Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

dung dịch điện ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.65 KB, 11 trang )

III. THIẾU SÓT CỦA THUYẾT ĐIỆN LY ARRHENIUS.
Ngay sau khi ra đời thuyết điện ly Arrhenius đã đạt được những thành tích đáng kể. Tuy
nhiên cần phải nhận thấy rằng song song với những thành tích đó còn có nhiều thiếu sót nghiêm
trọng.
Độ phân ly α là tỉ lệ giữa số phân tử phân ly và toàn bộ số phân tử có trong dung dịch
trong cùng một điều kiện phải là hằng số, không phụ thuộc vào phương pháp xác định. Ngoài ra
theo đúng ý nghĩa vật lý của nó thì 0 ≤ α ≤ 1.
Bảng 1.1 cho các giá trị độ phân ly α ở các nồng độ khác nhau của các chất điện ly khác
nhau. Độ phân ly đo bằng hai phương pháp khác nhau khá gần nhau đối với các dung dịch
loãng của chất điện ly 1:1. Khi tăng nồng độ hoặc hóa trị của các ion tăng thì các kết quả này
trở nên cách xa nhau và sự chênh lệch vượt xa so với độ chính xác của phương pháp.
Bảng 1.1
Độ phân ly α của một số chất điện ly đo được bằng phương pháp đo độ dẫn (α 1) và phương
pháp đo áp suất thẩm thấu (α 2) .
Chất điện ly
KCl
KCl
KCl
KCl
BaCl 2
MgSO4
La(NO3)3
La(NO3)3
La(NO 3)3

C (đlg/l)
5,00.10 -3
1,00.10 -2
2,00.10 -2
5,00.10 -2
1,00.10 -1


1,00.10 -1
1,00.10 -6
1,00.10 -5
1,00.10 -4

α1
0,956
0,941
0,922
0,889
0,751
0,434
0,920
0,788
0,635

α2
0,963
0,943
0,918
0,885
0,788
0,324
0,946
0,865
0,715

Bảng 1.2 cho các giá trị độ phân ly α của acid clohiđric. Ta thấy sự khác biệt giữa hai kết
quả đo được bằng hai phương pháp tăng khi nồng độ tăng, đồng thời ở nồng độ cao ta thấy
xuất hiện các giá trị α3 >1 . Đứng trên quan điểm của thuyết điện ly Arrhenis thì điều này

không thể chấp nhận được vì số phân tử phân ly không thể nào lớn hơn số phân tử có trong
dung dịch. Như vậy ta thấy từ nồng độ HCl > 3,00 M thì độ phân ly đã không còn ý nghĩa vật
lý như thuyết điện ly Arrhenius đã đưa, mà nó phải mô tả tính chất khác của dung dịch mà ta
chưa đề cập tới.
Bảng 1.2
Độ phân ly α đo được bằng phương pháp đo độ dẫn (α 1) và phương pháp đo sức điện động
(α 3) .
C (mol/l)
3,00.10 -3
8,00.10 -2
3,00.10 -1
3,00
6,00
16,0

α1
0,986
0,957
0,903
-

α3
0,990
0,880
0,783
1,402
3,4
13,2

Một dặc tính định lượng nữa của chất điện ly theo thuyết Arrhenius là hằng số phân ly là hằng số cân bằng của quá trình phân ly. Ở điều kiện nhiệt độ, áp suất nhất định giá trị của

hằng số phân ly là một hằng số, không phụ thuộc vào nồng độ dung dịch.
Bảng 1.3 cho giá trị hằng số phân ly của các chất điện ly khác nhau ở các nồng độ khác
nhau. Ta thấy chỉ với các chất điện ly yếu như amônium, aciđ acetic là hằng số phân ly tương
đối ổn định khi thay đổi nồng độ. Với các chất điện ly mạnh như KCl, MgSO 4 hằng số phân ly
thay đổi cả nhiều chục lần, do đó nói đến hằng số là hoàn toàn không hợp lý.

1


Bảng 1.3:
Hằng số phân ly của các chất điện ly khác nhau
C (đlg/l)
1,00.10 -4
2,00.10 -4
2,88.10 -4
1,00.10 -3
1,51.10 -3
2,30.10 -3
5,00.10 -3
1,00.10 -2
1,84.10 -2
3,69.10 -2
5,00.10 -2
1,00.10 -1

KCl
K.10 2
1,28
1,96
4,56

10,51
15,10
36,0
53,5

MgSO4
K.10 5
2,35
3,23
6,01
10,5
13,3
24,7
33,3

NH4OH
K.105
1,06
1,56
1,68
1,92

CH3COOH
K.10 5
1,89
1,85
1,85
1,85
1,85
-


Như vậy rõ ràng là ta chỉ có thể áp dụng cân bằng hóa học vào dung dịch loãng của
chất điện ly yếu. Thực nghiệm cho thấy tính xúc tác của ion [H 3O]+ trong dung dịch acid mạnh
tỉ lệ thuận với nồng độ acid. Điều đó cho thấy độ phân ly của acid mạnh không phụ thuôc vào
nồng độ. Phổ hấp phụ ánh sáng của dung dịch chất điện ly mạnh ngay cả ở nồng độ cao cũng
không có các vạch ứng với các phân tử không phân ly. Như vậy với chất điện ly mạnh độ phân
ly luôn bằng 1.
Một trong những khuyết điểm lớn của thuyết điện ly Arrhenius là không chỉ ra được
nguyên nhân của hiện tượng điện ly. Nếu chất điện ly là hợp chất ion thì để tách các phân tử ra
thành ion phải cung cấp năng lượng khá lớn để phá hủy mạng tinh thể. Năng lượng nào cung
cấp cho các quá trình đó? Ta lấy ví dụ điển hình là KCl. Năng lượng mạng tinh thể là 119
Kcal/mol. Trong khi đó nhiệt năng dự trữ của KCl ở 25 o C chỉ khoảng 3,4 Kcal/mol. Ap dụng
phân bố Bolzman ta tính được tỉ lệ số phân tử n có năng lượng 119 Kcal/mol trên tổng số phân
tử N là:
119

n
= e 3,4 = e −35 = 10−15
N
Như vậy độ phân ly của KCl chỉ là 10 -15. Thực nghiệm cho thấy độ phân ly của KCl gần
bằng 1. Ta có thể dự đoán rằng quá trình hòa tan đã cung cấp năng lượng cho quá trình phân ly.
Tuy nhiên thuyết điện ly cổ điển của Arrhenius hoàn toàn không đề cập tới vấn đề này.
Nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót của thuyết điện ly cổ điển.
Trong học thuyết của mình Arrhenius đã cho rằng ion chuyển động hỗn loạn giống như
phân tử ở trạng thái khí lý tưởng, vì vậy ông đã áp dụng những định luật về trạng thái khí lý
tưởng cho dung dịch điện ly. Mô hình này không đúng với thực tế vì đã bỏ qua lực tương tác
tĩnh điện giữa các ion. Ở dung dịch mà nồng độ các ion không lớn lắm, khoảng cách giữa các
ion tương đối lớn nên lực này không đáng kể. Nếu nồng độ ion cao thì khoảng cách này nhỏ,
lực sẽ lớn làm ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố ion trong dung dịch. Như vậy ngoài chuyển
động nhiệt một cách hỗn lọan còn có xu hướng phân bố trật tự tương tự như trong mạng tinh

thể, nghĩa là mỗi ion bị bao bọc bởi các ion trái dấu. Vậy phân bố trong dung dịch điện ly phải
là trạng thái trung gian giữa phân bố hỗn loạn và phân bố trật tự. Do vậy rất khó tìm ra được
mô hình thích hợp cho dung dịch chất điện ly.
Thiếu sót thứ hai của thuyết điện ly cổ điển là đã không tính đến lực tương tác giữa chất
tan và dung môi. Tương tác này đóng vai trò rất quan trọng, đó chính là nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng điện ly. Trong nhiều trường hợp tương tác này dẫn đến sự hình thành các phân tử
mới, các phức chất có khả năng phân ly thành ion.
NGUYÊN NHÂN CỦA HỆN TƯỢNG ĐIỆN LY
Tương tác giữa chất tan và dung môi được gọi là hiện tượng solvat hóa hay hiđrat hóa
(nếu dung môi là nước).

2


Như vậy solvat chính là nguyên nhân dẫn đến quá trình điện ly. Các chất rắn khi tan vào
nưóc hoặc các dung môi phân cực tạo nên dung dịch điện ly thông thường là chất có mạng tinh
thể ion hoặc gần như mạng ion. Trong mạng ion phân tử không tồn tại và một tinh thể dù lớn
hay nhỏ đều có thể coi như một phân tử khổng lồ. Các ion ngược dấu trong mạng liên kết với
nhau bởi những lực tĩnh điện tương đối lớn. Khi đưa ion vào dung dịch thì có lực ngược hướng
với lực này xuất hiện. Đó là lực tương tác gữa ion với các phân tử lưỡng cực của dung môi, có
tác dụng bứt ion ra khỏi tinh thể và đưa vào dung dịch. Ion bị bao bọc bởi các phân tử dung
môi tạo nên lớp solvat (hay lớp hiđrat nếu dung môi là nước). Với cùng khoảng cách giữa các
ion r, năng lượng tương tác giữa các ion trái dấu trong dung dịch giảm so với năng lượng tương
tác trong mạng tinh thể và tỉ lệ nghịch với hằng số điện môi D của dung môi theo định luật
Culông:
z z e2
E=− + −
Dr
Nếu năng lượng tương tác giữa ion với dung môi (năng lượng solvat hóa) đáng kể so với
năng lượng liên kết của các ion ở trạng thái cân bằng trong mạng tinh thể thì sự hòa tan sẽ kèm

theo hiện tượng phân ly.
Cần phải nhớ rằng khi hòa tan thế đẳng nhiệt đẳng áp của hệ phải giảm, còn entalpi có thể
giảm hoặc tăng (entalpi của quá trình hòa tan dương hoặc âm). năng lượng solvat của các ion
khí tự do là các đại lượng âm có giá trị rất lớn (Xem bảng 1.).
Tương tác giữa các phân tử dung môi lưỡng cực với các hạt thành phần của mạng tinh thể
có thể dẫn đến sự hình thành dung dịch điện giải ngay cả khi hòa tan các chất có mạng phân tử
hoặc các chất ở trạng thái khí với liên kết cộng hóa trị (HCl, SO 3...).
Từ phương trình trên ta thấy hằng số điện môi có vai trò rất lớn. Hằng số điện môi D
càng lớn thì độ phân ly càng cao. Nước có D = 81 (18 oC), HCN D = 107 (18 oC), HCOOH D =
57 (25oC) là những dung môi gây ra sự điện ly mạnh. Các rượu bậc thấp, ketôn, CH 3COOH,
piriđin có hằng số điện môi nằm trong khoảng từ 20 - 35 cũng có khả năng tạo dung dịch điện
ly nhưng với hằng số phân ly nhỏ.

ĐỀ CƯƠNG
1. Những tính chất thẩm thấu của dung dịch điện ly và không điện ly.
2. Những luận điểm cơ bản của thuyết điện ly Arrhenius.
3. Độ phân ly. Phân biệt chất điện ly yếu, chất điện ly mạnh.
4. Ý nghĩa vật lý của hệ số Vanhoff và mối liên hệ với độ phân ly.
5. Hiệu ứng nhiệt rong dung dịch điện ly.
6. Độ phân ly của chất điện giải yếu trong dung dịch không có ion chung.
7. Hiệu ứng ion chung, chuyển dịch cân bằng phân ly.
8. Dung dịch đệm.
9. Chất điện ly ít tan. Tích số ion.
10. Hiện tượng thủy phân. Độ thủy phân.
11. Phản ứng ion trong dung dịch điện ly.
12. Những thiếu sót của thuyết điện ly Arrhenius.
13. Nguyên nhân của hiện tượng điện ly.

BÀI TẬP
1. Hằng số phân ly của CH3COOH ở 25oC là 1,76*10 -5.Tìm nồng độ ion H3O+ trong dung dịch:

a) CH3COOH 0,01M.
b) dung dịch có chứa CH3COOH và CH3COONa với nồng độ cả hai chất đều là 0,01M. Cho
rằng CH3COONa phân ly hoàn toàn.

3


2. Tích số ion của nước ở 25 oC là 1,008.10 -14. Tình hằng số phân ly của nước. Trong 1,00ml
nước có bao nhiêu phân tử nước bị phân ly. Để có một phân tử nước phân ly cần có bao nhiêu
phân tử nước.
3. Hằng số phân ly của acid acetic pha từ 1,00 mol acid và 1 lít nước sẽ thay đổi như thế nào
nếu ta thêm vào đó:
a) 1,00 mol acid acetic.
b) 1,00 mol acid cloacetic.
4. Hằng số phân ly của hai acid propionic và butanoic là 1,41.10 -5 và 1,39.10 -5. a) Tính độ phân
ly của dung dịch chứa từng acid trên với nồng độ 0,01 mol/lít. b) Trong dung dịch chứa đồng
thời cả hai acid trên với nồng độ mỗi chất là 0,01 mol/lít.
5. Hằng số phân ly theo từng nấc K 1 , K2 của suynfua hiđrô là 6.10 -8 và 1.10 -14. Tính nồng độ
của ion H+, ion HS- và S2- trong dung dịch H2S 0,1M.
6. Cần phải thêm bao nhiêu nước vào 1,00 lít dung dịch NH 4OH 0,200 M để số phân tử phân ly
tăng lên gấp đôi? Độ phân ly trong dung dịch đầu là 0,010.
7. Độ pha loãng của dung dịch phải là bao nhiêu để nồng độ ion H + trong dung dịch phênol là
1,00*10 -6 mol/lit? Hằng số phân ly của phênol là 1,2*10 -10.
8. Nồng độ ion H+ trong dung dịch acid focmic 0,2M sẽ thay đổi như thế nào nếu ta thêm vào
1 lít dung dịch 0,1 mol focmiat natri? Hằng số phân ly của acid trên là 1,8.10 -4.
9. Tính nống độ của ion CH3 COO - trong 1 lít dung dịch chứa 1 mol acid acetic và 0,1 mol acid
clohidric. pH dung dịch là bao nhiêu?
10. Tính hằng số thủy phân của của florua kali, độ thủy phân trong dung dịch 0,01M và pH của
dung dịch.
11. Tính hằng số thủy phân của của clorua amoni, độ thủy phân trong dung dịch 0,01M và pH

của dung dịch.
12. Chỉ tính nấc thứ nhất hãy xác định pH của dung dịch Na 2 CO3 0,02N .
13. So sánh độ phân ly của muối và pH của hai dung dịch cyanua kali 0,1M và 0,01M.
14. pH của dung dịch muối natri 0,1M với một acid hữu cơ yếu một chức là 10. Tính hằng số
phân ly của acid trên.
15. Nồng độ acid acetic là bao nhiêu để pH dung dịch là 5,2.
16. Trộn 50 ml acid acetic 0,1M và 20ml NaOH 0,15M. Tính pH của dung dịch tạo thành.
17. Chuẩn độ điện thế dung dịch NH 4OH với chất chuẩn HCl người ta thu được các kết quả
sau: điểm tương đương ứng với 12,3 ml HCl; ở thời điểm thể tích HCl bằng 5ml pH dung dịch
là 9,45. Tính hằng số phân ly của NH4OH.
18. Trộn dung dịch 108,9 ml acid acetíc 1N vói 50 ml NaOH 1N, rồi thêm nước cho đủ 500ml.
Tính pH của dung dịch tạo thành.
19. Lấy 15,0 ml dung dịch Na 2HPO 4 1/15M và cho thêm dung dịch KH 2PO 4 1/15M sao cho
thể tích vừa đủ 100ml. Tính pH dung dịch.
20. Độ hòa tan của oxalat canxi CaC 2O4 trong dung dịch (NH4)2C2O4 0,1M sẽ thay đổi như thế
nào so với trong nước.
21. Dung dịch ZnCl2 chứa 0,85gam chất tan trong 125 gam nước kết tinh ở -0,23 oC. Xác định
độ phân ly hình thức của ZnCl2.
22. Tính áp suất hơi bão hòa của dung dịch chứa 5 gam NaOH trong 180gam nước. Cho rằng
độ phân ly hình thức của NaOH trong dung dịch này là 0,8.
23. Tính hệ số đẳng trương của dung dịch 0,2M của chất điện ly nếu số tiểu phân trong 1 lit
dung dịch là 2,18.10 -13.
24. Độ phân ly của acid focmic trong dung dịch 0,02M là 0,03. Tính hằng số phân ly và pK.
25. Ở nồng độ nào của HNO2 thì độ phân ly sẽ là 0,2?
26. Ở nồng độ nào của HNO 2 thì độ phân ly của dung dịch sẽ bằng độ phân ly của dung dịch
acid acetic 0,1M ?
27. Nồng độ ion H+ và pH dung dịch acid focmic bằng bao nhiêu nếu α=0,03.
28. Người ta hòa tan 0,5 mol đường và 0,2 mol CaCl 2 vào hai thể tích nước bằng nhau. Nhiệt
độ kết tinh của hai dung dịch tạo thành bằng nhau. Tính độ phân ly hình thức của dung dịch
CaCl2.

4


29. Ở 100oC áp suất hơi bão hòa trên dung dịch chứa 0,05 mol suynphat natri trong 450 gam
nước bằng 756,2 mmHg. Xác định độ phân ly hình thức của muối.
30. Trong 1 lít dung dịch acid acetic 0,01M chứa 6,26.10 21 phân tử và ion. Xác định độ phân ly
và hằng số phân ly của acid trên.
32. Chỉ ra quan hệ giữa áp suất thẩm thấu trong dung dịch 0,1M của KNO 3 (P1) và CH3COOH
(P2):
a) P 1 > P2 .
b) P1 < P2 .
c) P1 = P2 .
33. Nhiệt độ kết tinh của dung dịch HCN 1M và glucoza 1M gần bằng nhau. Có thể kết luận gì
về độ phân ly của HCN:
a) Độ phân ly của HCN gần bằng 1.
b) Độ phân ly của HCN gần bằng không.
c) Độ phân ly của HCN bằng 0,5.
34. Hãy chỉ ra tương quan giữa nhiệt độ sôi của hai dung dịch vô cùng loãng có cùng nồng độ
của AlCl3 (t1) và CaCl2 (t2).
a) t1 = t2 .
b) t1 > t2 .
c) t1 < t2 .
d) Không đủ dữ liệu để đánh giá.
35. Hãy sắp xếp theo đúng thứ tự giảm dần của áp suất thẩm thấu trong các dung dịch 0,01M:
a) CH3COOH - NaCl - C6H12O6 - CaCl2
b) C6H12O6 - CH3COOH - NaCl - CaCl2
c) CaCl2 - NaCl - CH3COOH - C6H12O6
d) CaCl2 - CH3COOH - C6H12O6 - NaCl
36. Hãy chỉ ra tương quan giữa nhiệt độ kết tinh của hai dung dịch NH 4Cl (t1) và CH3CHO (t2).
Mỗi dung dịch chứa 5 gam chất tan trong 100 gam nước.

a) t1 = t2 .
b) t1 > t2
c) t1 < t2 .
d) Không đủ dữ liệu để đánh giá.
37. Hãy chỉ ra tương quan giữa giá trị năng lượng Gíbbs chuẩn thức của quá trình điện ly của
nước H2O (∆Go1) và của CH3COOH (∆Go2).
a) ∆Go1 = ∆Go2 .
b) ∆Go1 > ∆Go2
c) ∆Go1 < ∆Go2 .
d) Không đủ dữ liệu để đánh giá.
38. Xác định nồng độ H2CO3, HCO3- và HCO3-2 trong dung dịch acid cacbonic 0,01M, nếu pH
của dung dịch này là 4,18.
39. pH của các dung dịch sau sẽ thay đổi thế nào nếu ta pha loãng dung dịch 2 lần?
a) Dung dịch HCl 0,2M.
b) Dung dịch CH3COOH 0,2M.
c) Dung dịch chứa 0,1 mol/lit CH3COOH và 0,1 mol/lit CH3COONa.
40. Hàng nào trong các hàng dưới đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của pH trong các
dung dịch có cùng nồng độ mol:
a) HCN - HF - HClO -HCOOH - CH2ClCOOH.
b) HNO3 - HNO2 - CH3COOH - HCN.
c) HCl - CH2ClCOOH - HF - H3BO3.
d) H2SO4 - HCN - HF - HCl - CH2ClCOOH
41. Độ acid của dung dịch HCN 0,2N sẽ thay đổi như thế nào nếu ta thêm vào đó KCN để có
nồng độ KCN 0,5 mol/lit?
a) Tăng
c) Không thay đổi.
b) Giảm.
d) Tăng thêm 0,5 ion-gam/l.
5



42. Có bao nhiêu ion H+ trong 1ml dung dịch có pH bằng 13?
a) 1013.
b) 6,02.10 13.
c) 6,02.10 7.
d) 6,02.10 10.
43. pH của nước sẽ thay đổi thế nào nếu ta thêm 0,01 mol NaOH vào 10 lít nước:
a) Tăng 2 đơn vị.
c) Tăng 4 đơn vị.
b) Tăng 3 đơn vị.
d) Giảm 4 đơn vị.
44. pH của dung dịch trung tính ở 50oC là bao nhiêu?
a) 5,5.
c) 7,0.
b) 6,6.
d) 7,5
45. Tỉ lệ giữa nồng độ của ion hiđrô trong dung dịch của acid benzoic 1,00.10 -3M trong nước
và hằng số phân ly của acid là 99. Tính hằng số phân ly.
46. Acid HX 0,150 mol/kg trong nước có độ phân ly là 7,3 %. Tính nhiệt độ kết tinh và nhiệt
độ sôi của dung dịch.
47. Một dung dịch có chứa 0,01 mol/lít KI, 0,10 mol/lit KBr và 0,10 mol/lit KCl . Cho từ từ
dung dịch AgNO 3 vào dung dịch trên . Chất nào sẽ kết tủa đầu tiên?
a) AgI.
d) Cả hai AgBr và AgCl .
b) AgBr.
e) Không thể biết được nhờ các thông tin trên.
c) AgCl .
Cho TAgI=1,5.10 -16, TAgBr=3,3.10-13, TAgCl= 1,8.10 -10.
48. Dung dịch amoniac 0,1M có chứa clorua amoni có nông độ ion OH - là 3,6.10 -6. Nồng độ ion
amoni sẽ là bao nhiêu ?

NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OHa) 0,50.
d) 0,34.
b) 0,94.
e) 0,74.
c) 0,64.
49. Nồng độ của dung dịch HNO 3 bằng bao nhiêu để độ pH dung dịch bằng 3.
a) 3
d) -3
b) - Antolog[3]
e)Tất cả đều sai.
-3
c) 10
50. Ion nào dưới đây trong nưóc có thể vừa đóng vai trò acid lẫn bazơ Bronsted?
a) HCO3-.
d) CN-.
b) SO42-.
e) PO 4-3-.
c) NO3 .
51. Hòa tan một lượng thừa BaSO 4 trong nước. Tích số tan của muối này là 1.10 -10. Nồng độ
ion bari trong nưóc sẽ là bao nhiêu?
a) 10-4 M.
d) 10-10 M.
-5
b) 10 M.
e) 10-20 M.
c) 10-6 M.
52. Xác định tích số tan của muối MX2 nếu dung dịch bão hòa chứa 0,02 mol trong 100 ml
dung dịch.
a) 0,20.
d) 0,032.

b) 0,0034.
e) 0,016.
c) 0,08.
53. Giá trị nào dưới đây gần với pH của dung dịch NaOH 10 -4 M nhất?
a) 11
d) 7
b) 10,2
e) 4
c) 9
53. Hằng số phân ly của EDTA (H 4Y)như sau:
H4Y + H2O ⇔ H3O+ + H3YK1 = 1,02 .10-2
H3Y- + H2O ⇔ H3O+ + H2Y- 2 K2 = 2,14 .10-3
H2Y-2 + H2O ⇔ H3O+ + HY- 3 K3 = 6,92 .10-7
6


HY-3 + H2O ⇔ H3O+ + Y- 4
K4 = 5,50 .10-11
Tìm biểu thức xác định nồng độ chung Cy của EDTA.
a)
Cy = [Y- 4] + [HY- 3] + [H2Y- 2] + [H3Y-] + [H4Y]
b)
Cy = [HY- 3] + [H2Y- 2] + [H3Y- ] + [H4Y]
c)
Cy = [Y- 4] + [HY- 3] + [H2Y- 2] + [H3Y- ]
d)
Cy = [Y- 4] + [HY- 3] + [H2Y- 2] + [H3Y- ] + [H3O+]
e)
Cy = [Y- 4] + [HY- 3] + [H2Y- 2] + [H3Y-] + [OH-]
55. Tính nồng độ tối thiểu của ion Br - cần thiết để kết tủa AgBr từ dung dịch có nồng độ ion

Ag+ là 1,0.10 -5 mol/lít. ( TAgBr = 4,0.10 -13).
a) 4,0. 10-10 M
d) 4,0. 10-11 M
-9
b) 4,0. 10 M
e) (40)1/2. 10-6 M
c) 4,0. 10-8 M
56. Hằng số thủy phân của Al 3+ trong nước là 1,4. 10 -5 . Nồng độ ion H3O+ trong dung dịch
AlCl3 là bao nhiêu?
a) (1,4. 10-5) 1/2 M
d) 1,4. 10-4 M
-6 1/2
b) (1,4. 10 ) M
e) Tất cả đều sai.
c) (1,4. 10-4) 1/2 M
57. Tính pOH của dung dịch hình thành từ sự trộn lẫn 70 ml dung dịch NH 3 0,1M và 60 ml
dung dich HCl 0,05M.
a) lg (1,8.10 -5) - lg (0,03 / 0,04)
b) -lg (1,8.10 -5) + lg (4,0 / 3,0)
c) -lg (1,8.10 -5) + lg (0,004 / 0,003)
d) -lg (1,8.10 -5) - lg (0,004 / 0,003)
58. Sắp xếp các chất dưới đây theo độ tăng của tính acid: H 3O+, H2O, H2, H3O+, HSO 4- và HF.
a) H2O < HF < H2 < H3O+ < HSO 4b) HF < H2O < H2 < HSO4- < H3O+
c) H2 < HF < H2O < H3O+ < HSO4d) H2 < H2O < HF < HSO 4- < H3O+
e) H2O < H2 < H3O+< HF < HSO 459. Nồng độ ion H+ là bao nhiêu trong dung dịch KOH 0,0020 M?
a) [H+ ] = Kw / [0,0020]
b) [H+ ] = Kw . [0,0020]
c) [H+ ] = [0,0020] / Kw
d) [H+ ] = -log { Kw / [0,0020]}
e) Không có câu nào đúng cả.

60. Hằng số thủy phân của phản ứng NH 4 + H2O ↔ NH3 + H3O+ là 5,6. 10 -10 ở 25oC. pH
của dung dịch NH4 Cl sẽ gần với giá trị nào nhất?
a) 4
d) 5,5.
b) 5
e) 4,5
c) 6
61. Một dung dịch đệm chứa NaHCO 3 , H2CO3 được pha sao cho pH=7. Tỉ lệ nồng độ giữa
[NaHCO3 ]/ [H2CO3] là bao nhiêu nếu biết hằng số phân ly của acid này là 4,3 . 10 -7.
a) 43.
d) 86.
b) 4,3.
e) 1,29.
c) 0,43.
62. Dung dịch A chứa NaHCO 3, với nồng độ mỗi chất là 0,1 mol/lit. Cho 0,01 mol HCl vào 1
lít dung dịch nói trên. pK a của H2CO3 là 6,37. pH của dung dịch hình thành sẽ gần với giá trị
nào nhất?
a) 6,37
d) 4,35
b) 6,28
e) 2,10
c) 5,84

7


63. Cho 50 ml dung dịch Na 2SO4 1M vào dung dịch chứa ion Ba +2 thì bắt đầu xuất niện kết tủa
suynfat bari. Thể tích cuối cùng của hỗn hợp là 500 ml. Tích số tan của BaSO 4 là 1 . 10 -10.
Nồng độ của Ba 2+ trong dung dịch ban đầu là bao nhiêu?
a) 5,0 x 10-9 M

d) 1,0 x 10-9 M
b) 2,0 x 10-9 M
e) 1,1 x 10-9 M
-9
c) 9,0 x 10 M
64. Ta có dung dịch chứa ion Ag + và ion Ca+2 với nồng độ từng ion là 0,01M. Để kết tủa chọn
lọc ion bạc ta cần thêm ion nào vào?
a) SO42- ( TCa SO4 = 2,4 x 10-5, T Ag2 SO4 = 1,2 x 10-5)
b) OH - ( TCa (OH)2 = 1,3 x 10-6, T AgOH = 2,0 x 10 -8)
c) PO 43- ( TCa3 (PO4)2 = 1,3 x 10-32, T Ag3PO4 = 1,8 x 10-18)
d) Bất kỳ ion nào trong số trên đều được.
e) Không ion nào cả.
65. Acid oxalic HOOC-COOH có pK a1 = 1,23 và pK a2 = 4,19. Giả sử ta có dung dịch acid
oxalic. Ở độ pH nào thì nồng độ dạng [HOOC-COO - ] sẽ lớn nhất?
a) 1,23
d) 2,71
b) 4,19
e) 14,0.
c) 7,55
Bảng 1.4:
Hằng số phân ly của một số axit trong nước ở 25 oC
Chất điện ly

Phương trình phân ly

C6H5COOH

C6H5COOH

C6H5OH


C6H5OH

CH3COOH
CH2ClCOOH
H2B4O7

CH3COOH
CH2ClCOOH
H2B4O7
HB4O7-

H2C2O4
H2CO3
H2CrO4

H2C2O4
HC2O4H2CO3
HCO3H2CrO4
HCrO4-

H 2S

2HCrO4
H 2S
HS-

H2O2

H2O2


H2S2O3

H2S2O3
HS2O3-

H2SeO3
H2SeO4
H2SO3

H2SeO3
HSeO3H2SeO4
HSeO4H2SO3
HSO3

-

Chất điện ly
H2TeO3

Ka

⇔ C6H5COO - + H+
⇔ C6H5O - + H+
⇔ CH3COO- + H+
⇔ CH2ClCOO- + H +
⇔ H+ + HB 4O7-

1,75.10-5
1,38.10-3

K1 = 1,8.10 -4

⇔ H+ + C2O4-2
⇔ H+ + HCO3-

K2 = 5,4.10 -5
K1 = 4,5.10-7

⇔ H+ + B4O7-2
⇔ H+ + HC 2O4-

⇔ H+ + CO3-2
⇔ H+ + HCrO4-

⇔ H+ + CrO4-2
⇔ Cr2O7-2 + H 2O



H + + HSH + + S-2




H + + HO 2H + + H2SO3-







H + + S2O3-2
H + + HSeO3H + + SeO3-2
H + + HSeO4-

H + + SeO4-2
⇔ H+ + HSO3⇔ H+ + SO3-2


Phương trình phân ly
H2TeO3
HTeO3-

6,3.10 -5
1,3.10 -10



H+

+ HTeO3

K2 = 2,0.10-8
K1 = 5,6.10 -2

K2 =4,7.10-11
K1 =1,8.10-1
K2 =3,2.10-7
3,0.10 -2


K1 =1.0.10-7
K2=2.5.10 -13
K1=2,0.10 -12
K1=2,5.10 -11
K2 =1,9.10 -2
K1 =1,8.10-3
K2 =3,2.10-9

K2 =8,9.10 -3
K1 =1,4.10-2
K2 =6,2.10-8

Ka
-

⇔ H+ + TeO3-2

K1 =2,7.10-3
K2 =1,8.10-8

8


H2TeO4

H2TeO4

H3AsO4

H3AsO4


⇔ H+ + HTeO4⇔ H+ + TeO4-2

HTeO4-

-

H2AsO4
HAsO 4-2
H3BO3

H3BO3

-

H2BO3
HBO3-2
H3PO3
H3PO4

H3PO3
H2PO3H3PO4
H2PO4-2

H4P2O7

HPO4
H4P2O7

H3P2O7H2P2O7-2

-3

HBrO
HBrO3

HP2O7
HBrO
HBrO3

HClO
HClO2
HCN
HCNS
HCOOH
HF

HClO
HClO2
HCN
HCNS
HCOOH
HF

⇔ H+ + H2AsO4⇔ H+ + HAsO 4-2
⇔ H+ + AsO4-3
⇔ H+ + H2BO3⇔ H+ + HBO 3-2

K1 = 5,6.10 -3
K2 = 1,7.10 -7


K3= 2.9.10 -12
K1 = 7,1.10-10
K2 = 1,8.10-13

⇔ H+ + BO3-3
⇔ H+ + H 2PO3-

K3 = 1,6.10 -14
K1 = 3,1.10 -2

⇔ H+ + HPO3-2
⇔ H+ + H 2PO4-

K2 = 1,6.10 -7
K1 = 7,1.10-3

⇔ H+ + HPO4-2
⇔ H+ + PO4-3

⇔ H+ + H3P2O7⇔ H+ + H2P2O7-2

⇔ H+ + HP2O7-3
⇔ H+ + P2O7-4





H+
H+

H+
H+






H+ + CNH+ + CNS HCOO - + H+
H+ + F -

+
+
+
+

K1 =2,5.10-3
K2=4,1.10 -11

BrOBrO3ClOClO2-

9

K2 = 6,2.10 -8
K3= 5,0.10-13
K1 = 1,2.10 -1
K2 = 7,9.10 -3

K3 = 2,0.10-7
K4 = 4,8.10 -10

2,2.10-9
2,0.10-1
3,0.10-8
1,1.10-2

4,9.10 -10
1,4.10-1
1,8.10-4
6,2.10-4


Bảng 1.5:
Hằng số phân ly của một số bazơ trong nước ở 25oC
Bazơ
Amonium
Anilin
Benzidine
Ethylamine
Hidroxilamin
Methylamin
Oxiquinoline
Piridine
Urê
Urôtrôpin
Quinoline

Phương trình phân ly
NH4OH
C6H5NH2 + H2O
(C6H4)(NH2)2 +

H2O
C2H5NH2 + H2O
NH2OH + H2O
CH3NH2 + H2O
C9H7ON + H2O
C5H5N + H2O
CO(NH2)2 + H2O
(CH2)6N4 + H2O
C9H7N + H2O

Kb

⇔ NH4 + OH
⇔ C6H5NH3+ + OH⇔(NH2)(C6H4)(NH3)++ OH⇔(C6H4)(NH3)2++ OH⇔ (C2H5NH3)+ + OH⇔ NH3OH+ + OH⇔ CH3NH3+ + OH⇔ C9H7ONH+ + OH⇔ C5H5NH+ + OH⇔ (NH2)CO(NH3)+ + OH⇔
⇔ C9H7NH+ + OH+

-

10

1,8.10 -5
4,2.10 -10
9,3.10 -10
5,6.10 -10
4,7.10 -4
9,6.10 -9
4,8.10 -4
1,0.10-9
1,5.10 -9
1,5.10 -14

1,4.10 -14
6,3.10 -10


Bảng 1.6

Tích số tan của chất điện ly ít tan.
Chất điện ly
AgBr
AgCl
Ag2CrO4
Ag2Cr2O7
AgI
Ag2SO4
BaCO3
BaSO 4
CaCO3
Ca(COO)2
Ca(OH) 2
CaSO 4
Cu2Br2
CuCO3
Cu2Cl2
Cu2I2
FeCO3
Fe(OH) 2
Fe(OH) 3
Hg2Cl2
HgO
KClO4

MgCO3.2H2O
Mg(OH) 2
Mn(OH)2
NiCO3
PbCl2
PbI2
ZnCO3
Zn(COO)2
Zn(OH)2

Nhiệt độ (oC)

T

25
25
25
25
25
25
25
25
25
25
25
25
25
25
25
25

25
18
18
25
25
25
25
25
18
25
25
25
18
25
20

6,3.10-13
1,56.10 -10
4,05.10 -12
2,0.10-7
1,5.10-16
7,7.10-5
7,0.10-9
1,08.10 -10
4,8.10-9
2,57.10 -9
3,1.10-5
6,26.10 -5
5,3.10-9
2,36.10 -10

1,8.10-7
1,1.10-12
2,11.10 -11
4,8.10-16
3,8.10-38
1,1.10-18
1,7.10-26
1,07.10 -2
1,0.10-5
5,5.10-12
4.10-14
1,35.10 -7
1,7.10-5
8,7.10-9
6,0.10-11
1,35.10 -9
4,0.10-16

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×