Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

TL Bài học kinh nghiệm thu hút vốn của một số doanh nhân trong và ngoài nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.3 KB, 79 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam đặt mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá vào
năm 2020. Việt Nam đã gia nhập WTO, đã là thành viên của ASEAN,
APEC, kết thúc đàm phán TPP, ký kết các hiệp định khung với Liên minh
châu Âu (EVFTA), hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Đang thực
hiện công nghiệp hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mở ra những
cơ hội cũng như những thách thức cho doanh nghiệp trong nước. Vai trò của
doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh mới này đang là câu hỏi lớn. Theo quan
điểm của nhóm em thì vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội chính là vai trò
của thành phần doanh nghiệp tư nhân. Từ trước tới nay, doanh nghiệp nước ta
luôn nhỏ lẻ, manh mún nhưng trong bối cảnh mới thì doanh nghiệp cần thay đổi
mạnh mẽ để tồn tại và cạnh tranh phát triển được với các doanh nghiệp nước
ngoài. Doanh nghiệp tư nhân của ta phát triển theo hình thức nhỏ lẻ như vậy
một phần vì do vốn. Vốn là yếu tố luôn được xem xét đầu tiên khi quyết định
kinh doanh.Vậy doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp
(Start up Việt) làm cách nào để huy động vốn, để có vốn phát triển doanh
nghiệp. Trên thế giới có hiện đang rất tạo điều kiện để Start up phát triển như
Israel từ lâu này hay Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan đang vào cuộc với những
chính sách táo bạo. Còn Việt Nam? liệu Việt Nam ta đã có một hệ sinh thái cho
các hạt mầm start up ươm mầm vươn lên chưa và làm như thế nào để có hệ sinh
thái cho khởi nghiệp? Bài tập nhóm em đi tìm hiểu các tấm gương trên thế giới
và trong nước để tìm ra những giải pháp cho việc huy động vốn cho doanh
nghiệp tư nhân, cũng như doanh nghiệp khởi nghiệp.
Bài luận gồm ba phần:
Chương 1: Tổng quan về vốn đầu tư
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư tư nhân từ Các Tấm Gương
Ở Việt Nam và thế giới
Chương 3: Bài học kinh nghiệm huy cho việc thu hút, huy động vốn
kinh doanh
1



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ
1.1.
1.1.1.

Khái niệm vốn đầu tư
Vốn đầu tư:
Là nguồn lực tích luỹ được cuả xã hội, cơ sở sản xất kinh doanh dịch vụ,
tiết kiệm của dân, huy động từ nước ngoài được biểu hiện dưới các dạng tiền tệ
các loại hoặc hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình và hàng hoá đặc biệt khác.

1.1.2.

Nguồn vốn đầu tư
Là các kênh tập trung và phân phối cho vốn đầu tư phát triển đáp ứng nhu
cầu chung của nhà nước và xã hội
1.2. Phân loại và đặc điểm nguồn vốn đầu tư
1.2.1 Nguồn vốn trong nước



Nguồn vốn nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước,
nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát
triển của doanh nghiệp nhà nước.

-

Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước:

Đây chính là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Nguồn vốn
này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia
của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát

-

triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:
Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong
việc giảm đáng kể việc bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín
dụng, các đợn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn
vay. Chủ đàu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết
2


kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ
chuyển từ hình thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các
-

dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước:
Được xác định là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp
Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn
chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu vực thì khu vực kinh tế Nhà
nước với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng một vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh
nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được

khẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng



góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần
tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ,
khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà
chưa được huy động triệt để. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ
phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia
tăng hay do tích luỹ tryuền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong
dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt … nguồn
vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân
hàng



Thị trường vốn:
Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
của các nước có nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung
và dài hạn cho các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh
nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm
thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn
nhàn dỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và
chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây
3


được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động nào có thể làm

được.
1.2.2. Nguồn vốn nước ngoài.
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là
dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Trong các dòng lưu
chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển
thường được các nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra
với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện
riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân
loại các nguồn vốn nước ngòai chính như sau:
• Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance).
Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development
assistance) và các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ
yếu trong nguồn ODF;
ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ
nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các
hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF
nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn,
bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ)
đạt ít nhất 25%. Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này
thường di kèm các điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của
dự án, thủ tục chuyển giao vốn và thị trường…). Vì vậy, để nhận được loại tài
trợ hấp dẫn này với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài
chính tổng thể. Nếu không việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ
nần lâu dài cho nền kinh tế.

• Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại.

4



Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn
vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng
buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường
là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những
trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo. Do được đánh giá là mức lãi suất
tương đối cao cũng như sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở
nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín
dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng
nhu cầu xuất khẩu và thường là ngắn hạn.
• Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn
nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước
tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần
lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có
thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về
trình độ kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác
dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư .
• Thị trường vốn quốc tế
Với xu hướng toàn cầu hoá, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường
vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng vế các nguồn
vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn
cầu. Ngay tại nhiều nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư qua thị trường chứng
khoán cũng gia tăng mạnh mẽ. Mặc dù vào nửa cuối những năm 1990, có sự
xuất hiện của một số cuộc khủng hoảng tài chính nhưng đến cuối năm 1999 khối
lượng giao dịch chứng khoán tại các thị trường mới nổi vẫn đáng kể. Riêng năm
1999, dòng vốn đầu tư dưới dạng cổ phiếu vào Châu á đã tăng gấp 3 lần năm
1998, đạt 15 tỷ USD.
5



1.3.

Các phương thức huy động vốn đầu tư
Có nhiều phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau. Trong điều
kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn cho các chủ thể được đa
dạng hóa, giải phóng các nguồn tài chính trong nền kinh tế, thúc đẩy sự thu hút
vốn vào cho đầu tư. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài
chính sẽ sớm tạo điều kiện mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh.
Các phương thức huy động vốn mà chủ đầu tư có thể khai thác là:
+ Huy động từ vốn góp ban đầu
+ Huy động từ lợi nhuận không chia
+ Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu
+ Huy động vốn từ tín dụng ngân hàng
+ Huy động vốn từ tín dụng thương mại
+ Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu
+ Huy động vốn từ tín dụng thuê mua

1.3.1.

Vốn góp ban đầu
Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải đầu
tư một số vốn nhất định. Đối với doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn tự có ban
đầu chính là vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.
Trong công ty tư nhân, chủ doanh nghiệp phải có đủ vốn pháp định cần
thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố
quyết định để hình thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và
chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ. Tuy nhiên,

các công ty cổ phần cũng có một số hình thức khác nhau, do đó cách thức huy
động vốn cổ phần cũng khác nhau.
Ưu điểm của vốn góp ban đầu là doanh nghiệp hoàn toàn chủ động sử dụng
vốn, không bị phụ thuộc vào bên ngoài. Nhưng nó cũng có nhược điểm là
thường vốn góp ban đầu không lớn, trong doanh nghiệp nguồn vốn tự có chỉ
chiếm khoảng 20%-30% tổng vốn doanh nghiệp.
6


1.3.2.

Huy động vốn từ lợi nhuận không chia
Lợi nhuận không chia là một phần trong lợi nhuận doanh nghiệp, được tích
lũy lại để tái đầu tư. Rất nhiều công ty coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi
nhuận để lại. Họ đặt ra mục tiêu số vốn ngày càng tăng, tuy nhiên, đối với công
ty cổ phần thì việc để lạ lợi nhuận có liên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm.
Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư; tức là không
dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần. các. Các cổ đông không được cổ tức
nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty.
Như vậy, trị giá ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợ
bằng nguồn vốn nội bộ. Điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu
lâu dài, nhưng mặt khác dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ
trước mắt ( ngắn hạn ), do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn..
Nếu tỷ lệ lợi nhuận dùng để chi trả cổ tức thấp hoặc số lãi ròng khong đủ hấp
dẫn thì giá cổ phiếu có thể giảm sút.
Đối với doanh nghiệp nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào
khả năng sinh lời của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách
đầu tư của nhà nước.
Hình thức tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia có ưu điểm là nó tác động
rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh,tạo cơ hội cho công ty thu được lợi nhuận cao

hơn trong các năm tiếp theo. Đồng thời giúp doanh nghiệp tự chủ trong vấn đề
tài chính, dễ dàng hơn trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, tổ chức tín dụng và
các cổ đông.
Tuy nhiên, nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại có nhược điểm là gây mâu thuẫn
về quyền lợi giữa các nhà quản lý và cổ đông, giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu
vào thời gian đầu.

7


1.3.3.

Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu là một kênh quan trọng để huy động vốn dài hạn cho
công ty một cách rộng rãi thông qua mối liên hệ với thị trường chứng khoán.



Ưu điểm
+ Đối với doanh nghiệp

-

Phát hành cổ phiếu như một công cụ giúp doanh nghiệp thu được lượng vốn lớn
để mở rộng phát triển doanh nghiệp. Hình thức này giúp doanh nghiệp tăng
lượng vốn đối ứng để thực hiện các dự án có quy mô lớn hơn, cũng như nâng
cao khả năng vay vốn của doanh nghiệp.

-


Doanh nghiệp không phải trả lại tiền gốc cũng như không bắt buộc phải trả cổ
tức nếu như doanh nghiệp làm ăn không có lãi bởi cổ tức của doanh nghiệp được
chia từ lợi nhuận sau thuế.
+ Đối với nhà nước

-

Phát hành cổ phiếu giúp tăng thu ngân sách nhà nước do bán được và bán với
giá cao các phần vốn, tài sản nhà nước muốn bán trong quá trình cổ phần hóa
các doah nghiệp nhà nước.

-

Việc phát hành cổ phiếu tạo động lực làm thị trường phát triển cả chiều rộng lẫn
chiều sâu, tăng cường thu hút cả vốn trong nước như vốn nước ngoài.

-

Thúc đẩy tiến bộ và nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần doanh nghiệp nhà nước
nói riêng và thực hiện các mục tiêu khác trong khi sắp xếp lại và nâng cao hiệu
quả khu vực kinh tế nhà nước nói chung.
+ Đối với nhà đầu tư

-

Khi một doanh nghiệp phát hành cổ phiếu chính là lúc doanh nghiệp đã cung
cấp các cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thu lời từ hoạt động đầu
tư chứng khoán.

-


Cho phép đa dạng hóa các danh mục đầu tư, giảm thiểu tình trạng rủi ro kinh
doanh.

8




Nhược điểm

-

Việc phát hành cổ phiếu thường làm giảm khả năng kiểm soát của những người
chủ sở hữu hiện tại đối với doanh nghiệp, do vậy các chủ doanh nghiệp nhỏ luôn
phải cân nhắc việc huy động vốn từ phát hành cổ phiếu.

-

Gần đây giá cổ phiếu không “cất” lên nổi khi các nhà đầu tư liên tục bị “giội
bom” bởi các đợt phát hành thêm cổ phiếu.

-

Việc phát hành thêm cổ phiếu thường làm giảm giá cổ phiếu vì:
+Lượng cung cổ phiếu lớn trong khi các nhà đầu tư vẫn còn chịu áp lực về
tâm lý hoặc đang gặp khó khăn về vốn.
+Các nhà đầu tư coi việc phát hành thêm như một tín hiệu tiêu cực mà
nguyên nhân chính là sự bất đối xứng về thông tin, do doanh nghiệp không thể
cung cấp hết thông tin ra ngoài thị trường hoặc do cạnh tranh.

+Ngoài ra nhà đầu tư còn có thể suy đoán rằng công ty phát hành thêm cổ
phiếu vì thị trường ở thời điểm đó cao hơn sao vói giá trị thật sự của công ty.

1.3.4.

Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng
Các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng để đầu tư vào tài sản cố
định, bổ sung thêm vốn lưu động và phục vụ vào các dự án.



Ưu điểm

-

Sử dụng vốn vay ngân hàng đem lại cho doanh nghiệp nhiều thuận lợi. Doanh
nghiệp có thể huy động được khối lượng vốn lớn trong ngắn hạn hoặc dài hạn,
do vậy đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp cho các mục tiêu khác nhau.

-

Lãi vay ngân hàng được xem là chi phí của doanh nghiệp, do đó khi sử dụng vốn
vay ngân hàng doanh nghiệp được giảm một phần thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, so với các nguồn vốn khác thì chi phí cho việc sử dụng tín dụng ngân
hàng được coi là rẻ nhất.



Nhược điểm


-

Để vay được vốn ngân hàng, các doanh nghiệp phải có bản báo cáo kế hoạch sử
dụng vốn cụ thể để ngân hàng thẩm định cũng như cần tài sản để bảo đảm cho
khoản vay đó, Ngoài ra doanh nghiệp phải tuân thủ các quy đinh do ngân hàng
9


đề ra trong việc sử dụng vốn vay. Kết quả là doanh nghiệp giảm sự chủ động
trong việc vay và sử dụng vốn vay vì còn phụ thuộc vào đánh giá của ngân hành
cũng như những quy định của tổ chức tín dụng đề ra.
-

Bên cạnh đó thì thủ tục phức tạp và mất thời gian có thể làm cho doanh nghiệp
mất đi cơ hội kinh doanh do không có vốn kịp thời.



Các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn kinh doanh
nghiệp bằng tín dụng ngân hàng do những nguyên nhân sau đây:
Doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh không hiệu quả. Trước năm
2000, doanh nghiệp nhà nước là khách hàng chính của ngân hàng. Nhưng hiện
nay, do tình hình phổ biến của các doanh nghiệp nhà nước là vốn chủ sở hữu
thấp , tài sản hầu như không có, tài chính không lành mạnh, sản xuất kinh doanh
không hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu cao… Do đó, trong những năm gần đây, đối với
nhiều doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng tập trung vào thu nợ mà không cho
vay hoặc giảm dần mức tín dụng.
Các công ty cổ phần thì gặp nhiều khó khăn trong thủ tục pháp lý. Các
doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần thì các hồ sơ pháp lý của tài sản nhất là
bất động sản chưa đầy đủ nên không được chấp nhận dùng làm tài sản thế chấp

hoặc rất khó khăn cho ngân hàng trong vấn đề định giá.
Đối với các doanh nghiệp tư nhân, việc cung cấp thông tin cho ngân hàng
càng nhiều hạn chế. Hầu hết các ngân hàng đều coi doanh nghiệp vừa và nhỏ,
doanh nghiệp tư nhân là nhóm khách hàng quan trọng. Tuy nhiên các doanh
nghiệp này gặp không ít khó khăn khi vay vốn ngân hàng, mà nguyên nhân chủ
yếu là do vốn thực của doanh nghiệp luôn thấp hơn vốn đăng ký.

1.3.5.

Huy động vốn bằng tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là nguồn vốn được hình thành tự nhiên trong quan hệ
trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp.
Nguồn vốn tín dụng thương mại là phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh
hoạt trong kinh doanh, mặt khác nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp
tác kinh doanh một cách lâu bền. Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn
10


định khi hai bên ký hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, cần nhận thấy tính rủi ra của
quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ vượt quá mức giới hạn an toàn.


Ưu điểm

-

Tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh

-


Giúp doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh một cách bền lâu

-

Chủ động khi huy động vốn chủ sở về thời gian, số lượng, nhà cung ứng

-

Huy động nhanh chóng dễ dàng

-

Không chịu sự giám sát của ngân hàng

-

Ngoài ra, đối với doanh nghiệp làm chủ nợ có thể vay ngân hàng thông qua hình
thức chiết khấu thương phiếu, bán hoặc cầm cố thương phiếu.



Nhược điểm

-

Hạn chế về quy mô tín dụng: hạn chế về số lượng mua chịu, khả năng của nhà
cung ứng

-


Hạn chế về đối tượng vay mượn

-

Hạn chế về không gian cho vay

-

Hạn chế về thời gian vay mượn do chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp khác nhau

-

Phụ thuộc vào quan hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường

-

Có thể gặp rủi ro khi buộc phải thay đổi nhà cung ứng và phụ thuộc nhiều vào
sự đúng hạn, uy tín của nhà cung ứng.

1.3.6.

Dễ gặp rủi ro dây chuyền
Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu
Trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát
hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với
người sở hữu trái phiếu. Công ty TNHH thì không được phép phát hành cổ
phiếu mà chỉ có thể phát hành trái phiếu. Trái phiếu có tính ổn định và chứa định
ít rủi ro hơn cổ phiếu. Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu
tư ưa chuộng.


11


Thời hạn có thể là 1, 3, 5, 10 năm. Khi có ý định phát hành trái phiếu cần
lựa chọn loại hình trái phiếu cho phù hợp với điều kiện doanh nghiệp và tình
hình trên thị trường vì mỗi loại có ưu điểm và nhược điểm và liên quan đến chi
phí trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Các loại trái phiếu
trên thị trường: trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thay đổi, trái
phiếu có thể thu hồi, chứng khoán có thể chuyển đổi, giấy bảo đảm, trái phiếu
chuyển đổi…
1.3.7.

Tín dụng thuê mua
Là các quan hệ tín dụng nảy sinh giữa các công ty tài chính với những
người sản xuất kinh doanh dưới hình thức cho thuê tài sản như: đất đai, trang
thiết bị, máy móc, tiền…
Có nhiều hình thức như là: thuê mua tài trợ trực tiếp, thuê mua liên kết,
thuê mua bắc cầu, bán và tái thuê, thuê mua giáp lưng, thuê mua trả góp

-

Ưu điểm:
+ Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hiện đại hóa sản xuất, áp dụng công
nghệ mới trong khi nguồn vốn chủ sở hữu còn có hạn.
+ Hoạt động thuê mua không gây ảnh hưởng bất lợi đối với các hệ số kinh
doanh của doanh nghiệp đi thuê.
+ Thuê mua có thể giúp doanh nghiệp đi thuê không bị đọng vốn trong tài
sản cố định.
+ Là phương thức rút ngắn thời gian triển khai đầu tư đáp ứng kịp thời các

cơ hội kinh doanh.
+ Có thể hưởng lợi từ tiết kiệm thuế

-

Nhược điểm:
+ Khối lượng tín dụng hạn hẹp theo công dụng sản phẩm đi thuê, phạm vi
tín dụng hạn hẹp theo công dụng của sản phẩm đi thuê.
+ Chi phí thuê mua thường cao hơn so với các hình thức tài trợ khác.
+Doanh nghiệp không được hưởng khoản tiền chiết khấu như khi mua tài
sản bằng tiền mặt.
12


+ Nếu tài sản được chuyển trả cho người thuê ở thời điểm kết thúc hợp
đồng thì doanh nghiệp không còn được hưởng giá trị còn lại của tài sản.
+ Rủi ro của công nghệ không tương thích.
+ Có thể chịu những ràng buộc bởi một số biện pháp bảo đảm tài sản cho
thuê.
Ngoài các hình thức trên hệ sinh thái Việt đang có dự án hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025 về thuế, lãi suất,… tạo điều
kiện cho các hình thức huy động vốn mới phát triển như: hoạt động gọi vốn
cộng đồng Crowdfunding, các nhà đầu tư thiên thần, các nhà đầu tư mạo hiểm.
-

Crowdfunding là hình thức huy động vốn từ cộng đồng chủ yếu qua mạng
Internet. Cụ thể Crowdfunding hoạt động như sau: Người khởi sướng hoạt
chủ dự án sẽ đăng tải các thông tin của dự án của mình lên website sau đó
kêu gọi các nhà đầu tư cá nhân góp vốn. Các nhà đầu tư hoặc cá nhân khi
thấy dự án phù hợp với mình, có tiềm năng phát triển hoặc đơn giản muốn

ủng hộ sẽ lựa chọn các gói góp vốn khác nhau mà chủ sở hữu đưa ra.
Toàn bộ số tiền sẽ được chuyển tới chủ chủ sở hữu của Crowdfunding khi
gây quỹ thành công, sau đó sẽ chuyển cho chủ dự án để thực hiện. Trường
hợp gây quỹ không thành công số tiền sẽ được trả lại cho các nhà đầu tư
cá nhân. Đây là hình thức cộng đồng mang lại lợi ích Start up là được sử
dụng nguồn vốn rất lớn mà không phải đi vay mượn, hơn nữa chủ dự án
sẽ biết được sự thu hút của dự án dựa vào số người quan tâm bình luận,
góp vốn, nhu cầu của thị trường để xác định lại ý tưởng của mình trước
khi bỏ vốn đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc. Và điều rất quan trọng là
Start up có thẻ nhận được những lời khuyên, đóng góp đáng giá từ các
Start up đã thành công (có thể là nhà đầu tư thiên thần), những người cùng
lĩnh vực, ý tưởng để hoàn thiện dự án của mình. Đối với các nhà đầu tư sẽ
được hưởng lợi là những ưu đãi khi doanh nghiệp thành lập, các thông tin
về dự án được các chủ dự án cung cấp đầy đủ, minh bạch và mở rộng mối
quan hệ của mình. Nhưng hạn chế đây là hình thức mới ở Việt Nam nên
13


chưa có định danh cho nó trong luật pháp, những quy định, khung pháp lí
đảm bảo lợi ích các bên về hình thức này còn chưa đầy đủ, minh bạch gây
khó khăn cho doanh nghiệp hình thức này hoạt động và phát triển. Văn
hóa Crowdfunding chưa có, các doanh nghiệp còn chưa biết tới huy động
-

vốn mà vẫn thường đi theo con đường truyền thống.
Nhà đầu tư thiên thần là những tổ chức cá nhân sẵn sàng bỏ tiền túi, thậm
chí là những quan hệ của bản thân để giúp Start up có thể tiếp cận, phát
triển khởi nghiệp thành công. Ưu điểm của hình thức này huy động được
vốn lớn, nhanh chóng, nhưng hạn chế là ít nhà đầu tư thiên thần tại Việt
Nam cũng như các Start up chưa biết đến hình thức này.


14


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TƯ NHÂN
TỪ CÁC TẤM GƯƠNG Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
2.1. Một số tấm gương phát triển vốn trên thế giới
2.1.1. Steve Jobs
2.1.1.1. Tuổi thơ nghèo khó
Steve Jobs (24/02/1955 –5/10/2011) sinh ra tại thành phố San Francisco
(California - Hoa Kỳ), là trẻ mồ côi và được 1 cặp vợ chồng không mấy khá giải
nhận về làm con nuôi. Đến tuổi đi học đại học, ông vào trường Reed College
nhưng sau đó bỏ ngang vì không có tiền đóng học phí. Mặc dù vậy, ông vẫn
quyết tâm theo đuổi học hành bằng việc tham gia các lớp dự thính
2.1.1.2. Sự nghiệp
Năm 1976, khi Jobs 21 tuổi và Wozniak 26 tuổi, họ sáng lập công ty Apple
Computer trong ga-ra nhà Jobs. Năm 1980 Jobs và Wozniak trở thành triệu phú.
Họ đã phát triển công ty chỉ 2 người thành một công ty tầm cỡ quốc tế với cả
ngàn nhân viên khắp toàn cầu. Năm 1983, John Sculley thay thế Jobs làm giám
đốc điều hành do 2 người có những hướng đi khác nhau trong việc điều hành.
Sau đó Jobs từ bỏ công ty. Trong cùng thời điểm, Jobs thành lập nên một công
ty khác mang tên NeXT Computer
Năm 1986, Steve Jobs mua hãng phim đồ họa Lucasfilm (sau
là Pixar Studios) với giá 10 triệu đô la. Hãng này theo dự định ban đầu được xây
dựng để trở thành một nhà phát triển phần cứng đồ hoạ công nghệ cao. Sau hàng
năm buôn bán máy tính Pixar Image không thu về lợi nhuận, hãng đã kí hợp
đồng với Disney để sản xuất ra những bộ phim hoạt hình đồ hoạ. Jobs đổi tên
hãng thành Pixar (sau là Pixar Studios), sản xuất những bộ phim rất thành công
biến ông trở thành tỷ phú.

Năm 1996, Apple mua NeXT, đưa Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng
lập. Jobs trở thành người đứng đầu trên thực tế, sau đó khi tổng giám đốc điều
hành Gil Amelio bị tước chức ông đã thay thế vị trí này từ tháng 9 năm 1997.
15


Công ty liên tục mở rộng các chi nhánh, đưa ra giới thiệu và cải tiến những thiết
bị kĩ thuật số tiên tiến như ipad, iphone...
2.1.1.3. Thành công
Mặc dù Jobs chỉ kiếm được 1 đô la Mỹ mỗi năm trong vai trò tổng giám
đốc điều hành của Apple, ông nắm giữ 5,426 triệu cổ phần của Apple, cũng như
138 triệu cổ phần của Disney. Forbes ước tính toàn bộ tài sản của ông vào
khoảng 5,1 tỷ đô la Mỹ vào năm 2009, điều này khiến ông được xếp vào hạng
43 trong những người Mỹ giàu có nhất. Vào tháng 6/2011, ông được xếp vị trí
109 trong bảng xếp hạng tỷ phú với giá trị tài sản ròng ước tính lên tới 8,3 tỷ
USD.
2.1.1.4. Quan điểm về kinh doanh và quản lí
1.

Thành công luôn đi kèm với sự kiên trì

2.

Khi đã lên chức CEO, hãy làm tốt vai trò bán hàng

3.

Tự tạo ra thị trường cho sản phẩm

4.


Biết cải tiến ý tưởng sẵn có

5.

Xuất sắc trong mọi công đoạn

6.

Chú ý đến chi tiết

7.

Có phong thái lãnh đạo

8.

Bán sự đơn giản

9.

Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome (nắm lấy mọi cơ hội marketing và thử
mọi phương pháp)

10.

Xây dựng một đế chế toàn người tài
* Những câu nói nổi tiếng của Steve Jobs
"Là người giàu nhất trong nghĩa trang không quan trọng với tôi... Khi đi
ngủ và nghĩ rằng mình đã làm điều gì đó tuyệt vời... đây mới là điều tôi quan

trọng".
"Tôi nghĩ rằng nếu bạn làm được điều gì đó tuyệt vời, đừng sống với cảm
xúc đó quá lâu. Hãy tiếp tục nghĩ đến những việc cần làm tiếp theo".
16


"Tôi tin rằng khoảng một nửa những gì khác biệt giữa doanh nhân thành
đạt và không thành đạt là sự kiên trì tuyệt đối".
2.1.2. Donald Trump
2.1.2.1. Tuổi trẻ:
Donald John Trump (sinh ngày 14/ 6/1946) tại quận Queens thuộc Thành
phố New York, là con thứ tư trong một gia đình làm về bất động sản. Trump học
hết lớp tám và trung học tại Học viện Quân sự New York, sau đó ông theo học
tại Đại học Fordham và Đại học Pennsylvania. Cùng lúc với việc học, ông cũng
làm việc tại công ty của cha mình: Elizabeth Trump & Son. Trump tốt nghiệp
năm 1968 với bằng Cử nhân Kinh tế
2.1.2.2. Sự nghiệp:
Trump khởi nghiệp tại công ty bất động sản của cha mình, nơi tập trung
chủ yếu vào mảng nhà cho thuê dành cho giới trung lưu tại các quận Brooklyn,
Queens và Staten Island của Thành phố New York. Năm 1971, Trump
tới Manhattan, tham gia vào những dự án xây dựng lớn hơn và áp dụng các thiết
kế kiến trúc hấp dẫn để thu hút sự chú ý của công chúng.
Năm 1988, Trump mua lại Taj Mahal Casino, dẫn tới một khoản nợ lớn
nên tới năm 1989, Trump không có khả năng trả các khoản vay, buộc công ty bị
phá sản vào năm 1991.
Những năm cuối của thập kỉ 1990 chứng kiến sự phục hồi về mặt tài chính
của Trump. Năm 2001, Donald Trump khánh thành Trump World Tower, tòa
cao ốc dân sinh 72 tầng đối diện Trụ sở Liên Hiệp Quốc. Ông cũng bắt tay vào
xây dựng Trump Place, tổ hợp văn phòng dọc Sông Hudson. Trump sở hữu mặt
bằng kinh doanh tại Trump International Hotel & Tower, tòa nhà phức hợp 44

tầng (khách sạn và chung cư) tại Bùng binh Columbus. Trump cũng sở hữu hàng
trăm nghìn mét vuông bất động sản hạng nhất tại Manhattan.

17


2.1.2.3. Thành công và sức ảnh hưởng:
Năm 2015, Forbes ước tính tài sản của Trump là 4 tỉ USD. Tháng 6 năm
2015, Business Insider công bố bản báo cáo tài chính ngày 30 tháng 6 năm 2014
được cung cấp bởi Trump. Bản báo cáo đưa ra con số tổng tài sản 8,7 tỉ USD.
Donald Trump kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, thương
hiệu và cho thuê thương hiệu,... Ông cũng đầu tư vào thị trường tài chính, thể
thao, truyền hình và các cuộc thi sắc đẹp. Trong giới giải trí, Trump đã hai lần là
ứng cử viên cho Giải Emmy, xuất hiện trong các chương trình truyền hình và
phim ảnh với tư cách là chính mình nhưng dưới góc độ hài hước.
Trong lĩnh vực chính trị, Trump cũng có sức ảnh hưởng nhất định. Ông
từng là thành viên các đảng Cộng hòa, Độc lập, Dân chủ và "từ chối nhà nước".
Trong vòng hai thập kỉ bầu cử vừa qua của Mỹ, Donald Trump đã quyên góp
cho chiến dịch tranh cử của các ứng viên của cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân
chủ.
Tháng 12 năm 2011, Donald Trump được xem là một trong mười người
đàn ông còn sống được người Mỹ ngưỡng mộ nhất. Trump chính thức tuyên bố
tham gia tranh cử tổng thống nhiệm kì 2016.
2.1.2.4. Bài học kinh doanh từ Donald Trump
1. Sự tự tin
Sự tự tin luôn là “đặc điểm nhận dạng” của người thành công. Donald
Trump tràn đầy tự tin đến mức điều này gần như trở thành một cái gì đó "sai
trái", trong khi nhiều doanh nhân không thể phát huy hết tiềm năng của mình chỉ
đơn giản do thiếu niềm tin vào bản thân
2. Thành công nhờ... thất bại

Vào đầu thập kỷ 1990, Donald Trump gặp khó khăn lớn về tài chính và đã
phải gánh khoản nợ lên đến 9 tỷ USD. Lúc này, hầu như mọi người đều nghĩ
18


rằng ông sẽ gục ngã. Thế nhưng, bằng bản lĩnh và sự kiên cường, Donald Trump
vẫn vượt qua được những ngày tăm tối đó.
Không dễ bị đánh gục bởi khó khăn, những doanh nhân giỏi luôn ý thức
được rằng, thành công là kết quả của một chuỗi những thất bại.
3. Không đặt nặng sự đánh giá của người khác
Trong kinh doanh, bạn có trách nhiệm phải trung thực, chân thành và hành
động đúng mực với nhân viên, khách hàng và đối tác của mình, nhưng bạn
không phải chịu trách nhiệm đối với thái độ và hành vi mà họ hướng vào bạn.
4. Sự quyết tâm giành chiến thắng
Trong nhiều trường hợp, người chiến thắng và kẻ thua cuộc chỉ hơn kém
nhau ở sự quyết tâm. Những người thành công như Donald Trump luôn là một
“chiến binh” cừ khôi trong bất kỳ một cuộc chiến nào, bởi với họ, chiến thắng
không phải là tất cả, nhưng sự khát khao chiến thắng là yếu tố quyết định thành
bại.
5. Thúc đẩy mâu thuẫn để phát triển
Hầu hết chúng ta đều chấp nhận làm mọi thứ để tránh gây ra sự mâu thuẫn,
xung đột. Còn Donald Trump, ông gần như “chào đón” nó, và điều này làm cho
ông trở thành nhân vật tầm cỡ thế giới.
Những người thành công như Donald Trump không xem sự xung đột như
một mối đe dọa mà đơn giản chỉ là một cơ hội để nhìn nhận vấn đề bằng cái
nhìn đa chiều hoặc để gia tăng sự cân bằng cho tổ chức, doanh nghiệp của mình
2.1.2.5. Những câu nói nổi tiếng:

19



“Kinh nghiệm dạy tôi vài thứ. Một là lắng nghe chính mình bất kể những
gì viết ra trên giấy hay ho đến đâu. Thứ hai, bạn nên gắn chặt với những gì mình
biết rõ. Thứ ba, đôi khi khoản đầu tư tốt nhất của bạn là những thứ không phải
do bạn làm nên”.
“Đôi khi, việc thất bại trong một trận đấu nhỏ sẽ giúp bạn tìm ra cách để
thắng cả một cuộc chiến lớn”.
“Không có đam mê, bạn không có năng lượng; không có năng lượng, bạn
không có cái gì. Không có gì tuyệt vời trên thế giới được làm xong mà không có
đam mê trong đó”.
2.1.3. Howard Schultz
2.1.3.1. Tuổi thơ nghèo khó
Sinh ngày 19/07/1953 trong một gia đình nghèo ở khu ổ chuột tại thị trấn
Brooklyn, New York, Howard Schultz không có điều kiện để học hành bởi gia
đình ông quá nghèo. Để có tiền trang trải học phí ông đã từng phải đi bán máu.
Tuổi thơ của ông là những tháng ngày không êm đềm như bao đứa trẻ khác
khi thường xuyên phải chứng kiến cảnh bố mẹ tranh cãi nhau về việc đi vay tiền
hay phải trả lời những cuộc điện thoại của chủ nợ. Bất hạnh dường như vẫn bám
riết lấy gia đình Howard Schultz khốn khổ khi căn bệnh ung thư hiểm nghèo đã
cướp đi người bố mà ông kính trọng. Bố ông có một mơ ước mãnh liệt đó là có
một quán cafe của riêng mình. Ngay cả trước lúc mất, ông cũng nhắc đến ước
muốn đó với con trai mình. Ước mơ đó cũng đã theo Schultz mãi về sau.
Howard Schultz theo học trường đại học Michigan, sau khi tốt nghiệp
chuyên ngành marketing, ông tự xoay xở đi tìm việc làm. Năm 1975, Howard
Schultz xin vào Công ty Xerox làm việc.
2.1.3.2.
Khởi đầu sự nghiệp
Sau 7 năm, Schultz lẹt đẹt chỉ là nhân viên quèn, tương lai chưa thấy gì
sáng sủa. Khi đó, ông quyết định sẽ thay đổi, sẽ thực hiện ước mơ còn dang dở
của người bố. Cơ duyên đến với ông, khi ông làm việc cho Starbucks vào năm

1982. Tiền thân của Starbucks là quán cà phê nhỏ lẻ do ba nhà khoa học là Giáo
20


sư Anh ngữ Baldwin, Giáo sư lịch sử Zev Siegl và nhà văn Gordon Bowker sáng
lập ngày 30/3/1971 tại Seattle, với sự tài trợ của ông chủ kinh doanh cà phê
Alfred Peet. Mục tiêu của họ lúc đầu không phải là kinh doanh mà chỉ là nơi tụ
tập, hội họp bạn bè trong ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật.
Ông chủ có cảm tình với chàng thanh niên nhanh nhẹn, sống sắng này và
ngay lập tức bổ nhiệm ông làm Trưởng phòng tiếp thị và bán lẻ. Vận mệnh đã
đưa ông tới công ty này và kể từ đây cuộc đời của Schultz sang một bước ngoặt
mới, đồng thời sự nghiệp của Starbucks cũng từ đó được lột xác.
Một sự việc cũng có đôi chút tình cờ lại xảy đến khi Howard Schultz đến
Ý. Tại đây, ông đã khám phá ra cà phê Espresso và quyết định đưa văn hóa cà
phê Ý về Mỹ. Lúc này, Starbucks mới mua lại Peet’s và công ty bắt đầu có
những thay đổi về hoạt động kinh doanh. Khó khăn lắm, Howard mới thuyết
phục được đội ngũ lãnh đạo công ty nghe theo những ý tưởng của mình.
Starbucks bắt đầu ăn nên làm ra. Cửa hàng cà phê nhỏ bé dần dần phát triển
thành công ty kinh doanh cà phê hạt cũng như mở thêm nhiều quán bán lẻ cà
phê cho khách hàng tới thưởng thức. Cuối năm 1982, khi Schultz 28 tuổi, anh đã
được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Tuy nhiên, khác biệt về tầm nhìn, triết lý kinh doanh khiến cho mối quan
hệ với đội ngũ lãnh đạo bùng phát trở lại và Howard quyết định bỏ ra ngoài để
lập Il Gionarle – cạnh tranh trực tiếp với Starbucks. Để huy động đủ vốn, ông đã
phải chạy vạy đủ đường. Tiếp theo, ông tìm kiếm các nhân tài và chú trọng xây
dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ lúc khởi nghiệp. Năm 1987, khi các ông chủ
của Starbucks quyết định bán công ty của mình, một lần nữa Howard lại lo tài
chính và mua lại công ty cũ. Từ đó, Starbucks đã nằm trong tay ông. Chỉ vài
năm sau, năm 1992, Starbucks lên sàn giao dịch tại Thị trường chứng khoán
New York.

Dưới sự chỉ đạo tài ba của ông chủ Schultz, kể từ đó Starbucks bắt đầu nổi
tiếng khắp nước Mỹ và Canada, đồng thời trở thành một Tập đoàn hùng mạnh.
Vào giữa những năm 1990, Starbucks bắt đầu vươn xa ra khỏi nước Mỹ và
Canada ra toàn cầu.
21


Thành công trong sự nghiệp
Giờ đây Starbucks đã trở thành tập đoàn cà phê hàng đầu thế giới với
2.1.3.3.

17.009 cửa hiệu rải khắp 55 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới - trong đó
11.000 quán ở Mỹ, 1.000 quán ở Canada và 150 quán ở Thổ Nhĩ Kỳ với hơn
25.000 nhân viên.
Trong mấy năm qua, Howard Schultz đều được các tạp chí nổi tiếng như
“Forbes”, “Fortune” vinh danh trên Bảng vàng các CEO tài ba. Năm 2011,
Howard Schultz được Tạp chí “Fortune” vinh danh là CEO số 1 toàn cầu vì
trong tình hình kinh tế khó khăn mà Starbucks của Howard Schultz vẫn phát
triển ngoạn mục, như năm 2009 và 2010, Starbucks đã mở thêm 900 quán cà
phê ở nước ngoài.
2.1.3.4.
Triết lý kinh doanh của Howard Schultz
Thành công có được ngày hôm nay không chỉ nhờ vào bản lĩnh kinh doanh,
tầm nhìn chiến lược sâu rộng mà trên hết còn có niềm đam mê, nhiệt huyết và ý
chí bền bỉ, quyết tâm theo đuổi ước mơ đến cùng ngay cả trong những lời chế
giễu của kẻ khác.
Ông chia sẻ rằng: “Mọi công ty đều có thể phát triển lớn mạnh mà không
cần phải đánh mất sự đam mê và cá tính vốn có, miễn sao nó không bị lèo lái
bởi những đắn đo về lợi nhuận, mà thay vào đó là những giá trị thực. Chìa khóa
thành công nằm ở trái tim. Tôi dốc hết trái tim mình vào từng tách cà phê và các

đối tác của tôi ở Starbucks cũng vậy. Khi khách hàng cảm nhận được điều đó,
họ luôn đáp lại bằng tấm lòng trân trọng” . Ông làm việc với tất cả sự đam mê
và nhiệt huyết, như mong muốn được cống hiến, làm việc hết mình chứ không
phải vì lợi nhuận. Một phát biểu nổi tiếng mà Howard Schultz từng nói “ máu



của tôi từ lâu đã có màu cà phê”.
2.1.3.5.
Triết lý sống
Cân bằng hoạt động xã hội với kinh doanh: không phải làm từ thiện bừa bãi mà
phải làm sao không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh (chi đúng mức và chọn
lọc hoạt động để tham gia).

22




Không ngừng đầu tư cho các hoạt động sáng tạo để nâng cao mức độ trải
nghiệm sản phẩm của khách hàng (chú ý tới thiết kế, phong cách bán hàng, cải





thiện hình ảnh).
Thừa nhận mình là người không hoàn hảo để mọi người dễ dàng đồng cảm hơn
Luôn nhìn vào tổng thể thay vì tiểu tiết
Nhìn xa để phát triển trong dài hạn và nhìn gần để giải quyết các khúc mắc

ngắn hạn, đảm bảo nền móng vững chắc cho dài hạn
2.1.4. John Paul DeJoria
2.1.4.1.
Tiểu sử
John Paul DeJoria sinh ngày 13 tháng tư năm 1944 tại Los Angeles,
California. Cha ông là người Ý nhập cư còn mẹ ông là người Hi Lạp nhập cư.
Khi ông lên 2 tuổi thì bố mẹ ông ly di nhau. Một thời gian sau khi mẹ ông không
đủ khả năng nuôi dưỡng 2 anh em ông, bà đã gửi họ đến một trung tâm nuôi
dưỡng ở phía Đông Los Angeles.
Ông đã học tại trường Atwater Tiểu học và Trung học John Marshall. Có
thời gian, ông đã tham gia vào một băng đảng đường phố, nhưng ông quyết tâm
thay đổi mình kể từ khi giáo viên của ông nói với rằng ông sẽ “Không bao giờ
thành công ở bất kì một lĩnh vực nào trong cuộc sống”.
Cũng trong giai đoạn thơ ấu này, DeJoria đã được "kinh qua" một công
việc mà theo ông đã biến mọi công việc khác trở nên dễ dàng hơn, đó là giao
bán sách tại nhà. Mỗi ngày, trung bình cứ 30 cánh cửa đóng sập trước mặt cậu
bé giao sách, đôi khi kèm theo những lời nhiếc móc thì mới có một người chịu
đứng lại và nghe giới thiệu về cuốn sách và mời cậu vào nhà.
Đó cũng là lúc DeJoria bắt đầu hình thành triết lý "kinh doanh mặt dày"
hay sau này được khái quát một cách văn hoa hơn, đó là "Khi 10 cánh cửa đóng
sập lại trước mặt bạn thì hãy tiếp tục nhiệt tình đi tới cánh cửa thứ 11 với nụ
cười trên môi".
a.

Thời kì khó khăn
Ông tốt nghiệp trung học vào năm 1962 và trải qua 2 năm trong hải quân

Hoa Kì, phục vụ trên chiến hạm USS Hornet. Sau khi trở về, ông đã trải qua rất
23



nhiều công việc khác nhau từ quản gia cho đến nhân viên bán bảo hiểm. Đó là
khoảng thời gian khó khăn và mờ mịt với ông. Thậm chí DeJoria từng hai lần
lâm vào hoàn cảnh tay trắng và vô gia cư.
Lần đầu tiên lúc 22 tuổi, khi cô vợ chán cảnh nhà và bỏ đi, bỏ mặc người
bố trẻ và đứa con trai 2 tuổi. DeJoria đã phải vật lộn để kiếm việc làm nuôi con.
Thậm chí anh phải đi nhặt vỏ coca bán và hai bố con phải sống trên hè phố vì
không có tiền trả tiền thuê nhà. Được một thời gian, hai bố con về ngủ nhờ một
người bạn của anh. Lần thứ hai là khi DeJoria thành lập Công ty John Paul
Mitchell Systems vào năm 1980. Lại là do xích mích với người vợ lúc đó,
DeJoria đã bỏ đi và để lại tất cả tiền cho vợ. Ngài giám đốc DeJoria lại phải lấy
ô tô làm nơi nương náu qua đêm.
Tuy nhiên, chính nghị lực đã giúp DeJoria vượt qua những hoàn cảnh khó
khăn tận cùng như vậy, giúp ông đạt được thời kì đỉnh cao, trở thành một trong
tỷ phú trên thế giới
b.

Bắt đầu sự nghiệp
Sự nghiệp của ông gắn liền với 2 thương hiệu lớn đó là thương hiệu chăm

sóc tóc Paul Mitchell và thương hiệu rượu Patrón Tequila.
Nhắc đến thương hiệu Paul Mitchell, mọi chuyện đến với DeJoria thật sự
rất tình cờ. Trong thời gian bươn trải kiếm sống, ông đã vô tình bước vào lĩnh
vực chăm sóc tóc với vai trò một nhân viên của Redken Laboratories. Quãng
thời gian này đã giúp DeJoria tích cóp được kha khá kinh nghiệm trong lĩnh vực
sản xuất các sản phẩm chăm sóc tóc.
Năm 1980, ông quyết định thành lập Công ty John Paul Mitchell Systems
cùng với người bạn thân Paul Mitchell chỉ vỏn vẹn với 700 USD.
Sau khi thành lập, công ty mất tới hai tuần kinh doanh không lãi để chế tạo
các sản phẩm, sau đó ông phải đi gõ cửa từng nhà, từng salon làm đẹp để bán

sản phẩm của mình để thanh toán các hóa đơn chi phí.
Sản phẩm của công ty nhanh chóng được ưa chuộng và phổ biến. Sau 2
năm, họ đã có thể trả mọi hóa đơn đúng hạn. Thành công của Paul Mitchell cũng
24


đồng nghĩa với việc, lần đầu tiên trong đời, DeJoria có thể vào nhà hàng, tự
thưởng cho mình những món ăn mình thích mà không phải quan tâm đến cột giá
trên thực đơn. Cuộc sống của DeJoria bước sang một trang mới.
Năm 2008, doanh thu của Paul Mitchell Systems vào khoảng 1 tỷ
USD/năm và duy trì là một trong số những thương hiệu chăm sóc tóc được yêu
thích nhất mọi thời đại.
Với thương hiệu rượu Patrón Tequila, thành công của DeJoria cũng đến
khá tình cờ. Năm 1989, DeJoria đã bắt đầu nảy sinh ý tưởng, gợi ý cho một
người bạn mua rượu Tequila ngon ở Mexico về và bán ở Mỹ. Điều đó đã cho
thấy DeJoria là một người biết nhìn xa trông rộng
Sau hơn 10 năm đi vào kinh doanh, Patrón đã trở thành thức uống chính
thức, được yêu thích cho phần lớn các bữa tiệc sinh nhật, Giáng sinh hay bất kỳ
dịp kỷ niệm hoặc lễ hội nào.
Hiện tại ở thị phần Tequila cao cấp thì Patrón đang giữ vị trí số 1 về doanh
số bán ra. Nó chỉ đứng sau thương hiệu José Cuervo có giá bán thấp hơn. Patrón
vẫn đang lập thêm các chi nhánh mới và gần đây đã mua lại thương hiệu rượu
vodka Ultimat của Ba Lan. Dù khủng hoảng kinh tế, doanh thu của Patrón trong
quý đầu tiên năm 2009 vẫn tăng.
Tính đến năm 2015, tổng tài sản của ông là 3 tỷ USD
* Một số lĩnh vực khác
+DeJoria còn kinh doanh trong ngành công nghiệp dầu mỏ châu Phi thông
qua cổ phần của mình trong Madagascar Oil Ltd.
+DeJoria đồng sáng lập công ty bảo trợ Spirits vào năm 1989
+Là đối tác sáng lập của House of Blues- chuỗi hộp đêm


2.1.4.2.

Triết lý kinh doanh của ông

"Dù bạn đang cung cấp sản phẩm hay dịch vụ thì cũng nên làm với chất
lượng tốt nhất. Những khách hàng tốt sẽ muốn quay lại với bạn".


Quan niệm về thành công
25


×