Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Áp dụng các phương pháp đo lường rủi ri hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam..PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 126 trang )

Header Page 1 of 166.

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình và tạo điều kiện thuận lời của giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, gia đình
và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo PGS.TS Trần Đăng
Khâm đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian em làm luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Thầy, Cô trong khoa Kinh tế quản lý –
Trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ để em hoàn thành luận văn tốt hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ thuộc phòng Sau đại học – Trường
Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện về các thủ tục hành chính và hướng dẫn
quy trình thực hiện trong toàn bộ quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc gia đình, bạn bè đã động
viên, giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Thu Trang

Footer Page 1 of 166.


Header Page 2 of 166.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn "Áp dụng các phương pháp đo
lường rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam" là công trình
nghiên cứu do tôi thực hiện, với sự hướng dẫn, hỗ trợ từ thầy giáo PGS.TS
Trần Đăng Khâm. Các thông tin, dữ liệu, số liệu trong luận văn đều có
nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và


chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Thu Trang

Footer Page 2 of 166.

Thang Long University Libraty


Header Page 3 of 166.

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU ......................................................................... i
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU .......................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. v
CHƯƠNG 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG RỦI RO HỆ THỐNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .................................................... 1
1.1. Rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán ....................................... 1
1.1.1. Khái quát về thị trường chứng khoán ................................................... 1
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thị trường chứng khoán ..................................... 1
1.1.1.2. Phân loại thị trường chứng khoán ........................................................ 3
1.1.2. Các loại rủi ro trên thị trường chứng khoán............................................ 4
1.1.2.1. Khái niệm rủi ro trên thị trường chứng khoán ..................................... 4
1.1.2.2. Phân loại rủi ro trên thị trường chứng khoán ....................................... 6
1.1.3. Rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán.......................................... 8

1.1.3.1. Khái niệm rủi ro hệ thống .................................................................... 8
1.1.3.2. Các loại rủi ro hệ thống thường gặp trên thị trường chứng khoán ...... 8
1.1.4. Quản lý rủi ro trên thị trường chứng khoán .......................................... 11
1.1.4.1. Khái niệm quản lý rủi ro trên thị trường chứng khoán ...................... 11
1.1.4.2. Nội dung quản lý rủi ro trên thị trường chứng khoán ........................ 12
1.2. Các phương pháp đo lường rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán 14
1.2.1. Phương pháp sử dụng hệ số Beta .......................................................... 14

Footer Page 3 of 166.


Header Page 4 of 166.

1.2.1.1. Khái niệm hệ số Beta ......................................................................... 14
1.2.1.2. Mô hình chỉ số đơn ............................................................................ 14
1.2.1.3. Mô hình nhân tố ................................................................................. 16
1.2.1.4. Ý nghĩa của hệ số Beta ....................................................................... 17
1.2.2. Phương pháp giá trị tại mức rủi ro – phương pháp VaR ...................... 20
1.2.2.1. Khái quát về phương pháp VaR ......................................................... 20
1.2.2.2. Các phương pháp đo lường VaR........................................................ 22
1.2.2.3. Nhược điểm của VaR ......................................................................... 34
1.3. Điều kiện áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro hệ thống trên thị
trường chứng khoán ........................................................................................ 35
1.3.1. Điều kiện thuộc về Ủy ban chứng khoán Nhà nước ............................. 36
1.3.2. Điều kiện thuộc về Sở giao dịch chứng khoán ..................................... 38
1.3.3. Điều kiện thuộc về các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ . 39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO
LƯỜNG RỦI RO HỆ THỐNG TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG


KHOÁN VIỆT NAM .................................................................................... 41
2.1. Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam ...................................... 41
2.1.1. Thị trường phát hành và giao dịch chứng khoán ở Việt Nam .............. 41
2.1.2. Quản lý Nhà nước và quản lý tự quản trên TTCK Việt Nam ............... 50
2.1.2.1. Quản lý Nhà nước .............................................................................. 50
2.1.2.2. Quản lý tự quản .................................................................................. 52
2.1.3. Hoạt động của công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ ............... 54
2.1.3.1. Hoạt động của công ty chứng khoán.................................................. 54
2.1.3.2. Hoạt động của CTQL Quỹ ................................................................. 55

Footer Page 4 of 166.

Thang Long University Libraty


Header Page 5 of 166.

2.2. Thực trạng áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro hệ thống trên
TTCK Việt Nam .............................................................................................. 57
2.2.1. Các phương pháp đo lường rủi ro hệ thống trên TTCK Việt Nam....... 57
2.2.2. Chính sách quản trị rủi ro của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn –
Hà Nội (SHS) .................................................................................................. 60
2.2.2.1. Mô tả chính sách rủi ro của SHS ....................................................... 60
2.2.2.2. Biện pháp quản trị rủi ro thị trường tại SHS ...................................... 61
2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro hệ thống
trên TTCK Việt Nam ...................................................................................... 65
2.3.1. Kết quả .................................................................................................. 65
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 67
2.3.2.1. Hạn chế............................................................................................... 67

2.3.2.2. Nguyên nhân ...................................................................................... 68
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO
LƯỜNG RỦI RO HỆ THỐNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM..................................................................................................... 71
3.1. Định hướng và quan điểm áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro hệ
thống trên TTCK Việt Nam ............................................................................ 71
3.1.1. Định hướng phát triển TTCK Việt Nam ............................................... 71
3.1.2. Quan điểm áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro hệ thống trên
TTCK Việt Nam .............................................................................................. 73
3.2. Giải pháp áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro hệ thống trên TTCK
Việt Nam ......................................................................................................... 76
3.2.1. Lựa chọn mô hình đo lường rủi ro hệ thống trên TTCK Việt Nam...... 76
3.2.1.1. Đo lường rủi ro rủi ro hệ thống theo các phương pháp tính VaR ...... 76

Footer Page 5 of 166.


Header Page 6 of 166.

3.2.1.2. Kết quả ứng dụng đo lường rủi ro hệ thống theo phương pháp VaR
trên thị trường chứng khoán Việt Nam ........................................................... 79
3.2.1.3. Đánh giá các điều kiện áp dụng phương pháp VaR trên TTCKVN .. 90
3.2.2. Một số giải pháp khác ........................................................................... 93
3.3. Khuyến nghị ứng dụng phương pháp VaR trong đo lường rủi ro hệ thống
trên TTCK Việt Nam ...................................................................................... 96
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Footer Page 6 of 166.


Thang Long University Libraty


Header Page 7 of 166.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
Ký hiệu

ߪ

Β
ߩ

Độ lệch chuẩn
ߣ

Cov
ߪଶ
߮
ߤ

Ý nghĩa

VaR

Hệ số beta
Hệ số phân rã
Hệ số tương quan
Hiệp phương sai

Phương sai
Số ngẫu nhiên được sinh ra từ phân phối
giả định
Tỷ suất sinh lời trung bình
Value at risk

i

Footer Page 7 of 166.


Header Page 8 of 166.

DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên đầy đủ

AWHS

Age-weighted historical simulation

CK

Chứng khoán

CP

Cổ phiếu


CTCK

Công ty chứng khoán

CTQL Quỹ

Công ty quản lý Quỹ

DMĐT

Danh mục đầu tư

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

HS

Historical simualation

MCFV

Modified cornish fisher VaR

MCS


Monter Carlo simulation

NLV

Normal linear VaR

SHS

Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSSL

Tỷ suất sinh lời

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTCKVN

Thị trường chứng khoán Việt Nam

TTGDCK

Trung tâm giao dịch chứng khoán


UBCKNN

Ủy ban chứng khoán Nhà nước

ii

Footer Page 8 of 166.

Thang Long University Libraty


Header Page 9 of 166.

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 1.1. Đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro phi hệ thống ................................. 6
Hình 1.2. Phân loại rủi ro trên thị trường chứng khoán .................................... 7
Hình 1.3. Minh họa VaR trong phân phối tỷ suất sinh lời danh mục ............. 21
Hình 1.4. Tần số tỷ suất sinh lời của chỉ số Vnindex ..................................... 23
Hình 1.5. Biến động TSSL theo ngày của chỉ số Vnindex năm 2014 ............ 28
Hình 2.1. Mô tả điểm và TSSL chỉ số Vnindex 1/2006 đến 3/2007............... 43
Hình 2.2. Chỉ số Vnindex giai đoạn 2008 - 2010 ........................................... 45
Hình 2.3. Quản lý Nhà nước đối với Chứng khoán và TTCK Việt Nam ....... 51
Hình 2.4. Số lượng các CTCK từ 2000 đến 2014 ........................................... 54
Hình 3.1. VaR 1 ngày với độ tin cậy 99%, 95% của CP BBC ....................... 82
Hình 3.2. VaR 1 ngày với độ tin cậy 99%, 95% của chỉ số ngành thực phẩm
......................................................................................................................... 83
Bảng 1.1.Tỷ suất sinh lời Vnindex năm 2014 xếp theo thứ tự tăng dần ........ 28
Bảng 2.1. Thống kê một số chỉ tiêu của TTCKVN giai đoạn 2000 -2005 ..... 42
Bảng 2.2. Thống kê một số chỉ tiêu trên hai sàn HOSE và HNX ................... 47
Bảng 3.1. Một số tham số thống kê của CP BBC, chỉ số ngành thực phẩm và

chỉ số Vnindex................................................................................................. 80
Bảng 3.2. Kết quả tính VaR của CP BBC sử dụng các phương pháp khác nhau
......................................................................................................................... 81
Bảng 3.3. Kết quả tính VaR của chỉ số ngành thực phẩm áp dụng các phương
pháp khác nhau ................................................................................................ 83
iii

Footer Page 9 of 166.


Header Page 10 of 166.

Bảng 3.4. Kết quả tính VaR áp dụng các phương pháp khác nhau của chỉ số
Vnindex ........................................................................................................... 85
Bảng 3.5. Kết quả kiểm chứng với cổ phiếu BBC .......................................... 86
Bảng 3.6. Kết quả kiểm chứng với chỉ số ngành thực phẩm .......................... 87
Bảng 3.7. Kết quả kiểm chứng với chỉ số Vnindex ........................................ 87
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định Kupiec với VaR 5% của cổ phiếu BBC........... 88
Bảng 3.9. Kết quả kiểm định Kupiec cho VaR 5% của chỉ số ngành thực
phẩm ................................................................................................................ 89
Bảng 3.10. Kết quả kiểm định Kupiec cho VaR 1% của chỉ số Vnindex ...... 90

iv

Footer Page 10 of 166.

Thang Long University Libraty


Header Page 11 of 166.


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thị trường chứng khoán, người đầu tư luôn phải cân nhắc giữa lợi
nhuận kỳ vọng và rủi ro. Các nhà đầu tư luôn luôn tìm kiếm các khả năng, các
lựa chọn để đạt được mức sinh lời mong đợi cao nhất với một mức độ rủi ro
nhất định. Căn cứ vào phạm vi tác động của các biến cố, rủi ro trên thị trường
chứng khoán được phân biệt thành: rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.
Trong khi, rủi ro phi hệ thống có thể được khắc phục bằng cách đa dạng hóa
danh mục đầu tư thì rủi ro hệ thống nằm ngoài sự kiểm soát của các công ty
và nó tác động đến toàn bộ thị trường. Chính vì vậy, câu hỏi mà các nhà đầu
tư đặt ra là: Khi các yếu tố rủi ro như sự biến động của lạm phát, tỷ giá, lãi
suất... xảy ra thì mức giảm giá hay mức lỗ tối đa của chứng khoán là bao
nhiêu? để họ có thể cân nhắc khối lượng đầu tư và tài sản dự trữ để bù đắp
cho khoản lỗ có thể xảy ra đó.
Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là thị trường mới nổi,
rất tiềm năng nên thu hút được rất nhiều nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, rủi
ro hệ thống đối với thị trường chứng khoán Việt Nam là không thể tránh khỏi.
Và mức độ ảnh hưởng của rủi ro hệ thống đến các đối tượng tham gia thị
trường chứng khoán như thế nào là giá trị cần phải xác định. Đo lường được
giá trị rủi ro sẽ xác định được giá trị an toàn (ngưỡng an toàn) cho thị trường
và tăng tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với các nhà
đầu tư. Chính vì vậy, việc tìm kiếm phương pháp đo lường mức độ rủi ro hệ
thống đủ độ tin cậy và phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam là nhu
cầu cần thiết.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có những đặc thù riêng và nhiều
phương pháp đo lường rủi ro hệ thống đã được nghiên cứu và thử nghiệm trên
thị trường. Từ những tìm hiểu trên, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
v


Footer Page 11 of 166.


Header Page 12 of 166.

cho Luận văn thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng là: "Áp dụng các phương pháp
đo lường rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam" làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán, nguyên nhân nào gây
lên rủi ro trên TTCK Việt Nam.
- Các phương pháp đo lường giá trị rủi ro hệ thống, cụ thể: phương
pháp hệ số Beta và phương pháp VaR. Phương pháp đo lường đang được áp
dụng trên TTCK Việt Nam.
- Lựa chọn phương pháp áp dụng đo lường rủi ro hệ thống cho TTCK
Việt Nam.
- Xác định điều kiện áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro hệ thống
cho TTCK Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp và điều kiện áp dụng phương
pháp hệ số Beta và VaR – value at risk để đo lường rủi ro hệ thống của thị
trường chứng khoán.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích dữ liệu và ứng dựng mô hình để đo
lường mức độ rủi ro hệ thống của một mã cổ phiếu, chỉ số ngành cụ thể và chỉ
số chung của toàn thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu về giá đóng cửa
của cổ phiếu bibica (mã BBC), chỉ số ngành thực phẩm, chỉ số Vnindex từ
05/03/2007 đến 31/12/2014 được lấy từ các website: ,

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định lượng, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh.

- Phương pháp kế thừa.
- Sử dụng trợ giúp của phần mềm Excel và phần mềm Eviews.
vi

Footer Page 12 of 166.

Thang Long University Libraty


Header Page 13 of 166.

5. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Các phương pháp đo lường rủi ro hệ thống trên thị trường
chứng khoán
Chương 2: Thực trạng áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro hệ
thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 3: Giải pháp áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro hệ
thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam

vii

Footer Page 13 of 166.


Header Page 14 of 166.

CHƯƠNG 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG RỦI RO
HỆ THỐNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán
1.1.1. Khái quát về thị trường chứng khoán

1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thị trường chứng khoán
Khái niệm thị trường chứng khoán: "Thị trường chứng khoán được
hiểu là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán hay các giấy tờ có giá. Việc
trao đổi mua bán này được thực hiện theo nhưng quy tắc ấn định trước"[7].
Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho
phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát
hành hoặc quyền sở hữu, quyền đòi nợ. Các quyền yêu cầu này có sự khác
nhau giữa các loại chứng khoán, tùy theo tính chất sở hữu của chúng.
Đặc điểm thị trường chứng khoán:
TTCK được hiểu là nơi trao đổi, mua bán các loại chứng khoán chủ yếu
là các loại chứng khoán trung và dài hạn. Việc trao đổi, mua bán này có thể
diễn ra tại thị trường sơ cấp hay thị trường thứ cấp; ở thị trường tập trung hay
thị trường phi tập trung; ở thị trường giao ngay hay thị trường kỳ hạn.
Hàng hóa của thị trường chứng khoán có tính chất đặc biệt đó là quyền
sở hữu về tư bản. Chính vì vậy, có thể hiểu bản chất của thị trường chứng
khoán thể hiện mối quan hệ về cung – cầu của vốn đầu tư. Giá cả của chứng
khoán thể hiện chi phí của vốn đầu tư. "Thị trường chứng khoán là thị trường
thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của
chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư.
Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và
lưu thông hàng hóa"[12].
Hoạt động mua bán trên TTCK chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt
động môi giới: Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị
1

Footer Page 14 of 166.

Thang Long University Libraty



Header Page 15 of 166.

trường chứng khoán đều được thực hiện thông qua các trung gian hay còn gọi
là các nhà môi giới. Các nhà môi giới thực hiện mua bán theo lệnh của khách
hàng và được hưởng hoa hồng. Các nhà đầu tư sẽ không thể trực tiếp thỏa
thuận với nhau để thực hiện hoạt động mua bán. Họ đều phải thông qua các
nhà môi giới để đặt lệnh. Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớp
lệnh. Ngoài ra, các nhà môi giới cũng có thể thực hiện hoạt động tư vấn cho
khách hàng trong việc đầu tư hay cung cấp thông tin về thị trường…
Thị trường chứng khoán đặc trưng bởi những định chế tài chính trực
tiếp: Đối tượng cần vốn và đối tượng cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị
trường, giữa họ không có các trung gian tài chính. Ví dụ: trên thị trường
chứng khoán sơ cấp, khi chứng khoán lần đầu được phát hành thông qua hoạt
động đấu giá, vốn được chuyển giao từ các nhà đầu tư trực tiếp đến các tổ
chức phát hành.
Thị trường chứng khoán gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo: TTCK
không giới hạn số lượng đối tượng tham gia thị trường, không có sự áp đặt giá
cả trên TTCK, giá chứng khoán được hình thành dựa trên quan hệ cung - cầu.
Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và
lệnh bán. Tất cả các thành viên trên thị trường đều không thể can thiệp vào
việc xác định giá này. Mọi hoạt động mua bán trên TTCK đều phải minh
bạch. Sở giao dịch công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị
trường. Các công ty niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định
kỳ hàng năm, hàng quý.
Thị trường chứng khoán về cơ bản là thị trường liên tục: Sau khi chứng
khoán được phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp, các chứng khoán sẽ
được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp làm
tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán và đảm bảo với nhà đầu tư có thể
chuyển chứng khoán của họ thành tiền bất cứ khi nào họ muốn.
2


Footer Page 15 of 166.


Header Page 16 of 166.

1.1.1.2. Phân loại thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán có thể được phân loại theo nhiều hình thức
khác nhau và thông thường được phân loại theo 3 cách thức cơ bản: Theo quá
trình luân chuyển vốn; theo loại hàng hóa; theo hình thức tổ chức thị trường.
Theo quá trình luân chuyển vốn: Thị trường được phân chia thành thị
trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp hay thị trường phát
hành là nơi mua bán các chứng khoán mới phát hành (phát hành lần đầu
tiên). Tại đây, vốn của các nhà đầu tư sẽ được chuyển cho nhà phát hành
thông qua các chứng khoán mới phát hành. Đây cũng là thị trường duy nhất
mang lại nguồn vốn cho nhà phát hành. Thị trường thứ cấp thực hiện hoạt
động mua – bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục
đích kiếm lời, dịch chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội. Thị
trường thứ cấp làm tăng tính lỏng của các chứng khoán đã phát hành và thị
trường này được xem là thị trường định giá các công ty.
Theo hàng hóa: Theo các loại hàng hóa được mua bán trên thị trường,
người ta có thể phân loại thị trường chứng khoán thành thị trường cổ phiếu,
thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ dẫn suất. Trong đó, thị trường cổ
phiếu (Stock markets): là nơi giao dịch mua bán, trao đổi các giấy tờ xác nhận
cổ phần đóng góp của các cổ đông. Thị trường trái phiếu (Bond Markets): là
thị trường trao đổi, mua bán các trái phiếu - chứng khoán nợ. Trái phiếu là
chứng khoán xác nhận nghĩa vụ và cam kết trả nợ của nhà phát hành đối với
người cho vay. Thị trường các công cụ dẫn suất (Derivative Markets): là nơi
các loại chứng khoán phái sinh được mua bán như: Hợp đồng quyền chọn
(Options), hợp đồng tương lai (Future Contracts)…

Theo hình thức tổ chức của thị trường: Thị trường chứng khoán có thể
được tổ chức theo 2 hình thức: Thị trường chứng khoán tổ chức thành các Sở
giao dịch (Stock exchange) - thị trường tập trung và thị trường chứng khoán
3

Footer Page 16 of 166.

Thang Long University Libraty


Header Page 17 of 166.

phi tập trung (OTC: over the counter market – thị trường giao dịch qua quầy).
Thị trường chứng khoán tập trung là nơi người mua và người bán sẽ gặp nhau
tại một địa điểm nhất định để tiến hành giao dịch. Sở giao dịch chứng khoán
được quản lý chặt chẽ bởi Ủy ban chứng khoán Quốc gia, các giao dịch chịu
sự điều tiết của Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán. Những thị
trường chứng khoán tập trung tiêu biểu được biết đến là Sở giao dịch chứng
khoán NewYork (NewYork Stock Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Mỹ
(American Stock Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (Tokyo Stock
Exchange). Đối với thị trường chứng khoán phi tập trung – OTC là thị trường
của các nhà buôn, những người tạo lập thị trường. Các nhà buôn có một danh
mục chứng khoán và họ sẵn sàng mua bán với các nhà buôn khác cũng như
các nhà đầu tư khi những người này chấp nhận giá cả của họ. Phần lớn hàng
hóa trên thị trường này là chứng khoán của các công ty mới phát hành và các
công ty vừa và nhỏ không thỏa mãn những điều kiện niêm yết của sở giao
dịch. Ở thị trường này không có điểm giao dịch chính thức mà có thể diễn ra
tại tất cả các quầy, sàn giao dịch của các thành viên thông qua điện thoại hay
mạng máy tính diện rộng. Khối lượng giao dịch của thị trường này thường lớn
hơn rất nhiều lần so với thị trường Sở giao dịch.

1.1.2. Các loại rủi ro trên thị trường chứng khoán
1.1.2.1. Khái niệm rủi ro trên thị trường chứng khoán
Rủi ro là một khái niệm được các nhà đầu tư tài chính nói chung và các
nhà đầu tư chứng khoán đặc biệt quan tâm. Khi bàn về vấn đề rủi ro, người ta
thường nhắc tới một nguyên tắc, một sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.
Nhưng mỗi nhà đầu tư lại có một mức chấp nhận rủi ro khác nhau hay nói
cách khác mỗi nhà đầu tư có "khẩu vị rủi ro" khác nhau. Bất kỳ hình thức đầu
tư nào cũng có rủi ro, tuy nhiên mức rủi ro giữa các hình thức là không giống
nhau. Một nhà đầu tư có kỳ vọng lợi nhuận cao, sẽ dám chấp nhận lựa chọn
4

Footer Page 17 of 166.


Header Page 18 of 166.

hình thức đầu tư có mức rủi ro lớn. Tuy nhiên, họ cũng cần phải tính toán để
xác định cái giá phải trả cho việc chấp nhận mức rủi ro đó. Nếu rủi ro thực sự
xảy ra, với tiềm lực tài chính của họ có thể chống đỡ được hay không? Chính
vì vậy, với các nhà đầu tư khi tham gia thị trường cần tìm hiểu và có những
hiểu biết nhất định để hạn chế những mất mát, thua thiệt có thể gặp phải và
tối đa hóa được lợi nhuận cho mình.
Vậy rủi ro là gì? Từ điển định nghĩa rủi ro là "mối nguy, hiểm họa, tiếp
xúc với mất mát hoặc thu thiệt"[19]. Trên thị trường hiện nay có hai quan
điểm khác nhau về rủi ro. Quan điểm 1 - hiểu theo cách truyền thống: "Rủi ro
trong đầu tư chứng khoán là khả năng (hay xác suất) xảy ra những kết quả
đầu tư ngoài dự kiến hay cụ thể hơn là khả năng làm cho mức sinh lời thực tế
nhận được trong tương lai khác với mức sinh lời dự kiến ban đầu"[12]. Trên
thực tế, các nhà đầu tư khi tham gia thị trường đều xác định một tỷ lệ sinh lời
kỳ vọng và rủi ro xảy ra tức là tỷ lệ sinh lời thực trong tương lai khác với tỷ lệ

sinh lời kỳ vọng ban đầu của họ. Vậy, rủi ro theo cách hiểu này bao gồm rủi
ro giảm giá và rủi ro tăng giá so với giá kỳ vọng ban đầu. Bất kỳ kết quả đầu
tư nào lệch ra khỏi kết quả dự kiến ban đầu đều được xem là rủi ro. Với quan
điểm này, cách thức đo lường rủi ro được đưa ra dựa vào sự biến động của tỷ
suất sinh lời của chứng khoán.
Quan điểm thứ 2 cho rằng: Rủi ro là khả năng xảy ra những điều không
mong muốn và khi nó xảy ra mang lại những tổn thất cho nhà đầu tư. Với
quan điểm này rủi ro được xem là rủi ro giảm giá hay giá chứng khoán tăng ít
hơn so với giá kỳ vọng ban đầu. Quan điểm này tương đối phù hợp với tư duy
của các nhà đầu tư trên thị trường, họ chủ yếu quan tâm đến các yếu tố làm
cho giá trị khoản đầu tư của họ thực nhận trong tương lai thấp hơn giá trị họ
mong muốn.

5

Footer Page 18 of 166.

Thang Long University Libraty


Header Page 19 of 166.

Trong phạm vi của luận văn, tác giả sẽ tiếp cận rủi ro theo cả hai quan
điểm trên và từ đó tìm hiểu các phương pháp để đo lường rủi ro hệ thống của
thị trường chứng khoán theo cả hai quan điểm đó.
1.1.2.2. Phân loại rủi ro trên thị trường chứng khoán
Có rất nhiều loại rủi ro là nguyên nhân dẫn tới mức sinh lời trong đầu
tư chứng khoán không xảy ra đúng như dự đoán hay kỳ vọng của nhà đầu tư.
Căn cứ vào phạm vi tác động của các biến cố, rủi ro trên thị trường chứng
khoán được phân biệt thành 2 dạng cơ bản là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ


Độ lệch chuẩn của TSSL

thống:

Rủi ro phi hệ thống

Rủi ro hệ thống

Số lượng chứng khoán đầu tư

Nguồn: Giáo trình đầu tư tài chính – Nhà xuất bản Tài chính
Hình 1.1. Đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro phi hệ thống
Rủi ro phi hệ thống (Nonsystematic Risks): Rủi ro này tác động tới một
loại chứng khoán hoặc một vài nhóm chứng khoán. Nguyên nhân gây ra loại
rủi ro này xuất phát từ các yếu tố nội tại của công ty như: sự bất ổn định trong
cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản của công ty; các yếu tố trong môi trường kinh
doanh, việc quản lý bất ổn định… Chính vì những nguyên nhân này, các nhà
đầu tư có thể loại trừ loại rủi ro này theo phương châm "không bỏ trứng vào
6

Footer Page 19 of 166.


Header Page 20 of 166.

một rổ". Rủi ro phi hệ thống được phân loại thành ba loại cơ bản: rủi ro kinh
doanh, rủi ro tài chính và rủi ro quản lý. Trong phạm vi của luận văn sẽ không
tìm hiểu chi tiết các loại rủi ro này với giả định các loại rủi ro này đã được
loại trừ bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư nhưng sẽ tìm hiểu sâu dạng

rủi ro thứ hai là rủi ro hệ thống – rủi ro không thể loại trừ trên thị trường
chứng khoán. Hình 1.1 thể hiện việc đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ làm
giảm rủi ro phi hệ thống và rủi ro hệ thống là một biến cố định (không đổi)
với bất kỳ một danh mục nào.
Rủi ro hệ thống (Systematic Risks): Đây là rủi ro tác động tới toàn bộ
thị trường hoặc hầu hết các loại chứng khoán trên thị trường. Rủi ro hệ thống
có thể bị gây ra bởi sự biến động của các yếu tố như: thị trường, GDP, lạm
phát, tỷ giá, lãi suất, sức mua, chiến tranh, các sự kiện kinh tế - chính trị…
đây là các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của các công ty. Khác với rủi ro phi
hệ thống, đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng không thể giúp các nhà đầu tư
loại bỏ loại rủi ro này. Trong nội dung tiếp theo, luận văn sẽ phân tích kỹ hơn
các loại rủi ro hệ thống thường gặp bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất,
rủi ro tỷ giá và rủi ro sức mua.
Phân loại rủi ro trên thị trường chứng khoán được thể hiện khái quát
trong Hình 1.2 như sau:

Rủi ro
Rủi ro
phi hệ thống

Rủi ro
hệ thống
Rủi ro
sức mua

Rủi ro
tỷ giá

Rủi ro
lãi suất


Rủi ro
thị trường

Rủi ro
tài chính

Rủi ro
kinh doanh

Rủi ro
quản lý

Nguồn: Thị trường chứng khoán – phân tích cơ bản
Hình 1.2. Phân loại rủi ro trên thị trường chứng khoán
7

Footer Page 20 of 166.

Thang Long University Libraty


Header Page 21 of 166.

Như vậy, rủi ro tổng thể = rủi ro hệ thống + rủi ro phi hệ thống. Với giả
định rủi ro phi hệ thống đã được loại trừ bằng cách quản lý một danh mục đầu
tư hiệu quả, lợi nhuận kỳ vọng của các nhà đầu tư còn bị ảnh hưởng bởi rủi ro
hệ thống, rủi ro đến từ các yếu tố vĩ mô của thị trường.
1.1.3. Rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán
1.1.3.1. Khái niệm rủi ro hệ thống

Rủi ro hệ thống là một dạng rủi ro trên thị trường chứng khoán với các
nhân tố gây rủi ro xuất phát từ sự biến động của các yếu tố vĩ mô của thị
trường. Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các chứng
khoán. Các nhân tố rủi ro của rủi ro hệ thống bao gồm: sự bấp bênh của môi
trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến động của lãi suất, thay
đổi của tốc độ lạm phát, biến động của tỷ giá… Dạng rủi ro này không thể
loại trừ nhưng tìm hiểu nó để đo lường và dự báo, cảnh báo ngưỡng an toàn
cho các nhà đầu tư.
1.1.3.2. Các loại rủi ro hệ thống thường gặp trên thị trường chứng khoán
Rủi ro thị trường: là sự thay đổi về mức sinh lời do sự đánh giá và ra
quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường. Giá của các loại chứng khoán
có thể dao động mạnh mặc dù thu nhập của các công ty không thay đổi.
Nguyên nhân có thể khác nhau nhưng phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận
của các nhà đầu tư với các loại chứng khoán đó. Sự kỳ vọng của các nhà đầu
tư vào giá của các chứng khoán thay đổi dẫn tới mức sinh lời của một hay
một nhóm các chứng khoán thay đổi. Các nhà đầu tư thường ra quyết định
việc mua bán chứng khoán dựa vào hai nhóm sự kiện: Các sự kiện hữu hình
như các sự kiện kinh tế – chính trị, xã hội và các sự kiện vô hình là yếu tố tâm
lý của thị trường. Rủi ro thị trường xuất phát từ những sự kiện hữu hình,
nhưng do tâm lý không vững vàng của các nhà đầu tư nên họ thường có
những phản ứng thái quá trước các sự kiện đó. Những sự sụt giảm đầu tiên
8

Footer Page 21 of 166.


Header Page 22 of 166.

trên thị trường là nguyên nhân gây lo sợ cho các nhà đầu tư. Họ tìm cách rút
vốn bằng cách bán chứng khoán và phản ứng dây chuyền làm tăng nhanh số

lượng các nhà đầu tư muốn bán, giá chứng khoán sẽ giảm một cách nhanh
chóng khi cung vượt quá cầu. Nếu các quyết định của nhà đầu tư không được
xem xét, nhận định và phân tích trên cơ sở, số liệu thực tế mà chỉ đơn thuần ra
quyết định theo "tâm lý bầy đàn", bắt chước hành vi của các nhà đầu tư khác
(thường là các nhà đầu tư lớn, có tổ chức) thì rủi ro sẽ rất nghiêm trọng cho
thị trường chứng khoán và cho chính các nhà đầu tư.
Rủi ro lãi suất: nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số
tiền thu nhập trong tương lai – nguyên nhân là do dao động của mức lãi suất
chung. Lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn tại Việt Nam hay lãi suất tín
phiếu kho bạc tại Mỹ được lấy làm lãi suất chuẩn (lãi suất phi rủi ro) để xác
định lãi suất của trái phiếu công ty có thời gian đáo hạn tương tự. Khi lãi suất
chuẩn này thay đổi sẽ làm thay đổi mức lợi nhuận kỳ vọng của các nhà đầu tư
khiến cho giá của các loại chứng khoán trên toàn bộ thị trường thay đổi. Do
hiệu ứng đa chiều nên việc phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và giá chứng
khoán khá phức tạp. Giả định, Chính phủ phát hành thêm trái phiếu để bù đắp
thâm hụt ngân sách. Khi cung về trái phiếu Chính phủ tăng, cung tăng sẽ làm
cho lãi suất trái phiếu chính phủ tăng. Trái phiếu chính phủ sẽ hấp dẫn các
nhà đầu tư hơn trái phiếu của các công ty khác và do vậy trái phiếu của các
công ty cũng phải tăng theo. Lãi suất trái phiếu công ty tăng tức là giá của trái
phiếu giảm xuống và cũng làm giá của cổ phiếu giảm nhưng mức giảm của
hai loại chứng khoán này khác nhau. Ngược lại, khi lãi suất phi rủi ro giảm sẽ
làm cho giá của các loại chứng khoán tăng lên. Lãi suất chuẩn giảm sẽ làm
ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng. Các doanh nghiệp sẽ
dễ tiếp cận hơn với nguồn vốn này, đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp tăng, lợi nhuận tăng làm giá của các cổ phiếu cũng tăng lên.
9

Footer Page 22 of 166.

Thang Long University Libraty



Header Page 23 of 166.

Như vậy, có thể kết luận mối quan hệ giữa lãi suất và các công cụ nợ là mối
quan hệ trực tiếp và ngược chiều, hầu hết các công cụ nợ đều chịu rủi ro trực
tiếp từ lãi suất (trừ các công cụ nợ có lãi suất thả nổi). Do dòng tiền thu nhập
của cổ phiếu không cố định như trái phiếu, chúng có thể thay đổi cùng với lãi
suất và mức thay đổi này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức thay đổi của lãi
suất. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa lãi suất và các công cụ vốn là mối quan
hệ không trực tiếp là không hoàn toàn ngược chiều: Nếu lãi suất chuẩn tăng
nhưng tăng ít hơn thu nhập từ cổ phiếu thì giá của cổ phiếu tăng, nếu lãi suất
tăng nhiều hơn mức thu nhập từ cổ phiếu thì giá của cổ phiếu giảm.
Rủi ro sức mua: Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đến các
khoản đầu tư, biến động giá càng cao thì rủi ro sức mua càng tăng. Yếu tố lạm
phát hay giảm phát sẽ làm thay đổi mức lãi suất danh nghĩa và từ đó sẽ tác
động đến giá của các chứng khoán trên thị trường. Lợi tức thực tế của chứng
khoán đem lại là kết quả của lợi tức danh nghĩa trừ đi lạm phát. Khi nhà đầu
tư nắm giữ chứng khoán mặc dù có khả năng thu được lợi nhuận trong tương
lai nhưng họ lại mất đi cơ hội mua sắm hàng hóa dịch vụ khác. Mặt khác, giá
cả hàng hóa tăng lên trong thời gian nắm giữ chứng khoán do yếu tố lạm phát
nhà đầu tư sẽ mất đi một phần sức mua từ thu nhập có được trong tương lai.
Giá trị phần sức mua bị giảm sút do lạm phát phản ánh mức rủi ro sức mua
của nhà đầu tư chứng khoán. Nếu lạm phát vượt quá tỷ lệ dự tính, giá trị thực
của đồng tiền sẽ giảm và làm cho giá trị của khoản đầu tư bị giảm xuống. Các
nhà đầu tư sẽ dự tính trước mức độ mất giá của đồng tiền qua tỷ lệ lạm phát
dự tính, nếu như phần lợi tức thu được không đủ bù đắp cho phần tổn thất này
thì họ sẽ không chấp nhận đầu tư.
Rủi ro tỷ giá: Rủi ro tỷ giá là rủi ro do tác động của tỷ giá đến các
khoản đầu tư. Khi có sự biến động về tỷ giá sẽ dẫn tới sự thay đổi về giá của

chứng khoán. Nếu các nhà đầu tư cho rằng, đồng nội tệ sẽ bị giảm giá so với
10

Footer Page 23 of 166.


Header Page 24 of 166.

đồng ngoại tệ, họ sẽ cắt giảm đầu tư trong nước hoặc thay thế chứng khoán
bằng tài sản ngoại tệ, vàng... Như vậy, giá chứng khoán đồng nội sẽ giảm, rủi
ro hệ thống xảy ra khi giá của tất cả các loại chứng khoán nội tệ giảm. Tuy
nhiên, rủi ro tỷ giá có tác động đa chiều: khi giá của đồng đô la Mỹ giảm một
cách tương đối so với Việt Nam đồng sẽ là bất lợi đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu khi đồng tiền của họ bị giảm giá khi qui đổi sang đồng Việt Nam.
Nhưng đồng đô la giảm lại là một thuận lợi với những doanh nghiệp nhập
khẩu, họ sẽ phải mất ít đồng Việt Nam hơn để đổi lấy đồng đô la Mỹ. Trong
trường hợp đi vay đồng đô la Mỹ để thanh toán, chi phí lãi vay sẽ được cắt
giảm và kiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp này tăng, giá cổ phiếu của
các doanh nghiệp nhập khẩu tăng.
Rủi ro là một biến cố khó lường trước. Muốn kiểm soát được rủi ro và
thu được lợi nhuận, đòi hỏi các nhà đầu tư phải phân tích kỹ lưỡng trước khi
ra quyết định. Đối với rủi ro phi hệ thống của chứng khoán có thể được hạn
chế bằng một danh mục được đa dạng hóa nhưng rủi ro của các nhà đầu tư
vẫn bị ảnh hưởng do tác động của các yếu tố vĩ mô. Mặc dù là dạng rủi ro
không thể loại trừ nhưng tổn thất của nhà đầu tư trên thị trường cũng có thể
được giảm bớt đi nếu được cảnh báo trước. "Mạo hiểm nhưng có sự tính toán
chuẩn bị thì khác xa với việc hấp tấp đâm đầu vào nó" – George Patton.
Chính vì vậy, việc quản lý rủi ro trên thị trường chứng khoán là một nội dung
quan trọng trong phân tích và đầu tư chứng khoán.
1.1.4. Quản lý rủi ro trên thị trường chứng khoán

1.1.4.1. Khái niệm quản lý rủi ro trên thị trường chứng khoán
Sự điều tiết của TTCK đòi hỏi những kiến thức về chuyên môn, kinh
nghiệm và sự tinh tế rất cao của các nhà quản lý. Thẩm quyền và trách nhiệm
của các cơ quan quản lý TTCK là khác nhau, phụ thuộc vào hệ thống pháp lý,
vào cơ sở kinh tế và văn hóa của từng quốc gia.
11

Footer Page 24 of 166.

Thang Long University Libraty


Header Page 25 of 166.

Việc lựa chọn mô hình quản lý TTCK cần phải xem xét, cân nhắc kỹ
lưỡng các yếu tố và phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường
trên nguyên tắc tối đa hóa sự tin cậy của nhà đầu tư đối với thị trường. Chúng
ta không để cho thị trường trở thành sòng bạc với các trò gian lận làm thiệt
hại cho các nhà đầu tư, cũng không nên hạn chế thị trường bằng sự can thiệp
quá mức của Chính phủ [7]. Quản lý rủi ro trên TTCK là một bộ phận không
thể tách rời, là yêu cầu bắt buộc và có vai trò quan trọng trong quản lý và
giám sát TTCK.
Quản lý rủi ro trên thị trường chứng khoán là một quy trình liên tục
cung cấp một phương tiện để giảm thiểu những hậu quả tiêu cực của những
bất ngờ không lường trước được của thiên tai, khủng bố, chiến tranh, thay đổi
kinh tế - chính trị và môi trường pháp lý, sự biến động của thị trường… Mục
tiêu cuối cùng của quản lý rủi ro là đảm bảo rằng không có bất ngờ nào đặt
các nhà đầu tư trong nguy hiểm.
1.1.4.2. Nội dung quản lý rủi ro trên thị trường chứng khoán
Nội dung của quản lý rủi ro trên thị trường chứng khoán là việc xác

định được quy trình quản lý rủi ro, quy trình quản lý rủi ro liên quan đến việc
xác định, đo lường, giám sát, đánh giá và quản lý rủi ro. Thông thường, quản
lý rủi ro được chia thành năm bước:
Bước 1 - Nhận diện rủi ro: Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu chi tiết
về bản chất của rủi ro. Nhận dạng các nhân tố gây rủi ro, các tác nhân kinh tế
gây rủi ro trên thị trường chứng khoán như: yếu tố lãi suất, lạm phát, tỷ giá,
tăng trưởng kinh tế… Tìm hiểu chiều hướng có thể gây ra rủi ro (Ví dụ như:
Việc Ngân hàng tăng lãi suất sẽ tác động như thế nào đến giá của chứng
khoán).
Bước 2 – Ước tính, định lượng rủi ro: Đo lường mức độ phản ứng của
các chứng khoán khi các nhân tố tác động rủi ro xảy ra. Bằng việc sử dụng
12

Footer Page 25 of 166.


×