Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Phân tích ý nghĩa của các món ăn đồ uống là vật thờ cúng trong những ngày lễ tết của các dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Tày.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.94 KB, 37 trang )

Phân tích ý nghĩa của các món ăn đồ uống là vật thờ cúng trong
những ngày lễ tết của các dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông,
Tày.
1.

Dân tộc Kinh
Đối với người Việt, ẩm thực từ lâu đã trở thành một yếu tố quan
trọng trong những ngày Tết cổ truyền, có lẽ bởi thế mà người ta thường
hay nói “ăn Tết” nhiều hơn là chơi Tết, nghỉ Tết… Một nét đặc trưng trong
văn hóa ẩm thực ngày Tết của người Việt chính là mâm cỗ Tết, ở mỗi
vùng miền do điều kiện địa lý, thói quen ăn uống khác nhau mà lại có

-

những cách bày mâm cỗ Tết khác nhau.
Ngoài cơm, ngày Tết còn có: Bánh truyền thống: bánh chưng, bánh giầy,
bánh tét... Đây là các loại bánh đặc trưng cho phong tục ăn uống ngày Tết
ở Việt Nam. Bánh chưng và bánh giầy còn được gắn với các sự tích cổ của
các vua Hùng, tổ tiên của người Việt. Cỗ Tết: dịp Tết người Việt thường tổ
chức ăn uống lớn, gọi là ăn cỗ. Các món cỗ trong nhiều gia đình có thể có
bóng bì, canh măng, chân giò có nấm hương, miến nấu lòng gà, nem rán,
xôi gấc, xôi đỗ, thịt gà, thịt đông, món xào, giò lụa, giò mỡ, nộm, dưa hành
muối... Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác để thờ cúng, sau đó dọn ra để
đãi khách. Mứt có rất nhiều loại như: mứt gừng, mứt bí, mứt cà chua, mứt
táo, mứt dừa, mứt quất, mứt sầu riêng, mứt mít, mứt khoai, mứt hạt sen,
mứt chà-là, mứt lạc,… Các loại bánh mứt kẹo được dùng trong dịp Tết.
Kẹo bánh cũng đa dạng hơn.Thức uống ngày Tết: Phổ biến nhất vẫn là

-

rượu.


Mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc theo lệ là bốn bát, bốn đĩa, cỗ lớn thì 6
bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Nào bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng
1


nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc. Nào đĩa xôi, đĩa thịt gà luộc,
đĩa thịt đông, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối.
Với mâm cỗ Tết, việc trình bày cũng không thể qua loa, các món ăn đều
được bày biện khéo léo và đẹp mắt. Ví như, đĩa xôi gấc đỏ tươi như thể
hiện mong ước được nhiều may mắn trong năm mới, các món nấu, các
món canh sẽ được rắc những cọng hành lá xanh để điểm thêm màu sắc.
Thịt gà dùng trong ngày năm mới phải là thịt gà trống thiến được làm sẵn
từ chiều 30 (vì người Việt ta kiêng sát sinh vào ngày mồng 1 Tết và năm
mới). Thịt lợn là thịt nạc mông hay thịt chân giò ngon, còn thịt mỡ sẽ dùng
a)

để chế biến món giò xào cho dễ ăn...
Miền Bắc ngày Tết không thể thiếu món bánh chưng ăn kèm dưa

-

hành, trên mâm cỗ của nhiều nhà còn bày cả đĩa bánh chưng xanh:
Từ rất lâu rồi, bánh chưng đã được coi là một loại bánh truyền thống của
dân tộc Việt Nam. Chiếc bánh chưng ngày tết nhằm thể hiện lòng biết ơn

-

của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
Bánh chưng có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất
trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực

châu Á. Chính vì thế, gói và nấu bánh chưng đã trở thành một tập quán,
văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Khi
tặng bánh chưng tết thì người Việt có lệ tặng một cặp bánh chứ không tặng
một cái lẻ. Nguyên liệu để gói bánh chưng khá cầu kỳ, bao gồm: lá để gói
thường là lá cây dong tươi. Lạt buột là lạt giang được làm từ ống cây
giang. Gạo nếp hạt to, tròn, dẻo. Đỗ xanh được lựa chọn từ những vùng
trung du như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Thịt lợn được nuôi trồng tự
nhiên. Gia vị các loại và phụ gia tạo màu cũng là nguyên liệu không thể
thiếu để làm nên chiếc bánh chưng ngày tết thơm ngon.

2


-

Một chiếc bánh chưng xanh đúng nghĩa, thơm ngon đúng vị và giữ được
lâu sẽ thể hiện được tấm lòng của bạn đến ông bà tổ tiên. Không chỉ có
vậy, bánh chưng ngày tết còn là món quà ý nghĩa dành cho bạn bè, người

-

thân, đối tác.
Truyền thuyết và ý nghĩa của loại bánh này thì chắc ai cũng biết: “Gạo là
thức ăn nuôi sống người, gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để
tượng trưng cho Trời Đất. Lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình
cha mẹ sinh thành”. Bánh chưng hình vuông, tương trưng cho trái Đất, là

-

âm. Bánh chưng dành cho mẹ.

Ý nghĩa này và các nguyên liệu để làm ra nó thấm đượm sự tinh tế, sâu sắc
của tâm hồn Việt. Nguyên liệu chính để làm bánh là nếp, đậu xanh, thịt
lợn, đặc trưng cho một nền kinh tế lúa nước nông nghiệp. Cách chế biến,
gói, luộc bánh thể hiện tính cộng đồng cao. Cả nhà quây quần gói bánh,
canh bánh trong không khí náo nứt của những ngày cận tết, thật là những

b)

ký ức khó quên
Bánh dày
Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương. Cùng với
bánh chưng, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương
nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng. Bánh giầy dành
cho cha.Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có
nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn.

c)

Giò

3


-

-

d)
-


Với ý nghĩa trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà,giò lụa là một món ăn
không thể thiếu trong mâm cỗ mọi gia đình ngày tết.
Có 3 loại giò Tết:
+ Giò Lụa
+ Giò Bò
Gà luộc
Cầu gì được nấy, phúc đức đủ đầy
Ngày Tết, trong các dịp cúng kiếng ông bà, tổ tiên, người ta thường dùng
gà trống để cúng. Bởi theo quan niệm dân gian, gà trống là biểu tượng của
các đức tính cao quý: nhân, nghĩa, dũng, trí, tín và còn là một hình tượng

-

cát tường trong mỗi dịp xuân sang
Ngày tết là dịp gia đình sum họp nhưng cũng là dịp để hướng về nguồn
cội, ông bà tổ tiên. Món gà luộc để cúng cho ngày cuối và đầu năm là

-

không thể thiếu cho bất cứ mâm cỗ cúng tết nào
Người ta tin rằng món gà luộc sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn
phúc đong đầy. Vì thế, hãy khởi đầu năm mới bằng món gà luộc để cả năm

-

đều được như ý.
Trong miệng gà, người ta để cọng hành lá cho gà ngậm. Hành đọc theo âm
Quảng Đông có nghĩa là “thông”. Với việc này, người ta mong muốn,

-


công việc làm ăn quanh năm suốt tháng sẽ được trôi chảy, thông suốt.
Nhiều nơi, khi cúng xong người ta chặt cặp chân gà treo trước cửa nhà,
treo chung với hình bát quái để trấn giữ tà ma
e) Thịt đông
- Trong trẻo vạn niên, tình duyên tốt đẹp
- Phần thịt trong như thạch thể hiện cho sự an lành, trong trẻ cả một
năm. Sự hòa quyện, gắn kết giữa các thành phần của món ăn như một lời
chúc may mắn dành cho những ai đang và sẽ yêu
4


f) Canh măng
- Ấm cúng, đoàn tụ gia đình
- Món ăn đơn giản mà chất chứa hơi thở dân tộc, hồn ẩm thực Việt
lâu đời, là món ăn gợi sự ấm áp trong những ngày đầu xuân sum vầy
g) Xôi đỏ
Màu đỏ là màu của may mắn, vì thế người ta thường cúng xôi đỏ
thể hiện mong ước được nhiều may mắn trong năm mới
h)
-

Mâm ngũ quả
Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên
bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một
mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều

-

ước nguyện của gia chủ.

Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà
tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng

-

mà người ta chọn ra các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.
Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung:
dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành
trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang

-

những ý nghĩa nhất định.
Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải

+

có 5 loại quả với 5 màu khác nhau:
Đầu tiên là chuối xanh - ứng với mùa Xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn
tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa Xuân để đọng thành

+

quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc.
Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng - tượng trưng hành thổ nên được đặt ở
giữa, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên
5


như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được trưng lên bàn

thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không
tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý
+

nghĩa tương tự.
Tiếp theo, ba loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa Hạ - hành hỏa)
như ớt sừng, cam-quýt chín, trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa
Thu - hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa Đông - hành thủy)

-

như mận, hồng xiêm…
Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm
áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học-tín ngưỡng-

-

thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người.
Tuy mỗi miền mỗi khác, nhưng tựu trung, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày
Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc và

-

của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt.
Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn
thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt

-

là được.

Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao
nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình
bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ
quả ngày càng phong phú hơn, và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc
“ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta
vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là
“mâm." Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch

-

sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo."
Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết
mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy,
người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không
6


bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về


cội nguồn của mình.
Ý nghĩa của một vài loại hoa quả thường được bày trên mâm ngũ quả:
- Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ
- Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống
- Đào thể hiện sự thăng tiến
- Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không
cô đơn
- Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người
- Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý
- Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành

đạt
- Thanh long - ý rồng mây gặp hội
- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may
mắn
- Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả
ngọt và che chở, bảo bọc
- Quả trứng gà có hình trái đào tiên - lộc trời
- Dừa có âm tương tự như là “vừa," có nghĩa là không thiếu
- Sung gắn với biểu tượng sung sướng, sung mãn về sức khỏe hay
tiền bạc
- Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng
- Xoài có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không

2.

thiếu thốn
-Mãng cầu là cầu chúc
Dân tộc Mường
Dân tộc Mường là một trong những dân tộc thiểu số đông nhất ở
miền Bắc nước ta, dân số hiện nay khoảng 1.200.000 người.
Đồng bào cư trú trên môt địa bàn khá rộng từ Hoàng Liên Sơn.
Vĩnh Phú, Sơn La đến Hà Nam Ninh, Thanh Hoá… Trong đó tập trung
đông nhất ở Hà Sơn Bình.
7


Mật độ cư dân vùng Mường phân bố không đồng đều. Nhiều nơi
dân số trên 100 người/km2, như các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn,
Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, song cũng có nơi chỉ vài chục người
trên 1km2 như các xã vùng cao của huyện Thạch Sơn(Vĩnh Phú), Tân

Lạc(Hà Sơn Bình), Như Xuân, Lang Chánh(Thanh Hoá).
Nói đến đặc trưng ẩm thực cũng như lao động sản xuất của người
Mường là nói đến một câu rất đặc trưng: "Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn
thui, ngày lui, tháng tới”. Ẩm thực của người Mường rất đặc sắc và độc
đáo, ẩn chứa nhiều giá trị tinh thần, vừa đơn giản, mộc mạc lại vừa hài
hòa, bổ dưỡng, góp phần đem lại sự tự hào cho con người và vùng đất nơi
đây. Và nó càng đặc biệt hơn trong những ngày lễ tết.
Lễ vật cúng của các nhánh người Mường ở những địa phương khác
nhau, vị trí xã hội cũng khác nhau. Trong nhà thầy cúng, thường bày cỗ
chay với cơm xôi, thịt gà, đu đủ luộc, cháo chè, bánh chưng (nhỏ xíu)
không nhân và ba loại rượu (rượu xả, rượu nếp, rượu trắng). Còn nhà bình
thường sẽ có cỗ mặn bày trên lá.
a)

Cỗ mặn
Mâm để xếp cỗ được làm bằng gỗ tròn hoặc vuông tượng trưng cho
trời và đất, có chân để thể hiện sự vững chãi. Thịt trong cỗ chủ yếu là thịt
lợn mường, thơm và chắc…
Trong mâm cỗ lá chuối các loại thức ăn được bày theo hình tròn.
Trong cùng sẽ là lòng, tim, gan lợn đã luộc chín tiếp theo là thịt nướng và
chả lá bưởi và vòng ngoài cùng sẽ là thịt luộc. Thịt nướng thường được
tẩm riềng, sả, mẻ, bột nghệ nên có vị ngậy và thơm, khi thịt luộc và lòng
8


luộc hút mỡ đó thì hương vị của gia vị chín hòa quện vào làm cho món ăn
ngon hơn, hấp dẫn hơn.
Lá chuối dùng để xếp cỗ phải là lá chuối rừng, loại bánh tẻ, vì lá
chuối rừng mềm, lại thơm tượng trưng cho rừng núi. Mỗi mâm cỗ xếp một
ngọn lá và một mang lá được xếp ở trung tâm tượng trưng cho đất và rừng.

Do khẩu vị của các món ăn khác nhau cho nên ăn món luộc trước món
nướng bao giờ cũng cảm thấy ngon miệng hơn vì món luộc bao giờ cũng
vừa miệng chứ không đậm đà như món nướng.
Cỗ lá là cỗ làm từ thịt lợn Mường. Khi chế biến, chủ yếu có ba loại:
món nướng, món luộc, món hấp. Món luộc là món được thái ra từ các bộ
phận của con lợn được luộc chín tới. Thịt được thái mỏng, bày trên lá
chuối đã hơ lửa và được lau sạch. Trên mỗi lá có bày đủ các loại thịt: một
ít thịt mông, một ít thịt dọi, một ít xương, một ít mỡ, một chút thịt nạc, vài
miếng dồi, vài miếng lòng non… Trên cùng là vài miếng chả bọc lá bưởi
nướng than hồng.
Một mâm có thể có 1 lá, hoặc 2 - 3 lá… tùy theo lượng thực khách.
Trong cỗ lá không thể thiếu được món ngách lãi - món được làm từ các thứ
thịt: tai, mũi, lưỡi, má của chiếc đầu con lợn bóc ra. Sau khi thái vừa ăn,
được trộn với các gia vị như gừng, giềng, muối và óc lợn bóp nát. Đây là
món mang đặc trưng ẩm thực Mường nhất trong cỗ lá.
“Cỗ lá”không thể thiếu xôi, mà phải là xôi trắng để tượng trưng
cho tinh hoa của đất và rừng. Xôi phải được “đồ” với đúng cái “cuốp”
của người Mường, xôi vừa thơm, vừa dẻo. Mỗi mâm cỗ được xếp hai
hoặc hai hoặc ba bát canh “loóng”, là canh được nấu bằng cây chuối rừng

9


non, thái mỏng, nấu với nước luộc lòng. Canh có vị ngọt đậm đà là món
canh đặc trưng và không thể thiếu trong mâm cỗ.
Cuối cùng là “muối hạt dổi”, đó là muối sau khi rang lên, trộn với
hạt dổi, loại hạt có màu đen, mùi rất thơm, sau khi đã được nướng trên
than hồng và giã nát. “Muối hạt dổi” làm cho cỗ lá thêm hương vị, thêm
đậm đà là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ của người Mường.
''Cỗ lá” là nét tinh túy trong ẩm thực của người Mường, nó chứa

đựng ân tình của con người đối với đất, trời, rừng núi. Thưởng thức ''cỗ
lá”, không phải chỉ đề cảm nhận hương vị đặc biệt của các món ăn chấm
với ''muối hại dổi”, mà ta còn cảm nhận được tình cảm mộc mạc, chân
thành của con người thông qua cách bày cỗ, cảm nhận được lễ giáo, phép

b)

tắc thông qua cách ngồi, cách ăn… của người Mường.
Mâm cơm toàn thịt là mong ước một năm mới no đủ của người dân.
Bánh chưng
Cũng giống như các dân tộc khác, ngày Tết của người Mường cũng
có bánh chưng. Cộng đồng người Mường ở đây luôn quan niệm có nồi
bánh để các con quây quần bên bếp lửa cùng chuyện trò cho không khí tết
càng thêm ấm cúng. Lá dong và lạt buộc bánh gia đình Mường phải cất
công vào tận trong rừng lấy về. Đậu xanh và gạo nếp phải được trồng trên
lưng chừng đồi khi luộc ăn mới thơm. Gạo nếp nương, nhân thịt lợn mán
hòa quện với hương đậu xanh sẽ tạo ra nên chiếc bánh chưng mang hương
vị riêng. Khi gói bánh người Mường còn hướng dẫn cho con cháu cách gói
bánh chưng truyền thống.
Với người Mường, việc thờ cúng ngoài trời rất quan trọng nên
trong những ngày Tết nhà ai cũng chuẩn bị cho mỗi thành viên trong gia
đình một cây hương để cúng bản mệnh ngoài trời. Món ăn trong ngày Tết
của người Mường từ xưa đến nay không bao giờ thiếu bánh chưng và bánh
dầy để biểu hiện trời tròn, đất vuông và cũng là để tưởng nhớ đến ông vua
10


của người Mường là Vua Lang. Gia đình nhà nào thờ cúng bao nhiêu
người thì làm bao nhiêu cái bánh chưng. Trong ba ngày Tết, người ta chỉ
tết cha, tết mẹ và tết thầy cúng - những người quan trọng nhất trong quan

c)

d)

niệm của họ.
Thịt gà
Gà là biểu trưng của tín ngưỡng thờ thần mặt trời, thờ ánh sáng…
Cúng xôi gà để biểu đạt sự no ấm và biết ơn với các vị đấng tối cao,
cầu sự phù hộ được no ấm vào năm tới.
Bánh uôi
Bánh uôi giản dị, tượng trưng cho tình yêu thương. Trong những
ngày lễ, Tết, trên mâm cỗ của gia đình người Mường không thể thiếu loại
bánh này. Bánh uôi là đặc sản của người Mường ở Hòa Bình, bánh có rất
nhiều tên gọi như bánh tình yêu, bánh cặp, bánh vợ chồng hay bánh đoàn
kết.... Bánh là niềm tự hào của người Mường, là một nét độc đáo trong nền
văn hóa ẩm thực của người dân ở đây.
Trong tiếng Mường, bánh uôi được gọi là "peẻng Uôi". Không ai
biết bánh uôi có từ khi nào, kể cả những cụ cao niên trong làng, chỉ biết
rằng bánh đã được truyền qua nhiều thế hệ.
Nguyên liệu chính để làm nên loại bánh thơm ngon này là bột gạo
nếp nương. Loại bánh rất giản dị, có hình dáng và hương vị rất đặc biệt
đem lại sự thích thú cho người ăn. Làm bánh uôi rất đơn giản nhưng cần
sự tỉ mỉ. Khâu quan trọng nhất là chuẩn bị bột để làm bánh. Gạo làm bánh
được chọn từ loại gạo nếp nương còn thơm hương lúa mới. Vo gạo thật
sạch, ngâm gạo trong nước khoảng hai giờ cho mềm, vớt ra để ráo nước và
đem xay.

11



Bánh uôi được làm với hai loại nhân là mặn và ngọt. Nếu là nhân
ngọt thì được làm bằng hạt đậu nho nhe (một loại hạt đặc trưng của người
Mường ở Hòa Bình) hoặc đậu xanh, theo người dân ở đây, nho nhe là ngon
nhất. Hạt nho nhe được nấu chín rồi giã nát, cho ra bát và trộn với đường.
Riêng nhân mặn, chỉ cần tẩm ướp thịt lợn với gia vị cùng một ít tiêu là
được.
Lá dùng để gói bánh là loại lá chuối rừng hoặc lá chuối tây, lá được
cắt thành từng miếng vừa gói. Trước khi gói, người dân thường phơi lá
chuối ngoài nắng hoặc hơ qua lửa cho mềm để lá không bị rách khi gói,
sau đó dùng khăn lau thật sạch lá trước khi gói bánh.
Bột hòa vào nước, trộn nhuyễn thành một khối trắng tinh, rồi xắt
thành từng miếng nhỏ, cho nhân bánh vào giữa và vo tròn lại. Khi gói, đặt
hai phần bánh ở hai đầu đối xứng trong miếng lá chuối, cuộn lại, xoắn
nhanh và chặt tay. Sau đó, gập đôi hai đầu thành một và buộc lại bằng một
dây lạt mềm, cuối cùng cắt gọn cuống lá chuối thừa sao cho gọn gàng và
đẹp mắt. Bánh có hình dạng khá kỳ lạ và đặc biệt với hai phần giống hệt
nhau như song sinh, hai bánh úp mặt vào nhau tuy hai mà như một.
Bánh gói xong được xếp vào chõ theo chiều dựng đứng để khi hấp
bánh được chín đều. Hấp bánh trong khoảng gần một giờ đồng hồ, khi thấy
lá chuối chuyển sang màu đậm là bánh đã chín, gắp bánh để ra đĩa. Khi ăn,
tháo dây lạt ra, tách hai đầu lá đang che kín hai phần bánh, nhẹ nhàng khéo
léo bóc lớp lá chuối bên ngoài từ trên xuống theo chiều gân lá.
Vì bánh rất dẻo, dính chặt vào lá chuối nên phải tước thật nhẹ, thật
nhỏ thì bánh mới không bị dính vào lá. Ăn bánh uôi, cái dẻo của lớp vỏ
12


bánh, vị thơm ngon của phần nhân bên trong như hòa quyện vào nhau,
đem đến cho người ăn một hương vị thơm ngon đậm đà rất khó quên.
Nhìn vào hình thức của chiếc bánh, chúng ta có thể hiểu được vì sao

mà bánh Uôi được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: bánh tình nhân,
bánh cặp, bánh vợ chồng, bánh đoàn kết… Người Mường nói rằng chiếc
bánh trông như một đôi trai gái đang ôm nhau trong trạng thái “ta với
mình tuy hai mà một“.
Cặp bánh Uôi còn gắn liền với một quan niệm dân gian thơm thảo
của đồng bào. Đó là vào ngày đầu tiên của năm mới, người ta treo lên mỗi
loại nông cụ như cuốc, cày, dao, liềm… một cặp bánh Uôi (hoặc bánh
chưng, bánh ống,…). Các con vật trong nhà cũng được ăn bánh hoặc chà
bánh lên mõm. Hành động đó thay cho lời cảm ơn chân thành của con
người đối với công cụ và gia súc sau một năm cùng họ lao động làm ra của
cải. Đó cũng là biểu hiện sống động cho nhân sinh quan đầy tính nhân văn
của người Mường.
e)

Xôi – cơm nếp
Với việc sử dụng gạo nếp là thành quả của nông nghiệp nên dân cư
người Mường muốn dâng lên các vị tổ tiên, các vị thần thành quả mà bản
thân đã bỏ công sức ra làm. Họ dâng thành quả của nông nghiệp để mong
cảm tạ sự phù hộ của tổ tiên và các vị thần, đồng thời cầu một mùa mới
bội thu…
Người Mường đồ cơm nếp bằng “cuốp” (loại cây thân mềm không
độc, khi đồ cơm không bị nứt), như thân cây cọ khoét rỗng, hoặc cây
“bương”. Chiều cao của “cuốp” khoảng 40 - 50cm, đường kính khoảng 25
13


- 30cm, chứa được chừng vai ba cân gạo một mẻ. Khi đồ cơm nếp bằng
“cuốp” thì cơm nếp vẫn giữ được hương thơm và giá trị dinh dưỡng của
gạo.
Khi cơm chín, người Mường đổ cơm vào thúng hay nia, mủng rồi

quạt cho nguội, làm như vậy cơm vừa dẻo, vừa khô, không bị nát, ăn rất
ngon. Ở một số nơi, người Mường còn đồ cơm nếp thành các màu bằng
cách lấy các thứ cây thân cỏ đem giã lấy nước rồi trộn với giạo đem đồ.
Khi đồ cho lần lượt các màu đỏ vào trước rồi đến màu xanh, vàng, tím
trắng cho lên trên cùng. Cơm chín đổ ra trộn lẫn các màu lại với nhau.
Trong dịp Tết, trên mâm cơm trong ngày Tết Mường Thanh không
thể thiếu món xôi chim dẻo thơm. Xôi chim được bày trên mâm bằng một
cái ếp tre mộc mạc, có nắp đậy để giữ cho xôi luôn ấm và mềm. Xôi chim
đặc biệt dẻo thơm nhờ hạt nếp nương sau hai lần đồ bằng chõ gỗ và béo
ngọt nhờ vị thịt chim câu mới ra ràng tao thơm. Hương vị xôi chim sẽ
hoàn chỉnh khi được rắc thêm tép hành khô chiên vàng.
f)

Thịt lợn chua
Dịp tết, mỗi gia đình Mường thường thịt riêng một chú lợn béo tròn
để làm các món ăn. Do có quá nhiều thịt lợn cho mấy ngày này nên người
Mường xưa đã sáng tạo ra món thịt chua như một phương pháp bảo quản
số thịt chưa dùng đến.
Thịt chua được làm từ hai nguyên liệu chính là thịt lợn và thính gạo.
Đó phải là thứ thịt lẫn nạc và mỡ như thịt ba chỉ chứ không phải là thứ nạc
tinh. Người ta đem thịt thái nhỏ hay to tùy vào sở thích từng người rồi ướp
muối và gia vị để món ăn có vị đậm đà.
Với món thịt chua, việc làm thính là quan trọng nhất, đòi hỏi đôi tay
khéo léo của người nội trợ. Những hạt gạo được phụ nữ Mường rang thật
14


đều cho dậy thơm, vàng ươm, không để cháy. Gạo ấy đem giã nhỏ thành
thính rồi dùng tay bóp đều vào thịt.
Lọ đựng thịt chua không phải vại, chum sành hay hộp nhựa mà là

những ống tre to của núi rừng. Họ đặt vài lá ổi bánh tẻ đã rửa sạch dưới
đáy ống tre, bỏ thịt vào ống và lại ủ một lớp lá ổi lên trên đó.
Thịt được lèn chặt bằng bằng những nẹp tre gài chéo nhau. Vậy là
ngay từ khâu ủ, thịt chua đã ngấm vị, ngấm hương của cây, lá núi rừng.
Thịt chua được ăn cùng lá sung, xạ đen, lá mít non và lá vả. Cái vị
chua, dai và đậm đà của thịt hòa cùng vị chát và bùi của lá rừng tạo cho
món ăn hương vị thật độc đáo, khó quên. Những ống thịt chua chính là
món quà thú vị và ý nghĩa mà các bà, các mế người Mường vẫn đem cho
con cháu, tặng biếu bạn bè mỗi dịp tết.
Lợn Mường muối chua có thể rang, nướng tùy theo sở thích của
từng người. Tuy nhiên, điều khiến du khách ngạc nhiên khi thưởng thức
món ăn độc đáo này là ở chỗ, thịt để lâu ngày mà vẫn không mất màu, mùi
vị rất tươi ngon.
Lợn muối chua đặc trưng bởi vị cay của ớt và giềng, vị thơm của
quế, vị hơi chát của lá mít và lá trầu không, đặc biệt là vị chua hòa lẫn vị
mặn của muối. Khi ăn thịt giòn và rắn, không còn cái béo ngấy của mỡ mà
thay vào đó là vị chua chua, là lạ hòa quyện của các loại gia vị. Thịt lợn
muối chua thường được ăn kèm với những loại lá rừng.
g)

Món cá
Muốn có một hũ cá chua thì không phải là dễ. con trai đi quăng chài
vào đêm, đem cá về mổ bụng, moi ruột, cắt khúc nhỉ bằng hai đầu ngón ta,
bỏ đầu đuôi, ướp muối, đem xôi, sau đó thêm một ít cơm nguội, men rượu,
15


trộn đều rồi cho vào hũ, được 15 ngày thì bỏ thính vào. Cá ướp chua từ 5 –
6 tháng, bày lên mâm là ăn ngay. Cá ướp chua gói vào lá thầu dầu (bánh
tẻ) rồi nướng, cá ướp chua để nấu canh có thêm gia vị: gừng, xả, ớt, mắc

khén. Người Mường có câu: “ăn một miếng cá chua, mắt sáng cả năm”.
Nếu người Kinh nấu món cá với măng chua thường rán vàng cá lên
cho đỡ tanh và thơm rồi mới cho măng vào nấu kết hợp với rau mùi tàu thì
người Mường lại chế biến theo cách khác mà vẫn thơm ngon. Họ không
rán cá mà đun khô hết nước lã trên mình con cá rồi đổ vài giọt rượu vào
nồi và châm lửa đốt để khử tanh, sau đó cho măng chua và gia vị vào đun
chín, nhắc ra khỏi bếp thì cho thêm rau mùi tàu và ba hoặc năm hạt dổi, cá
h)

vừa không tanh mà thịt lại ngọt.
Rượu cần
Rượu là một sản vật không thể thiếu trong ngày Tết của người
Mường. Rượu của đồng bào Mường được các nhà tự nấu với quy trình rất
cầu kỳ. Nếp nương gặt về phơi khô, quạt sạch rồi cho vào chum bảo quản
để nấu rượu. Trước khi nấu phải vo gạo thật sạch. Nấu xong phải rải cơm
cho thật nguội rồi mới rắc men. Men rượu phải do những gia đình có kinh
nghiệm trong thôn làm nên. Để có men quý, người ta cho vào men một số
dược liệu có tác dụng diệt khuẩn, thông khí huyết. Người nấu rượu phải có
kinh nghiệm trong việc nấu và bảo quản rượu. Nguồn nước ủ rượu và nấu
rượu phải đảm bảo vì đây là yếu tố quyết định độ ngon của rượu. Trong
quá trình nấu, lửa phải cháy đều. Rượu càng để lâu càng ngon, rượu uống
say lâu lắm, nhưng khi tỉnh rượu thì không có cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
Khách đến nhà ngày Tết, người Mường đều mang rượu và nem chua ra đãi
chứ không làm cỗ cầu kỳ. Sau chén rượu tuy nhẹ mà ngấm, mà say, mọi
người vui vẻ chia sẻ với nhau những việc đã làm trong năm cũ và những
dự định trong năm mới.
16


i)


Thịt trâu lá lồm
Thịt trâu nấu lá lồmlà một món ăn đơn giản nhưng nó lại tạo cho
mình một thương hiệu riêng nhờ vào nét khác biệt đặc sắc của lá lồmThịt
trâu đem thui cho thơm, cạo sạch rồi bung cho mềm, đem bóc thái miếng
nhỏ, hầm trong nồi đất chín kỹ rồi giã lá lồm (một loại lá chua), nêm một ít
tấm gạo bỏ vào nồi hầm với thịt trâu. Khi tấm chín nở và hơi sánh thì cũng
là lúc thịt trâu nhừ và ngấm vị chua của lá lồm rồi nêm một ít tấm gạo bỏ
vào nồi hầm với thịt trâu.
Khi tấm chín nở và hơi sánh thì cũng là lúc thịt trâu nhừ và ngấm vị
chua của lá lồm.vốn có mùi gây nhưng khi nấu cùng với lá lồm đã cho ra
hương vị hết sức độc đáo, vị thanh chua của lá lồm đánh tan mùi gây của
thịt trâu, miếng thịt no lửa chín mềm quấn lấy đủ đầy gia vị thơm lừng,
béo ngậy. Đây là món ăn dân tộc phổ biến của người Mường Hoà Bình.
Công thức chế biến món ăn này không quá cầu kỳ nhưng cái đắt, cái hay
của nó thì rất đáng để những người có tâm hồm ăn uống không thể làm
ngơ.
Thứ nhất lá lồm phải luôn tươi, xanh tự nhiên để khi vò thả vào niêu
đất om sẽ cho vị chua thanh mát mà không khé cổ. Nếu chỉ cần để lá hơi
ngả màu úa đem om thì hương vị sẽ khác ngay.
Thứ hai, thịt trâu phải dẻo, mới không được để qua ngày vì thịt trâu
thớ to nếu để lâu sẽ ngót và đổi màu tím thẫm ăn rất dai và quan trọng hơn

j)

là trông không đẹp mắt.
Chả rau đáy
Rau đáu là loại thuốc bổ rất khó trồngmà chỉ mọc tự nhiên ở các khe
suối vào thời tiết lạnh và ẩm ướt như mùa Xuân hay mùa Đông. Điểm đặc
biệt của chả rau đáu so với những món ăn khác đó là sự cẩn trọng từ khâu

tìm kiếm nguyên liệu đến khâu chế biến.

17


Chính vì thế để làm món chả này, những người dân Mường đã phải
lặn lội mất cả chục ngày để vào rừng lội xuống tìm rau. Cũng vì lý do này,
dù là khách quí của gia đình, nhưng nếu không báo trước cho gia chủ khi
đến thăm nhà thì khách quí cũng rất khó có cơ hội để thưởng thức món ăn
hiếm này.
Người Mường ở Hòa Bình nói rằng, chả rau đáu là món ăn cổ
truyền, từ xưa đã được người Mường sử dụng. Đây là món ăn rất đặc biệt
vào dịp Tết. Chả rau đáu có vị thơm mát của lá rau quyện lẫn với hương vị
của hạt sổi, hành khô được ướp trong thịt
Thịt được gói chả phải bao gồm cả thịt thị lẫn xương sụn. Người ta
băm thật nhuyễn rồi tẩm ướp gia vị như: hạt tiêu, hạt sổi, hành tươi… Thịt
được băm sau đó trộn với các gia vị công việc tẩm ướp kéo dài khoảng 3040 phút cho thị ngấm gia vị. Sau đó họ mới tiến hành gói chả. Thứ lá gói
chính là loại rau đáu quí giá của người mường.
Chả rau đáu có vị thơm mát của lá rau quyện lẫn với hương vị của
hạt sổi, hành khô được ướp trong thịt, cùng với cảm giác nhai giòn rụm
của xương sụn đem lại cảm giác mới lạ và khó quên đối với ai đã từng một
lần nếm thử.
Chả rau đáu được người Mường ăn với cơm hoặc nhâm nhi với
chén rượu nếp mỗi khi xuân sang. Vị cay nóng của rượu hòa quyện với
hương vị thanh mát của chả làm cho lòng người lâng lâng, xao xuyến.
Ngoài ra người Mường còn có nhiều lễ vật khác: mía dựng bên bàn
thờ. Có nơi là 2, cũng có địa phương là 4. Người Mường quan niệm ấy là
3.

vật gánh đồ, là cây cầu nối thế giới nà và thế giới bên kia…

Dân tộc Thái
Nói đến Tây Bắc là phải nói tới huyền thoại hoa ban, những điệu
xòe nồng say, những điệu khắp trữ tình và thiên truyện thơ: “Tiễn dặn
người yêu” nổi tiếng. Song không chỉ có thế, người Thái Tây Bắc còn có
18


một phong tục tập quán độc đáo, mà ngay trong văn hóa ẩm thực đã có
một phong cách rất tinh tế giầu tính nhân văn. Các món ăn của người Thái
Tây Bắc vừa giản dị, dân dã, vừa chứa đựng bao điều sâu xa: Đất – Trời,
Lửa – Nước, Âm dương – ngũ hành và triết lý nhân sinh sâu sắc.
Người Thái định cư ở Tây Bắc từ lâu đời (từ TK IX đến TK XIII),
có tiếng nói, chữ viết từ rất sớm, điều đó ảnh hưởng to lớn đến sự phát
triển xã hội, văn học nghệ thuật, phong tục tập quán…
Là cư dân của nền văn minh lúa nước, người Thái rất coi trọng lúa,
gạo, gà, cá… các loại rau rừng và do trồng trọt. Người Thái dậy con cháu:
“Không xòe không tốt lúa
Không xòe thóc cạn bồ
Không xòe hoa sẽ tàn héo
Không xòe trai gái không thành đôi"
Người Thái thường sống ở các vùng ven sông, ven suối nên không
những giỏi về chài lưới, đánh cá trên sông suối mà ngày càng giỏi về nuôi
thả cả trên đồng ruộng, ao hồ. Vì vậy, cá là món ăn phổ biến trong bữa ăn
hàng ngày của người Thái, nhất là trong những ngày tết Nguyên đán, cá là
món ăn chính không thể thiếu được.

1.

Món cá pỉnh tộp


19


* pỉnh (nướng), tộp (uốn), pỉnh tộp là món cá được gập đôi lại và
nướng chín.
* Đồng bào thường chọn cá trắm, cá chép vì ít xương và thịt thơm
ngon. Cá còn tươi được rửa sạch dưới vòi nước, loại bỏ ruột và mật, giữ
nguyên phần mang cá, không cắt đuôi, cạo vẩy hay cắt vây. Dùng dao sắc
mổ dọc lưng cá từ đầu đến đuôi, chú ý không đứt phần da ở miệng cá.
Khéo léo tách đôi con cá và ướp gia vị cho ngấm (15’)
* Làm nhân tạo mùi thơm và hương vị cho cá từ nhiều loại gia vị:sả,
ớt, rau thơm, mùi tàu … Được băm nhỏ và nêm vừa ăn. Cho thêm mắc
khén để tạo hương vị đặc trưng.
* Nhồi nhân vào bụng cá, dàn mỏng đều cho ngấm vảo thịt cá. Sau
đó xoa riềng và bao bằng một lớp thính mỏng (gạo rang giã mịn). Gập con
cá lại theo chiều ngang và nhét đuôi vào miệng cá (uốn).Dùng chiếc kẹp
làm bằng tre,kẹp vào giữa thân cá rồi nướng đến khi cá chín vàng giòn.
=> Món cá nướng với phần thịt giòn ngọt và hương vị đậm đà
thường ăn cùng với xôi, cơm lam là món ăn quý nhất của đồng bào Thái,
thường có trong dịp lễ tết, nghi lễ quan trọng (cúng tổ tiên, cưới xin) .
Tục ngữ Thái có câu: ''Cáy măn mọk má ha, Báu to pa pỉnh tộp ma
sú'' nghĩa là: '' Gà tơ tần đem đến, không bằng pa pỉnh tộp đem cho''. Món
cá pỉnh tộp là lễ vật không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của người Thái. Nhà
trai sẽ mang sang nhà gái hai con cá nướng được gói chung bằng lá chuối
và xôi để làm quà thưa chuyện. Đây là một nghi thức bắt buộc trong phong
tục truyền thống của dân tộc Thái.
20


Cứ đến ngày 28, 29 tháng chạp âm lịch dân làng lại đổ ra sông, ra

suối bắt cá. Tất cả những con cá họ bắt được, không kể to, nhỏ đều được
coi là Thần suối và được mang về làm cỗ cúng.
Người ta chọn con cá to nhất để riêng. Đó là con cá đầu mâm cỗ nên
được nướng nguyên con. Số cá còn lại được chế biến theo cách riêng của
vùng này như: cá đồ, cá sấy, cá nướng, cá sả, cá độn cơm, cá mọc, cá gói
vùi tro bếp, lạp cá “pa lạp”… Đặc biệt món pa lạp là món ăn thật độc đáo
thường làm để thết đãi khách quý mỗi khi tết đến xuân về. Từ một con cá,
người phụ nữ Thái khéo tay chế biến thành 3 món: món lạp vừa béo vừa
cay, vừa có vị chua chát của lá rừng, món chèo gio nướng để chấm xôi
nóng và bát canh chua cá để đưa cay.
Còn món cá mọc lại được chế biến theo cách khác. Người ta lọc thịt
cá băm nhỏ giống như mọc thịt. Mọc cá này dùng làm nhân bánh bột gạo
nếp. Bột nếp được chuẩn bị kỹ như dùng làm bánh dẻo. Mọc cá được gói
bên trong bột nếp nà. Sau đó người ta xếp từng lượt vào chõ rồi đồ 30 đến
40 phút. Có loại mọc 3 cá, 5 cá, 7 cá, 9 cá. Đó là số lượng cá dùng làm
mọc nhân bánh, mọc 3 cá là dùng 3 con cá làm nhân.
Cá nướng là cá được kẹp que tre thành từng kẹp rồi đem nướng trên
than củi từ gỗ rừng. Mỗi kẹp cá từ 3,5,7,9 con cá. Sau khi nướng xong thì
cá được đem đồ lại. Khâu cuối cùng là bày mâm cỗ cúng. Con cá nướng
đầu mâm được bày ở giữa, chung quanh là cá mọc và cá nướng. Hai loại
này chia thành những cụm gần 3, 5, 7, 9 của từng loại. Đây là những con
số nhắc nhở từng loại quà của Thần suối ban tặng cô gái xưa kia.
Mâm cúng được kính cẩn dâng cúng gia tiên, Thổ công, Thần
suối… Đặc biệt, khi các thành viên trong gia đình và khách hưởng lộc bao
giờ họ cũng chúc tụng nhau “ối, Mết pí cáu khảu pi mãi, sai pha tốc piêng,
21


sai chiêng tốc piêng, sau chiêng tốc lum, chôm hẩy tay hươm lẩy hảo hăn
khăn khang, pi mấi dệt không mẫi lảy mả; pha mất dệt chương mẫi hải pên

nơ!”. Lời chúc trên có nghĩa là “Ôi! Hết năm cũ vào năm mới, dây trời rơi
xuống bằng mặt đất, dây tết rơi xuống khắp thế gian, chúc cho cả gia đình
mạnh khỏe, may mắn, năm mới mở ra chân trời làm ra nhiều của cải, phát
đạt nhé!
3.Pa bẳng - pa háp (cá muối đựng ống trong lễ cưới và cá sấy)
Pa bẳng - pa háp không thể thiếu được trong lễ cưới người Thái
Đen, pa bẳng - pa háp tạo thành một cặp “bẳng - háp” để dâng cúng tổ tiên
của nhà gái trong lễ cưới, thể hiện lòng hiếu thảo của chú rể đối với tổ tiên
và gia đình bên nhà gái. Đây là lời cảm ơn của chàng rể, trước hết là đối
với “ông bà vãi” (ông bà ngoại), bố, mẹ vợ, rồi tới anh, em, cô, dì, chú bác
bên gia đình nhà gái đã có công sinh thành ra cô dâu, nuôi nấng dạy bảo
khôn lớn cho tới ngày đi lấy chồng.
Đồng bào cho rằng không có ông bà vãi, không có bố mẹ sinh thành
ra cô dâu thì chàng rể đó sẽ không lấy được cô gái đó về làm vợ. Vì vậy,
chú rể phải có lễ vật để cám ơn công sinh thành dưỡng dục của ông bà vãi,
bố mẹ vợ, sau đó cảm ơn tới cô dì, chú bác của cô dâu, là những người
luôn luôn dạy bảo, chăm sóc cho cô dâu từ nhỏ đến khi trưởng thành...
Chính vì vậy, lễ vật “bẳng - háp” chế biến rất cẩn thận, cầu kỳ và đẹp mắt,
đó là món quà cho mỗi người, mỗi gia đình anh em của cô dâu sau khi kết
thúc lễ cưới. Bởi thế, món lễ quý hiếm này chỉ được trao đầu tiên cho
người kính trọng nhất trong mâm cưới đó, trước hết phải là ông bà vãi và
người cao tuổi nhất, sau đó mới tới những người khác trong gia đình.
22


Ngoài ra, cá ống pa bẳng và cá giỏ pa háp còn mang đậm yếu tố văn
hóa phồn thực của cư dân nông nghiệp. Trong lễ cưới, đồng bào dâng cúng
tổ tiên cá pa bẳng và pa háp thể hiện cho những mong muốn về sự sinh sôi,
nảy nở, sự phát triển của tự nhiên và con người, đồng bào luôn luôn mong
muốn cho tất cả đều được phát triển, đều được sinh sôi... Chú rể làm cá pa

bẳng, pa háp dâng cúng tổ tiên còn cầu xin cho được đông con nhiều
cháu, cầu xin tổ tiên phù hộ cho được duy trì và phát triển giống nòi.
Hai món cá chế biến theo hai cách khác nhau. Pa bẳng đựng trong
ống nứa, pa háp đựng trong giỏ tre nhưng không thể thiếu một trong hai
thứ được và càng không bao giờ pa bẳng - pa háp đi riêng lẻ. Cho tới ngày
nay, Mường Lò có nhiều sự thay đổi và phát triển, một số phong tục truyền
thống đã mai một nhưng tục lấy cá pa bẳng và pa háp làm lễ vật trong lễ
cưới vẫn được gìn giữ và bảo tồn trong đời sống văn hóa của người dân.
Nó biểu trưng cho lòng biết ơn, biểu trưng cho các giá trị nhân văn cao cả.

Tết nguyên đán
a)

bánh “Khẩu tủm hík” và “Khẩu côp”. Đây là kiểu bánh chưng bằng gạo
nếp ngon, nhân thịt lợn, đỗ nho nhe và gia vị. “Khẩu tủm hík” gói dài như
bánh tày rồi buộc thành cặp từng đôi một. Còn “khẩu cộp” có hình giống
bánh tẻ, rồi buộc với nhau từng đôi như đôi tay khum khum giữ lửa. Lá
xanh bọc ngoài như núi rừng Tây Bắc hôi hổi một sức sống diệu kỳ. Gạo
là ngọc quí của đất trời ban tặng. Thịt, đỗ, gia vị như muôn loài đang rạo
rực sinh sôi.

23


b)

“Xôi nếp ngũ sắc”. Để có món xôi tuyệt vời này phải dùng gạo nếp ngon
ngâm với các loại lá, hoa, củ truyền thống để có các mầu: Đỏ, đen, xanh,
vàng và mầu trắng nguyên thủy của gạo. Bà con ngườu Thái có thể xôi
riêng từng chõ, hoặc dùng lá dong, lá chuối ngăn không cho lẫn mầu, rồi

ghép xôi năm mầu trên một đĩa. Đĩa xôi như đất trời Tây Bắc thu nhỏ,
ngào ngạt hương hoa, như bông hoa ban huyền thoại. Các mầu nóng lạnh
tương trưng cho Âm - Dương. Mỗi mầu lại có tiếng nói riêng: Mầu đen
của đất đai trù phú; mầu vàng của ước mong no ấm, phồn thịnh; mầu đỏ
tượng trưng cho ước mơ khát vọng; mầu xanh tượng trưng cho bầu trời
lồng lộng và sức sống diệu kỳ và mầu trắng của tình yêu trắng trong chung
thủy. Một đĩa xôi nhỏ bé mà chứa đựng cả đất trời và tình người sâu nặng.
Việc duy trì và cúng tế xôi ngũ sắc cho tổ tiên vào các dịp tết còn
biểu hiện các giá trị đạo đức, giáo dục truyền thống cho con cháu sau này
của người Thái đen phải luôn nhớ công ơn tổ tiên, nhớ ơn những người đi
trước đã gây dựng cuộc sống. Bởi vậy, vào các dịp lễ, tết quan trọng trong
năm, con cháu phải nhớ công ơn của tổ tiên mà dâng cúng mọi thứ cho tổ
tiên được thể hiện qua năm mầu của cơm xôi được dâng cúng.

c)

Ngày tết và khi đãi khách quí, người Thái Tây Bắc thường làm món “Cáy
mọ”, tức gà xôi. Gà để làm món này phải là gà tơ đang nhảy ổ. Khi ăn, bao
giờ chủ nhà cũng chia buồng trứng cho khách và mọi người để tỏ lòng
kính trọng và cầu mong cho sự sinh sôi, phát triển, viên mãn.
Khi tiếp khách quí, ngày tết và ngày cưới, cá, rêu đá, hoa ban là
những món ăn truyền thống.

24


d)

Rêu đá, tiếng Thái là “Cay”. Đây là loại rêu xanh mướt bám vào các gờ đá
nơi lòng suối. Rêu đá có thể xôi xào, nấu canh, gói lá dong nướng đều rất

bùi, thơm, ngọt, mát, dư vị lưu luyến mãi không tan. Khắp vùng Tây Bắc
các dòng suối đều mang trong mình giai thoại về tình yêu bất tử của những
đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết, bị cường quyền và những hủ tục lạc
hậu ngăn trở, không lấy được nhau, họ hóa thân thành dòng suối, làn rêu…
Ngày xuân, ngày cưới mỗi người thưởng thức món rêu đá thấm đượm khát
vọng được sống, được yêu mà cảm thông, ý thức hơn, trân trọng nâng niu
và giữ gìn hạnh phúc.
Với người Thái Tây Bắc, hoa ban tượng trưng cho lòng hiếu thảo,
cho tình yêu trắng trong chung thủy. Khắp vùng Tây Bắc có bao nhiêu giai
thoại về hoa ban. Không biết có phải do sức sống diệu kỳ của loài cây
huyền thoại này, hay ước mơ cháy bỏng về tình yêu của bao thế hệ chung
đúc và nuôi dưỡng, mà cây hoa ban xanh tốt cả trên cả nơi đất cằn sỏi đá,
mỗi độ xuân về hoa ban lại nở trắng đất trời Tây Bắc. Hoa ban dù xôi, xào
hay nấu canh vẫn còn nguyên sắc trắng và tỏa hương thơm dịu. Tận hưởng
cả hồn vía của hoa mà lòng người cứ dưng dưng một nỗi niềm, để rồi biết
quí trọng hơn những gì đã có mà phấn đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Món ăn chế cùng hoa ban còn có măng đắng ngâm chua, gắn với
câu chuyện tình của chàng “Khôm”, tức đắng, nghèo khổ yêu nàng “Ban”
xinh đẹp, bị ngăn trở, không lấy được nhau chàng hóa thân thành cây
măng vầu. Lấy măng vầu đắng thái mỏng ngâm với nước hoa ban thì bớt
đắng và trở nên thơm ngon lạ lùng. Cái vị chua chua, ngăm ngăm đắng với
dư vị ngọt ngào đọng mãi không tan khiến người ta cứ phải suy ngẫm mãi
về cuộc đời, về tình yêu, về nhân tình thế thái. Có thành công nào, có hạnh
25


×