Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Cơ sở lý luận chung về nhiệm vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải, thực trạng thực hiện nhiệm vụ công ích tại Tổng Cty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.44 KB, 82 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 14 tháng 9 năm 2015

Lê Thị Minh Thu

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hoài Nam – giáo viên hướng dẫn khoa học,
cán bộ giáo viên Viện Đào tạo sau đại học trường Đại Học hàng hải, Tổng công ty
i


bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, gia đình cùng các cá nhân, đơn vị khác đã giúp
đỡ, cộng tác, tài trợ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn
thạc sỹ.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................................i
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................................1
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG ÍCH BẢO ĐẢM AN
TOÀN HÀNG HẢI TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI MIỀN BẮC GIAI
ĐOẠN 2010 – 2014........................................................................................................................................23
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG ÍCH BẢO
ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI MIỀN BẮC
........................................................................................................................................................................ 57
Lập ..............................................................................................................................................................63
kế hoạch......................................................................................................................................................63


Thực hiện.....................................................................................................................................................63

ii


Điều chỉnh kế hoạch....................................................................................................................................63
3.2.3. Thành lập Tổ xây dựng dự thảo định mức tổng hợp về dịch vụ công ích bảo đảm hàng hải theo
từng năm ................................................................................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................67

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt
BHHH
BHĐTNĐ
BĐATHHMB
CBCNV
SXKD
TCT BĐATHHMB
ATHH
BĐATHHVN
BĐHH
BĐATHH
HTHH
NSNN
TBBHHH
BHHH
TBHH
IALA
IMO


Giải thích
Báo Hiệu Hàng Hải
Báo Hiệu Đường Thủy Nội Địa
Bảo Đảm An Toàn Hàng Hải Miền Bắc
Cán Bộ Công Nhân Viên
Sản Xuất Kinh Doanh
Tổng Công Ty Bảo Đảm An Toàn Hàng Hải Miền Bắc
An Toàn Hàng Hải
Bảo Đảm An Toàn Hàng Hải Việt Nam
Bảo Đảm Hàng Hải
Bảo Đảm An Toàn Hàng Hải
Hoa Tiêu Hàng Hải
Ngân Sách Nhà Nước
Thiết Bị Báo Hiệu Hàng Hải
Báo Hiệu Hàng Hải
Thông Báo Hàng Hải
International Association Of Lighthouse Authorities
International Maritime Organization

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
2.1

Tên bảng
Tình hình sản xuất kinh doanh tại TCT BĐATHH MB

iii

Trang

33


2.2
2.3

giai đoạn 2010 – 2014
Số lần khảo sát ra TBHH trong một năm cho từng luồng
Thống kê các trạm luồng, trạm đèn biển tại TCT

39
42

2.4

BĐATHHMB
Tổng hợp kinh phí nhiệm vụ công ích quản lý, vận hành

46

BHHH và luồng hàng hải giai đoạn 2010 – 2014
2.5

Tổng hợp báo cáo công tác lao động thực hiện nhiệm

49

vụ vận hành BHHH và luồng hàng hải giai đoạn 2010 –
2.6


2014
Danh mục các sản phẩm sửa chữa cơ khí và sửa chữa

54

2.7

công trình BĐATHH tại TCT BĐATHHMB
Tổng hợp kinh phí thực hiện nhiệm vụ sửa chữa công

56

trình BĐATHH tại Tổng công ty BĐATHH miền Bắc
2.8

giai đoạn 2010 – 2014
Tình hình thực hiện nhiệm vụ sửa chữa công trình

58

BĐATHH tại TCT BĐATHH MB giai đoạn 2010 –
3.1

2014
Các lớp nghiệp vụ bồi dưỡng cho cán bộ chuyên môn

69

và công nhân kỹ thuật


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình
2.1

Tên hình
Sơ đồ bộ máy tổ chức TCT BĐATHH MB

2.2

Sơ đồ quy trình quản lý, vận hành thiết bị BHHH tại

35

2.3
2.4

TCT BĐATHHMB
Quy trình xử lý sự cố trên luồng
Thống kê sự cố phao báo hiệu từ năm 2013 đến

40
44

25/5/2015

iv

Trang
32



2.5

Quy trình thực hiện nhiệm vụ sửa chữa công trình

50

3.1

BĐATHH tại TCT
Xây dựng quy trình lập, theo dõi và thực hiện kế hoạch

70

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tiềm lực kinh tế biển không ngừng
lớn mạnh. Vì vậy, trong nghị quyết IX, về “Chiến lược biển Việt Nam” được thông
qua tại hội nghị lần thứ 4-BCH trung ương Đảng khóa X nêu rõ: Đến năm 2020, kinh
tế biển sẽ đóng góp 53-55% GDP, và 55-60% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Thực tại,
kinh tế biển và vùng ven biển đã đóng góp 48-49% tổng GDP. Điều này càng khẳng
định: Tầm quan trọng của kinh tế biển đối với tiến trình phát triển đất nước, nhất là
trong bối cảnh: Thế kỷ XXI được thế giới coi là “Thế kỷ của đại dương”. Để thực
hiện thành công các mục tiêu trong chiến lược biển Việt Nam, đồng thời phục vụ đắc
lực cho kinh tế biển, ngành Bảo đảm an toàn hàng hải ngày càng khẳng định tầm quan
trọng và vị trí then chốt trong việc thiết lập và duy trì môi trường an toàn hàng hải, tạo
điều kiện cho phát triển thương mại, kinh tế biển và mục tiêu nhân đạo, kết hợp bảo

vệ an ninh quốc phòng, tìm kiếm cứu nạn, phối hợp bảo vệ môi trường biển, góp phần
khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo.
Với nhiệm vụ quan trọng đó Tổng Công ty tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở
hạ tầng bảo đảm hàng hải, trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho nhiệm vụ
BĐATHH của Nhà nước giao. Nhiều đèn biển, tuyến luồng đã được cải tạo, nâng cấp
và thiết lập mới trong điều kiện khó khăn, gian khổ nơi đầu sóng ngọn gió, điều kiện
luôn chịu ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện khí tượng thuỷ văn biển. Các công trình
do Tổng Công ty đầu tư, xây dựng đều đặt chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ và
an toàn lao động;
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công ích trên không khỏi có những
hạn chế, tồn tại cần khắc phục, vì vậy việc đề ra “ Một số biện pháp hoàn thiện thực
hiện nhiệm vụ công ích bảo đảm an toàn hang hải tại Tổng công ty bảo đảm an toàn
hang hải miền Bắc “ được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu

1


- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về nhiệm vụ công ích bảo
đảm an toàn hàng hải, thực trạng thực hiện nhiệm vụ công ích tại Tổng công ty bảo
đảm an toàn hàng hải miền Bắc,
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào thực trang tình hình thực hiên nhiệm vụ
công ích bảo đảm an toàn hàng hải tại doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2014
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu vị trí, vai trò, tình hình hoạt động của doanh
nghiệp . Đặc biệt làm rõ việc thực hiện nhiệm vụ công ích tại doanh nghiệp từ đó có
những đánh giá chung về vấn đề này và đề ra giải pháp, định hướng phát triển cho
doanh nghiệp trong thời gian tới
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích tổng hợp,
thống kê, so sánh, logic

4. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn gồm 3 chương:
- Chương I: Những lý luận cơ bản về nhiệm vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải tại
Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc
- Chương II: Thực trạng tình hình thực hiện nhiệm vụ công ích bảo đảm an toàn hàng
hải tại Tổng công ty BĐATHHMB giai đoạn 2010 – 2014
- Chương III: Một số biện pháp hoàn thiện thực hiện nhiệm vụ công ích bảo đảm hàng
hải tại Tổng công ty BĐATHHMB
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài tổng kết và vận dụng những lý luận khoa học về nhiệm vụ công ích bảo đảm an
toàn hàng hải để tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện nhiệm vụ
công ích bảo đảm an toàn hàng hải tại Tổng Công ty, trên cơ sở đó đề ra các biện
pháp mang tính khả thi và lâu dài, giúp Tổng Công ty hoàn thiện thực hiện nhiệm vụ
công ích bảo đảm an toàn hàng hải trong thời gian tới
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHIỆM VỤ CÔNG ÍCH BẢO
ĐẢM HÀNG HẢI
1.1. Lý luận chung
1.1.1. Sản phẩm, dịch vụ công ích

2


Theo Nghị định 130/2013/NĐ – CP ban hành ngày 16/10/2013, Sản phẩm, dịch
vụ công ích được xác định là sản phẩm, dịch vụ khi đồng thời đáp ứng các tiêu chí sau
đây:
- Là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng
đồng dân cư của 1 khu vực lãnh thổ mà Nhà nước cần đảm bảo vì lợi ích chung hoặc
đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả
năng bù đắp chi phí.

- Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch, tổ chức đấu thầu
theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định.
Như vậy, sản phẩm, dịch vụ công ích khác với sản phẩm, dịch vụ hàng hóa thông
thường bởi sản phẩm, hàng hóa thông thường có các thuộc tính sau:
+) Giá trị sử dụng: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người.
+) Giá trị của hàng hóa: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong
hàng hóa.
1.1.2. Phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
Việc lựa chọn phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo
thứ tự ưu tiên sau:
+) Đấu thầu
+) Đặt hàng
+) Giao kế hoạch
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện
theo phương thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch.
- Các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích khác thực hiện theo
phương thức đặt hàng.
- Trường hợp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích xây dựng được đơn giá, giá của
sản phẩm, dịch vụ công ích và được cung ứng theo giá do Nhà nước quy định thì thực
hiện theo phương thức đặt hàng. Trường hợp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
chủ yếu phải thực hiện theo khối lượng hoặc chi phí hợp lý sản xuất và cung ứng sản
phẩm, dịch vụ công ích có thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí
thì thực hiện theo phương thức giao kế hoạch.

3


1.1.3. Quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ, sản phẩm công
ích

- Các quyền và nghĩa vụ quy định đối với doanh nghiệp tại luật doanh nghiệp, đối với
hợp tác xã tại luật hợp tác xã.
- Thực hiện việc ký kết hợp đồng và hạch toán kinh tế theo quy định của pháp luật
- Được thanh toán theo giá hoặc phí theo hợp đồng đã ký kết hoặc theo quy định được
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chấp nhận.
- Phải tự bù đắp chi phí theo giá trúng thầu khi tham gia sản xuất và cung ứng sản
phẩm, dịch vụ công ích theo phương thức đấu thầu.
- Các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo phương
thức đặt hàng, giao kế hoạch có giá tiêu thụ do Nhà nước quy định thấp hơn chi phí
hợp lý được ngân sách Nhà nước trợ giá , trợ cấp theo quy định.
- Sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã
cam kết; chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật vè sản phẩm, dịch vụ
công ích do mình sản xuất và cung ứng.
1.2. Nhiệm vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải
1.2.1. Khái niệm nhiệm vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải
Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do nhà nước bảo đảm kinh phí, được
thực hiện trên hệ thống luồng hàng hải và hệ thống đèn biển do hai công ty Bảo đảm
an toàn hàng hải quản lý, khai thác bao gồm:
+) Vận hành hệ thống thiết bị báo hiệu hàng hải;
+) Vận hành hệ thống luồng hàng hải;
+) Khảo sát, ra thông báo hàng hải.
+) Sửa chữa công trình; tài sản bảo đảm an toàn hàng hải;
+) Nạo vét, duy tu luồng hàng hải để đảm bảo độ sâu của luồng theo chuẩn tắc thiết
kế ban đầu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (không bao gồm công tác nạo vét
đầu tư xây dựng mới luồng hàng hải);
+) Nhiệm vụ đột xuất khác để đảm bảo an toàn hàng hải.
1.2.2. Quy trình giao kế hoạch và đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm
an toàn hàng hải
1.2.2.1. Nguồn kinh phí thực hiện công tác bảo đảm an toàn hàng hải


4


- Phí bảo đảm hàng hải là khoản thu phí của nhà nước được quy định trong danh mục
phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí, lệ phí và được giao cho hai Công ty Bảo đảm
an toàn hàng hải quản lý và sử dụng theo quy định. Nguồn thu phí bảo đảm hàng hải
được sử dụng 100% để chi cho công tác bảo đảm an toàn hàng hải và là doanh thu
hoạt động công ích của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải; Hai Công ty Bảo đảm an
toàn hàng hải không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu là khoản thu phí
này.
- Nguồn thu phí bảo đảm hàng hải bao gồm:
+) Nguồn thu phí bảo đảm hàng hải từ các luồng hàng hải do hai Công ty Bảo đảm an
toàn hàng hải quản lý; Các cảng vụ hàng hải thực hiện việc thu phí bảo đảm hàng hải
và được trích thưởng công tác thu phí theo tỷ lệ % trên số thu phí bảo đảm hàng hải
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Số còn lại sau khi trích cho các cảng vụ,
các cảng vụ hàng hải chuyển cho hai Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định
của cơ quan có thẩm quyền.
+) Nguồn trích nộp phí bảo đảm hàng hải của các luồng hàng hải do doanh nghiệp đầu
tư, xây dựng theo tỷ lệ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
1.2.2.2. Lập kế hoạch
Hàng năm, căn cứ vào tình trạng kỹ thuật của hệ thống luồng hàng hải, hệ thống
đèn biển được giao quản lý và kế hoạch thu phí, hai Công ty Bảo đảm an toàn hàng
hải lập kế hoạch về cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải và kế hoạch
tài chính về cung ứng dịch vụ công ích gửi Cục Hàng hải Việt Nam. Cục Hàng hải
Việt Nam có trách nhiệm thẩm tra và tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước
ngày 20 tháng 7 hàng năm để Bộ Giao thông vận tải tổng hợp kế hoạch ngân sách
năm sau của Bộ và gửi Bộ Tài chính theo quy định.
- Nguyên tắc lập kế hoạch:
+) Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cho công tác bảo đảm an toàn hàng hải thường
xuyên.

+) Không xây dựng kế hoạch chi vượt tổng số thu phí bảo đảm hàng hải dự kiến thu
được trong năm kế hoạch.
- Cơ sở xây dựng kế hoạch căn cứ vào:
+) Khối lượng cung ứng dịch vụ công ích.
5


+) Quy trình kỹ thuật sửa chữa, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng của dịch vụ công ích bảo
đảm an toàn hàng hải, các định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải và
các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
1.2.2.3. Giao kế hoạch cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải
Bộ Giao thông vận tải giao kế hoạch cung ứng dịch vụ công ích và kế hoạch tài
chính về hoạt động cung ứng dịch vụ công ích cho hai Công ty Bảo đảm an toàn hàng
hải sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính. Việc giao kế hoạch
cho các công ty phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước.
1.2.2.4. Nội dung giao kế hoạch
Gồm 02 phần:
- Kế hoạch cung ứng dịch vụ công ích:
+) Tên dịch vụ công ích;
+) Khối lượng;
+) Chất lượng;
+) Thời gian thực hiện.
- Kế hoạch tài chính:
+) Doanh thu cung ứng dịch vụ công ích;
+) Chi phí cung ứng dịch vụ công ích, bao gồm: Chi phí thường xuyên và chi phí
không thường xuyên.
+) Chênh lệch thu - chi về cung ứng dịch vụ công ích.
1.2.3. Nghiệm thu, quyết toán khối lượng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm
hàng hải
1.2.3.1. Nghiệm thu khối lượng cung ứng dịch vụ công ích

- Cơ sở để nghiệm thu:
+) Khối lượng dịch vụ công ích hoàn thành có trong kế hoạch được giao;
+) Thiết kế kỹ thuật, dự toán và tổng dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
(nếu có);
+) Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu theo quy định hiện
hành (nếu có);
+) Hệ thống định mức, đơn giá và các quy định, quy trình nghiệm thu do Bộ Giao
thông vận tải và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
+) Các tài liệu khác có liên quan đến việc cung ứng dịch vụ công ích.
- Biên bản nghiệm thu: Biên bản nghiệm thu phải thể hiện các nội dung như trong Kế
hoạch cung ứng dịch vụ công ích đã giao.

6


- Cơ quan nghiệm thu: Bộ Giao thông vận tải (hoặc uỷ quyền cho Cục Hàng hải Việt
Nam) tổ chức nghiệm thu hoạt động cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm hàng hải.
1.2.3.2. Báo cáo tài chính
Hàng quý, năm, hai Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải lập báo cáo quyết toán tài
chính gửi Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính theo đúng
thời gian quy định hiện hành.
Tổng giám đốc hai Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải chịu trách nhiệm về thực
hiện các quy định tài chính theo quy định tại Khoản 8 Điều 34 Nghị định số
199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính
của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Hàng năm hai Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện kiểm toán độc lập về
báo cáo tài chính năm theo quy định. Hai Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải chịu sự
thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan tài chính đối với công tác quản lý tài
chính theo quy định của pháp luật.
1.2.3.3. Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Cục Hàng hải

Việt Nam kiểm tra quyết toán dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải. Chỉ
thực hiện thanh toán các dịch vụ công ích khi đã có Biên bản nghiệm thu của cơ
quan có thẩm quyền.
Trường hợp phải khôi phục bảo đảm giao thông khẩn cấp do thiên tai, bão lũ
hoặc tai nạn do nguyên nhân khách quan ngoài nhiệm vụ kế hoạch giao, hai Công ty
Bảo đảm an toàn hàng hải phải lập biên bản xác định mức độ thiệt hại được khắc phục
(có xác nhận của cảng vụ hàng hải khu vực), tổng hợp, báo cáo Cục Hàng hải Việt
Nam, Bộ Giao thông vận tải để ghi kế hoạch và quyết toán trong năm tiếp theo.
Các khoản chi sửa chữa vượt định mức, chi không có kế hoạch và chi không
đúng chế độ đều phải xuất toán; đồng thời người nào ra lệnh chi sai người đó phải bồi
hoàn và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1.3. Nội dung các nhiệm vụ công ích bảo đảm hàng hải
1.3.1. Vận hành thiết bị báo hiệu hàng hải
1.3.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ và vai trò của hệ thống báo hiệu đường thủy

7


- Khái niệm: Báo hiệu dường thủy nói chung bao gồm cả báo hiệu đường biển và
đường sông. Hiện nay gọi là báo hiệu hàng hải ( BHHH ) và báo hiệu đường thủy nội
địa ( BHĐTNĐ ).
+) Là hệ thống gồm tất cả các công trình và thiết bị trợ giúp cho tàu bè đi lại trên biển,
thiết bị đó có thể nhìn thấy nhờ ánh sáng, màu sắc hay phát ra âm thanh, tín hiệu vô
tuyến để cho người đi biển nhận biết rõ ràng cả ban ngày và ban đêm, trong mọi điều
kiện thời tiết khác nhau đảm bảo an toàn cho người và tài sản, giúp cho việc vận hành
của tàu được dễ dàng và nhanh chóng.
+) Các báo hiệu đường thủy có thể đặt trên đất liền, trên tàu, trên mặt nước, ở những
điểm cố định trên tuyến luồng, cửa sông, cửa biển … có hình thức, màu sắc như 1 tín
hiệu phát đi liên tục.
- Nhiệm vụ của hệ thống báo hiệu đường thủy:

+) Giúp cho tàu thuyền tránh được những thiệt hại về tàu thuyền sinh mạng và hàng
hóa trên sông, biển và đồng thời góp phần bảo vệ môi trường biển.
+) Giúp cho tàu bè rút ngắn được thời gian đi biển và các chi phí phục vụ khác:
Các hải đăng và vô tuyến hải đăng được bố trí rải rác thành hình vòng cung dọc
bờ biển, nhô ra như bờ biển, khiến cho tàu bè có thể đi sát bờ hơn, nhờ đó các tàu có
thể tiết kiệm thời gian trong 1 chuyến đi, nhất là vào ban đêm và thời gian có sương
mù bao trùm bờ biển. Mặt khác hệ thổng ra đa có thể cung cấp thông tin giúp cho các
đoàn tàu ra vào cảng theo luồng lạch mà không phải mất thời gian chờ đợi ở ngoài
khơi.
Đối với các tàu hiện đại phải chi phí rất đắt tiền cho công đóng và khai thác, nên
việc rút ngắn thời gian đi lại sẽ có giá trị rất lớn về kinh tế.
- Vai trò của báo hiệu đường thủy:
Ngoài nhiệm vụ chính ở trên thì báo hiệu còn có vai trò quan trọng là trợ giúp
tàu bè đi lại bằng các âm thanh hay vô tuyến điện:
+) Giúp cho tàu bè đo đạc các phương vị góc 1 cách chính xác
+) Nó đóng vai trò là 1 trạm tín hiệu giúp cho người đi biển sử dụng các đèn hiệu 1
cách thuận lợi
+) Nó là 1 điểm quan sát cho các hoạt động khai thác, phòng thủ ven biển
+) Nó là 1 nơi, địa điểm phối hợp cho các hoạt đông tìm kiếm cứu nạn

8


+) Nó là 1 bộ phận của hệ thống điều hành giao thông đường thủy nói chung và
đường biển nói riêng
1.3.1.2. Quản lý, vận hành báo hiệu hàng hải ( theo Thông tư 07/2015/TT –
BGTVT do Bộ giao thông vận tải ban hành ngày 07/4/2015 Quy định về báo hiệu
hàng hải và thông báo hàng hải )
1.3.1.2.1. Trách nhiệm quản lý báo hiệu hàng hải
- Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về báo hiệu hàng hải trong

phạm vi cả nước.
- Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống báo
hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý.
- Các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải trực tiếp quản lý, vận hành và chịu
trách nhiệm về hoạt động của báo hiệu hàng hải trong khu vực được giao.
- Tổ chức, cá nhân khác trực tiếp quản lý vận hành và chịu trách nhiệm về hoạt động
của báo hiệu hàng hải do tổ chức, cá nhân đó đầu tư xây dựng.
1.3.1.2.2. Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải
- Lập kế hoạch định kỳ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp báo hiệu hàng hải trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
- Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng báo hiệu hàng hải để các thông số kỹ thuật của
báo hiệu luôn phù hợp với thông báo hàng hải đã công bố.
- Khi báo hiệu hàng hải bị hư hỏng, mất hoặc sai lệch phải khẩn trương tiến hành sửa
chữa, khắc phục kịp thời.
- Kịp thời lập hồ sơ xác định mức độ hư hỏng, mất hoặc sai lệch của báo hiệu hàng
hải gửi về cơ quan chức năng để điều tra, xử lý.
- Hàng quý báo cáo bằng văn bản tình trạng hoạt động của báo hiệu hàng hải về Cục
Hàng hải Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
- Khi có thay đổi về đặc tính của báo hiệu hàng hải so với thông báo hàng hải đã công
bố, phải thông báo về Tổ chức có thẩm quyền để công bố thông báo hàng hải kịp thời.
1.3.1.2.3. Bảo vệ báo hiệu hàng hải
- Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ báo hiệu hàng hải.
- Tổ chức, cá nhân có hành vi phá hoại, lấy cắp hoặc làm hư hỏng báo hiệu hàng hải
bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong bảo vệ báo hiệu hàng hải được khen thưởng
theo quy định.

9



1.3.1.3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải (theo văn bản
QCVN20 : 2010/BGTVT do Cục hàng hải Việt Nam biên soạn)
1.3.1.3.1. Phía khống chế của báo hiệu hàng hải
- Theo hướng luồng hàng hải, báo hiệu bên phải khống chế phía phải luồng, báo hiệu
bên trái khống chế phía trái luồng
- Theo phương địa lý:
+) Phía Bắc khống chế từ 3150 đến 450 ;
+) Phía Đông khống chế từ 450 đến 1350 ;
+) Phía Nam khống chế từ 1350 đến 2250 ;
+) Phía Tây khống chế từ 2250 đến 3150 .
1.3.1.3.2. Phân loại báo hiệu hàng hải
- Báo hiệu thị giác cung cấp thông tin báo hiệu bằng hình ảnh vào ban ngày, ánh sáng
vào ban đêm. Báo hiệu thị giác bao gồm: đèn biển, đăng tiêu, chập tiêu, báo hiệu dẫn
luồng (báo hiệu hai bên luồng, báo hiệu chuyển hướng luồng, báo hiệu phương vị, báo
hiệu chướng ngại vật biệt lập, báo hiệu vùng nước an toàn, báo hiệu chuyên dùng, báo
hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện);
- Báo hiệu vô tuyến điện cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu vô tuyến điện. Báo
hiệu vô tuyến điện bao gồm báo hiệu tiêu Radar, báo hiệu hàng hải AIS và các loại
báo hiệu vô tuyến điện khác;
- Báo hiệu âm thanh cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu âm thanh. Báo hiệu âm
thanh bao gồm còi báo hiệu và các loại báo hiệu âm thanh khác.
1.3.2. Vận hành luồng hàng hải
1.3.2.1. Định nghĩa, cách xác định hướng luồng hàng hải
Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu
hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu
biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng cảng biển và luồng
hàng hải khác.
- Các thông số cơ bản:
+) Chiều dài luồng: là chiều dài tính theo đường tim luồng của luồng tàu biển
+) Chiều dài đoạn luồng: là chiều dài tính theo đường tim luồng của đoạn luồng

+) Bề rộng luồng: là bề rộng của đáy luồng hàng hải theo chuẩn tắc thiết kế
+) Độ sâu luồng thiết kế: là chiều sâu tính từ mực nước số “ 0” hải đồ đến độ sâu theo
chuẩn tắc thiết kế ( độ sâu được tính toán theo yêu cầu thiết kế luồng hàng hải )

10


+) Độ sâu luồng theo thông báo hàng hải: là chiều sâu của điểm cạn nhất trong phạm
vi bề rộng luồng theo bình đồ khảo sát độ sâu tuyến luồng, đoạn luồng đó
+) Bán kính quay vòng của phao: là khoảng cách xa nhất tính theo phương ngang từ
báo hiệu nổi đến vị trí thả phao báo hiệu.
- Hướng luồng hàng hải
+) Luồng hàng hải từ biển vào cảng, phía tay phải là phía phải luồng, phía tay trái là
phía trái luồng.
+) Luồng hàng hải trên biển, hướng được xác định như sau:
Theo hướng từ Bắc xuống Nam, phía tay phải là phía phải luồng, phía tay trái là
phía trái luồng;
Theo hướng từ Đông sang Tây, phía tay phải là phía phải luồng, phía tay trái là
phía trái luồng;
1.3.2.2. Quy hoạch, đầu tư xây dựng, công bố đưa vào sử dụng và quản lý khai
thác luồng hàng hải ( theo Thông tư 10/T05/2013 của Bộ Giao thông vận tải )
1.3.2.2.1. Quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng luồng hàng hải
- Việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch cảng biển đã được
duyệt.
- Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm:
+) Lập, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch phát triển luồng hàng hải
Việt Nam. Việc lập, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch
phát triển luồng hàng hải phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống cảng
biển Việt Nam;
+) Công bố công khai và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch đã được

phê duyệt.
+) Tổ chức lập, công bố và định kỳ hàng năm cập nhật danh bạ luồng hàng hải.
- Đầu tư xây dựng luồng hàng hải:
+) Trước khi lập báo cáo đầu tư xây dựng luồng hàng hải, chủ đầu tư gửi trực tiếp
hoặc gửi qua hệ thống bưu chính văn bản đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam trả lời về
sự phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển và luồng hàng hải;
+) Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ đầu tư, Cục
Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời và gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu
11


chính đến chủ đầu tư, đồng thời báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh nơi xây dựng luồng hàng hải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do;
+) Trước khi tiến hành xây dựng luồng hàng hải, chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt
Nam bản sao chụp quyết định đầu tư xây dựng công trình kèm theo bình đồ bố trí mặt
bằng tổng thể, bản sao chụp quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình và
phương án đảm bảo an toàn hàng hải đã được phê duyệt;
+) Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng
luồng hàng hải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, đảm bảo an toàn hàng hải, an
ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
1.3.2.2.2. Công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng
- Thẩm quyền công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng :
+) Trường hợp luồng hàng hải được công bố cùng thời điểm công bố mở cảng biển:
Bộ Giao thông vận tải công bố cùng với công bố mở cảng biển.
+) Trường hợp luồng hàng hải công bố sau thời điểm công bố mở cảng biển hoặc
luồng hàng hải được đầu tư mới, công bố lại do điều chỉnh, mở rộng, nâng cấp: Cục
Hàng hải Việt Nam công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng.
- Trình tự, thủ tục đề nghị công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng:
+) Trình tự, thủ tục công bố luồng hàng hải theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều

này thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 21/2012/NĐ-CP.
+) Trình tự, thủ tục công bố luồng hàng hải theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều
này thực hiện như sau:
Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng mới, điều chỉnh, mở rộng, nâng cấp
luồng hàng hải, chủ đầu tư hoặc tổ chức quản lý dự án nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ
thống bưu chính đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố đưa luồng
hàng hải vào sử dụng gồm:
Văn bản đề nghị công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng;

12


Biên bản nghiệm thu để đưa công trình đã hoàn thành xây dựng vào sử dụng có kèm
theo bản vẽ hoàn công luồng hàng hải, hệ thống báo hiệu hàng hải được đầu tư theo
dự án;
Quy trình hướng dẫn khai thác luồng hàng hải bao gồm: chuẩn tắc luồng,
hệ thống báo hiệu hàng hải, thông số tàu thiết kế và các điều kiện khai thác cụ thể
khác;
Thông báo hàng hải kèm theo bình đồ của luồng hàng hải; thông báo hàng hải hệ
thống báo hiệu hàng hải được đầu tư theo dự án; biên bản nghiệm
thu giữa chủ đầu tư và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, năng lực về kết quả khảo sát
rà quét chướng ngại vật mặt đáy luồng hàng hải và vùng nước liên quan.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điểm này,
Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện công bố đưa tuyến luồng vào sử dụng theo quy
định, trường hợp không đồng ý phải có văn bản và nêu rõ lý do.
1.3.2.2.3. Quản lý vận hành, khai thác luồng hàng hải và báo hiệu hàng hải
- Nội dung quản lý vận hành, khai thác luồng hàng hải và báo hiệu hàng
hải gồm:
+) Duy tu, bảo trì luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và các công trình,
thiết bị phụ trợ bảo đảm an toàn cho hoạt động hành hải;

+) Quản lý vận hành hệ thống báo hiệu hàng hải;
+) Định kỳ khảo sát độ sâu và công bố thông báo hàng hải theo quy định.
- Quy định về quản lý vận hành, khai thác luồng hàng hải và báo hiệu hàng hải:
+) Các tuyến luồng hàng hải công cộng do các tổ chức bảo đảm an toàn hàng hải trực
tiếp thực hiện quản lý vận hành, khai thác theo quy định;
+) Các tuyến luồng hàng hải chuyên dùng do doanh nghiệp đầu tư xây dựng luồng
hàng hải chuyên dùng đó tổ chức quản lý vận hành, khai thác;
+) Hàng năm, tổ chức quản lý vận hành, khai thác các tuyến luồng hàng hải báo cáo
Cục Hàng hải Việt Nam về tình trạng hoạt động của tuyến luồng và
dự kiến kế hoạch quản lý vận hành, duy tu, bảo trì, khảo sát, thông báo hàng hải theo
quy định;

13


+) Khi phát hiện báo hiệu hàng hải bị sai lệch vị trí, hư hỏng hoặc bị mất, tổ chức
quản lý vận hành, khai thác các tuyến luồng hàng hải phải thông báo
ngay cho Cảng vụ hàng hải khu vực, bao gồm cả việc tạm dừng hoạt động, thay mới
báo hiệu hàng hải; trường hợp cần phải thay đổi vị trí, đặc tính kỹ thuật, mục đích sử
dụng của báo hiệu hàng hải so với thiết kế đã được duyệt thì phải lấy ý kiến bằng văn
bản của Cảng vụ hàng hải khu vực và trình Cục Hàng hải Việt Nam chấp thuận trước
khi thực hiện.
1.3.3. Khảo sát, ra thông báo hàng hải
1.3.3.1. Phân loại thông báo hàng hải
Căn cứ vào mục đích sử dụng, thông báo hàng hải được phân loại như sau:
1.3.3.1.1. Thông báo hàng hải về hoạt động của báo hiệu hàng hải
- Thông báo hàng hải về việc thiết lập mới báo hiệu hàng hải: các báo hiệu hàng hải
thị giác, vô tuyến điện, âm thanh sau khi được thiết lập phải được công bố hàng hải về
vị trí, tác dụng, đặc tính hoạt động của báo hiệu đó theo mẫu quy định tại Phụ lục I
của Thông tư này

- Thông báo hàng hải về việc thay đổi đặc tính hoạt động của báo hiệu hàng hải: Khi
báo hiệu hàng hải được thay đổi đặc tính hoạt động so với đặc tính đã được thông báo
thì phải công bố thông báo hàng hải về các thay đổi đó theo mẫu quy định tại Phụ lục
II của Thông tư này
- Thông báo hàng hải về việc tạm ngừng hoạt động của báo hiệu hàng hải: Khi báo
hiệu hàng hải không còn khả năng hoạt động theo đúng đặc tính đã được thông báo thì
phải công bố thông báo hàng hải về việc tạm ngừng hoạt động của báo hiệu hàng hải
đó theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này
- Thông báo hàng hải về việc phục hồi hoạt động của báo hiệu hàng hải: Sau khi đã
sửa chữa xong sự cố của báo hiệu hàng hải thì phải công bố thông báo hàng hải về
việc phục hồi hoạt động của báo hiệu hàng hải đó theo mẫu quy định tại Phụ lục IV
của Thông tư này
- Thông báo hàng hải về việc chấm dứt hoạt động của báo hiệu hàng hải: Sau khi báo
hiệu hàng hải không còn tác dụng, được thu hồi thì phải công bố thông báo hàng hải

14


về việc chấm dứt hoạt động của báo hiệu hàng hải đó theo mẫu quy định tại Phụ lục V
của Thông tư này
1.3.3.1.2. Thông báo hàng hải về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải, luồng
nhánh cảng biển, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng quay trở
tàu, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch
- Thông báo hàng hải về luồng hàng hải, khu neo đậu, vùng quay trở tàu, vùng đón
trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu tránh bão được công bố định kỳ. Bộ Giao thông vận
tải công bố Danh mục khảo sát định kỳ các tuyến luồng hàng hải và các vùng, khu
vực nêu trên để công bố thông báo hàng hải theo đề nghị của các Tổng công ty Bảo
đảm an toàn hàng hả
- Luồng nhánh cảng biển, vùng nước trước cầu cảng, khu chuyển tải phải được khảo
sát độ sâu định kỳ ít nhất mỗi năm một lần để công bố thông báo hàng hải;

- Luồng hàng hải, luồng nhánh cảng biển và các vùng, khu vực quy định tại khoản
này, sau khi xây dựng hoặc nạo vét, duy tu, cải tạo, nâng cấp phải được khảo sát độ
sâu và rà quét chướng ngại vật để công bố thông báo hàng hải;
- Các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải có trách nhiệm khảo sát độ sâu và rà
quét chướng ngại vật luồng hàng hải, khu neo đậu, vùng quay trở, vùng đón trả hoa
tiêu, vùng kiểm dịch, khu tránh bão để công bố thông báo hàng hải
- Việc khảo sát độ sâu và rà quét chướng ngại vật của các vùng nước trước cầu cảng,
luồng nhánh cảng biển, khu chuyển tải có thể do tổ chức có chức năng đo đạc, khảo
sát thực hiện. Tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm
thẩm tra lại kết quả khảo sát trước khi công bố thông báo hàng hải
1.3.3.1.3. Thông báo hàng hải về chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện
Khi có tai nạn, sự cố hàng hải gây chìm đắm tàu hoặc khi phát hiện có chướng
ngại vật gây mất an toàn hàng hải thì phải công bố thông báo hàng hải về các chướng
ngại vật đó theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này.
1.3.3.1.4. Thông báo hàng hải về khu vực thi công công trình trên biển hoặc trên
luồng hàng hải
Khu vực thi công công trình trên biển hoặc luồng hàng hải gây ảnh hưởng đến
hoạt động hàng hải, phải công bố thông báo hàng hải về công trình đó theo mẫu quy
định tại Phụ lục VIII của Thông tư này.
15


1.3.3.1.5. Thông báo hàng hải về việc phân luồng giao thông hàng hải hoặc hạn
chế lưu thông, tạm ngừng hoạt động của tuyến luồng hàng hải
Trong trường hợp đặc biệt cần yêu cầu tàu thuyền, phương tiện chuyển hướng
khỏi tuyến hành trình, hạn chế lưu thông hoặc tạm ngừng hoạt động của tuyến luồng
hàng hải, phải công bố thông báo hàng hải về việc phân luồng giao thông hàng hải,
hạn chế lưu thông hoặc tạm ngừng hoạt động của tuyến luồng hàng hải theo mẫu quy
định tại Phụ lục IX của Thông tư này.
1.3.3.1.6. Thông báo hàng hải về khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng

hải
Trong trường hợp một khu vực biển được sử dụng cho hoạt động diễn tập quân
sự, khu vực đổ chất thải, khu vực cấm neo đậu, hoạt động tìm kiếm cứu nạn, diễn tập
tìm kiếm cứu nạn, hoạt động thể thao, khu vực xảy ra sự cố tràn dầu hoặc chất độc
hại, khu vực đổ đất, nghiên cứu khoa học hay các hoạt động dân sự khác, do tính chất
công việc có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại trong khu vực biển đó, phải
công bố thông báo hàng hải về khu vực nêu trên theo mẫu quy định tại Phụ lục X của
Thông tư này.
1.3.3.2. Nội dung và yêu cầu của thông báo hàng hải
- Nội dung của thông báo hàng hải phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và phản ánh một
cách đầy đủ, chính xác các thông tin cần cung cấp.
- Yêu cầu của thông báo hàng hải:
+) Vị trí trong thông báo hàng hải được lấy theo hệ tọa độ địa lý quốc gia Việt Nam
VN-2000, hệ tọa độ WGS-84 và đồng thời được tính chuyển sang hệ tọa độ sử dụng
phép chiếu Mercator. Độ chính xác đến 1/10 giây.
+) Độ sâu trong thông báo hàng hải là độ sâu của điểm cạn nhất trong khu vực cần
được thông báo, tính bằng mét đến mực nước “số 0 hải đồ” độ chính xác đến 1/10
mét.
+) Địa danh trong thông báo hàng hải được lấy theo địa danh đã được ghi trên hải đồ
hoặc trong các tài liệu hàng hải khác đã xuất bản. Trường hợp địa danh chưa được ghi
trong các tài liệu nói trên thì sử dụng tên thường dùng của địa phương
+) Ngôn ngữ sử dụng trong thông báo hàng hải là tiếng Việt. Khi được phát trên hệ
thống các đài Thông tin duyên hải Việt Nam, phải sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
16


1.3.3.3. Thẩm quyền công bố thông báo hàng hải
- Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện việc quản lý nhà nước về công bố thông báo
hàng hải.
- Các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện việc công bố thông báo hàng

hải quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
- Thông tin trong thông báo hàng hải có giá trị từ thời điểm công bố thông báo hàng
hải và hết giá trị khi có thông báo hàng hải khác thay thế thông tin đó.
- Khi phát hiện có sai sót về nội dung trong thông báo hàng hải, Tổ chức có thẩm
quyền công bố thông báo hàng hải phải kịp thời hiệu chỉnh và công bố lại thông báo
hàng hải.
1.3.4. Sửa chữa công trình bảo đảm an toàn hàng hải (theo Thông tư
14/2013/TT-BGTVT quy định về bảo trì công trình hàng hải)
1.3.4.1. Cấp bảo trì công trình hàng hải
- Cấp duy tu, bảo dưỡng: được tiến hành thường xuyên hoặc định kỳ để đề phòng hư
hỏng của từng chi tiết, bộ phận công trình hàng hải.
- Cấp sửa chữa nhỏ: được tiến hành khi có hư hỏng ở một số chi tiết của bộ phận công
trình hàng hải nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các chi tiết đó.
- Cấp sửa chữa vừa: được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở một số bộ phận
công trình hàng hải nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các bộ phận công trình
đó.
- Cấp sửa chữa lớn: được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận
công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình.
1.3.4.2. Yêu cầu về bảo trì công trình hàng hải
- Công trình hàng hải sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa
chữa được nghiệm thu, bàn giao, tổ chức quản lý và bảo trì. Thời gian thực hiện bảo
trì được tính từ ngày chủ sở hữu, chủ quản lý, khai thác ký biên bản nghiệm thu đưa
công trình hàng hải vào khai thác, sử dụng.
- Công tác bảo trì công trình hàng hải được thực hiện theo quy định của Thông tư này,
quy trình bảo trì, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý,
bảo trì công trình hàng hải và quy định của pháp luật có liên quan.
- Quy trình bảo trì công trình hàng hải:

17



+) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy trình bảo trì công trình thực hiện
theo quy định tại các Điều 6, 7, 8 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP. Đối với công trình
hàng hải do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư, giao Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức
phê duyệt, điều chỉnh quy trình bảo trì công trình.
+) Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình cho chủ
sở hữu hoặc người được ủy quyền trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử
dụng.
1.3.4.3. Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải
do Bộ Giao thông vận tải quản lý
- Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm trực tiếp tổng hợp, lập kế hoạch và dự
toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải hàng năm và trung hạn 5 năm (hoặc theo kỳ
kế hoạch), trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
- Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải phải dựa trên việc tổng hợp và thẩm định các
số liệu, báo cáo, đề xuất từ đơn vị cơ sở, phản ánh đúng các yêu cầu thực tế và hiện
trạng công trình hàng hải, phù hợp với quy trình bảo trì công trình theo nội dung công
việc bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ.
- Quá trình lập kế hoạch bảo trì công trình hàng hải phải nêu được đầy đủ các thông
tin sau: tên công trình và hạng mục công trình (công việc) thực hiện; đơn vị, khối
lượng, chi phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện, mức độ ưu tiên.
Đối với các công trình, hạng mục công trình thuộc mức độ ưu tiên 1 (rất cần thiết)
phải có thuyết minh. Biểu mẫu lập kế hoạch bảo trì theo Mẫu số 1 Phụ lục của Thông
tư này.
- Nội dung của kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm và trung hạn 5 năm
(hoặc theo kỳ kế hoạch) bao gồm:
+) Đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên:
Căn cứ vào thời gian đưa công trình hàng hải vào khai thác, sử dụng và thực tế khai
thác công trình, phải tăng cường công tác bảo dưỡng thường xuyên nhằm phòng ngừa
và khắc phục kịp thời những hư hỏng nhỏ của các bộ phận kết cấu công trình, thiết bị
để nâng cao chất lượng phục vụ khai thác, đề phòng xảy ra những hư hỏng, sự cố tiếp

theo và bảo đảm tuổi thọ công trình.

18


Dự toán kinh phí được xác định phù hợp với công việc bảo trì công trình hàng hải.
Đơn giá, dự toán căn cứ vào định mức, đơn giá hiện hành. Trường hợp các định mức,
đơn giá chưa có hoặc đã có nhưng chưa phù hợp, Cục Hàng hải Việt Nam đề xuất, tổ
chức lập định mức, đơn giá mới, trình Bộ Giao thông vận tải hoặc cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
+) Đối với công tác sửa chữa định kỳ:
Căn cứ vào thời hạn quy định và trên cơ sở kết quả đánh giá, kiểm định hiện
trạng công trình hàng hải (nếu có) về tình trạng xuống cấp của các bộ phận, kết cấu
công trình và hư hỏng xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình để lập và đề xuất các giải
pháp sửa chữa (hoặc thay thế mới) nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình
và bảo đảm sự làm việc bình thường, an toàn của công trình.
Trình tự thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và các
quy định khác có liên quan.
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định hiện hành.
+) Đối với công tác sửa chữa đột xuất công trình hàng hải:
Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm: Tổng hợp công trình, hạng mục
công trình hàng hải đã sửa chữa khôi phục khẩn cấp kèm theo kinh phí được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải trung hạn 5 năm (hoặc theo kỳ kế hoạch):
dự phòng kinh phí 10%.
+) Đối với công trình hàng hải đã quá thời gian sử dụng, không đáp ứng được yêu cầu
sử dụng, Cục Hàng hải Việt Nam và đơn vị quản lý, khai thác công trình báo cáo Bộ
Giao thông vận tải xem xét, quyết định việc cho phép lập dự án đầu tư nâng cấp, cải
tạo từ nguồn vốn xây dựng cơ bản, không sử dụng kinh phí bảo trì.
- Trình tự, thủ tục phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm thực hiện

như sau:
+) Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công
trình hàng hải, trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 6 hàng năm.
+) Bộ Giao thông vận tải thẩm định, chấp thuận kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì
công trình hàng hải trước ngày 15 tháng 7 hàng năm; tổng hợp kế hoạch và dự toán

19


kinh phí bảo trì vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giao thông
vận tải, trình Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 8 hàng năm.
+) Trên cơ sở Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính,
Bộ Giao thông vận tải thông báo dự toán thu, chi ngân sách nhà nước gửi cho Cục
Hàng hải Việt Nam và đơn vị quản lý, khai thác công trình hàng hải, trong đó có phần
kinh phí dành cho bảo trì công trình hàng hải.
+) Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức rà soát danh mục dự án, hạng mục và khối lượng
công trình cấp thiết phải làm, chịu trách nhiệm về lập kế hoạch và dự toán kinh phí
bảo trì công trình hàng hải, trình Bộ Giao thông vận tải chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày
nhận được thông báo quy định tại điểm c khoản này.
+) Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt kế hoạch, dự kiến dự toán kinh phí bảo
trì công trình hàng hải và tổng hợp, giao dự toán thu chi ngân sách cho Cục Hàng hải
Việt Nam.
- Trình tự, thủ tục phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình hàng hải trung hạn 5 năm
(hoặc theo kỳ kế hoạch) thực hiện như sau:
+) Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp, lập kế hoạch và dự kiến kinh phí
bảo trì công trình hàng hải, trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 6 của
năm tiếp theo.
+) Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch, dự kiến kinh phí bảo trì công trình hàng
hải, kế hoạch bố trí nguồn kinh phí thực hiện và tổ chức thực hiện, điều chỉnh, sửa
đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm cho phù hợp với điều kiện

thực tế.
- Thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải đã được phê duyệt
+) Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm được Bộ Giao thông vận tải phê
duyệt là căn cứ để Cục Hàng hải Việt Nam và đơn vị quản lý, khai thác công trình
hàng hải triển khai thực hiện. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt dự
toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 Nghị
định số 114/2010/NĐ-CP.
+) Việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình hàng hải thực hiện theo
nguyên tắc sau:

20


×