Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

THỰC HÀNH dược KHOA 2 phan 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.86 KB, 116 trang )

TRệễỉNG ẹAẽI HOẽC VOế TRệễỉNG TOAN
KHOA DC


BI GING MễN HC

TấN MễN HC
THC HNH DC KHOA

Ging viờn biờn son:
KHU KIU DIM THI
Lấ THANH DIM
Vế PHC HI

n v:
Khoa Dc

Hu Giang Nm 2013
1


B GIO DC V O TO

BI GING MễN HC

TRệễỉNG ẹAẽI HOẽC VOế TRệễỉNG TOAN

Tờn mụn hc: THC HNH DC KHOA 2-p1
(Tờn ting Anh: .)
Trỡnh : i hc
S n v hc trỡnh: 1


Gi lý thuyt:
Gi thc hnh: 30 tit
Thụng tin Ging viờn:
Tờn Ging viờn: Vừ Phc Hi
n v: Khoa Dc
in thoi:
E-mail:

NI DUNG BI GING
1. iu kin tiờn quyt
2. Mc tiờu mụn hc
Cung cp cỏc kin thc cho sinh viờn nhn din c cỏc tỏ dc thng s dng
trong iu ch cỏc dng ch phm trờn th trng. C th nh sau:
- Tờn tỏ dc.
- Phõn loi theo chc nng.
- ng dng trong dc phm, m phm v thc phm.
- n nh, iu kin bo qun.
3. Phng phỏp ging dy
- SV c bi v nghiờn cu trc khi vo hc thc hnh.
- GV ging u gi v t ra mt s cõu hi, tỡnh hung liờn quan n bi hc.
- SV tin hnh thc tp v tho lun nhúm. Vit bi bỏo cỏo theo mu b mụn
cung cp.
- Kt thỳc bui thc tp GV gii ỏp cỏc thc mc ca SV v tng kt bi hc.
4. anh gia mụn hoc
2


4.1. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
- Thái độ, chuyên cần trong học tập
- Kiến thức

4.2. Thang điểm đánh giá
- Chuyên cần: dự lớp, thảo luận: 1 đ
- Kiểm tra giữa kỳ (buổi thứ 3): 2 điểm
- Thi cuối kỳ: 7 điểm
5. Tài liệu tham khảo
[1] Hoàng Ngọc Hùng, Vũ Chu Hùng (2006), Tá dược & chất phụ gia dùng trong
dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm, NXB Y Học.
[2] Raymond C Rowe, Paul J Sheskey and Marian E Quinn, ed., 2009, Handbook
of Pharmaceutical Excipients, 6th edition.
6. Đề cương môn học
Tên bài học
Phần thực hành
Tá dược điều chế các dạng thuốc rắn

Số tiết
Lý thuyết Thực hành

- Thuốc bột, thuốc cốm
1

10
- Viên nén
- Viên nang
Tá dược điều chế các dạng thuốc lỏng

2

- Thuốc nhỏ mắt

10


- Thuốc tiêm
- Dung dịch thuốc uống, dùng ngoài
Tá dược điều chế các dạng thuốc bán rắn
3

10

- Thuốc mỡ
- Thuốc đặt

Tổng

30

7. Nội dung bài giảng chi tiết

3


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÁ DƯỢC TRONG
DƯỢC PHẨM
1. Khái niệm
Dạng thuốc (dạng bào chế - dosage form) là sản phẩm cuối cùng của quá trình bào
chế, trong đó dược chất được bào chế và trình bày dưới dạng thích hợp để đảm bảo an
toàn và có giá thành hợp lý.
Trong thực tế, dược chất ít khi được dùng riêng trực tiếp cho người bệnh, bởi vì riêng
một dược chất chưa thể tạo thành dạng thuốc mà phải kết hợp với các tá dược được
nhà bào chế cho thêm một cách có chủ định để tạo thành dạng thuốc. Như vậy, dạng
thuốc bao gồm các dược chất và tá dược.

Dược chất (hay hoạt chất) là một chất có hoạt tính (có tác dụng dược lí, có tác dụng
điều trị) được nhà sản xuất sử dụng để sản xuất ra các chế phẩm thuốc.
Tá dược là chất không có hoạt tính ở lượng sử dụng, được nhà bào chế cho thêm vào
một cách có chủ định để xây dựng công thức (formulation) chế phẩm thuốc.
Như vậy, dược chất và tá dược đều giữ vai trò là nguyên liệu, là thành phần tạo nên
chế phẩm thuốc.
Nguyên liệu (raw material) là các chất có hoạt tính hoặc không có hoạt tính, không bị
biến đổi hoặc bị biến đổi, được sử dụng vào quá trình bào chế và không phải tất cả các
chất này nhất thiết phải còn lại trong sản phẩm.
2. Phân loại tá dược
Trong các sách bào chế chưa có cách phân loại thống nhất. Có thể phân loại tá dược
theo nhiều cách khác nhau.
2.1. Phân loại tá dược theo dạng thuốc
− Tá dược viên nén
− Tá dược viên nang cứng
− Tá dược viên nang mềm
− Tá dược thuốc tiêm
− Tá dược thuốc mỡ
− Tá dược thuốc nhỏ mắt
− Tá dược thuốc đặt
− Tá dược thuốc bột
4


− Tá dược thuốc cốm và pellet
− Tá dược nhũ tương và hỗn dịch thuốc
− Tá dược dung dịch thuốc uống
− Tá dược dung dịch thuốc dùng ngoài
− Tá dược thuốc phun mù
Trong từng dạng thuốc, có thể phân loại tá dược theo nhiều cách.

Ví dụ:
Tá dược viên nén
Nếu dựa theo chức năng, tác dụng, cấu trúc hay cơ chế giải phóng hoạt chất:
− Tá dược độn
− Tá dược rã
− Tá dược dính
− Tá dược trơn
− Tá dược màu
− Tá dược bao viên, …
− Nếu dựa theo dạng dùng đặc biệt của viên nén, có các loại:
− Tá dược viên nén nhai
− Tá dược viên nén ngậm
− Tá dược viên nén sủi bọt
− Tá dược viên nén đặt
− Tá dược viên nén tác dụng kéo dài (tá dược kéo dài giải phóng dược chất từ
dạng thuốc).
Tá dược thuốc mỡ:
Nếu dựa theo cấu trúc có các loại:
− Tá dược thân dầu
− Tá dược thân nước
− Tá dược hấp phụ (tá dược khan, tá dược hút, tá dược nhũ hóa).
− Tá dược nhũ tương hoàn chỉnh.
Tá dược thuốc đặt:
Nếu dựa theo khả năng hòa tan và cơ chế giải phóng dược chất có các loại:
− Các tá dược béo không tan trong nước nhưng chảy lỏng ở thân nhiệt để giải
phóng dược chất.
5


− Các tá dược thân nước hòa tan trong niêm dịch để giải phóng dược chất.

− Các tá dược nhũ hóa vừa có khả năng chảy lỏng vừa có khả năng nhũ hóa để
giải phóng dược chất.
Tá dược thuốc tiêm:
Nếu dựa theo công dụng của tá dược, có các loại:
− Dung môi hay chất dẫn.
− Các chất làm tăng độ tan dược chất
− Các chất điều chỉnh pH và hệ đệm
− Các chất chống oxy hóa dược chất.
− Các chất sát khuẩn.
− Các chất dùng để đẳng trương dung dịch.
− Các chất gây thấm và gây phân tán.
2.2. Phân loại theo chức năng, tác dụng
Có thể chia tá dược thành các nhóm chính như sau:
2.2.1.Các chất làm nền
Là chất tạo nên “cốt” của dạng thuốc, làm “nền” chứa đựng dược chất.
Các tá dược thuộc nhóm này gồm:
− Các tá dược tạo nên cốt viên nén
− Các tá dược tạo nên cốt thuốc mỡ
− Các dung môi trong dung dịch thuốc
2.2.2. Các chất nhũ hóa, chất gây thấm, chất gây phân tán, chất trung gian hòa tan.
Các chất nhũ hóa thiên nhiên:
Ví dụ:
− Các hydrat carbon: các loại gôm arabic, gôm adragan, pertin, tinh bột, thạch,
các alginat, các loại chất nhầy.
− Các saponin: alcol bồ kết
− Các protein: gelatin, sửa, lòng đỏ trứng
− Các sterol: cholesterol
− Các phospholipit: lecithin.
− Các chất nhũ hóa tổng hợp và bán tổng hợp:
Ví dụ:

− Các chất diện hoạt: tween
6


− Các chất nhũ hóa ổn định: các polyethylenglycol, các alcol polyvinylic.
− Các chất nhủ hóa rắn ở dạng hạt nhỏ. Ví dụ: Bentonit, magnesium aluminium
silicate
2.2.3. Các chất tăng cường hấp thu
Ví dụ:
− Dimethyl sulfocid (DMSO)
− Dimethyl formamid (DMFA)
− Dimethyl acetamid (DMA)
2.2.4. Các chất sát khuẩn
− Benzakonium clorid
− Các hợp chất thủy ngân hữu cơ: Thimerosal
− Clorobutanol
− Acol phenyl ethylic
− Clohexidin acetat
− Các paraben
− Phenol
− Clorocresol, …
2.2.5. Các chất chống oxy hóa
Ví dụ:
− Natri sulfit
− Natri bisulfit
− Natri metabisulfit
− Natri EDTA
2.2.6. Các chất làm tăng độ nhớt
Ví dụ:
− Methyl cellulose

− Hydroxy propyl methyl cellulose
− Alcol polyvinic
2.2.7. Các chất đẳng trương dung dịch thuốc
Ví dụ:
− Natri clorid
− Các muối dùng pha các hệ đệm
7


− Glucose
− Manitol
2.2.8. Các chất điều chỉnh pH và hệ đệm
Ví dụ:
− Acid hydroclorid, acid boric, …
− Natri hydroxyd
− Các hệ đệm: boric – borat, citric – citrat, phosphat, …
2.2.9.Các chất làm tăng độ tan của dược chất
Ví dụ:
− Natri benzoat làm tăng độ tan của cafein
− Antipyrin hoặc uretan làm tăng độ tan của quinin.
2.2.10. Các chất màu
Ví dụ:
− Erythrosin (Red 3)
− Ponceau 4R (Brillian scarlet)
− Carmin (Natural red 4)
− Tartrazin (Yellow 5)
− Sunset yellow (Yellow 6)
− Riboflavin, …
2.2.11. Các chất điều hương, điều vị
Ví dụ:

− Siro đơn
− Siro hoa quả
− Vanilin
Theo công dụng chính trong kỹ thuật bào chế, có thể nêu khái quát 11 nhóm tá dược
chính. Còn nhiều nhóm tá dược khác, có thể nhóm tá dược này chỉ áp dụng cho một số
dạng thuốc. Ví dụ:
Các chất đẩy dùng trong dạng thuốc khí dung (thuốc phun mù, Aerosol): floroucarbon,
hydrocarbon.
Các chất làm giảm đau khi tiêm thuốc: alcol benzylic.
3. Vai trò, tác dụng và tầm quan trọng của tá dược

8


Tá dược có vai trò, tác dụng và tầm quan trọng rất lớn trong bào chế thuốc. Dưới đây
trình bày khái quát 3 vấn đề quan trọng nhất dựa trên quan điểm của sinh dược học.
− Tá dược ảnh hưởng tới sinh khả dụng và hiệu lực điều trị của thuốc.
− Tá dược ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc
− Độc tính của các tá dược.
3.1. Tá dược ảnh hưởng đến sinh khả dụng – hiệu lực điều trị của thuốc.
Trước khi sinh dược học ra đời và phát triển, người ta thường quan niệm tá dược là
chất trơ về hóa học và dược lý, không ảnh hưởng đến sinh khả dụng (bioavailability)
và hiệu lực điều trị (therapeutic effect) của thuốc. Do vậy, người ta lựa chọn, thay thế
tùy tiện và tác hau đã xảy ra mà không thể giải thích được. Ví dụ: năm 1968, người
đốc công phân xưởng viên nén của một xí nghiệp dược phẩm ở Úc đã thay thể calci
sulfat bằng lactose trong công thức viên nén diphenyl hydantoin. Điều đó dẫn tới vụ
ngộ độc cho 57 bệnh nhân động kinh ở bệnh viện tâm thần Brixban (Úc) mặc dù các
bác sĩ vẫn sử dụng viên nén diphenyl hydantoin của xí nghiệp dược phẩm này với liều
lượng theo đúng phác đồ điều trị đã qui định.
Trước đây người ta coi thuốc là một thứ hàng hóa đơn thuần và cũng chỉ đề ra những

tiêu chí cho thành phẩm thuốc dựa trên tính chất lý hóa như: độ chảy, độ nhớt, độ
trong, màu sắc, mùi vị, thời gian rã, thời gian biến dạng, … và quan trọng nhất chỉ là
hàm lượng dược chất ở trong chế phẩm. Vì vậy, khi chọn tá dược để lập công thức bào
chế, người ta chỉ chú ý sao cho bào chế được thuốc thành phẩm đạt các tiêu chuẩn lý
hóa mà thôi. Quan niệm hàng hóa đó đã dẫn tới những kết luận sai lầm cho rằng tác
dụng của thuốc là chỉ do dược chất quyết định. Người ta không thấy được thuốc là một
hệ thống lý hóa phức tạp, trong đó có sự liên quan chặt chẽ và có sự tác động tương hỗ
giữa nhiều thành phần (dược chất với dược chất, tá dược với tá dược, dược chất với tá
dược), chịu tác động của nhiều yếu tố ( kỹ thuật bào chế, bao bì, điều kiện bảo quản).
Người ta cũng ít quan tâm đến quan hệ hữu cơ giữa thuốc (một hệ thống lý hóa phức
tạp) và người bệnh (một hệ thống sinh học vô cùng phức tạp).
Quan niệm hàng hóa đơn thuần về thuốc trong một thời gian dài đã hạn chế suy nghĩ
của người dược sĩ trong việc nghiên cứu xây dựng công thức chế phẩm. Người dược sĩ
chỉ lo sao tìm cách tạo ta được dạng thuốc tiện dụng, tiện vận chuyển, .. với yêu cầu
cao nhất là đạt được tiêu chuẩn nồng độ hoạt chất và lý hóa đã qui định. Rõ ràng quan
niệm hàng hóa đơn thuần đó không thể cắt nghĩa được tác dụng, vai trò của yếu tố tá
9


dược và kỹ thuật bào chế đối với tác dụng của thuốc. Ngay từ năm 1971, cơ quan quản
lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Mỹ đã công bố kết quả của nghiên cứu trên 3000
chế phẩm của nhiều dược chất dưới các tên biệt dược khác nhau, trong đó có 12 dược
chất với các biệt dược khác nhau được nhiên cứu đầy đủ trên lâm sàng. Kết quả là có
10/12 dược chất với 83% biệt dược của các là sản xuất khác nhau là không tương
đương về điều trị. Rõ ràng các biệt dược của một hoạt chất được sản xuất bởi những
nhà sản xuất khác nhau có cùng hàm lượng dược chất nhưng công thức thành phần tá
dược khác nhau và kỹ thuật bào chế khác nhau, … dẫn tới hiệu lực điều trị cũng khác
nhau.
Các nghiên cứu sinh dược học đã chứng minh rằng:
− Hai chế phẩm tương đương bào chế (pharmaceutical equivalence) chưa chắc đã

tương đương sinh học (bioequivalence).
− Hai chế phẩm tương đương sinh học trong một số trường hợp chưa chắc đã
tương đương điều trị (therapeutic equivalence).
Do vậy việc lựa chọn biệt dược nào để tương đương điều trị và áp dụng vào các trường
hợp bệnh nhân cụ thể tùy thuộc nhiều vào yếu tố thuộc về người bệnh (yếu tố sinh lí,
yếu tố bệnh lí, yếu tố di truyền, …) mà người thầy thuốc cần phải nắm vững và vận
dụng đúng đắn. Đó chính là nội dung, đối tượng nghiên cứu của sinh dược học lâm
sàng.
Ngày nay, từ khi sinh dược học hình thành và phát triển, coi thuốc là một hệ thống các
thành phần, các yếu tố tương tác với nhau trong dạng thuốc (một hệ thống lý hóa phức
tạp) và sau đó sự tương tác với cơ thể (một hệ thống sinh học vô cùng phức tạp) thì
sinh dược học là cơ sở lí thuyết và thực hành để giúp chúng ta hiểu được vị trí, vai trò
của tá dược và kỹ thuật bào chế, giải quyết đúng đắn các vấn đề liên quan đến nghiên
cứu thiết kế công thức chế phẩm, xây dựng qui trình sản xuất và triển khai sản xuất.
Với quan niệm sinh dược học, việc nghiên cứu tác dụng dược lý của bất kì dược chất
nào sẽ không có ý nghĩa nếu không có các tá dược tham gia thành phần công thức để
tạo nên một dạng thuốc cụ thể của dược chất được nghiên cứu. Trong một dạng thuốc,
khái niệm dược chất, tá dược và chất phụ là không còn chính xác nữa. Mà tất cả đều là
nguyên liệu, thành phần của dạng thuốc và mỗi chất có vai trò cụ thể tác động tương
hỗ với nhau tạo nên dạng thuốc – một hệ thống lý hóa phức tạp. Nói cách khác, tá
dược cần phải được nghiên cứu, sử dụng một cách cụ thể đối với từng dược chất ở một
10


chế phẩm thuốc cụ thể. Bởi vì tá dược ảnh hưởng đến khả năng giải phóng và hấp thu
dược chất và hiệu lực điều trị của thuốc, nghĩa là không thể có tá dược chung cho mọi
dược chất, mọi dạng thuốc. Việc sử dụng các tá dược thiếu cơ sở khoa học có thể dẫn
tới việc làm giảm, đảo ngược hay mất hoàn toàn tác dụng điều trị của dược chất. Điều
này xảy ra chủ yếu là vì có sự tương tác giữa các dược chất, giữa dược chất với tá
dược và giữa tá dược và tá dược khi bào chế thuốc và cả trong quá trình bảo quản. Cơ

sở của tương tác như vậy là lợi thế của việc tạo phức và hấp phụ có khả năng là thay
đổi tốc độ và mức độ hấp thu dược chất từ dạng thuốc vào cơ thể.
Sinh dược học bào chế là cơ sở lý thuyết và thực hành của bào chế học hiện đại. Đối
tượng nghiên cứu của sinh dược học bào chế là các yếu tố thuộc về dạng thuốc tức các
yếu tố dược học, nói chính xác hơn là các yếu tố dược phẩm. Các yếu tố dược phẩm
gồm 4 nhóm sau:
− Trạng thái và tính chất lí hóa của dược chất.
− Tá dược.
− Dạng thuốc và đường dùng thuốc.
− Kỹ thuật bào chế.
Do vậy khi nghiên cứu một chế phẩm mới hay hoàn thiện nâng cao chất lượng một chế
phẩm đã sản xuất không thể không nghiên cứu ảnh hưởng của 4 nhóm yếu tố dược
phẩm, đặc biệt là nghiên cứu ảnh hưởng của tá dược đến sinh khả dụng của chế phẩm.
3.2. Tá dược ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc
Khi bào chế thuốc, yêu cầu cần đạt được là thuốc phải đảm bảo an toàn và hiệu lực
cho người dùng, nghĩa là thuốc phải đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình bảo quản
từ khi xuất xưởng tới khi hết hạn dùng. Xét về kỹ thuật bào chế, thuốc phải ổn định
khi tất cả các tiêu chí chất lượng về vật lý, hóa lý, hóa học, vi sinh, độc tính, sinh dược
học và đặc biệt là hiệu lực điều trị không thay đổi hoặc thay đổi trong giới hạn cho
phép.
Độ ổn định của thuốc chịu tác động của nhiều loại yếu tố. Các yếu tố cụ thể khác nhau
tùy từng dạng thuốc, nhưng khái quát có 3 yếu tố chính sau:
− Yếu tố nội tại của dạng thuốc (dược chất, tá dược, kỹ thuật bào chế).
− Bao bì thuốc.
− Điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, …).

11


Dưới ảnh hưởng của 3 nhóm yếu tố đã nêu, cụ thể là dưới ảnh hưởng của các tương tác

giữa dược chất với dược chất, dược chất với tá dược, tá dược với tá dược; ảnh hưởng
kỹ thuật bào chế; ảnh hưởng tương tác giữa dạng thuốc và bao bì cũng như khả năng
bảo vệ của bao bì khỏi ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng, … trong điều kiện bảo quản, thuốc sẽ mất ổn định (hỏng) và sự mất ổn định
được biểu hiện dưới dạng biến đổi khác nhau như:
− Biến đổi vật lý
− Biến đổi hóa học
− Biến đổi về độ nhiễm khuẩn
− Biến đổi về độc tính
− Biến đổi về sinh khả dụng, …
Do vậy, khi nghiên cứu xây dựng công thức và kỹ thuật bào chế việc lựa chọn các tá
dược, kỹ thuật bào chế và bao bì phù hợp với từng dược chất và dạng thuốc trong một
dạng thuốc cụ thể để tạo ra chế phẩm có độ ổn định cao là hết sức quan trọng. Ở đây
vai trò, tác dụng của tá dược là vô cùng lớn. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã
chứng minh rõ điều đó.
3.3. Vấn đề độc tính của tá dược
Như đã biết, sử dụng tá dược không chỉ tính đến yêu cầu kỹ thuật bào chế, các tiêu chí
lý hóa của các dạng thuốc mà phải tính đến độc tính của tá dược. Độc tính của tá dược
được xem xét trên 2 phương diện:
− Về mặt hiệu lực điều trị: làm thay đổi hoạt tính của dược chất và sinh khả dụng
của thuốc, dẫn tới hiệu lực điều trị.
− Về mặt sinh lý: có độc tính, khả năng gây đột biến gen và ung thư, …
Ví dụ: Trong các tài liệu tham khảo đã ghi nhận nhiều chất màu đã bị cấm sử dụng vì
khả năng gây ung thư như Sudan II, có nhiều nghi ngờ về độc tính của các chất màu
tổng hợp như tartrazin. Một số nhà khoa học Nhật và Mỹ đã xác định tác dụng gây ung
thư và đột biến gen của cyclamat trên chuột cống. Cơ quan quản lí thuốc và thực phẩm
của Mỹ (FDA) đã cấm dùng cyclamat từ cuối năm 1969. Anh đã cấm dùng cyclamat từ
1970. Thụy Điển, Phần Lan, Canada cũng quyết định đình chỉ sản xuất cyclamat.
Nhiều nước, trong đó có Đức, cũng đã gửi tới WHO nhiều thông tin về tá dụng phụ và
những ảnh hưởng có hại của cylamat. Tuy nhiên Đức vẫn sản xuất cyclamat, cộng

đồng Châu Âu vẫn chấp nhận cho dùng cyclamat làm chất tạo vị ngọt trong thực
12


phẩm, … và vấn đề cyclamat vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu và tranh luận. Từ vấn
đề độc tính của cyclamat, cần khẳng định sự cần thiết phải nghiên cứu nghiêm túc,
toàn diện việc sử dụng tá dược tổng hợp trong dược phẩm.
Đặc biệt cần thận trọng khi sử dụng các chất bảo quản chống vi khuẩn, nấm mốc, …
Cần phải nhắc một số nguyên tắc trong bào chế thuốc (đặc biệt là thuốc cho trẻ em) là
không được cho thêm bất kì một tá dược nào nếu chưa được nghiên cứu kĩ mà trước
hết là các chất bảo quản có ảnh hưởng tới sự sống của tế bào nấm mốc, vi khuẩn, …
Bởi vì ảnh hưởng đến hệ men , sự phát triển của tế bào, tính thấm của tế bào nấm mốc,
vi khuẩn thì cũng sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến sự sống của tế bào người dùng thuốc, đặc
biệt là trẻ em. Cần phải lưu ý rằng không có một chất bảo quản chống vi khuẩn, nấm
mốc nào ở nồng độ ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc mà lại ít có ảnh
hưởng đến cơ thể người dùng thuốc, trước hết là trẻ em. Các nghiên cứu khoa học
nghiêm túc đã chỉ ra rằng cần phải sử dụng các chất bảo quản một cách thận trọng và
có cơ sở khoa học. Người ta coi một chất bảo quản là không độc khi dùng 10 năm mà
không gây đột biến gen và ung thư. Ngày nay, số lượng các chất bảo quản dùng trong
thuốc và thực phẩm tăng lên hằng năm. Trong tài liệu khoa học có rất nhiều thông tin.
Ví dụ:
− Các alcol, phenol, muối kim loại nặng, … có ảnh hưởng gây đột biến gen.
− Theo khuyến cáo của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) thì acid benzoic và natri bisulfit có một số tác dụng không mong
muốn và có khả năng gây ung thư.
− Acid boric, borat (vẫn được coi là một hệ đệm kinh điển), hexamethylen
tetramin cũng không đạt yêu cầu hiện đại dùng trong dược phẩm và thực phẩm
vì kích ứng ruột, gây tổn thương thận.
− Các chất hoạt động bề mặt làm thay đổi tính thấm của màng tế bào nên làm
tăng hoạt tính của các tác nhân gây ung thư.

Hiện nay thuốc sản xuất trong nước đã có những bước tiến vượt bậc: chất lượng đã
được nâng cao, đã chiếm được khoảng 40% thị phần dược phẩm Việt Nam. Nhưng
nhìn chung thuốc Việt Nam sản xuất chưa thể cạnh tranh được với thuốc ngoại nhập và
đang bị thua ngay trên sân nhà. Việc thâm nhập ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là
các nước phát triển hết sức khó khăn và hiện tại có thể nói là hầu như chưa thể. Năng

13


lực cạnh tranh yếu kém của thuốc Việt Nam có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chắc
chắn có nguyên nhân cơ bản là chất lượng thuốc chưa cao.
Nếu xét trong nghĩa rộng, chất lượng thuốc phụ thuộc 3 yếu tố:
− Chất lượng nội tại của thuốc
− Bao bì thuốc
− Thông tin về thuốc
Xét trên cả 3 yếu tố trên, thuốc Việt Nam kém xa thuốc nước ngoài. Nếu xét trên nghĩa
hẹp, chất lượng thuốc được thể hiện bằng:
− Hiệu lực điều trị
− Độ an toàn
− Tuổi thọ
So sánh với thuốc ngoại nhập cùng loại từ các nước có ngành công nghiệp dược phát
triển trên 3 tiêu chí đã nêu, thuốc Việt Nam vẫn còn kém xa. Vì:
− Chưa tương đương sinh học và chưa tương đương điều trị.
− Độ an toàn kém hơn.
− Tuối thọ ngắn hơn.
Ví dụ: thuốc viên nang, viên nén của Việt Nam chỉ có tuổi thọ khoảng 2 năm, thuốc
nhỏ mắt khoảng 1 năm.Trong khi đó, thuốc nước ngoài có tuổi thọ 3 – 5 năm.
Do vậy, việc nắm vững tính chất lý hóa học, tương kỵ, tính an toàn, phạm vi ứng dụng,
ưu nhược điểm của từng loại tá dược, … để vận dụng sáng tạo trong bào chế và sản
xuất thuốc nhằm lựa chọn được thành phần tá dược tối ưu cho công thức chế phẩm

thuốc đạt chất lượng trên cả hai mặt: sinh khả dụng và tuổi thọ, là vấn đề vô cùng quan
trọng, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn và cấp bách hiện nay đối với
các nhà nghiên cứu phát triển và sản xuất thuốc Việt Nam.

14


Acacia
1. Tên theo một số dược điển
BP: Acacia.
JP: Acacia.
PhEur: Acacia gummi.
USP: Acacia.
2. Tên khác
E414; gôm acacia; gôm arabic; gôm talha.
Tên hóa học
Acacia
3. Công thức tổng quát và khối lượng phân tử
Acacia là một phức hợp, tập hợp không cố định đường và hemicellulose với khối
lượng phân tử vào khoảng 240.000-580.000. Tập hợp gồm chủ yếu nhân gôm arabic,
được liên kết với calci, magnesi, và kali, cùng với các đường arabinose, galactose,
rhamnose.
4. Phân loại theo chức năng
Tá dược dính cho thuốc viên; tác nhân ổn định; tác nhân tạo dịch treo; chất làm tăng
độ nhớt.
5. Mô tả
Acacia có sẵn dưới dạng phiến mỏng, hạt hình cầu, hay bột màu trắng hay trắng ngà;
không mùi và vị ngọt dịu.
6. Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm
Acacia được dùng chính trong thuốc uống và thuốc dùng tại chỗ như một tác nhân tạo

dịch treo, thường phối hợp với tragacan. Chất này cũng được dùng làm tá dược dính
trong thuốc viên ngậm nhưng nếu không cẩn thận sẽ làm tăng thời gian tan rã.
Công dụng
Tác nhân tạo dịch treo
Tá dược viên ngậm
Tác nhân tạo hỗn dịch
Tá dược dính cho viên

Nồng độ (%)
10-12
10-30
5-10
1-5
15


7. Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Dụng dịch nước phải được đun sôi ban đầu để tránh tác động của vi khuẩn và men. Có
thể dùng lò vi sóng. Cũng có thể cho chất bảo quản kháng khuẩn như acid benzoic
0,1% w/v, natribezoat 0,1% w/v hay hỗn hợp methylparaben 0,17% w/v và
propylparaben 0,03% w/v.
Bột acacia phải được bảo quản trong thùng kín, tại chỗ khô và mát.

16


Acid Alginic
1. Tên theo một số dược điển
BP: Alginic acid
PhEur: Acidum alginicum.

USP: Alginic acid
2. Tên khác
E400;

1-gulo-D-mannoglycuronan;

Kelacid;

polymannuronic

acid;

Protacid;

Satialgine.
3. Tên hóa học
Acid Alginic
4. Công thức tổng quát và khối lượng phân tử
Acid alginic là một polyme glycuronan mạch thẳng, là một hỗn hợp của acid β-(1 
4)-D-mannosyluronic và cặn acid α-(1  4)-L-glucosyluronic, với công thức chung
(C6H8O)n. Khối lượng phân tử đặc hiệu là 20.000-240.000.
5. Phân loại theo chức năng
Tác nhân tạo dịch treo, tác nhân ổn định, tác nhân làm tăng độ nhớt, tá dược dính và rã
trong viên nén.
6. Mô tả
Acid alginic là bột hình sợi trắng hay trắng ngà, không vị, thực tế không mùi.
7. Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm.
Acid alginic được dùng rộng rãi trong công thức thuốc uống và dùng tại chỗ. Trong
viên nén và viên nang, acid alginic được dùng làm tác nhân kết dính và tan rã với nồng
độ 1-5%. Trong thuốc bột nhão, kem và gel, acid alginic được dùng làm tác nhân tạo

độ đông cứng và tạo dịch treo cũng như tác nhân ổn định cho nhũ dịch dầu/nước.
Về điều trị, acid alginic được dùng làm chất kháng acid. Phối hợp cùng thuốc đối vận
thụ thể H2. Chất này còn được dùng để chữa trào ngược thực quản.
Ngoài ra, acid alginic còn được nghiên cứu và dùng trong thuốc giải phóng có kiểm
soát hoạt chất (tạo vi tiểu phân, bao liposom, vi tiểu cầu, tá dược thân nước, màng
poly-L-lisin, thuốc nhỏ mắt pilocarpin nitrat.
17


8. Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Acid alginic thủy phân chậm ở nhiệt độ ấm, tạo nên sản phẩm có khối lượng phân tử
và độ nhớt thấp hơn.
Dịch phân tán của acid alginic có thể bị vi khuẩn xâm nhập, làm cho giảm mức
polyme hóa và độ nhớt nên cần cho chất bảo quản như 1-2% natribenzoat, acid sorbic
hay paraben.
Dịch phân tán acid alginic có thể được tiệt trùng bằng nồi hấp hay lọc qua màng
0,22μm. Hấp có thể làm giảm độ nhớt và còn tùy thuộc sự hiện diện của các chất khác.
Acid alginic cần bảo quản trong bình kín ở nơi khô và mát.

18


Acid ascorbic
1.Tên theo một số dược điển
BP: Ascorbic acid.
JP: Ascorbic acid.
PhEur: Acidum ascorbicum.
USP: Ascorbic acid.
2. Tên khác
Cevitamic acid; C-97; 2,3-didehydro-L-threo-1,4-lactone; E-300; vitamin C; 3-oxo-Lglucofuranolactone

3. Tên hóa học
L-(+)-ascorbic acid.
4. Công thức tổng quát và khối lượng phân tử
C6H8O6 = 176,13
5. Phân loại theo chức năng
Chất chống oxy hóa; vitamin trị liệu
6. Mô tả
Acid ascorbic là bột tinh thể hay tinh thể không màu, màu trắng hay ngà vàng, không
mùi, không hút ẩm, vị chua khé, bị sẫm màu dần khi để ngoài sáng.
7. Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm
Acid ascorbic được dùng làm chất chống oxy hóa trong công thức thuốc nước với
nồng độ 0,01-0,1% w/v đồng thời cũng dùng trong thực phẩm.
8. Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Dưới dạng bột, acid ascorbic tương đối ổn định trong không khí và nếu không có oxy
và chất oxy hóa khác thì cũng ổn định với nhiệt. Acid ascorbic không ổn định trong
dung dịch, đặc biệt là dung dịch kiềm, dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí. Quá
trình oxy hóa nhanh hơn khi có ánh sáng và nhiệt; bị xúc tác bởi vết đồng và sắt. Dung
dịch acid ascorbic ổn định nhất ở pH 5,4 và có thể được tiệt trùng qua lọc.
Nguyên liệu phải được bảo quản trong thùng phi kim loại kín, tránh ánh sáng và để nơi
khô, mát.
19


Acid benzoic
1. Tên theo một số dược điển
BP: Benzoic acid.
JP: Benzoic acid.
PhEur: Acidum benzoicum.
USP: Benzoic acid.
2. Tên khác

Benzenecarboxylic acid; benzeneformic acid; carboxybenzene; dacrylic acid; E210;
phenulcarboxylic acid; phenylformic acid.
3. Tên hóa học
Acid benzoic.
4. Công thức tổng quát và khối lượng phân tử
C7H6O2 = 122,12.
5. Phân loại theo chức năng
Tác nhân trị liệu hay bảo quản kháng khuẩn.
6. Mô tả
Acid benzoic là bột hay tinh thể xốp trắng hoặc không màu, không vị, không mùi hay
cho là mùi nhẹ của benzoin.
7. Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm
Acid benzoic được dùng rộng rãi làm chất bảo quản kháng khuẩn trong thuốc, thực
phẩm và mỹ phẩm với tác dụng lớn nhất ở pH 2,5-4,5.
Acid benzoic đã được dùng từ lâu làm thuốc bôi chống nấm như mỡ Whitfield (acid
benzoic 6% với acid salicylic 3%).
Sử dụng
Tiêm IM hay IV
Dung dịch uống
Hỗn dịch uống
Siro
Chế phẩm dùng tại chỗ
Chế phẩm dùng cho âm đạo

Nồng độ
0,17
0,01-0,1
0,1
0,15
0,1-0,2

0,1-0,2
20


8. Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Dung dịch nước 0,1% w/v của acid benzoic đựng trong chai PVC ổn định trong 8 tuần
ở nhiệt độ bình thường. Dung dịch acid benzoic có thể được tiệt trùng bằng hấp hay
lọc.
Khi cho acid benzoic vào một hỗn dịch, anion benzoat hấp phụ vào hạt tiểu phân treo,
ảnh hưởng đến điện tích bề mặt và làm mất ổn định hỗn dịch.
Acid benzoic phải được bảo quản trong bình kín, để nơi khô, mát

21


Acid citric monohydrat
1. Tên theo một số dược điển
BP: Citric acid monohydrate.
JP: Citric acid.
PhEur: Acidum citricum monohydricum.
USP: Citric acid.
2. Tên khác
Acid 2-hydroxypropan-1,2,3-tricarboxylic monohydrat.
3. Tên hóa học
Acid 2-hydroxy-1,2,3-propantricarboxylic monohydrat.
4. Công thức tổng quát và khối lượng phân tử
C6H8O7.H2O = 210,14
5. Phân loại theo chức năng
Tác nhân acid hóa, chống oxy hóa, đệm pH, chelat hóa; chất làm tăng hương.
6. Mô tả

Acid citric monohydrat là tinh thể trong hay bột màu trắng, không mùi, vị rất chua.
7. Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm
Acid citric khan hay ngậm nước được dùng rộng rãi trong công thức thuốc và thực
phẩm để hiệu chỉnh pH của dung dịch, hiệp đồng tạo phức chất và chống oxy hóa.
Loại khan được dùng trong công thức thuốc hạt hay viên sủi bọt.
Acid citric được dùng trong dung dịch chống đông máu, thuốc làm tan sỏi thận.
Sử dụng
Dung dịch đệm
Làm tăng hương trong thuốc nước
Chất tạo phức
8. Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Nồng độ %
0,1-0,2
0,3-2,0
0,3-2,0

Acid citric monohydrat mất nước kết tinh trong không khí khô hay khi sấy ở 40oC.
Dung dịch acid citric loãng có thể bị lên men khi bảo quản.
Nguyên liệu phải để trong thùng kín, ở nơi khô, mát.

22


Acid lactic
1. Tên theo một số dược điển
BP: Lactic acid.
PhEur: Acidum lacticum.
USP: Lactic acid.
2. Tên khác

E270;

Eco-lac; acid 2-hydroxypropanic;

acid α-hydroxypropionic;

acid 2-

hydroxypropionic; L18; acid DL-lactic; acid sữa; Patlac LA; Purac 88 PH; acid lactic
racemic.
3. Tên hóa học
Acid 2-hydroxypropionic.
Acid (R)-(-)-2-hydroxypropionic.
Acid (S)-(+)-2-hydroxypropionic.
Acid (RS)-(±)-2-hydroxypropionic.
4. Công thức tổng quát và khối lượng phân tử
C6H8O6 = 176,13
5. Phân loại theo chức năng
Chất chống oxy hóa; vitamin trị liệu
6. Mô tả
Acid ascorbic là bột tinh thể hay tinh thể không màu, màu trắng hay ngà vàng, không
mùi, không hút ẩm, vị chua khé, bị sẫm màu dần khi để ngoài sáng.
7. Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm
Acid ascorbic được dùng làm chất chống oxy hóa trong công thức thuốc nước với
nồng độ 0,01-0,1% w/v đồng thời cũng dùng trong thực phẩm.
8. Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Dưới dạng bột, acid ascorbic tương đối ổn định trong không khí và nếu không có oxy
và chất oxy hóa khác thì cũng ổn định với nhiệt. Acid ascorbic không ổn định trong
dung dịch, đặc biệt là dung dịch kiềm, dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí. Quá
trình oxy hóa nhanh hơn khi có ánh sáng và nhiệt; bị xúc tác bởi vết đồng và sắt. Dung

dịch acid ascorbic ổn định nhất ở pH 5,4 và có thể được tiệt trùng qua lọc.
23


Bảo quản trong thùng phi kim loại kín, tránh ánh sáng và để nơi khô, mát.

Acid oleic
1. Tên theo một số dược điển
BP: Oleic acid.
PhEur: Acidum oleicum.
USP: Oleic acid.
2. Tên khác
Crodolene; acid elaic; Emersol; Glycon; Groco; Hy-phi; Industrene; Metanpon; Neofat; acid cis-9-octadecenoic; acid 9.10-octadecenoic; acid oleinic; Priolene.
3. Tên hóa học
Acid (Z)-9-octadecenoic.
4. Công thức tổng quát và khối lượng phân tử
C18H34O2 = 282,47.
5. Phân loại theo chức năng
Tác nhân nhũ hóa; chất dẫn qua da.
6. Mô tả
Acid oleic là một chất lỏng giống như dầu, màu nâu nhạt, mùi giống mỡ lợn.
Acid oleic có thành phần chính là acid (Z)-9-octadecenoic cùng thành phần không cố
định acid no và không no, cũng có thể có một ít chất chống oxy hóa.
7. Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm
Acid oleic được dùng làm tác nhân nhũ hóa trong công thức thuốc dùng tại chỗ và
trong thực phẩm, đồng thời cũng được dùng làm chất dẫn qua da, tăng sinh khả dụng
của những thuốc kém hòa tan trong nước, một phần chất dẫn trong viên nang mềm.
Acid oleic iod hóa được dùng trong chẩn đoán hình ảnh.
8. Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Acid oleic tiếp xúc với không khí sẽ hấp thụ oxy, trở nên sẫm màu và mùi nặng hơn.

Acid này bị phân hủy khi đun nóng lên 80-100oC ở áp suất khí quyển.
Acid oleic phải bảo quản trong bình kín, tránh ánh sáng, để nơi mát và khô.

24


Acid stearic
1. Tên theo một số dược điển
BP: Stearic acid.
USP: Stearic acid.
2. Tên khác
70; Acidum stearicum; Croddacid; Crosterene; Glycon S-90; Hystrene; Industrene;
Kortacid 1895; Pristerene.
3. Tên hóa học
Acid octadecanoic.
4. Công thức tổng quát và khối lượng phân tử
C18H36O2 = 284,47 (nguyên liệu tinh khiết).
BP và USP mô tả acid stearic là hỗn hợp của acid stearic (không dưới 40%) và
palmitic. Tổng lượng của 2 acid không dưới 90%.
5. Phân loại theo chức năng
Tác nhân nhũ hóa, chất làm tăng độ tan, tá dược trơn cho viên nén và viên nang cứng.
6. Mô tả
Acid stearic là những tinh thể cứng, màu trắng hay hơi vàng hoặc bột trắng hay ngà
trắng, mùi và vị nhẹ giống mỡ.
7. Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm
Acid stearic được dùng rộng rãi trong công thức thuốc uống và thuốc dùng tại chỗ.
Chất này được dùng chính làm chất trơn trong thuốc viên nén và viên nang cứng hoặc
cũng có thể làm chất dính hay phối hợp để bao với shellac.
Trong công thức thuốc dùng tại chỗ, acid stearic được dùng làm chất nhũ hóa hay tăng
độ tan. Khi được trung hòa một phần, nó được dùng trong kem bôi ngoài khi trộn với

5-15 lần khối lượng dung dịch nước. Hình thái hay thể chất của kem được quyết định
bởi tỷ lệ kiềm được dùng. Acid stearic cũng được dùng để làm cứng viên đặt glycerin.
Sử dụng
Thuốc mỡ và kem
Tá dược trơn trong thuốc viên
8. Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Nồng độ %
1-20
1-3

Acid stearic là một chất ổn định, có thể đươc thêm vào một chất chống oxy hóa.
Bảo quản trong bình kín, để nơi khô, mát.
25


×