Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Tâm lý khách du lịch: 1. Sưu tầm tài liệu về tâm lý khách du lịch. 2.Tìm hiểu về tâm lý khách du lịch Nga.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 55 trang )

Bài điều kiện
Môn : Tâm lý khách du lịch

Đề bài :
1. Sưu tầm tài liệu về tâm lý khách du lịch.
2. Tìm hiểu về tâm lý khách du lịch Nga.


Bài làm :
Câu 2 :

I.

Giới thiệu chung về nước Nga :

Bản đồ Liên bang Nga


Nga (phát âm /ˈrʌʃə/ ( listen); tiếng Nga: Россия, chuyển tự. Rossiya, IPA [rɐˈsʲijə]), tên
chính thức là cả Nga và Liên bang Nga (tiếng Nga: Российская Федерация), chuyển tự.
Rossiyskaya Federatsiya, IPA [rɐˈsʲijskəjə fʲɪdʲɪˈraʦəjə]), là một quốc gia ở phía bắc lục
địa Á-Âu (châu Âu và châu Á). Nga là một nhà nước cộng hoà bán tổng thống, gồm 83
thực thể liên bang. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông
nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua Kaliningrad
Oblast), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, và
Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk) và
Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering). Với diện tích 17,075,400 km2, Nga là nước lớn nhất thế
giới, bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân
thứ chín thế giới với 142 triệu người. Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và
40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình. Nga có
trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường


năng lượng. Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ
một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.

Российская Федерация( Rossiyskaya Federatsiya):Liên Bang Nga

Quốc Kì
-

Quốc huy

Quốc ca: Государственный гимн Российской Федерации( Gimn Rossiyskoy
Federatsii)
Thủ đô (và là thành phố lớn nhất: Moskva (55°45′B, 37°37′Đ).
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Nga, nhiều tiếng khác trong các nước cộng hòa hợp
thành
Chính phủ: Cộng hòa Liên Bang Bán Tổng Thống
- Tổng thống: Dmitry Medvedev
- Thủ tướng: Vladimir Putin
Diện tích: - Tổng số: 17,075,200 km² (hạng 1)
- Nước( %): 0,5%
Dân số: - Ước tính: 141.927.297(hạng 8)
- Mật độ: 8người /km² (hạng 178)
GDP (PPP): (Ước tính 2005) - Tổng số: 1.600 tỷ USD (hạng 9)
- Theo đầu người: 11.209 USD (hạng 61)
Đơn vị tiền tệ: Ruble (RUB)
Múi giờ: (UTC+2 đến +12)
- Mùa hè: (UTC+3 đến −1)
Tên miền Internet: .ru, dự phòng .su
Mã số điện thoại: +7



Thủ đô Moskva

II.
Đặc điểm tự nhiên, xã hội và lịch sử Liên Bang Nga
1. Đặc điểm tự nhiên:
a. Địa lí:

Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á-Âu. Tuy rằng Nga chiếm
phần lớn khu vực Bắc cực và cận Bắc cực nhưng có ít hơn về dân số, hoạt động kinh tế
cũng như các sự đa dạng vật lý trên một đơn vị diện tích so với phần lớn các khu vực
khác, phần lớn diện tích ở phía nam của khu vực này có phong cảnh và khí hậu đa dạng
hơn. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á, được biết
đến như là Siberi. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm
về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu
nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Caucasus (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao
nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5.633 m) và dãy núi Altai, cũng như ở phần phía
đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka. Dãy Ural, là


một dãy núi chạy theo hướg bắc-nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á
cũng là một dãy núi nổi tiếng.
Nga có đường bờ biển dài trên 37.000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình
Dương, cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như biển Baltic,
biển Đen và biển Caspi. Một số các biển nhỏ hơn là các phần của các đại dương như biển
Barents, Bạch Hải, biển Kara, biển Laptev và biển Đông Siberi là các phần của Bắc Băng
Dương, trong khi các biển như biển Bering, biển Okhotsk và biển Nhật Bản thuộc về
Thái Bình Dương. Các đảo chính bao gồm Novaya Zemlya, mũi Franz-Josef, quần đảo
Tân Siberi, đảo Wrangel, quần đảo Kuril và Sakhalin.
Các hồ chính bao gồm hồ Baikal, hồ Ladoga, biển hồ Caspi và hồ Onega.


Nội địa Trung Nga gần Zaraysk, Moscow Oblast

Dãy Đại Caucasus gần Dombay, Karachay-Cherkessia

Các đồng bằng phía Tây Siberia, Sông Vasyugan, Tomsk Oblast.


Rừng Taiga mùa đông
b. Biên giới:

Nước Nga được chia thành 2 phần, phần chính (phần tiếp giáp lớn với các quần
đảo hay đảo ngoài biển của nó) và phần tách rời (khu vực Kaliningrad ở phía đông nam
của biển Baltic).
Biên giới của phần chính và các bờ biển (bắt đầu từ phần xa nhất về phía tây bắc và tính
ngược chiều kim đồng hồ) là:









Biên giới với các quốc gia sau: Na Uy và Phần Lan
Bờ biển ngắn trên biển Ban tích, tiếp giáp với 8 quốc gia khác trên biển này, từ
Phần Lan tới Estonia và bao gồm cả cảng St. Petersburg.
Biên giới với Estonia, Latvia, Belarus và Ukraina.
Bờ biển trên biển Đen, tiếp giáp với 5 quốc gia khác từ Ukraina tới Grudia.

Biên giới với Grudia và Azerbaijan.
Bờ biển trên biển Caspi, tiếp giáp với 4 quốc gia khác từ Azerbaijan tới
Kazakhstan.
Biên giới với Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Trung Quốc một lần nữa và
Bắc Triều Tiên.
Đường bờ biển mở rộng cho phép đi lại và giao thương với tất cả các quốc gia có
lãnh thổ biển trên toàn thế giới, và kéo dài
o Từ bắc Thái Bình Dương bao gồm:
 Biển Nhật Bản (trong đó có bờ biển phía tây của Sakhalin thuộc
Nga).
 Biển Okhotsk (trong đó có bờ biển phía đông của Sakhalin và quần
đảo Kuril), và
 Biển Bering,
o Dọc theo eo biển Bering (trong đó đảo nhỏ thuộc Nga Diomede lớn bị chia
cắt chỉ vài dặm với Diomede nhỏ, một phần thuộc Alaska của Hoa Kỳ),
o Bắc Băng Dương, bao gồm:
 Biển Chukchi (trong đó có bờ biển phía đông và nam của đảo
Wrangel),
 Biển đông Siberi (trong đó có bờ biển phía tây của Nga và bờ phía
đông của quần đảo Tân Siberi),
 Biển Laptev (trong đó có bờ biển phía tây của Nga,
 Biển Kara (trong đó có bờ biển phía đông của Novaya Zemlya
(Đất mới)),




Biển Barents (trong đó có bờ biển phía tây của Nga, bờ biển phía
nam của Mũi Franz-Josef và cảng Murmansk với các thiết chế
hàng hải quan trọng nằm ở đó, ở đó Bạch Hải ăn sâu vào đất liền

nhất).

Phần tách rời là tỉnh Kaliningrad, tỉnh này có chung biên giới với Ba Lan ở phía nam và
Litva về phía bắc và đông, bờ biển phía tây bắc nhìn ra biển Ban tích.
Các bờ biển thuộc các biển Baltic và biển Đen của Nga có đường giao lưu ra đại
dương ít trực tiếp và rắm rối hơn so với các bờ biển thuộc Thái Bình Dương và Bắc
Băng Dương, nhưng cả hai đều có vai trò quan trọng. Biển Ban tích cho phép Nga có
giao thương đường biển nhanh chóng với 9 quốc gia có chung bờ biển này cũng như
giữa phần lục địa chính của Nga với tỉnh Kaliningrad. Thông qua eo biển nằm trong
Đan Mạch, và giữa nó với Thụy Điển thì biển Ban tích thông ra biển Bắc và Đại Tây
Dương về phía tây và bắc của nó. Biển Đen cho phép Nga có giao thương đường biển
nhanh chóng với 5 quốc gia khác có chung bờ biển, thông qua các eo biển
Dardanelles và Marmora liền kề với Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để nối vào Địa Trung Hải
với nhiều quốc gia có bờ biển ở đó và thông qua kênh đào Suez để sang Ấn Độ
Dương và eo biển Gibraltar để sang Đại Tây Dương. Biển Caspi, hồ nước mặn lớn
nhất thế giới, không có đường giao thông với biển.
c. Khí hậu:
Khí hậu Liên bang Nga được hình thành dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố xác định. Diện
tích to lớn của đất nước và sự xa tách khỏi biển của nhiều vùng dẫn tới một kiểu khí hậu
lục địa ẩm và cận Bắc Cực, là kiểu khí hậu phổ biến ở châu Âu và vùng châu Á của Nga
ngoại trừ lãnh nguyên và vùng cực đông nam. Các dãy núi ở phía nam ngăn chặn các
khối không khí ấm từ Ấn Độ Dương, trong khi đồng bằng phía tây và phía bắc khiến
nước này mở rộng với những ảnh hưởng từ Bắc Cực và Đại Tây Dương.

Một khu rừng bulô tại Siberia, Novosibirsk Oblast. Bulô là loại cây quốc gia của Nga.
Trên hầu khắp lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt — mùa đông và mùa hè, mùa xuân và
mùa thu thường chỉ là những giai đoạn thay đổi ngắn giữa thời tiết cực thấp và cực cao.
Tháng lạnh nhất là tháng 1 (tháng 2 trên bờ biển), tháng ấm nhất thường vào tháng 7. Sự
chênh lệch nhiệt độ lớn là điều thông thường. Vào mùa đông, nhiệt độ lạnh đi cả từ phía
nam tới phía bắc và từ phía tây tới phía đông. Mùa hè có thể khá nóng và ẩm, thậm chí tại

Siberia. Một phần nhỏ của bờ Biển Đen quanh Sochi có khí hậu cận nhiệt đới. Những
vùng nội địa là những nơi khô nhất.


d. Động thực vật:
Từ bắc xuống nam Đồng bằng Đông châu Âu, cũng được gọi là Đồng bằng Nga, bị bao
phủ trong lãnh nguyên Bắc Cực, những cánh rừng tùng bách (taiga), những cánh rừng lá
rộng và pha trộn, đồng cỏ (thảo nguyên), và bán sa mạc (bao quanh Biển Caspian), bởi
những thay đổi trong thực vật phản ánh những thay đổi trong khí hậu. Siberia cũng có
một mô hình tương tự nhưng chủ yếu là taiga. Nga có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới,
được gọi là "lá phổi của châu Âu",đứng thứ hai chỉ sau Rừng mưa Amazon về khối lượng
hấp thụ carbon dioxide. Những cánh rừng Nga sản xuất ra một khối lượng lớn ôxy không
chỉ cho châu Âu mà cho toàn thế giới.

Gấu xám- một biểu tượng của Nga

Hổ Amur ở vùng Viễn Đông Nga.

2. Đặc điểm xã hội:
a. Phân cấp hành chính:
Tên vùng

Diện tích
(km²)

Dân số
(ước
2002.)

Chủ thể liên

bang

Trung tâm hành
chính

Tại châu Âu:
Vùng liên bang trung
tâm

652.800 38.000.651

18 Moskva

Vùng liên bang tây bắc

1.677.90
13.974.466
0

11 Sankt Peterburg

Vùng liên bang phía
nam

589.200 22.907.141

13 Rostov-na-Donu

Vùng liên bang
Privolzhsky


1.038.00
31.154.744
0

14 Nizhny Novgorod


Tại châu Á:
Vùng liên bang viễn
đông

6.215.900

6.692.865

9 Khabarovsk

Vùng liên bang Siberi

5.114.80
20.062.938
0

12 Novosibirsk

Vùng liên bang Ural

1.788.90
12.373.926

0

6 Ekaterinburg

Vùng liên bang trung tâm
Trung tâm hành chính: Moskva. Bao gồm 17 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương:
1. Moskva (thành phố liên bang)
2. Tỉnh Belgorod
3. Tỉnh Bryansk
4. Tỉnh Ivanovo
5. Tỉnh Kaluga
6. Tỉnh Kostroma
7. Tỉnh Kursk
8. Tỉnh Lipetsk
9. Tỉnh Moskva
10. Tỉnh Oryol
11. Tỉnh Ryazan
12. Tỉnh Smolensk
13. Tỉnh Tambov
14. Tỉnh Tver
15. Tỉnh Tula
16. Tỉnh Vladimir
17. Tỉnh Voronezh
18. Tỉnh Yaroslavl
Vùng liên bang phía nam


Trung tâm hành chính: Rostov-na-Donu (đọc tương tự như Rátxtốp na Đônu tức
thành phố Rostov trên sông Đông). Bao gồm 3 tỉnh, 2 vùng, 8 nước cộng hòa tự
trị:


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Tỉnh Astrakhan
Tỉnh Rostov
Tỉnh Volgograd
Vùng Krasnodar
Vùng Stavropol
Nước cộng hòa Adygeya
Nước cộng hòa Chechnya


8. Nước cộng hòa Dagestan
9. Nước cộng hòa Ingushetia
10. Nước cộng hòa Kabardino-Balkaria
11. Nước cộng hòa Kalmykia
12. Nước cộng hòa Karachay-Cherkessia
13. Nước cộng hòa Bắc Ossetia-Alania
Vùng liên bang tây bắc
Trung tâm hành chính: Sankt-Peterburg. Bao gồm: 1 thành phố trực thuộc trung ương
liên bang, 7 tỉnh, 2 nước cộng hòa và 1 khu tự trị
1. Sankt-Peterburg (thành phố trực thuộc trung ương)
2. Tỉnh Arkhangelsk
1. Khu tự trị Nenetsia

3. Tỉnh Kaliningrad
4. Tỉnh Leningrad
5. Tỉnh Murmansk
6. Tỉnh Novgorod
7. Tỉnh Pskov
8. Tỉnh Vologda
9. Nước cộng hòa Karelia
10. Nước cộng hòa Komi
Vùng liên bang viễn đông
• Trung tâm hành chính: Khabarovsk. Bao gồm 3 tỉnh, 1 tỉnh tự trị, 3 vùng, 1 nước
cộng hòa và 1 khu tự trị.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Tỉnh Amur
Tỉnh Magadan
Tỉnh Sakhalin
Tỉnh tự trị Do Thái
Vùng Kamchatka
Vùng Khabarovsk
Vùng Primorsky
Nước cộng hòa Sakha (Yakutia)
Khu tự trị Chukotka


Vùng liên bang Siberi
Trung tâm hành chính: Novosibirsk. Bao gồm 5 tỉnh, 3 vùng và 4 nước cộng hòa:
1.
2.
3.
4.

Tỉnh Irkutsk
Tỉnh Kemerovo
Tỉnh Novosibirsk
Tỉnh Omsk


5. Tỉnh Tomsk
6. Vùng Altai
7. Vùng Krasnoyarsk
8. Vùng Zabaykalsky
9. Nước cộng hòa Altai
10. Nước cộng hòa Buryatia
11. Nước cộng hòa Khakassia
12. Nước cộng hòa Tuva
Vùng liên bang Ural
Trung tâm hành chính: Ekaterinburg. Bao gồm 4 tỉnh và 2 khu tự trị:
1.
2.
3.
4.

Tỉnh Chelyabinsk

Tỉnh Kurgan
Tỉnh Sverdlovsk
Tỉnh Tyumen
1. Khu tự trị Khantia-Mansia
2. Khu tự trị Yamalo-Nenets

Vùng liên bang Privolzhsky (Volga)

Các vùng liên bang của Liên bang Nga
Trung tâm hành chính: Nizhny Novgorod (Novgorod hạ). Bao gồm 7 tỉnh, 1 vùng và 6
nước cộng hòa:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Tỉnh Kirov
Tỉnh Nizhny Novgorod
Tỉnh Orenburg
Tỉnh Penza
Tỉnh Samara
Tỉnh Saratov
Tỉnh Ulyanovsk
Vùng Perm
Nước cộng hòa Bashkortostan



10. Nước cộng hòa Chuvashia
11. Nước cộng hòa Mari El
12. Nước cộng hòa Mordovia
13. Nước cộng hòa Tatarstan
14. Nước cộng hòa Udmurtia

b. Chính trị:

Lối vào Thượng viện Kremlin, một phần của Kremlin Moscow và nơi làm việc của Tổng
thống Nga.

Nhà Trắng, trụ sở Chính phủ Nga
Theo hiến pháp, được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 12 năm 1993
sau cuộc khủng hoảng hiến pháp Nga năm 1993, Nga là một liên bang và theo chính thức
là một nền cộng hoà bán tổng thống, theo đó Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và Thủ
tướng là lãnh đạo chính phủ. LIên bang Nga được cơ cấu theo nền tảng một chế độ dân
chủ đại diện. Quyền hành pháp thuộc chính phủ.Quyền lập pháp thuộc hai viện của Quốc
hội Liên bang. Chính phủ được điều chỉnh bằng một hệ thống kiểm tra và cân bằng được
định nghĩa trong Hiến pháp Liên bang Nga, là tài liệu pháp lý tối cao của đất nước và
social contract cho người dân Liên bang Nga. Chính phủ Liên bang gồm ga nhánh:






Lập pháp: Quốc hội Liên bang lưỡng viện, gồm Duma Quốc gia và Hội đồng Liên
bang thông qua luật liên bang, tuyên chiến, thông qua các hiệp ước, có quyền phê

duyệt ngân sách, và có quyền buộc tội, theo đó có thể phế truất Tổng thống.
Hành pháp: Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có thể phủ quyết dự luật trước
khi nó có hiệu lực, và chỉ định Nội các và các quan chức khác, những người giám
sát và thực hiện các điều luật và chính sách liên bang.
Tư pháp: Toà án Hiến pháp, Toà án Tối cao, Toà án Trọng tài và các toà án liên
bang cấp thấp hơn, với các thẩm phán do Hội đồng Liên bang chỉ định theo sự
giới thiệu của tổng thống, giải thích pháp luật và có thể bác bỏ các điều luật mà họ
cho là vi hiến.


Toà nhà trụ sở Duma Quốc gia trên Quảng trường Manege ở Moscow.

Đài kỷ niệm Người cưỡi ngựa đồng phía trước Toà án Hiến pháp Nga tại Saint
Petersburg.
Theo hiến pháp, phán quyết tại toà dựa trên tính bình đẳng của mọi công dân, các thẩm
phán là độc lập và chỉ làm theo pháp luật, các phiên toà được mở và người bên bị được
quyền có luật sư bào chữa. Từ năm 1996, Nga đã quy định đình hoãn hình phạt tử hình,
dù hình phạt tử hình chưa bị pháp luật bãi bỏ.
Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ sáu năm (được tham gia
tranh cử nhiệm kỳ hai nhưng bị hiến pháp cấm cầm quyền ba nhiệm kỳ liên tiếp);cuộc
bầu cử gần nhất được tổ chức năm 2008. Các bộ của chính pủ gồm thủ tướng và các phó
thủ tướng, bộ trưởng và các cá nhân được lựa chọn khác; tất cả đều do tổng thống chỉ
định theo sự giới thiệu của Thủ tướng (tuy nhiên việc chỉ định thủ tướng phải được Duma
Quốc gia thông qua).
Nhánh lập pháp quốc gia là Quốc hội Liên bang, gồm hai viện; Duma Quốc gia với 450
thành viên và Hội đồng Liên bang 176 thành viên. Các đảng chính trị lớn của Nga gồm
Nước Nga Thống nhất, Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ Tự do Nga, và Nước Nga Tươi
đẹp.



c. Kinh tế:
Nga có tiềm năng kinh tế rất lớn. Chiếm 3% dân số thế giới, Nga có nguồn năng lượng
lớn nhất thế giới, chiếm tới 13% tổng trữ lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt thế giới
đã được phát hiện. Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt và xuất khẩu dầu mỏ đứng
thứ 2 thế giới. Sản lượng điện của Nga chiếm 12% tổng sản lượng điện toàn cầu. Hiện
nay Tổ hợp nhiên liệu - năng lượng Nga là một trong những tổ hợp quan trọng nhất và
phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế Nga, chiếm khoảng 1/4 GDP, 1/3 sản lượng công
nghiệp và 1/2 nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Ngoài dầu mỏ, khí đốt và vàng, Nga có
sản lượng khai thác kim cương đứng đầu thế giới. Sản lượng kim cương của Nga đạt
33,019 triệu cara, trị giá 1,676 tỷ USD.

Đường ống dẫn khí đốt của Công ty Gazprom
GDP: Kinh tế Nga những năm qua liên tiếp tăng trưởng: GDP năm 2000 - 7,9%, 2001 5,1%; 2002- 4,3%, 2003 – 7,3%, 2004 – 6,8%; năm 2005 – 6,4%; sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp đều tăng, trong đó một số ngành như khai thác dầu, luyện kim đen tăng rất
cao. 6 tháng đầu năm 2006, GDP của Nga tăng 6,3%, trong đó công nghiệp tăng 4,4%,
nông nghiệp 1,3%. Năm 2004, GDP của Nga đạt 1.500 tỷ USD, làm cho Nga trở thành
nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ 5 ở châu Âu. Năm 2005 GDP đạt 1.589 tỷ
USD, thu nhập bình quân đầu người là 11.100 USD. Nếu mức tăng trưởng hiện tại là ổn
định, dự kiến Nga sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức và thứ 8 trên
thế giới trong vài năm tới, với GDP khoảng 2.300 tỷ USD.


Quang cảnh một nhà máy điện
nguyên tử
Lực lượng lao động: 74,22 triệu người (năm 2005) với tỷ lệ thất nghiệp là 7,6%, năm
2005, tỷ lệ này 8,2%.
Lạm phát: Năm 2005, tỷ lệ lạm phát là 10,9%, thấp nhất trong 7 năm qua. 6 tháng đầu
năm 2006, tỷ lệ lạm phát là 6,6%. Thu nhập của người dân đã tăng nhanh hơn tốc độ
trượt giá. Nếu so với thời điểm 1999 thì Chính phủ Nga đã cơ bản giải quyết nợ lương,
lương hưu trung bình tăng gần 90%, lương thực tế tăng gần gấp đôi, bước đầu cải thiện

được đời sống người dân, thu nhập thực tế của dân tăng gấp 1,5 lần (4 tháng đầu năm
2006 thu nhập bình quân đầu người tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2005), thất nghiệp
giảm gần 1/3.
Cán cân thanh toán: Dự toán ngân sách năm 2006 tăng chi tiêu 40%; thặng dư ngân sách
dự kiến 776 tỷ Ruble (27 tỷ USD), chiếm 3,2% GDP. Năm nay, Nga sẽ tăng 30% chi tiêu
cho giáo dục và nông thôn, tăng 60% chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ và chi tiêu cho xây
dựng nhà mới tăng gấp 4 lần.


Trên cánh đồng vùng Rostov
Thương mại: Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là dầu mỏ, khí đốt,
kim loại, gỗ, hóa chất, kim loại, vũ khí cá nhân và vũ khí phục vụ quốc phòng. Các mặt
hàng này chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu với các thị trường chính là Hà Lan
(10,3%), Đức (8,3%), Italia (7,9%), Trung Quốc (5,5%), Ukraine (5,2%), Thổ Nhĩ Kỳ
(4,5%), Thụy Sĩ (4,4%) (2005). Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 245 tỷ USD. Trong
những năm gần đây, nền kinh tế Nga đã nhắm nhiều hơn vào nhu cầu về các mặt hàng
tiêu dùng trong nước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng trên 12% mỗi năm trong giai đoạn
2000-2004, chỉ ra sự lớn mạnh dần lên của thị trường nội địa. Sản phẩm nhập khẩu chính
là máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, thịt, đường, kim loại sơ chế. Thị trường nhập khẩu
chính là Đức (13,6%), Ukraine (8%), Trung Quốc (7,4%), Nhật Bản (6%), Belarus
(4,7%), Hoa Kỳ (4,7%), Italia (4,6%), Hàn Quốc (4,1%) (2005). Kim ngạch nhập khẩu
năm 2005 là 125 tỷ USD.
Đầu tư: Mấy năm gần đây, Nga đúc rút bài học kinh nghiệm từ "liệu pháp sốc", tìm kiếm
con đường cải cách phù hợp với kinh tế trong nước và nhanh chóng chuyển đổi mô hình
kinh tế, tích cực tạo ra hệ thống kinh tế thị trường. Sau 15 năm cải cách, môi trường kinh
tế Nga đã có sự cải thiện rõ rệt, vì thế càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Năm
2005, vốn đầu tư nước ngoài vào Nga đạt 26,1 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2004.


Thành phố cảng Vladivostock

Nợ nước ngoài: Năm 2005, nợ nước ngoài của Nga là 215,3 tỷ USD. Đến ngày 21-82006, Nga đã trả hết 21,3 tỷ USD nợ của 18 nước thành viên Câu lạc bộ Paris. Nga dự
kiến trả hết số nợ thời Liên Xô cũ trong năm 2006.
Dự trữ vàng và ngoại tệ: Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng nhanh, tính đến 8-8-2006 đạt mức
265,6 tỷ USD, đứng thứ ba thế giới (sau Trung Quốc và Nhật Bản).
Tỷ giá hối đoái: Ruble Nga/ USD có tỷ giá là 29,169 (2001), 31,349 (2002), 30,692
(2003), 28,814 (2004), 28,284 (2005).
Chính sách tiền tệ: Từ ngày 1-7-2006 Nga đã thực hiện thả nổi tỷ giá trao đổi đồng ruble,
hủy bỏ mọi hạn chế về lưu thông vốn.
Triển vọng trung hạn: Chính phủ Nga thông qua Chương trình phát triển kinh tế - xã hội
trung hạn 2006-2008, hướng mạnh vào 4 trọng điểm ưu tiên trong các lĩnh vực y tế, giáo
dục, nhà ở và phát triển nông thôn với tổng số vốn đầu tư của Nhà nước 160 tỷ Ruble,
cùng với những giải pháp tăng thu nhập cho người lao động. Sức mua của người dân
tăng, thị trường tiêu dùng sôi động và các nhà phân tích kinh tế đã nói đến sự bùng nổ
tiêu dùng ở Nga.


Trên đường phố Saint Petersburg
Cải cách cơ cấu: Nền kinh tế Nga cũng còn những khó khăn phải khắc phục như: cơ cấu
kinh tế không cân đối, tăng trưởng kinh tế cũng như thu ngân sách còn phụ thuộc nhiều
vào xuất khẩu nguyên nhiên liệu, tỉ lệ thất thoát vốn còn lớn, thu hút đầu tư chưa nhanh,
khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước chưa cao, chưa đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng trong nước, đầu tư thay đổi công nghệ mới và phát triển các ngành kỹ thuật
cao còn hạn chế.
Chính phủ Nga đang thực hiện chương trình thúc đẩy kinh tế, trong đó có việc thành lập
các đặc khu kinh tế lớn nhằm thực hiện những ý tưởng và quy trình sản xuất mới, nâng
cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh tế. Các đặc khu kinh tế sẽ là công cụ
để phát triển và sử dụng triệt để mọi tiềm năng khoa học - kỹ thuật, thu hút vốn đầu tư,
phát triển kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh. Nga sẽ thành lập 2 loại đặc khu kinh tế, gồm
đặc khu kinh tế về ứng dụng kỹ thuật cao và đặc khu kinh tế về sản xuất công nghiệp,
dưới sự quản lý của cơ quan Liên bang.

Nhằm tăng vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, Chính phủ Nga đang thúc
đẩy quá trình tái quốc hữu hóa các doanh nghiệp lớn, trước hết thuộc khu vực năng lượng
từng mang lại gần một nửa lợi nhuận về thuế và giá trị xuất khẩu. Quá trình tái quốc hữu
hóa nền kinh tế Nga tuy có gây tâm lý lo ngại cho một số người, nhưng cho tới nay vẫn
không gây ra tác động tiêu cực nào đối với tăng trưởng kinh tế Nga cũng như việc các
nhà đầu tư phương Tây đang quay trở lại đầu tư vào Nga.
Nga được thừa nhận là một siêu cường năng lượng. Nước này có dự trữ khí tự nhiên lớn
nhất thế giới, trữ lượng dầu mỏ đứng thứ tám, thứ hai về trữ lượng than. Nga là nhà xuất
khẩu khí tự nhiên và nhà sản xuất khí tự nhiên hàng đầu thế giới, dù thỉnh thoảng Nga và
Ả Rập Saudi thay đổi vị trí về tiêu chí sau.
Nga là nước sản xuất điện hàng thứ 4 thế giới và nhà sản xuất năng lượng tái tạo hàng thứ
5 thế giới, tiêu chí sau nhờ nước này đã phát triển mạnh việc sản xuất thuỷ điện. Những
nhà máy thuỷ điện lớn đã được xây dựng ở vùng châu Âu của Nga dọc theo các con sông


như Volga. Vùng châu Á của Nga cũng có một số nhà máy thuỷ điện lớn, tuy nhiên, tiềm
năng thuỷ điện vĩ đại của Siberia và Viễn Đông Nga phần lớn vẫn chưa được khai thác.
Nga là nước đầu tiên phát triển lò phản ứng hạt nhân dân sự và xây dựng nhà máy điện
hạt nhân đầu tiên. Hiện tại, Nga là nhà sản xuất điện hạt nhân đứng thứ 4. Rosatom
Nuclear Energy State Corporation quản lý toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân tại Nga.
Năng lượng hạt nhân đang phát triển nhanh chóng tại Nga, với mục tiêu tăng tổng thành
phần năng lượng hạt nhân từ mức 16.9% hiện nay lên 23% vào năm 2020. Chính phủ
Nga có kế hoạch chi 127 tỷ rubles ($5.42 triệu) cho một chương trình liên bang để phát
triển việc sản xuất năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo. Khoảng 1 nghìn tỷ ruble ($42.7
triệu) đã được chi từ ngân sách liên bang cho việc phát triển năng lượng hạt nhân và phát
triển công nghiệp trước năm 2015.[55]. Nga vẫn là một trong những nước đứng đầu thế
giới về công nghệ hạt nhân và là một thành viên của dự án lò phản ứng hạt nhân quốc tế.

d. Khoa học kỹ thuật:


Tháp Shukhov tại Moscow.
Từ đầu thế kỷ 18 những cuộc cải cách của Pyotr Đại đế (người sáng lập Viện Hàn lâm
Khoa học Nga và Đại học Nhà nước Saint Petersburg) và những đóng góp của những
người từng tốt nghiệp tại đó như học giả Mikhail Lomonosov (người sáng lập Đại học
Quốc gia Moscow) đã giúp nước Nga có được sự phát triển mạnh trong khoa học và phát
minh. Trong thế kỷ 19 và 20 nước này đã sản sinh ra một lượng lớn các nhà khoa học và
nhà phát minh. Nikolai Lobachevsky, một Copernicus trong hình học, đã phát triển hình
học phi Euclid. Dmitri Mendeleev phát minh ra Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học,
khuôn khổ chính của hoá học hiện đại. Gleb Kotelnikov phát minh ra dù ba lô, trong khi
Evgeniy Chertovsky phát minh ra quần áo điều áp. Pavel Yablochkov và Alexander
Lodygin là những nhà tiên phong vĩ đại trong kỹ thuật điện và là những nhà phát minh
của những đèn điện đầu tiên. Alexander Popov là một trong những người phát minh
radio, trong khi Nikolai Basov và Alexander Prokhorov là hai người đồng phát minh ra
tia laser và maser. Igor Tamm, Andrei Sakharov và Lev Artsimovich đã phát triển ý


tưởng tokamak để kiểm soát phản ứng tổng hợp hạt nhân và tạo ra nguyên mẫu đầu tiên
của nó, sau này dẫn tới dự án ITER. Nhiều nhà khoa học và phát minh nổi tiếng của Nga
là người di cư, như Igor Sikorsky và Vladimir Zworykin, và nhiều nhà khoa học nước
ngoài cũng đã làm việc ở Nga một thời gian dài như Leonard Euler và Alfred Nobel.
Các thành tựu lớn nhất của Nga thuộc lĩnh vực công nghệ vũ trụ và thám hiểm vũ trụ.
Konstantin Tsiolkovsky là cha đẻ của lý thuyết hàng không vũ trụ. Các tác phẩm của ông
đã tạo cảm hứng cho những kỹ sư tên lửa hàng đầu của Liên xô như Sergey Korolyov,
Valentin Glushko và nhiều người khác đóng góp vào sự thành công của Chương trình Vũ
trụ Liên xô ở những giai đoạn đầu của cuộc Chạy đua vào không gian. năm 1957 vệ tinh
nhân tạo đầu tiên bay quanh Trái đất, Sputnik 1, được phóng lên; năm 1961 ngày 12
tháng 4 chuyến bay đầu tiên của loài người vào vũ trụ đã được Yuri Gagarin thực hiện
thành công; và nhiều người Liên xô và Nga khác đã thực hiện kỷ lục thám hiểm vũ trụ.
Hiện nay Nga là nước phóng vệ tinh lớn nhất và cũng là nước duy nhất cung cấp các dịch
vụ du lịch vũ trụ.


Soyuz TMA-2 đang được chuyển tới bệ phóng, mang theo phi đoàn thường trực đầu tiên
lên Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Các công nghệ khác, nơi người Nga có lịch sử phát triển, gồm công nghệ hạt nhân, sản
xuất máy bay và công nghệ quốc phòng. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên
cùng các lò phản ứng hạt nhân đầu tiên cho tàu ngầm và tàu hoạt động trên mặt nước nằm
dưới sự chỉ đạo của Igor Kurchatov. Một số nhà kỹ thuật hàng không nổi bật của Liên xô,
có cảm hứng từ các tác phẩm lý thuyết của Nikolai Zhukovsky, đã giám sát việc chế tạo
hàng chục model máy bay quân sự và dân sự và đã thành lập một số KBs (Phòng thiết kế)
hiện là thành phần chủ yếu của Liên đoàn Hàng không Hợp nhất. Các máy bay nổi tiếng
của Nga gồm máy bay chở khách siêu âm đầu tiên Tupolev Tu-144 của Alexei Tupolev,
loạt máy bay chiến đấu MiG của Artem Mikoyan và Mikhail Gurevich, và loạt máy bay
Su của Pavel Sukhoi cùng những người kế tục ông. Những xe tăng chiến trường nổi tiếng
của Nga gồm T-34, thiết kế tăng tốt nhất của Thế chiến II, và các xe tăng khác thuộc loạt
T-. Súng AK-47 và AK-74 của Mikhail Kalashnikov là loại súng tấn công được sử dụng
rộng rãi nhất tên thế giới - tới mức các khẩu súng thuộc kiểu AK đã được chế tạo nhiều
hơn tất cả các loại súng tấn công khác cộng lại.. Với những vũ khí đó cộng với các loại
vũ khí khác, từ lâu Nga đã là một trong những nhà cung cấp vũ khí hàng đầu, chiếm
khoảng 30% doanh số vũ khí thế giới và xuất khẩu vũ khí tới khoảng 80 quốc gia.


Sukhoi Superjet 100 là máy bay dân dụng mới nhất của ngành công nghiệp máy bay Nga.
Tuy nhiên, dù có những thành tựu công nghệ đó, từ thời trì trệ Brezhnev Nga đã tụt hậu
khá nhiều so với phương Tây trong một số ngành kỹ thuật, đặc biệt là trong tiết kiệm
năng lượng và sản xuất hàng tiêu dùng. Cuộc khủng hoảng hồi những năm 1990 đã khiến
khoản hỗ trợ cho khoa học của nhà nước sụt giảm mạnh. Nhiều nhà khoa học và những
người có trình độ của Nga đã đi sang châu Âu hay Hoa Kỳ; cuộc di cư này được gọi là
một cuộc chảy máu chất xám. Những năm 2000, với làn sóng bùng nổ kinh tế, tình hình
khoa học và công nghệ ở Nga đã được cải thiện, và chính phủ đã tung ra một chiến dịch
với mục tiêu hiện đại hoá và cải tiến. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra 5 ưu

tiên hàng đầu cho việc phát triển công nghệ của đất nước: hiệu quả năng lượng, IT (gồm
cả các sản phẩm thông thường và các sản phẩm kết hợp với công nghệ vũ trụ), năng
lượng hạt nhân và dược[61]. Một số thành tựu đã xuất hiện, với việc nước Nga đã hầu như
hoàn thành GLONASS, hệ thống hoa tiêu vệ tinh duy nhất ngoài GPS của Mỹ, và Nga là
nước duy nhất xây dựng nhà máy điện hạt nhân di động.

e. Dân số và cơ cấu các sắc tộc
Liên bang Nga là một xã hội đa sắc tộc đa dạng, là nơi sinh sống của 160 nhóm sắc tộc và
người bản xứ khác nhau. Dù dân số Nga khá lớn, mật độ dân số thấp bởi diện tích vĩ đại
của nước này. Dân số tập trung đông nhất tại vùng châu Âu của Nga, gần dãy Ural, và ở
phía tây nam Siberia. 73% dân số sống tại các khu vực đô thị. Theo những ước tính sơ
bộ, dân số sống thường xuyên tại Liên bang Nga ở thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2009 là
141,903,979 người. Năm 2008, dân số giảm 121,400 người, hay -0.085% (năm 2007 –
212,000 người, hay 0.15% và năm 2006 – 532,600 người, hay 0.37%). Trong năm 2008
nhập cư tiếp tục gia tăng ở mức độ 2.7% với 281,615 người tới Nga, trong số đó 95% tới
từ các quốc gia thuộc CIS, đại đa số là người Nga hay người nói tiếng Nga. Số lượng
người Nga di cư đã giảm 16% xuống còn 39,508 người, trong số đó 66% tới các quốc gia
thuộc CSI. Ước tính có 10 triệu người nhập cư bất hợp pháp từ các quốc gia Xô viết cũ ở
Nga.[68] Khoảng 116 triệu người sắc tộc Nga sống ở Nga và khoảng 20 triệu người nữa
sống tại các nước cộng hoà cũ của Liên xô, chủ yếu tại Ukraina và Kazakhstan.
Số người nói tiếng Nga đông nhất năm 1991 ở mức 148,689,000 triệu người, nhưng bắt
đầu sụt giảm mạnh từ đầu những năm 90. Sự sụt giảm đã chậm lại tới mức gần ồn định
trong những năm gần đây vì tỷ lệ tử giảm, tỷ lệ sinh tăng và tăng nhập cư. Số người chết
trong năm 2008 là 363,500 lớn hơn số sinh. Nó đã giảm từ 477,700 năm 2007, và
687,100 năm 2006. Theo dữ liệu được Sở Thống kê Nhà nước Liên bang Nga xuất bản,
tỷ lệ tử của Nga đã giảm 4% trong năm 2007, so với năm 2006, ở mức khoảng 2 triệu
người chết, trong khi tỷ lệ sinh tăng 8.3% hàng năm lên ước tính 1.6 triệu ca sinh. Các
nguyên nhân chủ yếu khiến dân số Nga giảm sút là tỷ lệ tử cao và tỷ lệ sinh thấp. Tuy tỷ



lệ sinh của Nga ngang bằng với các quốc gia châu Âu (12.1 sinh trên 1000 người năm
2008 so với mức trung bình của Liên minh châu Âu là 9.90 trên 1000) dân số của họ
giảm với tỷ lệ lớn hơn bất kỳ một quốc gia châu Âu nào khác bởi tỷ lệ tử cao hơn nhiều
(năm 2008, tỷ lệ tử của Nga là 14.7 trên 1000 người so sánh với mức trung bình của Liên
minh châu Âu 10.28 trên 1000).Tuy nhiên, Bộ Y tế và Vấn đề Xã hội Nga đã dự đoán tới
năm 2011, tỷ lệ tử của nước này sẽ cân bằng với tỷ lệ sinh vì số sinh gia tăng và số tử
giảm.
Thành phần sắc tộc (2002)
Người Nga

79.8%

Tatar

3.8%

Người Ukraina

2.0%

Bashkir

1.2%

Chuvash

1.1%

Chechen


0.9%

Người Armenia

0.8%

Khác/không xác định 10.4%
f. Ngôn ngữ:
160 nhóm sắc tộc của Nga sử dụng khoảng 100 ngôn ngữ. Theo cuộc điều tra dân số năm
2002, 142.6 triệu người nói tiếng Nga, tiếp sau là tiếng Tatar với 5.3 triệu và tiếng
Ukraina với 1.8 triệu. Tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức duy nhất của nhà nước, nhưng
Hiến pháp trao cho các nước cộng hoà riêng biệt quyền đưa ngôn ngữ bản địa của mình
trở thành ngôn ngữ đồng chính thức bên cạnh tiếng Nga. Dù có sự phân tán mạnh, tiếng
Nga là thuần nhất trên toàn bộ nước Nga. Tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng nhiều
nhất nếu tính theo diện tích địa lý trên lục địa Âu Á và cũng là ngôn ngữ Slavơ được sử
dụng nhiều nhất.Tiếng Nga thuộc ngữ hệ Ấn Âu và là một trong những thành viên còn
tồn tại của các ngôn ngữ Đông Slavơ; các ngôn ngữ khác gồm tiếng Belarus và tiếng
Ukraina (và có lẽ cả tiếng Rusyn). Những ví dụ văn bản sử dụng chữ Đông Slavơ Cổ
(Nga Cổ) được chứng minh có từ thế kỷ thứ 10 trở về sau.
Hơn một phần tư tác phẩm khoa học của thế giới được xuất bản bằng tiếng Nga. Tiếng
Nga cũng được sử dụng làm công cụ mã hoá và lưu trữ văn minh thế giới—60–70% của
mọi thông tin trên thế giới được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Tiếng Nga cũng
là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hiệp quốc.

e. Y tế:
Hiến pháp Nga đảm bảo chăm sóc y tế phổ thông, miễn phí cho mọi công dân. Tuy nhiên,
trên thực tế chăm sóc sức khoẻ miễn phí bị giới hạn một phần bởi chế độ propiska.Tuy
Nga có số cơ sở y tế, bệnh viện và nhân viên y tế lớn hơn hầu hết các quốc gia khác khi
tính theo đầu người,từ khi Liên xô sụp đổ sức khoẻ dân chúng Nga đã suy giảm nghiêm



trọng vì những thay đổi kinh tế, xã hội và phong cách sống. Ở thời điểm năm 2007, tuổi
thọ trung bình tại Nga là 61.5 năm cho nam và 73.9 năm cho nữ. Tổng mức tuổi thọ
trung bình của người Nga là 67.7 khi sinh, kém 10.8 năm so với con số tổng thể của cả
Liên minh châu Âu.Yếu tố lớn nhất dẫn tới mức tuổi thọ khá thấp của nam là tỷ lệ tử cao
trong nam giới thuộc tầng lớp lao động vì những nguyên nhân có thể ngăn chặn (như,
nhiễm độc rượu, stress, tai nạn giao thông, tội ác bạo lực). Tỷ lệ tử trong nam giới Nga đã
tăng 60% từ năm 1991, cao hơn bốn lần của châu Âu. Vì có sự khác biệt lớn giữa tuổi thọ
của nam và nữ và bởi hiệu ứng còn lại từ Thế chiến II, theo đó Nga có số thiệt hại nhân
mạng cao hơn bất kỳ nước nào trên thế giới, sự mất cân bằng giới tính vẫn còn lại tới
ngày này và có 0.859nam trên một nữ.

Một bệnh viện di động được dùng làm nơi chăm sóc y tế cho những người làm việc tại
các ga xe lửa xa xôi.
Bệnh tim chiếm 56.7% tổng số tử vong, với khoảng 30% liên quan tới những người đang
ở độ tuổi lao động. Một cuộc nghiên cứu cho thấy rượu chịu trách nhiệm cho hơn một
nửa số tử vong (52%) của người dân Nga trong độ tuổi từ 15 tới 54 từ năm 1990 tới năm
2001. Với cùng mô hình nhân khẩu này, mức tử của toàn bộ thế giới vì rượu là 4%.
Khoảng 16 triệu người Nga mắc các bệnh tim mạch, khiến Nga đứng hàng thế hai thế
giới, sau Ukraina, trong lĩnh vực này. Các tỷ lệ tử bởi giết người, tự tử và ung thư cũng
đặc biệt cao. 52% nam và 15% nữ hút thuốc, hơn 260,000 nhân mạng mất đi hàng năm vì
sử dụng thuốc lá.HIV/AIDS, rõ ràng không tồn tại trong thời kỳ Xô viết, đã nhanh chóng
lan tràn sau khi Liên xô sụp đổ, chủ yếu bởi sự gia tăng chóng mặt nạn tiêm chích ma
tuý. Theo các thống kê chính thức, hiện có hơn 364,000 người Nga có HIV, nhưng những
chuyên gia độc lập coi con số thực lớn hơn rất nhiều Trong những nỗ lực ngày càng gia
tăng để chiến đấu với căn bệnh này, chính phủ đã tăng chi tiêu vào các biện pháp kiểm
soát HIV gấp 20 lần năm 2006, và ngân sách năm 2007 đã tăng gấp đôi ngân sách năm
2006. Từ khi Liên xô tan rã, cũng có sự gia tăng nhanh chóng về số ca và số tử vong vì
bệnh lao, và bệnh này lan đặc biệt nhanh trong cộng đồng tù nhân.
Trong một nỗ lực nhằm cứu vãn cuộc khủng hoảng nhân khẩu tại Nga, chính phủ hiện

đang áp dụng một số chương trình được thiết kế để gia tăng tỷ lệ sinh thu hút thêm nhiều
người nhập cư. Chính phủ đã tăng gấp đôi khoản trợ cấp hàng tháng cho trẻ em và cấp
khoản chi một lần 250,000 Rubles (khoảng US$10,000) cho phụ nữ sinh đứa con thứ hai
từ năm 2007. Năm 2007, Nga có tỷ lệ sinh lớn nhất từ khi Liên xô tan rã. Phó thủ tướng
thứ nhất cũng đã nói khoảng 20 tỷ Ruble (khoảng US$1 triệu) được đầu tư vào các trung
tâm chăm sóc tiền sinh sản tại Nga trong năm 2008–2009. Nhập cư ngày càng được coi là
cần thiết để duy trì mức độ dân số quốc gia.


f. Tôn giáo:

Thánh đường Christ the Saviour.
Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo, và Do Thái giáo là các tôn giáo truyền thống của
Nga, được cho là một phần của "di sản lịch sử" Nga trong một điều luật được thông qua
năm 1997. Những con số ước tính về các tín đồ rất khác biệt tuỳ theo các nguồn, và một
số báo cáo đưa ra con số người vô thần ở Nga là 16–48% dân số.Chính thống giáo Nga là
tôn giáo thống trị ở Nga. 95% xứ đạo có đăng ký Chính thống thuộc Nhà thờ Chính thống
giáo Nga trong khi có một số Nhà thờ Chính thống nhỏ hơn. Tuy nhiên, đại đa số tín đồ
Chính thống không thường xuyên tới nhà thờ. Tuy thế, nhà thờ được cả các tín đồ và
người vô thần kính trọng và coi nó là một biểu tượng của di sản và văn hoá Nga. Các phái
Thiên chúa giáo nhỏ hơn như Cơ đốc giáo La Mã, Armenian Gregorians, và nhiều phái
Tin Lành có tồn tại.
Tổ tiên của nhiều người Nga hiện nay đã chấp nhận Thiên chúa giáo Chính thống ở thế
kỷ thứ 10. Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2007 do Bộ ngoại giao Mỹ xuất bản đã
nói rằng có xấp xỉ 100 triệu công dân coi họ là tín đồ Nhà thờ Chính thống Nga. Theo
một cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga, 63% người tham
gia coi họ là tín đồ Chính thống Nga, 6% tự coi mình là tín đồ Hồi giáo và chưa tới 1%
coi mình là tín đồ hoặc của Phật giáo, Cơ đốc giáo, Tin lành hay Do Thái giáo. 12% khác
nói họ tin vào Chúa, nhưng không thực hiện bất kỳ tôn giáo nào và 16% nói họ là người
vô thần.


Đền Mọi Tôn giáo trong thành phố Kazan đa văn hoá.


Ước tính Nga là nơi sinh sống của khoảng 15–20 triệu tín đồ Hồi giá. Tuy nhiên học giả
hồi giáo và nhà hoạt động nhân quyền Roman Silantyev đã tuyên bố rằng chỉ có 7 tới 9
triệu người theo Hồi giáo ở Nga. Nga cũng có ước tính 3 tới 4 triệu người nhập cư Hồi
giáo từ các nước cộng hoà hậu Liên xô. Đa số tín đồ Hồi giáo sống ở vùng Volga-Ural,
cũng như Bắc Caucasus, Moscow, Saint Petersburg và Tây Siberia. Phật giáo là truyền
thống của ba vùng thuộc Liên bang Nga: Buryatia, Tuva, và Kalmykia. Một số người
sống ở Siberi và vùng Viễn Đông, Yakutia, Chukotka.. thực hiện các nghi thức
shamanist, pantheistic, và pagan, cùng với các tôn giáo chính. Việc tham gia tôn giáo chủ
yếu theo sắc tộc. Đại đa số người Slav theo Thiên chúa giáo Chính thống. Những người
nói tiếng Turkic chủ yếu là tín đồ Hồi giáo, dù một số nhóm Turkic tại Nga không theo.
g. Một số phong tục tập quán:
Lễ cưới ở Nga
Lễ cưới ở Nga theo truyền thống kéo dài 2 – 3 ngày, thường diễn ra vào mùa thu
hoặc mùa đông, trong khoảng giữa những lễ ăn chay lớn. Thời gian phổ biến nhất
diễn ra lễ cưới ở Nga là sau Lễ giáng sinh và kéo dài đến Lễ tiễn mùa đông, nó
được gọi là “svadebnik”. Hiện nay lễ cưới của thanh niên thường diễn ra vào mùa
xuân, cuối hè hoặc mùa thu. Lễ cưới hiện đại cũng thường kéo dài.
Tục lệ làm lễ cưới tại nhà thờ trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên theo luật pháp nó
chỉ có thể được tiến hành sau khi đã làm đăng ký kết hôn tại cơ quan chính quyền
là phòng hộ tịch. Lễ cưới là một nghi thức rất đẹp và xúc động. Khi đứng làm phép
cưới, cô dâu chú rể xin thề sẽ luôn chung thủy lúc hoạn nạn cũng như lúc sung
sướng. Người ta cho rằng, sau đó đôi vợ chồng nhận thức sâu sắc hơn sự phụ thuộc
vào nhau và sẽ sống với nhau trong một thời gian dài vì nói chung đạo chính thống
không cho phép ly hôn. Trước khi đăng ký, vị hôn phu phải “chuộc” cô dâu từ
những vị khách, anh ta cũng phải trải qua những thử thách là một loạt những cuộc
thi mà kết thúc người chồng chưa cưới theo truyền thống phải thanh toán với tất cả

những người tham dự bằng tiền và quà.
Theo truyền thống, váy, nhẫn và giày cho cô dâu đều do chú rể mua, còn gia đình
cô dâu đảm bảo của hồi môn cho cô. Đó là bộ đồ trải giường, bát đũa và đồ gỗ.
Trên bàn tiệc cưới phải có những món ăn làm từ thịt chim – biểu tượng của một
cuộc sống gia đình hạnh phúc. Bánh nướng trong ngày cưới ở Nga được gọi là
“kurnik”. Nó được chuẩn bị từ bánh tráng hoặc bột nhạt, có thịt gà, nấm, cơm đi
kèm hoặc loại nhân khác.
Khi đôi vợ chồng mới cưới về nhà chú rể, theo truyền thống, mẹ chú rể đón họ
bằng bánh mỳ - muối. Tất cả những vị khách đều theo dõi xem ai lấy miếng bánh to
hơn: người đó sẽ là chủ gia đình. Đám cưới hiện đại thường kéo dài 2 – 3 ngày.
Những thói quen dưới thời cộng sản
Còn từ thời xây dựng cộng sản còn lại một loạt những thói quen và tập tục. Phổ
biến nhất là nhường chỗ cho người đứng tuổi và trẻ nhỏ trong các phương tiện công
cộng, mùa hè làm mứt và đóng hộp các loại hoa quả và rau, sống ở nhà nghỉ ngoại
thành trong những ngày nghỉ. Tại nhà nghỉ trồng những thứ cần thiết để ăn trong
khoảng thời gian mùa hè. Ngoài ra còn có đến làm khách không chỉ trong những
ngày nghỉ và đem theo thứ gì đó để “uống trà”, mà còn có thăm thú người thân
hoặc bạn bè không cần báo trước.


×