Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích quan điểm của đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.67 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-----***-----

BÀI TẬP LỚN
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
ĐỀ BÀI: Phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc. Trình bày suy nghĩ của nhóm về vai trò của giới trẻ trong việc bảo
tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc
tế hiện nay.
Tên Nhóm : NHÓM 4
Lớp tín chỉ: Đường lối cách mạng của ĐCS VN_21

Hà Nội, tháng 10 năm 2015


BÀI TẬP LỚN MÔN ĐƯỜNG LỐI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
I.

Quan điểm của đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
1.1. Khái niệm, định nghĩa “văn hóa”, “tiên tiến” và “bản sắc dân tộc”
Khái niệm “văn hóa”, “tiến tiến” và “bản sắc dân tộc” đã được Nghị quyết trung

ương 5 khóa VIII chỉ rõ:
Khái niệm văn hóa thường được tiếp cận ở hai cấp độ lý luận và thực tiễn. Ở cấp
độ lý luận, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người (cá nhân
và cộng đồng) sáng tạo ra để phục vụ sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bản chất của văn
hóa là sự sáng tạo, vươn tới cái Chân - Thiện - Mỹ, vươn tới các giá trị nhân văn đem lại
hạnh phúc cho con người. Văn hóa là “thiên nhiên” thứ hai do con người tạo ra để phục
vụ con người. Ở cấp độ thực tiễn, văn hóa thể hiện trong toàn bộ hoạt động sống của con


người, từ hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động tinh thần, phản ánh kiểu lựa chọn
sáng tạo của cá nhân và cộng đồng.
Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất
cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú tự do, toàn diện của con người
trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến
không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình tức biểu hiện, trong các phương tiện
chuyển tải nội dung
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghàn năm đấu tranh dựng
nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn
kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái,
khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế
trong ứng xử, tính giải dị trong lối sống... Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong các
hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với


mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa
các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong
phong tục, tập quán, lề thói cũ.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được
thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6-1991) -> nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc là 6 đặc trưng cơ bản cần phấn đấu và thực hiện.
Tháng 7-2004, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ra
Kết luận Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) -> nhiệm vụ lớn lao
nhất của đảng cần vun đắp và giải quyết.
1.2. Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2.1. Phương hướng xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa
1.2.1.1. Phương hướng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
- phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc

- ý thức độc lập tự chủ tự cường, xây dựng chủ nghĩa xã hội
- xây dựng phát triển văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- tiếp thu văn hóa nhân loại
- phát triển khoa học, kĩ thuật và trình độ dân trí.
1.2.1.2. tầm quan trọng
Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một yêu
cầu cần thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế.
1.2.2. Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
1.2.2.1. độc lập dân tộc
- lý tưởng độc lập dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình giũ gìn phát triển bảo vệ tổ
quốc.
- Độc lập dân tộc là điều kiện đầu tiên bảo đảm cho sự phát triển của đất nước.


1.2.2.2 chủ nghĩa xã hội
Tính dân chủ của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là dân chủ xã hội
chủ nghĩa, gắn liền với chế độ chính trị - xã hội tiến bộ “của dân, do dân và vì dân”.
Chỉ có CNXH mới bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. CNXH của Việt Nam
với những đặc trưng mà trên đó đặt cơ sở vững chắc cho một nền độc lập dân tộc chân
chính, vững chắc.
1.2.2.3 bản sắc dân tộc việt nam
Là cốt lõi bao gồm phẩm chất, tính chất, sức sống bên trong của dân tộc -> tính
thống nhất, nhất quán, trong quá trình phát triển dân tộc. Thể hiện ở cách tư duy, cách
sống, cách dựng nước, sang tạo, trong văn hóa khoa học công nghệ. Bản săc dân tộc phát
triển thông qua thể chế kinh tế, thể chế xã hội, thể chế chính trị và tông qua hội nhập kinh
tế thế giới, sự giao lưu văn hóa giữa các nước và sự tiếp thu văn minh nhân loại.
1.3. Những quan điểm chỉ đạo cơ bản và nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.3.1. các quan điểm chỉ đạo

Thứ nhât, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Thứ ba, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam.
Thứ tư, văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp
cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
1.3.2. những nhiệm vụ chủ yếu
- Xây dựng yếu tố con ngưới
- Xây dựng môi trường, xã hội văn hóa
- Phát triển sự nghiệp văn học và nghệ thuật
- Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa


- Phát triển sự nghiệp đào tạo giáo dục và khoa học công nghệ
- Phát triển đi đôi với quản lí tốt thông tin đại chúng
- Bảo tồn và phát huy phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
- Cần có chính sách văn hóa đối với tôn giáo
- Đảng và nhà nước ta chủ chương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu chọn lọc những cái hay, trong văn hóa
các dân tộc bát kịp sự phat triển của thời đại chủ động tham gia hội nhập giao lưu văn
hóa với các quốc gia khác.
- Đi kèm với đó là loại bỏ những cái lạc hậu lỗi thời trong phong tục tập quán.
1.3.3. các giải pháp:
Để thực hiện các quan điểm chỉ đạo và nhiệm vụ nêu trên, Đảng ta đã xác
định bốn giải pháp lớn là:
- Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong
trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá.
- Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hoá.

- Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá.
- Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá.
Đây là bốn giải pháp lớn có ý nghĩa vừa cơ bản, vừa cấp thiết để xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó giải pháp nâng cao
hiệu quả lãnh đạo của Đảng đóng vai trò quyết định.
Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (2004) đã đánh giá:
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) có ý nghĩa chiến lược về văn hóa của cách mạng
nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thông qua việc
triển khai các nhiệm vụ văn hóa cụ thể, Hội nghị Trung ương 10 khoá IX nhấn mạnh đến
mục tiêu cần đạt tới là phải tạo được sự phát triển đồng bộ về chất lượng văn hóa trên các
mặt:
Bảo đảm gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng, chỉnh
đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã


hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định
đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước.
Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với
việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục
đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa
dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời
đại.
Vừa phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của văn hóa các dân tộc anh
em, làm phong phú nền văn hóa chung của cả nước, vừa kiên trì củng cố và nâng cao tính
thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam, đấu tranh chống các khuynh hướng lợi
dụng văn hóa để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Nghiên cứu, nắm bắt kịp thời thành tựu của văn hóa - thông tin hiện đại, huy động
mọi tiềm lực xã hội cho sự nghiệp phát triển văn hóa, chăm lo các tài năng, chủ động có
kế hoạch, chính sách, cơ chế phù hợp để tạo điều kiện cho văn hóa nước nhà phát triển
vững chắc và đúng hướng trong thời kỳ mới.

Những nhiệm vụ trung tâm mà Hội nghị Trung ương 10 khóa IX nhấn mạnh là:
Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời
sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và trong cá nhân, gia đình, thôn xóm, đơn vị, tổ chức cơ
sở… Cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ bản,
lâu dài.
Gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng thông
qua cuộc vận động lớn về xây dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Cụ thể
hóa các chuẩn mực đạo đức, lối sống cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể…
Nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam theo năm
đức tính được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII…
Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhất là cộng đồng dân cư, xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, phong phú. Thường xuyên nâng cao trình độ phổ


cập văn hóa đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao và đa dạng của nhân dân đi đôi với
nhiệm vụ bồi dưỡng các tài năng văn hóa, khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo được nhiều
công trình văn hóa - nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao về tư tưởng - nghệ thuật, tương xứng
với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và công cuộc đổi mới.
Như vậy xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
là nhiệm vụ quan trọng và thiết yếu nhất của đảng ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội hiện nay.
II.

Thực trạng, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của tết Nguyên Đán ở Việt
Nam.
II.1.

Đặt vấn đề.


Tết Nguyên đán là thời điểm kết thúc một năm cũ, mở đầu một năm mới theo âm
lịch, là ngày hội lớn của chu kỳ vận hành vũ trụ, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con
người với thiên nhiên (Đất - Trời - Sinh vật) mang một giá trị nhân văn sâu sắc. Nói về
Tết Nguyên đán, GS. Trần Quốc Vượng cho rằng, lễ lạt đầu năm mới được gọi thu gọn là
Tết chứ nếu gọi một cách đầy đủ thì dân gian nói là “Tết Cả” hay gọi theo “tên chữ” (Hán
Việt) - vốn cũng đã từ lâu quen thuộc với văn hóa dân gian - là Tết Nguyên đán. Nguyên
là đầu tiên, đán là buổi sớm. Theo nguyên nghĩa, Nguyên đán là buổi sớm đầu tiên của
tháng đầu tiên (Giêng) của năm mới. Vậy Tết Nguyên đán là Tết đầu năm mới. Còn “Tết
Cả” nghĩa là Tết hàng đầu, Tết đứng đầu, Tết to nhất và quan trọng nhất. Với tên gọi ấy,
có những Tết khác, “Tết Con” - Tết không to bằng, không quan trọng bằng“Tết Cả”.1
Đồng thời, Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, người thân xa gần sum họp, thăm hỏi,
cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà, tổ tiên.
Tết nguyên đán ở một số nước:
Ở Hàn Quốc, Người Hàn chỉ có 3 ngày nghỉ, từ ngày cuối cùng của năm cũ đến
ngày mùng 2 tết. Trước khi năm mới đến, người Hàn Quốc tắm nước nóng để gột rửa
những điều ko may mắn trong năm cũ. Họ đốt lửa- những thanh củi trong đêm giao thừa,
vì tiếng nổ của gỗ sẽ xua tan ma quỷ. Trong 3 ngày tết, sau khi thực hiện nghi lễ cúng bái
tổ tiên, người dân xứ kim chi đi thăm họ hàng, người thân và chùa chiền.


Ở Trung Quốc, Người dân TQ có khoảng 10 ngày để tận hưởng không khí tết. Các
hoạt động từng ngày tết: mùng 1 là dành cho gia đình, mùng 2 đi thăm bố mẹ vợ, mùng 3
là ngày kiêng kị không có các hoạt động thăm hỏi.
II.1.1. Thực trạng

Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có nhiều phong tục quán nét đẹp văn hóa được
lưu giữu từ đời này sang đời khác qua những hình ảnh và những tư liệu về tết xưa cho
đến nay là minh chứng cho sự trường tồn ,giữ gìn và phát triển. Những nét đẹp văn hóa
không mai một mà được thế hệ sau phát triển. Theo tư liệu lịch sử, trước đây, khi đời
sống nhân dân có nhiều khó khăn nhưng đến dịp tết dù có thiếu thốn đến đâu, nhà nhà,

người người đều chuẩn bị tết chu đáo. Bởi việc đón Tết cổ truyền đã trở thành 1 sự kiện
lớn trong gia đình, họ hàng, được chuẩn bị trước 1 tháng trời. Ở quê nhà nào cũng có 1
bụi dong góc vườn để gói bánh trưng, dăm ba đàn gà để giành giết thịt. Những đứa trẻ có
quần áo mới, những chợ hoa, chợ tết luôn tấp nập người mua sắm. Đầu tháng Chạp đã tất
bật chuẩn bị dưa hành,sau lễ cúng ông Táo,nhiều ông đồ bày mực tàu giấy đỏ để phục vụ
việc xin cho chữ. Các trò chơi trong ngày Tết phổ biến : Đấu võ ngày tết, Đua ghe, Hát
sắc bùa, Đá gà, Đấu cờ tướng.
II.1.2.

Nên bỏ hay giữ tết nguyên đán:

Thời gian gần đây có một bộ phận người dân việt nam có nêu lên ý kiến về việc
nên bỏ hay giữ tết nguyên đán.
Gộp Tết, kinh tế chưa chắc phát triển hơn. Những người đưa ra quan điểm gộp Tết
có những căn cứ để luận giải cho lựa chọn của họ. Chúng ta trân trọng ý kiến sáp nhập
Tết để tránh tốn kém, tệ nạn, tiết kiệm thời gian, vật chất và khẳng định sức sống của văn
hoá Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta phải hết sức cẩn trọng khi xem xét vấn đề. Có lý giải
gộp Tết để đỡ tốn thời gian nhưng thời gian vốn do chúng ta sử dụng, không phụ thuộc tự
nhiên.Trên thực tế, vì nhu cầu cuộc sống, gánh nặng mưu sinh, nhiều người không ở nhà
hết ngày nghỉ theo quy định. Vì thế, nghỉ dài hay ngắn là do mỗi người lựa chọn.Tết cũng
không phải nguyên nhân khiến người ta uống rượu nhiều hơn hay gia tăng tai nạn. Không


ít người uống rượu thỏa thích trong nhiều trường hợp, chứ không chỉ trong ngày Tết.
Tương tự, những người không mê cờ bạc thì Tết cũng chẳng chơi. Vì thế, gộp Tết không
đảm bảo việc kinh tế sẽ phát triển hơn hay hạn chế tệ nạn xã hội. Vấn đề là Tết Nguyên
đán có ý nghĩa gì? tại sao xã hội lại phân hóa thành hai luồng ý kiến nên nhập hay giữ?
Nếu quyết định sáp nhập, chúng ta phải tính việc đón Tết. Dịp này có “thịt mỡ, dưa hành,
câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” không hay ăn Tết theo kiểu phương
Tây? Về phong tục tập quán, chúng ta sẽ bảo tồn, phát huy điểm gì và gạn lọc cái gì? Bỏ

Tết cổ truyền là bỏ toàn bộ phần lễ, các trò chơi dân gian, sinh hoạt văn hóa, tinh thần.
Điều đó đồng nghĩa chúng ta bỏ đi một bảo tàng lịch sử văn hóa của dân tộc.Trên thực tế,
trước đây, chúng ta không ăn Tết tây và chỉ thay đổi trong những năm gần đây vì hội
nhập. Điều này không có nghĩa phải bỏ đi những giá trị truyền thống.
Nhiều người trẻ chưa hiểu hết ý nghĩa Tết cổ truyền. Không thể phủ nhận rằng Tết
nay khác Tết xưa rất nhiều. Ngày trước, công đoạn chuẩn bị Tết diễn ra trong vài tháng,
nay chỉ cần mấy ngày. Trước đây, người Việt chú trọng giá trị vật chất, “no 3 ngày Tết,
ấm 3 tháng hè”. Họ mong mỏi Tết để hưởng bữa ăn no, ăn ngon, “trẻ được bát canh già
có manh áo mới”. Ngày nay, người Việt, đặc biệt giới trẻ, ăn ngon, mặc đẹp quanh năm.
Những phong tục, tập quán đón Tết ngày xưa đang mất dần. Vì thế, Tết phần nào mất đi
sức hút. Bây giờ, một số người vẫn quan niệm về quê ăn Tết cùng gia đình nhưng không
ít bạn trẻ thích du lịch hơn. Mỗi dịp tết đến, trên bàn thờ mỗi gia đình đều có mâm hũ quả
đẹp mắt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của mỗi loại quả trên đó, có lẽ cũng vì
không hiểu, người trẻ chưa trân trọng và có ý thức giữ gìn tết truyền thống của nước
mình.
Có dẫn chứng rằng Nhật Bản gộp Tết làm Nhật rất phát triển, nước ta nên học hỏi
họ. Tuy nhiên, Nhật Bản ăn Tết Tây nhưng họ vẫn giữ truyền thống. Nhật Bản chú trọng
gìn giữ các giá trị văn hóa và truyền thống được tích hợp trong vô số biểu hiện đời
thường, sâu đậm. Họ là nước nghèo về địa lý tự nhiên song giàu về trí tuệ, phẩm chất, chí
khí của con người - những giá trị làm nên sức mạnh, vị thế của đất nước. Với nước ta, Tết
Nguyên đán đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, là bảo tàng lịch sử văn hóa
dân tộc, chứa đựng những giá trị sâu sắc nhất. Tết mang ý nghĩa bảo tồn, phát huy các giá


trị truyền thống, lưu truyền những tinh hoa để làm nên đặc trưng, bản sắc dân tộc. Tết
chính là nét văn hóa của người dân việt nam, nó đã ăn sâu vào mỗi con người việt nam ,
cũng như ở phương tây ngày giáng sinh cho đến đêm giao thừa là nét văn hóa của họ.
Thay vì cái gì cũng cóp nhặt của họ và hãy học hỏi từ họ: ngày tết là ngày đòan viên của
gia đình và đừng biến nó thành ngày cô lập bản thân đi đây đó rời xa gia đình.
II.1.3. Giải pháp bảo tồn và phát triển nét đẹp của tết Việt.


Nhận thức rõ rằng, sự biến đổi của một số nhân tố trong lễ Tết truyền thống cũng
như sự xuất hiện của những nhân tố mới trong các lễ Tết của người dân Việt Nam là một
yếu tố khách quan trong đời sống văn hóa hiện nay. Do đó, không nên có những quan
điểm cứng nhắc, lấy các nguyên lý tổ chức lễ hội truyền thống làm khuôn mẫu cho việc
tổ chức các lễ hội Tết ở nước ta. Nên cần phải bám sát thực tiễn, tổng kết thực tiễn trên
cơ sở lý luận về quản lý văn hóa. Đặc biệt là phải nhấn mạnh vai trò chủ thể của cộng
đồng người dân trong tổ chức lễ hội Tết.
Tổng kiểm kê, sưu tầm, đánh giá thực trạng các trò chơi dân gian trong ngày Tết
tại các làng xã, đồng thời lưu giữ một cách khoa học bằng các phương tiện hiện đại như
băng, đĩa, các phương tiện số hóa… diện mạo gần nguyên trạng nhất các trò chơi cổ
truyền.
Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá các giá trị văn hóa của các trò chơi dân gian ngày
Tết thông qua các cách tiếp cận liên ngành về các biểu hiện, biểu tượng, thể thức, kết
cấu, đối tượng… của trò chơi để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của công chúng đối
với trò chơi dân gian, đặc biệt là lớp trẻ.
Những người lãnh đạo, những người hoạt động văn hóa cần đề ra những chiến
lược dài hơi trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Để gìn giữ được văn hóa truyền
thống, đòi hỏi những người làm chính trị, những nhà lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa tới
vấn đề bảo vệ văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc giữ hồn cốt của Tết
cổ truyền nói riêng và giá trị văn hóa truyền thống nói chung, phải coi trọng giáo dục ý
thức tự tôn dân tộc cho những người trẻ. Việc giáo dục ấy phải song hành với việc giảng


dạy kiến thức cho học sinh trong nhà trường phổ thông. Đơn cử như giảng dạy về nghệ
thuật truyền thống tuồng, dân ca, bài chòi,… phải đi liền với việc giảng dạy kiến thức
chung. Cần tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn
hóa lễ Tết. Cần xây dựng một thiết chế văn hóa mạnh và hợp lý, đào tạo nguồn lực cán bộ
quản lý có tâm huyết, có hiểu biết sâu sắc về các giá trị của lễ hội, lễ Tết, có phong cách
làm việc khoa học trong việc ghi chép lưu giữ các tài liệu về diễn xướng và môi trường

diễn xướng, các trò chơi, các hình thức biểu diễn nghệ thuật trong các dịp diễn ra lễ Tết.
Cần có chính sách xây dựng các thiết chế văn hóa cho việc tạo các không gian
công cộng, tạo điều kiện trao truyền, hướng dẫn của giới chuyên trách và quỹ thời gian
rỗi (để tham gia) của các tầng lớp công chúng; hỗ trợ, tư vấn, định hướng đứng đắn, giải
quyết tốt các mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, các nhu cầu truyền thống và đương
đại của các hoạt động lễ hội cổ truyền, các lễ hội du lịch đương đại, tạo điều kiện, môi
trường thuận lợi để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các trò chơi, thú chơi, tạo điều
kiện để mọi thành viên trong cộng đồng có thể bộc lộ tài năng.
Trong các dịp lễ Tết cần tổ chức những trò chơi có đông người tham gia để thu hút
nhân dân tham gia, làm sao cho họ là những người thực hiện trò chơi chứ không phải là
khán giả. Đồng thời có thể hướng dẫn cho những du khách cùng tham gia vào trò chơi
làm cho họ thích thú và qua đó quảng bá nét văn hóa truyền thống của từng vùng.
Việc đem lễ hội Tết gắn với các hoạt động du lịch. Ví dụ như: một tiềm năng cần
được khai thác của địa phương nhất là đối với tỉnh Quảng Nam, khi đã có hai di tích được
công nhận là di sản văn hóa của thế giới: phố cổ Hội An và khu Thánh địa Mỹ Sơn, thì
khi phục hồi, phát triển các trò chơi dân gian trong ngày Tết sẽ làm cho khách du lịch có
thời gian lưu trú dài hơn. Qua đó ta cũng quảng bá đến các nước trên thế giới những nét
văn hóa đặc trưng của nước nhà. Tuy nhiên, để làm được điều đó, mỗi lễ hội cần được
nghiên cứu những giá trị văn hóa đặc trưng của mình và phải thể hiện tốt những đặc trưng
đó trong sinh hoạt lễ hội. Như vậy, chính xuất phát từ nhu cầu phục vụ du lịch mà các giá
trị văn hóa trong các lễ hội có điều kiện được bảo tồn và phát huy.


Có thể nói, lễ hội Tết là sinh hoạt văn hóa đã có từ lâu trong đời sống của người dân
Việt Nam. Họ đã gởi vào tập tục, lễ hội ngày Tết những tin yêu, hy vọng đầy tinh thần
nhân đạo, nhân văn sâu sắc, và qua phong tục, tập quán, lễ hội trong những ngày Tết sẽ
làm cho con người sống hạnh phúc hơn, tránh đi sự ngăn cách, sự khác biệt trong gia
đình, dòng họ và cộng đồng. Đây là hiện tượng văn hóa đáng mừng, đáp ứng được nhu
cầu của không chỉ người dân ở nông thôn mà cả đô thị trên các phương diện: tinh thần cố
kết cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tâm linh, thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn

hóa lễ hội, góp phần vào việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung. Ngày
nay, trải qua các cuộc vận động về đời sống mới, nếp sống văn minh, đã có những thay
đổi lớn về hình thức cũng như nội dung ngày Tết, nhất là về phương diện cúng tế, kiêng
cữ, bói toán đầy tính chất mê tín dị đoan, thay vào đó bằng những sinh hoạt vui chơi lành
mạnh, phù hợp với nhịp sống khẩn trương, hiện đại của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Tuy nhiên, cũng không vì thế mất đi những điều hay, nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc
của ngày Tết ở Việt Nam.
III.

Sống thử
III.1.
Thực trạng:
Trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, đã xuất hiện

một lối sống mới của giới trẻ: Những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có
đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính thức,
sẽ đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau,
không cần đến pháp luật. Người ta gọi đó là “sống thử”. Hiện tượng “sống thử” hay còn
gọi là “góp gạo thổi cơm chung” đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối sống của
giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công nhân sống xa nhà mà còn cả ở những sinh
viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Theo thống kê của khoa xã hội học Đại học Mở
TPHCM, năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân. Cùng với các
nguyên nhân khác, Sống thử đã góp phần đưa Việt Nam vào top 3 những nước có tỷ lệ
nạo phá thai độ tuổi vị thành niên trên thế giới.
III.2.

Nguyên nhân:


Nguyên nhân bản thân. Do sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, thiếu vật chất, hoặc

có thể vì đua đòi và đi theo não trạng sai lạc do chủ thuyết “duy thế tục” được tự do
quảng bá dưới mọi hình thức trong đời sống xã hội. Một số bạn không thích kết hôn khi
sự nghiệp chưa vững vàng và càng không thể để "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy". Tư
tưởng mạnh mẽ giúp họ cởi mở hơn trong quan niệm tình dục và không còn e dè dư luận
xã hội trước kia
Hơn nữa, nhiều bạn đã tự nguyện sống thử, đặc biệt là các bạn nữ sinh viên và công nhân.
Các bạn thích một cuộc sống hưởng thụ, phóng đãng, không tôn trọng chuẩn mực đạo
đức của cộng đồng hay luật lệ của tôn giáo. Rất nhiều bạn không những coi thường luật
pháp và giáo luật mà còn tự hạ thấp nhân phẩm của mình, không coi trọng giá trị của đời
sống gia đình, cho dù biết hành động mình đang làm là sai trái với chuẩn mực cuộc sống
nhưng vẫn cố tình bước vào.
Nguyên nhân từ gia đình. Do cha mẹ sống không hạnh phúc, những xung đột
thường ngày trong gia đình chính là yếu tố làm cho giới trẻ không muốn nghĩ đến hôn
nhân; ngược lại, coi hôn nhân như một sự ràng buộc, cùm kẹp, hoặc chỉ như cơ hội để
người ta lợi dụng nhau. Hơn nữa, cha mẹ không quan tâm đến đời sống và tình cảm của
con mình, không động viên con cái sống lành mạnh, chỉ biết phó mặc cho nhà trường, thì
làm sao chúng không hư hỏng? Theo thạc sĩ tâm lý nữ tu Hồ Thị Hạnh cho biết: “Do cha
mẹ chỉ biết kiếm tiền, không quan tâm đến đời sống của con cái. Mà thực ra, cha mẹ đâu
chỉ có kiếm tiền cho con là đủ mà còn phải biết đồng hành với con cái, nhất là ở lứa tuổi
đang chập chững biết yêu”. Còn theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học
sư phạm TPHCM thì cho rằng: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sống
thử” ở giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em,
nhất là lúc các em đang tuổi cặp kè yêu đương, các em muốn có người đồng hành để chia
sẻ”.
Nguyên nhân từ xã hội. Do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây tràn vào, nên tình
trạng quan hệ tình dục và “sống thử” trước hôn nhân ở giới trẻ đang ở mức báo động.
Nhiều bạn trẻ thật dễ dãi, cho rằng “việc đó” là bình thường, không ảnh hưởng gì. Theo


tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền: “Việc các bạn trẻ “sống thử” trước hôn nhân không chỉ ảnh

hưởng của văn hóa Phương Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi của các bạn. Đồng thời, do
ảnh hưởng của nền văn hóa “tốc độ”, một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu “rất hiện đại”
hay còn gọi tình yêu tốc độ”. Cách đây không lâu, tôi có dịp đến thăm các bạn sinh viên
sống ở khu nhà trọ, tôi thật bất ngờ trong một dãy phòng trọ, có khoảng một phần ba các
bạn “sống thử” trước hôn nhân, hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung”.
Hơn nữa, do ảnh hưởng của truyền thông, các bạn nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, xem
phim ảnh, tạp chí về yêu đương và cả những trang web về tình dục là điều không thể
tránh khỏi. “Tai nghe không bằng mắt thấy”, có nhiều bạn trẻ vì tò mò “sống thử để biết”,
và “sống thử vì thấy bạn bè mình có nhiều cặp cũng đang sống chung đấy thôi”. Cách suy
nghĩ mang tính trào lưu này khiến các bạn trẻ dễ thả mình theo sống thử, không thấy hợp
thì chia tay, không còn xem trọng việc hệ trọng cả đời là hôn nhân và gia đình. Theo TS
tâm lý học Trương Thị Bích Hà: “Do đến với nhau chỉ vì tò mò, vì tiết kiệm, vì người
khác sống thử thì mình cũng sống thử và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời. Mặt khác,
do hội nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng đạo đức
của con người”.
III.3.

Hậu quả:

Những cặp nam nữ "sống thử" có tỉ lệ ngoại tình cao gấp 4 lần so với những cặp
vợ chồng thực sự, chất lượng đời sống thể chất và tình cảm cũng thấp hơn.Họ thường đến
nhanh theo kiểu "tình yêu gấp gáp", tình dục là lý do chính thôi thúc họ sống thử. Vì vậy
nếu xảy ra xung đột hoặc vỡ mộng, họ sẵn sàng chia tay, nên nó không có tính bền vững.
Đặc biệt, họ không được pháp luật công nhận, do đó khi xảy ra tranh chấp sẽ không được
đảm bảo những quyền lợi của chính bản thân.
Làm tăng các tệ nạn xã hội và tạo áp lực cho nghành y tế. Phần lớn các cặp sống
thử không lường trước (hoặc có lường trước nhưng không thể tránh khỏi) những hậu quả
để lại nên sau khi tan vỡ, hậu quả phần lớn thuộc về các bạn nữ. Về sức khỏe, họ có nguy
cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như AIDS, giang mai... các viêm nhiễm
đường sinh sản, nạo thai dẫn đến tai biến như vô sinh, ung thư... Về tâm lý, sau cú sốc họ



sẽ trở nên chai sạn, mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân có thể xa vào các tệ nạn xã
hội. Nhiều người khác thì trở nên buông thả, vì không còn trinh tiết để giữ gìn nữa nên họ
sẵn sàng quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người khác.
Mất hạnh phúc gia đình. Sống thử không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân những người
trong cuộc mà ảnh hưởng rất lớn tới những người xung quanh, những người thân trong
gia đình, không chỉ hiện tại mà còn cả trong tương lai
III.4.
-

Giải pháp:
Về phía bản thân

Bản thân các bạn, nên cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức về tình yêu, về hôn nhân
gia đình, không nên vì những lời ngon ngọt của người yêu mà bỏ qua những chuẩn mực,
giá trị đạo đức của người Việt Nam. Các bạn gái phải tự biết bảo vệ cái quý giá nhất của
mình. “Sống thử”, nếu “dính bầu” thì đơn giản là đi phá thôi sao? Đừng chỉ vì một giây
phút nông nổi mà bạn phải ân hận suốt đời khi mất luôn thiên chức làm mẹ. Hơn nữa, các
bạn nên tham gia các đoàn hội, tạo một sân chơi lành mạnh, giao lưu học hỏi và phải
quyết tâm nói không với việc “sống thử”.
-

Về phía gia đình

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, Ðức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong
tông huấn về gia đình “Familiaris Consorto” đã khuyến cáo các bậc phụ huynh: “Bởi vì
cha mẹ đã cho con cái sinh ra đời, họ phải có một bổn phận quan trọng nhất, là giáo dục
con cái của họ. Do đó, cha mẹ phải nhận rằng, chính họ là những nhà giáo dục đầu tiên
và trên tất cả đối với con cái. Vai trò giáo dục của họ quyết liệt đến nỗi thật khó tìm được

bất cứ điều gì có thể đền bù vào sự thất bại của họ. Cha mẹ phải nhận trách nhiệm tạo bầu
khí gia đình đầy linh hoạt trong tình yêu và tôn kính Thiên Chúa và mọi người, để sự phát
triển hoàn mỹ về cá tính và xã hội được nẩy nở trong con người. Vì vậy, gia đình là
trường học đầu tiên cho tất cả những đức tính Giáo hội và xã hội mà bất cứ xã hội nào
cũng cần phải có.”
Ðây không phải là khó khăn có thể đóng khung trong khuôn khổ gia đình, nhưng
thực sự nó đã trở nên thách đố quan trọng của Giáo hội và xã hội. Ðể đối phó, cần có sự


vận động qui mô với sự hợp tác chặt chẽ của gia đình, học đường và giáo xứ. Sự hợp tác
này, cho đến hiện tại vẫn còn được mô tả là chưa đúng mức, nếu không muốn nói là quá
hời hợt. Thành thật mà nói, đa số các bậc phụ huynh Việt Nam, mặc dù có kinh nghiệm,
nhưng việc nói chuyện về tình dục với con cái, đã không được coi như “tốt lành”. Có một
bà trong xứ đạo của người Việt kia, đã than phiền rằng cha xứ đã dạy các thanh niên nam
nữ trong họ đạo những điều “tục tĩu”, khi những người trẻ này tham dự các lớp giáo lý
Chuẩn Bị Hôn Nhân! Vì vậy, chính một số phụ huynh cũng cần phải được đi “huấn
luyện” thêm, học hỏi thêm, trước khi họ có thể giúp đỡ con cái của họ.
- Về phía xã hội
Xã hội nên có những buổi tuyên truyền, những buổi hội thảo, những diễn đàn và
những bài viết liên quan đến vấn đề này, nên tổ chức và khai triển dưới nhiều khía cạnh
khác nhau trong xã hội cũng như trong Giáo hội Công giáo một cách sôi động. Giới trẻ có
rất nhiều điều hấp dẫn, bổ ích trong học tập, làm việc, giao lưu bạn bè, giải trí… Hơn
nữa, chúng ta sinh ra ở Việt Nam, một nước phương Đông với nhiều giá trị đạo đức tốt
đẹp. Vì vậy, người Việt Nam dù có văn minh hay học hỏi ở nước ngoài thế nào, cũng nên
giữ lại một chút truyền thống của dân tộc mình. Biết rằng, phương Tây họ có nhiều cái
hay, cái mới mình cần nên học, nhưng họ cũng có những cái xấu mà mình không nên học,
hoặc dù có học cũng nên điều chỉnh sao cho phù hợp với nước mình một chút.
IV.

Phát huy vai trò của giới trẻ trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóa

Việt.
Trước bối cảnh hội nhập quốc tế, tác động của mặt trái cơ chế thị trường, văn hóa

phương Tây và văn hóa phương Đông du nhập vào nước ta một cách tràn lan, bên cạnh
văn hóa trong sạch, lành mạnh thì sản phẩm xấu độc cũng nhanh chóng thâm nhập, len
lỏi vào mọi ngõ ngách, tâm hồn, đời sống của con người Việt Nam trong đó có thanh
niên. Thanh niên là đối tượng tiếp thu và đón nhận văn hóa đó một cách nồng nhiệt và
nhanh chóng nhất. Hiện tượng thanh niên ăn mặc theo phong cách Hàn Quốc, Nhật Bản
xuất hiện rất nhanh, với những chiếc quần xước nửa tây, nửa ta, tóc thì nhuộm cho giống
với phong cách thần tượng của mình. Có một bộ phận không nhỏ thanh niên đi tham gia


vào những lễ hội truyền thống chỉ với mục đích đi giải trí là chính, họ đến với lễ hội
truyền thống không phải với thái độ thành tâm hướng về cội nguồn, hiện tượng đùa cợt
trong lễ hội, xem bói, xem quẻ xuất hiện ngày càng trở nên phổ biến… Đây là những
hiện tượng cần được chú ý trong quá trình giáo dục thanh niên hiện nay.
Để phát huy vai trò của thanh niên trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thiết
nghĩ cần phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, thanh niên phải nhận thức rõ ý nghĩa tầm quan trọng của việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bởi chỉ có trên cơ sở nhận
thức đúng thì mới giúp thanh niên có những hành động đúng trong việc đề ra chương
trình, kế hoạch hành động có hiệu quả nhất. Không chỉ có vậy, nó còn là cơ sở, động lực
cho thanh niên tích cực nghiên cứu, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, tham gia vào các lễ
hội với một thái độ nghiêm túc, cầu thị và biết tiếp thu chọn lọc có phê phán tinh hoa văn
hóa dân tộc và thế giới, thấy được cái hay, cái tiến bộ cần phải trân trọng giữ gìn, quảng
bá.
Thứ hai, phải đề ra chương trình, kế hoạch hành động cụ thể thiết thực để giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc. Sau khi đã có nhận thức đúng thì thanh niên phải xây dựng kế
hoạch, đề ra những biện pháp cụ thể hữu ích để làm cho những di tích lịch sử, những lễ
hội truyền thống của dân tộc như lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ, lễ hội chùa Hương ở Hà

Nội…. được thăng hoa có ý nghĩa quan trọng về mặt tinh thần. Thông qua công tác tuyên
truyền vận động, giáo dục, thanh niên cần ý thức và giúp người dân biết giữ gìn những gì
đã có, hiểu rõ đâu là cái cần phải giữ gìn, bảo vệ không những cho hôm nay mà còn cho
mãi mãi về sau và cái gì cần phê phán, loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Ở những cuộc thi,
những chương trình, những lễ hội là dịp tốt nhất để cho thanh niên phát huy hết vai trò,
sở trường, năng lực của bản thân góp phần định hướng những giá trị về đạo đức, lối sống
có văn hóa cho thanh niên và các tầng lớp khác.
Thứ ba, phát huy tính tích cực, chủ động của thanh niên trong giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc. Điều kiện bên ngoài có thuận lợi bao nhiêu chăng nữa, nhưng nếu bản thân
mỗi thanh niên không tích cực nghiên cứu, tìm hiểu thì sẽ không bao giờ phát huy được
vai trò của bản thân mình. Không ai hết mà chính thanh niên phải là người chiến sĩ xung


phong trên mặt trận văn hóa như Hồ Chí Minh đã từng nói: Mỗi người phải là một chiến
sĩ trong cuộc đấu tranh chống lại văn hóa lai căng, xấu độc từ bên ngoài. Thấy được vai
trò của mình, có những bạn sinh viên đã vượt qua chặng đường hàng mấy trăm cây số để
lên vùng cao đem cái chữ đến với đồng bào, góp phần xóa mù chữ, giúp đồng bào biết
được ánh sáng của sự văn minh tiến bộ và tích cực ủng hộ những chủ trương, chính sách
của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Thứ tư, thanh niên phải tích cực đấu tranh chống lại âm mưu chống phá của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Hiện nay chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng cuộc đấu tranh trên mặt trận văn
hóa và chúng coi đây là mũi nhọn xung kích làm phai nhạt mục tiêu lý tưởng của thanh
niên. Những biểu hiện xấu của văn hóa phương Tây với lối sống thực dụng, sống chỉ có
biết hôm nay, không biết đến có ngày mai; những hành vi đi ngược lại với lợi ích của
quốc gia, dân tộc; sự thích thú những bộ phim nước ngoài với nội dung chém giết, võ
thuật và nhiều tệ nạn trong thanh niên hiện nay chính là những phản văn hóa, những việc
làm và hành động tác động rất mạnh đến tâm lý của thanh niên. Sự tác động xấu đó dễ
làm cho một bộ phận thanh niên chúng ta quay lưng lại với lịch sử dân tộc, với phong tục
tâp quán của con người Việt Nam, với văn hóa Việt Nam. Thanh niên là những người

hàng ngày hàng giờ phải đối mặt, phải tiếp xúc với văn hóa đó nhiều nhất cho nên phải
chủ động kế thừa những cái tiến bộ và lọc bỏ những cái không phù hợp, đi ngược lại với
văn hóa của dân tộc. Thanh niên phải nhận thức rõ văn hóa Việt Nam là thành quả của sự
kết tinh văn hóa dân tộc và văn hóa thế giới, phải trang bị cho mình một hệ thống tri thức
vững vàng, đầy đủ để không bị động bất ngờ, thường xuyên tìm hiểu văn hóa dân tộc và
văn hóa thế giới để tạo hành trang tri thức, góp phần xây dựng đất nước.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình lâu dài, gian khổ, phức tạp đòi
hỏi phải có sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị. Trong quá trình hội nhập mở cửa,
chúng ta phải luôn coi trọng việc bảo tồn, giữ gìn những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Có
như vậy, chúng ta mới không đánh mất mình, hòa nhập nhưng không hòa tan và giữ được
lối sống cốt cách tâm hồn của con người Việt Nam. Văn hóa còn thì đất nước còn, mất
văn hóa thì mất tất. Câu nói đó không chỉ có ý nghĩa trong hiện tại, tương lai mà còn mãi


mãi về sau. Nó luôn nhắc nhở thế hệ ngày hôm nay, trong đó có thanh niên chúng ta, hãy
biết giữ gìn, trân trọng nền văn hóa của dân tộc đồng thời phải không ngừng bổ sung,
phát triển, quảng bá cho văn hóa tương lai của dân tộc.



×