Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Mâu thuẫn nội tại của sinh viên Tâm lý học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.86 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Mâu thuẫn nội tại nói riêng cũng giống mâu thuẫn nói chung, là nguồn gốc,
động lực cơ bản của quá trình biến đổi, phát triển của con người bởi vì tính chất
thống nhất giữa các mặt đối lập trong mỗi mâu thuẫn có tác dụng làm cho nội tâm
con người còn ổn định tương đối ở một chất nhất định, chưa biến đổi sang trạng
thái khác. Tuy nhiên giữa chúng không chỉ có sự thống nhất tương đối mà còn
luôn diễn ra sự đấu tranh - đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối. Chính sự
đấu tranh đó đã dẫn tới một sự chuyển hoá, khi đạt được lượng vừa đủ và chín
muồi thì chất sẽ biến đổi, tâm lý con người sẽ tạo ra một bước nhảy chuyển từ giai
đoạn hiện tại sang giai đoạn cao hơn, những trạng thái tâm lý ở giai đoạn trước sẽ
bổ sung cho giai đoạn sau, ở giai đoạn sau hoàn thiện hơn giúp con người trưởng
thành và chín chắn.
Đối với sinh viên nói riêng, nghiên cứu mâu thuẫn nội tại trong quá trình
thích nghi với môi trường đại học sẽ giúp các bạn hòa hợp tốt hơn với môi trường
học tập mới có tính chất tập trung chuyên sâu cao, cân bằng giữa học tập và vui
chơi, nghiên cứu và giải trí trong cuộc sống, đồng thời giúp các bạn có định hướng
1


tốt hơn cho tương lai, trả lời các câu hỏi: tại sao mình phải học đại học, mình thích
gì và mình muốn có được cái gì trong tương lai.
Ngoài ra trong một thập kỷ trở lại đây, hiện tượng phạm tội hình sự nghiêm
trọng, tự kỷ, trầm cảm, bị tâm thần hay tự tử do căng thẳng áp lực trong sinh viên
diễn ra ngày một nhiều, nguyên nhân chủ yếu đều do vấn đề về tâm thần xuất phát
từ những mâu thuẫn nội tâm hay rối loạn nhân cách gây nên khiến cho các bạn
sinh viên rơi vào trạng thái mất cân bằng tâm lý đến nỗi không còn đủ tỉnh táo và
lý trí để điều khiển hành vi của mình. Vì vậy việc nghiên cứu về mâu thuẫn nội
tâm của sinh viên sẽ giúp các bạn có nếp sống khoa học lành mạnh, giảm thiểu
nguy cơ mắc các bệnh tâm lý và biết cách đối mặt với những khó khăn trong cuộc


sống sinh viên.

Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÂU THUẪN NỘI TẠI CỦA SINH
VIÊN.
1.1 Mâu thuẫn nội tại của con người

Mâu thuẫn là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Mặt đối lập là
những mặt có đặc điểm, thuộc tính, tính quy định, khuynh hướng biến đổi trái
ngược nhau, tồn tại khách quan. Trong mỗi sự vật hiện tượng đều tồn tại các mặt
đối lập, chúng vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo nên mâu thuẫn.
Bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới khách quan cũng đều chứa đựng
những mâu thuẫn trong bản thân nó, trong đó luôn diễn ra quá trình vừa thống
nhất, vừa đấu tranh của các mặt đối lập làm cho sự vật hiện tượng vận động và
phát triển không ngừng. Mâu thuẫn bên trong sự vật hiện tượng gọi là mâu thuẫn
nội tại của sự vật hiện tượng.
Theo quan điểm triết học trên, con người cũng tồn tại những mâu thuẫn nội tại
cả về thể xác và tâm hồn. Trong con người luôn tồn tại những mặt đối lập để tồn
tại và phát triển trong thế giới khách quan, một sô ví dụ điển hình về các mặt đối
2


lập của tâm lý: tri giác và cảm giác, tư duy và tưởng tượng, nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính,… các mặt đối lập này có những xung đột, đấu tranh, có xu
hướng phát triển trái ngược nhau nhưng vẫn thống nhất, mặt này làm tiền đề để
phát triển mặt kia.
Theo quan điểm Phật giáo, thân người do tứ đại hòa hợp gồm bốn chất đấtnước-gió-lửa tạo thành; đất với gió lại không thuận với nhau, gió thổi mạnh thì đất
rung rinh, lửa đang cháy bị nước làm giảm sức nóng nên cũng không thuận hợp.
Chúng luôn có sự chống trả với nhau kịch liệt, đất kỵ gió, nước kỵ lửa, vì vậy
trong bản thân mỗi con người luôn tồn tại sẵn những mâu thuẫn nội tại.
Mâu thuẫn nội tại của con người là một trạng thái tâm lý nên mang đầy đủ các

bản chất của tâm lý học: là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, có
tính chủ thể và mang bản chất lịch sử, xã hội.
Về sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, mặc dù mâu thuẫn nội tại
xuất phát từ nội tâm con người nhưng nó chỉ được hình thành và bộc lộ khi có sự
kích thích từ các nhân tố bên ngoài vào, khiến cho con người tri giác và cảm nhận
về nó, sau đó sẽ có những phản ứng ngược trở lại với những nhân tố tác động. Bất
kỳ một phản ứng tâm lý hay cung bậc cảm xúc nào của con người đều phản ánh
mâu thuẫn nội tâm người đó, ví dụ cảm giác về đói và no, niềm vui và nỗi buồn,
yêu và ghét, tôn trọng và khinh bỉ, trân trọng và coi thường, quan niệm về cái đẹp
và cái xấu, ….
Về tính chủ thể, mâu thuẫn nội tại của mỗi con người khác nhau trong cùng
một lứa tuổi không giống nhau. Điều đó lý giải vì sao trong những điệu kiện của
cùng một môi trường xã hội lại hình thành nên những nhân cách khác nhau về
nhiều chỉ số, hoặc vì sao những người giống nhau về ngoại hình nhưng thế giới
nội tâm, nội dung và hình thức hành vi lại được hình thành trong những môi
trường xã hội khác nhau.
Về bản chất lịch sử xã hội, mẫu thuẫn nội tâm cũng bị ảnh hưởng bởi các mối
quan hệ xã hội, các quan niệm có tính thời đại. Ví dụ quan niệm về vẻ đẹp của
người phụ nữ ở cùng một nơi nhưng qua các thời kỳ khác nhau thì không giống
nhau, phụ nữ ngày nay phải mảnh mai thon gọn, cằm nhọn là đẹp, còn phụ nữ thời
xưa được cho là đẹp khi có thân hình tròn trịa và mũm mĩm. Mặt khác, bản chất
3


này cũng có nghĩa là mâu thuẫn nội tại luôn thay đổi, gắn với sự thay đổi của tâm
lý con người. Các nhà tâm lý học có quan điểm về cách chia độ tuổi nghiên cứu
khác nhau, quan điểm tâm lý học lứa tuổi chia cuộc đời con người thành 9 giai
đoạn: đời sống thai nhi trong bụng mẹ, tuổi hài nhi, tuổi mầm non, tuổi học sinh
tiểu học, tuổi học sinh trung học cơ sở, tuổi học sinh trung học phổ thông, tuổi
sinh viên, tuổi trưởng thành và tuổi già. Mặt khác, nhà tâm lý học Erik Erikson

chia cuộc sống con người thành 7 giai đoạn tâm lý căn bản. Tuy cách chia khoảng
thời gian không giống nhau nhưng các quan điểm đều thống nhất rằng rằng tâm lý
con người luôn phát triển và biến đổi theo các thời kỳ trong toàn bộ quá trình sinh
sống. Mỗi một thời kỳ có một vai trò, vị trí nhất định trong quá trình chuyển từ
đứa trẻ mới sinh sang một nhân cách trưởng thành. Mỗi thời kỳ mang những nét
tâm lý đặc trưng riêng. Sự chuyển biến từ thời kỳ này sang thời
kỳ khác đều gắn với những cấu tạo tâm lý mới.
Ví dụ về mâu thuẫn nội tâm con người: nhiều người sợ ma nhưng lại thích xem
và đọc truyện về ma.
1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuôỉ sinh viên
Lứa tuổi sinh viên thường từ 18 đến 25 tuổi, đây là thời kỳ hoàn thành và ổn
định sau những biến động sâu sắc của tuổi dậy thì, là giai đoạn đang chuẩn bị cho
việc hình thành nghề nghiệp ổn định và bắt đầu bước vào phạm vi hoạt động lao
động. Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá
vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tương
lai, họ sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt
để sinh viên được trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm
tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, luôn mong
muốn được thể hiện và khẳng định mình, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống,
hiểu biết, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình.
1.2.1. Những yếu tố tác động đến mâu thuẫn nội tại của sinh viên
Sự phát triển về thể chất của thanh niên sinh viên trong thời kỳ này đã hoàn
thành và ổn định sau những biến động sâu sắc của tuổi dậy thì. Đến tuổi 25 thì sự
phát triển về thể chất của con người đã đạt đến mức hoàn thiện. Các bạn ở lứa tuổi
4


này đã đạt được sự hoàn chỉnh về cấu trúc và sự phối hợp giữa các chức năng của
cơ thể, hoạt động thần kinh cấp cao đã đạt đến mức trưởng thành. (Trọng lượng
não đạt mức tối đa, số lượng nơron thần kinh đạt mức cao nhất với chất lượng

hoàn hảo nhờ quá trình myêlin hoá cao độ. Ở thời kỳ này, các tế bào thần kinh
không có khả năng sản sinh thêm mà chỉ mất dần đi)
Về xã hội, sinh viên là công dân thực thụ của một đất nước với đầy đủ quyền
hạn và nghĩa vụ trước pháp luật. xã hội coi sinh viên là một thành viên chính thức,
một người trưởng thành. Tuy nhiên, do đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa tham
gia trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nên các bạn chưa hoàn toàn là người tự
lập về mọi mặt so với những thanh niên cùng độ tuổi không học đại học, phải tham
gia lao động kiếm sống sớm. Vì vậy, tính chất trưởng thành của thanh niên sinh
viên có những nét đặc trưng riêng. Nhà tâm lý học người Pháp Bianka Zazzo đã
nghiên cứu tuổi trưởng thành của thanh niên sinh viên và đi đến kết luận: trình độ
học vấn và vị trí xã hội của con người có ảnh hưởng đến sự trưởng thành của họ
(nghiên cứu cho thấy, thanh niên nông thôn trưởng thành về mặt xã hội sớm hơn
thanh niên công nhân; thanh niên sinh viên trưởng thành về mặt xã hội muộn
nhất).
Hoạt động học tập: Bản chất hoạt động học tập của sinh viên là đi sâu tìm hiểu
những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu để
nắm được đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, quy luật của các khoa học đó. Vì
vậy, nét đặc trưng cho hoạt động học tập của sinh viên là sự căng thẳng về trí tuệ,
sự phối hợp nhiều thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng
hoá, khái quát hoá.
Hoạt động chính trị, xã hội: Sinh viên là một tổ chức xã hội quan trọng của đất
nước. Họ là những người có trí tuệ nhạy bén, mẫn cảm với tình hình kinh tế chính
trị của đất nước và quốc tế. Họ có chính kiến đối với chủ trương, đường lối, chính
sách của đảng chính trị và tổ chức cầm quyền. Do vậy, hoạt động chính trị - xã hội
là nhu cầu và nguyện vọng của thanh niên sinh viên. Việc tham gia vào các tổ
chức chính trị và đoàn thể xã hội như Hội sinh viên, Đoàn thanh niên … có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhân cách lứa tuổi này.
5



Hoạt động giao lưu xã hội: Hoạt động xã hội và giao lưu bạn bè là một phần
không thể thiếu được trong đời sống của sinh viên. Chính thông qua các hoạt động
này, sinh viên học hỏi được từ bạn bè những kinh nghiệm trong học tập, giao tiếp
và làm việc cùng nhau để thích ứng với cuộc sống mới. Đồng thời các hoạt động
trên còn làm thoả mãn nhu cầu giao tiếp bạn bè của lứa tuổi này.
1.2.2. Biểu hiện của mâu thuẫn nội tại sinh viên
Môi trường đại học mang tới một cuộc sống học tập và xã hội mới ngày càng
mở rộng cho sinh viên. Trong môi trường này, để hoạt động học tập có kết quả đòi
hỏi các bạn phải có sự thích nghi với các hoạt động diễn ra trong trường đại học.
Quá trình thích nghi này chủ yếu tập trung ở các mặt: nội dung học tập mang tính
chuyên ngành; phương pháp học tập mới mang tính nghiên cứu khoa học; môi
trường sinh hoạt mở rộng; nội dung và cách thức giao tiếp phong phú và đa dạng.
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sinh viên cần có thời gian nhất định
để thích ứng với tất cả những vấn đề trên. Sự thích ứng này ở mỗi sinh viên không
hoàn toàn như nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân và môi trường sống cụ
thể của mỗi người quy định. Có những sinh viên dễ dàng và nhanh chóng hoà nhập
với môi trường xã hội mới, nhưng lại gặp khó khăn trong việc thích ứng với
phương pháp và cách thức học mới. Có người cảm thấy ít khó khăn trong việc tiếp
thu tri thức, dễ vượt qua cách học chuyên sâu ở đại học nhưng lại lúng túng, thiếu
tự tin trong việc hoà nhập với bạn bè và các nhóm hoạt động trong lớp, trong
trường. Một số sinh viên hoà đồng, cỏi mở còn một số khác lại thận trọng, khép
kín. Kết quả nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, sau một thời gian học tập ởk
trường đại học đa số sinh viên thích ứng khá nhanh chóng với môi trường xã hội
mới. Khó khăn có tính chất bao trùm hơn cả là việc thích nghi được với nội dung,
phương pháp học tập mới có tính chất nghiên cứu khoa học và học nghề đối với
những chuyên gia tương lai. Mức độ thích nghi này có ảnh hưởng trực tiếp tới
thành công trong học tập của sinh viên. Ở đây, bản thân người sinh viên gặp phải
một loạt các mâu thuẫn cần giải quyết như:
- Mâu thuẫn giữa ước mơ, mong muốn của sinh viên với khả năng thực hiện ước
mơ đó.

6


- Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu sâu môn học mà mình yêu thích
với yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chương trình học theo thời gian biểu nhất định.
- Mâu thuẫn giữa lượng thông tin nhiều trong xã hội với khả năng và thời gian có
hạnk. Việc giải quyết các mâu thuẫn trên một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của thanh niên sinh viên

Chương II: PHÂN TÍCH MÂU THUẪN NỘI TẠI CỦA SINH VIÊN
2.1. Nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn
Khó khăn trong cuộc sống của SV được hiểu là những vấn đề nảy sinh trong
quá trình sống và hoạt động của SV. Những vấn đề này gây nhiều bất lợi và cản
trở các dạng hoạt động đa dạng của SV, trong đó nổi bật nhất là các dạng hoạt
động học tập, giao tiếp, hoạt động xã hội và sinh hoạt cá nhân. Đó là những vấn đề
chứa đựng nhiều mâu thuẫn và luôn đòi hỏi SV phải nỗ lực vượt qua để giải quyết
chúng một cách hiệu quả nhằm thích nghi với đời sống của SV. Việc nghiên cứu
những khó khan trong cuộc sống của học sinh và SV đã được các nhà nghiên cứu
và cơ quan chức TS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM ThS, Trường Đại học Sư
phạm TPHCM năng quan tâm từ rất lâu tại các nước có nền giáo dục phát triển
như ở Đức (B. Kirsch, C. Wagner, S. Franz,…), ở Liên bang Nga (L.A. Regus,
A.L. Liktarnikov, O.A. Basinger, D.H. Demidov…). Dựa trên các kết quả nghiên
cứu, các tác giả đã làm sáng tỏ thực trạng và nguyên nhân một số khó khan thường
gặp trong đời sống của học sinh, SV như là một hiện tượng tâm lí xã hội, chịu sự
tác động của các quy luật phát triển tâm sinh lí lứa tuổi cũng như điều kiện sống và
hoạt động của họ. Ở Việt Nam, vấn đề khó khăn trong đời sống của SV năm nhất
chưa được nghiên cứu nhiều. Đa số các công trình nghiên cứu thường tập trung
vào việc làm rõ thực trạng một số khó khăn tâm lí trong học tập của SV, ngoài ra
7



cũng có một vài công trình nghiên cứu về stress của SV và trở ngại tâm lí trong
giao tiếp…
Ta thấy những lĩnh vực mà SV gặp nhiều khó khăn nhất là hoạt động xã hội
tiếp theo là khó khăn trong sinh hoạt, ở vị trí thứ 3 là khó khăn trong học tập .Ba
dạng hoạt động này SV đều đánh giá gặp khó khăn ở mức độ cao. Điều này có thể
giải thích là do đặc điểm các dạng hoạt động này ở bậc đại học rất khác biệt so với
bậc học phổ thông.


Đầu tiên là vấn đề tự học, Một trong những khác biệt lớn nhất và dễ nhận
thấy nhất giữa học đại học và học phổ thông là tự học. Tự học là sự tự giác
trong học tập, là sự chủ động trong tư duy tìm kiếm kiến thức, kỹ năng học
tập không chỉ ở trên lớp mà còn cả ở ngoài nhà trường.
Nếu như học phổ thông bạn được các thầy cô, bố mẹ kèm cặp, nhắc nhở
thường xuyên thì học đại học, ý thức của bản thân sẽ là yếu tố quyết định
nhất với năng lực học tập của bạn. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, bạn
không còn sổ liên lạc và cũng chẳng còn họp phụ huynh, vì bạn đã đủ 18

tuổi và bạn là một người trưởng thành.
• Thứ hai là khối lượng kiến thức, Điểm khác biệt tiếp theo giữa đại học và
phổ thông đó là khối lượng kiến thức. Khối lượng kiến thức ở cấp độ đại
học tăng lên một cách đáng kể. Một ví dụ đơn giản, nếu ở bậc phổ thông thì
một môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được
chia đều ra khiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở bậc đại học,
một môn học chỉ kéo dài trung bình từ 9 đến 18 buổi học (từ 1 đến 2 tháng),
nghĩa là sinh viên sẽ phải “ngốn” khoảng 1 chương/1 buổi (mỗi chương
khoảng 20-30 trang).
Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về khối lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên
gặp phải những khó khăn và thậm chí có thể bị sốc. Chính vì thế tân sinh

viên hãy chủ động tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng để thích nghi với sự thay
đổi và khác biệt này.
• Thứ ba là kiến thức đa dạng, Không chỉ có sự khác biệt về khối lượng kiến
thức, học đại học và học phổ thông còn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến

8


thức. Rõ ràng, sự đa dạng về kiến thức sẽ tỉ lệ thuận với cấp bậc học, học
càng cao thì kiến thức càng đa dạng.
Đầu tiên là các loại tài liệu liên quan đến môn học, học đại học khác biệt với
phổ thông ở chỗ, muốn giỏi thật sự thì người học cần chủ động đọc rất nhiều
loại tài liệu khác nhau, đồng thời chủ động tìm kiếm các bài tập thực tế, các
phương pháp thực hành để cụ thể hóa lý thuyết thành kỹ năng. Ví dụ: sinh
viên Sư phạm thì cần phải chủ động tìm kiếm cơ hội để được đứng lớp (có
thể là dạy thêm), sinh viên Kinh tế thì cần tìm kiếm các trải nghiệm về kinh
doanh, buôn bán,… Đây là những điều mà học phổ thông không thể có.
Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ
yếu là ở trên lớp thì học đại học còn có nhiều thử thách mang tên: kiến tập,
thực tập,…
• Cuối cùng là sự tư do hơn, Như phần đầu bài đã khẳng định, tự học là yếu
tố khác biệt quan trọng nhất giửa học phổ thông và học đại học; nó cũng là
điểm quan trọng quyết định kết quả của học đại học. Nhưng tại sao lại như
vậy? Câu trả lời là vì chúng ta được tự do hơn. Chúng ta tự so hơn về giờ
giấc, chúng ta tự do hơn về thái độ trên lớp,…
Ví dụ: Học đại học, bạn có thể đến muộn mà chẳng ai quan tâm, bởi lớp học
hàng trăm người và trừ phi bạn là “nhân tài” trong lớp thì mới khiến người
khác phải cảm thấy thiếu khi không có bạn. Tất nhiên, có nhiều thầy cô
nghiêm khắc điểm danh thường xuyên, nhưng nếu muốn bạn vẫn có thể qua
mắt được hành động kiểm soát này.

Tất nhiên, sẽ có rất nhiều sự khác biệt khác mà bạn có thể nghĩ ra như: sinh
viên có thể sử dụng điện thoại, lap-top, máy tính bảng,... Trong lớp, sinh
viên cũng có thể để đồ ăn, hay chai nước trên mặt bàn mà không nhiều
người để ý (kể cả thầy, cô). Sinh viên cũng có thể phản biện thầy cô nhiều
hơn trong học tập,… Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản và dễ nhìn
thấy nhất giữa học đại học và học phổ thông.
Bắt đầu từ năm nhất đại học, SV phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhiều
hơn để khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với xã hội. Việc thích ứng với nội
dung và phương pháp học mới ở đại học cũng là một thử thách lớn. Hơn nữa,
9


trong sinh hoạt SV phải độc lập, tự chủ về tài chính và nhiều phương diện khác
nên cũng dễ nảy sinh những khó khăn nhất là đối với SV ở các tỉnh xa về trọ học
tại thành phố.
2.2 Một số mâu thuẫn nội tại của sinh viên
2.2.1 Mâu thuẫn trong học tập, hoạt động xã hội và việc
làm thêm
Có 2 loại động cơ trong học tập:
Động cơ bên trong (Nhận thức): Xuất phát từ mục đích học tập, lòng khát khao mở
rộng tri thức, vốn hiểu biết.
Động cơ bên ngoài (Quan hệ xã hội): Xuất phát từ những yếu tố bên ngoài đối với
mục đích học tập, liên quan gián tiếp đến sản phẩm hoạt động học như nhận điểm
cao, được khen, qua môn, cũng có thể mang tính tiêu cực như bị ép buộc, sợ điểm
kém, sợ trượt môn, sợ bị cánh cáo.
Tuy nhiên không phải ai trong số chúng ta cũng có tất cả những động cơ trên để
thúc đẩy việc học tập. Bên cạnh đó chúng ta lại có những động cơ khác để chúng
ta bỏ qua việc học tập để tập trung vào những công việc khác:
Chính vì cần thêm tiền để trang trải cuộc sống nên sinh viên phải lao vào cuộc
kiếm sống, làm thêm với mọi công việc: dạy kèm, hướng dẫn viên, chạy bàn, bán

hàng, tiếp thị. Trong số hàng ngàn sinh viên ở các trường Đại học đã bị ban giám
hiệu buộc thôi học, phần lớn do sinh viên dành quá nhiều thời gian “chạy sô” làm
thêm nên không thể hoàn tất nổi chương trình học.
Sinh viên muốn trau dồi thêm kĩ năng mềm nên thường xuyên tham gia vào các
hoạt động xã hội, tiêu tốn quá nhiều thời gian vào các hoạt động này mà không cân
đối được thời gian học tập nên dẫn đến kết quả học tập không tốt.
Chưa kể trước khi vào Đại học nhiều sinh viên đã đặt ra (hoặc do từ phía gia đình
áp đặt) quá nhiều điều kỳ vọng, các bạn nghĩ rằng vào được Đại học sẽ thực hiện
được mơ ước thành đạt. Nhưng khi va chạm thực tế, do cách dạy và cách học đã
tạo ra áp lực nặng nề trong học tập khiến cho nhiều sinh viên chịu không nổi.
Tất cả chúng ta đều mong muốn có một công việc ổn định khi ra trường. Nhưng
viễn cảnh những lớp đàn anh đàn chị đi trước ra trường chạy tìm việc làm không
10


mấy sáng sủa: chạy ngược xuôi tìm kiếm việc làm, thậm chí là thất nghiệp, khiến
cho các bạn trẻ sinh viên trên cảm thấy chùn bước, chán nãn về tương lai!
2.2.2 Mâu thuẫn giữa ước mơ và cách thực hiện ước mơ
Mơ ước là chân trời hoài bão bao la của mỗi con người trong cuộc sống.
Cuộc đời chỉ đẹp khi ta nuôi những ước mơ, làm sao từ chiếc ao đời phẳng lặng
bước ra bầu trời rộng lớn. Bạn mơ ước trở thành một doanh nhân thành đạt, một
nhà thiết kế thời trang táo bạo và đầy cá tính? Hoặc bạn đã đặt mục tiêu trở thành
hoa hậu Việt Nam năm 19 tuổi, trở thành triệu phú đô la trước 24 tuổi?
Khi trưởng thành, vào đại học, ước mơ trở lên thực tế hơn, thể hiện mục tiêu
tương lai của bản thân, cần có trách nhiệm với ước mơ bằng các hành động cụ thể..
Nhưng thường nảy sinh mâu thuẫn giữa ước mơ và hành động thực tế của bản
thân. Trong đời người, có lẽ ai cũng đã từng một lần ước mơ, nhưng có ước mơ
thành hiện thực, nhưng có những ước mơ trôi vào quên lăng. Không phải vì ước
mơ quá viển vông, phi thực tế, mà thực sự do bản thân chúng ta chưa làm bất kỳ
điểu gì để biến ước mơ đó thành hiện thực. Sau nhiều năm ước mơ trở thành triệu

phú năm 24 tuổi trở nên thực tế hơn và trở thành mơ ước xin học bổng du học vào
lúc đó. Để đạt được điểu này, bạn cần phải có được kết quả học tập tốt, thành tích
trong học tập và xã hội thật đáng nể. Và những điều này chỉ đến khi chúng ta nỗ
lực hết khả năng của mình thay vì chờ đợi có phép màu xảy ra.
Chúng ta không thể yêu cầu một nhà tuyển dụng trả cho mình một mức lương
cao ngất ngưởng trong khi trinh độ của bản thân không có gì nổi trội và các kỹ
năng khác gần như là không có.
Trong đời người, có lẽ ai cũng đã từng một lần ước mơ, dù đó chỉ là những
điều bình dị nhất trong cuộc sống. Ước mơ giúp con người nuôi dưỡng niềm tin và
tạo sức mạnh để họ vượt qua khó khăn, trở ngại trước mắt và đạt được mục tiêu đã
đề ra. Có người nói rằng dám ước mơ đã là thành công một nửa và thật can đảm
khi thực hiện ước mơ của mình: “Thử thách của cam đảm không phải là dám chết,
mà là dám sống và thực hiện những ước mơ của mình” (Alfieri).
2.3 Các khảo sát trước đây về các vấn đề của sinh viên
11


Trong 9 nhóm vấn đề khó khăn trong học tập, có 6 nhóm vấn đề SV năm
nhất đánh giá là gặp khó khăn ở mức độ cao: Đầu tiên là nhóm vấn đề phương
pháp học tập (ĐTB tổng = 4,02, xếp hạng 1), tiếp theo là những vấn đề liên quan
đến thời gian học, cơ sở vật chất của nhà trường, phương tiện học tập, việc đăng kí
học tín chỉ, nội dung học tập (ĐTB tổng > 3,5). Ba nhóm vấn đề khó khăn còn lại
về phương pháp giảng dạy của thầy cô, thi cử, ý thức học tập được SV đánh giá ở
mức độ khó khăn trung bình.
Kết quả khảo sát chi tiết 41 vấn đề khó khăn trong học tập cho thấy, vấn đề
mà SV năm nhất gặp khó khăn ở mức độ rất cao là phương pháp học mới nên chưa
thích ứng kịp (ĐTB = 4,54, thứ hạng 1), tiếp theo có 22 vấn đề SV đánh giá gặp
khó khăn ở mức độ cao (ĐTB từ 3,51 đến 4,08), 18 vấn đề còn lại SV gặp khó
khan ở mức độ trung bình (ĐTB từ 3,0 đến 3,48). Sở dĩ có kết quả như vậy là vì
việc dạy và học ở bậc phổ thông khác rất nhiều so với bậc đại học. Ở đại học, nội

dung học tập mang tính chuyên ngành, đa dạng và phức tạp. Phương pháp học tập
đòi hỏi SV phải tích cực, chủ động và sáng tạo. Việc học của SV là loại hoạt động
trí tuệ đích thực, căng thẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt nên nhiều SV
năm nhất chưa kịp thích ứng
Trong 6 nhóm vấn đề khó khăn liên quan đến hoạt động giao tiếp, SV năm
nhất đánh giá gặp khó khăn ở mức độ cao là nhóm vấn đề giao tiếp với cán bộ
phòng ban (ĐTB tổng = 3,73, thứ hạng 1). Năm nhóm vấn đề còn lại SV năm nhất
đánh giá gặp khó khăn ở mức trung bình (ĐTB tổng < 3,5). Việc SV gặp khó khăn
nhiều khi giao tiếp với cán bộ phòng ban là vấn đề mà các cán bộ giáo dục đại học
nên quan tâm.
Tìm hiểu 35 vấn đề cụ thể của 6 nhóm vấn đề khó khăn liên quan đến giao
tiếp, SV năm nhất đánh giá gặp khó khan ở mức độ cao là giao tiếp với cán bộ
phòng ban còn nhiều trở ngại (ĐTB = 3,92, thứ hạng 1), tiếp theo là khó liên hệ
với cán bộ phòng ban (ĐTB = 3,84, thứ hạng 2), e ngại khi tiếp xúc với cán bộ
phòng ban (ĐTB=3,80, thứ hạng 4), ít có thời gian để trò chuyện cùng thầy cô
(ĐTB = 3,84, thứ hạng 2), giao tiếp với thầy cô còn nhiều e ngại và có khoảng
cách (ĐTB = 3,76), khó nói chuyện, ngại tiếp cận, ngại nêu ý kiến với thầy cô
12


(ĐTB = 3,70). Qua kết quả trên, chúng ta thấy rằng đa số các khó khăn mà SV
năm nhất gặp phải trong giao tiếp liên quan đến cán bộ phòng ban và thầy cô, vì
vậy khi giao tiếp với SV, nên chăng các cán bộ phòng ban và thầy cô cần lưu ý
điều chỉnh cách giao tiếp của mình sao cho phù hợp hơn để giúp SV nhanh chóng
thích nghi. Ngoài ra, vấn đề mà SV năm nhấtcũng gặp khó khăn ở mức độ cao
trong quan hệ với bản thân là nhiều lúc cảm thấy buồn và cô đơn (ĐTB = 3,62).
Bởi lẽ đa số SV năm nhất sống tự lập và đi học xa gia đình nên không còn được
cha mẹ, người thân quan tâm, chăm sóc và chia sẻ nhiều như trước nữa, vì vậy SV
thường cảm thấy buồn, cô đơn, nhớ nhà và tủi thân khi gặp chuyện gì đó mà chỉ có
một mình, từ đó cũng làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của SV. Chỉ có 1 vấn

đề được SV đánh giá ở mức độ ít khó khan là lớp đông, không nhớ tên, nhớ mặt
hết các bạn (ĐTB= 2,44, xếp hạng thấp nhất). Như vậy, khi học theo hệ thống tín
chỉ thì việc không nhớ tên, nhớ mặt hết các bạn trong lớp không phải là vấn đề đối
với SV năm nhất.
Ta thấy, trong 6 nhóm vấn đề khó khăn liên quan hoạt động xã hội, có tới 5
nhóm vấn đề SV năm nhất đánh giá gặp khó khăn ở mức độ cao. Đầu tiên là về
mặt thời gian (ĐTB tổng = 3,89, thứ hạng 1), tiếp theo là phương tiện, điều kiện
hoạt động, hoạt động xã hội của Đoàn Trường, thông tin, đội ngũ cán bộ lớp (ĐTB
tổng từ 3,52 đến 3,78). Có duy nhất vấn đề mà SV đánh giá có khó khăn ở mức độ
trung bình là khó khăn từ bản thân SV (ĐTB tổng = 2,95, xếp hạng thấp nhất).
Kết quả khảo sát 17 vấn đề khó khăn cụ thể liên quan hoạt động xã hội, có 12 vấn
đề SV đánh giá khó khăn ở mức độ cao (ĐTB > 3,50, xếp hạng từ 1 đến 12). Qua
đó chúng ta thấy, các khó khăn cụ thể ở mức độ cao trong việc tham gia các hoạt
động xã hội chủ yếu tập trung vào các vấn đề thiếu thời gian, phương tiện, điều
kiện để tham gia, thiếu thông tin. Và một vấn đề cần được quan tâm là việc tổ
chức hoạt động của Đoàn Trường chưa thu hút SV tích cực tham gia.
Hơn nữa, ban cán sự lớp cũng triển khai các hoạt động chưa hiệu quả khiến
SV gặp nhiều khó khăn khi tham gia. Còn lại 4 vấn đề xếp hạng từ 13 đến 16, SV
đánh giá ở mức độ khó khan trung bình (ĐTB từ 3,02 đến 3,46). Chỉ có 1 vấn đề
SV đánh giá ở mức độ ít khó khăn là bản thân không muốn tham gia (ĐTB = 2,47,
13


xếp hạng thấp nhất). Như vậy, đa số các khó khăn trong hoạt động xã hội mà SV
năm nhất gặp phải là do các yếu tố bên ngoài tác động nhiều hơn là do các yếu tố
từ chính bản thân SV. Kết quả này cũng đáng quan tâm đối với những người làm
công tác Đoàn, Hội.
2.4 Phân tích kết quả bài khảo sát mà nhóm đã tiến hành
Bảng câu hỏi khảo sát được chia làm 2 phần, bắt đầu từ thông tin cá nhân người
được khảo sát (để liên hệ khi có nhu cầu tham gia thử nghiệm và phân tích theo

nhóm) đến các phần đề cập các mâu thuẫn trong học tập và đời sống của sinh
viên liên quan trong chủ đề này.
Phiếu khảo sát được phổ biến qua 2 con đường chính: khảo sát trực tuyến –
thông qua Google Forms (khoảng trên 40 người); gửi thư điện tử có kèm phiếu
khảo sát (khoảng 20 người);
Thời gian tiến hành khảo sát là 2 tuần, với khoảng trên 70 người đã được phổ
biến thông tin và tham gia khảo sát. Các phiếu trả lời được gửi lại qua thư điện
tử hoặc được tổng hợp lại qua công cụ Google Forms . Tổng số câu trả lời nhận
được là 61. Mẫu này tuy có phạm vi giới hạn, nhưng phù hợp với quy mô của
bài tập nhóm và hoàn toàn không có tính chất bắt buộc đối với đối tượng tham
gia,.
2.4.1 Thông tin cá nhân người khảo sát
Các nhóm đối tượng tham gia cuộc khảo sát này có tỉ lệ như trong bảng 1, 2, 3.
Bảng 1. Phân bố khảo sát theo chuyên ngành.

Bảng 2. Phân bố khảo sát theo năm học

14


Bảng 3. Phân bố khảo sát theo giới tính

2.4.2 Phân tích mâu thuẫn giữa động cơ học tập và kết quả học
tập
Bảng kết quả dưới đây được tổng hợp dựa trên bài khảo sát mà chúng em
đã tiến hành. Trong bài khảo sát này, mỗi câu hỏi sẽ có câu trả lời theo thang
điểm từ 1 – 5. Số điểm chọn càng lớn, thì mức độ ảnh hưởng của yếu tố này
càng lớn.

Trong số 4 loại động cơ được nêu ra thì điều rất vui mừng là đa số các bạn đều

hiểu được tầm quan trọng của việc học, với 48,6% cho điểm 4 và 29.7% cho điểm
5. Nhưng trong số đó vẫn còn nhiều bạn chưa xác định được rõ ràng mục tiêu khi
học đại học của mình (35,1% cho điểm 3). Cùng với đó, hơn một nửa trong số
những người khảo sát thừa nhận rằng họ phải chịu áp lực từ gia đình để học đại
học. Điều này dẫn tới có đến một số lượng lớn sinh viên phải học ngành mình
15


không ưa thích (35,1% chọn điểm 3, 16.2% chọn điểm 2 và 1).

Để kiểm chứng sự mâu thuẫn này, chúng em tiếp tục khảo sát về mức độ tích
cực học tập đối với kết quả học tập của các bạn. Khối lượng học tập và sự căng
thằng trong học tập được phân bố đều trên các thang điểm do bài khảo sát tiến
hành với nhiều sinh viên ở các trường khác nhau nên có sự khác biệt này. Dễ
thấy đa số sinh viên đều mong muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm
nhưng trong số này rất ít sinh viên tham gia các CLB học tập, NCKH hay tham
gia các kỳ thi Olympic, một phần vì các bạn không có thời gian, do các bạn dành
thời gian đi làm thêm, đi tham gia các hoạt động Đoàn, thanh niên tình nguyện,
thậm chí do dành quá nhiều thời gian chơi điện tử. Một nguyên nhân khác là do
không tự tin vào khả năng của bản thân, thiếu sự chủ động, tích cực, hoặc không
có đam mê. Đây là mâu thuẫn lớn của đa số sinh viên mà chúng ta cần phân tích
và tìm hướng giải quyết để năng cao kết quả học tập cũng như chất lượng của
sinh viên khi tốt nghiệp ra trường.
Dù xác định được mục tiêu cũng như tầm quan trọng của việc học đại học
nhưng đa số các bạn thừa nhận mức độ chăm chỉ trong học tập chỉ ở mức trung
bình (35.1% cho điểm 3). Tuy vậy thì thì các bạn vẫn đi học rất đầy đủ và
thường là hoàn thành các bài tập được giao. Nhưng điều này lại không tỷ lệ
thuận với kết quả học tập. Chỉ 16.2% các bạn sinh viên có kết quả học tập tốt,
còn lại có tới 72.9% đạt kết quả trung bình khá. Nguyên nhân là do các bạn chưa
nắm được các học trên trường đại học, còn thụ động chưa tích cực tự giác, thói

quen từ các năm học phổ thông. Một lý do khác là nhiều bạn xa gia đình, có
người yêu hay chịu các động khác từ các yếu tố bên ngoài dẫn tới mất tập trung,
chểnh mảng, ảnh hưởng tâm lý dẫn tới kết quả học tập không cao.
2.4.3 Phân tích đời sống xã hội của sinh viên

16


Để khảo sát về cuộc sống hiện nay của sinh viên, chúng em đã khảo sát về tính
cách, kỹ năng mềm, các mối quan hệ, và các mong muốn của các bạn để từ đó
thu được kết quả như bảng trên. Điều đáng vui mừng là ngày nay, sinh viên
ngày càng tích cực và năng động hơn trong các hoạt động xã hội, hoạt động tập
thể. Họ là đại diện cho một thế hệ trẻ đầy năng động nhiệt huyết, tích cực học
hỏi, giao lưu, sẵn sàng dấn thân, là tương lai của đất nước. Bỏ lại những khó
khăn của cuộc sống sống tự lập, các bạn sinh viên luôn tìm thấy cho mình những
người bạn vào xóa bỏ sự cô đơn khi phải sống xa gia đình. Điều đó được thể
hiện chỉ có 16.2% số sinh viên cho điểm 4,5 về mức độ cô đơn, và đa số các bạn
đề có các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Cuộc sống tự lập, cùng với sự trưởng thành về tâm lý, bên cạnh đó là sự năng
động tích cực tham gia các hoạt động đoàn đội, các CLB đã giúp sinh viên cải
thiện rất nhiều kỹ năng mềm của mình (72,9% các bạn tự đánh giá trên trung
bình)

Dù vậy, cuộc sống sinh viên luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác. Nhiều bạn
chỉ muốn tập trung vào học tập thay vì tham gia các hoạt động bên ngoài. Một
số bạn khác lại muốn một cuộc sống tự lập, tự bươn chải, đi làm thêm để giúp
đỡ bố mẹ hoặc phục vụ nhu cầu của của bản thân nên không còn thời gian tham
gia các hoạt động xã hội khác. Đây là một trong những mâu thuẫn chính của
sinh viên cần phân tích và giải quyết. Biểu đồ cho thấy sự phân bố rất đều đặn
này, khoảng 1/3 số sinh viên luôn tích cực tham gia và rất ưa thích các hoạt

động này (múc diểm 4.5), nhưng 1/3 số sinh viên lại gần như không quan tâm
đến các hoạt động này vì những lý do nêu trên (mức điểm 1,2), 1/3 số sinh viên
còn lại thì cố gắng cân bằng giữa hoạt động xã hội với các công việc khác. (ứng
với mức điểm 3)
2.5 Hướng giải quyết mâu thuẫn
17


Môi trường học tập xa nhà, đem đến nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm cho những tân
sinh viên. Đây là lần đầu tiên các bạn phải xa nhà trong thời gian dài, phải tự lo
cho bản thân,tổ chức cuộc sống cho chính mình. Các bạn phải biết chi tiêu như thế
nào cho hợp lí với số tiền mà gia đình chu cấp cho ta ăn học, phải biết tổ chức lên
kế hoạch cho các hoat động của mình sao cho cân đối vừa có thời gian học, chơi,
tham gia các hoạt động của lớp, của trường và các tổ chức xã hội vừa có thời gian
yên tĩnh, thư giãn cho tâm hồn để cân bằng cuộc sống.
Môi trường mới này có nhiều điều khác với cuộc sống của các bạn trước đây, như
nhịp sống ở nơi đây nhanh hơn, vội vã hơn, các bạn sinh viên có nhiều công việc
phải làm,phải dành nhiều thời gian để tự nghiên cứu, học tập. Bên cạnh đó các bạn
cũng phải biết lo chu đáo vấn đề ăn, ở, sinh hoạt...để đảm bảo tốt nhất cho quá
trình học tập.
Việc giải quyết mâu thuẫn giúp sinh viên thích nghi được với nội dung, phương
pháp học tập mới, có tính chất nghiên cứu khoa học. Từ đó phát triển tri thức,
thành công của bản thân và đem đến cho sinh viên nhiều cơ hội thay đổi phương
thức vận hành cuộc sống của mình


Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được củng cố và

phát triển.
• Các quá trình tâm lý, đặc biệt là quá trình nhận thức được nghề nghiệp hoá.

• Tình cảm nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, tính độc lập được nâng cao, cá
tính và lập trường sống của các thành viên được bộc lộ rõ rệt.
• Mong ước đối với nghề nghiệp tương lai được phát triển.
• Sự trưởng thành về mặt xã hội, các phẩm chất nghề nghiệp và sự ổn định
chung về nhân cách được phát triển.
• Khả năng tự giáo dục của sinh viên được nâng cao.
• Tính độc lập và tinh thần sẵn sàng hoạt động nghề nghiệp tương lai được
củng cố.
Để đạt được như vậy, bản thân thế hệ sinh viên hôm nay phải biết năng động,
biết phát triển bản thân, biết tự nhân đôi mình lên với những kiến thức mình học
hỏi được trên giảng đường, học hỏi những điều bổ ích về cuộc sống từ bạn bè và
ngoài xã hội để có thể thích nghi nhanh nhất, tốt nhất với môi trường mới này.
18


Khi đã là sinh viên Đại học mỗi chúng ta phải khác,phải thay đổi, năng động
hơn để thích nghi kịp với nhịp sống này. Ở Đại học, các bạn không chỉ học theo
một giáo trình thống nhất nữa mà bản thân mỗi sinh viên phải tự học, tự nghiên
cứu để hiểu biết hơn, để tự trau dồi kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân, để mỗi
bài viết của mình sâu sắc hơn. Và không phải sinh viên sẽ chỉ ngồi nghe cô giáo
giảng bài nữa mà chính các bạn là những người chủ động, là trung tâm của bài
học, phải năng động, tích cực xây dựng bài, thể hiện bản thân, khẳng định mình.

19


KẾT LUẬN
Mâu thuẫn nội tại chi phối hoạt động của con người. Con người trong xã hội
tham gia vào nhiều công đoạn trong quá trình phân công lao động, đồng thời được
đặt vào nhiều mối quan hệ giữa người với người, nghiên cứu về mâu thuẫn nội tâm

là một quá trình dài và phức tạp nhằm tìm hiểu, lý giải các hành vi phản ứng trước
một sự vật hiện tượng xảy ra trong quá trình sinh sống và làm việc, tuy nhiên kết
quả của nó được xem như hạt nhân cơ bản để phục vụ cho việc nghiên cứu các
nhánh khác của ngành tâm lý học cũng như khi nắm bắt được tâm lý của con
người các nhà tâm lý học có thể đưa ra các lý thuyết phục vụ cho nhiều ngành
nghề lĩnh vực trong xã hội.
Đối với sinh viên, nghiên cứu mâu thuẫn nội tại trong quá trình thích nghi với
môi trường đại học sẽ giúp các bạn hòa hợp tốt hơn với môi trường học tập mới có
tính chất tập trung chuyên sâu cao, cân bằng giữa học tập và vui chơi, nghiên cứu
và giải trí trong cuộc sống, đồng thời giúp các bạn có định hướng tốt hơn cho
tương lai, trả lời các câu hỏi: tại sao mình phải học đại học, mình thích gì và mình
muốn có được cái gì trong tương lai.

20



×