Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá và bao quả đến năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

LÃ TUẤN HƯNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN
QUA LÁ VÀ BAO QUẢ ĐẾN NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG BƯỞI ĐẠI MINH,
YÊN BÌNH, YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên -2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

LÃ TUẤN HƯNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN
QUA LÁ VÀ BAO QUẢ ĐẾN NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG BƯỞI ĐẠI MINH,
YÊN BÌNH, YÊN BÁI
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đào Thanh Vân

Thái Nguyên -2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng
quản lý sau đại học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài.
Tác giả


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
Thày giáo hướng dẫn, bạn bè đồng nghiệp và cơ quan chủ quản. Tôi xin chân
thành cảm ơn Thầy giáo PGS. TS. Đào Thanh Vân - Phó trưởng phòng đào
tạo - Trường Đại học Nông Lâm, với cương vị người hướng dẫn khoa học đã
tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo trong Phòng Đào tạo, khoa
Nông học Trường Đại học Nông Lâm, những người đã truyền thụ cho tôi
những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi
học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan, bạn bè đồng nghiệp đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè
những người luôn quan tâm cổ vũ, động viên cho tôi trong suốt thời gian học

tập và nghiên cứu vừa qua.
Do thời gian còn hạn chế, bản luận văn này chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè để luận văn này được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Lã Tuấn Hưng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................. 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................. 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 5
1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây bưởi ...................................................... 6
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ................................. 7
1.3.1. Tổng quan tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi trên thế giới ............... 7
1.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi ở Việt Nam ................................ 9
1.4. Những nghiên cứu nâng cao năng suất, phẩm chất cây có múi và
cây bưởi liên quan đến phạm vi đề tài ........................................................ 11

1.4.1. Nghiên cứu về dinh dưỡng cây có múi và cây bưởi trên thế giới . 11
1.4.2. Nghiên cứu về dinh dưỡng cây có múi và cây bưởi ở Việt Nam . 14
1.4.3. Nghiên cứu về sử dụng phân bón lá và chất điều hòa sinh
trưởng ...................................................................................................... 15
1.4.4. Các nghiên cứu về biện pháp bao quả đối với bưởi ...................... 22
1.4.5. Nghiên cứu về phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây có múi và cây bưởi .... 26
1.5. Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu .......................................... 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 29
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 29
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 29
2.2. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 29
2.2.1 Phân bón qua lá .............................................................................. 29
2.2.2 Túi bao quả ..................................................................................... 30


iv
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 30
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................... 30
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi...................................................................... 32
2.5. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 35
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến
năng suất bưởi Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái ............................................ 35
3.1.1. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến động thái rụng quả
của bưởi Đại Minh, tại huyện Yên Bình, Yên Bái .................................. 35
3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến động thái tăng
trưởng của quả bưởi Đại Minh, tại huyện Yên Bình, Yên Bái ............... 38
3.1.3. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến một số chỉ tiêu của

quả bưởi Đại Minh, tại Yên Bình, Yên Bái. ........................................... 43
3.1.4. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất bưởi Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái ............ 48
3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến một số chỉ tiêu chất
lượng quả bưởi Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái ........................................... 53
3.3. Ảnh hưởng của các công thức phun phân bón lá và bao quả đến tình
hình sâu hại trên cây bưởi Đại Minh ........................................................... 56
3.4. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến hiệu quả kinh tế trong
sản xuất bưởi Đại Minh ............................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 62
1. Kết luận ................................................................................................... 62
2. Đề nghị .................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

: Bao quả

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CAQ

: Cây ăn quả

CC


: Chiều cao

CT

: Công thức

ĐK

: Đường kính

FAO

: Food and Agricultural Organization of the United National

KTST

: Kích thích sinh trưởng

PB

: Phân bón

PBQL

: Phân bón qua lá

PTNT

: Phát triển nông thôn


TB

: Trung bình

TBKT

: Tiến bộ kỹ thuật

TG

: Thời gian

TT

: Thứ tự

UBND

: Ủy ban nhân dân


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục trên thế
giới năm 2014 ...................................................................................... 8
Bảng 1.2: Thang chuẩn bón phân cho cây có múi dựa vào phân tích lá ......... 13
Bảng 1.3. Một số loại túi bao quả dùng trong nông nghiệp ........................... 25
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến động thái rụng
quả của bưởi Đại Minh, tại huyện Yên Bình, Yên Bái ..................... 36

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến động thái tăng
trưởng đường kính quả của bưởi Đại Minh, tại huyện Yên Bình,
Yên Bái .............................................................................................. 39
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến động thái tăng trưởng
chiều cao quả của bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình, Yên Bái ................ 41
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến một số chỉ tiêu
của quả bưởi Đại Minh huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái .................... 46
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá và bao quả đến yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất bưởi Đại Minh, huyện Yên
Bình, Yên Bái .................................................................................... 49
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá và bao quả đến chất
lượng quả khi thu hoạch .................................................................... 53
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phun phân bón lá và bao quả đến tình trạng vỏ
quả, mẫu mã quả bưởi Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái ...................... 55
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các công thức phân bón lá và bao quả đến
mức độ sâu hại bưởi Đại Minh, tại Yên Bình, Yên Bái. ................... 57
Bảng 3.9. Hoạch toán hiệu quả sử dụng phân bón lá và bao quả cho bưởi
Đại Minh, huyện Yên Bình, Yên Bái ................................................ 60


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là loại cây ăn quả rất quen thuộc
với người dân Việt Nam. Quả bưởi tươi dễ vận chuyển, bảo quản được nhiều
ngày mà vẫn giữ nguyên hương vị, phẩm chất. Bưởi được nhiều người ưa
chuộng vì không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn có giá trị dinh
dưỡng rất tốt với hàm lượng đường từ 8 - 10 mg, gluxit 7,3 mg, caroten 0,02
mg trong 100 gam phần ăn được. Ngoài ra còn có rất nhiều các vitamin, các
khoáng chất ở dạng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài dùng

ăn tươi, bưởi còn được chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị như nước
quả, mứt,... Trong công nghiệp chế biến, vỏ, hạt dùng chế biến tinh dầu, bã
tép để sản xuất péctin có tác dụng bồi bổ cơ thể. Đặc biệt bưởi còn được sử
dụng trong việc chữa các bệnh về tim mạch, đường ruột cũng như chống ung
thư (Trần Thế Tục,1995) [27], (Trần Như Ý và cs, 2000) [32].
Bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là giống bản địa, có lịch
sử trồng trọt ở làng Khả Lĩnh xã Đại Minh từ cách đây khoảng hơn 200 năm
(theo lời kể của các cụ già làng Khả Lĩnh xã Đại Minh). Bưởi Đại Minh được
nhiều người tiêu dùng bởi có nhiều đặc điểm quý như: ngọt mát, dóc tép,
mọng nước, mẫu quả đẹp, có hương thơm đặc trưng. Bởi vậy, bưởi Đại Minh
đã trở thành giống cây ăn quả nổi tiếng của huyện Yên Bình. Diện tích giống
bưởi Đại Minh hiện nay khoảng trên 350 ha, được trồng phổ biến tại 24 xã và
2 thị trấn của huyện Yên Bình; trong đó tập trung chủ yếu ở 2 xã Đại Minh,
Hán Đà huyện Yên Bình, được nhân dân trồng trên các loại đất đồi thấp và
đất soi bãi ven sông Chảy.
Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Yên Bái, có tổng
diện tích đất tự nhiên là: 77.234,61 ha chiếm 11,2% diện tích toàn tỉnh Yên
Bái; trong đó diện tích đất nông nghiệp có 55.057,66 ha chiếm 71,31% tổng


2
diện tích tự nhiên. Hiện nay, toàn huyện Yên Bình có 1.120 ha cây ăn quả,
trong đó có trên 350 ha bưởi Đại Minh, tập trung tại 2 xã Đại Minh và Hán
Đà là 212,65 ha, còn lại được trồng rải rác ở hầu hết các xã, thị trấn trong
huyện. Năng suất bưởi bình quân của toàn huyện năm 2015 đạt 86 tạ/ha (cao
nhất trong các huyện, thị của tỉnh Yên Bái), trong đó năng suất bưởi tại xã
Đại Minh năm 2015 đạt 170 tạ/ha .
Mặc dù có được những kết quả như trên, nhưng trong thực tế việc phát
triển sản xuất bưởi Đại Minh vẫn chưa thực sự tương xứng với lợi thế và tiềm
năng của vùng, do phần lớn người dân vẫn còn canh tác theo phương pháp

quảng canh, bón phân, chăm sóc chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật, việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng
cho bưởi Đại Minh vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến năng suất và chất lượng
của các vườn bưởi còn thấp và không đồng đều. Một trong những nguyên
nhân chủ yếu có thể là do người trồng bưởi bón phân không cân đối, sử dụng
phân bón không đúng kỹ thuật; bón thiếu hụt nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là
sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng; hoặc cũng có thể do phòng trừ sâu bệnh,
hại chủ yếu là dùng thuốc hóa học và dùng một cách tràn lan và tuy đã dùng
đúng thuốc nhưng phun chưa đảm bảo nồng độ, liều lượng dẫn đến tỷ lệ quả
bị sâu bệnh hại trên cây vẫn cao, tỷ lệ quả bị dám nhiều, làm giảm mẫu mã và
chất lượng quả; đồng thời việc sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ sâu, bệnh đã
gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường
sinh thái. Bên cạnh đó, do chất lượng bưởi Đại Minh không đồng đều, ngoài
những nguyên nhân trên còn có thể do đặc điểm di truyền về tuổi cây có ảnh
hưởng đến chất lượng quả khiến nhiều nhà khoa học phải dày công nghiên
cứu để làm sao khách hàng mua bưởi Đại Minh ở các quán bên đường có thể
lựa chọn được bưởi Đại Minh chính hãng chất lượng tốt, không để quả kém
chất lượng bán ra thị trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến tên tuổi bưởi Đại
Minh làm giảm giá trị của sản phẩm. Bởi vậy việc áp dụng đồng bộ các biện


3
pháp kỹ thuật tiến tiến để thâm canh bưởi Đại Minh nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng, hình ảnh, giá trị thu nhập của người dân trồng bưởi ở xã Đại Minh
là nhu cầu cấp bách của địa phương.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá và bao quả đến năng
suất và chất lượng bưởi Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài

Xác định được phân bón lá và vật liệu bao quả thích hợp để nâng cao
năng suất, chất lượng bưởi Đại Minh tại Yên Bình, Yên Bái.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến năng suất bưởi
Đại Minh, huyện Yên Bình, Yên Bái.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến chất lượng
giống bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình - Yên Bái.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu khoa học về làm cơ
sở cho việc xây dựng quy trình thâm canh giống bưởi Đại Minh, huyện Yên
Bình nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung.
Kết quả của đề tài có thể xác định được khả năng thích nghi, bổ sung
được một số dinh dưỡng qua lá và biện pháp bao quả nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng cho sản xuất bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình. Là cơ sở
khoa học cho định hướng phát triển giống bưởi Đại Minh trên địa bàn tỉnh
Yên Bái.
Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
nhà vườn, nhà khoa học nông nghiệp nghiên cứu những vấn đề có liên quan
đến đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây bưởi.


4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất quy trình kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng của giống
bưởi Đại Minh trong thời gian tới, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của
thực tiễn sản xuất giống bưởi Đại Minh tại Yên Bình - Yên Bái.
- Bổ sung nguồn tư liệu khoa học làm cơ sở xây dựng định hướng quy
hoạch, nghiên cứu phát triển giống bưởi Đại Minh của các nhà quản lý, các
nhà khoa học trong và ngoài tỉnh Yên Bái.



5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là một trong những loài cây ăn quả có
múi được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước vùng châu Á như
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin vv... Ngoài ăn tươi, quả
bưởi còn có thể chế biến thành nhiều mặt hàng có giá trị như nước bưởi, mứt,
chè ... Vỏ quả, hoa, lá dùng để tinh chế dầu trong công nghiệp thực phẩm và
mỹ phẩm.
Việc tăng năng suất, chất lượng bưởi phụ thuộc rất lớn vào các biện pháp
kỹ thuật, đặc biệt là bón phân. Sử dụng phân bón là một trong bốn yếu tố
quan trọng hàng đầu trong thâm canh sản xuất nông nghiệp. Bón phân qua lá
được sử dụng để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây trồng một cách kịp thời
các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng. Phân bón lá có tác dụng làm
tăng năng suất, tăng cường khả năng kháng sâu bệnh cho cây, tính chống hạn
và cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm. Phân bón lá còn giúp cho cây
nhanh chóng phục hồi sau trồng, hoặc sau khi trải qua cá hiện tượng thời tiết
bất thuận như nóng nắng, lạnh, khô hạn, úng ngập … Ngoài ra, sử dụng túi
bao quả đã và đang được sử dụng nhiều trên các loại cây ăn quả như ổi,
xoài… đã hạn chế được sâu bệnh hại, giảm sử dụng thuốc BVTV do đó làm
nâng cao chất lượng, mẫu mã quả.
Việc sử dụng phân bón lá kết hợp với bao quả trên bưởi sẽ làm giảm
đáng kể việc sử dụng thuốc BVTV, do túi bao quả ngăn không cho sâu bệnh
phá hại, nhất là ruồi đục quả, làm cho sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng


6

tốt đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do vậy, để
có được những sản phẩm có năng suất cao, và chất lượng tốt Việt Nam
cũng cần phải có những nghiên cứu về sử dụng phân bón lá, túi bao quả để
lựa chọn được phân bón lá, loại túi bao quả phù hợp với điều kiện canh tác
của Việt Nam.
1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây bưởi
Cây bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L). Osbeck. Trong hệ thống
phân loại, bưởi thuộc họ cam (Rutaceae), họ phụ Aurantioideae, chi Citrus,
cChi phụ: Eucitrus, loài grandis (Đỗ Đình Ca và các cs, 2008) [2] ; Đoàn Văn
Lư và cs, 2002) [11].
Bưởi có nguồn gốc từ Malaysia và quần đảo Ấn Độ và được phân bố
rộng tới quần đảo Fiji, châu Âu và cả các nước vùng Địa Trung Hải (Đỗ Đình
Ca, và cs, 2005) [1], Lý Gia Cầu (1993) [3]. Có một loài khác gọi là bưởi
chùm (C. paradisi), có thể là biến dị hoặc một dạng lai của chúng. Bưởi chùm
chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Mỹ, vùng Địa Trung Hải, Úc và
châu Phi, các nước châu Á rất ít trồng loài bưởi này.
Cây bưởi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Theo tác giả Robert, (1967)
[44] bưởi là cây bản xứ của Malaysia và quần đảo Polynesia, sau đó được di
thực sang Ấn Độ, phía nam Trung Quốc và các nước châu Âu, Mỹ. Tác giả
Giucovki cho rằng nguồn gốc của bưởi có thể là quần đảo Laxongdơ, tuy
nhiên để có tài liệu chắc chắn cần nghiên cứu các thực vật họ Rutacea, nhất là
họ phụ Aurantioidea ở vùng núi Hymalaya miền Tây Trung Quốc và các vùng
núi thuộc bán đảo Đông Dương (dẫn theo Bùi Huy Đáp, 1960) [6]. Tác giả
Chawalit Niyomdham, 1992 [34] cũng cho rằng bưởi có nguồn gốc ở


7
Malaysia, sau đó lan sang Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Địa
Trung Hải và Mỹ,... vùng sản xuất chính ở các nước Phương Đông (Trung
Quốc, Thái Lan, Việt Nam,...).

Tuy nhiên, tác giả Bretschneider (1898), lại cho rằng bưởi có nguồn gốc
từ Trung Quốc vì cây bưởi đã được đề cập trong các tài liệu của Trung Quốc từ
thế kỷ 24 đến thế kỷ 8 trước công nguyên (Rajput and Sriharibabu, 1985) [42].
Cùng quan điểm trên, các tác giả Vũ Công Hậu (1996) [9]; Tôn Thất Trình
(1995) [24] cũng cho rằng bưởi có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Như vậy, nguồn gốc của bưởi cho đến nay chưa được thống nhất. Bưởi
có thể có nguồn gốc từ Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ,... Hiện này bưởi được
trồng nhiều với mục đích thương mại ở các nước châu Á như: Trung Quốc,
Thái Lan, Malaysia, Philipines, Ấn Độ và Việt Nam.
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
1.3.1. Tổng quan tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi trên thế giới
Theo số liệu thống kê của FAO (2016) [60], hàng năm trên thế giới sản
xuất khoảng 5,5 - 6,5 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi chùm (Citrus paradisi) và
bưởi (Citrus grandis) chiếm 5,4 - 5,6 % tổng sản lượng cây có múi, trong đó chủ
yếu là bưởi chùm (chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn) còn lại bưởi chiếm một lượng khá
khiêm tốn khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn. Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập trung ở các
nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả. Bưởi chủ yếu được sản
xuất ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc,
Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, Bangladesh,... được sử dụng để ăn tươi là chủ
yếu. Diện tích cho thu hoạch, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục trên
thế giới năm 2014 được thể hiện ở bảng số liệu sau:


8
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục
trên thế giới năm 2014

1

Thế giới


Diện tích thu
hoạch (ha)
253.971

2

Châu Phi

38.876

168,942

656.781

3

Châu Mỹ

94.972

226,252

2.148.765

4

Châu Á

116.914


315,549

3.689.213

5

Châu Âu

2.363

246,114

58.164

6

Châu Đại Dương

822

145,985

12.000

TT

Quốc gia

Năng suất

(tạ/ha)
258,507

Sản lượng
(tấn)
6.565.351

(Nguồn: FAOSTAT, 2016)[60]
Qua bảng 1.1 cho thấy: về diện tích trồng bưởi của 5 châu lục trong năm
2014 thì châu Á là châu lục có diện tích trồng bưởi lớn nhất với 116.914 ha
(chiếm 46 % tổng diện tích của toàn thế giới). Đứng thứ 2 là châu Mỹ, tiếp
đến là châu Phi, châu Âu và vùng có diện tích nhỏ nhất là châu là châu Đại
Dương với với 822 ha (chiếm 0,32 % tổng diện tích bưởi của toàn thế giới).
Về năng suất, châu Á là châu lục có năng suất cao nhất với 315,549 tạ/ha,
sau đó châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và vùng có năng suất thấp nhất là châu Đại
Dương với năng suất 145,985 tạ/ha (2013). Châu Á cũng là châu lục có sản
lượng cao nhất với 3.689,213 nghìn tấn (năm 2013) chiếm 56,2% tổng sản
lượng của thế giới. Sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng có sản
lượng thấp nhất là châu Đại Dương với 12 nghìn tấn chỉ chiếm 0,2% sản lượng
bưởi của thế giới.
Vùng châu Á được khẳng định là quê hương sản xuất bưởi, hầu hết các
nước châu Á đều sản xuất bưởi với quy mô khác nhau (nơi thì hình thành
vùng chuyên canh, nơi thì sản xuất tự do…). Cây bưởi được trồng nhiều ở các
nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippinnes, Việt Nam…


9
1.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi ở Việt Nam
Ở nước ta nhóm cây ăn quả có múi nói chung, bưởi nói riêng được coi là
một trong 4 loại các cây ăn quả chủ lực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê

(2015) [21], đến năm 2014 cả nước có 776,2 nghìn ha cây ăn quả, trong đó
diện tích cam quýt là 56,6 nghìn ha, diện tích bưởi, bòng là 35,2 nghìn ha.
Tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, được trồng ở hầu khắp các tỉnh, đặc biệt
đã hình thành những vùng bưởi lớn với những giống đặc trưng mang tính đặc
sản địa phương, như:
- Bưởi Phúc Trạch: Nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh
Hà Tĩnh. Hiện nay được trồng ở hầu hết 28 xã trong huyện và các vùng phụ
cận. Quả hình cầu hơi dẹt, vỏ quả màu vàng xanh, khối lượng trung bình từ 11,2 kg, tỷ lệ phần ăn được 60- 65%, số lượng hạt từ 50- 80 hạt, màu sắc thịt
quả và tép múi phớt hồng, vách múi giòn dễ tách rời, thịt quả mịn, đồng nhất,
vị ngọt hơi chua, độ brix từ 12- 14. Thời gian thu hoạch vào tháng 9.
- Bưởi Năm Roi: trồng nhiều trên đất phù sa ven sông Hậu ở huyện Bình
Minh tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Hậu Giang. Theo Viện Quy hoạch thiết kế Nông
nghiệp - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến năm 2014 diện tích
trồng bưởi Năm Roi ở đồng bằng sông Cửu Long là 13.000 ha, sản lượng
150.000 tấn. Không những tiêu thụ trong nước bưởi Năm Roi còn được xuất
khẩu đi một số nước. Doanh nghiệp Hoàng Gia đã đăng ký độc quyền kinh
doanh thương hiệu bưởi Năm Roi Hoàng Gia và lập trang riêng nhằm quảng
bá cho loại quả đặc sản này.
- Bưởi Da Xanh: có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn, xã Thanh Tân, huyện
Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, hiện được trồng nhiều nhất tại xã Mỹ Thạnh An, thị xã
Bến Tre. Toàn tỉnh Bến Tre hiện tại có 2.940 ha, dự kiến đạt 4.000 ha vào
năm 2010. Ngoài tiêu thụ nội địa bưởi Da Xanh được xuất khẩu sang một số
nước như Mỹ, Thái Lan.


10
- Bưởi đường Lá Cam: trồng nhiều ở huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai,
hiện nay ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng phát triển trồng nhiều
giống bưởi này. Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 9 dương lịch, sản phẩm
chủ yếu tiêu thụ nội địa.

- Bưởi Lông Cổ Cò: là giống bưởi đặc sản của huyện Cái Bè tỉnh Tiền
Giang. Hiện nay, diện tích bưởi Lông Cổ Cò vào khoảng 1.700 ha, sản phẩm
chủ yếu dùng tiêu thụ nội địa.
- Bưởi Thanh Trà: là một trong những đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế,
đã trở thành biểu trưng của văn hoá ẩm thực Cố Đô Huế. Diện tích bưởi
Thanh Trà ước khoảng 1.114 ha, phân bố chủ yếu tại các huyện Hương Trà,
Phong Điền, Hương Thủy và thành phố Huế. Trong quy hoạch của tỉnh, diện
tích bưởi Thanh Trà tiếp tục được mở rộng, tiến tới ổn định ở mức 1.400 ha.
- Bưởi Đoan Hùng: trồng tập chung chủ yếu ở các xã Chí Đám, Bằng
Luân và Cát Lâm của huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, trên đất phù sa ven
sông Lô và sông Chảy. Bưởi Đoan Hùng là bưởi Tộc Sửu, nguồn gốc ở xã
Chí Đám với diện tích cây cho quả khoảng trên 700 ha.
- Bưởi Diễn: có nguồn gốc từ Đoan Hùng - Phú Thọ, trước đây được
trồng nhiều ở xã Phú Diễn, xã Phú Minh huyện Từ Liêm Hà Nội, hiện nay đã
được trồng và phát triển tốt tại một số địa phương như: Hà Nội (Đan Phượng,
Phúc Thọ, Hoài Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai,...); Bắc Giang (Hiệp Hoà, Tân
Yên, Yên Thế,...); Hưng Yên (Văn Giang, Tiên Lữ,...) với diện tích ước
khoảng 1.000 ha và đang tiếp tục được mở rộng.
- Bưởi Đỏ (Bưởi Đào): giống bưởi này có nhiều dạng khác nhau, điển
hình là bưởi đỏ Mê Linh, trồng nhiều ở huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, bưởi
gấc ở Đại Hoàng - Nam Định, Hoài Đức - Hà Tây và một số tỉnh trung du
miền núi phía Bắc, bưởi Xiêm Vang ở tỉnh Vĩnh Cửu - Đồng Nai.


11
1.4. Những nghiên cứu nâng cao năng suất, phẩm chất cây có múi và cây
bưởi liên quan đến phạm vi đề tài
1.4.1. Nghiên cứu về dinh dưỡng cây có múi và cây bưởi trên thế giới
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây có
múi nói chung và bưởi nói riêng ở các quốc gia trên thế giới. Nhìn chung

các vấn đề về dinh dưỡng cho cây được đề cập một cách khá toàn diện,
trong đó vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng, ảnh hưởng và mối quan hệ
của chúng tới từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cũng như năng
suất, chất lượng quả được nghiên cứu khá chi tiết (Vũ Công Hậu, 1996)
[9], (Đoàn Văn Lư và cs, 2002) [11], (Võ Hữu Thoại và Nguyễn Minh
Châu, 2003) [18], (Nguyễn Đình Tuệ, 2010) [28], (Huỳnh Ngọc Tư và Bùi
Xuân Khôi, 2004) [29].
Theo Ghosh, (1985) [39] cây có múi là loại cây ưa thâm canh, có khoảng
15 nguyên tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát
triển của cây. Những nguyên tố đa lượng là: N, P, K, Mg và S, nguyên tố vi
lượng là: Zn, Cu, Fe, B,... Việc bổ xung đầy đủ các nguyên tố trên là rất cần
thiết để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Cây có múi hút dinh dưỡng quanh năm, hút mạnh vào thời kỳ nở hoa
cũng như khi cây ra cành lộc mới (Erickson, 1968) [36]. Trong thời kỳ ra hoa,
cây huy động nhiều đạm từ lá về hoa (Timmer và Larry, 1999) [53].
Thiếu đạm làm lá cây có múi bị mất diệp lục và bị vàng đều, thiếu
nghiêm trọng cành bị ngắn lại, mảnh, lá vàng, dễ bị rụng, quả ít. Thiếu đạm
chỉ ảnh hưởng đến độ lớn của quả mà không ảnh hưởng đến phẩm chất quả,
dạng đạm phổ biến dùng là amôn sunfat. Đối với đất kiềm hoặc chua tốt nhất
nên dùng các loại phân có gốc nitrat sẽ ít bị mất đạm và tránh ảnh hưởng chua
của gốc sunfat, hơn nữa nitrat còn thúc đẩy sự hút magiê ở đất thiếu magiê
(Rene Rafael và Espino, 1990) [43].


12
Thừa lân gây tình trạng thiếu kẽm (hiện tượng gân xanh lá vàng), một bệnh
sinh lý khá phổ biến ở cam quýt. Trường hợp thiếu kali trong thời gian ngắn sẽ
làm quả nhỏ nhưng không có triệu chứng ở lá, thiếu trong thời gian dài lá mới bị
dày và nhăn nheo, vùng giữa các gân lá bị mất diệp lục, sau đó có các vết chết
khô, khi thiếu trầm trọng đầu cành bị rụng, lá bị chết khô, cây thường bị chảy

gôm, quả thô, phẩm chất kém. Bón kali sunfat thích hợp hơn kali clorua vì phần
lớn các giống đều mẫn cảm với clorua cao (Erickson, 1968) [36].
Việc bổ sung dinh dưỡng cho cây có múi có thể căn cứ trên các mảng
yếu tố khác nhau trong đó: Chuẩn đoán dinh dưỡng bằng phân tích đất, phân
tích lá và dựa vào các thí nghiệm bón phân được sử dụng phổ biến hơn cả.
- Phương pháp chuẩn đoán bằng phân tích đất: căn cứ vào tình trạng
dinh dưỡng đất thông qua phân tích và đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng của
cây theo từng độ tuổi, từng giai đoạn sinh trưởng để định ra chế độ bón phân
một cách phù hợp. Để thiết lập được căn cứ này thường phải thông qua một
loạt các thí nghiệm đồng ruộng với nhiều công thức bón khác nhau, bao gồm:
tỷ lệ, liều lượng và thời gian bón trên nhiều loại đất khác nhau. Phương pháp
này có hạn chế là không phản ánh tình hình dinh dưỡng của cây mà chỉ chuẩn
đoán tình hình cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây thông qua hàm lượng các
chất trong đất ở một độ sâu nhất định.
- Phương pháp chuẩn đoán bằng phân tích lá: bón phân theo chuẩn đoán
dinh dưỡng lá được thiết lập trên 4 nguyên tắc cơ bản là: chức năng của lá,
quy luật bù hoàn giảm dần, chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng và sự
đối kháng ion. Dựa trên 4 nguyên tắc này Reuther và Smith đã xây dựng được
tiêu chuẩn về thành phần dinh dưỡng của lá gồm 5 cấp: Thiếu, thấp, tối thích,
cao và thừa, người ta thường xuyên phân tích lá để biết được có cần hay
không cần phải bón phân. Chuẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây có múi bằng
cách lấy lá mùa Xuân, 4 - 6 tháng tuổi ở những cành không mang quả để phân
tích. Thang chuẩn bón phân cho cây có múi dựa vào phân tích lá như sau:
(dẫn theo Tucker và cộng sự, 1995) [54].


13

Bảng 1.2: Thang chuẩn bón phân cho cây có múi dựa vào phân tích lá
Hàm lượng dinh dưỡng đa lượng (% chất khô)


Giới
hạn

N

P

K

Mg

Ca

S

Thiếu

< 2,20

< 0,09

< 0,70

< 0,20

< 1,50

< 0,14


Thấp

2,20 - 2,40 0,09 - 0,11 0,70 - 1,10 0,20 - 0,29 1,50 - 2,90 0,14 -0,19

Tối ưu 2,50 - 2,70 0,12 - 0,16 1,20 - 1,70 0,30 - 0,49 3,00 - 4,90 0,2 - 0,39
Cao
Thừa

2,80 - 3,00 0,17 - 0,29 1,80 - 2,30 0,50 - 0,70 5,00 - 7,00 0,4 - 0,60
> 3,00

> 0,30

> 2,40

> 0,80

> 7,00

> 0,60

Hàm lượng dinh dưỡng vi lượng (ppm chất khô)

Giới
hạn

Fe

Mn


Zn

Cu

B

Mo

Thiếu

< 35

< 17

< 17

<3

< 20

< 0,05

Thấp

36 – 59

18 – 24

18 – 24


3-4

21- 35

0,06 -0,09

Tối ưu

60 -120

25 -100

25 – 100

5 - 16

36 -100

0,10 - 1,0

121 – 200 101 – 300 101 – 300

17 - 20

Cao
Thừa

> 200

> 500


> 500

> 20

101 - 200 2,0 - 5,0
> 250

> 5,0

Như vậy, có thể căn cứ vào các mức độ đánh giá: thiếu - thấp - tối ưu - cao
- thừa ở bảng trên mà quyết định có bón phân hay không, bón những loại phân
nào, liều lượng ra sao, đồng thời ta cũng có thể căn cứ vào mức đánh giá này để
điều chỉnh loại, lượng bón vào mùa sau sao cho đạt được hiệu quả tối ưu.
- Phương pháp chuẩn đoán bằng thí nghiệm bón phân: đây là phương
pháp đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất, cơ bản chuẩn đoán được phân bón
cần cho cây, thực hiện bằng các thí nghiệm bón phân khác nhau, tiến hành
phân tích tương quan giữa lượng sinh trưởng và lượng phân bón, từ đó tìm ra
lượng phân bón thích hợp nhất và tỷ lệ các nguyên tố N - P - K thích hợp.
Ngoài các phương pháp kể trên người ta còn dựa vào triệu chứng, vào
năng suất vụ trước,... để bổ sung dinh dưỡng cho cây có múi.


14
1.4.2. Nghiên cứu về dinh dưỡng cây có múi và cây bưởi ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về bón phân và sử dụng phân bón cho cây
có múi và cây bưởi cũng đã được nghiên cứu trong những năm gần đây.
Theo Nguyễn Minh Châu, (1997) [4] với cây ăn có múi, để tạo ra 1 tấn
quả sẽ lấy đi của đất 1,18 đến 1,29 kg N; 0,2 đến 0,27 kg P 205; 2,06 đến 2,61
kg K2O và 0,97 đến 1,04 kg MgO, ngoài ra còn một lượng nhỏ các nguyên tố

vi lượng. Do vậy, để cây bưởi có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt cần phải
bổ xung phân bón thường xuyên nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.
Các tác giả Võ Hữu Thoại và Nguyễn Minh Châu, (2003) [18] nghiên cứu
hiệu quả của một số loại phân bón cho bưởi Năm Roi cho thấy: Bón phân hữu cơ
đã cải thiện độ chua, làm tăng dinh dưỡng của đất, tăng phẩm chất trái sau tồn
trữ 30 ngày.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân và kali đến năng suất
và phẩm chất bưởi Đường Lá Cam tại Vĩnh Cửu - Đồng Nai các tác giả
Huỳnh Ngọc Tư và Bùi Xuân Khôi, (2003) [29] cho thấy: khi bón 800 g N +
500 g P2O5 + 700 g K2O/cây/năm cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân trên cây
bưởi Phúc Trạch của tác giả Võ Tá Phong, (2004) [14] chỉ ra rằng: Các công
thức phun phân bón lá Super 900, đạm Humic, Agriconic, Futonic và bón
phân theo quy trình thâm canh của Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm Hà
Tĩnh có tác dụng rõ trong việc nâng cao khả năng sinh trưởng của cây, nhưng
tỷ lệ đậu quả rất thấp và không có sai khác so đối chứng.
Đỗ Đình Ca và cộng sự (2005) [1] nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón,
tưới nước đến khả năng ra hoa, đậu quả của bưởi Phúc Trạch từ 2003 - 2004 cho
thấy: bón 800g N + 400g P2O5 + 600g K2O + phun phân bón lá Grown ba lá
xanh cho năng suất cao nhất, biện pháp tưới nước có ảnh hưởng tốt tới khả năng
sinh trưởng nhưng tác dụng nâng cao tỷ lệ đậu quả, năng suất chưa rõ.


15
Bón phân cho cây bưởi Phúc Trạch với lượng bón 1,08 kg urê + 1,47 kg
superlân + 0,66 kg Kaliclorua + 1,5 kg vôi làm 3 lần (sau thu hoạch, ra hoa,
phát triển quả) có tác dụng rõ tới sinh trưởng nhưng tỷ lệ đậu quả thấp và
không có sự khác biệt so với đối chứng (Ngô Thừa Lộc, 2007) [10].
Những nghiên cứu kể trên là cơ sở cho việc sử dụng phân bón một cách
hợp lý đối với cây có múi nói chung, cây bưởi nói riêng. Tuy nhiên, trên thực

tế việc ứng dụng các nghiên cứu có kết quả phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố
khác nhau, trong đó giống và điều kiện thời tiết, khí hậu từng vùng có vai trò
quan trọng. Do vậy, triển khai các thí nghiệm phân bón để tìm ra các công thức
bón thích hợp với từng đối tượng, từng vùng sinh thái trồng trọt vẫn cần phải
được tiến hành thường xuyên.
1.4.3. Nghiên cứu về sử dụng phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng
1.4.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
Ảnh hưởng của GA3 tới đậu quả và phát triển quả của cây có múi đã được
khá nhiều tác giả trên thế giới đề cập. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: GA3 ngoại
sinh có tác dụng tốt trong việc tăng tỷ lệ đậu quả của những giống có kiểu gen
tạo quả không hạt và kiểu gen tự bất tương hợp (Parthernoarpic và Self –
Incompartible), trong điều kiện không có thụ phấn chéo (Schäfer, et al, 2000)
[45], (Soost và Burnett, 1961) [50], (Talon, et al, 1990), [51], (Talon, et al,
1992) [52], (Turnbull, 1989) [55]. Vai trò sinh lý quan trọng của Giberellin đối
với cây trồng nói chung là kích thích sự giãn tế bào theo chiều dọc, kích thích
sự nảy mầm của hạt và củ, ảnh hưởng đến phân hoá giới tính của các cơ quan
sinh sản (ức chế sự phát triển hoa cái, kích thích sự phát triển hoa đực), kích
thích sự sinh trưởng của quả (Feinstein, et al, 1975) [37].
Giberellin có tác dụng nâng cao sự đậu quả cho cây có múi một cách rõ
rệt, tác dụng này đã được phát hiện trong cả loại có nhiều hạt và loại không


16
hạt. Đối với giống nhiều hạt khi phun GA3 số lượng hạt đều giảm, tuy nhiên
cũng phụ thuộc vào giống, ví dụ: với quýt Dancy thì thành công nhưng giống
Temple lại không có kết quả. Phun GA3 cho bưởi Orlando tangelo với nồng
độ 2,5 - 10 ppm trong thời gian nở hoa làm tăng sự đậu quả, nhưng khi phun
với nồng độ cao hơn sẽ là nguyên nhân tổn thương nặng và làm giảm năng
suất, tổn thương biểu hiện là lá của những mầm sinh dưỡng mới mọc và hoa
bị rụng và chết. Hiệu quả của phun GA3 có thể được nâng cao khi phun bổ

sung dinh dưỡng hoặc amonia (NH4) vì chúng làm tăng khả năng tổng hợp
Giberellin nội sinh, thường phun sớm cho kết quả tốt hơn, phun muộn có thể
gây tác hại. Việc phun kết hợp dinh dưỡng với GA3 cho cây có múi ở Israel là
việc làm rất phổ biến (Rajput và Sriharibabu, 1985) [42].
Ảnh hưởng của GA3 tới đậu quả và phát triển quả của cây có múi đã
được khá nhiều tác giả trên thế giới đề cập. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: GA3
ngoại sinh có tác dụng tốt trong việc tăng tỷ lệ đậu quả của những giống có
kiểu gen tạo quả không hạt và kiểu gen tự bất tương hợp (Parthernoarpic và
Self - Incompartible), trong điều kiện không có thụ phấn chéo [Turnbull
(1989) [55]. Vai trò sinh lý quan trọng của Gibberellin đối với cây trồng nói
chung là kích thích sự giãn tế bào theo chiều dọc, kích thích sự nảy mầm của
hạt và củ, ảnh hưởng đến phân hoá giới tính của các cơ quan sinh sản (ức chế
sự phát triển hoa cái, kích thích sự phát triển hoa đực), kích thích sự sinh
trưởng của quả Feinstein (1975) [37].
Theo Woo-Nang Chang và Jan Bay Petersen (2003) [56], tại Châu Á
nhiều vườn cây ăn quả được bố trí trên đất dốc và xấu, chua, có hàm lượng
chất hữu cơ thấp, hàm lượng Ca và Mg trên các đất này cũng thấp. Trước đây
các nhà vườn châu Á coi thường tầm quan trọng của việc bón vôi và các chất
hữu cơ, sử dụng quá nhiều phân hoá học để đạt năng suất tối đa. Kết quả là
các vườn cây bị mất cân bằng dinh dưỡng do bón quá liều N, P, K. Khi xẩy ra


17
điều đó năng suất và chất lượng quả bị giảm sút, nhiều cây bị rối loạn dinh
dưỡng. Theo các tác giả hiện nay có hai cách bón chính: i) Bón trực tiếp vào
đất: Đây là cách bón phổ biến, đầu tiên người ta đào một rãnh xung quang tán
có độ sâu 30 - 45cm sau đó giải đều phân và lấp hố, kết hợp với tưới nước; ii)
Phun phân qua lá: Cách bón này dựa trên nguyên lý lá cây có thể hấp thụ
được các nguyên tố dinh dưỡng và chuyển hoá nó thành năng lượng nuôi cây.
Sử dụng phân bón lá khá phổ biến ở nhiều nước trồng cây có múi và áp dụng

trong các trường hợp sau: Đất nghèo dinh dưỡng, đất khô hạn, bộ rễ kém phát
triển. Khi sử dụng phân bón lá cần lưu ý hoà tan hoàn toàn phân trong nước,
nguồn nước sử dụng phải là nước không có axit hoặc không có kiềm.
Phân vi lượng chứa những nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng của cây
với một lượng rất nhỏ. Hầu hết chúng tham gia tạo thành các coenzim hoặc
tham gia hoạt động vào các enzyme trong thực vật (Chapman, 1950) [33]. Ở
các nước phát triển (Mỹ, Anh và các nước Đông Nam Á khác) bón phân vi
lượng cho cây có múi là việc bắt buộc để khắc phục tình trạng thiếu vi lượng
trong đất. Người ta đã lập bản đồ vi lượng trong toàn quốc, xác định các vùng
thiếu vi lượng, đồng thời các nhà máy sản xuất phân vi lượng ra đời với công
suất hàng triệu tấn/năm. Sử dụng phân vi lượng có hiệu quả, có ba phương
pháp: Xử lý hạt, phun lên lá và bón trực tiếp vào đất. Đối với các cây ăn quả,
cây có bộ khung tán lớn nên dùng phương pháp phun lên lá (Quyang Tao,
1990) [40]. Magiê có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây có múi. Các
nguyên tố vi lượng khác nhau: B, Fe, Cu, Zn, Mn ít nhiều đều có ảnh hưởng
đến năng suất và phẩm chất quả. Tuỳ thuộc vào loại đất, mức độ thiếu hụt của
các nguyên tố vi lượng nói trên mà mức độ ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng quả nhiều hay ít. Bón đầy đủ phân chuồng và phân hữu cơ có thể khắc
phục được tình trạng thiếu các nguyên tố vi lượng trong đất (Đỗ Đình Ca và
cs, 2005) [1].


×