Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Văn học lãng mạn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.07 KB, 3 trang )

Văn học lãng mạn Việt Nam (1932 – 1945) – ảnh hưởng sâu sắc của văn học Pháp
– Đây là thời kì thực dân Pháp sang đô hộ VN, chúng dùng chính sách "chia để trị". Chúng chia
nước ra thành ba kì, ba hình thức cai trị khác nhau.
– Về văn hoá, chúng dùng chính sách "nhồi sọ", đào tạo cho những người tri thức VN bằng nền
văn hoá Pháp để chúng ta lệ thuộc vào Pháp. Như chúng ta đã viết, nền văn hoá Pháp là nền
văn minh nhân loại, là các nôi của nền văn chương lãng mạn với những cây bút nổi tiếng như:
Paul Verlaine, Rim Beau, Paul ELare…rất nhiều nhà thơ VN bị ảnh hưởng trào lưu văn
học Pháp để hình thành trên diễn đàn văn chương VN trào lưu văn học lãng mạn. – Văn học
lãng mạn chia làm hai bộ phận:
+ Thơ mới: gồm những cây bút tiêu biểu như Xuân Diệu (người bị ảnh hưởng nhiều nhất), Huy
Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương….
+ Văn xuôi: Tự lực văn đoàn: Khải Hưng, Nhất Linh, Hoàn Đạo, Thạch Lam thường viết về văn
chương thoát ly cuộc đời.

Tiếp theo, hệ thống đề tài của văn học lãng mạn chủ yếu xoáy quanh những chủ
đề như tình yêu, thiên nhiên và tôn giáo. Về chủ đề tình yêu, tình yêu trong văn
học lãng mạn được mỗi tác giả nhìn theo những hướng khác nhau. Một là tình
yêu được nhìn theo lối lý tưởng hóa, như một bản tình ca đẹp, tình yêu vượt lên
trên tất cả những cảm xúc phàm tục ở đời, chỉ cần nghĩ đến nhau, trong tâm hồn
lúc nào cũng có thì đó cũng là hạnh phúc rồi (Hồn bướm mơ tiên_ Khái Hưng)
Hai là tình yêu như những tấn bi kịch, lâm li bi đát và đấy buồn đau (Đoạn
Tuyệt_ Nhất Linh...). Tuy nhiên cả 2 hướng của tình yêu trong văn học lãng
mạn tuy ngả về 2 hướng rất khác nhau nhưng lại có điểm tương đồng đó là tình
yêu không gắn liền với hôn nhân và gia đình, tình yêu thoát ra khỏi hôn nhân –
điều rất mới trong tư tưởng của những nhà văn lãng mạn.
Ngoài ra, chủ đề về tôn giáo cũng là sở trường của văn học lãng mạn. Tôn giáo
chất đầy những trang thơ của Hàn Mặc Tử (Ave Maria…). Có thể thấy Hàn là
ng đầu tiên ca ngợi thánh nữ Maria ở văn học Việt Nam.
“Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn
Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi,
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy


Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế.”
Hay như Xuân diệu “làm nên một thế giới trong đó tình yêu được tôn thờ như
một tôn giáo mà đã là người thì không có ai là kẻ ngoại đạo”. Nói cách khác,
những nhà thơ, nhà văn lãng mạn đã tôn giáo hóa văn học, biến những thứ mình
thích thành đam mê.


Chủ đề về thiên nhiên tuy không phải là chủ đề mới trong văn học nhưng đến
trào lưu văn học lãng mạn, thiên nhiên như mới hơn với cái nhìn cảm quan của
nhà văn. Thiên nhiên không còn là chuẩn mực để ước lệ mà thiên nhiên là đối
tượng để tác giả lãng mạn bày tỏ tình cảm, tâm tư của mình. Thiên nhiên được
tiếp nhận chủ quan theo cảm xúc của nhà văn.
“Cây thanh một tán lá cười.
Một vùng hoa nở hồng tươi một vùng
Sắc đào như thể rung rung
Toàn cây là một nỗi lòng nở hoa”
_Hoa “anh ơi” _ Xuân Diệu.
Về hệ thống thể loại, vhlm chú trọng đến những thể loại trữ tình, dễ lồng cảm
xúc cá nhân như thơ, truyện ngắn, tùy bút… Về truyện ngắn, nhờ sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình, vừa bám sát thực tế đời sống, vừa đào sâu
vào thế giới chủ quan. Riêng những truyện ngắn viết về đề tài tình yêu không
đơn thuần là những câu chuyện mua vui, lấy sự giải trí, thương cảm của độc giả
mà còn là tiếng nói giải phóng con người khỏi những lễ giáo hà khắc, cổ hủ của
chế độ phong kiến suy tàn. Đặc biệt, thơ là thể loại đặc trưng nhất cho tư duy
lãng mạn. Và “Thơ mới” chính là dấu ấn, điểm nhấn quan trọng cho trào lưu
văn học lãng mạn ở nước ta đầu tk XX. Chữ “mới” ở đây để chỉ rõ sự thay đổi,
canh tân từ nội dung đến hình thức thơ. Nếu như thơ cũ là những loại thơ niêm
luật chặt chẽ, ý tứ rõ ràng, nội dung bị đóng khung bởi những đề tài “phong hoa
tuyết nguyệt” thì thơ mới lại mới ở sự tự do hóa hình thức và nội dung thơ. Về
hình thức, những câu thơ được giải phóng tối đa câu chữ, cách ngắt dòng, ngắt

nhịp cũng được tự do hóa.
“Trời cao, xanh ngắt – ô kìa
Đôi con hạc trắng bay về bồng lai”.
Hay những tứ thơ rất giản dị, không hề đóng khung hay câu nệ như thơ văn thời
kì trung đại:
“Bờ rào cây bưởi không hoa
Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo
Lợn không nuôi,đặc ao bèo
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn…
Về nội dung, nhiều bài thơ có những nội dung về tình yêu ngoài hôn nhân- là
điều mà lễ giáo phong kiến luôn cấm kị như bài Tình già của Phan Khôi. Bài
thơ ra đời như một mốc đánh dấu quan trọng cho Thơ mới và Thơ cũ. Bài thơ đề
cập đến thứ tình cảm "nhân ngãi"
"- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
Để đến nỗi, tình trước phụ sau,
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.


- Hay! mới bạc làm sao chớ?
Buông nhau làm sao cho nỡ!
Thương được chừng nào hay chừng nấy,
Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng."
Trên đây là vắn tắt những đặc điểm nổi bật của văn học khuynh hướng lãng mạn
ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×