô cùng của vũ trụ. Vì thế đọc
câu thơ lên ta có cảm giác hồn mình như đang mênh mang cùng thiên địa. Con người trong phút ấy
trở nên nhỏ bé cô đơn hơn bao giờ hết. Nhà thơ gọi quãng mình đứng là “bến cô liêu” hay chính
tâm hồn thi nhân đang lẻ loi và hoang vắng. Có lẽ Huy Cận và Xuân Diệu đã đồng điệu khi gọi hồn
mình là “bến cô liêu” hay “Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề” (Xuân Diệu)
Nhưng chưa dừng lại ở đó, cái tôi cô đơn của thi nhân còn đi sâu hơn nữa vào ngọn nguồn
của nỗi buồn thương:
“ Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,


Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”
Hình ảnh cánh bèo trong “bèo dạt về đâu” mang thân phận con người: lạc loài, trôi nổi. Đó chính
là hình ảnh của số phận con người “hàng nối hàng” không biết đi về đâu trong xã hội cũ khi chưa
có cách mạng về. Cảm giác cô đơn khiến nhà thơ muốn tìm đến một sự gần gũi, một sự kết nối.
Phóng tầm mắt ra sông rộng thấy “Mênh mông không một chuyến đò ngang”; “Không cầu gợi
chút niềm thân mật” để rồi thấm thía một sự đơn độc trọn vẹn. Hai từ “không” hai lần phủ định

“không đò”, “không cầu” trong hai câu thơ như hai cái lắc đầu buồn bã. Chỉ có con người đơn độc
giữa không gian vô tình, vô cảm. Nhìn đâu cũng chỉ thấy “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.
Khổ thơ cuối cùng khép lại mang niềm tâm sự sâu kín của thi nhân về tình yêu quê hương đất
nước:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Một không gian quen thuộc, đúng là hình ảnh trong một bức tranh cổ : một rặng núi xa, những
đám mây bạc từ mặt đất chầm chậm dâng cao. “Có thể nói cảnh vật hiện lên ở khổ cuối là cảnh vật
cô đọng nhất nhưng cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa nhất. Tầng tầng lớp lớp những áng mây chồng
chất lên nhau như chất chứa cả nỗi niềm ẩn khuất của nhà thơ. Động từ “đùn” diễn tả trạng thái
hoạt động tràn đầy sức sống, ánh sáng chiếu vào lấp lánh như màu bạc. Cả bài thơ chỉ có mỗi
dòng này le lói sự sống tươi mới, rực rỡ” (Hồ Minh Tú trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình
Định). Cảnh thật hùng vĩ tráng lệ nhưng đối lập với cái hùng vĩ ấy là hình ảnh cánh chim nhỏ bé
đơn côi đang “nghiêng cánh nhỏ”. Bóng chiều buông xuống đè nặng lên cánh chim bé nhỏ, lạc
lõng giữa bầu trời rộng thênh thang. Cánh chim như chở nặng nỗi niềm thi nhân hay chính là hình
bóng thi nhân đang lạc lõng, bơ vơ giữa vòng xoáy cuộc đời?
Không nhìn vào không gian nữa, nhà thơ nhìn vào chính tâm hồn mình. Thi sĩ gọi tâm hồn mình là
“lòng quê”. “Lòng quê dợn dợn vời con nước”, "dợn dợn" là một từ láy nguyên sáng tạo của Huy
Cận, chưa từng thấy trước đó. Cho thấy một nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê" đang
“dợn” lên trong tâm hồn thi nhân làm cho hồn người nôn nao không yên. Nỗi niềm đó là nỗi niềm
nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương của chính mình nhưng quê hương đã không còn.
Đây là nét tâm trạng chung của các nhà Thơ Mới lúc bây giờ.
Câu thơ cuối cùng khép lại “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Nhà thơ đã mượn ý thơ Thôi
Hiệu để nói lên nỗi lòng của mình. Cách đó mười thế kỷ Thôi Hiệu nhìn khói sóng trên sông mà
lòng nhớ quê hương da diết khôn nguôi:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn



Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
Huy Cận không nhìn thấy "khói" nhưng vẫn nhớ nhà da diết. Đó chính là tâm trạng và lòng yêu
quê hương sâu kín của nhà thơ. Từ đó bài thơ mở ra một tình yêu lớn lao hơn mỗi miền quê, mỗi
cảnh vật. Tình yêu đó mang nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nước. Phải chăng đó chính là sự
đồng điệu của hai tâm hồn thi sĩ cách nhau mười thế kỷ?
Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển và hiện đại qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ bảy
chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả …
nhiều từ Hán Việt cổ kính còn tình cảm thi nhân mang màu sắc hiện đại.
“Tràng giang” là một trong những bài thơ hay nhất trong tập thơ “Lửa thiêng”. Nó là ngọn lửa
thiêng liêng, ngọn lửa vĩnh cửu toả sáng một hồn thơ đẹp. Thi sĩ đã chọn thể thơ thất ngôn với bốn
khổ thơ, như một bức hoạ tứ bình tuyệt tác. Như Xuân Diệu đã từng nói“Tràng giang là bài thơ
ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu Giang sơn Tổ quốc” . Đọc “Tràng
giang” ta thêm yêu, thêm nhớ đất trời sông núi quê hương Việt Nam.
BÀI 4:TƯƠNG TƯ
Đề bài: Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính chân thật và mộc mạc như tình yêu của người bình
dân trong ca dao. Hãy phân tích bài thơ "Tương tư" của ông để làm sáng tỏ điều đó.
Bài làm:
Trong khi hầu hết các nhà thơ mới - theo nhận xét của Hoài Thanh "đều đội lên đầu dăm bảy nhà
thơ Pháp" thì Nguyễn Bính đã tìm một lối đi riêng, trở về với văn hoá dân gian, với những câu hát
cửa đình, giậu mồng tơi, bến đò, cây đa, giếng nước... Ông đã trở thành "chủ soái" của trường phái
"thơ mới dân gian" gồm Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân. Và cũng như các nhà thơ mới
khác, thơ Nguyễn Bính có tiếng hát tình yêu song không mãnh liệt, dữ dội như tình yêu trong thơ
Xuân Diệu, không tang thương như thơ tình Hàn Mặc Tử. Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính chân
thật và mộc mạc như tình yêu của người bình dân trong ca dao. Điều đó thể hiện rất rõ trong
"Tương tư" - bài thơ nổi tiếng của thi sĩ.
Tương tư là một trong bốn trạng thái tâm lí của nam nữ yêu nhau nên bài thơ hiển nhiên nằm trong
thi tứ quen thuộc của thơ ca muôn đời. Từ Kinh Thi, người Trung Quốc đã bảo nhau "Nhất nhật
bất kiến như tam thu hề" (Một ngày không gặp nhau dài như ba năm). Theo câu thơ trên thì cách

đây hàng nghìn năm, người ta đã phát hiện triệu chứng nhớ nhau của bệnh tương tư. Trước khi
Nguyễn Bính viết "Tương tư", ca dao
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai


Khăn chùi nước mắt.
Đến "thơ mới" khi mà tình cảm riêng tư của con người được giải phóng, mối tương tư cũng thành
trăm hình vạn trạng. Nói như Lưu Trọng Lư: "Có cái tình say đắm, cái tình thoáng qua, cái tình
trong giây lát..." và chúng đã hoá thành - "Tương tư" của Xuân Diệu, "Hai sắc hoa Tigôn" của
TTKH... - những bài thơ nổi tiếng một thời. Như vậy, trước Nguyễn Bính đã có những đỉnh cao,
vượt qua không phải là dễ, song "Tương tư" của ông không những sống mà còn sống mãi. Bài thơ
là sự rung động rất tinh tế của thi sĩ thơ mới kết hợp nhuần nhuyễn với tính dân tộc, chất dân gian
được thể hiện trước hết ở sự lựa chọn nhân vật trữ tình. Đó là một chàng trai chân quê có cảm tình
với một cô gái đồng nội. Có lẽ đôi bên mới gặp nhau đâu đó trong một buổi tát nước đêm trăng:
Hôm qua trăng sáng mờ mờ
Em đi tát nước tình cờ gặp anh.
Hay trong một dịp đi hát sân đình:
Hơi cô hát ống tối qua
Đêm nay hát nữa cho ta hát cùng.
Nếu chàng mạnh dạn "xăm xăm băng lối" thì có lẽ chả có chuyện, nhưng ở đây "Một người chín
nhớ mười mong một người". Cái "tôi" trữ tình của chàng trai là cái "tôi" đa tình nhưng không bạo
dạn như trong thơ Xuân Diệu "phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần" mà nhút nhát như cái chất vốn
có của những chàng trai quê.
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người yếm thắm dải điều thắt lưng.
Chính cái "tôi" đa tình nhưng nhút nhát đã dẫn đến một nghịch lí. Cái "tôi" được đặt trong tâm

cảnh nhớ mong, xa xôi cách trở trong lúc không có một khoảng cách nào. Nguyễn Bính rất giỏi
diễn tả sự xa cách nhớ thương, có khi đó chỉ là "một giậu mồng tơi" và lần này là cách một đầu
đình:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
"Thôn Đoài", "Thôn Đông" là những từ ngữ chỉ địa danh làng xóm quen thuộc trong ca dao, dân
ca, khác với những từ bóng bẩy của thơ mới đồng thời, nó được sử dụng như một hình ảnh ẩn dụ
khiến cho bài thơ có dáng dấp đồng quê mộc mạc. "Một người chín nhớ mười mong một người",
câu thơ chứa đựng một cấu trúc ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo. "Một người" đầu câu, "một người"
ở cuối câu thơ, còn ở giữa là một thành ngữ dân gian "chín nhớ mười mong". Cấu trúc ấy khiến ta
liên tưởng đến một bài ca:
Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương


Cùng uống nước sông Tương
Thế mà cùng chẳng thấy
Câu thơ của Nguyễn Bính gợi lên hình ảnh một người ở đầu này, một người ở đầu kia, song cái
ngáng trở chính là sự nhút nhát, rụt rè chân quê. Chàng trai núp vào "thôn Đoài" như các chàng trai
trong ca dao núp vào "mận" và "đào". "Bây giờ mận mới hỏi đào. Vườn hồng đã có ai vào hay
chưa". Song với cách nói bóng gió, chàng trai đã ngầm bày tỏ với cô gái nỗi nhớ nhung xa cách
đang diễn ra trong lòng chàng và niềm ao ước hạnh phúc được gần người mình yêu. "Thôn Đoài",
"thôn Đông" là khoảng cách gần đủ để quen biết mà cũng xa để đủ nhớ thương. Qua đây, chàng
trai đã ý nhị giới thiệu cô gái cũng chân quê như chàng, xứng đôi vừa lứa đủ để chàng bắc nhịp cầu
"chín nhớ mười mong". Lời nói được hoán cải từ thành ngữ "chín nhớ mười thương" mà chàng trai
dùng để bộc lộ nỗi riêng tư của mình, diễn tả sự xa cách trong tình yêu, yêu người nhưng không
được gặp, tình yêu chưa được đền đáp. Thậm chí người ta còn chưa biết mặt nên sinh ra bệnh
tương tư, bệnh nhớ. Cái nhớ của một người dành cho một người. Phải chăng đó là bi kịch trong
tình yêu? Chàng trai đành thổ lộ lòng mình với người trong mộng, với cô gái trong tưởng tượng:
Hai thôn chung lại một làng

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau.
Cách đây 200 năm, Kim Trọng tương tư Thuý Kiều và bày tỏ tâm trạng nhớ thương " Thầm trông
trộm nhớ bấy lâu đã chồn". Còn lời của chàng trai trong bài thơ không phai là lời thể hiện thế giới
nhớ nhung mà là lời than, lời kể lể và lạ lùng nhất là lời trách móc như những câu hỏi xoáy vào
lòng người: Cớ sao? có xa xôi mấy? Bao giờ mới gặp? Điều ấy không hề thấy trong ca dao và
trong văn chương bác học vì nó trái với quy luật. Từ xưa đến nay, trong chuyện tình cảm, người
con trai thường phải đến với người con gái. Đằng này cô gái trong bài thơ đâu biết có người yêu
mình thế mà chàng lại than lại trách. Nhưng đấy chính là chỗ hay của bài thơ. Lời than của chàng
trai bề ngoài thì vô lí nhưng đọc lên ai cũng cảm thông vì đó là sự thể hiện cái " tôi" nhút nhát,


chân quê và tình cảm sâu đậm của chàng qua không gian và thời gian mà rõ nhất là sự thay đổi về
không gian. Tất cả những gì thuộc về thế giới của người yêu đối với chàng đều rất gần gũi, gần gũi
đến mức không còn khoảng cách.
Hai thôn chung lại một làng,
Đúng là khi đang yêu, người ta muốn hoà nhập làm một. Tản Đà đã từng có câu: " Mình với ta tuy
hai mà một. - Ta với mình tuy một mà hai". Mong ước hoà nhập nhưng không thể vì vẫn còn "bên
ấy", "bên này", vẫn còn ngăn cách. Chỉ cách nhau có một đầu đình mà không sang được thì đúng là
không gian không xa mà tình ý lại xa. Tình cảm của chàng trai dành cho cô gái sâu đậm, nó còn
được thể hiện qua thời gian:

Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Dường như chàng trai đang đếm từng ngày chầm chậm trôi qua; thời gian như kéo dài trong lòng
người tương tư. Sự chờ đợi còn làm thay đổi cả hình cây với lá, cũng có nghĩa là sự chờ đợi đến
héo hon của chàng trai: "Tương tư thức mấy đêm rồi". Nhưng với cái lành mạnh, khoẻ khoắn của
người Việt Nam, chàng trai hi vọng:
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau.
"Bến" và "đò" là những ẩn dụ quen thuộc trong ca dao, dân ca. Nguyễn Bính đã sử dụng chất liệu
dân gian, tạo cho bài thơ âm hưởng ca dao mộc mạc nhưng đồng thời mang tinh thần của thơ mới
qua hình ảnh "hoa khuê các", "bướm giang hồ". Lại vẫn là câu hỏi: "bao giờ" nhưng nó cũng hàm
chứa cả hi vọng, vì con đò có trôi nổi đến đâu, cuối cùng cũng sẽ quay về với bến và bông hoa kia
dù có nở trong "khuê các" thì cũng không thể ngăn bướm giang hồ. Bài thơ kết thúc bằng một hình
ảnh cô đọng "trầu - cau" và nỗi nhớ thương khôn nguôi:
Nhà em có một vườn giầu
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Trong văn chương Việt Nam, trầu cau là biểu tượng cho tình yêu và hôn nhân. Bốn câu thơ là niềm
mong ước trong sáng và chân thật của người đang yêu, chân thật như chính tình cảm mà chàng trai
đã dành cho cô gái. Song ước mơ ấy cũng chỉ nằm trong mộng tưởng mà thôi. Từ nỗi nhớ của một
người dành cho một người ở đầu bài, đến cuối bài đã thành vùng không gian này nhớ vùng không
gian kia, trong nỗi nhớ thắp lên ước mơ muôn thuở của tình yêu "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn
Đông"...


Không ồn ào mà dịu êm, không dữ dội mà lặng lẽ, không mãnh liệt mà chân thành mộc mạc như
tình yêu của người bình dân trong ca dao. Đó chính là tình yêu trong thơ Nguyễn Bính, sâu lắng và
không kém phần da diết, đã dệt nên khúc "Tương tư" cho muôn đời:
Tương tư thức mấy đêm rồi

Biết cho ai, hỏi ai người biết cho...
Đề 2: phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính
Bài làm:
Trong phong trào Thơ mới, Nguyễn Bính đã tạo ra một dòng riêng. Trong khi các nhà thơ lãng mạn
hướng về phương Tây, chịu ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây, thì Nguyễn Bính hướng về
nghệ thuật dân tộc, chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian. Nguyễn Bính là thi sĩ đồng quê. "Chỉ có
quê hương mới tạo nên được từng chữ, từng câu Nguyễn Bính. Trên chặng đường nót nửa thế kỉ
đời thơ, mỗi khi những gắn bó mồ hôi nước mắt kia đằm lên, ngây ngất, day dứt không thể yên, khi
ấy xuất hiện những bài thơ tình quê tuyệt vời của Nguyễn Bính" (Tô Hoài). Bài thơ "Tương tư" tiêu
biểu cho phong cách thơ của Nguyễn Bính.
Cũng như các nhà thơ lãng mạn đương thời, Nguyễn Bính say mê với đề tài tình yêu. Nhưng cách
biểu hiện thì Nguyễn Bính theo một lối riêng. Có thể coi bài thơ "Chân quê" là tuyên ngôn thơ của
Nguyễn Bính:
"Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều".
Ví như cùng viết về nỗi thương nhớ trong tình yêu mà giữa "Tương tư" của Nguyễn Bính và
"Tương tư chiều" của Xuân Diệu khác nhau biết mấy! Xuân Diệu thì rất Tây mà Nguyễn Bính thì
"chân quê", cả hai đều có sức hấp dẫn riêng.
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính không nổi lên mà lặn xuống tan hoà vào không gian của đồng quê
bằng thủ pháp nhân hóa như trong ca dao. Hãy nghe mấy lời mở đầu bài "Tương tư":
"Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng".


Người con trai đang yêu này là con người có gốc rễ sâu xa với làng mạc quê hương. Thơ của thi sĩ
lãng mạn mà như của dân dã. Từng chữ thơ đều có dây mơ rễ má với thơ ca dân gian. Các cụm từ

"ngồi nhớ", "chín nhớ mười mong" gợi nhớ câu ca dao:
"Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than".
Nguyễn Bính thích lối cụ thể hoá cái trừu tượng của ca dao, cụ thể ra thành chữ số (yêu nhau tam
tứ núi cũng trèo), nhưng lại có cấu trúc điêu luyện của thơ:
"Một người chín nhớ mười mong một người"
"Một người" đứng ở hai đầu câu thơ, diễn tả sự xa cách, nhớ mong như vậy thật là hay!
Tâm trạng của người tình đơn phương cũng được mở ra với trời đất:
"Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng".
Thanh niên từ Nam chí Bắc đều nhớ những câu thơ này vì đã nói hộ cho họ rất nhiều, thậm chí họ
không biết đó là thơ của Nguyễn Bính, họ nhớ như nhớ ca dao, họ thốt lên như từ cõi lòng mình.
Đó là vinh quang của thi sĩ, vinh quang của Nguyễn Bính.
Nhớ mong đơn phương là "quyền được yêu" của con người, nhưng sao lại trách móc? Tình yêu phi
lí như thế đấy:
"Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này".
Thật là tội nghiệp cho người trách và cũng tội nghiệp cho người bị trách. Nàng "thôn Đông" đâu có
hay biết rằng mình đã lọt vào mắt xanh của chàng "thôn Đoài".
Cái "chung" đã không chung được thì thời gian càng đằng đẵng, nỗi chờ mong càng vò võ:
"Ngày qua ngày qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng".
Lối láy chữ "ngày qua ngày lại..." như là âm hưởng của luyến láy trong âm nhạc dân gian, như dân
ca, như hát chèo. Cách phô diễn của Nguyễn Bính cũng uyển chuyển. Cùng là sự vận động của một
thời gian mà câu trên là nhạc, và câu dưới là màu. Nhạc là của ngày, màu là của mùa. Nhưng
không thể viết "mùa qua mùa lại..." mà phải viết "Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng" thì ấn
tượng tương tư mới đậm, tương tư đã đến vàng vọt cả "lá xanh" (hay là tuổi xanh?)
Rồi lại kiếm cớ để mà trách:



"Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?"
Tương tư như thế chẳng khác chi anh con trai tương tư trong ca dao "Lá khoai anh ngỡ là sen, Bóng trăng anh tưởng bóng đèn anh khêu". Nhưng không phải chỉ có người tình phương Đông mới
yêu phi lí như vậy, người tình phương Tây yêu có khác gì. Anh chàng Phê-lít ác-ve (Félix Arvers)
yêu một thiếu phụ đoan trinh, yêu đơn phương, đau đớn và tuyệt vọng trong bài Xon-nê (Sonnet)
bất tử:
"... Người nào ngọc nói hoa cười
Nhìn ta như thể nhìn người không quen
Đường đời lặng lẽ bước tiên
Nào ngờ chân đạp lên trên mối tình..."
Chao ôi, mỗi bước chân lãng đãng của nàng đã giẫm lên mối tình của chàng thi sĩ mà nàng nào có
hay!
Hết trách móc (trách yêu thôi) lại kể lể não nề:
"Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho".
Kể lể như vậy là để bộc lộ lòng yêu tha thiết của người tình, nhưng khốn nỗi có "ai" biết cho nỗi
lòng tương tư trắng đêm ấy. Nhưng từ ai phiếm chỉ được điệp lại gây âm hưởng trùng điệp nghe
mà não lòng. Những từ "ai" gợi nhớ những từ "ai" trong ca dao: "Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai".
Có lẽ nhớ thương não nề vì mong ước vô vọng:
"Bao giờ bến mới gặp đò,
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?".
Cùng một lúc nhà thơ dùng hai biểu tượng Bến và Đò, Hoa và Bướm thường thấy trong ca dao.
Cũng như trong ca dao, biểu tượng tĩnh như Bến, Hoa ám chỉ người con gái, biểu tượng động như
Đò, Bướm ám chỉ cho người con trai. Vận dụng biểu tượng chung, Nguyễn Bính đã khéo léo biểu
đạt cảnh ngộ riêng của đôi bạn tình. Sao lại "Bao giờ bến mới gặp đò?" Thế là mong ước của
chàng trai vô vọng rồi. Đò dịch thì thuận chứ sao lại đòi bến dịch? Cho nên cứ trách "Cớ sao bên
ấy chẳng sang bên này", rồi "Không sang là chẳng đường sang đã đành", rồi "tình xa xôi". Lại nữa
"hoa khuê các" làm sao gặp "bướm giang hồ"? Rõ ràng Nguyễn Bính đã thổi vào Hoa - Bướm của

dân dã một chút tình lãng mạn của thời đại. Thành ra cuộc tình của đôi lứa vừa có cái bí ẩn như


những cuộc tình trong ca dao lại thêm chút "khó hiểu của thời đại" (Hoài Thanh). Trong thâm tâm,
Nguyễn Bính đã cảm nhận được cuộc tình của đôi lứa không thể hoà hợp, gắn bó, bền chặt được.
Kết, bài thơ trở về với giai điệu ban đầu, có thêm một vài biến tấu:
"Nhà em có một giàn giầu
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?"
Giai điệu ban đầu "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông" được nhắc lại, có thêm cặp biểu tượng của tình
yêu là trầu - cau, nhưng cũng chỉ nhớ đơn phương thôi, người nhớ người, cau nhớ trầu, chứ không
làm sao "đỏ với nhau" được (Miếng trầu với lại quả cau - làm sao cho đỏ với nhau thì làm - Ca
dao) thành ra "tương tư". Mà tương tư đơn phương gọi đúng tên là thất tình. Đúng đây là bài thơ
Thất tình của Nguyễn Bính.
Nguyễn Bính là ca sĩ của đồng quê. Trong khi ngọn gió nghệ thuật phương Tây ào ào thổi tới,
Nguyễn Bính vẫn một mực giữ lấy chút "hương đồng gió nội" cho thơ mình. Với tài hoa và tâm
huyết, với nghệ thuật dân tộc, Nguyễn Bính đã thành công. Thơ Nguyễn Bính thành ra lạ so với
trường phái thơ lãng mạn đương thời. Sức hấp dẫn của "Tương tư" không chỉ là ở chuyện tình yêu
lứa đôi mà còn ở tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương, với người với cảnh, ở sự nâng
niu trân trọng của nhà thơ đối với nghệ thuật dân tộc, ở lối tư duy thơ đậm màu sắc dân gian. Có
thể nói hồn quê chính là hồn thơ "Tương tư" mà cũng là hồn thơ Nguyễn Bính. "Thơ là niềm khát
khao, là ước nguyện của con người. Khi chưa quen Nguyễn Bính, tôi cũng không thật hiểu được
những bài thơ viết về đồng quê của Nguyễn Bính và cũng chưa phân biệt được đâu là chút lòng
mộc mạc thiết tha của người làm thơ, đâu là cái hoa hoè hoa sói của chàng trai quê ra tỉnh. Rồi
mỗi khi gặp chính trong cuộc sống khốn khó hàng ngày tưởng như chẳng liên quan gì đến những
bài thơ quê hương đẹp nõn như lụa của Nguyễn Bính, tôi lại vẽ ra ý nghĩa sâu thẳm của mỗi câu
thơ với quê hương" (Tô Hoài).
BÀI 5: LAI TÂN
Đề bài: phân tích bài thơ lai tân

Bài làm:
Vào khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX, trên văn đàn Việt Nam đã dần dần có một sự
trưởng thành mới. Thi ca giờ đây của Việt Nam không còn bị lệ thuộc vào những quy ước khắt khe
của Nho gia rằng tất cả nhà thơ không được bộc lộ cái tài một cách tự do. Bước vào giai đọan này,
mỗi thi sĩ lại hiện diện trên văn đàn với một tư thế rất riêng, của riêng mình. Cũng bởi vì cái riêng
này, họ - thi sĩ thời đại mới – đã có những định nghĩa rất khác về thơ. Nếu Xuân Diệu cho rằng
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”


×