Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Thành phần loài và phân bố của một số nhóm động vật không xương sống cỡ lớn tại thủy vực dạng suối xã ngọc thanh thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

LÊ THỊ HIỀN

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA MỘT SỐ
NHÓM ĐỘNG VẬT KHÔNG XƢƠNG SỐNG
CỠ LỚN TẠI THỦY VỰC THUỘC ĐỊA PHẬN
XÃ NGỌC THANH - THỊ XÃ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Động vật học

HÀ NỘI - 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

LÊ THỊ HIỀN

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA MỘT SỐ
NHÓM ĐỘNG VẬT KHÔNG XƢƠNG SỐNG
CỠ LỚN TẠI THỦY VỰC THUỘC ĐỊA PHẬN
XÃ NGỌC THANH - THỊ XÃ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Động vật học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN VĂN HIẾU

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Văn Hiếu Cán bộ giảng dạy tổ Động vật, khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2. Thầy là người đã định hướng và tận tình chỉ bảo , giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đồng thời, qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa
cùng các thầy, cô giáo Khoa Sinh - KTNN, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2,
những người đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình. Đặc biệt, tôi xin chân
thành cảm ơn TS Đỗ Thị Lan Hương - Trưởng phòng thí nghiệm Thực vật học,
Thầy giáo Khuất Văn Quyết và các cán bộ giảng dạy tổ Thực vật - Vi sinh đã tạo
điều kiện cho tôi sử dụng một số thiết bị tại phòng thí nghiệm Thực vật học góp
phần giúp tôi hoàn thành khóa luận đúng thời gian.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên
và là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Lê Thị Hiền


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu, các số liệu trình bày trong khóa luận là do nghiên cứu, thực tiễn đảm
bảo tính trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học, trong
các tạp chí chuyên ngành và các hội thảo khoa học, sách chuyên khảo,… nào khác.
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Lê Thị Hiền


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 1
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 1
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn...................................................... 2
4.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................ 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 3
1.1. Tình hình nghiên cứu ĐVKXS cỡ lớn ở nước trên thế giới .................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu ĐVKXS cỡ lớn ở nước tại Việt Nam ................. 8
1.3. Khát quát điều kiện tự nhiên ở xã Ngọc Thanh – thị xã Phúc Yên – tỉnh
Vĩnh Phúc ........................................................................................................ 11
1.3.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 11

1.3.2. Địa hình ......................................................................................... 12
1.3.3. Đặc điểm khí hậu .......................................................................... 12
1.3.4. Đất đai ........................................................................................... 12
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 13
2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 13
2.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 13


2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 15
2.4.1.Phương pháp nghiên cứu ngoài tự nhiên....................................... 15
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nhiệm ......................... 17
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 17
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 18
3.1. Thành phần loài nhóm ĐVKXS cỡ lớn tại khu vực nghiên cứu.......... 18
3.2. Phân bố theo mùa của nhóm ĐVKXS cỡ lớn tại khu vực nghiên cứu 23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 39
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐVKXS

: động vật không xương sống

ĐDSH

: đa dạng sinh học


ĐVN

: động vật nổi

ĐVĐ

: động vật đáy


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng các taxon thuộc các bậc phân loại của nhóm ĐVKXS cỡ
lớn tại khu vực nghiên cứu .............................................................................. 18
Bảng 3.2. Số lượng loài ĐVKXS cỡ lớn theo mùa tại xã Ngọc Thanh, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................... 24
Bảng 3.3. Thành phần loài ĐVKXS cỡ lớn theo mùa tại khu vực nghiên cứu
......................................................................................................................... 27


DANH MỤC H NH
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu trong khu vực nghiên cứu ....................... 13
Hình 3.1. Tỷ lệ (%) số lượng loài theo các bộ, lớp thuộc nhóm ĐVKXS cỡ
lớn tại khu vực nghiên cứu .............................................................................. 19
Hình 3.2. Số lượng loài ĐVKXS cỡ lớn theo mùa tại xã Ngọc Thanh, thị xã
Phúc Yên,tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................................ 25


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Động vật không xương sống (ĐVKXS) cỡ lớn là một trong những

nhóm sinh vật quan trọng trong hệ sinh thái các thủy vực nước đứng cũng
như nước chảy, có mặt hầu hết trong các thủy vực nội địa, đặc biệt rất phổ
biến ở các hệ thống sông, suối thuộc vùng trung du, núi cao. ĐVKXS cỡ lớn
là nhóm sinh vật có khả năng thích nghi cao: phù hợp với nhiều môi trường
sống khác nhau. Nhóm sinh vật này nổi trội bởi số lượng loài cũng như số
lượng cá thể lớn, đặc biệt chúng là những mắt xích quan trọng trong chuỗi
và lưới thức ăn. Chúng không chỉ giữ vai trò cân bằng mối quan hệ dinh
dưỡng ở hệ sinh thái thủy vực mà còn là cầu nối mật thiết với con người,
một số loài ĐVKXS cỡ lớn lại là tác nhân truyền bệnh. Chính vì vậy
ĐVKXS cỡ lớn là đối tượng được nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt
Nam quan tâm nghiên cứu.
Xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc nơi có hệ thống
sông, suối phong phú, tiềm ẩn tính đa dạng về loài và còn là nơi thuận lợi
cho việc trú ngự của các loài ĐVKXS cỡ lớn, tuy nhiên việc nghiên cứu về
nhóm sinh vật này vẫn chưa được quan tâm, vì vậy chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Thành phần loài và phân bố của một số nhóm động vật không
xương sống cỡ lớn tại thủy vực dạng suối xã Ngọc Thanh - thị xã
PhúcYên - tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thành phần loài của nhóm ĐVKXS cỡ lớn tại một số thủy
vực thuộc địa phận xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
Phân bố theo mùa của các loài thuộc nhóm ĐVKXS cỡ lớn tại khu
vực nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đa dạng về loài.
1


Nghiên cứu tại một số thủy vực dạng suối.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học đa dạng về loài của nhóm
ĐVKXS cỡ lớn là cơ sở cho việc bảo vệ tính đa dạng của nhóm sinh vật này
tại địa phận xã Ngọc Thanh.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài góp phần cung cấp những tư liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu về động vật sau này tại địa phận xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc
Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm bảo
tồn, xây dựng quy hoạch, khai thác hợp lý, sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ĐVKXS cỡ lớn ở nƣớc trên thế giới
Trong các tài liệu để lại của thời cổ Ai Cập, cổ Trung Quốc cũng như
cổ La Mã, Hy Lạp để lại, đã thấy có những tư liệu về đời sống thủy sinh vật
được con người sử dụng. Tuy nhiên, thủy sinh học chỉ thực sự trở thành khoa
học từ giữa thế kỷ XIX, có thể kể đến các công trình của Muller (1845),
Forel (1892-1895) [9].
Sau khi Công ước đa dạng sinh học (ĐDSH) được 157 nước ký kết tại
Rio de Janeiro (1992), việc nghiên cứu, bảo tồn ĐDSH đã được đẩy mạnh ở
nhiều góc độ khác nhau trên phạm vi toàn cầu.
Vào những năm cuối thế kỷ XX, phần lớn các nhóm ĐVKXS nước
ngọt đã được quan tâm nghiên cứu như Thân mềm chân bụng (Gastropoda),
Thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia), Giáp xác (Crustacea), Côn trùng thủy
sinh (Insecta)... [29] Merrittvà Cummins (1996) cũng đã phân loại đến giống
côn trùng thủy sinh và bán thủy sinh ở Bắc Mỹ. Công trình nghiên cứu này

đã đưa ra hệ thống phân loại rất rõ ràng, đặc biệt ở bộ Trichoptera, Diptera
(các họ Chironomidae, Simuliidae, Culicidae và Tipulidae). Đồng thời, các
tác giả đã đưa ra hệ thống phân loại của bộ Collembola và Orthoptera sống ở
nước [30].
Trong những năm gần đây, có rất nhiều nhà khoa học chuyên nghiên
cứu về các nhóm Rotatoria, Crustacea, Insecta... tại khu vực Đông Nam Á.
Đối với Rotatoria, có các công trình nghiên cứu của Segers giai đoạn
từ 1994 đến 2001, kết quả cho thấy thành phần các taxon ở một số nước
Brunei, Campuchia và Lào là nghèo, chỉ có ở Thái Lan là phong phú nhất
với 310 loài Rotatoria được ghi nhận. Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh, các
loài thuộc hai giống Lecane và Brachionus là đặc trưng cho vùng nhiệt đới
[38, 39].
3


Đối với tôm, cua, có các công trình mô tả rất nhiều giống và loài mới
như: Darren và Naiyanetr (1999) đã mô tả 3 giống cua mới ở bắc Lào cùng
với những lưu ý về loài Potamiscus (Ranguna) pealianoides Bott, 1966
(Crustacea, Decapoda, Brachyura, Potamidae), Darren et al. đã mô tả 1
giống cua mới thuộc họ Potamidae ở Thái Lan vào năm 2000, 1 loài cua mới
thuộc giống Esanthelphusa tại Lào vào năm 2004 và 3 loài cua mới thuộc
giống Hainanpotamon tại Trung Quốc, Việt Nam và Lào vào năm 2007
[16,17, 18], Naiyanetr (2001) đã mô tả 1 loài cua mới thuộc họ Potamidae
tại Thái Lan [31].
Đối với lớp Côn trùng, có thể kể đến công trình của John et al. (1994)
đã xây dựng các khoá định loại các bộ côn trùng thủy sinh ở Trung Quốc
đến giống và nghiên cứu sử dụng chúng để đánh giá chất lượng các thủy vực
nước ngọt dựa vào sự có mặt của từng nhóm [28]. Nisarat (2007) nghiên cứu
về hệ thống học họ Baetidae (Insecta: Ephemeroptera) ở Đông Nam Á, tác
giả đã mô tả 26 loài mới của 8 giống, nâng tổng số loài lên 140 loài thuộc 19

giống của họ Baetidae ở châu Á [32].
Để bảo tồn và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông, từ năm
2003, Ủy ban sông Mê Kông đã tiến hành chương trình quan trắc ĐDSH ở
nhiều khu vực khác nhau trên lưu vực sông Mê Kông như Thái Lan, Lào,
Campuchia và cả ở Việt Nam... Trong các báo cáo kỹ thuật hàng năm cho
thấy, nhóm động vật nổi (ĐVN) và động vật đáy (ĐVĐ) là hai nhóm
ĐVKXS được các tác giả quan tâm nghiên cứu. Năm 2007, chỉ tính riêng
kết quả nghiên cứu ở vùng hạ lưu, với 20 điểm thu mẫu, về ĐVN đã thu
được 118 loài, thuộc 61 giống, 31 họ thuộc các nhóm Crustacea (Copepoda,
Brachiopoda, và Ostracoda), Eurotatorea, Protozoa. Eurotatorea chiếm ưu
thế (có tới 30 giống, thuộc 15 họ chiếm 54.5% tổng số giống ĐVN).
Trongđó, Brachionidae (Eurotatorea), Difflugiidae (Protozoa) và Lecanidae

4


(Eurotatorea) là những nhóm có mức độ ĐDSH ở bậc họ cao với 14, 12 và 9
họ [40].
Đặc biệt, từ năm 2002 đến năm 2008, một dự án mang tên:
“Freshwater Animal Diversity Assessment (FADA)” được thực hiện bởi 163
nhà khoa học trên thế giới như: Darren, PeterNg., et al. (nghiên cứu về
Crustacea: Decapoda: Brachyura) [19], De Grave, Cai, Anker A. (Crustacea:
Decapoda: Caridea) [20],
De Moor, Ivano(Insecta: Trichoptera) [21], Helen et al. (Insecta:
Ephemeroptera) [23], Polhemus, Polhemus (Insecta: Heteroptera)... [37]
nhằm đánh giá tổng quan về mức độ ĐDSH ở bậc giống và loài động vật,
thực vật trong các hệ sinh thái nước ngọt trên thế giới. Kết quả nghiên cứu
cho thấy đã mô tả 125.531 loài động vật nước ngọt, chiếm 9,5% tổng số loài
động vật được công nhận trên toàn cầu (1.324.000 loài). Trong đó, Insecta
chiếm ưu thế với: 75.874 loài (chiếm 60.4%), động vật có xương sống:

18.235 loài (chiếm 14.5%), Crustacea: 11.990 loài (chiếm 10%), Arachnida:
6.149 loài (chiếm 5%), Mollusca: 4.998 loài (chiếm 4%), tiếp đến là
Rotifera: 1.948 loài (chiếm 1.6%), Annelida: 1.761 loài (chiếm 1.4%),
Nematoda: 1.808 loài (chiếm 1.4%), Platyhelminthes (Turbellaria: 1.297
loài, chiếm 1%), và số ít là Collembola và các nhóm khác như Bryozoa,
Tardigrada [13].
Ngoài ra, các kết quả đánh giá đa dạng động vật nước ngọt toàn cầu
còn được thể hiện theo từng nhóm chuyên môn công bố trên tạp chí
Hydrobiologia (2008) với hơn 50 bài báo khoa học. Các kết quả nghiên cứu
này đã thống kê cơ bản hiện trạng ĐDSH động vật ở nước ở các bậc phân
loại khác nhau cùng với vùng phân bố của chúng. Đây là những công trình
có giá trị, góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu phân loại học và địa
động vật học về động vật ở nước, đặc biệt là ĐVKXS.

5


Nhóm Giun tròn (Nematoda), cho đến nay hầu hết công trình nghiên
cứu về giun tròn tập trung chủ yếu ở biển. Tuy nhiên, Eyualem Abebe et al.
đã xác định khoảng 360 giống và 1.890 loài Nematoda nước ngọt (chiếm
khoảng 7% số lượng loài Nematoda đã biết) [22].
Nhóm giáp xác (Crustacea), nghiên cứu phân loại học giáp xác được
bắt đầu từ rất sớm [9]. Năm 2008, Darren Yeo, Peter Ng, Neil Cumberlidge,
Célio Magalhães, Savel Daniels và Martha Campos tiến hành thống kê và
đánh giá ĐDSH của 1.476 loài thuộc 14 họ cua nước ngọt. Trong đó, 8 họ
được cho là đa dạng nhất, bao gồm Pseudothelphusidae, Trichodactylidae,
Potamonautidae,

Deckeniidae,


Platythelphusidae,

Potamidae,

Gecarcinucidae và Parathelphusidae. Trong công trình này, các tác giả đã đề
cập tới nguồn gốc, quá trình đa dạng hóa và chủng loại phát sinh của các
loài cua nước ngọt. Họ cũng kiến nghị việc thành lập nhiều hơn nữa các khu
bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia nhằm bảo tồn sinh cảnh cho các loài
cua nước ngọt đang bị suy kiệt. Số lượng loài Isopoda nước ngọt trên thế
giới đã được George Wilson (2008) tổng kết với gần 950 loài, con số này
chỉ bằng gần 9% so với số lượng loài ước đoán. Tác giả cũng chỉ ra các mối
đe dọa đến ĐDSH nhóm Isopoda, sẽ có nhiều loài bị tuyệt chủng trước khi
được miêu tả mà nguyên nhân chủ yếu là do sự phá hủy sinh cảnh, ô nhiễm
môi trường,.... Về nhóm Amphipoda, thường gặp ở nhiều sinh cảnh nước
ngọt từ hồ, ao, sông và thủy vực nước ngầm. Hiện nay, có khoảng 7.000 loài
đã được mô tả trên toàn thế giới, trong đó 900 loài sống ở nước ngọt. Trong
số 4 phân bộ (Gammaridea, Caprellidea, Ingolfiellidea và Hyperiidea ) thì
phân bộ Gammaridea có số loài nhiều nhất, trong đó những loài nước ngọt
thuộc vào 17 họ và 152 giống (Catherine Yule, 2004). Väinölä et al. (2008)
đã tổng kết được 1.870 loài Amphipoda nước ngọt trên thế giới (tính đến
năm 2005). Các tác giả cũng bàn luận về địa lý sinh vật của nhóm này. Bên

6


cạnh đó, một số khu vực có độ đa dạng cao về Amphipoda nước ngọt đã
được xác định: hồ Baikal (Nga), khu vực Australia [41].
Nhóm thân mềm (Mollusca), có thể kể đến các công trình nghiên cứu
về thân mềm ở khu vực Malaysia từ những năm 1889 của Aldrich, tiếp đến
là Benthem Jutting (1949, 1960), Berry (1963, 1974), Brandt (1968, 1974),

Chan (1996), Davis và Greer (1980), Upatham và nnk (1993), Yang
(1990).... Các tác giả đã thống kê được hơn 150 loài Gastropoda và Bivalvia,
trong đó có 6 bộ và 20 giống Gastropoda; 5 bộ và 12 giống Bivalvia. Riêng
nhóm thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) trên thế giới, theo tổng kết của
Arthur. Bogan (2008) cho thấy có ít nhất 19 họ thuộc 3 phân lớp Bivalvia
sống ở nước ngọt. Riêng Bộ Unioniformes có 6 họ, 180 giống và 800 loài
sống trong môi trường nước ngọt. Nhiều tác giả khác, trong đó có Graf
(2000), Hoeh et al. (1998, 1999, 2001)... đã sử dụng phân tích ADN để xác
định chủng loại phát sinh và tính đa dạng của nhiều họ Bivalvia như
Margaritiferidae, Unionidae [12].
Nhóm Giun đốt (Annelida): về giun ít tơ (Oligochaeta), có thể kể tới
các nghiên cứu của Beddard (1901), Stephenson (1931) và Ismail (1992) ở
bán đảo Malaysia với tổng số 3 loài thuộc họ Tubificidae và 5 loài thuộc họ
Naididae được xác định. Tại Indonesia, nghiên cứu của Stephenson (1931),
Michaelsen (1932), Michaelsen và Boldt (1932), Ohtaka và Usman (1977)
và Ohtaka và nnk (2000) đã đưa ra danh sách 32 loài giun ít tơ cho
Indonesia... Về giun nhiều tơ (Polychaeta), trên thế giới, số lượng các loài
giun nhiều tơ nước ngọt và nước lợ vào khoảng trên 40 loài (Wesenberg Lund, 1958; San Martin et al., 1998; Holmquist, 1967; Jones, 1974;
Fitzhugh, 1989; Steiner và Amaral, 1999...). Theo Greg Rouse (2004), số
lượng loài giun nhiều tơ nước ngọt ở Malaysia rất ít, mới ghi nhận được 1
loài Caobangia abbotti (được Jones miêu tả năm 1974). Ngược lại, tại khu
vực Indonesia lân cận, ít nhất có 6 họ giun nhiều tơ nước ngọt đã được xác
7


định. Người ta cho rằng, những họ này cũng có thể có mặt tại Malaysia. Lớp
đỉa nước ngọt (Hirudinea) được nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX bởi các tác giả
như Moore (1929, 1935, 1938, 1944), Smythies (1959), Sawyer (1986) và
Sawyer và nnk (1982)... Tại khu vực Malaysia, Fredric Govedich, William
Moser và Ronal Davies (2004) đã thống kê được 4 họ và 17 loài có mặt tại

khu vực này [14].
Nhóm côn trùng nước (Insecta), một trong những nhóm ĐVKXS
nước ngọt đa dạng nhất. Trên thế giới, nhóm này đã được nghiên cứu từ khá
sớm. Các tác giả tiêu biểu có thể kể đến như Merrit và Cummins (1996) với
các nghiên cứu về côn trùng ở Mỹ, John, Yang Lianfang và Tian Lixin
(1994) ở Trung Quốc, Jäch và Ji (1995, 1998, 2003) với công trình nghiên
cứu về bộ Cánh cứng (Coleoptera) ở Trung Quốc, McCafferty ở Anh
(1983).... [25, 26, 27, 28, 29, 30]. Có thể nói, các công trình về côn trùng
nước luôn chiếm tỷ lệ lớn trong các nghiên cứu về ĐVKXS nước ngọt trên
thế giới từ trước nay với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học.
1.2. Tình hình nghiên cứu ĐVKXS cỡ lớn ở nƣớc tại Việt Nam
Nghiên cứu thủy sinh học ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ những
năm cuối thế kỷ XVIII. Xét trên tính chất và nội dung nghiên cứu, có thể
chia quá trình phát triển của thủy sinh học ở Việt Nam sau giai đoạn cổ đại
thành hai giai đoạn, với hai giai đoạn lịch sử:
Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám: bắt đầu cuối thế kỷ XVIII tới
năm 1945 với nội dung chủ yếu mang tính chất điều tra cơ bản khu hệ động
vật biển và nước ngọt nội địa. Các công trình nghiên cứu chính phải kể đến
là Crosse và Fisher (1863), Fisher (1891), Fisher và Dautzenberg (1905,
1908) là những tài liệu rất cơ bản về trai ốc nước ngọt Việt Nam. Bên cạnh
đó cũng cần kể đến các công trình của một số tác giả khác như Morlet
(1891), Bavay và Dautzenberg (1900-1901), Rolle (1904), Demange (1912),

8


Hass (1910, 1924-1925, 1929), Prashad (1928)… Martens (1902) cũng có
những đóng góp về lĩnh vực này [9].
Về tôm, cua nước ngọt, mức độ nghiên cứu có ít hơn. Những công
trình đã biết là của Rathbun (1902 - 1906), De Man (1904), Balss (1914) về

cua nước ngọt và của Bouvier (1904, 1920, 1925), Thaltwitz (1891), Sollaud
(1914) về tôm nước ngọt, trong đó có nhiều loài mới [9].
Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám hay giai đoạn hiện đại: Trong
giai đoạn này, các nghiên cứu từ tính chất động vật học, thực vật học từng
bước chuyển sang nghiên cứu thủy sinh học nước ngọt nội địa có quy mô
rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực, đi vào nhiều vấn đề của thủy sinh học hiện
đại, với việc thành lập nhiều cơ sở nghiên cứu chuyên trách và với đội ngũ
cán bộ nghiên cứu đông đảo của nước ta đang ngày càng tăng về mặt số
lượng và được nâng cao về trình độ [9].
Trong giai đoạn này, đối tượng nghiên cứu không chỉ giới hạn ở trai,
ốc, tôm, cua cỡ lớn như trước đây mà đã bao gồm cả các nhóm sinh vật nổi
có kích thước hiển vi như động vật nguyên sinh, giáp xác nhỏ, trùng bánh
xe, ấu trùng côn trùng... Về nội dung nghiên cứu, ngoài phân loại học cũng
đã mở rộng sang các vấn đề về phân bố địa lý, nguồn lợi, sinh thái thủy
vực... Những công trình nghiên cứu tiêu biểu là: Đặng Ngọc Thanh (1967,
1980), Đặng Ngọc Thanh và Phạm Văn Miên (1965-1976), Thái Trần Bái
(1975)... ở Bắc Việt Nam; Hoàng Quốc Trương (1960, 1963) và Shirota
(1963-1966) ở Nam Việt Nam [9].
Các công trình được coi là đầy đủ nhất về ĐVKXS nước ngọt Bắc
Việt Nam là “Khu hệ động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam”
của Đặng Ngọc Thanh (1980) và “Định loại động vật không xương sống
nước ngọt Bắc Việt Nam” của Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn
Miên (1980), các tác giả đã đưa ra các dẫn liệu và khóa định loại đến loài

9


của các nhóm từ trùng bánh xe, giun nhiều tơ, giáp xác, đến thân mềm
[10,7].
Năm 1999, Darren Yeo và Nguyễn Xuân Quýnh đã mô tả 1 loài cua

mới thuộc giống Somanniathelphusa ở Việt Nam [15]. Cũng trong năm này,
cùng với Caivà Peter Ng., Nguyễn Xuân Quýnh đã mô tả 1 loài tôm mới cho
miền Bắc Việt Nam với tên khoa học là Caridina clinata [42].
Đến năm 2001, các nhóm giáp xác nước ngọt đã được Đặng Ngọc
Thanh, Hồ Thanh Hải bổ sung và hoàn thiện việc định loại, mô tả vùng phân
bố trong “Động vật chí Việt Nam, tập 5” [8].
Ngoài ra, có thể kể đến các nghiên cứu về ĐVKXS ở nước của Hoàng
Đức Huy (2001) [24], Nguyễn Thị Mai (2002) [2], Đặng Ngọc Thanh và Hồ
Thanh Hải (2005) [1] , Nguyễn Văn Vịnh (2003, 2005, 2006) [34, 35, 36].
Cho đến nay, đã xác định được trên 800 loài ĐVKXS nước ngọt.
Trong đó, đáng lưu ý là thành phần loài Giáp xác (Crustacea), có 54 loài và
8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam. Riêng hai nhóm tôm, cua có 59
loài thì có tới 7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần đầu tiên được mô
tả. Trong tổng số 155 loài trai ốc, có 51 loài (32,9% tổng số loài), 4 giống
lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là những loài đặc trưng cho Việt Nam
hay vùng Đông Dương [9].
Cùng với các nghiên cứu về đa dạng ĐVKXS ở nước tại các thủy vực
nước ngọt, trong những năm gần đây, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã
quan tâm đến việc nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị để đánh giá chất
lượng nước. Trong đó phải kể đến các nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quýnh
và cộng sự (1985, 1995, 2000, 2001, 2004, 2006) nghiên cứu về khu hệ
ĐVKXS ở sông Tô Lịch, sông Nhuệ, Hà Nội; thành phần ĐVKXS trong các
thủy vực có nước thải ở Hà Nội từ 1981-1995; nghiên cứu xây dựng khoá
định loại đến họ các nhóm ĐVKXS ở nước ngọt phục vụ cho việc nghiên
cứu đánh giá chất lượng nước bằng sinh vật chỉ thị. Đồng thời, các tác giả đã
10


công bố một quy trình quan trắc và đánh giá chất lượng nước ngọt bằng việc
sử dụng sinh vật chỉ thị là ĐVKXS cỡ lớn [3, 4, 5, 6, 33].

Cho đến nay, các tài liệu nghiên cứu về ĐVKXS ở nước tại Đồng Nai
còn chưa nhiều. Một số nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các thủy vực lớn
là hồ Trị An, sông Đồng Nai, sông Thị Vải và bầu Sấu. Riêng khu vực Mã
Đà chỉ có kết quả nghiên cứu của đề tài độc lập cấp Nhà nước do PGS.TS.
Nguyễn Xuân Quýnh chủ trì thực hiện từ năm 2002-2004 và từ năm 2007
đến nay.
Tóm lại, có thể nói rằng: từ năm 2000 đến nay, rất nhiều tác giả trong
và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về ĐVKXS ở nước tại Việt Nam, không
những nghiên cứu về phân loại học mà còn nhiều nghiên cứu ứng dụng,
từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, góp phần bảo
tồn, phát triển bền vững ĐDSH và kinh tế xã hội.
1.3. Khát quát điều kiện tự nhiên ở xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên
- tỉnh Vĩnh Phúc
Theo Báo cáo Kinh tế xã hội xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc 2014 về điều kiện tự nhiên, tôi nêu ra một số điều kiện cơ
bản như sau:
1.3.1. Vị trí địa lý
Vị trí : Khu vực nghiên cứu thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Xã Ngọc Thanh là xã miền núi duy nhất của
thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cách Hà Nội 50km về phía Tây Bắc
nằm ở vị trí. Phía Bắc và Đông Bắc của xã giáp huyện Phổ Yên (tỉnh Thái
Nguyên); phía Nam giáp xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên; phía tây giáp
huyện Bình Xuyên; phía Đông Nam giáp huyện Sóc Sơn (Thành phố Hà
Nội).
Toạ độ địa lý: Từ 21o 20' - 21o25' vĩ độ Bắc. Từ 105o 25' - 105o50'
kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã khoảng hơn 7500ha.
11


1.3.2. Địa hình
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng đồi núi thấp, độ cao so với mực nước

biển trung bình từ 25m - 300m, cao nhất là đỉnh Tam Tương 396m, ở các
đỉnh núi cao, sườn dốc 20 - 300m, còn lại là độ dốc dưới 200m. Địa hình
nhìn chung chịu sự chi phối của 4 dãy núi chạy dọc theo hướng Đông Bắc
và Tây Nam, bị chia cắt thành thung lũng hẹp.
1.3.3. Đặc điểm khí hậu
Theo tài liệu thu thập của trạm khí tượng thuộc Trung tâm Khoa học
sản xuất lâm nghiệp Đông Bắc Bộ (đặt tại văn phòng Trung tâm) cách
hiện trường nghiên cứu dưới 200m thì khu vực nghiên cứu nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới mưa mùa (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), chịu ảnh hưởng của hai loại gió
chính là gió mùa Đông - Bắc và gió Đông - Nam.
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,6oC, nhiệt độ tối cao trung
bình là 31,50(tháng 6). Lượng mưa trung bình quân năm 1456,6mm, phân
bố không đều trong năm.
Gió mùa Đông Bắc là gió chính hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau, gió mùa Đông Nam thường thổi từ tháng 4 đến tháng 10 mang theo
hơi nước, ẩm. Thời gian này cũng chính là mùa mưa nóng ảnh hưởng thuận
lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển.
1.3.4. Đất đai
Nền địa chất bao gồm các đá mẹ phiến thạch, phấn sa, sa thạch có
những tảng thạch anh xen kẽ nhau tạo thành 1 lớp phủ phong hóa không
đều. Chủ yếu là đất feralit vàng đỏ hoặc đỏ vàng phát triển trên đá mẹ phiến
thạch sét, sa thạch. Tầng đất từ mỏng đến trung bình, ít nơi có tầng dày trên
1m. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét, đất bị xói mòn mạnh, thường có
kết von từ 20 - 70%.

12


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Động vật không xương sống cỡ lớn tại một số thủy vực thuộc địa
phận xã Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016
Thời gian thu mẫu ngoài thực địa:
Đợt 1: Từ ngày 10/9/2015 đến ngày 15/9/2015
Đợt 2: Ngày 8/12/2015 đến ngày 13/12/2015
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc.
Chúng tôi tiến hành thu mẫu tại 12 điểm nghiên cứu thuộc các hệ
thống suối của xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và các điểm
thu mẫu được đánh số thứ tự từ S1 đến S12. Sơ đồ thu mẫu được thể hiện ở
hình 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu trong khu vực nghiên cứu
Ghi chú: “

“ điểm thu mẫu
Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Ngọc Thanh, 2014
13


Trước khi tiến hành thu mẫu, chúng tôi ghi lại một số đặc điểm chính
của các điểm thu mẫu:
Điểm 1 (ký hiệu S1): Điểm thu mẫu là suối thuộc hang dơi. Chiều
rộng của suối là 6-7m, độ sâu trung bình 80-100cm. Nền đáy chủ yếu là đá,
tảng lớn, sỏi và đôi khi có cát. Xung quanh suối có rừng cây bóng mát và

cây cỏ. Suối là một điểm du lịch. Dòng nước chảy bình thường, chịu tác
động của con người nhưng ít.Độ che phủ khoảng 50%, có chỗ 5-10%.
Điểm 2 (S2): Điểm thu mẫu cách hang dơi 50m. Suối có chiều rộng
4-5m, có chỗ chỉ hơn 1m, sâu khoảng 15-30cm. Độ che phủ 0-5%. Xung
quanh suối là rừng cây. Nước chảy bình thường, nền đáy chủ yếu là tảng đá
bình thường, có nhiều đá nhỏ, giữa suối có nhiều cỏ mọc.
Điểm 3 (S3): Điểm thu mẫu là suối thuộc thôn Đồng Chằm. Độ rộng
của suối 2-3m, độ sâu 50-60cm, có chỗ 10-30cm. Xung quanh suối có nhiều
cây bóng mát, độ che phủ 80-95%. Nước chảy bình thường, nền đáy chủ yếu
là đá nhỏ,có chỗ có đá tảng lớn và sỏi. Suối ở cạnh nhà dân, có nuôi vịt.
Điểm 4 (S4): Điểm thu mẫu là đập tràn 1. Độ che phủ gần như là 0%.
Suối có dòng nước chảy mạnh, nền đáy chủ yếu là bùn, cát. Chiều rộng của
suối 5-6m.
Điểm 5 (S5): Điểm thu mẫu là suối thuộc thôn Tân An, là hệ thống
mương dẫn nước phục vụ cho tưới tiêu. Nền đáy chủ yếu là sỏi và cát. Hai
bên bờ là cỏ dại.
Điểm 6 (S6): Điểm thu mẫu là suối thuộc thôn Tân An. Suối có chiều
rộng hơn 1m, độ sâu trung bình 20-50cm. Nền đáy chủ yếu là đá nhỏ, đá có
nhiều rêu bám vào,có cả sỏi và bùn. Xung quanh suối là cỏ dại, độ che phủ
0-5%, có chỗ 85-95%.
Điểm 7 (S7): Điểm thu mẫu ở suối thuộc thôn Tân An. Suối có chiều
rộng 1,5-2m, sâu 40-60cm. Nền đáy chủ yếu là đá nhỏ, cũng có lẫn ít đá to,

14


sỏi và bùn. Xung quanh là cỏ dại, độ che phủ khoảng 70-85%. Chịu tác động
của nhà dân,vịt nuôi.
Điểm 8 (S8): Điểm thu mẫu là suối thuộc thôn Bình Khê. Suối có độ
rộng 70cm, độ sâu trung bình 20-30cm. Nền đáy chủ yếu là đá, sỏi. Xung

quanh có cây cỏ và cây bóng mát, độ che phủ là 90%.
Điểm 9 (S9): Điểm thu mẫu là suối thuộc thôn Thanh Cao. Suối có
chiều rộng 80cm, chiều sâu trung bình 20-30cm. Nền đáy chủ yếu là đá và
bùn. Xung quanh có cây cỏ,rác và một số tảng đá lớn. Độ che phủ 15-20%,
có chỗ 80-90%.
Điểm 10 (S10): Điểm thu mẫu là con suối nhỏ thuộc thôn Thanh Cao.
Suối có chiều rộng 50cm-1m, độ sâu trung bình 10-20cm. Dòng nước chảy
bình thường. Nền đáy chủ yếu là đá và ít bùn. Xung quanh có khoai, cỏ dại và
cây tre. Độ che phủ khoảng 85-95%.
Điểm 11 (S11): Điểm thu mẫu là con suối nhỏ thuộc thôn Thanh Cao.
Suối có chiều rộng 3-4m, có chỗ 1,55-2m, sâu 1m, có chỗ 10-30cm. Nền
đáy chủ yếu là bùn, một ít sỏi và đá nhỏ. Xung quanh suối là cỏ dại,độ che
phủ là 10-20%, có chỗ 80-90%.
Điểm 12 (S12): Điểm thu mẫu là con suối nhỏ thuộc thôn Thanh Cao.
Chiều rộng của suối là 1,5-2m, có chỗ 80cm, độ sâu trung bình 15-20cm, có
chỗ 30cm. Nước chảy nhẹ. Xung quanh có cây cỏ.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phân tích về thành phần loài, chúng tôi có các phương pháp xử lý
như sau :
2.4.1.Phương pháp nghiên cứu ngoài tự nhiên
Dụng cụ thu mẫu
Các dụng cụ cần thiết để lấy mẫu ĐVKXS gồm: Vợt ao (Pond net),
vợt tay (Hand net).

15


Vợt ao (Pond net) là một khung hình chữ nhật đỡ một túi lưới với
chiều sâu khoảng 30-40cm, kích thước mắt lưới thường có đường kính
1mm, khung đỡ lưới được nối với một cán dài 1,6m. Nó thường dùng để thu

những động vật đáy ven bờ.
Vật mẫu được thu bằng vợt ao (Pond net) và vợt tay (Hand net)
bằng cách sục vợt vào các đám cỏ, cây bụi thủy sinh ven bờ hoặc các đám
cây thủy sinh sống nổi trên mặt nước.
Phương pháp thu mẫu
Tiến trình thu mẫu được thực hiện theo phương pháp của Edmunds và
cộng sự (1976), Mc Cafferty (1981), Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự
(2001), Nguyen and Bae (2003, 2005, 2006). Thu mẫu định tính được thực
hiện ở cả nơi nước chảy, cũng như nơi nước đứng. Khi thu mẫu, dùng vợt
đưa qua các đám cỏ, bụi cây nhỏ ven bờ hoặc các đám lá trôi nổi trên bề mặt
nước. Đối với các loại côn trùng sống trên mặt nước, dùng vợt đưa nhanh
trên mặt nước. Đối với một số loài sống bám vào các tảng đá, dùng phương
pháp đạp nước ở nền suối hoặc nhấc các tảng đá lên tìm kiếm và dùng panh
mềm để nhặt mẫu (tránh làm nát mẫu), ở những vùng nước nhỏ hoặc dòng
chảy hẹp thì việc thu mẫu được thực hiện bằng vợt cầm tay.
Xử lý mẫu
Mẫu sau khi thu được loại bỏ rác, làm sạch bùn đất. Nhặt qua mẫu
ngay tại thực địa.
Sử dụng panh, thìa và khay nhôm để nhặt vật mẫu.
Mẫu thu ngoài thực địa được bảo quản trong cồn 800, ghi etiket đầy
đủ và đem về lưu trữ, bảo quản, phân tích và định loại tại phòng thí nghiệm
Động vật học, khoa Sinh - KTNN, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
Tại mỗi điểm nghiên cứu, các đặc điểm sinh cảnh, hoạt động của
người dân trên sông, hoạt động kinh doanh, sản xuất... cũng được chụp hình
và ghi chép lại.
16


×