Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Hướng dẫn chi tiết Kĩ năng sống: Giáo dục giới tính cho tuổi vị thành niên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.14 KB, 13 trang )

GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
I.

Lý do chọn đề tài:
Độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu
thơ sang tuổi trường thành, do đó nó được coi là giai đoạn đầy
phức tạp và khó khăn trong cuộc đời của mỗi con người. Do tầm
quan trọng như vậy nên mỗi suy nghĩ, ý thức, hành động của các
em trong độ tuổi này có thể gây ảnh hưởng rất sâu sắc tới cuộc
sống sau này của các em.
Hiện nay, sự phát triển về kinh tế khiến trẻ phát triển nhanh
chóng về thể chất lẫn tinh thần , sự bùng nổ của thông tin đại chúng
mang đến cho trẻ những hình ảnh về sex, bạo lực, uống rượu, ma
túy…đã ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em độ tuổi vị thành niên, mang
lại những hệ quả xấu như: tình trạng yêu sớm, mang thai sớm, nạo
phá thai…….gây ra nhiều ảnh hưởng to lớn đến thể chất cũng như
tinh thần của học sinh. Ngoài ra, các bậc làm cha, làm mẹ đa phần
đều né tránh các câu hỏi về giới tính của con cũng như giáo dục
giới tính chưa được chú trọng trong trường học khiến cho kiến thức
về giới tính của các em đa phần đều thiếu hụt, dẫn tới nhiều sự việc
đáng tiếc.
Chính vì lí do đó, nhóm chúng em lựa chọn đề tài kỹ năng :
“Giáo dục giới tính cho tuổi vị thành niên”

II.

Đối tượng của chủ đề giáo dục:
Học sinh cấp Trung học cơ sở (từ 11 tuổi đến 15 tuổi) cả nam lẫn
nữ.

III.



Mục tiêu:
1. Mục tiêu về kiến thức:
- Cung cấp cho học sinh các kiến thức về giới tính, tình cảm
nam nữ, tác hại của việc yêu sớm, mang thai sớm, các biện
pháp tránh thai an toàn và hiệu quả….
2.

Mục tiêu về kĩ năng:
- Rèn cho học sinh những kĩ năng cần thiết để ứng xử trong
tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu nam nữ.
- Hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng trong việc phòng tránh
thai ngoài ý muốn.

3.

Mục tiêu về thái độ:


-

Rèn luyện cho học sinh có thái độ nghiêm túc trong việc xử
lý các tình huống về giới tính.

IV.

Tài liệu và phương tiện hỗ trợ:
- Phiếu học tập.
- Bút màu
- Giấy a4.

- Slide : nội dung bài giảng.
- Cà tím.
- Bao cao su.
- Phần thưởng: kẹo, bánh…
- Cẩm nang về giáo dục giới tính

V.

Hướng dẫn tổ chức hoạt động:
1.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về giới tính:
a.
-

Mục tiêu:
Cho học sinh hiểu được khái niệm về giới tính, tuổi dậy thì
cũng như một số đặc điểm thay đổi về sinh lý ở độ tuổi này.

b.
-

Cách tiến hành:
Giáo viên phát một số phiếu học tập ghi đặc điểm của nam
hoặc nữ. Yêu cầu học sinh dán vào cột tương ứng “NAM”
và “NỮ”:
Các phiếu học tập ghi những nội dung sau: XUẤT TINH,
CÓ KINH NGUYỆT, MANG THAI, CÓ TINH HOÀN, CÓ
RÂU, TUYẾN VÚ PHÁT TRIỂN, SINH CON, TẠO TINH
TRÙNG, NGỰC VÀ VAI PHÁT TRIỂN, CHIỀU CAO

TĂNG NHANH CHÓNG, MỌC LÔNG MU, MỌC LÔNG
NÁCH, MỤN TRỨNG CÁ, MÙI CƠ THỂ, VỠ GIỌNG,
BỘ PHẬN SINH DỤC PHÁT TRIỂN, MỘNG TINH,
Tiến hành hoạt động lớp: giáo viên cho học sinh suy nghĩ và
thực hiện.
Các nhóm trình bày hoạt động của mình.
Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm và nêu
những ý chính về đặc điểm sinh lý của hai giới:

-

-

NAM
-

NỮ
Xuất tinh
Tạo tinh

-

Có kinh
nguyệt


-

c.
-


-

2.

trùng
Có râu
.......

-

Tuyến vú phát
triển
Sinh con
………..

Kết luận:
Cho học sinh hiểu được khái niệm giới tính: “ Giới tính xác
định sự khác nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ, sinh ra
đã có và không thể thay đổi được.
Ở lứa tuổi này, các em có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý, có
những tình cảm và cảm xúc mới: ngoài quan hệ chủ yếu là
tình bạn thì còn có những rung động đầu đời với bạn khác
giới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về Tình bạn – Tình yêu:
a.
-

b.

-

-

c.

Mục tiêu:
Cho học sinh hiểu rõ hơn về tình bạn, tình yêu, tình cảm nam
nữ.
Trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, cách ứng xử
trong tình bạn, tình yêu.
Cách tiến hành: Hoạt động nhóm
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luân theo nhóm câu hỏi sau:
• Tại sao các em cần có bạn?
• Tình bạn khác giới là gì? Em có suy nghĩ gì về tình bạn
khác giới?
• Trong quan hệ với bạn khác giới cần tránh những điều gì?
Tình bạn khác giới với tình yêu như thế nào?
• Ở độ tuổi các em đã nên yêu chưa? Vì sao?
Các nhóm ghi lại ý kiến của nhóm lên bảng phụ
Các nhóm treo bảng phụ kết quả thảo luận của nhóm mình
trên bảng
Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận nhóm, tranh luận chung
của lớp và kết luận.
Kết luận: Giáo viên nhấn mạnh những ý chính trong các câu
hỏi trong hoạt động như sau:


-


Câu 1: Tình bạn có vai trò lớn trong đời sống của mỗi người
đặc biệt là với thanh thiếu niên:
• Trong quan hệ bạn bè mỗi người có thể tự đánh giá, tự
tìm hiểu bản thân mình qua tương tác với những người
bạn đồng thời dựa vào sự góp ý của bạn bè mà tự phấn
đấu giáo dục mình tiến bộ, tự hoàn thiện.
• Tình bạn là một sức mạnh tinh thần to lớn động viên mỗi
người trong tập thể cùng nhau hoạt động, gánh vác chia
sẽ, trong việc vươn tới ước mơ, hoài bão lý tưởng của
mình.
• Tuy nhiên , tình bạn lệch lạc có thể dẫn tới hành động
xấu: bao che khuyết điểm cho bạn bè, chơi bời lêu lổng.
• Những đặc điểm cơ bản của tình bạn tốt: có trách nhiệm
lẫn nhau và giúp đỡ cùng nhau tiến bộ, bình đẳng và tôn
trọng lẫn nhau, chân thành tin cậy, thông cảm, đồng cảm
sâu sắc với nhau.
- Câu 2: Tình bạn khác giới là tình bạn giữa nam và nữ. Tình
bạn khác giới làm cho mỗi người tự hoàn thiện mình, làm
tôn vẻ đẹp của mỗi giới, tình bạn khác giới có thể chuyển
thành tình yêu song không nhất thiết mọi tình bạn khác giới
đều chuyển thành tình yêu.
- Câu 3:
• Tình bạn khác với tình yêu là không có sự say mê về thể
xác, không ghen tuông khi bạn khác giới có người yêu
• Tình cảm gữa hai người khác giới có thể chuyển thành
thứ tình cảm có cảm xúc mãnh liệt và hấp dẫn về giới
tính để chhuyển thành tình yêu.
• Trong quan hệ bạn bè khác giới cần tránh: Đối xử với
nhau xuồng xã, thiếu tế nhị ; gán ghép lẫn nhau; Ghen
ghét nói xấu hay đối xử thô bạo; Ngộ nhận tình bạn khác

giới là tình yêu.
- Câu 4: tuổi của các em chưa nên yêu vì có thể ảnh hưởng
đến học tập, tương lai, bản thân các em chưa có đủ năng lực
kiểm soát tình cảm, suy nghĩ và hành động.
Hoạt động 3: Vẽ tranh về giới tính (Vẽ đi – đừng ngại)
-

3.

Khái niệm tình bạn là một loại tình cảm gắn bó giữa hai hoặc
một nhóm người vì hợp nhau về tính tình, giống nhau vê sở
thích có chung một quan điểm sống lý tưởng, ước mơ.


a.
-

Mục tiêu:
Kích thích sự sáng tạo, năng khiếu vẽ tranh của học sinh.
Nâng cao sự hiểu biết về giới tính cho học sinh thông qua
những bức tranh mà các em tự sáng tạo.

b.
-

-

Cách tiến hành:
Chia lớp thành 4 nhóm
Phát giấy, màu tô cho các nhóm

Nêu thể lệ cuộc thi vẽ tranh: vẽ đi – đừng ngại (nêu phần
thưởng)
Chủ đề vẽ về:
• Bạn là con trai và tớ là con gái
• Bảo vệ bản thân khỏi xâm hại tình dục
• Tình yêu tuổi ô mai
• Bạn được sinh ra như thế nào?
Tiến hành vẽ tranh (10 phút)
Cho các nhóm lên trình bày về nội dung bức tranh
Cho các bạn chọn bức tranh đẹp nhất và phần thuyết trình
hay nhất thông qua giơ tay
Người dạy kết luận

c.
-

Kết luận:
Chốt lại các ý tưởng của những bức tranh học sinh vẽ.
Trao quà cho các nhóm.

-

-

4.

Hoạt động 4:
a.
-


b.
-

Mục tiêu:
Cho học sinh thực hành sắm vai trong các tình huống về giới
tính.
Trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, cách xử lí
để phòng tránh những hành động không đúng trong giáo dục
giới tính.
Cách tiến hành: Hoạt động sắm vai
Giáo viên đưa ra 4 tình huống để học sinh sắ vai và xử lý:
• Tình huống 1: Em Trần Thị L (lớp 9) và em Nguyễn Văn
K(lớp 9) yêu nhau. Trong một lần đi chơi vào dịp ngày
Valentine (ngày 14/2), do không kiếm soát tình cảm và
hành động của mình nên sau đêm đó em L đã phát hiện








-

mình có thai. Vì lo sợ nên L đã giấu bố mẹ và phải nghỉ
học , em rất lo sợ khi thai lớn.Nếu em là L trong trường
hợp trên em sẽ làm gì, em có hiểu biết gì về những khó
khăn gì khi mang thai sớm?
Tình huống 2: Em Nguyễn Thị C đang học lớp 8. Tuy

nhiên, bố em bắt em phải nghỉ học giữa chừng để cưới
chồng - là một người C chỉ mới găp 1 lần, đây là hủ tục
lạc hậu ở vùng C, nên bố em một mực bắt em cưới, gia
đình bên kia rất thân tình với bố em, lại khá giả. Nếu là
C, em sẽ làm gì trong tình huống trên?
Tình huống 3 : Lê Thị H và Nguyễn Văn C là hai học
sinh lớp 9 trung học cùng lớp. H yêu C nồng thắm và C
luôn muốn người yêu “ chiều” một lần để chứng tỏ tình
yêu chân thật của H. Cả 2 thường xuyên hẹn hò và trong
một lần đi chơi C đòi vào nhà nghỉ để quan hệ, một mực
đòi H chiều một lần. Nếu em là H, em sẽ xử lí như thế
nào trong tình huống trên?
Tình huống 4 : M là một học sinh lớp 7, trong thời gian
gần đây em phát hiện cơ thể mình có những thay đổi, dậy
thì sớm, có nhiều dấu hiệu thay đổi trước tuổi, em hết sức
lo lắng, ngại ngùng, và lo sợ về sự thay đổi đó, em luôn
ngại ngùng, ngại tiếp xúc khi đến lớp, em bị các bạn trên
lớp chọc ghẹo, nói xấu, xa lánh, em luôn buồn bã, trầm
cảm vì không nói chuyện với ai, bị bạn bè xa lánh, nếu
em là bạn M em nên làm gì trong tình huống trên?

Các nhóm thảo luận (10p) và tiến hành làm hoạt động.
Sau khi từng nhóm làm bài tập xong, mỗi nhóm sẽ tiến hành
sắm vai, nêu lên cách xử lí tình huống của nhóm mình
Các nhóm quan sát và nhận xét theo hiểu biết của mình
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm. Hướng học sinh
đến cách nhìn nhận, ứng xử tích cực và đúng đắn:
• Tình huống 1: L và K hành động nông nổi, thiếu suy
nghĩ. Mặt khác, giấu chuyện xảy ra với người lớn dẫn đến
hậu quả nghiêm trọng. Những khó khăn L phải gặp khi

mang thai sớm: phải nghỉ học, bản thân ở trong tâm trạng
hoang mang, căng thẳng, lo lắng, tương lai bị ảnh hưởng;
dễ bị gia đình và xã hội phân biệt đối xử; dễ kết hôn vội
vàng và có nguy cơ thất bại, dễ bị sảy thai, sức khỏe suy








yếu; sau khi sinh con khó xin việc làm…. Đối với đứa
con: nguy cơ bị gia đình và xã hội phân biệt đối xử trước
mắt và trong tương lai do bị gia đình ruồng bỏ, con bị suy
dinh dưỡng, tuổi thơ bất hạnh, sức khỏe không tốt, có
nguy cơ tử vong.
Tình huống 2: Nếu em là M: cần xác định rõ việc cưới
chồng sớm theo ý bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến học tập và
tương lai, vi phạm pháp luật Hôn nhân và gia đình (tảo
hôn). M càn phân tích cho bố mẹ thấy những điều sau và
hậu quả của hành động đó, Nếu bố mẹ vẫn không thay
đổi ý kiến cần nói với thầy cô, chính quyền địa phương
để vận động, giải thích.Đây là một hủ tục càn xóa bỏ ở
địa phương.
Tình huống 3 : Trong tình huống trên thì H và C chỉ mới
là học sinh lớp 9, độ tuổi còn quá nhỏ để quan hệ tình
dục, các em còn có suy nghĩ bồng bột, nông cạn, thích thể
hiện, do độ tuổi đang trong giai đoạn dậy thì, tâm lí thay
đổi, có nhiều ham muốn, nhưng C và H vẫn chưa lường

trước được hậu quả, tác hại của việc quan hệ sớm dẫn đến
mang thai ngoài ý muốn và ảnh hưởng sức khỏe, do nông
nổi, vì vây H nên nói ra cho C biết, nên khuyên nhủ và
giải thích về hành vi đòi quan hệ của C, C nên hết sức
bình tĩnh, suy nghĩ kỹ về hành vi của mình, nên giải thích
cho C biết cả hai yêu nhau nhưng tuổi còn nhỏ nên cần
tập trung vào học hành, nếu C cứ kiên quyết đòi quan hệ
thì H nên kiên quyết từ chối, và nên chia tay và mạnh dạn
chia sẽ với người lớn để họ có thể giúp đỡ và chia sẻ với
mình về vấn đề này.
Tình huống 4 : Nếu là M thì không nên buồn và ngại tiếp
xúc với mọi người, bạn bè. Hiện tượng dậy thì sớm là
một hiện tượng hết sức bình thường xảy ra ở lứa tuổi của
M, do rất nhiều nguyên nhân, khi các em rơi vào tình
huống trên như M thì cần nên mạnh dạn chia sẽ những
điều này, những khó khăn về tâm lí mà M đang gặp phải
với người lớn về những thay đổi bản thân, họ sẽ có những
chia sẽ và giúp đỡ M, đặc biệc là gia đình, cô giáo của
mình. Còn nếu M cứ giữ trong người, tâm lí ngại tiếp xúc
kéo dài sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường. Nên chia sẽ


với bạn bè về giai đoạn dậy thì của mình để các bạn có
thể hiểu và chia sẽ với mình, tránh tình trạng chọc gẹo, xa
lánh.
c.
-

-


-

-

-

5.

Kết luận:
Ở lứa tuổi dậy thì, các em đang trải qua những biến đổi về
cơ thể, tâm lý, tình cảm sâu sắc. Tình bạn khác giới đem lại
cho các em những cảm xúc, suy nghĩ, sự mong nhớ, niềm
vui đồng thời có thể là sự bâng khuâng, lo lắng.
Đối với các em chưa yêu, các em cần chuản bị trước tâm lý
và kiến thức để có khả năng nhạn biết tình cảm của mình, có
quyết định đúng đắn. Các em nhớ rằng việc quan trọng nhất
của các em trong giai đoạn này là học tập để chuản bị hành
trang cho tương lai, tình yêu có thể fây ảnh hưởng rất lớn
đến việc học.
Đối với các em đã có bạn khác giới, các em cần tỉnh táo,
sáng suốt chú tâm học tập, biết tôn trọng và nghĩ đến tương
lai của cả hai, cần tránh xa những tình huống gây mất kiểm
soát: đi chơi riêng những nơi vắng vẻ, hay đi vào buổi
tối…………….
Đến độ tuổi dậy thì, các em có thể có rất nhiều thắc mắc
không biét hỏi ai, không dám hỏi. Hoặc khi hỏi, các em
thường bị la rầy, hoặc người lớn né tránh không muốn trả lời
và cho rằng các em còn nhỏ, chưa cần biết. Các em có thể bị
sợ la rầy cho nên giữ im lặng không muốn hỏi. Điều này về
lâu dài sẽ có hại cho các em.

Các em cần nhớ rằng khi có thắc mắc, lo lắng, các em nên tì
người chia sẻ và giúp đỡ. Các em cần được cung cấp các
thông tin cần thiết để các em có thể tự bảo vệ mình.

Hoạt động 5: Thực hành 1 cách tránh thai thông dụng – Dùng
bao cao su.
a.
-

Mục tiêu:
Giới thiệu cho hoc sinh một số biện pháp tránh thai thông
dụng.
Giới thiệu cho học sinh về bao cao su,công dụng và sử dụng
bao cao su đúng cách.


b.
-

-

c.
-

-

-

6.


Cách tiến hành:
Giới thiệu cho học sinh một số biện pháp phòng tránh thai
hiệu quả.
Đặt câu hỏi để tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh về bao cao
su.
Cho học sinh xem video hướng dẫn về công dụng và cách sử
dụng bao cao su. Link video: www.youtube.com/watch?
v=40tDkq5y20s
Giáo viên thực hành, hướng dẫn học sinh cách sử dụng bao
cao su với công cụ hỗ trợ là cà tím và bao cao su.
Chia lớp thành 4 nhóm, cho một học sinh đại diện của nhóm
lên thực hành đeo bao cao su vào cà tím, các thành viên còn
lại của mỗi nhóm cùng người hướng dẫn sẽ đứng quan sát,
và hướng dẫn các em.
Kết luận:
Qua hoạt động này giúp các em có kiến về và kỹ năng phòng
tránh thai hiệu quả, hiểu sâu hơn về cách phòng tránh thai
bằng cách sử dụng bao cao su, sử dụng bao cao su đúng
cách.
Giúp học sinh tự tin, lạc quan, hiểu biết kỹ hơn về việc
phòng tránh mang thai sớm, tránh sự hoang mang về vấn đề
giới tính.
Được trang bị đẩy đủ kiến thức và kỹ năng phòng tránh thai
hiệu quả.

Hoạt động 6: Kiến thức chung về giới tính:
a.
-

Mục tiêu:

Kiểm tra, cung cấp cho học sinh những kiến thức về giới
tính.

b.
-

Cách tiến hành:
Giáo viên đọc câu hỏi cho học sinh trả lời.
Học sinh giành quyền trả lời bằng cách giơ tay.
Giáo viên tặng quà mỗi khi học sinh trả lời đúng để khích lệ.

c.
-

Kết luận:
Thông qua trò chơi, nhóm sẽ đúc kết lại những kiến thức để
các em có thể tồn đọng lại những kiến thức về giáo dục giới


tính sau các hoạt động thực hành, hy vọng các em sẽ biết
được những kiến thức cơ bản và cần thiết về giáo dục giới
tính.
7.
a.
b.
c.

Hoạt động 7: Phát cẩm nang về giáo dục giới tính.
Mục tiêu
- Cung cấp tài liệu, kiến thức về giáo dục giới tính

Cách tiến hành
- Phát cẩm nang về giáo dục giới tính cho các em
Kết luận
- Giúp các em có được tài liệu về giáo dục giới tính, để tìm
hiểu kỹ hơn về giáo dục giới tính sau các hoạt động thực
hành.

Câu hỏi kiến thức chung về giáo dục giới tính
Câu 1: Sức khoẻ sinh sản là gì?
a.

Là kế hoạch hoá gia đình

b.

Là trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội trong mọi
khía cạnh liên quan tới hệ thống sinh sản, chức năng và quá trình
sinh sản chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tổn
thương của bộ máy sinh sản.

c.

Là không có bệnh tật và tổn thương đến hệ thống sinh sản.

Câu 2: Đâu là dấu hiệu cơ bản nhất chứng tỏ bạn nam, nữ VTN đã trưởng
thành?
a.

Lớn rất nhanh


b.

Nữ hay e thẹn, nam mạnh mẽ

c.

Lông bắt đầu mọc ở chỗ kín

d.

Nữ bắt đầu có kinh nguyệt, nam xuất tinh lần đầu.

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nạo phá thai ở tuổi VTN?
a.

Do VTN ngày nay có nhu cầu quan hệ tình dục sớm.

b.

Do thiếu hiểu biết kiến thức về giới, tình dục an toàn.

c.

Do gia đình và xã hội ít định kiến với vấn đề này hơn.

Câu 4: Hậu quả của việc có thai ở tuổi VTN?


a.


Nếu nạo hút thai không an toàn có thể dẫn đến viêm nhiễm đường sinh
sản, có thể không bao giờ có con; nếu phải đẻ con rất dễ đẻ non và có thể
chết mẹ, chết con.

b.

Để lại nhiều tổn thương về tinh thần của bạn và tình cảm của gia đình.

c.

Sẻ phải bỏ học sớm, phải đi làm sớm để nuôi con, không có cơ hội học
tập để có việc làm tốt, tổn hại đến kinh tế gia đình.

d.

Tất cả lý do trên.

Câu 5: Tại sao nhiễm HIV/AIDS lại nguy hiểm?
a.

Chỉ cần một lần quan hệ tình dục không an toàn bạn cũng có thể bị lây
nhiễm.

b.

HIV/AIDS chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, các
thuốc điều trị hiện nay hiệu quả chưa cao, chi phí cao.

c.


Giai đoạn đầu kéo dài (8-9 năm) người bệnh không có triệu chứng hoặc
triệu chứng không rõ ràng, không gây đau đớn, làm cho người bệnh
không biết mình mắc bệnh, nhưng vẫn có thể làm lây truyền cho người
khác.

d.

Tất cả lý do trên

Câu 6: Độ tuổi nào của nam và nữ kết hôn là đúng quy định của pháp luật Việt
Nam?
a.

Nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi

b.

Nam đủ 24 tuổi, nữ đủ 22 tuổi

c.

Cả nam và nữ đủ 18 tuổi

Câu 7: Lý do tuổi VTN không nên có quan hệ tình dục:
a.

Dễ mang thai ngoài ý muốn và các biến chứng do thai nghén.

b.


Có mặc cảm tội lỗi, hoang mang lo sợ sinh ra chán đời, ảnh hướng đến
học tập cuộc sống.

c.

Dễ mắc các bệnh lây qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS.

d.

Tốn kém tiền của gia đình để giải quyết hậu quả.

e.

Cả 4 lý do trên

PHẦN 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI THÍCH


Câu 1: Các bạn nữ có nên tắm trong khi có kinh nguyệt không?.
TL. Có, nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong khi có kinh nguyệt, nếu không máu
khô lại có thể gây bệnh, mất vệ sinh.
Câu 2: Các bạn nữ khi đang có kinh nguyệt có nên tập thể dục không?
TL. Có – Tập thể dục tốt cho bạn bởi nó giúp làm giảm các co thắt bụng và một
số căng thẳng trước kinh (cảm thấy khó chịu, tâm trạng căng thẳng…) tất nhiên
chỉ tập các động tác nhẹ nhàng.
Câu 3: Các bạn nữ nên thay băng vệ sinh hàng ngày mấy tiếng một lần ?
TL. Tối đa là 4 tiếng một lần, vì như vậy thì máu cục sẽ không bị để lâu, cảm
giác dễ chịu, sạch sẽ, đồng thời tránh nhiễm khuẩn.
Câu 4: kinh nguyệt của phụ nữ luôn kéo dài 7 ngày
TL. Sai – Một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể kéo dài từ 3 ngày tới 8

ngày. Chu kỳ của mỗi người là khác nhau, và còn có thể thay đổi trong suốt độ
tuổi sinh đẻ.
Câu 5: Bạn có thể uống thuốc tránh thai khẩn cấp trong vòng 72 giờ kể từ khi
có quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp nào bảo vệ.
TL. Đúng – và uống viên thứ 2 cách viên thứ nhất 12 tiếng.
Câu 6: Biện pháp tránh thai nào có thể giúp bạn không bị viêm nhiễm các bệnh
lây qua đường tình dục.
TL. Dùng bao cao su.
Câu 7: Bạn có thể bị viêm nhiễm đường sinh dục ngay cả khi không có bất kỳ
triệu chứng nào.
TL. Đúng
Câu 8: Bạn có thể đi gặp bác sĩ hoặc tới trạm y tế để kiểm tra hoặc điều trị
bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.
TL. Đúng
Câu 9: Phụ nữ uống thuốc tránh thai thì sẽ không bị bệnh lây truyền qua đường
tình dục phải không?.


TL. Sai. Vì thuốc tránh thai chỉ có tác dụng ngừa thai chứ không tránh được
bệnh.



×