Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Bộ Câu Hỏi Cuộc Thi Tìm Hiểu Về Chủ Quyền Biển Đảo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.35 KB, 78 trang )

Bộ câu hỏi

cuộc thi “Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Việt Nam” trực
tuyến trên cổng thông tin điện tử tỉnh năm 2014
Câu 1: Chương trình góp đá xây Trường Sa do đơn vị nào phát động triển khai?
a. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
b. Báo Tuổi trẻ
c. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Báo Tuổi trẻ
Đáp án: C
Câu 2: Chương trình góp đá xây Trường Sa được chính thức phát động vào năm nào?
a. Năm 2011
b. năm 2001
c. Năm 2010
Đáp án: A
Câu 3: Chính phủ đã đồng ý phê duyệt cho phép TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng đảo
nào sau thành Đảo thanh niên?
a. Đảo Bạch Long Vĩ
b. Đảo Cát Bà
c. Đảo Phú Quốc
Đáp án: A – Đảo Bạch Long Vĩ (Thuộc TP Hải Phòng, được Chính phủ đồng ý tại văn bản số
3110/VPCP – NC ngày 12/8/1998)
Câu 4: Mục tiêu xây dựng Đảo thanh niên là gì?
a. Phát huy vai trò xung kích sáng tạo của tuổi trẻ, trực tiếp là thanh niên xung phong tình
nguyện ra đảo định cư lâu dài.
b. Nhằm phát triển kinh tế biển đảo kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, gắn phát triển
kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái
c. Cả a và b
Đáp án: C
Câu 5: Học sinh, sinh viên, thanh niên Việt Nam cần có ý thức và trách nhiệm như thế nào trong
sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của ta trên Biển Đông?



a. Đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ
và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam
b. Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển
bền vững biển, đảo
c. Cả a và b
Đáp án: C
Câu 6: Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được xác định triển khai trong khoảng thời gian nào
a. Từ Ngày 01 đến ngày 08 tháng 5 hàng năm
b. Từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hàng năm
c. Từ ngày 08 đến ngày 15 tháng 6 hàng năm
Đáp án: B – Từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hàng năm (Được Thủ tướng Chính phủ công nhận
ngày 12/6/2009).
Câu 7: “Hành trình theo dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển - Học kỳ trên biển” được Trung
ương Đoàn phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức nhân sự kiện nào?
a. Kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2011),
b. Chào mừng thành công Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2012
– 2017.
c. Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014)
Đáp án: A
Câu 8: Năm 2013, hướng về Trường Sa, nhân dân, cán bộ, chiến sỹ tỉnh Nghệ An đã xây dựng
công trình nào tặng huyện đảo Trường Sa?
a. Nhà lưu niệm Bác Hồ trên Đảo Trường Sa lớn
b. Chùa Trường Sa Lớn
c. Bia Tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ ở Đảo Trường Sa lớn
Đáp án: A
Câu 9: Đảo Mắt anh hùng (Thuộc BCH QS tỉnh Nghệ An) được thành lập vào thời gian nào?
a. 31/3/1963
b. 31/3/1964
c. 31/3/1965

Đáp án: A - 31/3/1963 với phiên hiệu C32


Câu 10: Tỉnh Nghệ An có mấy đơn vị hành chính cấp huyện giáp biển?
a. 4
b. 5
c. 6
Đáp án: B – 5 đơn vị (TX Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, TX Cửa Lò)
Câu 11: “Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa, quần đảo đứng hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng” là
lời trong bài hát nào sau đây?
a. Tiếng hát nơi đảo xa
b. Nơi đảo xa
c. Sức sống Trường Sa
Đáp án:B – Nơi đảo xa (Nhạc sỹ Thế Song)
Câu 12: Hòn đảo nằm sát bờ biển, thuộc bãi tắm Cửa Lò có tên là gì?
a. Đảo Hòn Mê
b. Đảo Lan Châu
c. Đảo Ngư
Đáp án: B
Câu 13: Loại cây đặc thù của Quần đảo Trường Sa có tên là gì?
a. Phi lao
b. Đước
c. Bàng vuông
Đáp án: C
Câu 14: Khu du lịch cao cấp được ví là “Đà lạt trên biển” của Nghệ An, có tên là gì?
a. Cửa Lò
b. Bãi Lữ
c. Diễn Thành
Đáp án: B
Câu 15. Luật Biển Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào?

A: Ngày 01 tháng 7 năm 2012


B: Ngày 01 tháng 8 năm 2012
C: Ngày 01 tháng 01 năm 2013
Đáp án: C
Câu 16. Theo Luật Biển Việt Nam, Vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào?
A: Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt
Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc
về Luật biển năm 1982.
B: Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt
Nam.
C: Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt
Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Đáp án: A
Câu 17. Theo Luật Biển Việt Nam, Vùng biển quốc tế được quy định như thế nào?
A: Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
B: Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và
các quốc gia khác.
C: Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và
các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
Đáp án: C
Câu 18. Theo Luật Biển Việt Nam, đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam được xác
định như thế nào?
A: Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính

phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở
sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
B: Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính
phủ công bố được xác định theo Công ước Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
C: Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính
phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở
sau khi được Quốc hội phê chuẩn.


Đáp án: A
Câu 19. Theo quy định của Luật Biển Việt Nam, Nội thủy là gì?
A: Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở.
B: Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ
của Việt Nam.
C: Nội thủy là vùng nước ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
Đáp án: B
Câu 20. Theo Luật Biển Việt Nam, Nhà nước ta thực hiện chế độ pháp lý đối với nội thủy như
thế nào?
A: Nhà nước thực hiện chủ quyền tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
B: Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh
thổ đất liền.
C: Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy.
Đáp án: B
Câu 21. Theo Luật Biển Việt Nam, lãnh hải được quy định như thế nào?
A: Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới
ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
B: Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 13 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới
ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
C: Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 14 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới
ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Đáp án: A
Câu 22. Nhà nước ta quy định chế độ pháp lý của lãnh hải như thế nào?
A: Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm
1982.
Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt
Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải
Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng
hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.


B: Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ
trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.
C: Cả đáp án A và B
Đáp án: C
Câu 23. Theo quy định của Luật Biển Việt Nam, vùng tiếp giáp lãnh hải là gì?
A: Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng
12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
B: Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng
13 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
C: Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng
14 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
Đáp án: A
Câu 24. Theo quy định của Luật Biển Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế là gì?
A: Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh
hải thành một vùng biển có chiều rộng 150 hải lý tính từ đường cơ sở.

B: Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh
hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
C: Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh
hải thành một vùng biển có chiều rộng 250 hải lý tính từ đường cơ sở.
Đáp án: B
Câu 25. Theo quy định của Luật Biển Việt Nam, nhà nước thực hiện những quyền nào trong
vùng đặc quyền kinh tế?
A: Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước
bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai
thác vùng này vì mục đích kinh tế.
B: Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển;
nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.
Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.
C: Cả đáp án A và B
Đáp án: C


Câu 26: Theo quy định của Luật Biển Việt Nam, thềm lục địa là gì?
A: Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt
Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam
cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
B: Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt
Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam
cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm
lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm
lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý
tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét (m).
C: Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt

Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam
cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 250 hải lý thì thềm
lục địa nơi đó được kéo dài đến 250 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 250 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm
lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý
tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét (m).
Đáp án: B
Câu 27. Theo Luật Biển Việt Nam, nhà nước được thực hiện quyền gì đối với thềm lục địa?
A: Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.
Quyền chủ quyền này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò
thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ
Việt Nam.
B: Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với thềm lục địa về thăm dò, khai
thác tài nguyên.
Quyền chủ quyền và quyền tài phán này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành
hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự
đồng ý của Chính phủ Việt Nam.
C: Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán và quyền các quyền khác phù hợp với
pháp luật quốc tế đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đáp án: A
Câu 28. Khái niệm đảo, quần đảo theo Luật Biển Việt Nam?


A: Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt
nước.
Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các
thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
B: Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt
nước.

Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các
thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt
Nam.
C: Đảo là một vùng đất tự nhiên, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các
thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt
Nam.
Đáp án: B
Câu 29. Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 được ký kết tại đâu? Vào ngày, tháng,
năm nào?
A: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 được ký kết tại Montego Bay (Jamaica)
ngày 12/12/1982.
B: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 được ký kết tại Montego Bay (Jamaica)
ngày 10/12/1982.
C: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 được ký kết tại Genève (Thụy Sĩ) ngày
10/12/1982.
Đáp án: B
Câu 30. Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
Hiện nay có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước?
A: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày 20/11/1994. Hiện nay
đã có 164 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước.
B: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1995. Hiện nay
đã có 162 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước.
Đáp án: C
Câu 31. Việt Nam tham gia Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 vào năm nào?


A. Năm 1982

B: Năm 1984
C: Năm 1994
Đáp án: A
Câu 32. Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết phê chẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật
biển năm 1982 vào ngày, tháng, năm nào?
A: Ngày 23 tháng 6 năm 1984
B: Ngày 23 tháng 6 năm 1994
C: Ngày 23 tháng 11 năm 1994
Đáp án: B
Câu 33. Khái niệm quyền chủ quyền được hiểu như thế nào trong Công ước của Liên hợp quốc
về Luật biển năm 1982?
A. Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối
với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng
như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió...
B: Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối
với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển của mình, cũng như đối với những hoạt động
nhằm thăm dò và khai thác vùng biển của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản
xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió...
C: Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền trong
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm
dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao
gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió...
Đáp án: A
Câu 34. Khái niệm quyền tài phán được hiểu như thế nào trong Công ước Liên Hợp quốc về
Luật Biển năm 1982?
A: Quyền tài phán là quyền của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và
giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt
động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các
đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi

trường biển trong vùng biển của quốc gia đó.
B: Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết
định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một
số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt


và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và
gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.
C: Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết
định, quy phạm, chế tài xử phạt và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và
xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong
đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về
biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc
gia đó.
Đáp án: B
Câu 35. Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam có những vùng biển nào?
A: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
B: Đảo, quần đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng
thềm lục địa
C: Đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Đáp án: A
Câu 36. Các quyền tự do trên biển cả (Vùng biển quốc tế) theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật
Biển năm 1982?
A: Tự do hàng hải; Tự do hàng không; Tự do đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm với điều kiện
tuân thủ các quy định của Công ước; Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được
pháp luật quốc tế cho phép với điều kiện tuân thủ các quy định của Công ước; Tự do đánh bắt hải
sản với điều kiện tuân thủ các quy định của Công ước về bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh
vật của biển cả; Tự do nghiên cứu khoa học với điều kiện tuân thủ các phần về thềm lục địa và
nghiên cứu khoa học biển của công ước; Tự do khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên có
trên biển.

B: Tự do hàng hải; Tự do hàng không; Tự do nghiên cứu khoa học; Tự do khai thác nguồn hải
sản với điều kiện tuạn thủ các quy định của Công ước về bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh
vật biển cả.
C: Tự do hàng hải; Tự do hàng không; Tự do đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm với điều kiện
tuân thủ các quy định của Công ước; Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được
pháp luật quốc tế cho phép với điều kiện tuân thủ các quy định của Công ước; Tự do đánh bắt hải
sản với điều kiện tuân thủ các quy định của Công ước về bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh
vật của biển cả; Tự do nghiên cứu khoa học với điều kiện tuân thủ các phần về thềm lục địa và
nghiên cứu khoa học biển của công ước.
Đáp án: C
Câu 37. Nguyên tắc cơ bản trong phân định biển theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển
năm 1982?


A: Nguyên tắc thỏa thuận
B: Nguyên tắc công bằng
C: Nguyên tắc thỏa thuận và nguyên tắc công bằng
Đáp án: C
Câu 38. Các hoạt động bị cấm khi tàu thuyền, tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt
Nam?
A: Cấm tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí, chất nổ, chất độc hại; Cấm mua bán người,
mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy; Cấm phát sóng trái phép.
B: Cấm tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí, chất nổ, chất độc hại; Cấm mua bán người,
mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy; Cấm phát sóng, tàng trữ tài liệu trái phép.
C: Cấm tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí, chất nổ, chất độc hại; Cấm mua bán người,
mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy; Cấm phát sóng trái phép; Cấm vận chuyển
người trái phép.
Đáp án: A
Câu 39. Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông được ký kết ở đâu, vào ngày, tháng,
năm nào?

A: Ngày 04 tháng 11 năm 2002 tại Phnôm pênh (Cam-pu-chia).
B: Ngày 04 tháng 12 năm 2003 tại Phnôm pênh (Cam-pu-chia).
C: Ngày 04 tháng 11 năm 2002 tại Bali (Indonesia).
Đáp án: A
Câu 40. Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và
Chính phủ nước CHND Trung Hoa có hiệu lực vào ngày, tháng, năm nào?
A: Ngày 30 tháng 6 năm 2002
B: Ngày 30 tháng 6 năm 2004
C: Ngày 30 tháng 11 năm 2004
Đáp án: B
Câu 41. Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước CHXHCN Việt nam và nước CHND
Campuchia được ký và có hiệu lực vào ngày, tháng, năm nào?
A: Ký ngày 7 tháng 7 năm 1982, có hiệu lực kể từ ngày ký.
B: Ký ngày 8 tháng 7 năm 1982, có hiệu lực kể từ ngày ký
C: Ký ngày 7 tháng 7 năm 1092, có hiệu lực từ ngày 20 tháng 7 năm 1990.


Đáp án: A
Câu 42. Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái
Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan có hiệu lực vào ngày,
tháng, năm nào?
A: Ngày 27 tháng 2 năm 1998
B: Ngày 27 tháng 3 năm 1998
C: Ngày 27 tháng 2 năm 1999
Đáp án: A
Câu 43. Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái
Lan ký ngày 09 tháng 8 năm 1997 về vấn đề gì?
A: về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan
B: về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Biển Đông
C: về hợp tác khai thác hải sản giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan

Đáp án: A
Câu 44. Hiệp định giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa ký ngày 25 tháng
11 năm 2000 quy định về vấn đề gì?
A: về hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ
B: về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc
Bộ
C: về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ
Đáp án: B
Câu 45. Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa
Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa được ký vào ngày, tháng, năm nào?
A: ngày 26 tháng 6 năm 2003
B: ngày 26 tháng 7 năm 2003
C: ngày 26 tháng 6 năm 2009
Đáp án: A
Câu 46. Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa
Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa có hiệu lực vào ngày, tháng, năm nào?
A: ngày 29 tháng 4 năm 2007


B: ngày 29 tháng 5 năm 2008
C: ngày 29 tháng 5 năm 2007
Đáp án: C
Câu 47. Thỏa thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn giữa Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Malaisia được ký và có hiệu lực vào ngày, tháng, năm nào?
A: ký ngày 05 tháng 6 năm 1992, có hiệu lực từ ngày ký
B: ký ngày 05 tháng 6 năm 1992, có hiệu lực từ ngày 05 tháng 6 năm 1993
C: ký ngày 06 tháng 6 năm 1992, có hiệu lực từ ngày ký
Đáp án: A
Câu 48. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách quản lý và bảo vệ biển của Nhà
nước ta theo Luật Biển Việt Nam?

A: Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù
hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.
B: Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ
quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển.
C: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền
chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển, phát triển kinh tế biển.
Đáp án: C
Câu 49. Các nội dung hợp tác quốc tế về biển của Nhà nước ta theo Luật Biển Việt Nam?
A: Điều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ; Ứng phó
với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai; Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh
thái biển;
B: Phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự
cố tràn dầu; Tìm kiếm, cứu nạn trên biển; Phòng, chống tội phạm trên biển; Khai thác bền vững
tài nguyên biển, phát triển du lịch biển.
C: Cả đáp án A và B
Đáp án: C
Câu 50. Cơ sở pháp lý nào để khẳng định chủ quyền các vùng biển và thềm lục địa của Việt
Nam?
A: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam


B: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982
C: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở
Biển Đông giữa các nước ASEAN năm 2002
Đáp án: A
Câu 51. Cơ sở pháp lý nào để nước CHXHCN Việt Nam giải quyết tranh chấp về biển, đảo?
A: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam

B: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982
C: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở
Biển Đông giữa các nước ASEAN năm 2002
Đáp án: C
Câu 52. Ngày 2 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 đến tọa độ cách đảo Tri
Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến, thuộc quần đảo Hoàng Sa và đang là đối tượng tranh
chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc) 17 hải lý (khoảng 30 km) về phía nam, cách đảo
Hải Nam 180 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải
lý về phía đông. Theo Việt Nam, vị trí đặt giàn khoan HD 981 nằm trong vùng biển nào của Việt
Nam?
A: Nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
B: Nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
C: Nằm trong vùng biển tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Đáp án: A
Câu 53.Tên gọi “Paracel Seu Cát Vàng ở Biển Đông” trong vùng biển nước ta có trong tập bản
đồ nào sau đây:
A: Hồng Đức bản đồ
B: Toàn tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư
C: An Nam Đại Quốc Họa Đồ
Đáp án: C
Câu 54. Trong lời chú giải bản đồ phủ Quảng Ngãi, xứ Quảng Nam do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ
XVII ghi rõ: “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng… họ Nguyễn mỗi năm vào
tháng cuối mùa Đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hóa vật, được phần nhiều là tiền tệ,
súng đạn”. Bạn hãy cho biết: Tên của tập bản đồ đó?
A. Toàn tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư
B. Hồng Đức bản đồ
C. An Nam Đại Quốc Họa Đồ
Đáp án: A
Câu 55. Trong tư liệu Việt Nam, Tiếng Nôm cùng nghĩa với Hoàng Sa là:
A. Vạn lý Trường Sa



B. Trường Sa
C. Cát vàng
Đáp án: C
Câu 56. Bản đồ nào sau đây có ghi rõ Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa ở phía ngoài các đảo ven bờ
miền Trung, thuộc lãnh thổ Việt Nam:
A. Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ
B. Hồng Đức bản đồ
C. An Nam Đại Quốc Họa Đồ
Đáp án: A
Câu 57. “Hồi đầu dựng nước đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người, lấy xã An Vĩnh sung vào, hàng
năm đến tháng 3 đi thuyền ra đảo…thu lượm hóa vật, đến tháng 8 trở về nộp. Lại có đội Bắc
Hải….được lệnh đi thuyền ra các vùng Bắc Hải, Côn Lôn thu lượm hóa vật. Đội này cũng do đội
Hoàng Sa kiêm quản”. Đây là đoạn tư liệu trong bộ sử về chúa Nguyễn do Quốc sử quán nhà
Nguyễn soạn. Tên của bộ sử đó là:
A. Đại Nam thực lục Chính biên
B. Đại Nam thực lục Tiền biên
C. Đại Nam nhất thống chí.
Đáp án: B
Câu 58. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông, cùng với
các hoạt động khai thác trên hai quần đảo này đã được nói tới trong các tài liệu cổ nào của Việt
Nam:
A. Toàn tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư; Phủ Biên Tạp Lục; Đại Nam thực lục Tiền biên,
Chính biên.
B. Đại Nam Nhất Thống Chí; Châu bản nhà Nguyễn.
C. Cả hai phương án trên.
Đáp án: C
Câu 59. Tên cuốn sách do Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776, viết về lịch sử, địa lí, hành chính xứ
Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn, trong đó có ghi chép rõ đảo Đại Trường Sa thuộc phủ

Quảng Ngãi là:
A. Phủ Biên Tạp Lục
B. Đại Nam nhất thống chí
C. Đại Việt sử kí toàn thư
Đáp án: A


Câu 60. Việt Nam công bố bản đồ của nước Việt Nam thống nhất, bao gồm cả hai quần đảo
Hoàng sa và Trường Sa vào năm:
A. 1976
B. 1975
C. 1990
Đáp án: A
Câu 61. “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta
dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Câu nói này của ai:
A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
B. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đáp án: C
Câu 62. Trong “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, xuất bản năm 1905 đã vẽ cực Nam của lãnh thổ
Trung Quốc là:
A. Đảo Hải Nam
B. Quần đảo Hoàng Sa
C. Quần đảo Trường Sa
Đáp án: A
Câu 63. Trên đảo Hoàng Sa, nước đã dựng bia chủ quyền của Việt Nam với dòng chữ khắc trên
bia: Ripublique Francise- Empire d' Annam- Archipel des Paracel (Cộng hoà Pháp - Vương triều
An Nam- Quần đảo Hoàng Sa) là:
A. Việt Nam
B. Trung Quốc

C. Pháp
Đáp án: C
Câu 64. Tên hòn đảo được đặt theo tên của một người do vua Minh Mạng phái ra Hoàng Sa đo
đạc thủy trình, vẽ bản đồ, dựng bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa là:
A. Đảo Hữu Nhật
B. Đảo Quang Hòa
C. Đảo Quang Ảnh


Đáp án: A
Câu 65. Hòn đảo mang tên nhân vật lịch sử - Đội trưởng Đội Hoàng Sa thời Nguyễn, theo lệnh
vua Gia Long ra Hoàng Sa để thu hồi hải vật là:
A. Đảo Quang Hòa
B. Đảo Hữu Nhật
C. Đảo Quang Ảnh
Đáp án: C
Câu 66. Tên của bản đồ nước ta thời Minh Mạng trong đó có vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa:
A. Đại Nam nhất thống toàn đồ
B. Hồng Đức bản đồ
C. An Nam Đại Quốc Họa Đồ:
Đáp án: A
Câu 67. Đây là bức tranh về cuộc chiến đấu bảo vệ Gạc Ma diễn ra vào năm:
A. 1988
B. 1974
C. 1979
Đáp án: A
Câu 68. Tên bộ sách địa lí Việt Nam do Quốc sử quán nhà Nguyễn biên soạn năm 1882, trong
đó có ghi rõ Hoàng Sa là bộ phận lãnh thổ Việt Nam: “Phía Đông tỉnh Quảng Ngãi, có đảo cát
(Hoàng Sa), liền cát với biển làm hào…” là:

A. Đại Nam nhất thống toàn đồ.
B. Đại Nam thực lục.
C. Đại Nam Nhất Thống Chí.
Đáp án: C
Câu 79. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong đoạn tư liệu sau:
“Hồi đầu dựng nước đặt đội ….. gồm 70 người, lấy xã An Vĩnh sung vào, hàng năm đến tháng 3
đi thuyền ra đảo, độ ba ngày đêm thì đến, thu lượm hóa vật, đến tháng 8 trở về nộp. Lại có đội
…....được lệnh đi thuyền ra các vùng Bắc Hải, Côn Lôn thu lượm hóa vật. Đội này cũng do đội
Hoàng Sa kiêm quản”.


A. Hoàng Sa…..Bắc Hải
B. Hoàng Sa…..Trường Sa
C. Bắc Hải… Trường Sa
Đáp án: A
Câu 70. Chọn đáp án phù hợp điền vào chỗ chấm trong đoạn tư liệu sau:
Ý thức sâu sắc về vai trò các vùng biển đảo đối với chủ quyền dân tộc, năm 1149, vua Lí Anh
Tông đã cho khai mở trang … , thiết lập phên dậu vùng Đông Bắc, đồng thời thúc đẩy kinh tế
đối ngoại ở vùng đảo xa Đông Bắc.
A. Hội Thống
B. Hạ Long
C. Vân Đồn
Đáp án: C
Câu 71. Chọn đáp án phù hợp điền vào chỗ chấm trong đoạn tư liệu sau:
Năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816), vua phái…. và đội …. cưỡi thuyền ra Hoàng
Sa để thăm dò đường thủy.
A. Thủy quân……Hoàng Sa
B. Đội Hoàng Sa ….. Bắc Hải
C. Đội Hoàng Sa…….. Trường Sa
Đáp án: A

Câu 72. Địa danh được xem là cái nôi ra đời của đội Hoàng Sa:
A. Đảo Sinh Tồn.
B. Đảo Phú Lâm.
C. Cửa biển Sa Kì và Cù lao Ré tỉnh Quảng Ngãi.
Đáp án: C
Câu 73. Đội Hoàng Sa ra đời vào:
A. Đầu thế kỉ XVII
B. Đầu thế kỉ XVIII
C. Đầu thế kỉ XIX


Đáp án: A
Câu 74. Dưới triều Nguyễn, nhiệm vụ của đội Hoàng Sa là:
A. Thu lượm sản vật từ các tàu bị đắm, các sản vật quý, đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa, do thám
ngoài biển
B. Kiêm quản đội Bắc Hải.
C. Tất cả các nhiệm vụ trên
Đáp án: C
Câu 75. Lễ hội tại Cù Lao Ré, ngày 20 – 2 âm lịch hàng năm, người ta làm các hình nộm dán
giấy ngũ sắc, giả hình người, sau khi tế tại đình họ đốt đi hoặc thả lên các thuyền chuối cho trôi
ra biển để tiễn lính đội Hoàng Sa lên đường làm nhiệm vụ và cầu mong cho họ bình an trở về là:
A. Lễ Tế sống lính Hoàng Sa
B. Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa
C. Cả hai đáp án trên
Đáp án: C
Câu 76. Tên gọi khác của Trường Sa là:
A. Vạn lí Hoàng Sa
B. Đại Trường Sa
C. Cả hai đáp án trên
Đáp án: B

Câu 77. Tổ chức được nhà nước Đại Việt thành lập vào cuối thế kỷ XVII để thực hiện nhiệm vụ
tìm kiến hải vật ở Trường Sa, Hà Tiên, Côn Đảo ở phía Nam Đại Việt là:
A. Đội Hoàng Sa
B. Đội Bắc Hải
C. Cả hai tổ chức trên
Đáp án: B
Câu 78. Sau khi đầu hàng, buộc phải rút khỏi Đông Dương, quân đội Nhật đã rút khỏi quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào:
A. 26.8.1945
B. 19.8.1945


C. 15.8.1945
Đáp án: A
Câu 79. Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thực sự quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khi:
A. Chưa thuộc chủ quyền của quốc gia nào.
B. Thuộc chủ quyền của Trung Quốc
C. Thuộc chủ quyền của Pháp
Đáp án: A
Câu 80. Nhà nước Việt Nam đã thực hiện một cách thực sự, liên tục và hòa bình chủ quyền của
Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ:
A. Thế kỉ XV
B. Thế kỉ XVII
C. Thế kỉ XVIII
Đáp án: B
Câu 81. Việc cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa được thực hiện dưới triều
vua:
A. Vua Tự Đức
B. Vua Gia Long
C. Vua Minh Mạng

Đáp án: C
Câu 82. Quốc gia đầu tiên xác lập chủ quyền và là nước duy nhất quản lý liên tục, hòa bình, phù
hợp với các quy định của luật pháp quốc tế đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là:
A. Trung Quốc
B. Philippin
C. Việt Nam
Đáp án: C
Câu 83. Cơ sở pháp lí quốc tế về sự thiết lập chủ quyền lãnh thổ tại các hải đảo từ thế kỉ XVI
đến giữa thế kỉ XIX là:
A. Nguyên tắc “Quyền phát hiện”.
B. Nguyên tắc chiếm hữu thực sự


C. Hiến chương Liên Hợp Quốc
Đáp án: A
Câu 84. Nguyên tắc trở thành cơ sở pháp lí quốc tế về sự thiết lập chủ quyền lãnh thổ tại các hải
đảo từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX là:
A. Nguyên tắc “Quyền phát hiện”.
B. Nguyên tắc chiếm hữu thực sự
C. Cả hai phương án trên.
Đáp án: A
Câu 85. Nguyên tắc “chiếm hữu thực sự” trở thành cơ sở pháp lí quốc tế về sự thiết lập chủ
quyền lãnh thổ tại các hải đảo trong khoảng thời gian:
A. Từ năm 1888 - 1919
B. Từ năm 1985 - 1945
C. Năm 1945 – 2000.
Đáp án: A
Câu 86. Tổ chức bán quân sự được giao nhiệm vụ kiểm soát, khai thác hải sản, các sản vật súng
ống của các tàu đắm ở Hoàng Sa liên tục từ thế kỉ XVII đến năm 1816 là:
A. Thủy quân

B. Đội Hoàng sa
C. Nhà nước
Đáp án: B
Câu 87. Từ năm 1816 đến cuối thời nhà Nguyễn, lực lượng được giao trọng trách liên tục kiểm
soát, bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa là:
A. Đội Hoàng Sa
B. Đội Bắc Hải
C. Thủy quân và đội Hoàng Sa
Đáp án: C
Câu 88. Trong 1 năm, thời gian hoạt động của đội Hoàng Sa ở ngoài đảo là:
A. Từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch.
B. Từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch


C. Từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch
Đáp án: A
Câu 89. Cụm từ UNCLOS là viết tắt của:
A. Công ước về luật biển của Liên Hợp Quốc
B. Hiến chương Liên Hợp Quốc.
C. Quy tắc ứng xử Biển Đông
Đáp án: A
Câu 90. Công ước về luật biển của Liên Hợp Quốc được công bố vào năm:
A. Năm 1990
B. Năm 1982
C. Năm 2000
Đáp án: B
Câu 91. Tham gia phê chuẩn Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam là
nước thứ:
A. 62
B. 63

C. 64
Đáp án: C
Câu 92. Các bên kí Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông DOC ngày 4 tháng 11 năm 2002
là:
A. ASEAN và Trung Quốc
B. Việt Nam và Trung Quốc
C. Việt Nam và Mĩ
Đáp án: A
Câu 93. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết
phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 vào thời gian:
A. 23/6/1994
B. 13/6/1982


C. 4/3/1992
Đáp án: A
Câu 94. Tuyên bố của ASEAN được kí tại Ma-ni-la ngày 22/7/1992 là:
A. tuyên bố của ASEAN về biển Đông
B. tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông
C. quy tắc ứng xử các bên ở biển Đông
Đáp án: A
Câu 95. Ngày 25/12/2000, tại Bắc Kinh, Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định, kết thúc một
quá trình đàm phán kéo dài 27 năm, với 3 vòng đàm phán chính: 1974, 1977 – 1978, 1992 –
2000. Tên của Hiệp định đó là:
A. Tuyên bố ứng xử các bên ở biển Đông
B. Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
C. Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ.
Đáp án: C
Câu 96. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 viết tắt là:

A. COC
B. DOC
C. UNCLOS
Đáp án: C
Câu 97. Tên một hòn đảo của tỉnh Quảng Ninh, là nơi duy nhất được Bác Hồ đồng ý cho dựng
tượng Bác khi Người còn sống là:
A. Đảo Cô Tô
C. Đảo Vân Đồn
D. Đảo Trần
Đáp án: A
Câu 98. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ chấm:
Câu khẩu hiệu của lực lượng hải quân Việt Nam: “Đảo là nhà,………. là quê hương”.
A. biển cả


B. đại dương
C. biển Đông
Đáp án: A
Câu 99. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro vào năm 1992, đã chọn ngày Đại
dương Thế giới là:
A. ngày 6 tháng 8.
B. ngày 8 tháng 6.
C. ngày 18 tháng 9.
Đáp án: B
Câu 100. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Thái Lan ký Hiệp định về biên giới biển Việt Nam
– Thái Lan, chấm dứt 1/4 thế kỷ tranh cãi giữa hai nước về giải thích và áp dụng luật biển trong
phân định vùng chồng lấn Việt Nam – Thái Lan vào thời gian:
A. 09/8/1997.
B. 10/9/2001.
C. 27/2/1998

Đáp án: A
Câu 101. Ngày 7/7/1982, Hiệp định về “Vùng nước lịch sử” được kí kết bởi:
A. Việt Nam – Trung Quốc
B. Việt Nam – Cămpuchia
C. Việt Nam – Thái Lan
Đáp án: B
Câu 102. Ngày 26.6.2003, Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa được kí kết giữa Việt
Nam và nước:
A. Inđônêxia
B. Cămpuchia
C. Trung Quốc
Đáp án: A
Câu 103. Thời gian và địa điểm Việt Nam đã cùng với các quốc gia trong khối ASEAN và
Trung Quốc ký kết Bản tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC):


A. ngày 04/7/2002 tại Thái lan.
B. ngày 04/11/2002 tại Campuchia.
C. ngày 26/6/2003 tại Brunay.
Đáp án: B
Câu 104. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ chấm:
Hiện nay, để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông, ASEAN đang hướng tới xây dựng
………..có tính ràng buộc pháp lý đối với các bên ở biển Đông.
A. Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC)
B. Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC)
C. Cả hai đáp án trên
Đáp án: A
Câu 105. Trụ sở của UBND huyện Hoàng Sa là cơ quan quản lý nhà nước đối với quần đảo
Hoàng Sa hiện nay ở:
A. xã Định Hải, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

B. 132 đường Yên Bái, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
C. xã Hòa Long, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Đáp án: B
Câu 106. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hiện nay bị chiếm đóng trái phép bởi nước:
A. Inđônêxia
B. Trung Quốc
C. Cămpuchia
Đáp án: B
Câu 107. Hiện nay những quốc gia và vùng lãnh thổ tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là:
A. Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Bruney và Đài Loan.
B. Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Bruney, Lào, Đài Loan.
C. Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Campuchia, Đài Loan.
Đáp án: A


×