Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Vai trò của biển đối với Duyên Hải Nam Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.12 KB, 11 trang )

Đề bài: Vai trò của biển đối với Duyên Hải Nam Trung Bộ

BỐ CỤC GỒM
I.
II.
III.

Khái quát về duyên hải nam trung bộ
Vai trò của biển đối với duyên hải nam trung bộ
1. Về kinh tế - xã hội
2. Văn hóa
Kết luận

1


I.

KHÁI QUÁT VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

1/Vị trí địa lý
Là dải đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển.
Địa giới hành chính:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.



Thành phố Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hòa
Ninh Thuận
Bình Thuận

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên
trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển, gần Thành phố Hồ
Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; cửa ngõ
của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế
Hiện nay, đa số sách báo, trong đó có các sách giáo khoa, Từ điển
Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Bình
Thuận và Ninh Thuận vào vùng duyên hải Nam (hoặc cực Nam) Trung Bộ.
Riêng Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số tài liệu lấy số liệu của Tổng
cục Thống kê) trước đây lại xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Đông
Nam Bộ. Điều này là thiếu thuyết phục cả về mặt địa lý lẫn lịch sử. Xét về
mặt địa lý ranh giới giữa Nam Bộ và Trung Bộ đi theo vệt hướng bắc-nam là
hợp lý, nếu ghép Bình Thuận và Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ thì sẽ có một
vùng ăn sâu về phía đông, rất vô lý. Xét về mặt lịch sử thì tỉnh Bình Thuận
(thời đó bao gồm cả phủ Ninh Thuận) chỉ được xếp vào Nam Kỳ trong thời
gian khoảng 1 năm (1883-1884) theo hòa ước ký với Pháp, sau đó lại trả về
Trung Kỳ cho tới nay. Hiện nay Tổng cục Thống kê đã xếp Bình Thuận cùng
Ninh Thuận vào Trung Bộ.

2/ Tài nguyên thiên nhiên
2



Tài nguyên lớn nhất của vùng là kinh tế biển. Kinh tế biển nói ở đây bao
gồm: Nguồn lợi hải sản (chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước) và
nuôi trồng thủy sản, nhất là các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc
trai...) với diện tích có thể nuôi trồng là 60.000 ha trên các loại thủy vực:
mặn, ngọt, lợ. Vận tải biển trong nước và quốc tế. Chùm cảng nước sâu đảm
bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng
để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với
vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường "xuyên Á".
Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng
sản của nước ta, đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở
thành trung tâm phát triển công nghiệp thuỷ tinh, kính quang học), đá ốp lát,
nước khoáng, vàng...
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều sân bay quốc tế và có nhiều cảng
biển nước sâu có thể đón được các loại tàu biển có trọng tải lớn như cảng
Cam Ranh, Khánh Hòa, một trong những cảng biển nước sâu lớn nhất cả
nước.Đồng bằng quảng ngãi rộng khoảng 1200km2 bao gồm cả thung lũng
sông trà khúc và sông vệ cũng được cấu tạo tương tự đồng bằng quảng
nam.Nhưng vào mùa khô sông trà khúc và sông vệ đều cạn nước đến mức
người ta có thể lội qua,hiện nay trên sông trà khúc đã có công trình thủy nông
Thạch Nham ngăn sông,xây dựng hệ thống kênh mương chuyển nước phục
vụ sản xuất cho nhiều huyện
II.

VAI TRÒ CỦA BIỂN ĐỐI VỚI DUYÊN HẢI NAM TRUNG
BỘ
II.1VỀ KINH TẾ- XÃ HỘI


Nghề cá
• Tất cả các tỉnh đều giáp biển.
• Tiềm năng phát triển nông nghiệp của vùng hạn chế hơn so với Bắc
Trung Bộ nhưng bù lại có tiềm năng to lớn về đánh bắt và nuôi trồng
hải sản

3


• Nơi đây thuận lợi vì có nhiều bãi tôm, bãi cá. Đặc biệt ở vùng cực
Nam Trung Bộ. Có 2 ngư trường lớn ở Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) và
Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) => Thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
• Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đang được phát triển ở nhiều tỉnh,nhất là
Phú Yên.
• Hoạt động chế biến và khai thác hải sản đa dạng và phong phú trong
đó nổi tiếng là nước mắm Phan Thiết.
• Trong tương lai nghành thủy sản sẽ có vai trò rất lớn trong việc giải
quyết vấn đề thực phẩm của vùng và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa.
• Nhưng vấn đề đặt ra với vùng là phải khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn
lợi thủy sản có ý nghĩa rất cấp bách
Du lịch
• Du lịch biển, đảo và di tích lịch sử văn hoá dân tộc là nguồn lực quan
trọng, là một trong 3 trung tâm du lịch của cả nước (ngoài thủ đô Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh), trong đó nổi bật là giải Đà Nẵng - Hội
An và Vân Phong - Quy Nhơn - Nha Trang - Cam Ranh - Ninh Chữ Mũi Né.
• Có nhiều bãi biển và hòn đảo đẹp, bãi tắm tốt: Non Nước, Nha Trang,
mũi Né…Nha Trang là trung tâm du lịch nổi tiếng của nước ta.
• Ngành du lịch phát triển mạnh nhờ có nhiều bãi tắm, thắng cảnh đẹp.
• Nơi đây có nhiều cảng biển lớn, và còn thích hợp xây dựng các cảng

nước sâu như: Dung Quất, Vân Phong....
• Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt
động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác đang phát triển.
Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối
• Thềm lục địa được khẳng địng là có dầu khí. Hiện nay đã tiến hành
khai thác các mỏ dầu khí ở đảo Phú Quý( Bình Thuận)
• Việc sản xuấ muối cũng rất thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi
tiếng là Cà Ná và Sa Huỳnh
Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng
• Hình thành những trung tâm công nghiệp lớn ở Đà Nẵng Nha Trang,
Quy Nhơn, Phan Thiết

4


TIỂU KẾT:
Biển đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho vùng song bêncạnh đó biển cũng
mang lại rất nhiều thiên tai cho vùng
• Mùa mưa lũ lên nhanh, mùa khô thiếu nước, khô hạn kéo dài ( Ninh
Thuận và Bình Thuận) cần có hệ thống thủy lợi để giải quyết vấn đề
tưới tiêu
• Thiên tai thường sảy ra: nước lũ cuốn trôi , phá hủy biết bao nhiêu nhà
cửa đồ dùng,các gia súc gia cầm, lương thực thực phẩm và đặc biệt là
gây hại đến tính mạng con người.
2.2 VĂN HÓA
2.2.1 Văn hóa vật chất
* Ẩm thực
Văn hóa ẩm thực là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc
trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm… khắc họa một số
nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc

gia… Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách ứng xử và giao tiếp của
một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy. Do đó, ẩm thực của cư dân
miền Trung rất phong phú và có sự thay đổi nghiêng về hải sản,đồ biển. Mỗi
địa phương đều có những đặc sản riêng, mang đậm bản sắc và phong vị của
từng nơi.
-Do tính chất khí hậu nên sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn
-Sống chung với biển nên
- Huế nổi tiếng với các món bún bò giò heo, cơm hến, bánh canh cá lóc Thủy
Dương, bánh canh Nam Phổ, cháo lòng Nam Giao, cháo le le, cháo cá Thuận
An, cháo cá trê đậu xanh, cháo bò, cháo gạo de An Cựu ăn với cá bống thệ
kho rim, cơm gà Bến Ngự, cơm Âm Phủ, cơm trái dừa, nem lụi, thịt bò kho
quế, thịt bò thưng, thịt bò nướng chanh, thịt bò nướng lá lốt, thịt heo - tôm
chua, thịt kho tàu, gỏi cá sanh cầm, bún giấm nuốc, vả trộn, bắp chuối trộn,
canh cá kình nấu với măng chua, canh cá bống thệ nấu thơm cà, canh rau tập
tàng, canh măng giang nấu cá ngạnh nguồn… Đồng thời đây cũng là xứ sở
của các loại bánh và cũng là “vương quốc của các loại chè”.

5


- Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, cũng là nơi hội tụ các đặc sản ẩm
thực của nhiều địa phương. Ngoài mì Quảng thì các món như thịt heo cuốn
bánh tráng, bún mắm thịt quay và bún chả cá là những đặc sản ẩm thực dân
dã… hay những sản vật của biển Đà Nẵng đã làm nên những món ngon cho
vùng đất này. Đến Đà Nẵng không thể bỏ qua những món như gỏi cá, mít
non kho cá chuồn, nộm sứa, nước mắm Nam Ô...
- Quảng Nam vốn nổi tiếng với nhiều món đặc sản bình dân. Món ăn no thì
có: mì Quảng, nổi tiếng nhất là mì Quảng Phú Chiêm, phở sắn Quế Sơn, cao
lầu Hội An, cháo lươn xanh ở Thăng Bình, hến xào xúc bánh tráng, bê thui
Cầu Mống, bánh tráng đập Cẩm Nam; bánh bèo, bánh bao, bánh vạc ở phố

Hội, gà luộc Đèo Le, cơm gà Tam Kỳ, yến sào Hội An, cá còm sông Thu rút
xương rán vàng, hay nấu với me đất…
- Quảng Ngãi cũng là nơi có nhiều món ăn đặc sản. Nổi tiếng nhất là món
don nấu canh, nấu cháo, hay xào với miến, bún, mì và cá bống sông Trà.
Ngoài đặc sản cá bống sông Trà còn có loài cá thài bai, thường được chế biến
theo ba kiểu: hấp, chiên và ram, cũng là đặc sản ẩm thực của Quảng Ngãi.
Vùng rừng núi phía tây thì có loài cá niêng, kẹp vào gắp tre tươi, nướng trên
than hồng nhắm với rượu. Vùng đồng bằng có món bánh xèo, chim mía chiên
dòn hay món bắp nếp nướng lừng danh, canh gà lá giang ở Sa Huỳnh…
- Bình Định cũng là quê hương của cá, tôm, cua, ghẹ, ốc, hàu... Vì thế mà
vùng đất này nổi danh với món cá nướng và gỏi cá, chế biến từ những con cá
mú, cá hồng to tướng và tươi rói. Dân vùng biển khoái ăn cơm với cá ngừ
kho ngọt hay chả cá thuhấp (chả cá Đề Gi). Ngoài ra còn có các món như
bánh canh chả cá; cháo cá rựa; cháo hàu; cháo cua huỳnh đế; bún tôm Mỹ
Lợi; cá mú hấp, da cá mú bông rang vàng, cá chua nướng lá chuối chấm muối
ớt tươi hay nem nướng Chợ Huyện… Hè về, người Bình Định ăn sứa xúc
bánh tráng hay sứa nước lèo; đông sang có bánh xèo Quy Nhơn; Tết đến thì
không thể vắng món thịt bò thưng. Bình Định cũng là quê hương của bánh
hỏi...
- Phú Yên có nhiều loại hải sản có giá trị như: sò huyết đầm Ô Loan; tôm
hùm Sông Cầu; ghẹ đầm Cù Mông; cá ngừ đại dương... Qua bàn tay chế biến
khéo léo của người Phú Yên, những hải sản ấy đã trở thành những đặc sản
danh tiếng, mang lại dư vị khó quên cho những ai từng có dịp thưởng thức.

6


Ngoài ra, Phú Yên còn có các món gỏi sứa; các loại tôm rằn, tôm hùm, tôm
sú, tôm đất hấp nước dừa. Người dân sống trong vùng động cát ven biển thì
có món chả dông. Dân vùng chân núi Chóp Chài thì có món bông giờ xào thịt

và đặc biệt là món bông giờ kho cá đồng ăn trong mùa mưa lũ…
- Khánh Hòa cũng là nơi có nhiều đặc sản ẩm thực gắn liền với biển như yến
sào, hải sâm, cá mú Côn Sơn hấp gừng, tôm hùm sốt sò điệp, cháo tôm hùm,
cháo hải sản, bún cá Ninh Hòa, bún mực Vạn Ninh, bún lá cá dầm, bún ốc,
bún riêu, bún sứa, bún bò ăn với rau ghém, bánh canh chả cá, bánh căn có
nhưn, nem Ninh Hòa, tôm hùm Bình Ba, sò huyết và sá sùng Thủy Triều, gà
“chỉ” Cam Ranh, chả cá thu, chả cá rựa, chả cá nhồng; món gỏi thì có: gỏi cá,
gỏi sứa, đến gỏi ốc, gỏi mực… món nào cũng thơm ngon. Biển Nha Trang là
nơi có nhiều loại ốc như: ốc nhảy, ốc hương, ốc len, ốc giác, ốc đắng, ốc đỏ,
ốc nhung, ốc mỡ, ốc ngựa, ốc gai... Loại ốc nào cũng là nguyên liệu cho các
món hải sản cao cấp.

*Trang phục
-Do ảnh hưởng của khí hậu biển nên cư dân vùng duyên hải nam trung bộ
thường mặc trang phục rộng,thoáng mát để thuận lợi cho sinh hoạt và trong
công việc thường ngày của mình.
-Trang phục trong lễ hội:thường là áo dài,đội khăn đóng,màu sắc dặc sỡ hay
là trên đầu đội hình những con cua,cá…

*Đi lại
Để đánh bắt thủy hải sản chủ yếu là dùng thuyền,ghe,hay thuyền thúng.Đánh
bắt xa bờ dùng thuyền,còn gần bờ dùng ghe.
Đối với việc đánh bắt họ thường đi theo họ hàng,anh em,thông gia để bảo vệ
nhau
*Ở:

7


Những người dân họ sống thành từng làng gọi là làng cá,nhà cửa chi chít,san

sát nhau,sống ở nơi thuận tiện cho việc đánh bắt.Những cư dân biển họ
thường không cố định nhà ở và có thể nhà ngay trên thuyền
Biển cũng in đậm dấu vết trong kiến trúc nhà ở, trong việc chọn hướng nhà
và cả trong việc gọi tên một số chi tiết kiến trúc nhà ở của người Việt.
2.2 Văn hóa tinh thần
Do thiên nhiên tạo nên ở vùng biển miền duyên hải nam Trung bộ các luồng
hải lưu gần bờ, đã đem đến cho vùng biển này những luồng cá lớn đi sát bờ,
và do địa hình có núi vươn ra sát biển, hoạt động nông nghiệp khó khăn do
đồng bằng chật hẹp, nên khi thiên di tới vùng đất này, người Việt buộc phải
thích nghi với biển. Vì vậy, có thể nói, chất biển đậm màu trong văn hóa của
người Việt ở vùng đất này, thể hiện trong nếp sống văn hóa với những phong
tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội dân gian.
2.2.2 Phong tục tập quán
*Vùng duyên hải nam trung bộ có tục thờ các vị thần biển cầu mong sự che
chở,bảo vệ với cuộc sống mưu sông trên biển.Như Ở Sa Huỳnh (Quảng
Ngãi), người dân thờ Bà Thiên Y A Na trong một ngôi đền sát cửa biển.
Ngoài Thiên Y A Na, ở các tỉnh duyên hải miền Trung, nơi đâu có người Hoa
sinh tụ thì nơi đó có đền thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị nữ thần Biển trong tín
ngưỡng của người Hoa, nhằm cầu mong sự phù hộ, độ trì của Bà trong công
cuộc mưu sinh trên biển.
Có lẽ đặc trưng và điển hình nhất cho tín ngưỡng dân gian vùng ven biển
miền Trung là tục thờ cá Ông (cá voi). Có thể nói, đi đến đâu chúng ta cũng
bắt gặp tục thờ này và cá Ông được tôn xưng với các tước hiệu khác nhau
như Nam Hải Đại Tướng Quân, Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần, Đại Càn Nam
Hải Đại Tướng Quân, Đông Hải Ngọc Lân Tôn Thần và các danh xưng dân
gian khác như: Ông Khơi, Ông Lộng, Ông Lớn, Ông Sanh, Ông Chuông,
Ông Cậu… Trong các làng, nhất là làng chài lưới trên biển đều có lăng thờ cá
Ông. Hàng năm, vào những ngày nhất định liên quan đến nghề đánh cá,
người dân tổ chức lễ Nghinh Ông từ ngoài biển về để tế lễ và múa hát bả trạo.


8


Tục thờ cá Ông gắn với một hiện tượng có thật về cá voi hay cứu người, cứu
thuyền lúc bão tố ngoài khơi. Do vậy, có thể coi nghi thức thờ phụng cá Ông
của cư dân miền Trung như là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể,
trong đó cốt lõi là tục thờ cúng cá Ông, một loại hình tín ngưỡng đặc trưng
của cư dân ven biển.
Một hiện tượng tín ngưỡng mang sắc thái khá đặc trưng của cư dân duyên hải
miền Trung là tục thờ Cô Bác. Đó là tục thờ những người bị hoạn nạn, nhất là
bị hoạn nạn trên biển. Khác với thờ cúng tổ tiên theo dòng tộc trong mỗi gia
đình, đây là hình thức thờ cúng của cộng đồng, thường có đền thờ riêng hay
phối thờ ngoài đình hay trong các ngôi đền miếu cùng các vị thần linh khác.
Ngoài ra, tại các làng xã còn thờ cúng nhiều vị thần linh khác, như thờ Bà
Thủy (Bà Thủy Long, một trong năm bà Ngũ Hành), Bà Roi, Tiền Hiền, Hậu
Hiền và nhiều thần linh mang tính địa phương. Các thần linh kể trên thường
không có đền miếu thờ riêng mà được phối thờ chung trong một ngôi đền
miếu. Cho nên có thể xem đây là một hiện tượng tín ngưỡng mang tính pha
tạp và hỗn dung, trong đó sắc thái tín ngưỡng biển và tín ngưỡng nông
nghiệp lồng vào nhau.

2.2.3 Lễ hội
*Lễ hội truyền thống
Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa lâu đời, có sức lôi cuốn mọi tầng lớp nhân
dân và đã trở thành một nhu cầu sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của nhân
dân ta trong nhiều thế kỷ. Trải qua tiến trình lịch sử, lễ hội đã hình thành
những đặc trưng cơ bản, khẳng định những giá trị văn hóa, nhân văn của con
người, hướng con người vươn tới ước mơ, những điều tốt lành... và góp phần
xây đắp những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp trong cộng đồng dân tộc. Ngày nay,
trên dải đất duyên hải nam Trung bộ, ở bất kỳ vùng, miền nào cũng có

những sinh hoạt lễ hội truyền thống khá đậm nét như: hội đua ghe/thuyền, hội
vật làng Sình, lễ hội cầu ngư, lễ hội điện Hòn Chén, lễ vía Quan Thế Âm...
(Thừa Thiên Huế); lễ hội Mục đồng Phong Lệ, lễ hội cầu ngư, lễ hội Quan
Thế Âm... (Đà Nẵng); lễ hội Bà Thu Bồn, lễ hội cầu ngư, lễ vía Quan Công,
lễ vía Thiên Hậu... (Quảng Nam); hội đua ghe thuyền, lễ Khao lề thế lính
Hoàng Sa, lễ cầu ngư... (Quảng Ngãi); lễ hội cầu ngư (Phú Yên); lễ hội Tháp

9


Bà Nha Trang, lễ hội Am Chúa, lễ hội cầu ngư... (Khánh Hòa). Qua một số lễ
hội trên cho thấy, phần lớn sinh hoạt lễ hội gắn liền với đời sống tín ngưỡng
của cư dân sông nước.
*Lẽ hội văn hóa đương đại
- Lễ Khao lề lính thế Hoàng Sa (Quảng Ngãi): Đây là lễ hội được nhân dân
huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi duy trì hàng trăm năm nay nhằm ghi
nhận và tưởng nhớ công ơn những “hùng binh” Hoàng Sa thời xưa, là những
người theo lệnh các nhà nước phong kiến, đã đi ra các vùng biển đảo xa xôi
như Hoàng Sa, Bắc Hải (Trường Sa) để tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên
giới hải phận, xác lập chủ quyền quốc gia, mà không trở về. Lễ hội được tổ
chức tại Âm Linh Tự (một di tích được xếp hạng quốc gia) vào các ngày 18,
19, 20 tháng 4 âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động phong phú, trong đó
đặc biệt nhất là nghi thức thả thuyền giấy ra biển, ngụ ý con dân đất Việt sẽ
mãi duy trì việc ra biển như cha ông thuở trước... Vào những ngày diễn ra lễ
hội, người địa phương còn tổ chức đắp sửa và dọn các ngôi mộ của các chiến
sĩ hải đội Hoàng Sa (dân nơi đây gọi là Mộ gió). Lễ hội này không chỉ mang
ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu văn hóa cộng đồng cư dân ven biển Việt
Nam, du lịch mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống gìn
giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước.
- Festival biển Nha Trang, Khánh Hòa: Được tổ chức 2 năm một lần vào các

năm lẻ, festival biển Nha Trang được các hãng lữ hành lớn đánh giá là tâm
điểm của các tour du lịch mùa hè ở trong vùng. Với gần 60 hoạt động lễ hội
truyền thống và hiện đại gắn liền với chương trình hội thảo, hội nghị, hội thi
sáng tác văn học nghệ thuật, ẩm thực, biểu diễn ca – múa nhạc thời trang…
giúp mọi người khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của vùng biển Nha Trang yên lành,
thơ mộng. Trong thời gian tổ chức festival biển còn có nhiều hoạt động thu
hút cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường biển Nha Trang.
III.Kết Luận
*Biển giữ một vai trò quan trọng trong,tầm ảnh hưởng lớn đời sống kinh tế,
xã hội của vùng duyên hải nam trung bộ bao đời nay.Nhưng cư dân nới đây
đã bám biển để mưu sinh,nó mang lại 1 nguồn lợi lớn cho con người,nhờ biển
đã làm thay đổi diện mạo kinh tê-xã hội của vùng.

10


* Không chỉ mang lại nguồn sống, biển còn ảnh hưởng đến đời sống văn
hóa, tâm linh và tín ngưỡng của vùng,đó là hình thành nên các tín ngưỡng,lễ
lội,tục lệ đã đi vào đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt với những lễ
hội cầu ngư, với tục thờ cúng cá ông, với những vị thần có gốc gác từ biển
khơi hiện diện trong hệ thống thần linh của những cộng đồng cư dân ven biển
gắn liền với biển để phục vụ cho cuộc sống của con người,từ đó làm cho nền
văn hóa thêm đặc sắc,đa dạng.
*Ngoài việc khai thác nguồn lợi từ biển thì cư dân vùng duyên hải nam trung
bộcòn biết chế biến những sản phẩm của biển thành những “đặc sản” để phục
vụ cho nhu cầu ẩm thực của mình, mà nước mắm là “thành tựu” vĩ đại nhất
đã phát minh trong quá trình sống chung với biển.

11




×