Tải bản đầy đủ (.pdf) (320 trang)

Dịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến Sách đào tạo BS chuyên khoa định hướng y học dự phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 320 trang )

BỘ Y TẾ

DỊCH TỄ HỌC CƠ
CƠ SỞ
SỞ
VÀ CÁC BỆNH
BỆNH PHỔ BIẾN
(Sách đào tạo bác sỹ chuyên khoa định hướng y học dự phòng)

Hà Nội – 2012
1


Chủ biên:

PGS.TS. Nguyễn Trần Hiển
TS. Nguyễn Minh Sơn

Tập thể biên soạn:
TS. Đào Thị Minh An
ThS. Trần Văn Chí
PGS.TS. Nguyễn Trần Hiển
TS. Nguyễn Minh Sơn

Thư ký:

BS. Bùi Hồng Ngọc
CN. Nguyễn Thị Thái Hà

S: 1413-2012/CXB/14-131/YH


In 1.000 cuốn, khổ 21x29,7cm tại Công ty In & thương mại Thái Hà - Tel: 043 5114430 căn cứ Quyết
định xuất bản số: 488/QĐ-YH ngày 20/11/2012 của NXB Y học theo kế hoạch xuất bản số: 4196/CXB ngày
19/11/2012 của Cục Xuất bản. In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2012.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế, và tạo điều
kiện thuận lợi cho việc học tập cho sinh viên, học sinh ngành Y, Bộ Y tế đã
tổ chức biên soạn và cho xuất bản các tài liệu dạy - học chuyên môn phục vụ
cho công tác đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề của ngành y tế.
Nay Bộ Y tế tiếp tục cho biên soạn các tài liệu dạy - học chuyên đề và text
book để kịp thời phục vụ cho công tác đào tạo sau đại học và đào tạo liên tục
cho cán bộ ngành y tế.
Sách "Dịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến" đã được biên soạn dựa
trên chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 và thạc sĩ của trường Đại
học Y Hà Nội với phương châm: Kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung
chính xác, khoa học, cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và
thực tiễn Việt Nam.
Sách "Dịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến" đã được biên soạn bởi
các nhà giáo giàu kinh nghiệm và tâm huyết của Bộ môn Dịch tễ học, trường
Đại học Y Hà Nội. Sách được Hội đồng chuyên môn thẩm định chuyên
ngành Dịch tễ học được thành lập theo quyết đinh Số 1364/QĐ-BYT ngày 27
tháng 4 năm 2009 của Bộ Y tế thẩm định và được ban hành làm tài liệu sử
dụng chính thức đào tạo Sau đại học của ngành y tế. Sách cũng rất hữu ích
cho các cán bộ y tế tham khảo trong công tác chuyên môn thường nhật của
mình. Trong quá trình sử dụng sách sẽ được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật.
Vì lần đầu xuất bản, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của
đồng nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả để sách được hoàn chỉnh hơn

cho lần xuất bản sau.

VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ

3


LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn sách Dich tễ học này nhằm phục vụ cho sinh viên và học viên là
các bác sĩ đa khoa, chuyên ngành y học dự phòng, y tế công cộng, cũng như
các cán bộ làm công tác dịch tễ học và các nhà khoa học nghiên cứu liên
quan trong lĩnh vực y học với mục đích không chỉ cung cấp những kiến thức
cơ bản về một số nguyên lý, khái niệm và nội dung của dịch tễ học trong y
học mà còn giúp người học có thể áp dụng các kiến thức về phương pháp
dịch tễ học trong nghiên cứu về phân bố bệnh tật và các yếu tố nguy cơ, điều
tra, đánh giá các chương trình y tế, thực hiện can thiệp điều trị lâm sàng hay
thử nghiệm thực địa, can thiệp cộng đồng nhằm kiểm soát bệnh tật, dự phòng
và nâng cao sức khoẻ.
Cuốn sách tập hợp các bài giảng về dịch tễ học của Bộ môn Dịch tễ
học đã được giảng cho sinh viên, học viên y học dự phòng và y tế công cộng
trong những năm qua và đã được chỉnh sửa, cập nhật những kiến thức về
Dịch tễ học hiện đại của các chương trình đào tạo ở các nước tiên tiến trên
thế giới cho phù hợp.Theo yêu cầu của Bộ Y tế và Nhà trường, cuốn sách này
được trình bày thành 2 phần:
Phần 1 là Dịch tễ học cơ sở cung cấp những kiến thức cơ bản về định
nghĩa, mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của dịch tễ học được ứng dụng trong
Y học, đặc biệt cung cấp các loại thiết kế nghiên cứu trong dịch tễ học được
coi như phần xương sống của một nghiên cứu gồm thiết kế nghiên cứu quan
sát và can thiệp. Những bài tiếp theo của phần này còn cung cấp cách đánh

giá, phát hiện bệnh sớm bằng sàng tuyển, đo lường sức khoẻ, xử lý và trình
bày kết quả số liệu nghiên cứu.
Phần 2 là Dịch tễ học các bệnh phổ bíến tập trung vào cách phòng và
chống bốn nhóm bệnh truyền nhiễm gây dịch và một số bệnh không lây phổ
biến đã được bổ sung và cập nhật nhằm giới thiệu và giúp cho người học
muốn tìm hiểu sâu thêm về một số bệnh không lây và bệnh mới xuất hiện.
Bộ môn Dịch tễ học xin chân thành cám ơn tới Ban giám hiệu Trường
Đại học Y Hà Nội và Vụ Khoa học & Đào tạo Bộ Y tế đã tạo mọi điều kiện
để chúng tôi hoàn thành cuốn sách này.
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Các
tác giả và Bộ môn rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để cuốn sách
ngày càng được hoàn thiện hơn.
Bộ môn Dịch tễ học
Trường đại học Y Hà Nội
Nguyễn Minh Sơn
4


Chữ viết tắt
AIDS
AIDS
AR
AR%
BH
BTNGD
CDC
CIR
CSSK
CT
CVD

ĐMV
ĐMV
ĐTSKCĐ
DTH
GDP
GDSKCC
GSDTH
HA
HDL
HDL
HG
HIV/AIDS
I
IBM
IDR
KCM
KHHGĐ
OR
P
PAR
PAR%
RR
SARS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
Nguy cơ quy thuộc
Nguy cơ quy thuộc phần trăm
Bạch hầu
Bệnh truyền nhiễm gây dịch

Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh, Hoa Kỳ
Tỷ lệ mới mắc tích luỹ
Chăm sóc sức khỏe
Cắt lớp vi tính
Các bệnh tim mạch
Động mạch vành
Động mạch vành
Điều tra sức khoẻ cộng đồng
Dịch tễ học
Tổng sản phẩm quốc nội
Giáo dục sức khỏe công cộng
Giám sát dịch tễ học
Huyết áp
Lipoprotein tỷ trọng cao
Lipoprotein tỷ trọng cao
Ho gà
Vi rút gây giảm miễn dịch ở người
Tỷ lệ mới mắc
Body Mass Index
Tỷ lệ mật độ mới mắc
Khoảng cách mẫu
Kế hoạch hoá gia đình
Tỷ suất chênh
Tỷ lệ hiện mắc
Nguy cơ quy thuộc quần thể
Nguy cơ quy thuộc quần thể phần trăm
Nguy cơ tương đối
Hội chứng viêm đường hô cấp tính thể nặng
5



SD
SD/SXHD
SK
SKCC
SKCĐ
STD
TBCB
TBMMN
TBXH
TCMR
TCYTTG
THA
TM
TMCB
TMCBTQ
TTTT
TTYT
UV
VNNB
XH
YTNC

Sốt Dengue
Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue
Sức khỏe
Sức khỏe công cộng
Sức khỏe cộng đồng
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Tai biến cục bộ

Tai biến mạch máu não
Tai biến xuất huyết
Tiêm chủng mở rộng
Tổ chức Y tế Thế giới
Tăng huyết áp
Tim mạch
Thiếu máu cục bộ
Thiếu máu cục bộ thoảng qua
Thu thập thông tin
Trung tâm y tế
Uốn ván
Viêm não Nhật Bản
Xuất huyết
Yếu tố nguy cơ

6


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................... 4
Chữ viết tắt ............................................................................................................................ 5
PHẦN 1: DỊCH TỄ HỌC CƠ SỞ ......................................................................................... 9
BÀI 1: ĐỊNH NGHĨA, MỤC TIÊU, NỘI DUNG CÁCH ĐỀ CẬP VÀ CHU TRÌNH
NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC................................................................................... 9
BÀI 2: SỐ ĐO MẮC BỆNH VÀ SỐ ĐO TỬ VONG ............................................... 15
BÀI 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ .................................................... 23
BÀI 4: ĐIỀU TRA SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG ....................................................... 35
BÀI 5: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG ...................................... 46
BÀI 6: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP .......................................... 57

BÀI 7: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CAN THIỆP ............................................ 71
BÀI 8: SÀNG TUYỂN PHÁT HIỆN BỆNH ............................................................ 84
BÀI 9: XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ............................................................ 101
PHẦN II : DỊCH TỄ HỌC CÁC BỆNH PHỔ BIẾN ........................................................ 112
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM NHIỄM TRÙNG, QUÁ TRÌNH DỊCH VÀ PHÂN LOẠI
BỆNH TRUYỀN NHIỄM ....................................................................................... 112
BÀI 2: NGUYÊN LÝ PHÒNG CHỐNG DỊCH...................................................... 125
BÀI 3: CÁC NGUYÊN LÝ VỀ MIỄN DỊCH VÀ VACXIN PHÒNG BỆNH,
CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG ..................................................... 135
BÀI 4: ĐIỀU TRA XỬ LÝ VỤ DỊCH ................................................................... 154
BÀI 5: DỊCH TỄ HỌC NHÓM BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐƯỜNG HÔ HẤP..... 169
BÀI 6: BỆNH CÚM A/H5N1 .................................................................................. 179
BÀI 7: DỊCH TỄ HỌC NHÓM BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐƯỜNG TIÊU HOÁ. 190
BÀI 8: DỊCH TỄ HỌC NHÓM BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐƯỜNG MÁU .......... 205
BÀI 9: DỊCH TỄ HỌC NHÓM BỆNH TRUYỀN NHIỄM QUA DA
VÀ NIÊM MẠC ...................................................................................................... 219
BÀI 10: DỊCH TỄ HỌC MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY PHỔ BIẾN ................... 237
MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY KHÁC .................................................................. 274
BÀI 11: GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC ...................................................................... 295
Phụ lục 1 .................................................................................................................. 318

7


8


PHẦN I
DỊCH TỄ HỌC CƠ SỞ
BÀI 1:

ĐỊNH NGHĨA, MỤC TIÊU, NỘI DUNG CÁCH ĐỀ CẬP
VÀ CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài học, học viên có khả năng:
1. Trình bày được định nghĩa và mục tiêu của dịch tễ học
2. Trình bày được cách đề cập dịch tễ học đối với bệnh tật
3. Trình bày được chu trình nghiên cứu Dịch tễ học

II. NỘI DUNG
1. ĐỊNH NGHĨA DỊCH TỄ HỌC
Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc chết
và các yếu tố quy định các vấn đề sức khoẻ trong quần thể đó.
• Sự phân bố các tần số mắc và tần số chết đối với một bệnh trạng nhất
định được nhìn từ ba góc độ của dịch tễ học: con người - không gian thời gian.
• Các yếu tố quy định sự phân bố các bệnh trạng bao gồm mọi yếu tố nội
và ngoại sinh thuộc, bản chất khác nhau có ảnh hưởng đến sự mất cân
bằng sinh học
2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH TỄ HỌC
• Từ thời xưa, Hipocrate, là người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học
này
• John Graunt là người đã định lượng các hiện tượng sức khỏe và bắt
đầu chú ý rằng tần số mắc bệnh khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau,
giới tính khác nhau.
• Năm 1893 William Farr đã hình thành phương pháp NC của DTH từ
quan sát sự khác nhau về tử vong liên quan đến hôn nhân.
3. MỤC TIÊU CỦA DỊCH TỄ HỌC
3.1. Mục tiêu chung:
Đề xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất để phòng ngừa,
khống chế và thanh toán những vấn đề sức khỏe của con người.
9



3.2. Các mục tiêu chuyên biệt của dịch tễ học:
a) Xác định căn nguyên hay các yếu tố nguy cơ của bệnh
b) Xác định tỷ lệ, phân bố và chiều hướng bệnh trong cộng đồng,
c) Nghiên cứu quá trình diễn biến tự nhiên và tiên lượng của bệnh
d) Đánh giá các hiệu qủa của các biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh
trong chăm sóc sức khỏe.
e) Cung cấp cơ sở cho việc phát triển các chính sách liên quan đến các
vấn đề sức khỏe.
f) Cung cấp thông tin cho việc lập các mô hình dự báo bệnh
4. CÁCH ĐỀ CẬP DỊCH TỄ HỌC
Bảng 1: Sự khác nhau giữa các cách đề cập lâm sàng và dịch tễ học
Đề cập lâm sàng

Đề cập dịch tễ học

Đối tượng

Người bệnh

Bệnh hay một hiện tượng sức khỏe

Nội dung

Chẩn đoán bệnh ở

Xác định bệnh trong quần thể

từng cá thể

Căn nguyên

Làm bệnh
nhân mắc

Mục đích

Theo dõi

Xuất hiện, lan truyền bệnh trong quần
thể

Người bệnh khỏi

Khống chế thanh toán bệnh trong quần
thể

Sức khỏe người

Giám sát dịch tễ học, phân tích hiệu quả

bệnh

của các biện pháp can thiệp ngăn ngừa
bệnh xuất hiện trong quần thể

4.1. Những đề cập chung
a) Việc cung cấp những thông tin để làm sáng tỏ nguyên nhân của bệnh.
b) Việc xác định các thông tin có phù hợp để kiểm định các giả thuyết
nhân quả

c) Việc cung cấp cơ sở cho những kế hoạch phát triển và đánh giá các
chương trình phòng chữa bệnh.
4.2. Chuỗi lập luận dịch tễ học
• Thu thập những thông tin dịch tễ học
10


• Xác định một kết hợp thống kê giữa phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ và
bệnh.
• Suy luận sinh học từ kết hợp thống kê đó.
4.3. Ví dụ minh họa về cách đề cập dịch tễ học:
Số người ốm do có ăn thức ăn nghi ngờ
Tỷ lệ tấn công =
Tổng số người ăn loại thức ăn đó
Đem so sánh với:
Số người ốm nhưng không ăn thức ăn nghi ngờ
Tỷ lệ tấn công =
Tổng số người không ăn loại thức ăn đó
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA DICH TỄ HỌC
• Nghiên cứu các quy luật của sự phát sinh, phát triển của các hiện tượng
sức khỏe xảy ra trong quần thể người
• Nghiên cứu mối liên hệ không gian thời gian và tập quán xã hội của
chủ thể con người
6. CÁC NỘI DUNG CỦA DỊCH TỄ HỌC
6.1- Mô tả bệnh trạng với sự phân bố tần số của chúng dưới các góc độ: chủ
thể con người - không gian - thời gian, trong mối quan hệ tương tác thường
xuyên của cơ thể cùng các yếu tố nội ngoại sinh, nhằm hình thành nên những
giả thuyết về quan hệ nhân quả giữa yếu tố nguy cơ và bệnh trạng. (Dịch tễ
học mô tả).
6.2- Phân tích các dữ kiện thu thập được từ dịch tễ học mô tả, đề xuất các

biện pháp can thiệp thích hợp (Dịch tễ học phân tích).
6.3- Để kiểm tra, đánh giá một cách chủ động tính chính xác và thích hợp,
nhằm mang lại nhũng thông tin có giá trị nhát về hiệu qủa của các biện pháp
can thiệp. (Dịch tễ học can thiệp)
6.4- Xây dựng các mô hình lý thuyết về bệnh trạng. (Dịch tễ học lý thuyết).

11


7. CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA DỊCH TỄ
Sơ đồ chu trình nghiên cứu dịch tễ học.
Hình thành
giả thuyết
nhân-quả
Nghiên cứu
phân tích

Nghiên cứu
mô tả
Kiểm định
giả thuyết
nhân quả

Nghiên cứu can thiệp nghiên cứu thực nghiệm

Đánh giá

Xây dựng
mô hình dịch tễ
Các nghiên cứu dịch tễ học được bắt đầu trước hết bằng những nghiên

cứu mô tả sự phân bố của bệnh trong những nhóm quần thể theo con người không gian - thời gian và như vậy nó cung cấp dữ kiện cho lập kế hoạch cho
các chương trình sức khỏe. Dịch tễ học mô tả cũng còn là bước đầu trong việc
làm sáng tỏ các nguyên nhân của bệnh vì đã nêu rõ ra các nhóm người có tỷ lệ
mắc cao hoặc thấp đối với một bệnh nhất định và hình thành nên những giả
thuyết về nguyên nhân, về tại sao lại có sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh đó.
Bước tiếp theo của chu trình nghiên cứu dịch tễ học là kiểm định
những giả thuyết hình thành từ các nghiên cứu mô tả bằng các nghiên cứu
12


dịch tễ học phân tích. Các nghiên cứu dịch tễ học phân tích không chỉ có
nhiệm vụ xác định hoặc loại bỏ giả thuyết đã nêu của nghiên cứu mô tả mà
còn mang lại những kết quả là tiền đề cho những nghiên cứu mô tả khác để
dẫn tới những giả thuyết mới thích hợp hơn. Sau đó, các giả thiết mới này lại
được kiểm định bằng những nghiên cứu phân tích mới, cứ như thế chu trình
nghiên cứu được tiếp tục đến khi kết hợp nhân quả được xác lập gần nhất với
chân lý.
Thí dụ kinh điển về hút thuốc ung thư phổi là một minh hoạ. Dựa trên
nhiều nghiên cứu mô tả về ung thư phổi với những tỷ lệ chết khác nhau và
lượng tiêu thụ thuốc cũng khác nhau, gần như theo cùng một chiều hướng,
người ta thấy mối tương quan giữa sự tiêu thụ thuốc lá và các tỷ lệ chết về
ung thư phổi. Vì kết quả cho thấy có sự tương quan ở một số quần thể nên
người ta đã nghiên cứu một bước tiếp theo là so sánh tỷ lệ người hút ở tất cả
các nước có tỷ lệ chết vì ung thư phổi và cho kết quả là tỷ lệ người hút cao
ở các nước có tỷ lệ chết ung thư phổi cao. Từ đó, người ta tiến hành các
nghiên cứu kiểm định giả thuyết về mối liên quan giữa hút thuốc lá và ung
thư phổi bằng nghiên cứu quan sát thói quen hút thuốc lá của các cá thể
trong quần thể đó.
Sau khi giả thuyết đề xuất từ các nghiên cứu mô tả đã được kiểm định
là đúng bởi các nghiên cứu phân tích tiến hành trên quần thể, người ta tiến

hành các nghiên cứu can thiệp nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp tác
động vào yếu tố nguy cơ nhằm làm giảm khả năng mắc hoặc chết do bệnh đó,
thường là các can thiệp tiêm phòng vắc xin, thay đổi hành vi, lối sống hay các
phương pháp điều trị mới.
III. LƯỢNG GIÁ BÀI HỌC
1. Trình bày định nghĩa và mục tiêu và nội dung của dịch tễ học
2. Phân biệt sự khác nhau giữa đề cập dịch tễ học và đề cập lâm sàng
3. Vẽ khung chu trình nghiên cứu DTH và giải thích các bước của chu
trình nghiên cứu dịch tễ học
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Dịch tễ học Y học, Bộ môn Dịch tễ học, Trường Đại học Y Hà Nội,
Nhà xuất bản Y học 1993
13


2. Dịch tễ học đại cương quyển 1, Bộ môn Dịch tễ học, Trường Đại
học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học 1993
3. Dịch tễ học cơ sở, WHO, 1993, Nhà xuất bản Y học, Vụ Vệ sinh
phòng dịch
TIẾNG ANH
4. Foundation of Epodemiology, David E.Lilienfel, 1994
5. Epidemiology, Leon Gordis, 1996
6. Basic Epidemiology, R Bonita, R Beaglehole, T Kjellstrom, WHO,
2006
7. Principles of Epidemiology, Public Health Practic, Third Edition,
Centers for Diseases Control and Prevention (CDC), 2008.

14



BÀI 2
SỐ ĐO MẮC BỆNH VÀ SỐ ĐO TỬ VONG
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài học, học viên có khả năng:
1. Phân biệt được các khái niệm tỷ suất, tỷ số và tỷ lệ
2. Trình bày được cách tính tỷ lệ hiện mắc và ý nghĩa của nó
3. Trình bày được cách tính tỷ lệ mới mắc và ý nghĩa của nó
4. Mô tả được mối quan hệ giữa tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc
II. NỘI DUNG
Đo tần số bệnh trạng là công việc đầu tiên, bắt buộc phải có cho bất kỳ
một nghiên cứu dịch tễ học nào. Đơn giản nhất và cơ bản nhất là đếm số mắc
bệnh, nhưng chỉ dừng tại đó thì có rất ít tác dụng về dịch tễ học, mà còn phải
biết cả kích thước quần thể, khoảng thời gian trong đó bệnh đã xảy ra nữa,
mới đem lại so sánh được, mới có được những luận cứ dùng trong dịch tễ
học, tức là phải biểu thị chúng dưới dạng những tỷ lệ hoặc tỷ suất
Một trong những mục tiêu cơ bản của dịch tễ học nhằm nghiên cứu sự
xuất hiện bệnh hay một trạng thái sinh lý hoặc một hiện tượng sức khoẻ nào
đó trong xã hội. Việc đo lường sự xuất hiện bệnh tật là nhiệm vụ trung tâm,
sống còn của dịch tễ học.
Số tuyệt đối và số tương đối liên quan tới kích thước quần thể.
Dịch tễ học khác với các môn y học lâm sàng ở hai điểm quan trọng:
Thứ nhất các nhà dịch tễ học quan tâm nghiên cứu một nhóm người chứ
không phải từng cá thể riêng biệt. Thứ hai, các nhà dịch tễ học nghiên cứu cả
những người được coi là khoẻ mạnh lẫn những người ốm đau, họ cố gắng tìm
kiếm sự khác biệt cơ bản giữa những người này. Các nhà dịch tễ học cố gắng
đo lường sự xuất hiện bệnh ở các quần thể có kích thước khác nhau thì điều
cần thiết là tính toán thành tỷ lệ. Một tỷ lệ bao gồm hai thành phần sau:
Tử số


Số sự kiện xảy ra
=

Mẫu số

Dân số có nguy cơ.

Bằng cách tính toán một tỷ lệ như vậy, nhằm đo lường tình trạng
xuất hiện của bệnh tật, đã tạo lập nên một con số độc lập so với kích thước
của quần thể. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, tuỳ theo mục đích, số
tuyệt đối về những trường hợp bệnh vẫn có thể có ích. Song hầu hết việc
15


mô tả sự xuất hiện bệnh hay một trạng thái sinh lý cần phải tính đến độ lớn
cuả quần thể.
1. TỶ SUẤT, TỶ LỆ VÀ TỶ SỐ
1.1. Tỷ số (ratio).
Người ta có được tỷ số bằng cách đơn giản là lấy một số nọ chia cho một
só kia, nghĩa là tỷ số được viết dưới dạng một phân số mà không có một sự
liên hệ gì đặc biệt giữa tử số và mẫu số: Tử số và mẫu số là hai hiện tượng
khác nhau (đơn vị khác nhau) hoặc là cùng một hiện tượng nhưng ở những
quần thể khác nhau, thời gian khác nhau, không gian khác nhau; và số đo của
mẫu số không bao gồm số đo của tử số.
Công thức chung của tỷ số như sau:
A
Tỷ số

=
B


Do đó trên thực tế, có thể gặp hai dạng tỷ số khác nhau:
a) Tỷ số không hạn định: Là tỷ số giữa hai hiện tượng khác nhau. Thí
dụ: Số giường bệnh của một bệnh viện khu vực/100.000 người trong quần thể
khu vực đó.
b) Tỷ số có hạn định: Là tỷ số giữa hai quần thể, thời gian, không gian
khác nhau đối với cùng một hiện tượng.
Thí dụ: Tỷ lệ chết trong năm 1980/tỷ lệ chết trong năm 1990.
Cho nên, tính tỷ số trong dịch tễ học là để so sánh cùng một hiện tượng
ở hai quần thể khác nhau (thí dụ: tỷ lệ chết ở nam/tỷ lệ chết ở nữ), ở hai thời
gian khác nhau (thí dụ: tỷ lệ nữ 15 - 42 tuổi có chồng ở miền bắc/tỷ lệ nữ ở
15 - 42 tuổi có chồng ở miền nam) và để so sánh hai hiện tượng khác nhau ở
cùng một quần thể, với thời gian khác nhau hoặc ngược lại (thí dụ tỷ lệ sinh
nam năm 1979/ tỷ lệ sinh nam năm 1989)
1.2. Tỷ trọng (Proportion).
Là một phân số mà số đo của tử số nằm trong số đo của mẫu số.
Ví dụ: tỷ trọng người nghiện thuốc trong một quần thể.
Một dạng tỷ trọng được dùng phổ biến là tỷ lệ phần trăm. Tỷ lệ phần
trăm cũng có dạng chung của tỷ lệ, nhưng k chỉ nhận luỹ thừa bậc hai của 10.
tỷ lệ phần trăm như vậy không có đơn vị, tử số của nó có thể từ 0 đến 1.
Thí dụ: Tỷ lệ phần trăm của sơ sinh nam bị dị tật bẩm sinh trong tổng số
sơ sinh bị dị tật bẩm sinh.
16


Như vậy tỷ lệ phần trăm có dạng:
a
–– x 100
a+ b
Trong đó:

a: Tần số xuất hiện sự kiện quan tâm ở một quần thể
b: Tần số xuất hiện sự kiện quan tâm đó ở một quần thể khác (hoặc tần
số xuất hiện một sự kiện b (khác a) muốn đem so sánh của quần thể đã xuất
hiện sự kiện a).
Trong các nghiên cứu dịch tễ học, tỷ suất, tỷ lệ và tỷ lệ phần trăm
thường được sử dụng luôn, cần chú ý dùng cho đúng trong từng hoàn cảnh
nghiên cứu để khai thác những thông tin có ích.
1.3. Tỷ lệ (rate)
Một tỷ lệ (đôi khi trong nhiều tài liệu gọi là tỷ suất) đúng nghĩa của nó là
một phân số nói lên sự biến đổi của một đại lượng này (ghi ở tử số) so với sự
thay đổi với đơn vị một đại lượng khác (ghi ở mẫu số, mà đại lượng ghi ở
mẫu số này thường dùng là đơn vị thời gian) nên nó có một sự quan hệ chặt
chẽ giữa tử số và mẫu số. Người ta thường dẫn chứng cho định nghĩa này
bằng vận tốc của một chiếc xe: x m/giây, km/giời, với đơn vị của tỷ lệ là đơn
vị của tử số chia cho đơn vị của mẫu số, như vậy số đo của tỷ lệ không có
giới hạn, nghĩa là có thể ± α
Áp dụng vào dịch tễ học, tỷ lệ là một dạng đặc biệt của tỷ trọng:
- Sự kiện được kể là xảy ra trong một khoảng thời gian xác định
- Số đo của tử số là một bộ phận cấu thành của mẫu số, nói khác đi số đo của
mẫu số có bao gồm số đo của tử số.
- Có thể tính dưới dạng phần trăm, phần nghìn... tuỳ theo mật độ của sự kiện,
để đảm bảo phần nguyên của số đo là những số có nghĩa.
Như vậy, tỷ lệ có dạng:
a
xk
a+b
Trong đó:
a: Tần số xuất hiện sự kiện cần quan tâm (thí dụ: số có mắc bệnh)
b: Tần số không xuất hiện sự kiện cần quan tâm trong quần thể xảy ra sự kiện
đó (ví dụ số không mắc bệnh)

k: Nhận bội số của 10.
17


Thí dụ:
Tỷ lệ phụ nữ mới mắc ung thư vú của một tỉnh trong một năm bằng số
phụ nữ mới mắc ung thư vú trong một năm của tỉnh/tổng số phụ nữ (kể cả số
mắc và không mắc ung thư vú) của tỉnh đó trong năm đó.
2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1. Quần thể
Trước hết phải xác định được số cá thể có trong quần thể, trong đó sẽ
tiến hành nghiên cứu về một hiện tượng sức khoẻ nhất định, đó chính là một
tổng số cá thể trong quần thể xảy ra bệnh trạng, hoặc xảy ra sự phơi nhiễm
với yếu tố nguy cơ cần nghiên cứu. Có nhiều khái niệm về mức độ và tính
chất của quần thể, tuỳ theo nghiên cứu mà xác định phạm vi quần thể: quần
thể toàn bộ, quần thể định danh, quần thể phơi nhiễm (hoặc quần thể dễ mắc,
quần thể có nguy cơ cao, quần thể bị đe doạ) quần thể mắc bệnh... dù chọn
quần thể nào, tuỳ theo nghiên cứu, nhưng đều phải xác định được số cá thể có
trong quần thể đó, hoặc là số cá thể trong thời điểm nghiên cứu (các nghiên
cứu dọc) vì số cá thể này sẽ được dùng làm mẫu số cho các tỷ lệ sau này,
hoặc với tỷ lệ bệnh hoặc với tỷ lệ phơi nhiễm.
2.2. Đặc điểm của tử số, mẫu số của tỷ lệ
Cần chú ý là trong số trường hợp có quá một lần (hai lần trở lên) sự kiện
xảy ra trên cùng một người trong thời kỳ theo dõi nghiên cứu, điều này sẽ
dẫn đến hai thứ tỷ lệ mới đối với cùng một loại dữ kiện. Thí dụ: một người có
thể bị cảm lạnh nhiều lần trong một năm, nếu thời giam nghiên cứu kéo dài
trong một năm thì sẽ có hai tỷ lệ được tính:
a) Số người bị cảm lạnh
---------------------------- trong một năm theo dõi
Tổng số người có nguy cơ


b)

Số lần bị cảm lạnh
---------------------------trong một năm theo dõi
Tổng số người có nguy cơ

Mỗi tỷ lệ a cho ta xác xuất của bất kỳ người nào trong quần thể có nguy
cơ sẽ có thể bị cảm lạnh trong một năm; Còn tỷ lệ b cho ta ước tính số lần có
thể bị cảm lạnh cho quần thể có nguy cơ trong một năm.
Khi số người và số sự kiện khác nhau như thế thì tử số phải được xác
định rõ ràng như trên. Còn khi không có đặc thù đó, thì thường tử số được
tính là số người bị mắc, và một tỷ lệ mắc như thế sẽ biểu thị xác suất mắc với
một người.
18


3. SỐ ĐO MẮC BỆNH
3.1. Tỷ lệ hiện mắc.
Tỷ lệ hiện mắc thường được ký hiệu là P. Người ta còn gọi tỷ lệ này
bằng một thuật ngữ khác là tỷ số hiện mắc. Tỷ lệ hiện mắc được định nghĩa
như sau:
P=

Tổng số các trường hợp hiện mắc bệnh/ thời gian/ quần thể
--------------------------------------------------------------------------Tổng dân số của quần thể đó trong thời gian đó.

Tỷ lệ hiện mắc đo lường số người mắc bệnh trong một quần thể tại thời
điểm, hay một thời kỳ nhất định. Tuy nhiên tỷ lệ hiện mắc phụ thuộc vào hai
yếu tố đó là tỷ lệ mới mắc và thời gian kéo dài trung bình của bệnh. Ở đây tỷ

lệ hiện mắc một bệnh bất kỳ nào đó có sự thay đổi thì tỷ lệ này đã phản ánh
sự thay đổi của tỷ lệ mới mắc hoặc thời gian kéo dài trung bình của hoặc cả
hai. Tỷ lệ hiện mắc giống như tỷ trọng dân số mắc bệnh trong một quần thể
nhất định tại một thời điểm.
Có hai số đo của tỷ lệ hiện mắc.
3.2. Số mới mắc và tỷ lệ mới mắc.
Tỷ lệ mới mắc
Tỷ lệ này được dùng nhiều nhất, đối với bất kỳ hiện trạng nào, xảy ra
như thế nào là thuộc hai dạng sau đây: Tỷ lệ mới mắc tích luỹ và mật độ
mới mắc.
α ) Số mới mắc tích luỹ (Cumulative incidence, viết tắt là CI) bao giờ

cũng được biểu thị dưới dạng tỷ lệ: Tỷ lệ mới mắc tích luỹ (Cumulative
incidencerate, viết tắt là CIR) được tính bằng cách đếm số mới mắc tích luỹ
được trong các đơn vị thời gian phủ kín khoảng thời gian nghiên cứu lấy làm
tử số, còn mẫu số là tổng số cá thể có trong quần thể suốt thời gian nghiên cứu.
Số mới mắc bệnh/quần thể/thời gian nghiên cứu
CIR = ------------------------------------------------------------------------Tổng số cá thể thời điểm bắt đầu nghiên cứu/quần thể đó/thời gian đó
Tỷ lệ mới mắc tích luỹ như vậy, ngoài ý nghĩa chung của tỷ lệ mới mắc,
còn cung cấp một ước lượng của xác suất mà một cá thể trong quần thể sẽ có
thể phát triển bệnh trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ: Trong nghiên cứu về kết hợp giữa nhiễm khuẩn niệu với việc
dùng viên tránh thai OC, người ta đã theo dõi 2390 phụ nữ 16- 49 tuổi được
thăm khám xác định ban đầu là không có nhiễm khuẩn niệu, trong đó có 482
phụ nữ có dùng viên tránh thai từ năm 1973; đến 1976 kiểm tra lại, thấy có
xuất hiện trong số này 27 người có phát triển nhiễm khuẩn niệu. Tỷ lệ mới
mắc tích luỹ của nhiễm khuẩn niệu do việc dùng viên OC sau 3 năm là
19



CIR = 27/482 = 5,6% trong 3 năm
= (27:3)/482 = 1,87% trong 1 năm
(có thể tính ra 6 tháng, 10 năm,...)
β ) Mật độ mới mắc (Incidence density, viết tắt là ID) cũng được biểu thị

dưới dạng tỷ lệ, gọi là tỷ lệ mật độ mới mắc (Incidence density rate, IDR). Tỷ
lệ mật độ mới mắc có được khi người ta ước lượng một tỷ lệ mới mắc trung
bình trong một đơn vị thời gian (giống như khi tính vận tốc tức thời của một
xe như là ước lượng trung bình của tốc độ xe đó theo đơn vị thời gian) bằng
cách thiết lập một phân số mà tử số là số trường hợp mới mắc và mẫu số là
tổng số đơn vị thời gian theo dõi được đối với từng cá thể trong quần thể
nghiên cứu suốt trong khoảng nghiên cứu đó. Đơn vị của mẫu số như vậy là
thời gian - người (cụ thể là: năm - người khi theo dõi 1 năm đối với 1 người,
hoặc tháng - người khi theo dõi 1 tháng đối với 1 người)
IDR =

Tổng số mới mắc/quần thể/thời gian nghiên cứu
---------------------------------------------------------------------------Tổng số đơn vị thời gian có nguy cơ theo dõi được đối với từng
cá thể/quần thể/thời gian nghiên cứu

Thí dụ: một thuần tập 101 người được theo dõi trong 2 năm, trong quá
trình theo dõi đó thấy 99 người không biểu hiện bệnh, và có 2 người mới mắc
có thời điểm phát hiện bệnh chính xác vào ngày chính giữa thời gian theo
dõi, thì tổng số thời gian theo dõi thuần tập này sẽ là (2 năm x 99 người) + (1
năm x 2 người) = 200 năm - người trong đó có 2 trường hợp mới mắc; vậy
IDR sẽ là 2/200 năm - người hay 1/100 = 0,01 = 10.103 năm - người.
Tỷ lệ mật độ mới mắc như vậy được coi là phương pháp tính tỷ lệ tức
thờii của sự phát triển bệnh trong một quần thể. Nó rất có ích và tiện lợi trong
dịch tễ học, vì trên thực tế những người dự cuộc có thể không cùng vào nghiên
cứu một lúc, cũng có thể thôi không tham dự nghiên cứu cùng một lúc, nghĩa

là thời gian theo dõi nghiên cứu đối với tất cả mọi người dự cuộc không đồng
đều bằng nhau, do đó có thể tính tỷ lệ mới mắc vào lúc toàn bộ quần thể đã
cung cấp xong thông tin cần thiết, mà không bắt buộc phải xong cùng một lúc.
Hơn nữa với đơn vị thời gian - người, người ta có thể có nhiều cách thực hiện:
nếu đơn vị là năm - người chẳng hạn, thì trong 1 nghiên cứu chúng ta đã theo
dõi được 100 năm - người, thì điều đó có nghĩa là đã theo dõi được 100 năm
đối với 1 người, hoặc đã được 10 năm đối với 10 người, hoặc đã được 50 năm
đối với 2 người, hoặc đã được 1 năm đối với 100 người,...

20


Thí dụ có một nghiên cứu theo dõi 5 năm thấy
Bắt đầu nghiên cứu

Kết thúc NC

Thời gian nghiên cứu là 5 năm
1

2 năm

2

3 năm

3

5 năm


0

x



Tổng thời gian
theo dõi
2,
3,
5,
3.5
4.5
18,0

năm- người
năm- người
năm- người
năm- người
năm- người
năm- người

4
3,5 năm
5
4,5 năm

x

0: Chết

∆: Bỏ cuộc

X: Phát triển bệnh
Vì vậy ta có: IDR= 2/18năm - người = 22/100 năm - người
4. TÓM LƯỢC CÁC SỐ ĐO TỬ VONG THƯỜNG DÙNG
4.1. Tỷ lệ chết thô hàng năm (Annual crude death rate)
Tổng số trường hợp chết trong một năm
—————————————————— x 1.000
Dân số trung bình năm đó
4.2. Các tỷ lệ chết đặc hiệu theo nhóm hàng năm (Annual specific death
rates).
Tổng số chết của một nhóm người nhất định trong một năm
————————————————————————— x 1.000
Dân số trung bình của nhóm đó, trong năm đó
(Nhóm theo tuổi, theo giới, theo chủng tộc, theo nhóm bệnh, tai nạn…)
4.3. Tỷ lệ chết mẹ (Maternal mortality rate).
Số phụ nữ chết vì các nguyên nhân thai sản trong một năm
————————————————————————— x 1.000
Tổng số trẻ đẻ sống trong năm đó
(hoặc 100.000)
21


4.4. Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh (Neonatal mortality rate).
Số trẻ dưới 28 ngày tuổi chết trong một năm
————————————————— x 1.000
Tổng số trẻ đẻ sống trong năm đó
4.5. Tỷ lệ chết chu sinh (Perinatal mortality rate).
(Số thai chết từ 28 tuần trở lên) + (Trẻ chết dưới 7 ngày tuổi)
————————————————————————— x1.000

(Số thai chết từ 28 tuần trở lên) + (Số trẻ đẻ sống)
4.6. Tỷ suất nguyên nhân chết (Cause- of death ratio).
Số chết vì một bệnh nhất định trong một năm
———————————————————— x 100
Số chết vì mọi nguyên nhân trong năm đó
4.7. Tỷ suất chết mắc (Case-fatality ratio).
Số chết vì một bệnh nhất định
—————————————— x 100
Tổng số mắc bệnh đó
III. LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
1. Mô tả các tỷ suất, tỷ số và tỷ lệ và cho ví dụ
2. Trình bày được cách tính tỷ lệ hiện mắc và ý nghĩa của nó
3. Trình bày được cách tính tỷ lệ mới mắc và ý nghĩa của nó
4. Mô tả được mối quan hệ giữa tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dịch tễ học Y học, Bộ môn Dịch tễ học, Trường Đại học Y Hà Nội,
Nhà xuất bản Y học 1993
2. Thực hành Dịch tễ học, Bộ môn Dịch tễ học, Trường Đại học Y Hà
Nội, Nhà xuất bản Y học 1995
3. Từ điển chỉ số thống kê y tế cơ bản (WHO), Bộ Y tế, 1998
4. Foundation of Epodemiology, David E.Lilienfel, 1994
5. Epidemiology, Leon Gordis, 1996
6. Basic Epidemiology, Causation in Epidemiology R Bonita, R Beaglehole,
T Kjellstrom, WHO, 2006

22


BÀI 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ


I. MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài học này, học viên có khả năng:
1. Trình bày được các phương pháp nghiên cứu mô tả, và ưu nhược điểm
của từng phương pháp
2. Trình bày được các đặc trưng cần mô tả trong nghiên cứu mô tả.

II. NỘI DUNG
1. ĐỊNH NGHĨA VÀ MỤC TIÊU
Nghiên cứu mô tả trong lĩnh vực y tế công cộng là một nghiên cứu ghi
nhận về qui mô, sự phân bố và chiều hướng theo thời gian của vấn đề sức
khoẻ và các biến số quan tâm ở một quần thể xác định. Nghiên cứu này so
sánh về tình trạng sức khoẻ, bệnh tật xuất hiện ở các nhóm cá thể khác nhau
(các nhóm này được xác định theo đặc điểm nghề nghiệp, dân tộc, nơi cư trú)
hoặc so sánh sự tương quan giữa tình trạng sức khoẻ, bệnh tật xuất hiện với
các đặc tính về sinh học hoặc tâm lý xã hội của những cá thể hoặc nhóm cá
thể. Những nghiên cứu mô tả phân tích có thể gợi ý hình thành giả thuyết cho
các nghiên cứu sâu hơn. Nghiên cứu mô tả hình thái xuất hiện bệnh có liên
quan đến các biến số như con người, không gian, thời gian. Nó tóm tắt một
cách có hệ thống số liệu cơ bản về sức khoẻ, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu
và tử vong.
Mục đích chủ yếu của nghiên cứu mô tả là:
• Đánh giá chiều hướng của sức khoẻ cộng đồng, so sánh giữa các vùng
trong một nước hay giữa các nước.
• Cung cấp cơ sở cho việc vạch kế hoạch và đánh giá các dịch vụ y tế
chăm sóc sức khoẻ.
• Xác định vấn đề cần nghiên cứu, hình thành giả thuyết, được kiểm
định bằng các nghiên cứu phân tích tiếp theo.
Vì phương pháp này ít tốn kém về thời gian và kinh tế so với các nghiên
cứu phân tích nên nó là một chiến lược thiết kế dịch tễ học phổ biến nhất

trong y học. Tuy nhiên nghiên cứu mô tả không có khả năng kiểm định các
giả thiết dịch tễ học.
23


2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ
2.1. Nghiên cứu tương quan
Nghiên cứu tương quan mô tả mối liên quan của bệnh với một yếu tố mà
ta quan tâm như tuổi, thời gian, sự sử dụng các dịch vụ y tế, tiêu thụ thức ăn,
thuốc hay các sản phẩm khác. Tương quan giữa bệnh và yếu tố ảnh hưởng
thường được minh hoạ bằng biểu đồ tương quan mà ở đó trục hoành biểu thị
mức độ phơi nhiễm trung bình quần thể với các yều tố nguy cơ và trục tung
là tần suất xuất hiện bệnh tật quần thể. Hệ số tương quan, ký hiệu là r, thông
số mô tả mối quan hệ trong nghiên cứu tương quan. Hệ số này xác định về
mặt số lượng mối quan hệ tuyến tính giữa phơi nhiễm và bệnh. Có nghĩa là
với mỗi thay đổi về mức độ phơi nhiễm, tần số mắc bệnh tăng hay giảm
tương ứng theo. Giá trị của hệ số tương quan có thể thay đổi từ -1 đến +1.
Ví dụ: Mô tả các hình thái tử vong do động mạch vành có liên quan với
thuốc lá bán ra trên đầu người năm 1960 ở 44 bang của Mỹ, cho thấy là tỷ lệ
tử vong do động mạch vành cao nhất ở các bang có thuốc lá bán ra nhiều
nhất, và thấp nhất ở các bang có số thuốc lá bán ra ít nhất. Sự quan sát ban
đầu này góp phần hình thành giả thuyết là hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tử
vong do bệnh động mạch vành, và giả thuyết này đã được chứng minh bằng
các nghiên cứu phân tích sau đó.
Ưu điểm
Nghiên cứu tương quan là bước đầu tiên trong việc điều tra mối quan
hệ giữa phơi nhiễm và bệnh. Nghiên cứu tương quan có thể được tiến hành
nhanh, không tốn kém, thường sử dụng các thông tin đã có sẵn về nhân
khẩu học, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng các dịch vụ y tế và tỷ lệ mắc bệnh, tỷ
lệ tử vong.

Nhược điểm chính của nghiên cứu tương quan là:
- Không có khả năng nối liền phơi nhiễm với bệnh ở từng cá thể riêng biệt.
- Thiếu khả năng kiểm soát ảnh hưởng của các yếu tố gây nhiễu. Ví dụ:
Nghiên cứu tương quan giữa số vô tuyến truyền hình bán ra và tỷ lệ tử
vong do bệnh động mạch vành ở một số nước, cho thấy có sự tương quan
thuận chiều rất mạnh. Tất nhiên là số vô tuyến truyền hình màu bán ra
chắc chắn là có liên quan với các biến số về lối sống khác được biết là
yếu tố nguy cơ cao của bệnh động mạch vành như huyết áp cao, hàm
lượng cholesterol máu cao, hút thuốc lá, ít hoạt động. Do đó sự có mặt
của tương quan không có nghĩa là có sự kết hợp thống kê chặt chẽ và
ngược lại, sự thiếu tương quan không có nghĩa là không có sự kết hợp
thống kê chặt chẽ.
- Chỉ mô tả mức phơi nhiễm trung bình của quần thể chứ không mô tả mức
phơi nhiễm của từng cá thể. Trong khi có sự kết hợp tuyến tính âm tính
hay dương tính tuyệt đối, nó có thể che dấu một quan hệ phức tạp hơn
24


giữa phơi nhiễm và bệnh. Ví dụ: Bằng nghiên cứu tương quan cho thấy có
sự tương quan nghịch chiều mạnh mẽ giữa tiêu thụ rượu và tỷ lệ tử vong
do động mạch vành. ở những nước có mức tiêu thụ rượu cao nhất thì có tỷ
lệ tử vong do bệnh động mạch vành thấp nhất và ngược lại. Qua nghiên
cứu phân tích ở từng cá thể, cho thấy là mối tương quan giữa uống rượu
và tử vong do động mạch vành không phải là đường tuyến tính ngược đơn
giản mà là một đường cong. Ở những người uống rượu nhiều thì nguy cơ
chết do bệnh động mạch vành cao hơn, ở những người uống ít và vừa
nguy cơ chết do bệnh động mạch vành thậm chí thấp hơn người uống
nhiều và không uống.
2.2. Các báo cáo trường hợp bệnh hay đợt bệnh
Báo cáo từng trường hợp bệnh là phương pháp nghiên cứu phổ biến

chiếm một phần ba trong các tạp chí y học. Báo cáo từng trường hợp bệnh
cung cấp thông tin về một hiện tượng y học bất thường như là bước đầu cho
việc xác định các bệnh mới, hay là ảnh hưởng ngược lại của việc dùng một số
thuốc đặc biệt. Ví dụ, qua mô tả một phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh bị viêm tắc
mạch phổi sau năm tuần dùng thuốc tránh thai để điều trị viêm chảy máu
niêm mạc tử cung dẫn đến hình thành giả thuyết là dùng thuốc tránh thai làm
tăng nguy cơ tắc mạch (Thromboembolism)
Nghiên cứu đợt bệnh là việc thu thập các báo cáo bệnh của từng cá nhân
xảy ra trong một thời gian ngắn. Nghiên cứu này có một tầm quan trọng trong
lịch sử dịch tễ học vì nó thường được áp dụng để xác định sớm sự bắt đầu
xuất hiện dịch hay một bệnh mới. Ví dụ, tháng 5 năm 1981, 5 trường hợp
viêm phổi do Pneumocystis carinii đã được báo cáo ở 5 thanh niên nam đồng
tính luyến ái ở Los Angeles. Sự xuất hiện của đợt bệnh này là hoàn toàn bất
thường, vì viêm phổi loại này trước đây chỉ xảy ra ở những bệnh nhân ung
thư già mà hệ thống miễn dịch của họ bị suy sụp do điều trị các thuốc chống
ung thư. Sau một tháng, người ta cũng báo cáo 4 trường hợp sarcoma Kaposi
cũng ở những thanh niên nam đồng tính luyến ái ỏ New York và California.
Hiện tượng này cũng rất bất thường vì trước đây sarcom Kaposi chỉ thấy ở
những người già, nam và nữ như nhau. Trước tình hình này, trung tâm kiểm
soát bệnh tật (CDC) của Mỹ đã phát động một chương trình giám sát để xác
định phạm vi của vấn đề này và đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng mới
này. Chương trình đã nhanh chóng xác định rằng những người đồng tính
luyến ái nam (homosexual) có nguy cơ cao phát triển hội chứng này. Do đó
tên gọi ban đầu của hội chứng này là suy giảm miễn dịch có liên quan với
luyến ái đồng tính (Gay related immunodeficiency). Các nghiên cứu báo cáo
bệnh và đợt bệnh tiếp sau cho thấy rằng hội chứng này cũng xảy ra ở những
người nghiện chích ma tuý tĩnh mạch, ở bệnh nhân ưa chảy máu
(Hemophiliae) và những người nhận máu truyền nhiều lần. Do đó hội chứng
này được thay bằng một tên thích hợp hơn là hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải (AIDS). Qua mô tả đợt bệnh này dẫn đến việc thiết kế và tiến hành

25


×