Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.61 KB, 20 trang )

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

MỤC LỤC
..............................................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................iii

DANH MỤC HÌNH................................................................................................iii
CHƯƠNG 1..............................................................................................................3
MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ.....................................................................................3
1.1. Tên của cơ sở..................................................................................................................3
1.2 Tên chủ cơ sở...................................................................................................................3
1.3. Vị trí địa lý của cơ sở.....................................................................................................3
1.4. Công suất, thời gian hoạt động của cơ sở....................................................................3
1.4.1. Công suất của kho.....................................................................................................3
Kho than có sức chứa là 18.000 tấn/năm, trong đó:............................................................3
1.4.2. Diện tích của kho......................................................................................................3
Tổng diện tích của kho than là: 4.500 m2, bao gồm các hạng mục sau:............................3
1.4.3. Thời gian hoạt động của kho: kho bắt đầu hoạt động từ tháng 01/2011...................4
1.4.4. Quy trình hoạt động của kho.....................................................................................4
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị.....................................................................................4
1.4.6. Nhu cầu về nguyên - nhiên liệu................................................................................5
1.4.7. Nhu cầu sử dụng nước..............................................................................................5
1.4.8. Nhu cầu sử dụng điện................................................................................................5
1.4.9. Nhu cầu lao động......................................................................................................5
1.4.10. Vốn đầu tư...............................................................................................................5

CHƯƠNG 2..............................................................................................................6
NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ...................................................6
2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường...............................................................................6
2.1.1 Nguồn phát sinh.........................................................................................................6
2.1.2 Biện pháp thu gom và quản lý...................................................................................6


2.2 Nguồn chất thải lỏng.......................................................................................................6
2.2.1. Nước mưa chảy tràn..................................................................................................6
2.2.2. Nước thải sinh hoạt...................................................................................................7
2.2.3 Nước tưới than...........................................................................................................9
2.3.1. Ô nhiễm do hoạt động của phương tiện vận chuyển, xe súc và máy cẩu...............10
2.3.2. Hoạt động của máy phát điện dự phòng..................................................................10
2.3.3. Kết quả phân tích....................................................................................................11
2.4.1 Nguồn phát sinh.......................................................................................................12
2.4.2 Biện pháp thu thu gom, quản lý chất thải nguy hại..................................................12
2.6.1. Nguồn phát sinh......................................................................................................13
2.6.2. Các biện pháp giảm thiểu........................................................................................13

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT...........................................................16

Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang i


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Nhu cầu oxy hóa học


CTNH

Chất thải nguy hại

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SS

Chất rắn lơ lửng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo


Trang ii


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH................................................................................................iii
CHƯƠNG 1..............................................................................................................3
MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ.....................................................................................3
CHƯƠNG 2..............................................................................................................6
NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ...................................................6
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT...........................................................16

DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC HÌNH................................................................................................iii
CHƯƠNG 1..............................................................................................................3
MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ.....................................................................................3
CHƯƠNG 2..............................................................................................................6
NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ...................................................6
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT...........................................................16

Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang iii


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

MỞ ĐẦU
Việc thành lập và tình trạng hiện tại của kho chứa than

Nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nhiên liệu đốt (than các loại) cho thị trường trong
nước DNTN Kim Nhân Đạo đã thuê kho chứa than tại Cảng Long Bình, Quận 9,
Tp.HCM và bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 01/2011.
DNTN Kim Nhân Đạo được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 0303981182 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp lần đầu ngày 5/9/2003 và thay
đổi lần thứ 5 ngày 1/4/2011.
Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo đặt tại địa chỉ 1352/36 đường Nguyễn Xiển,
phường Long Bình, Quận 9, Tp.HCM, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0303981182-001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp lần đầu ngày
18/4/2011 với lĩnh vực kinh doanh là bán buôn nhiêu liệu rắn, lỏng, khí và các sản
phẩm liên quan (chi tiết là mua bán than các loại).
Theo khoảng a, Điều 15 của Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT, Chi nhánh DNTN
Kim Nhân Đạo không có một trong các văn bản sau đây:
 Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
 Giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.
 Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.
 Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
Theo Điều 13 của Nghị định số 12/2009/ NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình công trình không phải lập dự án đầu tư, vì vốn đầu tư
dưới 15 tỷ.
Chấp hành nghiêm túc Điều 24 của Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày
29/11/2005 và Thông tư số 01/2012/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ngày 16/3/2012 quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực
hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn
giản, Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường đơn
giản cho kho chứa than các loại, công suất: 18.000 tấn/năm tại 1352/36 đường Nguyễn
Xiển, phường Long Bình, Quận 9, Tp.HCM theo Phụ lục 19b Thông tư số
01/2012/TT- BTNMT.
Đề án bảo vệ môi trường được thực hiện dựa trên văn bản pháp lý sau đây:
-


Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/7/2006.

-

Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/02/2008 “sửa đổi và bổ
sung Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 08/9/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường của
Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường”.

-

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/8/2006 về việc “quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”.

Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang 1


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

-

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/4/2007 về “quản lý chất
thải rắn”.

-


Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/6/2003 về “phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải”.

-

Nghị định số 04/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/01/2007 về việc “sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính
phủ về “phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”.

-

Nghị định số 117/2009 NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2009 xử phạt hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

-

Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/7/2004 về việc “quy định
việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước”.

-

Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
24/6/2005 về việc “hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 27/7/2004 về “quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước”.

-


Thông tư 01/2012/TT-BTNMT quy định về lập, thẩm định phê duyệt và kiểm tra
xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết, lập và đăng ký đề án
bảo vệ môi trường đơn giản.

-

Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
03/7/2007 về việc “hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô
nhiễm môi trường cần phải xử lý”.

-

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
14/4/2011 về việc quản lý chất thải nguy hại.

-

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DNTN Kim Nhân Đạo số 0303981182
do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp lần đầu ngày 5/9/2003 và thay đổi lần
thứ 5 ngày 1/4/2011.

-

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo số
0303981182-001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp lần đầu ngày
18/4/2011.

-

Hợp đồng thuê bãi số 020/12/CLB/HĐTB 30/12/2011 giữa DNTN Kim Nhân

Đạo và Tổng Công ty CP Đường sông Miền Nam (SOWATCO).

-

Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường của Viện NC KHKT Bảo hộ
Lao động - Trung tâm tư vấn CGCN An toàn – Vệ sinh lao động và Bảo vệ Môi
trường Miền Nam, tháng 5/2012.

Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang 2


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ
1.1. Tên của cơ sở
Kho chứa than các loại, công suất (18.000 tấn/năm)
1.2 Tên chủ cơ sở
- Tên chủ doanh nghiệp: DNTN Kim Nhân Đạo
- Địa chỉ trụ sở chính: trụ sở chính tại số 11 lô J8, đường DD12, khu phố 4,
phường Hưng Tân Thuận, Quận 12, Tp. HCM
- Tên chi nhánh: Chi nhánh doanh nghiệp tư nhân Kim Nhân Đạo
- Địa chỉ chi nhánh: 1352/36 Nguyễn Xiển, P. Long Bình, Quận 9, Tp.HCM.
- Đại diện: Bà Lưu Thị Nhừng
Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 08.37176344
Fax: 08.37176344
- Ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh: bán nhiên liệu rắn lỏng khí, và các sản

phẩm liên quan. Chi tiết: mua bán than các loại.
1.3. Vị trí địa lý của cơ sở
Toàn bộ nhà kho của Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo thuộc khuôn viên Cảng Long
Bình với diện tích 4.500m2, tọa lạc tại 1352/36 Nguyễn Xiển, Phường Long Bình,
Quận 9, Tp.HCM với ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Đông : giáp với kho chứa than của Công ty Than Thương Mại
- Phía Tây
: giáp với kho chứa than của Công ty TNHH SCT Việt Nam
- Phía Nam
: giáp với đường nội bộ trong Cảng Long Bình
- Phía Bắc
: giáp với rạch Cây Quýt
1.4. Công suất, thời gian hoạt động của cơ sở
1.4.1. Công suất của kho
Kho than có sức chứa là 18.000 tấn/năm, trong đó:
- Than cục
: 6.000 tấn/năm
- Than cám
: 12.000 tấn/năm
1.4.2. Diện tích của kho
Tổng diện tích của kho than là: 4.500 m2, bao gồm các hạng mục sau:
Bảng 1: Hạng mục công trình của kho chứa than
Stt

Hạng mục

01

Bãi chứa than


02

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

2.800

62.22

Văn phòng và nhà bảo vệ

200

4.45

03

Trạm cân

100

2.22

04

Cây xanh

675


15.00

05

Đường giao thông

725

16.11

4.500

100

Tổng cộng
Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang 3


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

1.4.3. Thời gian hoạt động của kho: kho bắt đầu hoạt động từ tháng 01/2011.
1.4.4. Quy trình hoạt động của kho
Than cám, than cục
Sà lan
Cẩu bờ
Kho chứa than
Thị trường tiêu thụ trong nước


Hình 1: Quy trình hoạt động của kho chứa than
Thuyết minh quy trình:
Than cám và than cục được nhập từ Công ty Cổ phần Than Miền Nam sau đó về cảng
Long Bình bằng sà lan sau đó than được cẩu vào bờ rồi vận chuyển vào kho chứa.
Than tại kho chứa tiếp tục được vận chuyển bán cho các cơ sở có nhu cầu thuộc địa
bàn các tỉnh như: Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Tp.Hồ Chí Minh.
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị
Để đáp ứng nhu cầu hoạt động mua bán, Doanh nghiệp đã trang bị máy móc, thiết bị
với số lượng được đề cập trong bảng dưới đây.
Bảng 2: Danh sách các máy móc, thiết bị sử dụng
Stt

Tên máy móc,
thiết bị

Đơn vị
tính

Số
lượng

Xuất
xứ

Đặt
tính kỹ
thuật

Năm sản
xuất


Tình trạng
sử dụng

01

Máy bơm nước
D12

Cái

01

TQ

-

02

Xe súc lật

Cái

01

Nhật

1m3/gàu

2005


80% mới

03

Máy cẩu PH25

Cái

01

Nhật

25 tấn

2007

80% mới

04

Cân điện tử

Cái

01

VN

60 tấn


2006

80% mới

05

Máy phát điện

Cái

01

Taiwan

25kVA

2006

60% mới

80% mới

(Nguồn: DNTN Kim Nhân Đạo, 5/2011)

Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang 4



Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

1.4.6. Nhu cầu về nguyên - nhiên liệu
 Nhu cầu về nguyên liệu
Nguồn cung cấp: Công ty Cổ phần Than Miền Nam.
Nguyên liệu đầu vào của kho là than cám, than cục với khối lượng là 18.000
tấn/năm.
 Nhu cầu về nhiên liệu
Nguồn cung cấp: các đại lý xăng dầu trong nước.
Dầu DO: 600 lít/tháng.
1.4.7. Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động của kho chứa than được thể hiện trong bảng
sau:
Bảng 3: Nhu cầu sử dụng nước
Stt

Đối tượng sử dụng

Lượng nước sử dụng
(m3/ngày)

Nguồn cung cấp

01

Dùng cho sinh hoạt của
6 nhân viên

1


02

Dùng tưới than (để đảm
bảo độ ẩm của than 8%)

30

rạch Cây Quýt

03

Dùng cho tưới cây

2

sông Đồng Nai

Tổng cộng

33

Tổng Công ty Đường
sông Miền Nam

(Nguồn: DNTN Kim Nhân Đạo, 5/2011)
− Ngoài ra, DNTN Kim Nhân Đạo còn sử dụng bể chứa nước dùng cho PCCC
(V=10m3) được lấy từ sông Đồng Nai.
1.4.8. Nhu cầu sử dụng điện
− Nguồn cung cấp: Tổng Công ty Đường sông Miền Nam.
− Lượng điện: khoảng 1000 KWh/tháng.

1.4.9. Nhu cầu lao động
− Số lượng lao động: 6 người.
− Thời gian làm việc: 8 giờ/ca, 1 ca/ngày, 6 ngày/tuần.
1.4.10. Vốn đầu tư
− Tổng vốn đầu tư: 1.500.000.000 đồng
− Nguồn vốn: từ vốn sẵn có của Công ty.

Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang 5


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

CHƯƠNG 2
NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường
2.1.1 Nguồn phát sinh
- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh bao gồm vỏ trái cây, giấy, thức ăn thừa, vỏ đồ
hộp, vật dụng, bao bì nhựa, ni lông… với khối lượng khoảng 3 kg/ngày.
- Chất thải rắn không nguy hại: giấy vụn, chai nhựa, thùng cartong ... với khối lượng
khoảng 3 kg/tháng.
- Than cám từ quá trình tưới và chảy tràn do nước mưa khoảng 10 kg/ngày. Sau khi
lắng được thu hồi về bãi chứa than khoảng 10 kg/ngày.
2.1.2 Biện pháp thu gom và quản lý
- Chất thải rắn sinh hoạt: được cho vào thùng đựng có nắp đậy, sau đó đem đến
thùng chứa rác chung của cảng Long Bình.
- Chất thải rắn không nguy hại như: giấy vụn, chai nhựa, thùng cartong được thu
gom và bán cho cơ sở thu mua phế liệu.
- Than cám này sẽ được thu gom bởi mương thoát nước bằng bê tông có D=300mm.

Tại đây, than được lắng sau khi qua 3 bể lắng sau đó được thu hồi về bãi chứa than
khoảng 10 kg/ngày.
2.2 Nguồn chất thải lỏng
Trong quá trình hoạt động của kho chứa than nguồn phát sinh nước thải chủ yếu gồm
các nguồn sau:
2.2.1. Nước mưa chảy tràn
- Nguồn phát sinh: bản thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường, khi chưa xây
dựng nhà kho, phần lớn nước mưa thấm trực tiếp xuống đất. Khi nhà kho được xây
dựng lên, mái nhà và sân bãi được trải nhựa sẽ làm mất khả năng thấm nước. Ngoài
ra, nếu các nguồn gây ô nhiễm khác phát sinh từ hoạt động của nhà kho không
được xử lý theo đúng quy định thì khi nước mưa chảy tràn trên mặt đất tại khu vực
nhà kho sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm xuống đường thoát nước gây ô nhiễm môi
trường.
- Lưu lượng của nước mưa được tính theo công thức sau: Qmax = 0,278 KIA (m3/s).
+ A: diện tích khu đất = 4.500 m2.
+ I : Cường độ mưa trung bình cao nhất = 300 mm/tháng = 7,5 mm/giờ
(ước tính trung bình tháng mưa 20 ngày vào mùa mưa, mỗi ngày 2 tiếng).
+ K: Hệ số chảy tràn = 0,9 (áp dụng cho bề mặt bê tông)
 Qmax = 0,278 KIA = 0,278 x 0,9 x 7,5 x 10-3 x 4.500 / 3.600 = 0,002 m3/s.

Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang 6


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

-

Thành phần, nồng độ:

Bảng 4: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn
Thông số ô nhiễm

Nồng độ (mg/l)

Tổng Nitơ

0,5 - 1,5

Tổng Phospho

0,004 - 0,03

COD

10 - 20

Tổng chất rắn lơ lửng
30 - 50
(Nguồn: Hoàng Huệ, Giáo trình cấp thoát nước, 1997)
Biện pháp thu gom
Do nước mưa trong phạm vi của nhà kho cuốn theo than. Vì vậy, nước mưa hiện tại
được thu gom bằng rãnh bê tông D=300mm về 3 hố lắng để lắng than sau đó thải ra
rạch Cây Quýt. Phần cặn than được Công ty thu hồi về bãi chứa than. Hệ thống thoát
nước mưa như sau:
Nước mưa chảy tràn
Mương thu gom
nước mưa
3 hố lắng
Rạch Cây Quýt

Hình 2: Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa
2.2.2. Nước thải sinh hoạt
1. Nguồn phát sinh: chủ yếu phát sinh từ sinh hoạt của 6 nhân viên trong kho.
2. Lưu lượng nước thải: 0,5 m3/ngày.
3. Nồng độ các chất ô nhiễm:
Bảng 5: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trước xử lý
Stt

Chất ô nhiễm

Đơn vị

Nồng độ trung bình
(*)

QCVN
14:2008/BTNMT
cột B (K = 1,2)

01

pH

-

6,8

5–9

02


SS

mg/l

220

120

03

BOD5

mg/l

250

60

04

Tổng Nitơ

mg/l

40

-

05


Tổng Photpho

mg/l

8

-

07

Coliforms

MNP/100 ml

106 – 109

5.000

Ghi chú:
Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang 7


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

(*): Nguồn: Trần Văn Nhân & Ngô Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải,
NXB Khoa học Kỹ thuật, 1999.
Thông số in đậm: không vượt quy chuẩn cho phép.

QCVN 14:2008/BTNMT, cột B (K=1,2): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt, cột B quy định đối với nước thải sinh hoạt khi thải vào nguồn nước không
dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, K =1,2 ứng với quy mô của cơ sở dưới 500
người.
Nhận xét:
So sánh nồng độ một số chất trong nước thải sinh hoạt với quy chuẩn QCVN
14:2008/BTNMT, cột B (K = 1,2), cho thấy các chỉ tiêu đều không đạt quy chuẩn cho
phép.
4. Biện pháp xử lý:
Nước thải sinh hoạt của nhân viên được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn (V=3 m 3).
Bể tự hoại
Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn
lắng giữ trong bể từ 3-6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu
cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời
gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao.
Bể tự hoại là bể trên mặt có hình chữ nhật, với thời gian lưu nước 3 – 6 ngày, 90% –
92% các chất lơ lửng lắng xuống đáy bể, qua một thời gian cặn sẽ phân hủy kỵ khí
trong ngăn lắng, sau đó nước thải qua ngăn lọc và thoát ra ngoài qua ống dẫn. Trong
ngăn lọc có chứa vật liệu lọc là đá 4 x 6 phía dưới, phía trên là đá 1 x 2. Trong mỗi bể
đều có lỗ thông hơi để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men kỵ khí và
tác dụng thứ hai của ống này là dùng để thông các ống đầu vào và ống đầu ra khi bị
nghẹt. Cấu tạo của bể tự hoại như sau:

Hình 3: Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn
Khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải giảm khoảng 30%, riêng
các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn.
Lượng bùn từ bể tự hoại định kỳ sẽ được thuê xe hút hầm cầu chuyên dụng hút đem đi
nơi khác xử lý.

Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo


Trang 8


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

2.2.3 Nước tưới than
-

Lưu lượng: lượng nước sử dụng cho tưới than khoảng 30 m 3/ngày. Nước được lấy
trực tiếp từ rạch Cây Quýt sẽ được phun trực tiếp lên than nhằm đảm bảo độ ẩm
của than là 8%. Phần nước dư trong quá trình tưới than chiếm khoảng 5% tổng
lượng nước tưới than (khoảng 1.5m3/ngày)

-

Biện pháp xử lý: lượng nước dư từ quá trình tưới than hiện tại được thu gom chung
với tuyến thu gom nước mưa. Quy trình thu gom nước tưới than được thể hiện
trong hình 2 trên. Sau khi lắng, than được thu hồi về bãi chứa than.

-

Kết quả phân tích:
Bảng 6: Kết quả phân tích nước thải sau khi lắng than
Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị


Kết quả

Phương pháp
phân tích

01
02
03

pH
SS
BOD5

mg/l
mgO2/l

7,2
42,8
36

TCVN 6429:1999
TCVN 6625:2000
TCVN 6001-1:2008

QCVN
40:2011/BTNMT
cột B (k=1,2)
5,5 -9
100
50


04

COD5

mgO2/l

84

TCVN 6491:1999

150

05

Tổng Nitơ

mg/l

6,2

TCVN 6638:2000

40

TCVN 6602:1996
TCVN 4567:1988
TCVN 6187-1:1996

6

0,5
5.000

06
07
08

Tổng Photpho
mg/l
1,4
Sunfua
mg/l
0,1
Coliform
MNP/100ml 3,5 x 103

(Nguồn: Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động, 14/5/2012)
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm sau khi qua hố lắng
đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT, cột B. Như vậy, có thể
nói hoạt động của kho chứa than gây ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường và
nguồn tiếp nhận.
2.3 Nguồn chất thải khí
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí phát sinh từ quá trình hoạt động của kho
chứa than gồm có:



Bụi, khí thải từ quá trình nhập và xuất than của phương tiện vận chuyển; xe tải,
xe súc và máy cẩu.
Khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng.


Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang 9


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

2.3.1. Ô nhiễm do hoạt động của phương tiện vận chuyển, xe súc và máy cẩu
Quá trình vận hành của phương tiện vận chuyển, xe súc và máy cẩu làm phát sinh bụi,
khí thải (CO, SO2, NO2, Hydrocacbon…). Nguồn gây ô nhiễm này phân bố rải rác và
không liên tục nên việc khống chế, kiểm soát rất khó khăn.
Biện pháp giảm thiểu: để giảm thiểu ô nhiễm đến môi trường không khí, DNTN Kim
Nhân Đạo chọn nhiên liệu sử dụng là nhiên liệu có hàm lượng S = 0,05%. Bên cạnh
đó, Doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp sau:
- Bê tông hóa đường nội bộ.
- Phun nước sân bãi giảm bụi và hơi nóng do xe vận chuyển nhất là vào mùa nắng.
-

Các xe vận tải lưu thông trong khuôn viên nhà kho phải giảm tốc độ.
Đối với các máy móc thuộc tài sản của Doanh nghiệp, bảo dưỡng định kỳ
và vận hành đúng trọng tải.

-

Định kỳ vệ sinh trong khuôn viên của kho chứa.

-

Trồng cây xanh xung quanh kho chứa để hạn chế bụi, khí thải phát tán.


2.3.2. Hoạt động của máy phát điện dự phòng
-

Nguồn phát sinh:

Trong trường hợp cúp điện, sử dụng máy phát điện dự phòng. Máy phát điện sử dụng
dầu DO, khi đốt cháy dầu sẽ sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí như: CO, SO 2,
SO3, NOx, Hydrocarbon, bụi…
-

Lưu lượng khí thải:
+ Lượng dầu DO sử dụng: 5 lít/giờ = 4,35 kg/giờ.
+ Theo Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường Tp.HCM, lượng khí thải

thực tế khi đốt dầu 1 kg dầu DO: khoảng 22 – 25 m3.
 Vậy lưu lượng khí thải thực tế sinh ra do đốt dầu DO vận hành máy phát điện
dự phòng của dự án: khoảng 96 – 109 m3/h = 0,027 – 0,030 m3/s.
-

Tải lượng, nồng độ:

Bảng 7: Hệ số ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO vận hành máy
phát điện dự phòng
Các chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm (kg chất ô nhiễm/tấn dầu)

Bụi


0,71

SO2

20 × S

NO×

9,62

CO

2,19

VOC

0,791

(Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, WHO, 1993)
Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang 10


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

Ghi chú: S: Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO = 0,05 % (nguồn: Petrolimex, 2012)
Dựa vào lượng nhiên liệu sử dụng, hệ số ô nhiễm và lưu lượng khí thải, tải lượng và
nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO vận hành máy phát điện dự phòng
như sau:

Bảng 8: Tải lượng và nồng độ của các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO do vận
hành máy phát điện dự phòng
Chất ô
nhiễm

Tải lượng
ô nhiễm (g/s)

Nồng độ
(mg/Nm3)

QCVN 19:2009/BTNMT, cột B

Bụi

0.0008

26.67 – 29.63

200

SO2

0.001

33.33 – 37.04

500

NOX


0.012

400.00 – 444.44

850

CO

0.003

100.00 – 111.11

1.000

VOC

0.0009

30.00 – 33.33

-

Ghi chú:
+
+
+

Tải lượng (g/s) = [Hệ số ô nhiễm (kg chất ô nhiễm/tấn dầu) x Lượng dầu sử
dụng (kg/giờ)] / 3600.

Nồng độ (mg/Nm3) = [tải lượng (g/s) / lưu lượng (m3/s)] x 1000.
(-): quy chuẩn không quy định.

Nhận xét:
+

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải với quy chuẩn
19:2009/BTNMT cho thấy các chỉ tiêu bụi, CO, NO X, SO2 đều đạt quy
chuẩn cho phép. Mặt khác, máy phát điện dự phòng chỉ hoạt động trong
trường hợp bị cúp điện. Do đó, tác động do khí thải từ máy phát điện dự
phòng là không đáng kể.

-

Biện pháp xử lý:
+ Lựa chọn loại nhiên liệu dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,05%).
+ Bố trí máy phát điện cách xa khu văn phòng và nơi làm việc của công nhân.
+ Trồng cây xanh xung quanh khu vực nhà kho.
+ Tiến hành bảo dưỡng định kỳ máy phát điện.
2.3.3. Kết quả phân tích
a. Chất lượng môi trường không khí xung quanh
Bảng 9: Kết quả đo môi trường không khí xung quanh
Thông số
Vị trí đo
Khu vực trước cổng của kho

QCVN 05:2009/BTNMT
(Trung bình 1 giờ)
QCVN 26:2010/BTNMT
Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo


Bụi
SO2
NO2
CO
3
3
3
(mg/m ) (mg/m ) (mg/m ) (mg/m3)
0,29
0,16
0,04
2,4
0,3

0,35

0,2

30

-

-

-

-

Độ ồn

(dBA)
66-68
≤ 70
Trang 11


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm
(Nguồn: Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động, 14/5/2012)

Nhận xét: kết quả phân tích cho thấy nồng độ bụi và khí thải tại khu vực trước cổng
nhà kho đều nằm trong quy chuẩn cho phép theo QCVN 05:2009/BTNMT. Tiếng ồn
khu vực trước cổng nhà kho nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN
26:2010/BTNMT.
b. Chất lượng môi trường không khí trong khu vực kho chứa
Bảng 10: Kết quả đo chất lượng môi trường không khí trong khu vực kho chứa than
Thông số
Vị trí đo
Giữa khu vực
chứa than cục và
than cám
Tiêu chuẩn vệ
sinh lao động

Bụi
(mg/m3)

SO2
(mg/m3)

NO2

(mg/m3)

CO
(mg/m3)

HsS
(mg/m3)

0,46

0,18

0,04

3,2

KPH
(<0,005)

8

10

10

40

15

Nhiệt

độ
(oC)

Độ
ẩm
(%)

Tốc độ
gió
(m/s)

Độ ồn
(dBA)

30,8

68-70

0,2-0,4

67-70

80

2

32

(Nguồn: Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động, 14/5/2012)


-

Nhận xét: kết quả phân tích cho thấy nồng độ bụi, khí thải và tiếng ồn trong
khu vực kho chứa đều nằm trong quy chuẩn cho phép theo Tiêu chuẩn vệ sinh lao
động.

2.4 Nguồn chất thải nguy hại
2.4.1 Nguồn phát sinh
Chất thải rắn nguy hại: bao gồm bóng đèn huỳnh quang hỏng, chai xịt ruồi muỗi sau
sử dụng, pin...với khối lượng như sau:
Bảng 11: Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại trong một tháng
Stt

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại
(rắn/lỏng/bùn)

Số lượng
(kg/tháng)

01

Giẻ lau vệ sinh công nghiệp

Rắn

0,3

02


Bóng đèn huỳnh quang hỏng

Rắn

0,2

03

Chai xịt muỗi sau sử dụng

Rắn

1,0

04

Bao bì và thùng chứa dầu DO

Rắn

2,5

Tổng số lượng

4,0
(Nguồn: Chi Nhánh DNTN Kim Nhân Đạo, 5/2012)

2.4.2 Biện pháp thu thu gom, quản lý chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại của kho chứa chưa được tách riêng với chất thải thông thường,

chưa đăng ký chủ nguồn thải và chưa hợp đồng với Đơn vị chức năng để thu gom và
xử lý đúng quy định.

Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang 12

85


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

2.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung
-

Nguồn phát sinh chủ yếu từ:
+ Phương tiện vận chuyển bốc dỡ than từ cảng vào bãi chứa.
+ Quá trình hoạt động của máy máy điện dự phòng và xe súc, máy cẩu.

- Các biện pháp giảm thiểu:
Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của kho chứa không liên tục, chủ yếu
từ quá trình nhập và xuất bán than. Hơn nữa kết quả đo đạc tại bảng 9 và bảng
10 cho thấy tiếng ồn đều nằm trong giới hạn cho phép.
Đối với nguồn ô nhiễm này, Doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp sau:
+ Thường xuyên kiểm tra, bôi trơn dầu máy hoặc thay thế các thiết bị hư hỏng;
+ Trồng cây xanh xung quanh khu vực nhà kho.
2.6. Đối với nhiệt
2.6.1. Nguồn phát sinh
Do bãi chứa than là bãi lộ thiên, cho nên quá trình xuất và nhập than sẽ chịu tác động
bởi ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, quá trình vận hành xe súc, máy cẩu và máy phát điện

tại kho chứa cũng làm phát sinh 1 lượng nhiệt nhưng không đáng kể.
2.6.2. Các biện pháp giảm thiểu
-

Bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị.

-

Hạn chế công nhân làm việc dưới trời nắng gắt;

-

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

-

Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân (khẩu trang, bao tay, ủng…).

-

Trồng cây xanh để góp phần điều hòa không khí, cải thiện các điều kiện vi khí
hậu tại khu vực kho chứa.

2.7. Các rủi ro và sự cố
2.7.1. Nguyên nhân xảy ra sự cố


Sự cố cháy nổ

Nguyên nhân xảy ra sự cố cháy nổ là do:




-

Vứt những mẫu thuốc lá vào kho chứa than;

-

Không tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về PCCC;

-

Các sự cố về thiết bị điện, lựa chọn thiết bị điện và dây điện không phù hợp với
cường độ dòng điện.
Tai nạn lao động

Các nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn lao động là do:
- Bất cẩn về điện;
- Té ngã khi bốc dỡ than;
Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang 13


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

- Tai nạn giao thông trong khu vực.



Sự cố môi trường
- Đối với bể tự hoại:
+ Tắc nghẽn bồn cầu hoặc tắc đường ống dẫn dẫn đến phân, nước tiểu không
tiêu thoát được;
+ Tắc đường ống thoát khí bể tự hoại gây mùi hôi thối trong nhà vệ sinh hoặc
có thể gây nổ hầm cầu;
+ Bùn tích tụ đầy bể.
- Đối với hố lắng than:
+ Nghẹt đường thoát nước;
+ Rò rỉ đường thoát nước.

Tuy nhiên, xác suất xảy ra sự cố tùy thuộc vào ý thức chấp hành nội quy và quy tắc an
toàn lao động của công nhân trong từng trường hợp cụ thể.
2.7.2. Biện pháp ứng cứu sự cố


Phòng chống cháy nổ
-

Hệ thống điện được bố trí và lắp đặt an toàn về điện;

-

Lắp đặt hệ thống chống sét cho toàn khu vực nhà máy;

-

Huấn luyện cho toàn thể công nhân các biện pháp PCCC;

-


Bố trí bình CO2 cứu hỏa, bể chứa nước chữa cháy;

-

Nghiêm cấm công nhân viên hút thuốc hoặc vứt tàn thuốc vào khu vực dễ cháy.



An toàn lao động
-

Tuân thủ nghiêm ngặt Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn đối với các máy móc,
thiết bị;

-

Tuyên truyền cho công nhân về quy tắc an toàn lao động;

-

Theo dõi sức khỏe và có biện pháp chăm sóc sức khỏe người lao động.

-

Thường xuyên kiểm tra, thay thế các bóng đèn cũ bị hư hỏng để đảm bảo ánh
sáng cho công nhân khi làm việc;

-


Kiểm tra định kỳ các máy móc, phương tiện vận chuyển của kho chứa;

-

Sử dụng đúng công suất của các thiết bị điện.

-

Thường xuyên kiểm tra, vận hành theo đúng các quy tắc an toàn về điện.

-

Sử dụng các phương tiện bảo vệ, dụng cụ bảo vệ.

Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang 14


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm



Sự cố môi trường
- Đối với bể tự hoại:
+ Thông bồn cầu và đường ống dẫn để tiêu thoát phân và nước tiểu;
+ Thông ống dẫn khí nhằm hạn chế mùi hôi cũng như đảm bảo an toàn cho
nhà vệ sinh.;
+ Định kỳ cho tiến hành hút hầm cầu.
- Đối với hố lắng:

+ Thu gom cặn than sạch sẽ;
+ Thường xuyên theo dõi đường ống thoát nước từ hố lắng;
+ Vệ sinh định kỳ hố lắng.

Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang 15


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
DNTN Kim Nhân Đạo đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu để các nguồn gây ô
nhiễm liên quan đến chất thải (nước thải, khí thải) cũng như các vấn đề không liên
quan đến chất thải (như: tiếng ồn, nhiệt, các rủi ro và sự cố) nằm trong giới hạn cho
phép để trong quá trình hoạt động của kho chứa than không gây ảnh hưởng đến môi
trường và khu vực xung quanh. Điều này được thể hiện rõ trong kết quả phân tích hiện
trạng chất lượng môi trường đã thực hiện vào ngày 3/5/2012.
Tuy nhiên, đối với trong thời gian tới Doanh nghiệp sẽ tiến hành hợp đồng với Đơn vị
chức năng để thu gom và xử lý lượng chất thải rắn thông thường và nguy hại phát sinh
từ hoạt động của kho chứa.
2. Kiến nghị
Sau khi đã đánh giá các nguồn gây ô nhiễm cũng như thực hiện các biện pháp giảm
thiểu trong quá trình hoạt động của kho chứa than, DNTN Kim Nhân Đạo kính đề nghị
Ủy ban nhân dân, Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 9 xem xét và cấp giấy xác
nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho kho chứa than các loại, công suất: 18.000
tấn/năm tại 1352/36 Nguyễn Xiển, Phường Long Bình, Quận 9 của Doanh nghiệp
chúng tôi.
3. Cam kết

-

Cam kết thực hiện những nội dung đã nêu trong đề án bảo vệ môi trường đơn giản,
đặc biệt là các nội dung về xử lý chất thải.

-

Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến
kho chứa, cụ thể như:
+

Đối với môi trường không khí xung quanh: đạt QCVN 05:2006/BTNMT

+ Đối với khí thải: đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động (ban hành kèm theo Quyết
định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế).
+

Đối với nước thải: đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.

+ Đối với chất thải rắn thông thường: thu gom vào thùng chứa sau đó hợp đồng
với Đơn vị chức năng để vận chuyển đến nơi xử lý đúng quy định.
+ Đối với chất thải rắn nguy hại: thu gom vào thùng chứa (riêng với chất thải rắn
thông thường) sau đó hợp đồng với Đơn vị chức năng để thu gom và vận
chuyển đến nơi xử lý đúng quy định. Đồng thời lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn
thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM.
+ Lập báo cáo giám sát định kỳ hàng năm.

Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang 16



Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của kho chứa than các loại, công suất 18.000 tấn/năm

-

Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các
sự cố trong quá trình hoạt động của kho chứa.
Quận 9, tháng 5 năm 2012
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
KIM NHÂN ĐẠO

Chi nhánh DNTN Kim Nhân Đạo

Trang 17



×