Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Lý thuyết hành động xã hội học và hiện tượng làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.79 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

TÊN HỌC PHẦN
XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA
TÊN TIỂU LUẬN
Lý thuyết hành động xã hội học và hiện tượng
làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam

Chuyên ngành : Quản lý văn hóa
Mã số

: 62310642

Tên giảng viên : PGS.TS. Bùi Hoài Sơn
Tên NCS

: Hồng Thị Bình


2
Hà Nội, 2016
1. Đặt vấn đề:
Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung và
đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch
sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy
luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các
dân tộc.


Xã hội học là mơn khoa học xã hội cịn rất non trẻ, mặc dù vậy nó cũng
có một lịch sử phát triển riêng biệt. Trước thế kỷ 19, xã hội học chưa tồn tại
như một mơn khoa học độc lập mà bị hịa tan vào trong các khoa học khác
như nhân chủng học, dân tộc học, nhân học, tâm lý học, tâm lý học xã hội và
đặc biệt là triết học - môn khoa học của mọi khoa học.
Xã hội học xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu
lịch sử xã hội. Tính tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi
các điều kiện và tiền đề biến đổi và nhận thức đời sống xã hội. Các biến động
to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội châu Âu vào thế kỷ XVIII và
nhất là thế kỷ XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận thức
xã hội.
Bắt đầu từ thế kỷ 18, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu trở nên hết
sức phức tạp. Cuộc cách mạng công nghiệp 1750 đã đưa đến những đảo lộn
ghê gớm. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những đô thị công nghiệp khổng lồ gây
nên những làn sóng chuyển dịch dân cư lớn, kèm theo đó là những mâu thuẫn
giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã
hội ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng thái biến động
không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy thối
đạo đức, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân số, tan rã hàng loạt các thiết chế


3
cổ truyền,... Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là
cần phải có một ngành khoa học nào đó đóng vai trị tương tự như một bác sĩ
luôn luôn theo dõi cơ thể sống - xã hội tiến tới giải phẫu các mặt, các lĩnh vực
khác nhau trên bề mặt cắt của nó từ tầm vĩ mô đến vi mô, kể cả khi xã hội đó
thăng bằng cũng như khi mất thăng bằng để chỉ ra trạng thái thật của xã hội
đó, phát hiện ra những vấn đề xã hội (social problems), dự báo khuynh hướng
phát triển của xã hội, và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi.
Emile Durkheim - một trong các bậc tiền bối của khoa học xã hội học

đã phát biểu rằng: cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đốn xem xã hội ở
trong tình trạng "khỏe mạnh" hay "bệnh tật" và sau đó nhà xã hội học phải kê
đơn những loại thuốc cần cho sức khỏe của xã hội. Và mãi cho đến nửa sau
của thế kỷ XIX, xã hội học mới xuất hiện với tư cách là một mơn khoa học
độc lập có đối tượng, chức năng, và phương pháp riêng biệt.
Tuy nhiên Do không có một lịch sử duy nhất cho xã hội học nên khơng
có định nghĩa về xã hội học duy nhất. Các định nghĩa xã hội học đều dựa trên
từng quan điểm lý thuyết.
- Xã hội học là một ngành khoa học dùng quy luật xã hội để giải thích
các hiện tượng xã hội
- Xã hội học là một ngành khoc học trong đó lấy xã hội tồn thể để giải
thích cho các hiện tượng xã hội cụ thể
- Xã hội là cái có trước, là cái quy định, hiện tượng xã hội (tác phẩm
nghệ thuật, phim…) là cái có sau, phụ thuộc vào xã hội tồn thể. Chỉ có thể
hiểu các hiện tượng xã hội cụ thể đó thơng qua việc phân tích xã hội tổng thể.
VD: Hiện tượng Trịnh Công Sơn
Hiện tượng đi chùa đặt tiền vào tay tượng phật


4
- Xã hội ln có những quy luật, hiểu được, tiên liệu được, tính tốn và
đo đếm được. Vì vậy nghiên cứu xã hội học là đi tìm quy luật cho mỗi hiện
tượng xã hội, trong đó có văn hóa.
Khái niệm xã hội học văn hóa
- Là chuyên ngành của xã hội học: xã hội: tập hợp cá nhân, nhóm
ngành xã hội.
- Xã hội học văn hóa: đi tìm nguồn gốc xã hội của văn hóa, mối quan
hệ giữa xã hội và văn hóa
- Theo xã hội học, các văn hóa ra đời, tồn tại và phát triển có lý do xã
hội của nó, ko hiểu cơ sở xã hội thì sẽ ko hiểu văn hóa một cách thấu đáo.

- Tách văn hóa ra khỏi xã hội sẽ mất đi giá trị văn hóa vốn có của nó.
Mỗi hiện tượng văn hóa có chức năng xã hội riêng và có giá trị riêng.
VD: Các dòng nhạc- đáp ứng chức năng xã hội nhất định và giá trị nhất định
Những tiền đề cơ bản của xã hội học văn hóa.
Tiền đề 1: Văn hóa là 1 lĩnh vực của đời sống xã hội, nó có quan hệ với
các lĩnh vực khác của xã hội
Tiền đề 2: Mọi hiện tượng văn hóa đều có lý do riêng của nó. VD: Tại
sao mọi người lại thích đi chùa? Bà Chúa Kho?
Tiền đề 3: Mọi hiện tượng văn hóa đều có thể đo đếm hoặc định lượng
được -> điều tra xã hội học
Tuy nhiên, trong nghiên cứu xã hội, đặc biệt là xã hội học văn hóa thì
các lý thuyết thường được vận dụng phổ biến nhất, có ý nghĩa như một
phương pháp luận trong nghiên cứu bao gồm: lý thuyết cấu trức - chức năng;
lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết tiến hóa xã hội, lý thuyết xã hội hóa, lý
thuyết vốn văn hóa của Bourdier, lý thuyết quyền văn hóa.


5
Trong hệ thống các học thuyết xã hội được nêu ở phần trên, khó có thể
đưa ra một sự xếp loại về mức độ ưu trội, bởi lẽ mỗi học thuyết được vận
dụng theo từng khía cạnh và mục đích khác nhau. Chính vì vậy sức mạnh và
sự hữu dụng của nó khó có thể so sánh với nhau. Trên quan điểm đó trong
khuân khổ tiểu luận này tác giả cũng khơng hướng đến một mục đích so sánh,
đánh giá sức mạnh hay tính hữu dụng mà chỉ đề cập đến lý thuyết hành động
xã hội với tư cách là phương pháp luận của khoa học xã hội và nhân văn.
Xét ở mức độ lý giải đối tượng trong các học thuyết trên thì lý thuyết
hành động xã hội thuộc dạng “trung mơ”, tức là nó vừa nhằm lý giải sự tương
tác giữa con người và xã hội. Hành động là của con người, do cá nhân hay
nhóm thực hiện, nhưng động cơ và mục đích của các hành động đó ln chịu
sự chi phối của bối cảnh và mơi trường xã hội. Chính vì vậy, khi nghiên cứu

về hành động xã hội của con người, nó vừa hướng đến lý giải những yếu tố
mang tính chất riêng rẽ của một cá nhân, nhóm cụ thể nhưng đồng thời cũng
cho thấy được sự tác động của yếu tố xã hội như: giá trị, chuẩn mực, tơn giáo
tín ngưỡng,… đến các hành vi đó.
Về mặt lịch sử từ khi ra đời đến nay lý thuyết hành động xã hội đã có
tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều các ngành khoa học xã hội khác nhau. Đầu tiên
là xã hội học với những nghiên cứu động cơ, mục đích và biểu hiện của
những hành động của cá nhân và nhóm. Tâm lý học, dựa trên lý thuyết này để
tìm thấy mối liên hệ giữa môi trường và bối cảnh xã hội đối với nhân cách và
hành vi. Trong nhân học nghiên cứu các hành động có tính chất như là một
biểu tượng văn hóa, qua đó so sánh giữa các xã hội với nhau.
Cơ sở triết học và nhân học của hành động xã hội
Định nghĩa của nhà xã hội học người Đức Max Weber về hành động xã
hội được cho là hoàn chỉnh nhất; ông cho rằng, hành động xã hội là hành vi
mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định, một hành động xã hội là một


6
hành động của một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá
nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng
vào chuỗi hành động đó. Weber đã nhấn mạnh đến động cơ bên trong chủ thể
như nguyên nhân của hành động - Một hành động mà một cá nhân khơng
nghĩ về nó thì khơng thể là một hành động xã hội. Mọi hành động khơng tính
đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì khơng
phải là hành động xã hội. Hành động khơng phải là kết quả của q trình suy
nghĩ có ý thức thì khơng phải là hành động xã hội.
Thời cổ đại đã phát triển những suy nghĩ triết học và nhân học về “bản
chất xã hội” của con người như là cái bản chất thứ hai, nhưng mang tính
quyết định. Như vậy, cơ sở triết học để xã hội học xem hành động của con
người là hành động xã hội chính là dựa trên quan điểm triết học về bản chất

xã hội của con người. Trong luận đề 6 về Feuerbach, Mác viết: “Bản chất con
người không phải là một trừu tượng bên trong mỗi cá nhân. Trong tính hiện
thực của nó, con người là tổng hồ các quan hệ xã hội”. Người ta thường nói:
“Mỗi người là một xã hội nhỏ, mỗi xã hội là một người tổng quát” (trích theo
H. Korte, 1995, tr. 21).
Triết học nhân học xem con người không phải sản phẩm của bản năng
mà là sản phẩm của thiết chế, “cái được xem là bản năng ở động vật, là cái
được xem là thiết chế ở con người”. Con người có một động lực cao trong
việc sáng tạo ra văn hóa, nó khơng hành động theo sơ đồ đơn giản, kích thích
– phản ứng” như động vật, mà bao giờ cũng hành động xuất phát từ một
khoảng cách với thế giới. Hành động bao giờ cũng là sự tác động qua lại của
cái bên trong và cái bên ngoài, của việc cảm nhận tình huống và cái bên trong
của cá nhân: Khác với hành vi, hành động con người mang tính xã hội khi nó
diễn ra trên cơ sở theo đuổi các động cơ và mục đích: hành động xã hội là có
ý thức, có căn cứ, mang tính phản tỉnh và định hướng mục tiêu.


7
Ba khái niệm nền tảng của hành động xã hội
Để hiểu được nền tảng của hành động con người, xã hội học đề xuất ba
khái niệm cơ bản: “ý nghĩa”, “chuẩn mực” và “giá trị”. Cùng với khái niệm
hành động xã hội, ba khái niệm trên đồng thời là những thành phần tiên
nghiệm của xã hội học, tức là đằng sau nó khơng cịn gì để hỏi nữa.
Ý nghĩa
Weber là người đã đưa “ý nghĩa” trở thành một khái niệm cơ bản trong
“xã hội học thấu hiểu của mình. Ơng sử dụng khái niệm ý nghĩa để làm rõ
tính đặc thù của hành động con người. Theo ông, để hiểu một hành động nào
đó với tính cách là hành động xã hội, thì nhà xã hội học cần phân tích cái ý
nghĩa chủ quan trong đó mà các chủ thể hành động đã chia sẻ với nhau.
George Herbert Mead là người đã nêu lên câu hỏi nghiên cứu: làm thế

nào mà có được sự thích ứng lẫn nhau giữa hành động của các cá nhân khác
nhau? ông cho rằng ý nghĩa chính là yếu tố trung tâm cho sự thích ứng lẫn
nhau này. Trong tình huống tương tác, một chủ thể lựa chọn từ nhiều khả
năng hiểu khác nhau, tìm ra một cái xác định, ý nghĩa cho phép người tiếp
nhận hành động tiến hành một sự giải mã hành động (ý nghĩa của các biểu
tượng thể hiện trong hành động). Khái niệm “ý nghĩa” bao hàm những cơ sở
sau. Thứ nhất, ý nghĩa giúp tạo ra một hình thái đặc thù cho sự cảm nhận, sự
cảm nhận này làm cho hành vi của người khác trở nên có ý nghĩa và có thể
hiểu được. Thứ hai, thơng qua và vượt q một tình huống hành động cụ thể,
nó cho phép nhìn vào nền văn hóa mà nó thể hiện (văn hóa: mối quan hệ giữa
các chuẩn mực và giá trị của một hệ thống xã hội).
Chuẩn mực
Khái niệm chuẩn mực có nguồn gốc từ tiếng lating, có nghĩa là quy tắc,
sợi chỉ xuyên suốt. Người ta thấy chuẩn mực có trong đạo đức theo nghĩa các
tiêu chuẩn hành vi, trong mỹ học và logic, trong kỹ thuật và ngôn ngữ hàng


8
ngày. Nói đến chuẩn mực là nói đến một sự đánh giá, phán xử: cái gì phù hợp
chuẩn mực tức là bình thường, cái gì ngược với chuẩn mực là lệch chuẩn, bất
hình thường.
Trong lĩnh vực hành động xã hội, chuẩn mực là những quy tắc ứng xử
được quy định rõ ràng, chúng tạo ra sự tiêu chuẩn hóa, điều khiến cho việc
lặp lại các hành động và do đó các kỳ vọng hành động trở nên có thể tồn tại
được. Giống như hành động xã hội, đối với xã hội học, chuẩn mực xã hội là
một thành phần khái niệm tiên nghiệm của xã hội học. Nói cách khác, khái
niệm chuẩn mực xã hội không thể được rút ra từ bất kỳ một khái niệm nào
khác, nó thể hiện một hiện tượng tối nguyên thuỷ của cái xã hội.
Durkheim được xem là nhà xã hội học đầu tiên đề xuất vấn đề “tính
chuẩn mực của cái xã hội”. Đối với cách hiểu của Durkheim, cái xã hội tồn tại

là một hiện thực có thể xác định mang tính sự vật, mà cơ sở của nó nằm trong
tính chuẩn mực của các ứng xử xã hội. ông xem hiện thực này là thế giới của
các sự kiện xã hội. Các chuẩn mực xã hội trở thành cái bên ngồi, nó giới hạn
ý chí của con người trong quan hệ của họ với nhau. Chuẩn mực hóa có nghĩa
là sự thiết chế hóa các quy tắc và tiêu chuẩn liên quan với nhau, loại trừ các
khả năng khác. Mỗi sự chuẩn mực hóa gắn với một sự lựa chọn, điều này là
một nguyên tắc cơ bản của sự hình thành cấu trúc xã hội. Các chuẩn mực tạo
ra một khuôn khổ cho hành động, như vậy chúng phải có tính trừu tượng,
khác với mọi kiểu hành động cụ thể. Chuẩn mực thể hiện cái chung, “kiểu
điển hình” cửa hành động. Định hướng qua lại của hành động của nhiều cá
nhân và việc xây dựng nên các quan hệ xã hội chỉ có thể có được khi các cá
nhân hành động trên cơ sở những tiêu chuẩn và quy tắc được biết và được
chấp nhận chung. Các tiêu chuẩn và quy tắc này được gọi là các chuẩn mực
xã hội. Chuẩn mực xã hội được tiếp nhận trong quá trình xã hội hóa, được nội
tâm hóa và được kết nối trong các q trình thiết chế hóa.


9
Các chuẩn mực thể hiện rất đa dạng, có thể hệ thống hóa chúng theo
nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, theo mức độ chặt chẽ và gắn với nó là mức
thưởng phạt: các chuẩn mực buộc phải, cần phải, nên làm. Gắn liền với chuẩn
mực là sự phán xử (thưởng phạt). Sự phán xử luôn gắn với tương tác hành
động, bởi nếu khơng thì hành động khơng thể tiếp tục diễn ra và chuẩn mực
khơng có cơ sở tồn tại. Sự củng cố các chuẩn mực dẫn đến việc hình thành
những vai trò xã hội và kiểu hành động.
Giá trị
Giá trị là các nguyên tắc cơ bản định hướng hành động. chúng là những
quan điểm. thái độ về những điều được mong muốn, về những quan niệm dẫn
dắt trong văn hóa, tơn giáo, đạo lý và xã hội. Những định hướng giá trị thống
trị trong một xã hội là khung cơ bản của văn hóa. Với tính cách là những

ngun tử của đời sống xã hội, các chuẩn mực chỉ có thể vận hành khi các
chuẩn mực quan trọng nhất đối với hành động xã hội được kết nối với nhau,
khi chúng được theo đuổi như là “đầy giá trị” (quan trọng, đúng đắn, chân lý)
theo một ý nghĩa có tính đạo lý. Giá trị là những “chỉ dẫn đạo lý” dẫn dắt
hành động con người. Chúng biểu hiện các ý nghĩa và mục tiêu mà các cá
nhân và nhóm gắn với hành động của họ.
Các kiểu của hành động xã hội
1. Kiểu hành động truyền thống được thực hiện bởi vì nó vẫn được làm
như thế từ xưa đến nay;
2. Kiểu hành động cảm tính bị dẫn dắt bởi cảm xúc;
3. Kiểu hành động duy lý với giá trị hướng tới các giá trị tối hậu;
4. Kiểu hành động duy lý có mục đích hay cịn gọi là kiểu hành động
mang tính cơng cụ.
Những tiên đề của xã hội học hành động xã hội


10
Dựa trên những khái niệm có tính tiên nghiệm trình bày ở trên, xã hội học
hành động xã hội đưa ra một số tiên đề nghiên cứu có thể tóm tắt dưới đây.
- Con người hành động trong các tình huống nhất định trên cơ sở của
các ý nghĩa mà tự họ gắn vào các hành động của bản thân và của đối tác.
- Khi đi vào các tình huống hành động cụ thể mỗi người đều đã có một
tri thức hàng ngày được cấu trúc hóa trước đó. Thế giới trong đó chúng ta
hành động đã là một thế giới văn hóa, được lý giải. Đối với chúng ta là một
thế giới có một ý nghĩa cụ thể.
- Hành động là một q trình có tính lý giải, diễn ra một cách mới, khác
đi với các đối tác hành động. Trong q trình đó, các ý nghĩa cấu trúc hóa nên
những kỳ vọng.
Mỗi cá nhân đều ở trong tình trạng “hiểu ý nghĩa”.
Các cá nhân hình thành từ xã hội hóa, tức là từ việc được trang bị các

chuẩn mực và giá trị.
Văn hóa là một hệ thống các chuẩn mực và giá trị mà con người có thể
hiểu được nó và chịu sự dẫn đắt của nó.
Con người đi tìm kiếm ý nghĩa và các giá trị văn hóa dẫn dắt nó.
2. Lịch sử ra đời lý thuyết hành động xã hội
Lý thuyết hành động xã hội gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội Pareto,
nhất là Max Weber, sau này T.Parson phát triển thêm và du nhập vào Mỹ.
V. Pareto nhà xã hội học người Ý, là người đầu tiên đưa ra khái niệm
hành động xã hôi. Khi ông phân biệt hai loại hành động xã hội của con người
là hành động mang tính logic và hành động phi logic.
Tuy nhiên, người có cơng lớn nhất trong lý thuyết hành động xã hội là
Max Weber, nhà xã hội học, kinh tế học, triết học, sử học-một trong những
nhà lý luận có ảnh hướng lớn nhất khi những tranh luận xung quanh luận
điểm của ông chưa bao giờ chấm dứt. Luận điểm lớn nhất của ông đã có ảnh


11
hưởng to lớn đến tư duy khoa học từ khi ra đời đến nay đó là mối liên hệ giữa
yếu tố tôn giáo với kinh tế thông qua luận giải trong tác phẩm lớn nhất “Nền
đạo đức tin lành và tinh thần Chủ nghĩa tư bản”. Một trong những lý thuyết
quan trọng nữa mà Weber để lại đó là ơng xác định đối tượng nghiên cứu của
xã hội học là hành động xã hội, một sự mở rộng đầy ý nghĩa cho xã hội học
khi mối quan tâm của nó sâu sắc hơn về con người chứ không chỉ ở khía cạnh
xã hội như trước đây. Bên cạnh đó Weber cịn nghiên cứu về bộ máy hành
chính Chủ ngĩa tư bản, chủ nghĩa duy lý, tôn giáo, kinh tế và nhất là phương
pháp luận loại hình lý tưởng rất hữu ích cho các nhà nghiên cứu.
Một trong những người nghiên cứu và đưa học thuyết của Weber đến
Bắc Mỹ là T. Passon. Ông chịu ảnh hưởng của Weber xem cốt lõi của mọi
hành động xã hội là ý nghĩa, do đó để hiểu được hành động phải hiểu được ý
nghĩa gắn với hành động đó. Theo Pasons thì hành động xã hội bao gồm các

yếu tố cơ bản sau đây:
• Chủ thể hành động là những cá nhân
• Các chủ thể theo đuổi các mục đích
• Chủ thể phát triển các phương tiện khác nhau để đạt mục đích
• Chủ thể đối mặt với những hoàn cảnh khác nhau, những hồn cảnh
gây tác động đến việc lựa chọn mục đích và phương tiện
• Chủ thể bị điều khiển bởi các giá trị và chuẩn mực tác động đến việc
lựa chọn mục đích và phương tiện (theo Bùi Thế Cường, 2008).
Ngồi các tác giả trên thì một đại diện của học thuyết tương tác luận,
H.Blumer nhấn mạnh rằng con người là những chủ thể tích cực, hành động
trên cơ sở những ý nghĩa mà họ gán vào tương tác xã hội của họ. Đây là quá
trình xã hội trong đời sống nhóm, nó tạo ra và xác nhận các quy tắc, chứ
không phải các quy tắc tạo ra và xác nhận đời sống nhóm. Nhà tương tác luận
đồng ý rằng ở mức độ nhất định, hành động được cấu trúc hóa, được thường


12
ước lệ hóa thừa nhận sự có thật của các thiết cả xã hội. Ông cho rằng mặc dù
ở đây có những chỉ dẫn chặt chẽ cho hành động, song các hành động được
tiêu chuẩn hóa vẫn được kiến tạo nên bởi các chủ thể chứ không phải bởi các
hệ thống xã hội.

3. Nội dung chính của lý thuyết hành động xã hội
Weber được xem là nhà xã hội học có đóng góp lớn nhất lý thuyết hành
động xã hội. Theo ơng, đối tượng đích thực của xã hội học là hành động xã
hội. Ơng nói: “Xã hội học... là một khoa học cố gắng hiểu theo kiểu diễn giải
hành động xã hội để bằng cách đó đạt tới việc giải thích nhân quả về chuỗi
hành động và tác động của nó. Hành động là hành vi con người khi và chỉ
trong chừng mực khi cá nhân đang hành động gắn một ý nghĩa chủ quan vào
đó” (theo Bùi Thế Cường, 2008). Tuy nhiên điểm căn bản trong lý thuyết này

là sự phân biệt giữa hành vi và hành động xã hội. Khi nào, trường hợp nào thì
người ta dùng từ hành vi, thời điểm nào thì dừng khái niệm hành động xã hội.
Trước hết bất cứ hành động xã hội nào của con người cũng đều là hành
vi, nhưng không phải tất cả các hành vi đều được gọi là hành động xã hội.
Hay nói cách khác, khi hành vi mang tính xã hội thì lúc đó sẽ trở thành hành
động xã hội.
Hành vi là những phản ứng máy móc của con người để đáp trả khi có
một tác động. Ví dụ khi dùng kim đâm vào tay thì chúng ta có phản ứng rụt
tay lại. Việc rụt tay một cách nhanh chóng đó của con người chính là phản
ứng đáp trả tác động của kim vào cơ thể gây ra cảm giác đau.
Hành động xã hội trước hết nó là một hành vi cụ thể của cá nhân hoặc
nhóm, nhưng hành vi đó mang một ý nghĩa, một giá trị và hướng đến một đối
tượng khác, đó chính là lúc hành vi đó đã mang tính xã hội. Hành động xã hội


13
mang tính duy lý, tức là cá nhân căn cứ vào các giá trị chuẩn mực xã hội để
điều chỉnh hay tiếp nhận khi hành động
Như vậy, tiêu chí để chúng ta phân biệt giữa hành vi và hành động xã
hội là hành vi đó chuyển tải một ý nghĩa và nó hướng đến cả những cá nhân
khác bên ngồi chủ thể hành động. Tuy nhiên, sự phân biệt đó chỉ mang tính
tương đối, thực tế những hành động của con người rất phức tạp và nhà nghiên
cứu khó cớ thể phân định một cách rạch ròi.
Định nghĩa hành động xã hội
“Một hành động xã hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn
một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người
khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó” (theo Bùi
Thế Cường, 2008). Mọi hành động khơng tính đến sự tồn tại và những phản
ứng có thể có từ những người khác thì khơng phải là hành động xã hội.
Phân loại hành động xã hội

Theo V.Pareto phân chia thành hai dạng hành động :
1. Hành động logic. Đó là những hành động hợp lý một hợp lý có mục
đích được ý thức một cách rõ ràng và các cá nhân hành động hướng đến các
mục đích đó
2. Hành phi lơgic. Đó là những hành động bản năng, hành động khơng
được ý thức. Nó xuất phát từ những bản năng sẵn có trong con người như,
ham muốn lợi ích, tham lam… Mỗi cá nhân đều có cả hai loại hành động này
trong q trình tương tác
Phân loại của Max Weber
1- Hành động hợp lý về mục đích. Loại hành động này căn cứ vào
những mong đợi của đối tượng bên ngồi và coi đó là phương tiện để đạt
được mục đích. Hay đó chính là việc người hành động phải suy nghĩ và quyết
định xem chọn mục đích nào, phương tiện nào để đạt được mục đích.


14
2. Hành động hợp lý về giá trị. Là nhũng hành động mà chủ thể luôn
hướng đến những giá trị xã hội.
3. Hành động hợp lý theo truyền thống. Đó là những hành động tuân
thủ theo những theo thói quen, nghi lễ, phong tục,…của truyền thống. Ví dụ
như tổ chức đám giổ linh đình, mê tín dị đoan
4. Hành động hợp lý theo cảm xúc. Là hành động tự phát, khơng có sự cân
nhắc, khơng theo quy luật, khơng có sự phân tích mà hồn tồn phụ thuộc vào
cảm xúc chủ quan…Ví dụ như do tức ai đó mà đánh làm người ta phải đi viện…
Weber cho rằng tất cả các loại hành động của con người đều thuộc một
trong bốn loại hành động này. Tuy nhiên, sự tồn tại của bốn loại hành động
này không phải độc lập với nhau mà chúng đan xen, bổ trợ và đặc biệt trong
thực tiễn ranh giới giữa các hành động không phải lúc nào cũng có thể minh
định được.
4. Khả năng áp dụng lý thuyết hành động xã hội trong nghiên cứu

khoa học xã hội và nhân văn
Trên cơ sở những phân tích trên, khi xem lý thuyết hành động xã hội là
một phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn chúng
ta có thể nhận thấy thực tế việc ứng dụng trong luận giải một số nội dung sau.
Thứ nhất, lý thuyết hành động xã hội vận dụng trong việc lý giải động
cơ của các hành động con người. Nói cụ thể hơn, trong những nghiên cứu về
hành động con người, khi muốn hiểu được tại sao cá nhân, nhóm đó lại hành
động như vậy, có lẽ khơng có lý thuyết nào có sức mạnh như lý thuyết hành
động xã hội. Lý thuyết hành động xã hội không chỉ cung cấp những động cơ
cá nhân bên trong cá nhân mà còn luận giải sự ảnh hưởng của các yếu tố xã
hội như: hệ thống giá trị, chuẩn mực, tín ngưỡng, giới tính, giai tầng, chủng
tộc và thậm chí là bối cảnh bên ngồi tác động đến hành động đó. Trong các
chủ đề của khoa học xã hội và nhân văn luôn xem con người và hành vi con


15
người là đối tượng trung tâm trong nghiên cứu của mình. Những hành động
như: bầu cử, hành vi kinh tế, hành vi lựa chọn bạn đời, hành vi tự tử… khơng
chỉ xem xét ở góc độ cá nhân mà cần tính đến sự tác động của những nhân tố
bên ngồi.
Thứ hai, bên cạnh lý giải động cơ, lý thuyết hành động xã hội còn rất
hữu dụng và cần thiết nhằm tìm hiểu, đánh giá những mục đích hay tác động
của những hành động đó đến chính cá nhân và xã hội. Khi tham gia vào các
mối quan hệ xã hội những hành động mà cá nhân đó thực hiện khơng chỉ ảnh
hưởng đến bản thân anh ta mà cịn có tác động đến một nhóm tổ chức hay xã
hội tổng thể. Điều này trong tâm lý xã hội có thể thấy rõ nhất khi tâm lý đám
đông rất phổ biến khi nó được cộng hưởng thơng qua cơ chế lây lan.
Thứ ba, các lý thuyết xã hội vốn dĩ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau bởi
chúng có chung một đối tượng rộng lớn là con người, mối quan hệ và xã hội.
Chính vì thế dù nhà nghiên cứu đứng trên đơi chân của lý thuyết nào thì cũng

cần đến những cách tiếp cận của các lý thuyết khác. Lý thuyết hành động xã
hội cũng như vậy, cách nhìn về hành động của con người muốn đạt đến sự
xác thực và có sức mạnh cần phải đặt trong sự phối hợp với quan điểm chức
năng, tương tác, cấu trúc. Bên cạnh sự phối hợp đó thì lý thuyết hành động xã
hội cũng trợ giúp và bổ sung cho cả những lý giải hành vi có bằng chứng sâu
rộng, đồng thời giúp lý giải vĩ mô không quá trừu tượng và chung chung.
Những đóng góp đó của lý thuyết hành động xã hội một lần nữa cho
thấy đây là một trong những phương pháp luận có và trị quan trọng hàng đầu
khơng chỉ trong xã hội học mà cịn trong các khoa học xã hội nhân văn khác
nhất là trong bối cảnh phúc hợp hóa tri thức đang được đề cao như hiện nay.
5. Hiện tượng làn sóng văn hóa Hàn Quốc nhìn từ góc độ hành
động xã hội học


16
Làn sóng Hàn Quốc là khái niệm về hiện tượng văn hóa đại chúng của
Hàn Quốc như: âm nhạc, phim truyền hình, phim chiếu rạp nhận được ưa
chuộng của người hâm mộ, đặt trọng tâm vào tầng lớp thanh niên trẻ tuổi trên
khắp thế giới. Với ý nghĩa là từ mới tạo được bắt đầu sử dụng lần đầu tiên
trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc vào những tháng còn lại của
năm 1990, là từ đồng âm khác nghĩa của từ Hàn lưu ( dòng nước lạnh),
Hallyu ( làn sóng Hàn Quốc) - phản ánh sự ưa chuộng của văn hóa đại chúng
Hàn Quốc lúc đó, đã khiến cho các văn hóa khác cảm thấy khiếp sợ; vừa mới
bắt đầu được khán giả chấp nhận nhưng nó đã có một vị trí tương đối trong
lịng người hâm mộ.
Cuối năm 1997, khái niệm Hallyu - Hàn lưu bắt đầu xuất hiện trên báo
chí Trung Quốc, sau khi phim truyền hình Hàn Quốc đổ bộ và gặt hái trọn vẹn
thành công tại quốc gia đông dân nhất Thế giới này. Ngay sau đó, phim Hàn
Quốc, kèm theo cụm từ Hallyu bắt đầu được nhắc đến thường xuyên hơn,
được đón nhận nồng nhiệt hơn tại hàng loạt các quốc gia Châu Á như Nhật

Bản, Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, trước khi tạo
những cơn lốc Hallyu tại Mông Cổ, Trung Đông, Bắc Âu và lan sang cả Nam
Mỹ, Mê hi cô…..
Tại Việt Nam, sau khi hai nước Việt Nam – Hàn Quốc thiết lập quan hệ
ngoại giao vào năm 1992, từ khoảng năm 1994, phim Hàn Quốc được giới
thiệu nhiều hơn trên kênh truyền hình quốc gia. Hàng loạt những bộ phim để
lại ấn tượng đặc biệt, khiến người xem thích thú như Cảm xúc, Hoa cúc
vàng, Yoomi tình u của tơi, Đường tới thiên đàng…được giới thiệu đến
khán giả Việt Nam thông qua động tác “cho - biếu - tặng” của các doanh
nghiệp hàng đầu Hàn Quốc lúc bấy giờ như Deawoo, LG, Samsung,
Hyundai…Vào thời kỳ này, mục đích của hành động “trao phim” được các
doanh nghiệp thơng báo tới phía Việt Nam là “khơng nhằm mục đích “bành


17
trướng văn hóa” mà chỉ đơn thuần là giới thiệu, hy vọng người Việt Nam có
thể hiểu thêm về đất nước, con người Hàn Quốc hiện tại để có thể xóa bỏ dần
những dấu ấn nặng nề về một Hàn Quốc lạnh lùng trong quá khứ”.
Số lượng phim cứ tăng dần đều, tỷ lệ thuận với những thành công vang
dội của Hàn Quốc trong việc đầu tư sâu vào Việt Nam trên mọi mặt trận kinh tế, xã hội, giáo dục và văn hóa. Có thể nói, có nhiều con đường để các
sản phẩm văn hóa Hàn Quốc đến với người dân Việt Nam, thông qua nhiều
phương thức tiếp cận khác nhau như: từ phim truyền hình, phim điện ảnh, văn
hóa ẩm thực, văn hóa thời trang âm nhạc, trị chơi game và các tác phẩm văn
học… Trong các lĩnh vực văn hóa Hàn Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam mạnh
mẽ nhất vẫn là thơng qua phim ảnh, có thể thấy sự vượt trội của phim truyền
hình và các trị chơi game. Đây là hai lĩnh vực thu hút và có tác động mạnh
mẽ đến giới trẻ Việt Nam. Thậm chí ẩm thực và thời trang cũng đa phần là
chịu ảnh hưởng từ truyền hình. Điều này phù hợp với thực tế khi mà hiện
tượng chiếu phim truyền hình Hàn Quốc là rất phổ biến ở Việt Nam. Một
cách khéo léo và khơn ngoan để xây dựng hình tượng, đưa văn hóa Hàn Quốc

xâm nhập, khuếch tán tự nhiên vào văn hóa bản địa, Hàn Quốc đã thực thi
thành cơng tại nhiều quốc gia nhờ chính việc định hướng chính xác, chọn
phim ảnh là sản phẩm chiến lược để có thể đưa dòng chảy Hallyu len lỏi đến
từng ngõ ngách của xúc cảm, ghi dấu ấn và được yêu thích tại bất cứ nơi nào.
Lúc này, Việt Nam cũng như nhiều nước khác, đón nhận một cách tự
nhiên, chủ động chứ không phải là bị động tất cả những nét văn hóa của Hàn
Quốc được phơ bày qua phim ảnh, tạo nên những trào lưu hưởng ứng, say mê
với ẩm thực, thời trang, phong cách giao tiếp và cả ngôn ngữ đời sống….của
Hàn Quốc. Một bộ phận người Việt Nam thích phim Hàn Quốc, hịa hợp với
văn hóa Hàn Quốc một cách tự nhiên. Thời điểm này, những bộ phim như
Trái tim mùa thu, Chuyện tình mùa đơng, Nấc thang lên thiên đường,


18
Những nàng công chúa nổi tiếng…liên tục gây những cơn sốt trên sóng
truyền hình, dù trước đó, khoảng từ năm 2004, Hallyu có dấu hiệu chững lại
và có nguy cơ tụt dốc, nhiều khả năng bị phim Trung Quốc giành lại vị thế.
Sau cú trở mình ngoạn mục từ Giày thủy tinh, đặc biệt là sau bộ phim dã sử
Nàng Dae Jang Gum, Hallyu đã tìm lại được vinh quang của mình khi rất
đơng khán giả Việt Nam ở các vùng miền đều say mê theo dõi phim Hàn,
thiện cảm dành cho phim Hàn cũng dần được tái tạo. Thích phim Hàn Quốc,
trìu mến khi nhận xét về con người, đất nước Hàn Quốc kèm theo kèm theo
sự yêu thích gu thời trang, ẩm thực…kiểu Hàn, khán giả Việt Nam một cách
tự nhiên đã tạo nên những thay đổi lớn. Phim ảnh - chính là yếu tố tạo nên
những ảnh hưởng về văn hóa nhất định của Hàn Quốc đối với Việt Nam, ở cả
mặt tích cực lẫn những tác động khơng tích cực. Đặc biệt, tầng lớp thanh niên
Việt Nam hiện nay được coi là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất và có
những biểu hiện khá rõ rệt khi ít nhiều bị văn hóa Hàn Quốc làm cho thay đổi,
thơng qua việc u thích phim ảnh, mến mộ những nhân vật và tình huống
trong phim.

Việc hâm mộ dẫn đến chịu ảnh hưởng văn hóa từ phim ảnh Hàn Quốc,
đã trở thành vấn đề nóng hổi, được rất nhiều nhà Khoa học ở cả trong và
ngoài Hàn Quốc quan tâm, nghiên cứu.
Sức ảnh hưởng của văn hoá Hàn Quốc thông qua các bộ phim cho đến
nay, ngay cả trên Thế giới hay tại Việt Nam, vẫn luôn được nhắc đến, được
bàn thảo nhưng phổ biến vẫn là những nghiên cứu một chiều, của bộ phận
“thân Hàn Quốc” tự thực hiện, nhằm phân tích thành quả của Hàn Quốc, đưa
ra những bài học cho các nước muốn biến văn hóa thành sản phẩm chiến lược
và phát triển nền công nghiệp văn hóa. Một số nghiên cứu khoa học ở Thái
Lan, Nhật Bản…được thực hiện trên tinh thần của bộ phận tiếp nhận văn hóa
Hàn thơng qua phim ảnh, phần lớn cũng đưa ra những kết luận mang tính khả


19
quan cho cơng cuộc truyền bá văn hóa Hàn Quốc. Thêm nữa, có những
nghiên cứu khoa học, những cuộc tọa đàm được thực hiện với tiêu chí chống
đồng hóa văn hóa Hàn tại các quốc gia phát triển mạnh về Hallyu, nhưng sau
cùng, kết quả lại là những nghiên cứu để duy trì sức nóng của văn hóa Hàn
bên cạnh việc nâng cao, đẩy mạnh sự kết hợp chung văn hóa bản địa song
song với những dấu ấn văn hóa ồ ạt đổ vào qua hiện tượng Hallyu chứ chưa
có những nghiên cứu đi sâu làm rõ một cách đầy đủ, tường tận, rõ ràng về
việc văn hóa Hàn Quốc đã được tiếp nhận như thế nào, tạo những ảnh hưởng
ra sao tại chính những quốc gia có bề dày về văn hóa, cụ thể như Việt Nam.
Được cơng nhận là một trong những thị trường tiềm năng của Hallyu
tại Châu Á, Việt Nam khơng tiếp nhận Làn sóng Hàn một cách cuồng nhiệt
như Nhật Bản, Đài Loan… Tuy nhiên, với những biến đổi rõ rệt trong xã hội,
thể hiện qua sự đổi thay rất tự nhiên của tầng lớp thanh niên nói riêng, người
Việt Nam nói chung ai cũng nhận thấy văn hóa Hàn Quốc hay hiện tượng
Hallyu đã mang đến một ảnh hưởng khơng nhỏ về văn hóa, xã hội. Đây là vấn
đề cần được nghiên cứu, để nhìn nhận chuẩn xác về cái gọi là khuếch tán văn

hóa nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam mà vẫn có thể tiếp nhận, học hỏi
được những nét văn hóa tích cực từ bên ngồi.
Như vậy, từ những phân tích trên, có thể thấy hiện tượng làn sóng văn hóa
Hàn quốc tại Việt Nam đã mang đầy đủ các yếu tố cơ bản của thuyết hành động
xã hội học như trên đã đề cập. Làn gió nóng Hallyu với vai trò như một sự quan
tâm tuyệt đối về văn hóa Hàn Quốc, được liên kết bởi luồng khí nóng về văn hóa
và giáo dục Hàn Quốc, nó tạo ra một chuẩn mực nhất định thu hút sự yêu thích,
sự quan tâm của đơng đảo người dân mà đặc biệt là giới trẻ Việt Nam.


20

KẾT LUẬN
Hành động xã hội vừa là một lý thuyết xã hội học, vừa là một phương
pháp luận trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhăn văn. Có nguồn gốc từ
phương Tây, lý thuyết này không chỉ hướng tới lý giải hành vi cá nhân mà mở
rộng mối quan tâm đến sự tương tác của các yếu tố xã hội đến động cơ và
mực đích hành động cá nhân và nhóm. Khi vận dụng lý thuyết này, các bộ
mơn khoa học xã hội và nhân văn khác nhau có cái nhìn biện chứng, sự tương
tác qua lại như thế nào trong đối tượng nghiên cứu chính yếu nhất là con
người và xã hội. Từ khi ra đời đến này lý thuyết hành động xã hội không
ngừng được bổ sung làm rõ trong các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm,
chính điều này đã làm cho sức mạnh của phương pháp luận này ngày càng
được củng cố.
Tuy nhiên, trong thực tế nghiên cứu thì lý thuyết hành động xã hội
cũng gặp phải những phê phán. Những nhà cấu trúc luận cho rằng lý thuyết
hành động xã hội cũng rơi vào “cái bẫy vi mô” khi chỉ lý giải được những vấn
đề nhỏ lẻ rời rạc của con người mà không cho thấy được cấu trúc và quy luật
của xã hội. Trong khi đó những nhà hành vi luận lại phê phán lý thuyết hành
động xã hội là một học thuyết “nửa vời” khi không hẳn thuộc về hành vi cũng

không hẳn thuộc về xã hội. Những phê phán đó cũng là bình thường, bởi lẽ
mỗi người cũng đều có cái nhìn riêng trên cơ sở chỗ đứng của mình.
Thay cho lời kết tác giả xin dẫn lại một nhận định của tác giả Bùi Thế
Cường “Xã hội Việt Nam đang ở thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa mạnh mẽ. Nếu so sánh với khu vực và thế
giới, khó có thể dự đốn rằng, với nhiều cách thức mà ta làm trong 15 năm
qua, thì có thể khắc phục được sự tụt hậu của mình hay khơng. Do đó, việc nhấn
mạnh vào chủ thể hành động như trong xã hội học hành động là rất quan trọng
đối với người Việt Nam. Bởi vì ta đang cần thoát khỏi sự câu thúc của các "định
luật" cấu trúc - tiến hóa gồm cả sự câu thúc của những tri thức phụ thuộc vào
chúng, thay vào đó là chủ động tổ chức nên những cấu trúc - chức năng hiện tại
của thời đại, thông qua chủ thuyết nhấn mạnh vào hành động xã hội”.


21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Bình (2012). “Hallyu và Design Hàn Quốc tại Việt Nam”.
Bài viết tại Hội thảo Khoa học Quốc tế Tìm hiểu làn sóng văn hóa Hàn Quốc
ở châu Á tổ chức tại Đại học KHXH và NV TPHCM ngày 26/6/2012.
2. Vũ Quang Hà (2002). Các lý thuyết xã hội học. 2 tập. NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
3. Phan Thị Thu Hiền (2008). “Sức hấp dẫn nữ tính của Hàn lưu (làn
sóng văn hóa Hàn Quốc) ở Đông Nam Á”. Báo cáo tại Hội thảo khoa học
Quốc tế Hàn Quốc học ở Đông Nam Á, tổ chức tại ĐHTH Chulalongkorn,
Bangkok, Thailand, tháng 10/2008.
4. Nguyễn Tiến Mạnh (2011). “Ảnh hưởng của văn hóa âm nhạc Hàn
Quốc đến showbiz Việt”. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 328, tháng 2.
5. Lê Thị Hồi Phương (2009), Văn hóa đại chúng Hàn Quốc ở Việt
Nam- Những cái nhìn từ Việt Nam. Hội thảo quốc tế về Lịch sử trao đổi Văn
hoá giữa các nước châu Á và Hàn Quốc, Seoul, 19-21 tháng 2/2009.

6. Phan Thị Kim Anh (2012), Ảnh hưởng Hàn lưu đến giới trẻ Việt
Nam. Hội thảo Quốc tế 20 năm quan hệ Việt - Hàn, tổ chức tại Trường Đại
học KHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2012.
7. Phạm Văn Quyết (2001). Phương pháp nghiên cứu xã hội học. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Thanh Lê (2004). Xã hội học. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Đào Duy Hiệp (2008). Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
10. Bùi Thế Cường (2008). Các lý thuyết về hành động xã hội. Tạp chí
Khoa học xã hội.
11. Bùi Thế Cường (chủ biên). 2010. Phương pháp nghiên cứu xã hội
và lịch sử. Nxb. Từ điển bách khoa.



×