Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập SINH học lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.06 KB, 28 trang )

Chuyên đề 1:

CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Đối với chuyên đề 1 này, thực chất kiến thức lí thuyết và kiến thức các bài tập vận dụng không khó, chỉ
có điều yêu cầu các em chỉ cần nhớ cơ chế và các công thức là có thể giải một cách dể dàng.
A. Kiến thức lí thuyết cơ bản
I. Các cơ chế cần nhớ
1. Cơ chế tự sao (Hay còn gọi là cơ chế tự nhân đôi ADN, cơ chế tái bản ADN)
Đối với cơ chế này chúng ta cần nắm được:
- Diễn biến của cơ chế bao gồm các giai đoạn: 3 giai đoạn
+ Tháo xoắn phân tử ADN(Enzim tháo xoắn)
+ Tổng hợp các mạch ADN mới(Enzim ADN-Polimeraza; NTBS; chiều tổng hợp của các mạch đơn)
+ Hai phân tử ADN mới được tạo thành(Nguyên tắc bán bảo tồn)
- Các loại enzim tham gia quá trình
- Chiều các mạch tổng hợp:mạch liên tục 3’- 5’(còn gọi là mạch gốc); mạch gián đoạn 5’- 3’(Đoạn
OKAZAKI)
- Hệ quả của quá trình nhân đôi ADN: Số ADN con tạo ra sau (n) lần nhân đôi, số nucleotit tự do môi
trường nội bào cung cấp cho quá trình...(có bảng công thức)
2. Cơ chế phiên mã (Hay còn gọi là cơ chế sao mã, cơ chế tổng hợp ARN)
Đối với cơ chế này chúng ta cần nắm được:
- Diễn biến của cơ chế (nhớ phân biệt giữa tế bào nhân thực và nhân sơ)
+ Enzim ARN - Polimeraza bám vào vùng điều hòa để tháo xoắn ADN, làm lộ rỏ mạch khuôn (mạch
gốc) có chiều từ 3’ - 5’ rồi mới tổng hợp.
+ Enzim ARN - Polimeraza trượt dọc theo mạch gốc(3’-5’) và tổng hợp ARN theo NTBS(Nhớ là A-U,
G-X) do đó mạch ARN có chiều ngược lại 5’ - 3’.
+ Khi gặp tính hiệu kết thúc thì quá trình trên mới dừng lại, kết quả thu được là một phân tử ARN sơ
khai, sau đó mới hình thành ARN trưởng thành.
- Nhớ các loại enzim tham gia, chiều tổng hợp ARN
- Hệ quả của quá trình tổng hợp ARN (có bảng công thức)
3. Cơ chế dịch mã (Hay còn được gọi là cơ chế giải mã)
Đối với cơ chế này chúng ta cần nắm được:


- Diễn biến của quá trình: 2 giai đoạn.
+ Hoạt hóa axit amin: Hình thành phức hợp tARN-aa
+ Tổng hợp chuổi polipeptit: 3 giai đoạn
> Mở đầu: RBX gắn với mARN tại bộ ba mở đầu (codon)AUG, đối mã khớp với bộ ba này theo
NTBS đó là bộ(anticodon) UAX, lúc này axit amin mở đầu là Metionin(Met) mới được hình thành.
> Kéo dài chuổi polipeptit: RBX cứ nhãy, mỗi bước nhãy là một bộ ba mã hóa, các aa cứ được hình
thành và giữa chúng được nối với nhau bằng liên kết Peptit mới taọ thành chuổi polipeptit.
> Kết thúc: Khi gặp bộ ba kết thúc: UAA, UAG hay UGA thì quá trình mới được dừng lại hẳn.
- Một số lưu ý:
+ Axit amin mở đầu không tham gia tổng hợp nên phân tử Protein do đó nó sẻ bị cắt đứt sau này (nhớ
khi nào trừ, khi nào không).
+ Bộ ba kết thúc không mã hóa aa (khi giải toán nhớ trừ nó đi)
+ Một lần dịch mã không phải chỉ có một RBX trượt mà có lúc có nhiều RBX cùng trượt được gọi là
chuổi polixom, lúc này khi giải toán sẻ gặp nhiều khó khăn cho các em.(Phần bài tập sẻ hướng dẩn kĩ
hơn)
- Hệ quả của quá trình(có bảng công thức)
II. Các công thức cần nhớ
Tên công thức

Công thức tính và hệ quả
Nu = A + T + G + X = 100% (Mà theo NTBS thì A=T, G=X)

1


1. Số nucleotit của ADN:
2. Chiều dài ADN:
3. Số liên kết hidro được
hình thành:
4. Khối lượng ADN

5. Số chu kì xoắn

 Nu = 2A + 2G = 2T + 2X Hay: Nu/2 = A + G = T + X
L = Nu/2 * 3,4 (A0)
 Nu = (2 * L) / 3,4
Lk H2 = 2A + 3G = 2T + 3X
M = Nu * 300 đvC
 Nu = M / 300
S = Nu / 20
 Nu = S * 20
A1 T1 G1 X1
- Nu/2 = A1 + T1 + G1 + X1
= T2 + A2 + X2 + G2

Mạch 1
T2 A2 X2 G2

6. Số nucleotit trên một
mạch đơn ADN

- A1 = T2
Mạch 2
T1 = A2
G1 = X2
X1 = G2
- A=T=A1 + A2= T1 + T2= A1 + T1= T2 + A2
- G=X=G1 + G2= X1 + X2= G1 +X1= G2 +X2
- %A = %T = (%A1+%A2)/2=...............
- %G = %X = (%G1+%G2)/2=..............
(Tùy theo yêu cầu đề bài mà các em lựa chọn công thức, vận dụng, biến

đổi sao cho phù hợp)
* Số lk D-P giữa các nucleotit:
7. Số liên kết D-P(chính là
- Trên 1 mạch đơn ADN = Nu/2 - 1
số liên kết cộng hóa trị)
- Trên 2 mạch đơn ADN = 2(Nu/2 - 1) = Nu - 2
* Số lk D-P trên toàn ADN:
- Trên 1 mạch đơn ADN = (Nu/2 - 1) + Nu/2 = Nu - 1
- Trên 2 mạch đơn ADN = Nu - 2 + Nu = 2Nu - 2
8. Số lần nhân đôi ADN và
- Sau (n) lần nhân đôi từ (1) ADN mẹ ban đầu: 2n
số ADN con tạo ra
- Sau (n) lần nhân đôi từ (m) ADN mẹ ban đầu: m * 2n
- Tổng số nucleotit tự do: Nutd = Numẹ * (2n - 1)
9. Số nucleotit tự do môi
- Số nucleotit tự do từng loại:
trường nội bào cung cấp cho
Atd = Ttd = A* (2n - 1) = T* (2n - 1)
quá trình nhân đôi ADN
Gtd = Xtd = G* (2n - 1) = X* (2n - 1)
(Với n là số lần nhân đôi ADN)
10. Số lk hidro bị phá hủy
- 1 lần nhân đôi: 2A + 3G
trong quá trình nhân đôi
ADN
- n lần nhân đôi: n(2A + 3G)
rNu = rA + rU + rG + rX = Nu/2
A1 T1 G1 X1
11. Số nucleotit của
Mạch 1

ARN(còn gọi là
ribonucleotit)
T2 A2 X2 G2
- A1 = T2 = rA
Mạch 2
*
T1 = A2 = rU
G1 = X2 = rG
rA rU rG rX
X1 = G2 = rX
ARN
12. Chiều dài phân tử ARN:

L = rNu * 3,4 = Nu/2 * 3,4 A0
 rNu = L/3,4
2


13. Khi lng ARN:
14. S ARN con c to
thnh
15. S ribonucleotit t do
mụi trng ni bo cung
cp cho quỏ trỡnh phiờn mó
16. S b ba mó húa:

M = rNu * 300 vC
rNu = M/300
- C 1 ln phiờn mó ó to ra 1 phõn t ARN, do ú: C (n) ln phiờn
mó s to ra (n) phõn t ARN con (t õy cỏc em cng cú th tỡm c

s ln phiờn mó d dng)
- Sau 1 ln phiờn mó: rNutd = Nugc, do ú: rA=Tg; rU=Ag
rG=Xg; rX=Gg
- Sau (n) ln phiờn mó: rNutd = n * Nugc
do ú: rA = n * Tg; rU = n * Ag
rG = n * Xg; rX = n * Gg
- Nu bi cho Nu thỡ bng: Nu/6
- Nu bi cho rNu thỡ bng: Nu/3
- Nu bi cho aaht thỡ bng: aaht + 1(B kt thỳc)
- Nu bi cho aahc thỡ bng: aahc + 2(B kt thỳc+aam)
aaht = aahc + 1 = S b ba - 1 = Nu/6 - 1 = rNu/3 - 1
aahc = aaht - 1 = S b ba - 2 = Nu/6 - 2 = rNu/3 - 2
S phõn t nc = aa - 1(tựy bi yờu cu vn dng cho phự hp)

17. S axit amin hỡnh thnh
18. S axit amin hon chnh
19. S phõn t nc c
gii phúng
5. iu hũa hot ng ca gen.
* Cấu tạo của Operon Lac
* Trình bày đ-ợc cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ( Theo mô hình của Mono và
Jacop) trong 2 điều kiện:
- Trong điều kiện không có đ-ờng lactozo
- Trong điều kiện có đ-ờng lactozo
III. Kin thc t bin.
* t bin:
L nhng bin i vt cht di truyn, xy ra cp phõn t(ADN), hoc cp t bo (NST)
* Nguyờn nhõn gõy ra cỏc dng t bin(BG, BNST) núi chung:
- Bờn ngoai:
+ Cỏc tỏc nhõn vt lý: nh tia phong xa, tia t ngoai, sục nhiờt..

+ Cỏc tỏc nhõn húa hc: nh cac loai hoa chõt ục hai.
+ Sinh hc: cỏc loi virut gõy ra
- Bờn trong: Rụi loan trong cac qua tri nh sinh ly, sinh hoa cua tờ bao.
* C ch phỏt sinh chung cỏc dng t bin :
C ch phỏt sinh t bin
Dng t bin
ADN b chn thng hoc sai sút trong quỏ trỡnh t sao( mt
hoc thờm, thay th cỏc cp nu).
- Mt hoc thờm: Hu qu rt nghiờm trng: Liờn quan n nhiu
t bin gen
aa.
- Thay th: Hu qu ớt nghiờm trng: Liờn quan n mt aa ti v
trớ thay th.
Mt on
NST b t mt on
o on
NST b t mt on. on b t quay 1800 ri gn vo NST.
t bin cu trỳc Lp on
NST tip hp khụng bỡnh thng, trao i chộo khụng cõn gia
NST
cỏc crụmatit.
Chuyn
t mt on NST. on b t c gn vo mt v trớ khỏc
on
trờn NST hoc cỏc NST trao i on b t.
Mt hay mt s cp NST khụng phõn li.
t bin s lng Th d bi
NST
Th a bi
Ton b cỏc cp NST khụng phõn li.

* Th t bin :
3


Cá thể mang đột biến đã được biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
* Biến dị tổ hợp:
Sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố và mẹ.
1. Đột biến gen:
a. Khái niệm Là những biến đổi trong cấu trúc của gen , liên quan tới một hoặc một số cặp Nu, xảy ra tại
một điểm nào đó của phân tử ADN.
b. Các dạng ĐBG:
Thường gặp các dạng:
 - Mất hoặc thêm một hoặc một số cặp Nu (hậu quả nghiêm trọng)
- Thay thế 1 hoặc một số cặp Nu (hậu quả ít nghiêm trọng)
c. Cơ chế phát sinh ĐBG:
Các tác nhân đột biến gây ra:
- Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN: Cấu trúc các bazơ nitơ dạng hiếm có các vị trí liên kết
hidro bị thay đổi dẩn đến sự kết cặp không đúng trong quá trình nhân đôi. (Ví dụ G*)
- Tác động của các tác nhân đột biến
+ Vật lí: các tác nhân vật lí...
+ Hóa học: 5BU thay thế cặp A - T bằng cặp G - X
+ Sinh học: các loại vi rút...
Lưu ý:
- Tần số ĐBG trung bình: 10-6 - 10-4
- Tần số ĐBG phụ thuộc vào loại tác nhân đột biến, cường độ, liều lượng của tác nhân
- Đặc điểm cấu trúc của gen:
• có gen với cấu trúc bền vững  ít bị đột biến
• có gen dễ bị đột biến  sinh ra nhiều alen.
d. Hậu quả và vai trò của ĐBG
- Hậu quả:

- Vai trò: + Đối với quá trình tiến hóa
+ Đối với quá trình chọn giống, thực tiễn
2. Đột biến NST:
 Là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST.
 Đây là hình thức biến đổi của vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
2.1. Đột biến cấu trúc NST
a. Khái niệm:
- Là những biến đổi trong cấu trúc NST
- Các bậc cấu trúc siêu hiển vi của NST(cần nắm chắc các bậc và các số liệu về kích thước)
b. Các dạng và cơ chế, hậu quả của từng dạng
- Mất đoạn: NST bị mất 1 đoạn, không có tâm động. Có thể mất đoạn đầu hay mất đoạn giữa của NST .
Nếu đoạn NST bị đứt gãy không mang tâm động sẽ: tiêu biến trong quá trình phân bào
Hậu quả:
+ Mất bớt vật chất di truyền: Thường gây chết hoặc giảm sức sống.
VD: Ở người, cặp NST 21 bị mất đoạn gây ung thư máu.
+ Mất đoạn nhỏ : Loại bỏ khỏi NST những gen có hại
+ Hậu quả nghiêm trọng nhất vì mất bớt vật chất di truyền.
- Lặp đoạn: NST có :
+ 1 đoạn NST lặp lại 1 lần hay nhiều lần
+ Do sự tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không cân giữa các crômatit của cặp NST tương đồng .
Hậu quả: Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Vd: + Ở ruồi giấm lặp đoạn 2 lần/NST giới tính X làm mắt lồi thành mắt dẹt.
+ Ở đại mạch, lặp đoạn  tăng hoạt tí nh của enzim amilaza  tăng hiệu quả sản xuất bia
- Đảo đoạn: Đoạn NST bị đứt quay 1800 rồi gắn vào NST cũ  thay đổi trật tự phân bố gen (có hoặc
không có tâm động).
4


Hậu quả: Ít ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể , làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.
- Chuyển đoạn:

+ Chuyển đoạn trong một NST: Đoạn NST bị đứt gắn vào 1 vị trí khác của NST đó
+ Chuyển đoạn trong hai NST :
Chuyển đoạn tương hỗ: Hai NST không tương đồng cùng trao đổi đoạ n bị đứt.
Chuyển đoạn không tương hỗ : Một đoạn của NST này đứt ra , chuyển sang gắn trên 1 NST khác
không tương đồng
Hậu quả: Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của sinh vật (bất
thụ), chuyển những gen mong muốn Vật nuôi, cây trồng
Vd: Ở tằm, chuyển đoạn mang gen qui định màu đen của vỏ trứng từ NST thường lên NST X 
* Trứng mang XaY (nở ra tằm cái) có màu đen.
* Trứng mang XAX─( nở ra tằm đực) có màu sáng.
2.2. Đột biến số lượng NST
Đột biến số lượng NST là sự biến đổi bất thường về số lượng NST, xảy ra ở một hay một số cặp NST
tạo nên thể dị bội, hoặc ở tất cả các cặp NST hình thành thể đa bội.
Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST là các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh hoặc trong tế bào
đã ảnh hưởng tới sự không phân li của cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào.
a. Thể dị bội (thể lệch bội)
* Khái niệm: Là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng
* Phân loại:
Bình thường trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, nhưng ở thể dị bội thì bộ
NST có thể tồn tại ở các dạng là:
- Thể không: 2n - 2
- Thể một: 2n - 1
- Thể một kép: 2n -1 - 1
- Thể ba: 2n + 1
- Thể bốn: 2n + 2
- Thể bốn kép: 2n + 2 + 2
* Cơ chế phát sinh:
Một hay một số cặp NST không phân li ở kì sau I của quá trình giảm phân.
Sơ đồ : (Bảng này có tính chất minh hoạ rõ thêm nội dung)
* Cơ

chế
phát
sinh
thể dị
bội

Tế bào
mẹ (2n)

Giảm phân I
bình thường

Tế bào Giảm phân I
mẹ (2n) 1 cặp NST không
phân ly

* Sơ đồ
thụ tinh
của các
giao tử
bất
thường
trên với
các
giao tử
bình
thường

n NST kép


Giảm phân II
bình thường

n NST kép

Giảm phân II
1 cặp NST không
phân ly

(n + 1) NST kép
(n - 1) NST kép

n NST đơn
(n + 1) NST đơn
(n – 1)NST đơn

Giảm phân II
bình thường

(n + 1) NST đơn
(n – 1)NST đơn

1. Một cặp NST thường không phân ly (chẳng hạn như NST số 21)
2n = 46
2n = 46
P:
Gp:

n = 23


(n = 22, -21)

(n = 24, +21)

F:
(2n = 45, -21)
(2n = 47, +21)
2. Cặp NST giới tính không phân ly:
b. Đột biến xảy ra ở mẹ:
a. Đột biến xảy ra ở bố:
XY
XX
P:
XY
XX
P:
X

Gp:

XY

O
XY

F:
X

XXY


X
O
XO

Y XX

Gp:
F:

O

XX

X
Y
XXX XXY

O

XO YO

* Hậu quả:
- Hội chứng Down:
Cặp NST thứ 21 của người bệnh Down có 3 NST, của người bình thường là 2 NST.

5


Do 1 trng mang 2 NST 21 x 1 tinh trựng bỡnh thng)
l nam (n), c ngn, gỏy rng v dt

khe mt xch, lụng mi ngn v tha
cỏc ngún tay ngn, c th chm phỏt trin
si n, vụ sinh.
S tng t l tr mi sinh mc bnh Down theo tui ngi m
Ph n khụng nờn sinh con khi tui ó ngoi 40. Vỡ khi tui ngi m cng cao, cỏc t bo b lóo húa
c ch phõn ly NST b ri lon
- Th d bi cp NST gii tớnh:
+ S hỡnh thnh: ( phn 2 trờn bng trờn)
+ Biu hin :
1. Hi chng XXX - Cp NST s 23 cú 3NST X - N, bung trng v d con khụng phỏt trin, ri
lon kinh nguyt, khú cú con
2. H.C Tcn (XO) : - Cp NST s 23 ch cú 1NST X - N, lựn, c ngn, khụng cú kinh nguyt, si
n.
3. H.C Klinefelter (XXY) : - Cp NST 23 cú 3 NST l XXY - Nam, b bnh mự mu, thõn cao, chõn
tay di, si n v thng vụ sinh
b. t bin a bi
* Khỏi nim:
C th a bi cú b NST l bi s ca b n bi v ln hn 2n. Ngi ta phõn bit cỏc th a bi chn
v th a bi l
* C ch phỏt sinh chung : Tt c cỏc cp NST khụng phõn li
* Phõn loi:
- Th t a bi:
+ Th a bi chn:
L c th sinh vt mang b NST l bụi s chn ca b n bi (4n, 6n)
Hm lng ADN tng quỏ trỡng tng hp cỏc cht hu c mnh t bo to, c quan sinh dng to,
kớch thc ln, c th phỏt trin kho, chng chu tt.
a bi chn thng cú kh nng sinh sn hu tớnh vỡ cỏc cp NST cú th bt ụi vi nhau mt cỏch
tng i bỡnh thng.
+ Th a bi l:
L c th sinh vt mang b NST l bụi s l ca b n bi ( 3n, 5n)

Th a bi l gp tr ngi trong vic bt ụi v phõn li ca cỏc NST trong phỏt sinh giao t nờn hu nh
khụng cú kh nng sinh sn hu tớnh, thc vt cỏc dng a bi l thng khụng cú ht. Cỏc t bo v c
quan sinh dng thng to.
- Th d a bi:(Th song nh bi)
L hin tng lm gia tng s b NST n bi ca hai loi khỏc nhau trong mt t bo.
(Cỏc em tham kho thờm sỏch giỏo khoa)
IV. Bi tp ỏp dng
Câu 1: Một gen có chiều dài 4080A0. Số l-ợng nuclêôtit có trong gen là:
A. 1500 Nu
B. 2400 Nu
C. 3000 Nu
D. 3600 Nu
Câu 2: Một gen có chiều dài 4080A0, có tổng số liên kết hidrô là 3120. Số l-ợng nuclêôtit loại ađênin có
trên gen là:
A. 480
B. 720
C. 540
D. 680
Câu 3: Một đoạn phân tử ADN có chứa X bằng 15% tổng số nuclêôtit có trên đoạn ADN đó . Xác định
tỉ lệ phần trăm nuclêôtit loại A?
A. 85%
B. 75%
C. 45%
D. 35%
* Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu từ 4 đến 7:
Một gen có chiều dài 3400A0. Phiên mã tổng hợp một phân tử mARN có A:U:G:X lần l-ợt có tỉ lệ
1:2:3:4
Câu 4: Tỉ lệ phần trăm số l-ợng nuclêôtit loại G có trên gen:

6



A. 15%
B. 20%
C.35%
D. 50%
Câu 5: Tổng số liên kết hiđrô có trên gen:
A. 2500
B. 2700
C. 2900
D. 3100
Câu 6: Số l-ợng ribônuclêôtit loại U có trên phân tử mARN:
A. 50
B. 100
C. 150
D. 200
Câu 7: Số liên kết hoá trị giữa các ribônuclêôtit trên phân tử mARN là:
A. 490
B. 499
C. 990
D. 999
Câu 8: Một gen có chiều dài 5100 A0 , sau một lần phiên mã có số ribônuclêôtit cần cung cấp:
A. 1000
B. 1500
C. 2000
D. 2500
Câu 9: Một gen tổng hợp 10 phân tử prôtêin từ một mạch mARN có chiều dài 5100 A0. Số phân tử n-ớc
đ-ợc giải phóng cho cả quá trình:
A. 4990
B. 4980

C. 4998
D. 4999
0
Câu 10: Một gen có chiều dài 4080 A làm khuôn mẫu tổng hợp một số phân tử prôtêin, môi tr-ờng cung
cấp 1995 axit amin.Số phân tử prôtêin đuựơc tổng hợp :
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
* Sử dụng các dữ kiện sau để trả lời các câu từ 11 đến 13
Một gen có chiều dài 5100A0, có hiệu số giữa hai loại nuclêôtit không bổ sung bằng 10% số nuclêôtit
của gen ( với Ađênin nhiều hơn Guanin). Trên mạch thứ 2 có Ađênin =150 nuclêôtit, trên mạch thứ nhất
có Xitôxin = 180 nuclêôtit. Khi gen này sao mã, môi tr-ờng cung cấp 450 ribônuclêôtit loại Uraxin.
Câu 11: khối l-ợng phân tử của gen?
A. 700.000 đvC
B. 720.000 đvC
C. 900.000 đvC
D. 920.000 đvC
Câu 12: Số nuclêôtit loại Guanin trên gen :
A. 400
B. 600
C. 800
D. 900
Câu 13: Số ribônuclêôtit loại Guanin :
A. 180
B. 200
C. 420
D. 640
*Sử dụng các dữ kiện sau để trả lời các câu từ 14 đến 19
Một gen có chiều dài 10200 A0 , với A= 20% tổng số nuclêôtit trên gen. Trên mạch 1 của gen có 300

Timin 400 Xitôxin. Gen tự nhân đôi 3lần, các gen con sinh ra phiên mã 2 lần , các mARN sinh ra đều có
5 ribôxôm tr-ợt qua không trở lại để tổng hợp prôtêin.
Câu 14: Số l-ợng nuclêôtit loại Guanin có trên gên là:
A. 900
B. 1200
C. 1600
D. 1800
Câu 15: Số l-ợng nuclêôtit loại Timin trên mạch thứ 2 là:
A. 300
B. 600
C. 750
D. 900
Câu 16: Số l-ợng nuclêôtit loại Xitôxin môi tr-ờng cung cấp cho cả quá trình tự nhân đôi:
A. 10.000
B. 11400
C. 12200
D. 12600
Câu 17: Nu mạch thứ 2 là mạch gốc thì số ribônuclêôtit loại Uraxin có trên phân tử mARN là:
A. 150
B. 300
C. 450
D. 600
Câu 18: Số l-ợng ribônuclêôtit loại Xitôxin môi tr-ờng cung cấp cho quá trình sao mã là:
A.2400
B. 4800
C. 6400
D. 9600
Câu 19: Tổng số phân tử n-ớc giải phóng cả quá trình tổng hợp prôtêin là:
A. 77000
B. 78000

C. 79200
D. 79600
Câu 20: Một gen cấu trúc dài 4080 A0 có tỉ lệ A/G bằng 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A-T
bằng một cặp G-X. Số l-ợng nuclêôtit từng loại của gen sau khi đột biến là:
A. T=A=720, G=X=480
B. T=A=721, G=X=479
C. T=A=419, G=X=721
D. T=A=719, G=X=481
Câu 21: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại Guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loaị
ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85A0 biết rằng trong số nuclêôtit bị
mất có 5 nuclêôtit loại xitôxin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau khi đột biến lần l-ợt là:
A. 375 và 745
B. 355 và 745
C. 375 và 725
D. 370 và 730
0
Câu 22: Gen A dài 4080A bị đột biến thành gen a. Khi a tự nhân đôi một lần, môi tr-ờng nội bào cung
cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng:
A. Mất một cặp nuclêôtit
B.Thêm một cặp nuclêôtit
7


C. Thêm 2 cặp nuclêôtit
D. Mất 2 cặp nuclêôtit
Câu 23: Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệA/G bằng 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên
kết hiđrô và có khối l-ợng 108. 104 vC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là
A. T= A=601, G=X=1199
B. T=A=598, G=X=1202
C. T=A=599, G=X=1201

D. T=A=600, G=X=1200
* Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu từ câu 24 đến câu câu 26:
Một gen có 1200 nu với G=3A. Sau đột biến, phân tử prôtêin giảm xuống một axitamin và có thêm 2
axitamin mới.
Câu 24: Chiều dài của gen đột biến là:
A. 2029,8A0
B. 2400A0
C. 2042A0
D. 2046A0
Câu 25: Dạng đột biến gen xảy ra là:
A. Mất 3 cặp nuclêôtit ở một bộ ba
B. Mất 2 cặp nuclêôtit ở một bộ ba
C. mất 3 cặp nuclêôtit ở mã bất kì không kể đến mã mở đầu và mã kết thúc
D. Mất 3 cặp nuclêôtit ở 3 bộ ba mã hoá kế tiếp nhau
Câu 26: Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống 21 nuclêôtit, số
l-ợng từng lọại nuclêôtit có trong gen sau đột biến là:
A. G=X=450, A=T=153
B. G=X=450, A=T=147
C. G=X=453, A=T=150
D. G=X=447, A=T=150
Câu 27: Chiều dài của gen có gen cấu trúc lả 5100 A0 do đột biến thay một cặp nuclêôtit tai vị trí thứ 600
làm cho bộ ba mã hoá tại đây trở thành mã không quy định axitamin nào. Loại đột biến này ảnh h-ởng
đến bao nhiêu axitamin?
A. Cómột axitamin bị thay thế trong chuỗi pôlipeptit
B. Mất một axitamin trong chuỗi pôlipeptit
C. Mất 300 axitamin
D. Mất 301 axitamin
Câu 28: Dạng đột biến không làm tăng hay giảm vật chất di truyền mà chỉ làm tăng thêm một liên kết
hiđrô là:
A. Cặp G-X thay bằng cặp X-G

B. Cặp A- T thay bằng cặp T-A
C. Cặp A- T thay bằng cặp G-X
D. Cặp G- X thay bằng cặp A-T
Câu 29: Dạng đột biến không làm tăng hay giảm vật chất di truyền mà làm giảm đi một liên kết hiđrô là:
A. Cặp G-X thay bằng cặp X- G
B. Cặp A- T thay bằng cặp T- A
C. Cặp A- T thay bằng cặp G- X
D. Cặp G-X thay bằng cặp A-T
Câu 30: Một gen sau đột biến có tỉ lệ A+T/G+X= 0,6. Số nuclêôtit loaị A chiếm bao nhiêu phần trăm số
nuclêôtit của gen đột biến đó
A. 12,5%
B. 18,75%
C. 37,5%
D. 50%
Câu 31: Phân tử ADN có X=24%, Nu loại G= 2.400.000N. Số Nu loại A là:
A. 24.105N
B. 12.105N
C. 26.105N
D. 107N
Câu 32: Khi phân tử ADN có 3.106 Nu tự nhân đôi 4 lần, tổng số Nu do môi tr-ờng cung cấp là:
A. 3.106 Nu
B. 45.106 Nu
C. 768.104 Nu
D. 3.072 .104 Nu
Câu 33: Một phân tử mARN có chiều dài 0,306 micromet. Khối l-ợng phân tử trung bình của gen đả tổng
hợp mARN trên là:
A. 500.000 đvC
B. 540.000 đvC
C. 550.000 đvC
D. 648.000 đvC

Câu 34: Một gen có số Nu loại A= 100.000, chiếm 20% tổng số Nu trong gen. Nh- vậy số Nu loại G là:
A. 100.000
B. 150.000
C. 300.000
D. 149.000
Câu 35: Một gen dài 0,612 micromet, có X=20%. Số Nu loại Alà:
A. 1800N
B. 720N
C. 1080N
D. 3600N
5
5
Câu 36: Phân tử ADN có số l-ơng Nu loại A=3.10 , G=12.10 . Khi phân tử ADN tự nhân đôi 8 lần, số
Nu tự do loại G do môi tr-ờng cung cấp là:
A. 768.104N
B. 3060.105N
C. 372.104N
D. 768.105N
Câu 37: Một gen có 120 chu kì xoắn. Số liên kết cộng hoá trị (phốphodiester) giữa các Nu trong gen là:
A. 2398
B. 2399
C. 2396
D. 3000
Cõu 38: Trong 64 b ba mó di truyn, cú 3 b ba khụng mó hoỏ cho axit amin no. Cỏc b ba ú l:

8


A. UGU, UAA, UAG
B. UUG, UGA, UAG

C. UAG, UAA, UGA
D. UUG, UAA, UGA
Câu 39: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục
còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
Câu 40: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
Câu 41: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ
enzim nối, enzim nối đó là
A. ADN giraza
B. ADN pôlimeraza
C. hêlicaza
D. ADN ligaza
Câu 42: Bản chất của mã di truyền là
A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.
C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.
Câu 43: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các
nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc
A. bổ sung.
B. bán bảo toàn.
C. bổ sung và bảo toàn.
D. bổ sung và bán bảo
toàn.

Câu 44: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
A. 1800
B. 2400
C. 3000
D. 2040
Câu 45: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là
A. rARN.
B. mARN.
C. tARN.
D. ADN.
Câu 46: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
B. tổng hợp ADN, dịch mã.
C. tự sao, tổng hợp ARN.
D. tổng hợp ADN, ARN.
Câu 47: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?
A. 3’ → 3’.
B. 3’ → 5’.
C. 5’ → 3’.
D. 5’ → 5’.
Câu 48: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:
A. nhân con
B. tế bào chất
C. nhân
D. màng nhân
Câu 49: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là
A. ADN-polimeraza.
B. restrictaza.
C. ADN-ligaza.
D. ARN-polimeraza.

Câu 50: Operon là
A. một đoạn trên phân tử ADN bao gồm một số gen cấu trúc và một gen vận hành chi phối.
B. cụm gồm một số gen điều hòa nằm trên phân tử ADN.
C. một đoạn gồm nhiều gen cấu trúc trên phân tử ADN.
D. cụm gồm một số gen cấu trúc do một gen điều hòa nằm trước nó điều khiển.
Câu 51: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó. B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.
C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.
D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.
Câu 52: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn
A. phiên mã.
B. dịch mã.
C. sau dịch mã.
D. sau phiên mã.
Câu 53: Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac?

9


A. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.
B. Khi môi trường không có lactôzơ.
C. Khi có hoặc không có lactôzơ.
D. Khi môi trường có lactôzơ.
Câu 54: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế
nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 55: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin

tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?
A. Mất một cặp nuclêôtit.
B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
D. Thay thế một cặp nuclêôtit.
Câu 56: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình
A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến.
D. khi ở trạng thái đồng hợp tử.
Câu 57: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
Câu 58: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
A. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
B. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
C. sức đề kháng của từng cơ thể.
D. điều kiện sống của sinh vật.
Câu 59: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là
A. mất đoạn.
B. đảo đoạn.
C. lặp đoạn.
D. chuyển đoạn.
Câu 60: Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là
A. nuclêôxôm.
B. sợi nhiễm sắc.
C. sợi siêu xoắn.
D. sợi cơ bản.

Câu 61: Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là
A. tâm động.
B. hai đầu mút NST.
C. eo thứ cấp.
D. điểm khởi đầu nhân
đôi.
Câu 62: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là
A. lặp đoạn.
B. mất đoạn.
C. đảo đoạn.
D. chuyển đoạn.
Câu 63: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở
một số giống cây trồng?
A. Đột biến gen.
B. Mất đoạn nhỏ.
C. Chuyển đoạn nhỏ.
D. Đột biến lệch bội.
Câu 64: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1 ¾ vòng của
nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là
A. ADN.
B. nuclêôxôm.
C. sợi cơ bản.
D. sợi nhiễm sắc.
Câu 65: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là
A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ.
B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.
C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao.
D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.
Câu 66: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định.
Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân

tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp.
B. 11 cao: 1 thấp.
C. 3 cao: 1 thấp.
D. 5 cao: 1 thấp.
Câu 67: Ở cà độc dược 2n = 24. Số đột biến thể ba tối đa có ở loài này?
A. 12.
B. 24.
C. 25.
D. 23.
Câu 68: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới
A. một số cặp nhiễm sắc thể.
B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.

10


C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.
D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
Câu 69: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển
vượt trội bố mẹ gọi là
A. thoái hóa giống.
B. ưu thế lai.
C. bất thụ.
D. siêu trội.
Câu 70: Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta có thể sử dụng kiểu lai nào sau đây?
A. Lai khác dòng đơn.
B. Lai thuận nghịch.
C. Lai khác dòng kép.
D. Cả A, B, C đúng.

Câu 71: Trong chọn giống, để tạo ra dòng thuần người ta tiến hành phương pháp
A. tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.
B. lai khác dòng.
C. lai xa.
D. lai khác thứ.
Câu 72: Ưu thế lai thường giảm dần qua các thế hệ sau vì làm
A. thể dị hợp không thay đổi.
B. sức sống của sinh vật có giảm sút.
C. xuất hiện các thể đồng hợp.
D. xuất hiện các thể đồng hợp lặn có hại.
Câu 73: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so
với bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử. Đây là cơ sở của
A, hiện tượng ưu thế lai. B. hiện tượng thoái hoá. C. giả thuyết siêu trội.
D. giả thuyết cộng gộp.
Chuyên đề 2

TÍNH QUI LUẬT CỦA HIỆN TƢỢNG DI TRUYỀN
A. Kiến thức lí thuyết cơ bản
I. Qui luật di truyền Menđen
1. Các phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen:
- Tạo ra các dòng thuần chủng(cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ), sau đó cho lai các dòng thuần
chủng với nhau để tạo ra đời sau.
- Phân tích sự di truyền của từng cặp tính trạng qua nhiều thế hệ, lúc đầu là phân tích 1 cặp tính
trạng(VD: vàng - xanh; trơn - nhăn), sau đó tăng số cặp tính trạng lên 2 cặp(VD: vàng, trơn - xanh,
nhăn...) rồi 3 cặp tính trạng...
- Các thí nghiệm của mình Menđen tiến hành lặp đi lặp lại liên tục nhiều lần để tăng độ chính xác; ông
sử dụng phép lai thuận nghịch để thay đổi vai trò làm bố mẹ của các cơ thể đem lai
- Số lượng cá thể đem lai rất lớn
- Sử dụng toán xác suất thống kê để thống kê kết quả lai, từ đó đúc rút thành các kết quả và đưa ra các
định luật.

(Với các phương pháp đúng đắn và khoa học nói trên, Menđen đã tìm ra được các định luật)
2. Qui luật phân li
* Thí nghiệm của Menđen:
- Lai thuận
- Lai nghịch
Ptc: ♀ Hạt vàng x
♂ Hạt xanh
Ptc: ♀ Hạt xanh
x
♂ Hạt vàng
F1:
100% hạt vàng
F1:
100% hạt vàng
F1 x F1: Hạt vàng x
Hạt vàng
F1 x F1: Hạt vàng x
Hạt vàng
F2:
3 hạt vàng : 1 hạt xanh
F2:
3 hạt vàng : 1 hạt xanh
* Nhận xét thí nghiệm:
- Thay đổi vai trò làm bố, mẹ nhưng F1 không thay đổi về KH(100% hạt vàng)
- F2 luôn có sự phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
- P thuần chủng
* Sơ đồ lai:
Ptc:
♀ AA (Hạt vàng)
x

♂ aa (Hạt xanh)
GP:
A
a
F1:
100% Aa(Hạt vàng)
F1xF1:
Aa (Hạt vàng) x
Aa (Hạt vàng)
GF1:
1/2A; 1/2a
1/2A; 1/2a
F2:
1/4 AA
11


2/4 Aa
1/4 aa

3 hạt vàng
1 hạt xanh

* Phép lai phân tích của Menđen:
Là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội và cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen
- Cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen: AA hoặc Aa
- Cơ thể mang tính trạng lặn có kiểu gen: aa
Nếu FB đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội thuần chủng có kiểu gen đồng hợp: AA
PB:
AA

x
aa
GP:
A
a
FB :
100% Aa
Nếu FB phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội không thuần chủng có kiểu gen dị hợp: Aa
PB:
Aa
x
aa
GP:
1/2A , 1/2 a
a
FB :
1/2 Aa: 1/2 aa
* Các trường hợp có thể xãy ra khi lai một tính:
P:
AA x
AA AA x
Aa
AA x
aa
Aa
x
Aa
Aa x
aa
GP: A

A
A 1/2A, 1/2a
A
a
1/2A, 1/2a
1/2A,1/2a
a
F1:
100% AA
1/2AA; 1/2Aa
100% Aa
1AA; 2Aa; 1aa
1/2Aa; 1/2aa
3. Hiện tượng trội không hoàn toàn:
Trong thực tế tự nhiên, sự di truyền các tính trạng không phải lúc nào củng tuân theo các qui luật
Menđen là đồng tính hay phân tính.
Có những lúc còn gặp hiện tượng xuất hiện tính trạng trung gian được gọi là hiện tượng trội không hoàn
toàn. Hiện tượng này được các nhà di truyền học hiện đại phát hiện và bổ sung cho Menđen
- Thí nghiệm: Hoa Dạ lan
- Sơ đồ lai:
Ptc: ♀ Hoa đỏ
x ♂ Hoa trắng
Ptc: ♀ AA (Đỏ)
x ♂ aa (Trắng)
F1:
100% hoa hồng
GP:
A
a
F1 x F1: Hoa hồng x Hoa hồng

F1:
100% Aa(Hồng)
F2:
1 Đỏ: 2 Hồng: 1 trắng
F1xF1:
Aa (Hồng) x
Aa (Hồng)
GF1:
1/2A; 1/2a
1/2A; 1/2a
F2:
1/4 AA : Đỏ
2/4 Aa : Hồng
1/4 aa : Trắng
Lưu ý: Thông thường khi giải toán, nếu đề bài thấy có xuất hiện tính trạng trung gian thì chúng ta có
thể khẳng định đó là hiện tượng trội không hoàn toàn và cứ giải bình thường.
4. Qui luật phân li độc lập
* Thí nghiệm của Menđen và sơ đồ lai:
Thí nghiệm
Sơ đồ lai
Ptc: Vàng - Trơn x
Xanh - Nhăn
Ptc:
AABB
x
aabb
F1 :
100% Vàng - Trơn
GP:
AB

ab
F1xF1: Vàng - Trơn x Vàng - Trơn
F1:
100% AaBb
F2 : (Thống kê tỉ lệ tương đương)
F1xF1: AaBb
x
AaBb
9: Vàng - Trơn
GF1:
1/4AB; 1/4 Ab; 1/4aB; 1/4ab
3: Vàng - Nhăn
F2: (Kẻ khung Vennet và thống kê KG, KH)
3: Xanh - Trơn
9 A-B-: Vàng - Trơn
1: Xanh - Nhăn
3 A-bb: Vàng - Nhăn
3 aaB-: Xanh - Trơn
(3:1)(3:1) = 9: 3: 3: 1 = 16 tổ hợp KH
1 aabb: Xanh - Nhăn
* Nhận xét thí nghiệm:
- P: thuần chủng về 2 cặp tính trạng tương phản
- F1: đồng tính 100% Vàng - Trơn, chứng tỏ Vàng - Trơn là tính trạng trội,còn Xanh - Nhăn là lặn
- F2: Xuất hiện 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9: 3: 3: 1
12


* Giải thích thí nghiệm:
- Tính trạng trội, lặn rỏ ràng
- Xét riêng từng cặp tính trạng: + Vàng/ Xanh = 3/1

+ Trơn/ Nhăn = 3/1
Tổ hợp các cặp tính trạng tương phản: (3:1)(3:1) = 9: 3: 3: 1 = 16 tổ hợp KH (4 x 4) chứng tỏ mỗi cơ
thể F1 đem lai phải cho 4 loại giao tử, vậy F1 dị hợp tử 2 cặp gen: AaBb
* Các loại kiểu gen ở F2 và các giao tử có thể có khi thực hiện quá trình giảm phân:
(Thông thường, vì đây là qui luật PLĐL do đó khi viết giao tử thì chúng ta áp dụng qui tắc nhánh cây sẻ
viết giao tử một cách dể dàng)
KG
Giao tử
KG
Giao tử
KG
Giao tử
AABB 100% AB
AaBb 1/4AB; 1/4 Ab; 1/4aB; 1/4ab
AAbb
100% Ab
AABb
1/2 AB; 1/2 Ab
aaBB 100% aB
Aabb
1/2 Ab; 1/2 ab
AaBB
1/2 AB; 1/2 aB
aaBb
1/2 aB; 1/2 ab
aabb
100% ab
* Phép lai phân tích của qui luật PLĐL:
Đây là phép lai 2 cặp tính trạng, do đó kết quả phép lai phân tích là 1: 1: 1: 1(AaBb x aabb)
(Trong giải toán, nếu gặp kết quả phép lai phân tích với kết quả trên thì chúng ta xác định ngay đây

chính là qui luật PLĐL của Menđen)
* Công thức tổng quát:
Khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thỏa mãn các điều kiện nghiệm đúng của định luật
Menđen, việc xác định các tỉ lệ được áp dụng bảng công thức tổng quát như sau sẻ nhanh và dể dàng hơn
nhiều
Số cặp gen dị Số loại giao tử Số lượng các
Tỉ lệ phân li
Số lượng các Tỉ lệ phân li kiểu
hợp
F1
kiểu gen F2
kiểu gen F2
kiểu hình F2
hình F2
1
21
31
(1:2:1)1
21
(3:1)1
2
22
32
(1:2:1)2
22
(3:1)2
3
3
3
3

3
2
3
(1:2:1)
2
(3:1)3
......
......
.......
.......
.......
......
n
n
n
n
n
2
3
(1:2:1)
2
(3:1)n
5. Bài tập vận dụng
Câu 1: Điền vào bảng sau để hoàn thành sự tổ hợp các loại kiểu gen trong khung Vennet trong định luật
phân li độc lập của Menđen?
1/4AB 1/4Ab 1/4aB 1/4ab
1/4AB
1/4Ab
1/4aB
1/4ab

Cho biết: A: Gen trội qui định quả dài
a : Gen lặn qui định quả ngắn
Sử dụng dữ kiện trên để trả lời các câu hỏi sau từ câu 2 đến 9
Câu 2: Đem lai giữa cây quả dài với cây quả ngắn, đời F1 xuất hiện toàn quả dài. Biết tính trạng do một
gen qui định. Kiểu gen ở hai cây ở P là:
A. Aa x aa
B. Aa x Aa
C. AA x Aa
D. AA x aa
Câu 3: Sự tổ hợp 2 gen trên tạo ra được số kiểu gen là:
A. 2
B. 3
C.4
D. 5
Câu 4: Số kiểu tự thụ phấn của các kiểu gen là:
A. 2
B. 3
C.4
D. 5
Câu 5: Số kiểu giao phối tự do giữa các kiểu gen là:
13


A. 6
B. 3
C.4
D. 5
Câu 6: Nếu tiếp tục cho cơ thể F1 nói trên tự phối thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là:
A. 50% quả dài: 50% quả ngắn
B. 75% quả dài: 25% quả ngắn

C. 25% quả dài: 75% quả ngắn
D. 100% quả dài
Câu 7: Cho cây F1 lai phân tích, tỉ lệ phân li kiểu gen ở FB là:
A. 1AA: 1aa
B. 1Aa: 1AA
C. 1Aa: 1aa
D. 1AA: 2Aa: 1aa
Câu 8: Nếu cho F1 lai trở lại với cây quả dài ở P thì tỉ lệ kiểu hình sẻ là:
A. 1 quả dài: 1 quả ngắn
B. 3 quả dài: 1 quả ngắn
C. 1 quả dài: 3 quả ngắn
D. 100% quả dài
Câu 9: Nếu cho F1 lai trở lại với cây quả dài ở F2 thì tỉ lệ kiểu hình sẻ là:
A. 3 quả dài: 1 quả ngắn
B. 100% quả dài
C. 1 quả dài: 1 quả ngắn
D. A hoặc B
Câu 10: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào
sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. Aa x Aa.
B. AA x Aa.
C. Aa x aa.
D. AA x aa.
Câu 11: Bản chất quy luật phân li của Menđen là
A. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
C. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.
D. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
Câu12: Phép lai P: AaBb x aaBb cho F1 tỉ lệ kiểu gen là:
A. (1:2:1)2

B. 1:2:1:1:2:1
C. 3:3:1:1
D. 9:3:3:1
Câu 13: Tỉ lệ phân li KH trong phép lai aaBb x AaBb (2 tính trạng đều trội không hoàn toàn)
A. 1:2:1:1:2:1
B. (3+1)2
C. 1:1:1:1
D. (1:2:1)2
Nếu hai tính trạng là trội hoàn và di truyền phân li độc lập thì kiểu gen của các phép lai sau sẻ như
thế nào(câu 14 đến 17):
Câu 14: Tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1
A. AaBb x aabb
B. AaBb x Aabb
C. AaBb x aaBb
D. aaBb x aabb
Câu 15: Tỉ lệ kiểu hình là 3:1?
A. AaBb x aabb
B. AaBB x AaBb
C. AaBb x aaBb
D. aaBb x aabb
Câu 16: Tỉ lệ kiểu hình là 3:3:1:1
A. AaBb x aabb
B. AaBB x Aabb
C. AaBb x aaBb
D. aaBbx aabb
Câu 17: Tỉ lệ kiểu hình là 1:1?
A. AaBb x aabb
B. AaBB x Aabb
C. AaBb x aaBb
D. aaBb x aabb

Câu 18: Ở cà chua, gen qui định tính trạng hình dạng quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui
định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a qui định quả bầu dục. Lai cà chua quả tròn với cà chua quả
bầu dục thu được F1 toàn cây quả tròn. Cho các cây F1 giao phấn, F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ
A. 9 : 3 : 3 : 1.
B. 1 : 1.
C. 1: 2 : 1.
D. 3 : 1.
Câu 19: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột
biến
A. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.
B. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.
C. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể.
D. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 20: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen
B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân
thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ : 12,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa
đỏ : 37,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra.
Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là
A. AaBb x Aabb
B. Aabb x aaBb
C. AaBb x aabb
D. AaBb x aaBb
Câu 21: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các
cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là
A. 1.
B. 6.
C. 8.
D. 3.

14



Cho dữ kiện sau: P:AaBb x AaBb. Mỗi gen quy định một tính trạng ( câu 22-24)
Câu 22: nêu s có một tính trạng trội hoàn toàn, tính trạng còn lại xảy ra gây chết ở thể đồng hợp trội, tỉ lệ
phân li kiểu hình ở đời F1 là:
A. 9:3:3:1
B. 3:1:2:1
C. 6:3:2:1
D. 3:3:1:1
Câu 23: Nếu tính trạng trội hoàn toàn, tính trạng kia trội không hoàn toàn, kết quả phân li kiểu hình của
F1 là:
A. 9:3:3:1
B. 1:2:1:1:2:1
C. 6:3:3:2:1:1
D. 3:3:1:1
Câu 24: nếu cả hai tính trạng đều trội không hoàn toàn, thì tỉ lệ phân li kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu hình
của F1 lần lượt là:
A. 1:2:1 và 1:2:1
B. (1:2:1)2 và (3:1)2
2
2
C. (1:2:1) và (1:2:1)
D. (3:1)2 và (1:2:1)2
Câu 25: Đột biến mất cặp nuclêôtít gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc gen ở vị trí
A. cuối gen
B. giữa gen
C. đầu gen
D. 2/3 gen
II. Liên kết gen, hoán vị gen
1. Các gen liên kết gen hoàn toàn:

- Các cặp gen đồng hợp cho 1 loại giao tử.
Ví dụ:
Ab
KG
cho 1 loại giao tử Ab
Ab
ABd
KG
cho 1 loại giao tử ABd
ABd
- Nếu có 1 cặp gen dị hợp trở lên  cho 2 loại giao tử tỉ lệ tương đương nhau:
AB
Ví dụ:
KG
cho 2 loại giao tử: ½ AB = ½ Ab
Ab
ABd
KG
cho 2 loại giao tử ½ ABd = ½ abd.
abd
- Trong tế bào (2n), số nhóm gen liên kết bằng với số NST trong giao tử (n)
Vd: tế bào ruồi giấm có 2n = 8  có n = 4  có 4 nhóm gen liên kết.
2. Các gen liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen)
- Mỗi nhóm gen phải chứa 2 cặp gen dị hợp trở lên thì mới phát sinh giao tử hoán vị gen được.
- 2 cặp gen dị hợp Số loại giao tử: 22 = 4 loại tỉ lệ không bằng nhau.
* 2 loại giao tử bình thường mang gen liên kết, tỉ lệ mỗi loại >25%
* 2 loại giao tử HV gen mang tổ hợp gen chéo nhau do 2 gen tương ứng đổi chỗ, tỉ lệ mỗi loại
này < 25%
Ví dụ: Cơ thể có KG


AB
liên kết không hoàn toàn.
ab

* 2 loại giao tử bình thường tỉ lệ cao là AB = ab > 25%
* 2 loại giao tử HVG tỉ lệ thấp là Ab = aB < 25%
- Cách tính tần số hoán vị gen:
TSHVG = f = Số cá thể hình thành do HV

gen
Tổng số cá thể nghiên cứu

x 100%

Hoặc:
TSHVG = Tổng tỉ lệ giao tử mang gen hoán vị.
(Các kiến thức cơ bản về hiện tượng hoán vị gen thì các em tham khảo thêm sgk, ở đây chỉ lưu ý là hiện
tượng hoán vị gen ở ruồi giấm chỉ xãy ra ở đối tượng là ruồi giấm cái mà thôi)
III. Tương tác gen:
Dấu hiệu nhận biết:
15


 Phép lai 1 tính trạng.
 Kết quả cho F2 cho 16 tổ hợp  F1 có 2 cặp gen dị hợp qui định 1 tình trạng, phân li độc lập.
 Kết quả F2 là sự biến dạng về tỉ lệ của 4 nhóm gen: 9 A-B- : 3A- bb : 3aaB- : 1aabb.
 Các tỉ lệ thường gặp:
- Tương tác bổ trợ: 9: 6: 1 hay 9: 7 hay 9 : 4 : 3 hay 9 : 3 : 3: 1
- Tương tác át chế: 13 : 3 hay 12 : 3 : 1.
- Tương tác cộng gộp: 15 : 1(các gen trội có vai trò như nhau và các gen lặn có vai trò như nhau)

Kết luận: F1 chứa 2 cặp gen dị hợp phân li độc lập cùng qui định 1 tính trạng thì sự phân li kiểu
hình ở F2 hoặc là bằng hoặc là biến dạng của triển khai biểu thức (3 : 1)2.
IV. Di truyền liên kết với tính.
Dấu hiệu nhận biết gen trên NST X (không alen trên Y)
- Thường tính trạng chỉ biểu hiện ở 1 giới XY Tỉ lệ mắc bệnh không đều ở 2 giới
- Có hiện tượng di truyền chéo (bố truyền cho con gái; mẹ truyền cho con trai)
Ví dụ: Alen (a) gây bệnh và liên kết với NST X(không có alen tương ứng trên Y) sẻ có các trường
hợp sau đây:
- Nam giới: KG: XAY - KH: bình thường
KG: XaY - KH: bị bệnh
- Nữ giới: KG: XAXA - KH: bình thường
KG: XAXa - KH: bình thường
KG: XaXa - KH: bị bệnh
(Vận dụng qui tắc này, khi giải bài tập chúng ta tiến hành suy luận và giải bình thường)
B. Bài tập vận dụng
Câu 1: Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?
A. Mẹ AA x Bố aa và Mẹ Aa x Bố aa
B. Mẹ AABB x Bố aabb và Mẹ aabb x Bố AABB
C. Mẹ AABB x Bố aabb và Mẹ AABb x Bố aaBb
D. Mẹ Aa x Bố aa và Mẹ aa x Bố AA
Câu 2: Trong trường hợp trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai: P: Aa x Aa lần
lượt là:
A. 1 : 2: 1 và 1: 2 :1
B. 3 : 1 và 1 : 2 : 1
C. 1 : 2 : 1 và 3 : 1
D. 3 : 1 và 3: 2 : 1
Câu 3: Khi cho cây hoa màu đỏ lai với cây màu trắng được F1 toàn hoa màu đỏ. Cho rằng mỗi gen quy
định một tính trạng. Kết luận nào có thể được rút ra từ phép lai này?
A. Đỏ là tính trạng trội hoàn toàn
B. P thuần chủng

C. F1 dị hợp tử
D. cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Ở một loài thực vật, khi lai giữa dạng hoa đỏ thẫm thuần chủng và dạng hoa trắng thuần chủng
được F1 toàn hoa màu hồng. Khi cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỉ lệ: 1 đỏ thẫm : 4 đỏ tươi : 6 hồng: 4
đỏ nhạt: 1 trắng. Quy luật di truyền đã chi phối phép lai này là:
A. Tương tác át chế giữa các gen không alen.
B. tương tác bổ trợ giữa các gen không alen.
C. Tương tác cộng gộp giữa các gen không alen.
D. Phân li độc lập.
AB
Câu 5: Một tế bào có KG:
Dd khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại tinh trùng?
ab
A. 1
B. 2
C. 4
D. 8
AB
Dd khi giảm phân có trao đổi chéo xảy ra có thể cho mấy loại trứng?
Câu 6: Một cơ thể có KG:
ab
A. 2
B. 4
C. 8
D. 16
Câu 7: Trong trường hợp mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn
BD
toàn. Kiểu gen Aa
khi lai phân tích sẽ cho thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là:
bd

A. 3 : 3 :1 :1
B. 1 :1 : 1 : 1
C. 1 : 2 : 1
D. 3 : 1.
Câu 8: Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan đến trường hợp nào sau đây?
A. Gen trên NST X
B. Gen trên NST Y.
C. Gen trong tế bào chất.
D. Gen trên NST thường.
16


Câu 9: Ở một loài, cho biết DD: quả tròn, Dd: quả bầu dục; dd: quả dài. Cho cây có quả tròn giao phấn
với cây có quả bầu dục thì kết quả thu được là:
A. 50% quả tròn: 50% quả dài.
B. 50% quả bầu dục: 50% quả dài.
C. 50% quả tròn: 50% quả bầu dục.
D. 100% quả tròn..
Câu 10: Loại giao tử AbD có thể tạo ra từ kiểu gen nào sau đây?
A. AABBDD
B. AABbdd
C. AabbDd
D. aaBbDd
Câu 11: Kiểu gen không tạo được giao tử aBD là:
A. AaBBDD
B. aaBBDD
C. AaBbDd
D. aaBBdd
Câu 12: Tỉ lệ KG Aabb được tạo ra từ phép lai AaBb x AABb là:
A. 12,5%

B. 20%
C. 22,5%
D. 25%.
Câu 13: Phép lai AaBb x AaBb không thể tạo ra kết quả nào sau đây?
A. con lai có 16 tổ hợp.
B. con lai có 9 kiểu gen
C. Nếu mỗi gen qui định một tính trạng, con lai có 2 kiểu hình
D. Mỗi cơ thể mang lai tạo 4 loại giao tử ngang nhau về tỉ lệ.
Câu 14: Phép lai nào sau đây con lai F1 đồng tính?
A. AaBB x AaBB
B. AABb x AABb
C. Aabb x aaBB
D. AaBb x aabb.
Câu 15: Kiểu gen nào sau đây luôn tạo được 2 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau dù liên kết gen hoàn toàn
hay có hoán vị gen.
BDE
BD
De
A. Aa
B.
C.
D. Cả 3 kiểu gen trên.
de
BD
BDe
AD
Câu 16: tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ kiểu gen
nếu xảy ra TSHVG 20% là:
ad
A. 10% AD: 10% ad: 40%Ad: 40%aD

B. 40% AD: 40% ad: 10%Ad: 10%aD
C. 30% AD: 30% ad: 20%Ad: 20%aD
D. 20% AD: 20% ad: 30%Ad: 30%aD
Câu 17: Cho cơ thể dị hợp 2 cặp gen trên 1 NST tương đồng lai với một cơ thể khác mang kiểu hình lặn.
Ở con lai xuất hiện kiểu hình mang 2 tính trạng lặn có tỉ lệ 12%. Tần số hoán vị gen ở cá thể mang lai là:
A. 24%
B. 12%
C. 26%
D. 38%.
BD
Câu 18: Tỉ lệ của các loại giao tử tạo ra từ kiểu gen Aa
giảm phân bình thường là:
Bd
A. 25% ABD; 25% ABd; 25% aBD; 25% aBd
B .40% ABD; 40% ABd; 10% aBD; 10% aBd
C. 50% ABD; 50% ABd;
D. 50% aBD; 50% aBd.
Ad
Câu 19: Tế bào mang kiểu gen
Bb giảm phân có hoán vị gen 40%, tỉ lệ của loại giao tử AdB là
aD
A. 10%
B. 15%
C. 20%
D. 25%.
Câu 20. Ở 1 loài thực vật, kiểu gen A- B- biểu hiện quả tròn, các kiểu gen còn lai (A-bb; aaB-; aabb) biểu
hiện quả dài. Tỉ lệ kiểu hình của F2 tạo ra từ phép lai P: Aabb x aaBB là:
A. 9 quả tròn: 7 quả dài.
B. 9 quả dài: 7 quả tròn
C. 15 quả tròn: 1 quả dài.

D. 13 quả dài: 3 quả tròn.
Câu 21: Ở 1 loài thực vật, chiều cao cây do 2 gen không cùng lôcut quy định, cứ mỗi alen trội làm cho
cây cao thêm 5cm so với gen lặn. Qui luật di truyền nào đã chi phối tính trạng chiều cao cây nói trên?
A. qui luật phân li độc lập
B. qui luật tác động cộng gộp
C. qui luật tác động bổ trợ.
D. qui luật tác động át chế.
Câu 22: Sử dụng dữ liệu câu 21-Kiểu gen nào sau đây biểu hiện chiều cao thấp nhất?
A. AABB
B. AaBB
C. AABb
D. aabb.
Câu 23: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 2 gen không alen phân li độc lập qui định và cứ mỗi alen
trội làm cho cây giảm bớt chiều cao 10cm. Cây cao nhất có độ cao 100cm.
Kiểu gen cho cây có chiều cao 80cm là:
A. AAbb, aaBB, AaBb
B. AABB, Aabb, aabb
C. AABb và AaBB
D. A-B-; A-bb; aaB-; aabb.

17


Câu 24: Bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NST X qui định (không alen trên Y), genA qui định máu
đông bình thường. Trong 1 gia đình, bố mẹ binh thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh. Xác suất bị bệnh
của đứa con trai thứ 2 là:
A. 50%
B. 25%
C. 12,5%
D. 6,25%.

Câu 25: Ở người bệnh mù màu (đỏ -lục) do gen lặn m trên X qui định (không có alen trên Y). Gen M qui
định phân biệt màu rõ, NST Y không mang gen tương ứng. Trong 1 gia đình, bố mẹ đều phân biệt màu rõ
sinh cô con gái dị hợp về gen này, kiểu gen bố mẹ là:
A. XMXM x XMY.
B. XMXM x XmY.
M m
m
C. X X x X Y.
D. XMXmx XMY.
Câu 26: ( dữ liệu câu trên) Một người phụ nữ bình thường (em trai bị mù màu) lấy một người chồng bình
thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh ra được 1 người con trai thì xác suất để người con trai đó bệnh mù
màu là bao nhiêu ?
A. 0,125
B. 0,25.
C. 0,5.
D. 0,75.
Câu 27: ( dữ liệu câu trên) Một người phụ nữ bình thường (em trai bị mù màu) lấy một người chồng bình
thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh ra được 1 người con trai thì xác suất để người con trai đó bệnh mù
màu là bao nhiêu ?
A. 0,125
B. 0,25.
C. 0,5.
D. 0,75.
Chuyên đề 3:

DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
I. Kiến thức cơ bản
1. Quần thể giao phối:
* Khái niệm: Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định vào một
thời điểm nhất định, các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối và sinh ra đời con cái.

* Các đặc trưng cơ bản của quần thể:
- Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng:
Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định và được thể hiện thông
qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
- Mỗi quần thể có một cấu trúc di truyền đặc trưng
2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn
Trước tiên các em cần nắm được:
Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen thay đổi qua các thế hệ như sau:
- Giảm dần tần số kiểu gen dị hợp (Aa)
- Tăng dần số kiểu gen đồng hợp(AA, aa), đồng hợp lặn (aa) biểu hiện ra kiểu hình
Minh họa:
Thế hệ Kiểu gen đồng hợp tử Kiểu gen dị hợp tử Kiểu gen đồng hợp tử lặn
trội
P
0
Aa(100%)
0
F1
1 AA(25%)
2 Aa(50%)
1 aa(25%)
F2
6 AA(37.5%)
4 Aa(25%)
6 aa(37.5%)
F3
28 AA(43.75%)
8 Aa(12.5%)
28 aa(43.75%)
......

.........
...........
............
Fn
............AA ............
...........Aa........
.................aa..............
Khi giải toán, chúng ta tiến hành áp dụng công thức tính như sau:(Nhớ là tự phối)
Giả sử một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền như sau:
x AA: y Aa: z aa = 1 (với x + y + z = 1)
Cách tính tỉ lệ các kiểu gen khi tự phối:
Số thế
Tỉ lệ các kiểu gen tương ứng
hệ
Aa
AA
aa
1
(1/2)1 y
x + (y - (1/2)1 y)/2
z + (y - (1/2)1 y)/2
2
(1/2)2 y
x + (y - (1/2)2 y)/2
z + (y - (1/2)2 y)/2
18


3
...........

n

(1/2)3 y
..................
(1/2)n y

x + (y - (1/2)3 y)/2
....................
x + (y - (1/2)n y) / 2

z + (y - (1/2)3 y)/2
..................
z + (y - (1/2)n y) / 2

( Hể thấy đề bài cho quần thể dạng tự phối và yêu cầu tìm TPKG ở thế hệ n thì chúng ta tiến hành áp
dụng công thức trên ngay, không ngần ngại gì cả. Trong quá trình làm bài, chỉ cần chúng ta linh động thì
sẻ cho đáp án nhanh chóng)
3. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
* Giả sử một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền như sau:
x AA: y Aa: z aa = 1 (với x + y + z = 1)
* Sự cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể giao phối theo kiểu ngẫu phối tuân theo định luật
Hacđi - Vanbec.
Đẳng thức Hacđi - Vanbec có dạng:
P2AA: 2.P.q Aa: q2 aa = 1. Với P + q = 1
Trong đó:
P: là tần số alen A = x + y/2
q: là tần số alen a = z + y/2
Lưu ý: Trong quá trình giải toán chúng ta sẻ gặp rất nhiều dạng khác nhau có thể xãy ra:
- Đối với quần thể giao phối theo kiểu ngẫu phối, khi TPKG cân bằng di truyền ở thế hệ F1 thì thế hệ
(n) củng cân bằng di truyền.

- Các dạng toán thường gặp:
1. Dạng đề bài cho tỉ lệ các kiểu gen.
VD: 0.25AA: 0.50Aa: 0.25aa = 1 → Giải bình thường
2. Dạng đề bài cho tỉ lệ % các kiểu gen
VD: 25%AA: 50%Aa: 25%aa → Đổi tỉ lệ % trước đã rồi giải
3. Dạng đề bài cho số lượng cá thể ở từng kiểu gen:
VD: 200AA: 500Aa: 300aa → Ta chia tỉ lệ từng kiểu gen rồi mới giải bình thường theo Hacđi Vanbec.
4. Dạng khuyết:
- Khuyết AA:
Ta cứ xem khuyết kiểu gen nào thì coi như tỉ lệ kiểu gen
- Khuyết Aa:
đó bằng 0 và cứ giải bình thường
- Khuyết aa:
5. Dạng cho tỉ lệ kiểu gen AA hoặc aa có nghĩa là đề bài cho chúng ta biết P 2 hoặc q2 , ta khai căn bậc
hai và tìm ra P hoặc q, sau đó giải bình thường.
4. Các bài tập mẫu:
Câu 1. Một quần thể có số lượng các cá thể: 40 AA, 100 Aa, 60 aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau 4
thệ ngẫu phối như thế nào?
Giải:
Thành phần kiểu gen của QT ở thế hệ xuất phát P: 40/200AA: 100/200Aa: 60/200aa = 1
P: 0.2AA: 0.5Aa: 0.3aa = 1
Tần số alen A = 0.2+0.5/2 = 0.45
Tần số alen a = 0.3+0.5/2 = 0.55
2
Cấu trúc DT của quần thể ở thế hệ F1: (0.45) AA: 2x0.45x0.55Aa: (0.55)2 aa =1
F1: 0.2025AA: 0.495Aa: 0.275aa = 1
Ở thế hệ F1 thì cấu trúc DT của QT đã đạt trạng thái CBDT do đó ở F4 cũng cân bằng.
Câu 2. Một quần thể có số lượng các cá thể: 40 AA, 100 Aa, 60 aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau 4
thệ tự phối như thế nào?
Giải:

Thành phần kiểu gen của QT ở thế hệ xuất phát P: 40/200AA: 100/200Aa: 60/200aa = 1
P: 0.2AA: 0.5Aa: 0.3aa = 1
Tỉ lệ kiểu gen Aa ở F4 là: Aa = (1/2)4 x 0.5 = 0.03125
Tỉ lệ kiểu gen AA ở F4 là: AA = 0.2 +(0.5-(1/2)4 x 0.5)/2=0.434375
Tỉ lệ kiểu gen aa ở F4 là : aa = 1 - (0.434375 + 0.03125) = 0.534375

19


Vậy CTDT của QT ở thế hệ F4 khi tự phối là: 0.434375AA: 0.03125Aa: 0.534375aa =1
Câu 3. Một quần thể cân bằng di truyền có 15000 cá thể, trong đó số cá thể đồng hợp lặn (aa) chiếm 49%.
Số cá thể dị hợp (Aa) trong quần thể trên là bao nhiêu?
Giải:
Ta có: Số cá thể đồng hợp lặn aa = 49% = 0.49 = q2 do đó: q = √0.49 = 0.7; p = 0.3
Tỉ lệ dị hợp: 2pq = 2x0.7x0.3=0.42 ; Số cá thể dị hợp = 0.49 x 15000 = 7350 cá thể.
5. Kiến thức di truyền nhóm máu: (Nâng cao)
Dạng kiến thức di truyền về nhóm máu chúng ta cần lưu ý:
* Các nhóm máu ở quần thể người: A, B, AB(chuyên nhận), O(chuyên cho)
* Các nhóm máu ở quần thể người tương ứng với 4 loại kiểu hình với các kiểu gen như sau:
TT
1
2
3
4

Kiểu hình
A
B
AB(chuyên nhận)
O(chuyên cho)


Kí hiệu T/S
P
q

Kiểu gen
I I ; IAIo
IB IB ; IBIo
IAIB
r
IoIo
(Với p + q + r = 1)
A A

Tần số kiểu hình
P2 + 2pr
q2 + 2qr
2pq
r2

II. Bài tập vận dụng
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng đối với cấu trúc của quần thể tự phối?
A. Tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng.
B. Bao gồm các dòng thuần.
C. Tần số tương đối của các alen ở các lôcút thay đổi.
D. Tất cả giải đáp đều đúng.
Câu 2: Quần thể tự phối ban đầu có toàn kiểu gen Aa, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tồn
tại trong quần thể là:
A. 25%
B. 50%

C. 75%
D. 87,5%
Câu 3: Đặc điểm nào là của quần thể giao phối?
A. Không có quan hệ bố mẹ, con cái.
C. Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
B. Chỉ có quan hệ tự vệ, kiếm ăn.
D. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen thay đổi.
Câu 4: Trong một quần thể cây hoa mõm chó có 80 cây hoa trắng, 100 cây hoa hồng và 20 cây hoa đỏ biết
rằng
hoa đỏ có kiểu gen CrCr, hoa hồng có kiểu gen CrCw, hoa trắng có kiểu gen CwCw. Tần số alen Cr trong
quần thể là:
A. 0,25
B. 0,35
C. 0,45
D. 0,65
Câu 5: Khi tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì con cháu:
A. sinh trưởng phát triển chậm.
B. có năng suất giảm, nhiều cây bị chết.
C. chống chịu kém.
D. cả 3 câu A. B và C.
Câu 6: Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì ở các thế hệ sau:
A. tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp đều tăng dần.
B. tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần, tỉ lệ thể dị hợp tăng dần.
C. tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần, tỉ lệ thể di hợp giảm dần.
D. tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp đều giảm dần.
Câu 7: Nếu ở thế hệ xuất phát: 0,64 BB + 0,32 Bb + 0,04 bb = 1, thì tần số:
A. B = 0,50, b = 0,50.
B. B = 0,80, b = 0,20. C. B = 0,20, b = 0,80.
D. B = 0,25, b = 0,75.
Câu 7’: Đối với những cây giao phấn, khi tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thấy xuất hiện hiện tượng:

A. Chống chịu kém.
B. Sinh trưởng, phát triển chậm.
C. Năng suất giảm, nhiều cây chết.
D. Cả 3 câu A, B và C.
Câu 8: Hiện tượng nào dưới đây có thể không phải là do giao phối gần?
A. Tạo giống mới có năng suất cao.
B. Thoái hoá giống.
C. Kiểu gen đồng hợp tăng, dị hợp giảm.
D. Tạo ra dòng thuần.
Câu 9: Đặc điểm nào của quần thể ngẫu phối?
A. Không có quan hệ đực cái.
B. Chỉ có quan hệ tự vệ, kiếm ăn.
C. Quần thể có tính đa hình.
D. Cả 3 câu A, B và C.
20


Câu 10: Định luật Hacđi-Vanbec về sự ổn định của các alen ở mỗi lôcút trong quần thể phối được biểu
thị dưới dạng toán học như thế nào?
A. H = 2pq
B. ( p+q) (p-q ) = p2 q2
2
C. (p + q) = 1
D. (p2 + 2pq ) = 1
Câu 11: Điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi-Vanbec là:
A. không có đột biến gen thành các gen không alen khác.
B. không có chọn lọc tự nhiên, quần thể đủ lớn để có ngẫu phối.
C. không có sự du nhập của các gen lạ vào quần thể.
D. tất cả các điều kiện trên.
Câu 12: Trong một cộng đồng người Bắc Âu có 64% người có da bình thường, biết rằng tính trạng da bình

thường là trội so với tính da bạch tạng, gen qui định tính trạng nằm trên NST thường và cộng đồng có sự cân
bằng về thành phần kiểu gen. Tần số người bình thường có kiểu gen dị hợp là bao nhiêu?
A. 0,36
B. 0,48
C. 0,24
D. 0,12
Câu 13: Ở một vài quần thể cỏ, khả năng mọc trên đất nhiễm kim loại nặng như nicken được qui định
bởi gen trội R. Trong một quần thể có sự cân bằng về thành phần kiểu gen, có 51% hạt có thể nảy mầm
trên đất nhiễm kim loại nặng. Tần số tương đối của các alen R và r là bao nhiêu?
A. p = 0,7, q = 0,3
B. p = 0,3, q = 0,7
C. p = 0,2, q = 0,8
D. p = 0,8, q= 0,2
Câu 14: Tại sao quần thể giao phối được xem là đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên?
A. Vì quần thể có tính di truyền ổn định.
B. Trong quần thể có mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể.
C. Quần thể có tính đa dạng.
D. Quần thể bao gồm các dòng thuần.
Câu 15: Định luật Hacđi-Vanbec có ý nghĩa gì?
A. Giải thích được sự ổn định qua thời gian của những quần thể tự nhiên.
B. Biết được tần số các alen có thể xác định được tần số kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.
C. Từ tỉ lệ kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tần số tương đối của các alen.
D. Cả 3 câu A, B và C.
Câu 16: Mặt hạn chế của định luật Hacđi-Vanbec là:
A. đột biến và chọn lọc thường xuyên xảy ra.
B. sức sống của thể đồng hợp và dị hợp trong thực tế khác nhau.
C. các biến động di truyền có thể xảy ra.
D. tất cả 3 câu A, B và C.
Câu 17: Trong quần thể ngẫu phối, từ tỉ lệ phân bố các kiểu hình có thể suy ra:
A. tỉ lệ các kiểu gen tương ứng.

B. tần số tương đối của các alen.
C. cấu trúc di truyền của quần thể.
D. cả 3 câu A, B và C.
Câu 18: Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
A. tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể.
B. tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể.
C. tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể.
D. tổng tần số tỉ lệ phần trăm các alen của cùng một gen.
Câu 19: Giả sử một gen có 2 alen A và a. Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen A. Sự kết hợp ngẫu
nhiên của các loại giao tử sẽ tạo ra thế hệ tiếp sau với thành phần kiểu gen:
A. pAA, qaa
B. p2AA; q2aa
C. p2AA; 2pqAa; q2aa
D. pqAa
Câu 20: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh:
A. sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể.
B. sự ổn định của tần số tương đối các kiểu hình trong quần thể.
C. sự cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.
D. trạng thái động của quần thể.
Câu 21: Trong một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,36AA +
0,48Aa + 0,16 aa = 1. Tần số tương đối của các alen A: a là:
A. A: a = 0,36: 0,64
B. A: a = 0,64: 0,36
C. A: a = 0,6: 0,4
D. A: a = 0,75: 0,25

21


Câu 22: Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên có hai gen alen D và d, tần số tương đối của alen d là

0,2, cấu trúc di truyền của quần thể này là:
A. 0,25DD + 0,50Dd + 0,25dd
B. 0,04DD + 0,32Dd + 0,64dd
C. 0,64DD + 0,32Dd + 0,04dd
D. 0,32DD + 0,64Dd + 0,04dd
Câu 23: Cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật tự thụ như sau: 0,5AA: 0,5aa. Giả sử quá trình đột
biến và chọn lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là:
A. 25%AA: 50% Aa: 25%aa
B. 50%AA: 50%Aa
C. 50%AA:50%aa
D. 25%AA:50%aa: 25% Aa
Câu 24: Theo nội dung của định luật Hacđi - Vanbec, yếu tố nào sau đây có khuynh hướng duy trì không
đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác?
A. Tần số tương đối của các kiểu gen trong quần thể.
B. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen.
C. Tần số tương đối của các kiểu hình trong quần thể.
D. Tần số tương đối của các gen trong quần thể
Câu 25: Trong một quần thể ngẫu phối, một gen có 3 alen sẽ tạo ra số loại kiểu gen trong các cá thể
lưỡng bội của quần thể là
A. 3 loại kiểu gen
B. 4 loại kiểu gen
C. 5 loại kiểu gen.
D. 6 loại kiểu gen.
Câu 26: Trong một quần thể ngẫu phối, nhờ định luật Hacđi - Vanbec, khi biết tần số tương đối của các
alen ta có thể dự đoán được
A. tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.
B. khả năng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. khả năng biến đổi thành phần kiểu hình của quần thể.
D. khả năng xuất hiện một loại đột biến mới trong tương lai.
Câu 27: Trong một quần thể ngẫu phối, xét 1 gen có 2 alen A và a. Gọi p tần số tương đối của alen A, q

là tần số của alen a. Thành phần kiểu gen của quần thể này là
A. pAA : pqAa : qaa.
B. p2AA : pqAa : q2aa. C. p2AA : 2pqAa : q2aa.
D. pAA : (p+q)Aa
Câu 28: Cuống lá dài của cây thuốc lá là do một gen lặn đặc trưng quy định. Nếu trong một quần thể tự
nhiên có 49% các cây thuốc lá cuống dài, khi lai phân tích các cây thuốc lá cuống ngắn của quần thể này
thì sác xuất có con lai đồng nhất ở FB là
A. 51%.
B. 30%.
C. 17,7%.
D. 42%.
Câu 29: Trong một quần thể cân bằng di truyền có các alen T và t. 51% các cá thể là kiểu hình trội. Đột
nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành; sau đó,
điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là
A. 0,41.
B. 0,3
C. 0,7
D. 0,58.
Câu 30: Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi- Van bec?
A. Không xảy ra quá trình đột biến.
B. Không có áp lực của CLTN.
C. Không có hiện tượng di nhập gen.
D. Tần số tương đối của các alen không thay đổi qua các thế hệ ngẫu phối.
Câu 31: Cho biết các quần thể đều ở trạng thái cân bằng di truyền. Quần thể nào dưới đây có tỉ lệ kiểu
gen dị hợp(Aa) lớn nhất?
A. Quần thể 1: A = 0,8; a = 0,2.
B. Quần thể 2: A = 0,7; a = 0,3.
C. Quần thể 3: A = 0,6; a = 0,4.
D. Quần thể 4: A = 0,5; a = 0,5.
Câu 32: Quá trình nào dưới đây không làm thay đổi tần số tương đối của các alen của mỗi gen trong quần

thể?
A. Quá trình đột biến.
B. Quá trình ngẫu phối.
C. Quá trình CLTN.
D. Sự di nhập gen.
Câu 33: Trong các quần thể dưới đây, quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa
B. 0,49 AA : 0,35 Aa : 0,16 aa
C. 0,01 AA : 0,18 Aa : 0,81 aa
D. 0,36 AA : 0,46 Aa : 0,18 aa

22


Câu 34: Trong điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi- Vanbec, quần thể có thành phần kiểu gen nào
sau đây sẽ không thay đổi cấu trúc di truyền khi thực hiện ngẫu phối?
A. 0,2 AA : 0,6 Aa : 0,2 aa.
B. 0,09 AA : 0,55 Aa : 0,36 aa.
C. 0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa.
D. 0,36 AA : 0,38 Aa : 0,36 aa.
Câu 35: Xét một quần thể sinh vật ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ giao tử mang alen A bằng 2/3 tỉ
lệ giao tử mang alen a, thành phần kiểu gen của quần thể đó là:
A. 0,25 AA : 0,5 Aa ; 0,25 aa.
B. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0, 36 aa.
C. 0,4 AA ; 0,51 Aa : 0,09 aa.
D. 0,04 AA : 0,87 Aa : 0,09 aa.
Câu 36: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Xét một quần thể
ruồi giấm ở trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbec có tỉ lệ kiểu hình thân xám chiếm 64%, tần số tương đối
của A/a trong quần thể là:
A. 0,64/ 0,36.

B. 0,4/ 0,6.
C. 0,6/ 0,4.
D. 0,36/ 0,64.
Câu 37: Giả sử tần số tương đối của A/a trong một quần thể ruồi giấm là 0,7/0,3, thành phần kiểu gen của
quần thể sau một thế hệ ngẫu phối là:
A. 0,14 AA : 0,26 Aa : 0,6 aa.
B. 0,49AA : 0,21 Aa : 0,09 aa.
C. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.
D. 0,09 AA : 0,21 Aa : 0,49 aa.
Câu 38: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do 1 gen gồm 2 alen A và a quy định. Xét 1 quần thể có tần số
tương đối A/a là 0,8/0,2, tỉ lệ kiểu hình của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối có thể là:
A. 3 : 1.
B. 4 : 1.
C. 24 : 1.
D. 1 : 2 : 1.

Chuyên đề 4:

ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Câu 1: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV. Tạo dòng thuần chủng.
Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
A. I → III → II.
B. III → II → I.
C. III → II → IV.
D. II → III → IV.

Câu 2: Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở
A. vi sinh vật.
B. động vật.
C. cây trồng.
D. động vật bậc cao.
Câu 3: Trong quá trình phân bào, cơ chế tác động của cônsixin là
A. cản trở sự hình thành thoi vô sắc.
B. làm cho tế bào to hơn bình thường.
C. cản trở sự phân chia của tế bào.
D. làm cho bộ nhiễm sắc thể tăng lên.
Câu 4: Trong đột biến nhân tạo, hoá chất 5BU được sử dụng để tạo ra dạng đột biến
A. thay thế cặp nuclêôtit.
B. thêm cặp nuclêôtit.
C. mất đoạn nhiễm sắc thể.
D. mất cặp nuclêôtit.
Câu 5: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với
A. thực vật và vi sinh vật.
B. động vật và vi sinh vật.
C. động vật bậc thấp.
D. động vật và thực vật.
Câu 6: Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là việc chọn tạo ra các giống
A. lúa.
B. cà chua.
C. dưa hấu.
D. nho.
Câu 7: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp
A. cấy truyền phôi.
B. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo.
C. dung hợp tế bào trần.
D. nuôi cấy hạt phấn.

Câu 8: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau?
A. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật.
B. Cấy truyền phôi.
C. Nuôi cấy hạt phấn.
D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 9: Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp
23


A. nhân bản vô tính.
B. dung hợp tế bào trần.
C. nuôi cấy tế bào, mô thực vật.
D. nuôi cấy hạt phấn.
Câu 10: Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính
người ta sử dụng phương pháp
A. lai tế bào.
B. đột biến nhân tạo.
C. kĩ thuật di truyền.
D. chọn lọc cá thể.
Câu 11: Khi nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong môi trường nhân tạo có thể mọc thành
A. các giống cây trồng thuần chủng.
B. các dòng tế bào đơn bội.
C. cây trồng đa bội hoá để có dạng hữu thụ.
D. cây trồng mới do đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 12: Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân
bản?
A. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.
B. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.
C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
D. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.

Câu 3: Enzim nối sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp có tên là
A. restrictaza.
B. ligaza.
C. ADN-pôlimeraza.
D. ARN-pôlimeraza.
Câu 5: Kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng thể truyền được gọi là
A. kĩ thuật chuyển gen.
B. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp.
C. kĩ thuật tổ hợp gen.
D. kĩ thuật ghép các gen.
Câu 6: Trong công nghệ gen, kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền được gọi là
A. thao tác trên gen.
B. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp.
C. kĩ thuật chuyển gen.
D. thao tác trên plasmit.
Câu 7: Để có thể xác định dòng tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp, các nhà khoa học
A. chọn thể truyền có gen đột biến.
B. chọn thể truyền có kích thước lớn.
C. quan sát tế bào dưới kính hiển vi.
D. chọn thể truyền có các gen đánh dấu.
Câu 8: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là:
A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ
hợp.
B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp→ tạo ADN tái tổ hợp→ chuyển ADN tái tổ hợp vào TB
nhận.
Câu 9: Điều nào sau đây là không đúng với plasmit?
A. Chứa phân tử ADN dạng vòng.
B. Là một loại virút kí sinh trên tế bào vi khuẩn.

C. Là phân tử ADN nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn.
D. ADN plasmit tự nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể.
Câu 10: ADN nhiễm sắc thể và ADN plasmit có chung đặc điểm nào sau đây?
A. Nằm trong nhân tế bào.
B. Có cấu trúc xoắn vòng.
C. Có khả năng tự nhân đôi.
D. Có số lượng nuclêôtit như nhau.
Câu 11: Để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận có thể dùng chất nào sau đây?
A. Muối CaCl2.
B. Xung điện.
C. Muối CaCl2 hoặc xung điện.
D. Cônxixin.
Câu 12: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn;
2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau;
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:
A. 1, 2, 3
B. 3, 1, 2
C. 2, 3, 1
D. 2, 1, 3

24


Chuyên đề 5:

DI TRUYỀN HỌC NGƢỜI

A. Tóm tắt lý thuyết quan trọng:

1. Bệnh:

2. Hội chứng:

25


×