Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tìm hiểu bộ sưu tập gốm Lý Trần (TK XI – XIV) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 18 trang )

Đề Bài: Tìm hiểu nội dung, giá trị của sưu tập hiện vật bảo tành nơi
anh, chị khảo sát thu thập tài liệu.

Bài làm
Tìm hiểu bộ sưu tập gốm Lý – Trần (TK XI – XIV).
I.Khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa Bảo
tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Đây là các bảo tàng
thuộc hệ thống bảo tàng quốc gia Việt Nam được ra đời từ rất sớm.
thành lập sớm nhất trên cơ sở kế thừa cơ sở vật chất của Bảo tàng Loui
Finô (Louis Finot) - một bảo tàng thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, xây
dựng năm 1926, khánh thành năm 1932. Năm 1958, Chính phủ Việt Nam
chính thức tiếp quản. Ngày 3/9/1958 BTLSVN chính thức mở cửa đón khách
tham quan.
Hệ thống trưng bày của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam được các cán bộ
bảo tàng đầu tiên của Việt Nam xây dựng và đi vào hoạt động phục vụ công
chúng từ ngày 6-1-1959.
Hệ thống trưng bày chính của bảo tàng
Đó cuốn sử sống của dân tộc Việt Nam từ thời Tiền sử (cách ngày nay
khoảng 30 - 40 vạn năm) đến ngày nay. Với diện tích trưng bày gần 4.000 m 2,
với khoảng 10.000 tư liệu hiện vật, hệ thống trưng bày chính của bảo tàng
được thể hiện theo nguyên tắc trưng bày niên biểu, lấy sự phong phú của sưu
tập hiện vật làm ngôn ngữ biểu đạt chính, kết hợp giữa trưng bày phản ánh
giai đoạn và sự kiện lịch sử với trưng bày sưu tập theo hướng trưng bày mở,
1


tạo điều kiện để có thể cập nhật những tư liệu hiện vật mới do công tác nghiên
cứu sưu tầm đem lại, làm cho "diện mạo" trưng bày luôn mới mẻ, hấp dẫn
người xem. Cùng mục đích ấy, bảo tàng thường xuyên tổ chức các cuộc trưng
bày chuyên đề và với hệ thống màn hình ti vi, màn hình cảm ứng hiện đại với


hình ảnh phong phú, sống động, những dữ liệu khoa học chân xác ngày càng
thỏa mãn nhu cầu khách tham quan, các nhà nghiên cứu khi đến bảo tàng.
1. Phần trưng bày về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ trung đại:
Từ thời tiền sử (cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm) đến năm 1945
(Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ). Giai đoạn này được trưng bày tại
số 1, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Việt Nam - thời tiền sử
rọng tâm phần trưng bày này giới thiệu quá trình hình thành và phát triển
xã hội con người sơ khai trên đất nước Việt Nam trong suốt thời đại đồ đá
cách ngày nay từ 30 - 40 vạn năm đến 4.000 - 5.000 năm.
Thời dựng nước đầu tiên đến triều Trần
Phần trưng bày này bao gồm các thời kỳ lịch sử:
- Thời dựng nước đầu tiên.
- Mười thế kỷ chống Bắc thuộc .
- Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê
- Triều Lý
- Triều Trần.
Việt Nam - từ triều Hồ đến Cách mạng tháng Tám, 1945
Phần trưng bày này bao gồm các thời kỳ lịch sử sau:
- Triều Hồ.
2


- Triều Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng.
- Triều Tây Sơn.
- Triều Nguyễn.
- Các phong trào chống Pháp và Cách mạng tháng Tám - 1945.
Sưu tập điêu khắc đá Chămpa
Phần Trưng bày ngoài trời
2. Phần trưng bày về lịch sử Việt Nam giai đoạn cận hiện đại từ thế kỷ

19 đến nay (tọa lạc tại địa chỉ 216 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội) gồm 3 nội
dung:
- Cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam từ năm 1858 - 1945
- Ba mươi năm kháng chiến chống các thế lực xâm lược để bảo vệ độc
lập và thống nhất đất nước từ 1945 - 1975
- Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng dân chủ văn minh
II. Sưu tập gốm thời Lý – Trần (TK XI – XIV)
Là bảo tàng Quốc gai và là bảo tàng hang đầu về khoa học xã hội Bả tàng
Lịch sử Quốc Gia lưu giữ và trưng bày hàng vạn hiện vật thuộc những bộ sưu
tập khác nhau. Một trong những sưu tập hiện vật có giá trị tiêu biểu là sưu tập
đồ gốm Lý – Trần (TK XI – XIV).
Sưu tập gốm thời Lý – Trần được bảo tàng chia ra nhiều tiểu đề trưng
bày như: Sưu tập gốm men ngọc thời Lý (TK XI - XII), Sưu tập gốm hoa nâu
thời Trần (TK XIII – XIV) và các sưu tập về Phật giáo thời Lý – Trần (TK XI
– XIV).
3


Tổng số hiện vật trong sưu tập gốm Lý – Trần được trưng bày trong Bảo
tàng Lịch sử Việt Nam với hiện vật gốm đất nung, hiện vật gốm men trắng, đồ
gốm kiến trúc và gia dụng gồm khoảng 250 hiện vật. Ngoài ra còn có các
tượng nhỏ và các đầu tượng. Trong những hiện vật đó gốm kiến trúc chiếm
hơn 100 hiện vật, gốm men trắng gần 40 hiện vật, men ngọc gần 49 hiện vật,
men nâu 50 hiện vật.
2.1.Sưu tập đồ gốm men ngọc, men trắng
*Đồ gốm men ngọc
Gốm men ngọc là loại sành trắng phủ lớp men mầu với nhiều sắc độ
mầu khác nhau như màu nước biển , màu cỏ úa, màu da trời. Gọi là men ngọc
vì mầu men gây ấn tượng là ngọc thạch. Riêng ở Việt Nam thì loại gốm này

chủ yếu được sản xuất trong thời Lý – Trần với những nét riêng, trở thành đặc
trưng của Việt Nam về mầu sắc, kiểu dáng, kỹ thuật, hoa văn, trang trí. Gốm
men ngọc được trưng bày ở tủ số 31 của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Đây là nhóm đồ gốm quan trọng trong sưu tập gốm Lý – Trần.
Gốm men ngọc thời Lý – Trần nhờ chất đất làm gốm được lọc kỹ tạp
chất nên xương gố thường mịn, rắn, chắc và nặng. Ngoài cốt gốm được phủ
một lớp men dày với những sắc độ như xanh thẫm, xanh nhạt, vàng, trắng đục.
Chính lớp men dày trong bong như thủy tinh nên mới gọi là gốm men ngọc.
Có được màu men như vậy là do yếu tố men và xương đất có nhiều ô xit
sắt và được nung tốt trong lửa hoàn nguyên (lửa không có oxy). Cùng một
công thức men ngọc nhưng do tác động của lửa trong lò nung , nên cho ta
những màu sắc khác nhau từ xanh lá đến xanh lá cây vàng úa. Men của gốm
men ngọc thời Lý – Trần là men đất và men tro, do đó độ trong và độ tinh
khiết của men thường không cao. Men được tráng dầy nên dễ bong ngay khi
4


chưa nung hoặc nung ở độ nung cao. Men ngọc là do silicat cộng với kiềm và
một số tạp chất với nhiều hàm lượng ô xít sắt mà thành.
Đồ gốm men ngọc được trung bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt
Nam với nhiều sắc độ màu sắc khác nhau. Cùng là loại hình vát nhưng có
chiếc xanh thẫm , có chiếc mà lá úa, màu gạo rang, màu vàng chanh, màu
vàng ngả xanh cốm. Đĩa cũng như vậy.
Ấm thì màu ngọc và rất phong phú về mầu sắc như xanh nhạt, canh sẫm,
da trời. Đặc biệt có một chiếc ấm màu ngọc biến thể thật khác lạ chiếc ấm
thuộc loại cỡ vừa, quai cong, vòi nhỏ, than chia múi đều nhau và có sự phối
màu hết sức độc đáo.
Các lọai bình, âu, liễn thể hiện được độ sắc độ trong, bóng .
Gốm men ngọc trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam bao
gồm các loại hiện vật phục vụ chủ yếu cho việc ăn uống như bát, đĩa, âu, liễn,

có một vài hiện vật là sản phẩm dùng trong việc thờ cúng và trưng bày như
bình, lọ.
Tổng số hiện vật trưng bày ở đây gốm 41 hiện vật. trong đó
Bát có 17 hiện vật, đĩa có 4 hiện vật, ấm có 7 hiện vật, âu có 1 hiện vật,
liễn có 2 hiện vật, bình có 3 hiện vật, lọ có 2 hiện vật, mảnh bánh có 3 hiện
vật.
Đồ gia dụng chiếm số lượng lớn trong tủ gốm men ngọc. Với kích thước
là vừa và nhỏ.
Bát và đĩa có chung đặc đểm là đáu nhỏ, miệng loe trên miệng có lượn
sóng. Dáng bát đĩ dựa theo hình tượng hoa sen thanh mảnh. Bat và đĩa được
5


trưng bày có niên đại từ thời Lý (Thế kỷ XI – XIII) hoặc thời Lý – Trần ( Thế
kỷ XI – XIV) nên không co sự khác biệt lớn về kiểu dáng. Đặc điểm chung là
thường có 5 con dấu kê trong lòng sản phẩm. Ấm các loại men ngọc trưng bày
không nhiều nhưng mang đậm đặc trưng rất riêng của Việt Nam. Chúng có
kiểu dáng khác nhau với các loại kích vừa, nhỏ, dáng dấp tự nhiên.
Âu – liến trưng bày tại Bảo tang Lịch sử Quốc gia có niên đại Trần (Thế
kỷ XIII - XIV ), Trần - Lê sơ ( Thế kỷ XIV – XV). Chúng có dáng tròn, bầu,
chắc, khỏe. Dáng liễn cũng được phỏng theo hình bông sen đang nở.
Bình chiếm số lượng ít song cũng thể hiện được đặc điểm của bình cao
cổ và bình tròn. Miệng hơi loe, trên thon dưới phình. Có niên đại thời Lý –
Trần (Thế kỷ XI – XIV).
Lọ hiện vật trưng bày không nhiều, cỡ nhỏ, miệng loe rộng, đế thon và
phong phú về loại hình.
Kỹ thuật trang trí Trang trí trên gốm men ngõ Lý – Trần qua hệ trưng bày
chủ yếu thể hiện theo 3 cách: khắc, in và đắo nổi.
Bát, đĩa trang trí theo lối khắc chìm, tạo độ nổi trong và lòng sản phẩm
hoặc kỹ thuật in.

Ấm sử dụng kỹ thuật đắp nổi kết hợp khắc chìm. Kỹ thuật đắp nổi là chủ
yếu do những bộ phận của sản phẩm qui định như quai, vòi.
Âu – liễn sử dụng kỹ thuật khắc chìm. Kỹ thuật đắp nổi chủ yếu do
những bộ phạn của sản phẩm qui định như quai, vòi. Âu liễn sử dụng kỹ thuật
khắc chìm. Bình khắc và đắp nổi. Lọ sử dụng kỹ thuật khắc.

6


Đề tài trang trí gốm men ngọc trưng bày ở Bảo tang Lịch sủ Quốc Gia
Việt Nam thể hiện những đề tài trang trí như: hoa sen, hoa cúc, hình hoa dây,
hình vẹt, đầu thú đắp nổi, hình người. Ngoài ra hoa văn cũng có những hoa
văn như chấm tròn, vân mây hình khánh, gờ lượn sóng. Đặc biệt trên gốm
men ngọc còn xuất hiện lối trang trí theo kiểu bồ ô. Chia múi đều nhau nhưng
không trang trí hoa văn như các loại ấm.
Trên các loại gốm men ngọc còn có thêm chữ viết nơi sản xuất như ở phủ
Thiên Trường. Tùy theo sản phẩm mà hoa văn xuất hiện khác nhau, ở cả mặt
ngoài lẫn trong lòng gốm. Các hoa văn trang trí trên sản phẩm gốm men ngọc
được thể hiện rất khéo léo, mềm mại và tươi tắn.
*Đồ gốm men trắng
Gốm men trắng có từ trước thế kỷ XI do chứa nhiều tạo chất của sắt nên
mầu trắng thường biến thành màu xanh, xám và ngà. Những đồ gốm có xương
đất rắn, chắc và đanh, men gốm phổ biến hơn vào cuối thế kỷ XI.
Men của dòng gốm men trắng thường trắng và bóng. Men của gốm Việt
Nam được trưng bày ở bảo tàng thường bị biến sang màu ngà (sản phẩm gốm
Lý). Riêng có một vài sản phẩm đời trần, Trần – Lê sơ có mà men trắng đục
thể hiện được độ bóng nhất định, như bình, chân đèn. Một vài sản phẩm phẩm
gốm Lý như liễn có nắp, ấm có nắp cũng được xếp vào gốm men trắng tinh.
Đồ gốm men trắng được trưng bày ở trong tủ 32. Một vài hiện vật ở tủ 30
trong hệ thống trưng bày gốm Lý – Trần của bảo tàng. Gồm 36 hiện vật trong

đó:

7


Bát có 2 hiện vật, đĩa hoa sen có 3 hiện vật, ấm óc 10 hiện vật, bình có 2
hiện vật, chân đèn có 1 hiện vật, liễn có nắp 2 hiện vật, chén có nắp 1 hiện vật,
lọ 3 hiện vật, khuôn gốm 7 hiện vật, đài sen có 1 hiện vật, âu có 1 hiện vật.
Các loại hình gốm men trắng được trưng bà cũng chủ yế là đồ gốm da
dụng phục vụ cho việc ăn uống. Đặc biệt ở phần trưng bày này có loại hình
men trắng hiện vật là các loại khuôn gốm.
Chủ yếu là những đồ vật có kích thươc nhỏ cới hình dáng mang phong
cách của cả hai thời Lý, Trần.
Dáng bát, đĩa miện loe, có chiếc lượn sóng hặc gờ cắt khấc, than cong,
vát tròn nhỏ tạo dáng tựa bong sen.
Hiện vật được trưng bày chiếm số lượng nhiều hơn cả, tạo dáng của các
sản phẩm dựa theo nhữa loại hoa quả có trong thiên nhiên như: dáng quả dưa,
quả hồng,…
Các loại âu liễn có nắp cũng là sản phẩm cỡ vừa và nhỏ.
Trong tủ gốm men trắng, sản phẩm gốm dùng cho việc thờ cúng ngoài
bình, lọ có dáng gần giống với gốm men ngọc còn xuất hiện thêm một số loại
hình như đĩa hoa sen, các loại đài hoa sen.
Kỹ thuật trang trí gốm men trắng thời kỳ này dung kỹ thuật in nổi, đắp
nổi, khắc chìm.
Kỹ thuật đắp nối chủ yếu dung cho sản phẩm gốm là ấm, liễn, đài sen,
đĩa hoa sen, chân đèn. Kỹ thuật in nổi, khắc difng chủ yếu cho sản phẩm là bát
âu bình.
8



Đề tài thực vật vẫn là mô típ chủ yếu được sử dụng trên trang trí gốm
men trắng. Đề tài động vật xất hiện nhiều hơn như hình vẹt, sấu đắo nổi trên
ấm thể hiện bằng các bộ phận quai, vòi. Đặc biệt hình rồng theo từng đôi xoắn
đuôi vào nhau.
Đề tài nhân vật cũng nhận thấy trên sản phẩm gốm men trắng được trưng
bày ở đây là những hình tượng vũ nữ nâng các lớp cánh sen được đắp nổi dưới
chân đế đài sen.
Một vài ấm, liễn cũng khắc đường chỉ vòng quanh than hooawjx chia ô,
múi giống gốm men ngọc. trong lòng sản phẩm cũng có 5 dấu con kê tương tự
như các loại bát đĩa gốm men khác.
2. Sưu tập đồ gốm hoa nâu
Gốm hoa nâu là tên gọi các loại gốm men trắng men ngà, các trang trí
chủ yếu bằng hia văn màu nâu. Nguyên liệu tạo ra màu men ngày là ỏ ô xít
sắt. Có một số sản phẩm xương gốm được tạo bằng đất sét thường nhưng phần
nhiều , gốm hoa nâu là đồ đàn (sành, xốp), sành trắng (sành cứng). Nguyên
liệu chính là cao lanh và đất sét trắng được lọc luyện ở mức vừa phải. Được
trưng bày với 50 hiện vật trong đó số lượng gốm hoa nâu thế kỷ XII – XIV
chiếm số lượng nhiều và mang những nét đặc trưng hơn cả.
Gốm hoa nâu Lý – Trần được thể hiện theo ba dạng: dạng thứ nhất sự
xuất hiện của những sản phẩm trang trí bằng hoa văn màu nâu trên nền trắng
ngà.
Dạng hai: toàn bộ sản phẩm tráng men nâu.
Dạng ba là giai đoạn mở đầu cho các loại gốm men nâu, men da lươn.
9


Men gốm thường có một số men: vàng, ngà, trắng đục, nâu, xanh lá…
Sưu tập gốm hoa nâu thế kỷ XI – XIV trưng bày ở bảo tàng có thể chia
làm 2 nhóm: nhóm đồ gốm hoa nâu thế kỷ XI – XII và nhóm đồ gốm hoa nâu
thế kỷ XII – XIV.

Nhóm đồ gốm hoa nâu thế kỷ XI – XII là các loại đồ dung gia dụng và
phục vụ tôn giáo. Loại hình gồm các thạp, bình, lọ, đài sen, bát đĩa âu, liễn…
Nhóm đồ gốm thế kỷ XIII – XIV: gồm các loại thạo, liễn hũ âu chậu
bình, thống,…Phần lớn là đồ đựng nên dáng gốm thồi kỳ này nhìn chung
thường mang hình ống mập mạp và có chiều cao đáng kể.
Hoa văn chủ yếu kết hợp chạm khắc nổi, ngoài ra còn được tạo bằng nét
chìm và tô nâu.
Đề tài trang trí phong phú mô típ thông dụng là hình cây nhỏ mới nảy
mầm, hoa sen hoa súng, hoa cúc. Các con vật lông vũ thường gặp là cò, công.
Các con vật dưới nước: cá chép, cá mương được trang trí sinh động trong các
ô trang trí trên gốm. Bên cạnh đó còn có hình ảnh người đấu giáo, phản ánh
tinh thần thượng võ dân tộc.
3. Các loại tượng và đồ gốm trang trí kiến trúc
Các loại tượng
Trong trưng bày sưu tập gốm Lý – Trần các loại tượng, gốm trang trí
kiến trúc được trung bày trong một tủ. Gồm các loại tượng nhỏ đọc lập trung
bày ở đây có niên đại triều Lý, một vài tượng có niên đại Lý – Trần.
Nhóm niên đại thời Lý bao gồm:
10


Gốm hoa nâu: Sư tử, tước hình vẹt, tượng vẹt, voi, mèo, cóc. Gốm men
ngọc: Sư tử. Gốm đất nung: sư tử, đầu tượng ông lão, tượng nữ thần chim, tiên
nữ, tượng người cầu nguyện, tượng võ quan. Gốm men xanh: tượng nghê, các
loại tượng bùa: tượng đầu người, tượng đầu thú, ma quỷ.
Nhóm tượng Lý – Trần gồm: Gốm đất nung: tượng đất nung, tượng mặt
người, tượng phộng, các loại đầu tượng. Gốm men trắng: các loại tượng đầu
người. Gốm men nâu: tượng người quỳ, các loại tượng đầu người, đầu thú.
Đồ gốm trong trang trí kiến trúc
Đồ gốm trang trí kiến trúc Lý – Trần trưng bày tại Bảo Tàng chiếm một

diện tích lớn. Gốm trang trí trên kiến trúc gồm 44 hiện vật phong phú về loại
hình, trang trí hoa văn như: Trang trí là các phù điêu đầu rồng, đầu phượng,
các loại hình lá đề, hoa, lá, các tượng uyên ương từ hiện vật nguyên vẹn đến
các hiện vật chỉ còn mình và đã bị mất đầu đuôi.
Chất liệu hầu hết của gốm kiến trúc là đất nung, một số ít hiện vật phủ
men như gạch tròn, gạch xây tháp cùng một số mảnh gốm ngói ống phủ men
trkếtắng và xanh rêu.
Đồ gốm trang trí kiến trúc được trưng bày trong các tủ 21, 22, 25, 26, 27,
29, 30 của Bảo tàng. Gồm nhiều loại hình hiện vật khác nhau: đồ gốm là vật
liệu xây dựng và đồ gốm dùng vào việc trang trí các bộ phận kiến trúc.
Nhóm vật liệu xây dựng chiếm số lượng đông đảo. Gạch phong phú về
kiểu dáng cũng như hoa văn gồm 26 hiện vật. Ngói gồm 15 hiện vật trưng bày
cùng gạch loại hình tiêu biểu là ngói ống, ngói mũi hài các mảnh và đầu ngói
ống.
11


Đầu trụ có 4 hiện vật với những kích cỡ khác nhau và trang trí khác nhau.
4. Giá trị bộ sưu tập
Nghệ thuật gốm là một loại hình nghệ thuật có cơ sở hiện thực và thẩm
mỹ phong phú của cả dân tộc vì vậy nghiên cứu về gốm Lý – Trần trưng bày ở
bảo tàng cùng một số tư liệu khác chúng ta có thể khẳng định nghề gốm Việt
Nam thời kỳ này phát triển mạnh, đạt được những thành tựu rỡ.
Các hiện vật gốm được trưng bày ở bảo tàng chứa đựng những giá trị
một minh chứng sống động và xác thực về phong cách mỹ thuật, cách tạo
hình, men, cách sản xuất gốm. Trong cách trưng bày theo sưu tập đã làm nổi
lên được những đặc trưng văn hóa của mỗi thời kỳ lịch sử.
So với các bảo tàng khác bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam có số
lượng hiện vật gốm Lý – Trần trong trưng bày được coi là lớn và phong phú
về loại hình, đa dạng về hoa văn có khả năng khái quát được những hoạt động

của nền văn hóa Lý – Trần. Tính đa dạng, phong phú của hiện vật sưu tập
cùng với những giá trị kết tinh ẩn giấu trong hiện vật không ngừng thu hút
khách tham quan bảo tàng. Qua đó tạo được ý thức khôi phục và ý tưởng sáng
tạo mới cho thê hệ chúng ta ngày nay đồng thời cũng mang thông điệp về ý
thức về bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa quý báu đó.
Sưu tập đồ gốm men thời Lý-Trần trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc
gia góp phần minh chững một bước tiến đặc biệt trong lịch sử gốm cổ Việt
Nam. Những hiện vật, không chỉ khẳng định tính thẩm mỹ cao mà còn khẳng
định một tinh thần phục hưng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc,
góp phần chứng minh tính chất đặc thù chuyên biệt của loại đồ gốm men dùng
trong cung đình. Thông qua những sản phẩm này chúng ta có thể hiểu rõ hơn
12


về mối quan hệ, giao lưu văn hóa của Đại Việt với các quốc gia láng giềng
như Trung Quốc, Chăm pa. Đồng thời đây cũng là căn cứ quan trọng chống lại
các luận điểm của một số học giả nước ngoài về nghệ thuật Việt Nam.

KẾT LUẬN

Đồ gốm thời Lý - Trần thể hiện một bước tiến đặc biệt trong lịch sử gốm sứ
cổ Việt Nam. Đồ gốm Lý đã đạt một đỉnh cao trong tạo dáng và trang trí. Lối tạo
dáng trau chuốt, tỷ mỷ đã tạo ra mỗi đồ gốm như một tác phẩm nghệ thuật.
Xương gốm đã được lọc luyện pha chế với kỹ thuật cao khiến cho cốt gốm sau
khi nung rất đều, không bị sệ, nứt. Lớp men phủ đã tôn vẻ đẹp trang trọng cho đồ
gốm bởi độ trong bóng và sâu. Nếu hoa văn trang trí gốm giai đoạn Bắc thuộc
chỉ chủ yếu là văn hình học thì giờ đây, trên đồ gốm Lý - Trần đã thấy phong
phú rất nhiều: cây cỏ, hoa lá, chim muông, rồng phượng, con người, mây trời
sóng nước đã xuất hiện trên đồ gốm. Đặc biệt, đề tài hoa lá sen - biểu trưng của
13



đạo Phật đã được người thợ gốm khai thác triệt để, từ tạo dáng đến trang trí. Đoá
sen nở được thể hiện qua từng giai đoạn, cho đến đài sen, gương sen, cánh sen...
lúc thì trang trí nổi, khi thì khắc hoặc in chìm... Bởi vậy, có thể nói hoa lá sen
luôn luôn là mẫu hình cho người thợ gốm Lý - Trần tìm tòi và sáng tạo. Kỹ thuật
lò nung cũng thể hiện tiến bộ ngày càng cao. Trong lòng bát đĩa của gốm thế kỷ
9-10, ta còn thấy to và thô phác, với hình chữ thập hay bông hoa, thì đến gốm Lý
- Trần, dấu kê chỉ còn là những chấm nhỏ, như một bông hoa, đã tôn thêm vẻ
đẹp cho đồ gốm. Gốm thời Lý - Trần, không chỉ đạt được tính thẩm mỹ cao mà
còn khẳng định một tinh thần phục hưng các giá trị văn hoá truyền thống của dân
tộc. Chẳng hạn, các mô típ Đông Sơn quen thuộc như chữ S, chấm dải, vạch
đứng song song, hình chim với bố cục ngược chiều kim đồng hồ... lại thấy tái
hiện trên đồ gốm Lý - Trần sau cả ngàn năm Bắc thuộc.
Sưu tập đồ gốm thời Lý – Trần là sưu tập chiếm số lượng lớn và phong phú
với những giá trị tiêu biểu. Sưu tập hiện vật sẽ luôn đứng vị trí quan trọng trong
hệ thống trưng bày của bảo tàng, góp phần đắc lực trong việc phục vụ, thỏa mãn
nhu cầu của khách tham quan.

PHỤ LỤC ẢNH

14


\

Gian trưng bày trang trí kiến trúc

Đài sen, chén, chân đèn,…Gốm men
triều Lý thế kỷ 11 – 13, Thanh Hóa và

Hà Tây. Đồ thờ

15


Đá cửa trang trí rồng. Đá triều Lý, Sư tử đá triều :ý. Chùa Phật Tích, Tiên
chùa Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh. Du, Bắc Ninh. TRang trí kiến trúc
Vật liệu trang trí kiến trúc

16


Các loại đầu tượng người. Gốm Cốc, bát, đĩa, gốm men ngọc, men
men nâu và trắng, triều Lý – Trần, trắng và nâu triều Lý - Trần, thế kỷ
thế kỷ 11 – 14. Tượng trang trí
11 – 14.

Các loại tượng. Gốm đất nung, đá, Tượng vịt (uyên ương) trang trí trên
triều Lý, thế kỷ 11 – 13, Yên Lãng, ngói nóc. Đất nung, triều Lý – Trần, thế
Ngọc Hà, thành Thăng Long. Tượng kỷ 11 – 14, Vĩnh Phúc, Ngọc Hà, Quần
trang trí.
Ngựa. Thành Thăng Long (Hà Nội)

17


Gạch xây tháp trang trí chim thần Đài sen, chén, chân đèn,…Gốm men
GARUDA. Đất nung triều Lý, thế triều Lý thế kỷ 11 – 13, Thanh Hóa và
kỷ 11 – 13, Văn Lãng, thành Hà Tây. Đồ thờ
Thăng Long. Vật liệu kiến trúc.


Bát, đĩa, lọ. Gốm men nâu, Triều Lý – Hũ. Gốm hoa nâu và men trắng, triều Lý
Trần, thế kỷ 11 – 14. Đồ dung sinh hoạt – Trần, thế kỷ 11 – 14. Đồ dung sinh
hoạt.

18



×