Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người H„Mông thông qua du lịch cộng đồng ở bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 167 trang )

Header Page 1 of 166.

B GIO DC V O TO

B VN HểA, TH THAO V DU LCH

VIN VN HểA NGH THUT QUC GIA VIT NAM

o Ngc Anh

BảO TồN Và PHáT HUY DI SảN VĂN HóA NGƯờI HMÔNG
THÔNG QUA DU LịCH CộNG ĐồNG ở BảN SíN CHảI,
HUYệN SA PA, TỉNH LàO CAI

LUN N TIN S VN HO HC

H Ni - 2016

Footer Page 1 of 166.


Header Page 2 of 166.

B GIO DC V O TO

B VN HểA, TH THAO V DU LCH

VIN VN HểA NGH THUT QUC GIA VIT NAM

o Ngc Anh


BảO TồN Và PHáT HUY DI SảN VĂN HóA NGƯờI HMÔNG
THÔNG QUA DU LịCH CộNG ĐồNG ở BảN SíN CHảI,
HUYệN SA PA, TỉNH LàO CAI
Chuyờn ngnh: Vn hoỏ hc
Mó s: 62 31 06 40

LUN N TIN S VN HO HC
NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.TS. LNG HNG QUANG

H Ni - 2016

Footer Page 2 of 166.


Header Page 3 of 166.
1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận án Tiến sĩ: “Bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa người H’Mông thông qua du lịch cộng đồng ở bản Sín Chải, huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai” là do tôi viết.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận án

Footer Page 3 of 166.



Header Page 4 of 166.
2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... 1
MỤC LỤC .............................................................................................................. 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. 3
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4
Chương 1: BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI DỰA
VÀO DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ........................................................................... 18
1.1. Khái niệm bảo tồn và phát huy .................................................................. 18
1.2. Khái niệm văn hóa tộc người..................................................................... 22
1.3. Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa ........................................................... 24
1.4. Di sản văn hóa tộc người và giá trị di sản văn hóa tộc người ................... 26
1.5. Bảo tồn, phát huy văn hóa tộc người dựa vào du lịch cộng đồng ............. 30
Tiểu kết chương 1................................................................................................. 44
Chương 2: PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG DỰA VÀO TIỀM
NĂNG VĂN HÓA TỘC NGƯỜI ........................................................................ 45
2.1. Phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa ......................................................... 45
2.2. Khái quát chung về Sín Chải ..................................................................... 54
2.3. Sín Chải trong bối cảnh du lịch cộng đồng ở Sa Pa .................................. 72
2.4. Bài học kinh nghiệm chung từ Sín Chải và Sa Pa ..................................... 92
Tiểu kết chương 2................................................................................................. 98
Chương 3: CÁC LUẬN GIẢI VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN
HÓA TỘC NGƯỜI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................... 99
3.1. Du lịch cộng đồng là phương pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
tộc người ........................................................................................................... 99
3.2. Từ trường hợp Sín Chải, đề xuất các lý luận ........................................... 116
3.3. Một số kiến nghị ...................................................................................... 121
Tiểu kết chương 3............................................................................................... 130

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ................... 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 136
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 150

Footer Page 4 of 166.


Header Page 5 of 166.
3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AFD

: Cơ quan phát triển Pháp

Ch.b

: Chủ biên

FDI

: Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

H.d

: Hiệu đính

ICOMOS : Hội đồng quốc tế các di tích và di chỉ

ITDR

: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch

IUCN

: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế

KOICA

: Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

NCKH

: Nghiên cứu khoa học

Nxb

: Nhà xuất bản

SNV

: Tổ chức phát triển du lịch Hà Lan.

TP

: Thành phố

Tr


: Trang

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNESCO : Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc
USD

: Đồng đô la Mỹ

VGGS

: Chiến lược tăng trưởng xanh

VIRI

: Viện nghiên cứu phát triển nghề nông thôn

Footer Page 5 of 166.


Header Page 6 of 166.
4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bảo tồn di sản và phát triển du lịch là
hai lĩnh vực dường như mâu thuẫn với nhau. Quan điểm này xuất phát từ
nhận định: Sự có mặt của du lịch đã làm tan rã nhiều cộng đồng truyền thống

và làm biến mất những phong tục cổ truyền của nhiều tộc người bản địa.
Không những thế, xu hướng thương mại hoá do ảnh hưởng của phát triển du
lịch đã khiến nỗ lực bảo tồn di sản văn hoá của các cộng đồng, đặc biệt các
cộng đồng tộc người thiểu số, của ngành Văn hoá trở thành “dã tràng xe cát”.
Tuy nhiên, nhiều học giả, tiêu biểu là Getz và MacCannell phản bác ý
kiến trên. Họ cho rằng, phát triển du lịch và bảo tồn di sản có thể hỗ trợ nhau
cùng tồn tại, hay nói cách khác, đó là quan hệ đôi bên cùng có lợi. Như vậy,
vấn đề nằm ở chỗ sử dụng cách thức khai thác du lịch cũng như cách thức
khai thác di sản.
Thực tế cho thấy, phát triển du lịch dựa vào tiềm năng văn hoá là một
hướng đi đã được khai thác và đúc kết thành một xu hướng phát triển du lịch,
trong đó văn hoá là yếu tố nội sinh của du lịch. Phát triển du lịch là một
phương thức để bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá truyền thống của cộng
đồng, làm sống lại nền văn hoá truyền thống nhiều màu sắc của dân tộc. Bên
cạnh đó, xu hướng này cũng bộc lộ một số hạn chế cần nghiên cứu giải quyết.
Du lịch đang phát triển nhanh, được nhiều quốc gia xác định là “con gà
đẻ trứng vàng” cho nền kinh tế, một ngành dịch vụ quan trọng hoặc mũi nhọn
để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Ngày nay xuất hiện nhiều loại hình du
lịch như du lịch sinh thái (ecotourism), du lịch dựa vào thiên nhiên (nature
tourism), du lịch xanh (green tourism), du lịch văn hóa (culture tourism),…
nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người ngày một đa dạng.
Du lịch có sự tham gia của cộng đồng (community - based tourism) tuy
mới phát triển ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc vào những năm 1980

Footer Page 6 of 166.


Header Page 7 of 166.
5
của thế kỷ XX, nhưng đã nhận được sự tham gia mạnh mẽ của khách du lịch

các nước trên thế giới. Việt Nam với nhiều điều kiện thuận lợi về cảnh quan
thiên nhiên, đa dạng văn hóa, du lịch đang từng bước được khai thác và phát
triển. Loại hình du lịch cộng đồng đã được triển khai tại một số địa phương và
bước đầu thu được kết quả khả quan như bản Lác (Mai Châu - Hòa Bình của
người Thái); Suối Voi, xã Lộc Tiên (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế); làng Pác
Ngòi (người Tày) và Làng Bò Lũ (người Dao) ở vườn quốc gia Ba Bể…, góp
phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống.
Trong những năm gần đây, du lịch Lào Cai phát triển mạnh, đặc biệt là
du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Mỗi năm các điểm du lịch cộng đồng thu
hút hàng vạn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần giải quyết
công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào địa phương.
Sín Chải, một bản thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, là một
tuyến trong hệ thống du lịch của Sa Pa. Đây là địa danh du lịch kì thú và là địa
bàn cư trú chủ yếu của người H’Mông. Sín Chải chứa đựng nhiều điều kiện
thuận lợi cả về cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng nhân văn để phát triển loại
hình du lịch cộng đồng. Trên thực tế, mô hình du lịch cộng đồng tại Sín Chải
đang trong giai đoạn hình thành và phát triển bước đầu. Tuy nhiên, những tác
động từ du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng đang có những biểu
hiện ngày một rõ hơn tới đời sống kinh tế, xã hội cũng như truyền thống văn hóa
của đồng bào H’Mông tại nơi đây. Bên cạnh đó, mô hình du lịch cộng đồng tại
Sín Chải còn phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, thiếu đi tính bền vững.
Điều này đặt ra những yêu cầu cấp thiết với việc nghiên cứu, đánh giá, định
hướng nhằm phát triển du lịch cộng đồng đặt trong mục tiêu bảo tồn, phát huy
giá trị di sản văn hóa tộc người nói chung, người H’Mông tại Sín Chải nói riêng.
Nhìn chung, du lịch cộng đồng ở Việt Nam mới chỉ tập trung chủ yếu
vào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường tự nhiên, chưa

Footer Page 7 of 166.



Header Page 8 of 166.
6
thật sự quan tâm đến yếu tố bảo tồn văn hóa truyền thống. Trong khi đó, giá
trị văn hóa truyền thống dân tộc là nền tảng, nguồn lực tạo ra sản phẩm phục
vụ phát triển du lịch thì chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ các Ban,
Ngành, cơ quan, chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, du
lịch cộng đồng được xem như một giải pháp để giải quyết những bất cập này.
Tuy nhiên, từ lý thuyết đến sự phát triển du lịch cộng đồng trong thực tế còn
gặp rất nhiều khó khăn. Một loạt những câu hỏi đặt ra cần câu trả lời để phát
triển du lịch cộng đồng ở một địa bàn cụ thể (như Sín Chải chẳng hạn) là: Văn
hóa và du lịch có mối quan hệ với nhau như thế nào? Du lịch có thực sự góp
phần bảo tồn hay phá vỡ các giá trị văn hóa của người dân địa phương? Cộng
đồng địa phương có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống của họ trước tác động của du lịch? Cộng đồng đã bảo
vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dưới tác động của du lịch như
thế nào?...
Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên, tác giả đã lựa chọn đề tài:
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người H„Mông thông qua du lịch cộng
đồng ở bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai làm đề tài luận án tiến sĩ của
mình, với hy vọng sẽ góp thêm những hiểu biết về người H’Mông cùng hoạt
động du lịch, đồng thời góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn
hóa quý báu của dân tộc, quảng bá giới thiệu nét văn hóa đặc sắc đến bạn bè,
du khách trong nước và quốc tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các học giả nước ngoài
Du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng đóng vai trò quan trọng
trong tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa. Loại hình du lịch này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các
nhà kinh tế, nhà quản lý, nhà khoa học trên thế giới. Du lịch cộng đồng hình

thành và phát triển ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc vào những năm 1980. Ở

Footer Page 8 of 166.


Header Page 9 of 166.
7
châu Á, khái niệm du lịch cộng đồng thực sự phổ biến từ những năm 1990 trở
lại đây. Nhà nghiên cứu Jafiri đã tập hợp các nghiên cứu về du lịch có sự
tham gia của cộng đồng và phân thành một số xu hướng phát triển chính. Xu
hướng “Tán thành” phát triển vào những năm 1960, xu hướng “Cẩn trọng”
vào những năm 1970 và cuối cùng là xu hướng “Thích nghi”. Ông cho rằng
du lịch có sự tham gia của cộng đồng ra đời từ xu hướng “Thích nghi” này.
Nhà nghiên cứu Saariemen lại nhìn nhận du lịch cộng đồng trên cơ sở
phát triển bền vững dưới hai phương diện tiếp cận. Cách tiếp cận thứ nhất:
bền vững về môi trường tự nhiên là động lực chính để phát triển du lịch; Cách
tiếp cận thứ hai: bền vững trong các hoạt động. Với cách tiếp cận này ông coi
du lịch làm trung tâm, trong đó ông nhấn mạnh tính bền vững của ngành du
lịch nhằm hạn chế những tác động tiêu cực tới cộng đồng.
Nhà nghiên cứu Nicole Hausler và Wolfgang Strasdas lại chú trọng đến
vấn đề người dân tham gia vào các hoạt động quản lý du lịch tại địa phương
và lợi ích kinh tế có được từ du lịch mà kinh tế địa phương thu được. Theo
Giáo sư Hsien Hue Lee, Hiệu trưởng Trường đại học cộng đồng Hsin Hsing
(Đài Loan): “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các
điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. Đồng thời
khuyến khích và tạo ra các cơ hội về tham gia của người dân địa phương
trong du lịch” [108, tr.49]. Còn theo Sproule (1998) và Leksakundilok (2004),
cho rằng các điểm du lịch do cộng đồng quản lý, khai thác và hưởng lợi thì
được gọi là du lịch cộng đồng.
Năm 2000, tác giả Nicole Hausler - Wolfgang Strasdas trong công trình

nghiên cứu du lịch bền vững dựa vào cộng đồng (Community based
sustainable tourist), nhấn mạnh: du lịch cộng đồng bền vững là hình thức du
lịch liên kết sự phát triển bền vững của địa điểm du lịch sinh thái và các hoạt
động quản lý của cộng đồng. Đặc trưng của du lịch cộng đồng bền vững là áp
dụng các đặc điểm sinh thái, tự nhiên và kinh tế địa phương với các mô hình

Footer Page 9 of 166.


Header Page 10 of 166.
8
kinh doanh du lịch sinh thái. Điều này cho phép sự tham gia của người dân
địa phương ở cấp quản lý, từ đó tạo nên sự hiểu biết sâu sắc hơn về môi
trường, góp phần đảm bảo môi trường và phát triển của cộng đồng. [108].
Những đóng góp của các học giả nước ngoài là những cơ sở quan
trọng, giúp hiểu rõ hơn về cách thức phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam.
2.2. Các học giả trong nước
Các nghiên cứu về du lịch có sự tham gia của cộng đồng mới được đề
cập nhiều từ những năm 90 của Thế kỷ 20 trở lại đây. Tuy nhiên, đã có một số
nghiên cứu về du lịch cộng đồng, cũng như những tác động của du lịch cộng
đồng đến đời sống của người dân địa phương. Một trong những nhà nghiên
cứu sớm về cộng đồng nói chung tại Việt Nam là công trình của hai tác giả Tô
Duy Hợp và Lương Hồng Quang về Phát triển cộng đồng, lý thuyết và vận
dụng (2000) đã đưa ra một số điểm đặc trưng của phát triển cộng đồng, tạo
tiền đề lý thuyết để vận dụng nó vào thực tiễn phát triển du lịch. Trong nghiên
cứu của mình, hai tác giả đã nhấn mạnh yếu tố con người là trung tâm trong
phát triển cộng đồng. Mục tiêu phát triển cộng đồng là góp phần mở rộng,
phát triển nhận thức và hành động có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát
triển năng lực tự quản cộng đồng. [51, tr.50]
Trong công trình nghiên cứu Du lịch và du lịch sinh thái (2003), tác giả

Thế Đạt đã đề cập đến du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ
lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng
địa phương. Du lịch sinh thái nhấn mạnh đề cao yếu tố giáo dục, nâng cao ý
thức con người trong vấn đề bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn, phát huy những
giá trị văn hóa do con người đặt ra. [32]
Trong cuốn Du lịch bền vững (2001), hai tác giả Nguyễn Đình Hòe và
Vũ Văn Hiếu đã đề cập đến vấn đề phát triển du lịch bền vững, giới thiệu mối
quan hệ giữa du lịch với môi trường. Qua đó, đưa ra các khái niệm, chính

Footer Page 10 of 166.


Header Page 11 of 166.
9
sách, quy tắc phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, trong cuốn sách này, các
tác giả còn đề cập đến việc khai thác phát triển du lịch theo hướng bền vững ở
những vùng du lịch miền núi. [49]
Nghiên cứu về xây dựng và phát triển mô hình du lịch có tác giả Lê
Thạc Cán trong cuốn Bảo vệ tài nguyên du lịch gắn với cộng đồng tại vườn
quốc gia Ba Bể, đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng - du lịch Ba Bể trên
cơ sở phân tích những thuận lợi và tiềm năng khu vực. Tác giả đưa ra kết luận
rằng: Việc phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Ba Bể phải gắn với sự hài hòa
giữa phát triển kinh tế và công tác bảo tồn, luôn coi trọng tính bền vững. Do
đó, các hoạt động về du lịch tại đây, đặc biệt là du lịch sinh thái cần phải đứng
trên quan điểm tài nguyên và môi trường.
Trong chương trình hợp tác Quỹ Á Châu phối hợp với Viện Nghiên
cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) triển khai dự án Du
lịch làng nghề thủ công truyền thống ở Bắc Ninh đã tập hợp và xuất bản cuốn
Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng. Trong cuốn sách, tác giả đã

chia nguồn tài nguyên du lịch thành 2 nhóm là nguồn tài nguyên liên quan
đến yếu tố văn hóa và nguồn tài nguyên tự nhiên làm nền tảng. [110]
Nghiên cứu về du lịch cộng đồng còn nhiều công trình khác như: Phát
triển du lịch cộng đồng tại Tây Nam Bộ của Đặng Văn Hữu, Nghiên cứu điều
kiện phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang của
Nguyễn Đức Khoa, Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại khu
du lịch Tràng An - Bái Đính tỉnh Ninh Bình của Dương Thị Thủy; Nghiên cứu
phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của hai tác giả Trần Thị Lan và Phạm
Trung Lương… Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích những tiềm năng
và lợi thế khai thác du lịch của từng vùng, xây dựng mô hình phát triển phù
hợp với từng khu vực, dựa trên cơ sở lý thuyết chung về du lịch cộng đồng.
Ngoài ra, ở nước ta đã có một số hội thảo bàn về du lịch cộng đồng
như: Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam

Footer Page 11 of 166.


Header Page 12 of 166.
10
năm 2003; Tổng cục Du lịch và Trường Trung học nghiệp vụ du lịch Huế tổ
chức (3/2008), Hội thảo Xin ý kiến về kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng
tại các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai năm 2012. Nội dung các hội thảo
phần lớn đều phân tích những điều kiện, nguồn lực và hiện trạng hoạt động du
lịch tại các khu vực, qua đó nêu lên định hướng và giải pháp phát triển du lịch
cộng đồng trong tương lai.
Liên quan đến các công trình nghiên cứu trực tiếp về du lịch cộng đồng
ở Sa Pa, phải kể đến công trình Du lịch đối với dân tộc thiểu số ở huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai (2000) của hai tác giả Phạm Thị Mộng Hoa và Lâm Thị Mai
Lan, tiếp cận vấn đề du lịch gắn với đồng bào các dân tộc tiểu số ở Sa Pa.
Trong đó, các tác giả đã phân tích nêu bật những tiềm năng về môi trường tự

nhiên, văn hóa của các dân tộc để tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn có
thể đáp ứng được nhu cầu của du khách. [48]
Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định về sự đa dạng và phong phú của
các tài nguyên du lịch của Sa Pa có thể đáp ứng những nhu cầu thể chất, văn
hóa tinh thần đa dạng của du khách. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra Sa Pa
còn gợi mở cho du khách khám phá thêm nhiều điều mới lạ về sự hấp dẫn kì
thú của nó, nhiều hơn so với những gì mà trước khi tới, người khách đã đặt
mục đích cho mình hay kì vọng cho chuyến đi. [48]
Gần đây, trong luận án tiến sĩ kinh tế của Phạm Ngọc Thắng (2010),
Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai, tác giả đã đưa ra
một mô hình phát triển liên kết du lịch mới, coi đó là một giải pháp cho việc
góp phần xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Lào Cai. [126]
Nghiên cứu về du lịch dưới góc độ bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của người H’Mông ở Sa Pa có tác giả Trần Hữu Sơn với
công trình Tác động của du lịch đến các “giao” của người H‟Mông ở Sa Pa.
Công trình phân tích một cách hệ thống những tác động tích cực và hạn chế
của du lịch đối với người H’Mông ở Sa Pa. Đồng thời, đưa ra những giải pháp

Footer Page 12 of 166.


Header Page 13 of 166.
11
nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người H’Mông gắn với
phát triển du lịch, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến người H’Mông ở
Sa Pa. [123]
Gần đây, tổ chức KOICA, trường Đại học Hanyang (2014) đã xây dựng
báo cáo Dự án lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Lào Cai. Đây
là một nguồn tài liệu khá dày dặn, đầy đủ về tình trạng và phương hướng phát
triển du lịch của tỉnh Lào Cai. Báo cáo đã chỉ ra “tiềm năng du lịch và văn

hóa đa dạng của Lào Cai được ưu đãi nhưng chưa được sử dụng một cách
hiệu quả. Hiện tại, Lào Cai chưa đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở
hạ tầng như đường sá, điện, nước, xử lý rác thải, nước thải, nhà vệ sinh. Lịch
trình du lịch cũng như địa điểm du lịch còn yếu kém và cần cải thiện chất
lượng các sản phẩm đồ lưu niệm du lịch. Ở Lào Cai, nhiều dân tộc thiểu số
đang sinh sống nên có nhiều tiềm năng du lịch và đa dạng. Những tiềm năng
này vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả. [70, tr.4]
Mục đích của dự án: nhằm hỗ trợ thực hiện Chiến lược tăng trưởng
xanh (VGGS) mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện. Thông qua thực hiện
dự án này có thể chuẩn bị luận cứ cho việc lập mô hình phát triển xanh, có thể
xây dựng và thực hiện chính sách tăng trưởng xanh trong lĩnh vực du lịch ở
Lào Cai. Thông qua quá trình thực hiện dự án này, không chỉ nâng cao năng
lực quy hoạch về phát triển du lịch bền vững ở Lào Cai mà còn nâng cao nhận
thức về phát triển du lịch bền vững, tăng trưởng xanh của Lào Cai. [70, tr.6]
Trong phần Kế hoạch thực hiện dự án chiến lược trọng tâm, các tác giả
đã chỉ ra việc phải “duy trì và phát triển du lịch cộng đồng”. Trong đó nhấn
mạnh: Sự tham gia của cộng đồng là một trong những phương thức quan
trọng để đạt được phát triển du lịch bền vững; Ở khu vực nhạy cảm về văn
hóa và môi trường sinh thái, cộng đồng tham gia vào du lịch sẽ góp phần phát
triển du lịch bền vững như xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa và môi
trường địa phương; Thông qua dự án này, phát hiện muốn tham gia vào ngành

Footer Page 13 of 166.


Header Page 14 of 166.
12
du lịch; Phát hiện cộng đồng bền vững, phát triển thành cộng đồng du lịch…
[70, tr.179]
Có thể thấy, các nghiên cứu còn mang nặng tính lý thuyết. Một số

nghiên cứu đã có những góc nhìn khác nhau trong phương pháp tiếp cận lấy
cộng đồng làm nền tảng, tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn còn nhiều
những khó khăn, những ý kiến của cộng đồng địa phương chưa thực sự được
quan tâm. Bên cạnh đó, còn thiếu các nghiên cứu về bảo tồn và phát huy văn
hóa tộc người gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Do đó, vấn đề “Bảo tồn
và phát huy di sản văn hóa người HMông thông qua du lịch cộng đồng ở bản
Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” đến nay chưa có tác giả nào khai thác,
nghiên cứu một cách cụ thể và sâu sắc. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề
này là rất cần thiết.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và quốc tế đã đặt
ra các vấn đề sau:
- Các tài nguyên tự nhiên và nhân văn, trong đó có văn hóa tộc người là
một cơ sở quan trọng để phát triển du lịch, song tính hai mặt của quá trình này
đã khiến cho việc triển khai các quan điểm bảo tồn và phát huy di sản bằng du
lịch không phải là một bài toán đơn giản.
- Văn hóa tộc người, là một dạng tài nguyên nhân văn, cần có những
đánh giá và xác định về khả năng có thể trở thành các sản phẩm văn hóa hay
không. Điều đó cho thấy không phải tất cả các loại hình văn hóa tộc người
đều có thể trở thành sản phẩm du lịch.
- Cộng đồng tại chỗ có một vai trò quan trọng, song việc làm thế nào để
nâng cao năng lực quản lý của họ trong tiến trình bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa gắn với phát triển du lịch vẫn là một vấn đề còn có những tranh luận.
- Điều hòa các lợi ích giữa các bên tham gia tiến trình bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch là một yếu tố quan trọng, song
làm thế nào cân bằng các lợi ích trong những trường hợp cụ thể, lại không có

Footer Page 14 of 166.


Header Page 15 of 166.

13

câu trả lời chung, cần có những nghiên cứu và phát triển các lời giải mang
tính thực tiễn của từng trường hợp cụ thể.
- Trong phát triển cộng đồng, nhà nước có vai trò gì trong bối cảnh của
Việt Nam. Có vẻ như Việt Nam là một trường hợp mang tính đặc biệt chăng
khi mà năng lực của các cộng đồng còn rất hạn chế, sống quen với bao cấp từ
nhà nước? Trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với phát
triển du lịch, đối với văn hóa tộc người, còn nhiều thách thức và hạn chế?
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cung
cấp cho tác giả luận án những cơ sở lý luận, nguyên tắc phát triển của du lịch
cộng đồng. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
giúp luận án có được những kiến thức về phát triển du lịch bền vững và các
nghiên cứu về xây dựng sản phẩm du lịch cũng như những kinh nghiệm thực
tiễn đối với những trường hợp cụ thể ở Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa những
nghiên cứu đã có, nghiên cứu và phát triển sâu hơn về một mảng vấn đề,
nghiên cứu sinh quyết định chọn “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người
H'Mông thông qua du lịch cộng đồng ở bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào
Cai” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình, với mong muốn bổ sung những
mặt còn khuyết, mang lại một cái nhìn mới về vai trò của văn hóa tộc người với
phát triển du lịch cũng như tác động của du lịch đối với đời sống kinh tế, văn
hóa - xã hội của các cộng đồng tộc người nói chung, người H’Mông nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quá trình bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người
dựa vào du lịch cộng đồng, thông qua trường hợp văn hóa tộc người H’Mông
tại bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Từ đó, luận án luận giải mối
quan hệ giữa văn hóa tộc người và phát triển du lịch cộng đồng như là công
cụ thích hợp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người trong đời sống
xã hội đương đại.


Footer Page 15 of 166.


Header Page 16 of 166.
14
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một cách chọn lọc những khái niệm và vấn đề lý luận để
hình thành cơ sở lý luận về văn hóa tộc người và du lịch cộng đồng, cũng như
mối liên hệ giữa văn hóa tộc người với phát triển du lịch cộng đồng.
- Đánh giá cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng tại một số
vùng dân tộc ít người ở Việt Nam, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại
bản Sín Chải gắn với bảo tồn văn hóa người H’Mông.
- Tổng kết kinh nghiệm, những mặt thành công và hạn chế của việc
phát triển du lịch cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa tộc người
H’Mông ở Sín Chải (Sa Pa).
- Đưa ra một số khuyến nghị phát triển du lịch cộng đồng nhằm góp
phần bảo tồn và phát huy văn hóa người H’Mông tại bản Sín Chải nói riêng
và văn hóa tộc người nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa du lịch cộng đồng với
việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa người H’Mông ở bản Sín Chải,
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hơn 50 dân tộc phân bố trên khắp các miền của đất nước cho thấy sự
đa dạng về tiềm năng du lịch của Việt Nam. Trong khuôn khổ của một luận
án văn hóa học, nghiên cứu sinh chọn một địa bàn là tộc người H’Mông ở bản
Sín Chải (Sa Pa) làm trường hợp nghiên cứu cụ thể.
- Không gian: Bản Sín Chải, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

là cộng đồng đã có một số hoạt động phát triển du lịch cộng đồng song vì
nhiều lý do đã không còn hoạt động, cần có những nghiên cứu để tiếp tục phát
huy giá trị di sản tộc người phục vụ phát triển du lịch.

Footer Page 16 of 166.


Header Page 17 of 166.
15
- Thời gian: trong 5 năm, từ 2009 đến 2014 là khoảng thời gian nghiên
cứu sinh đang triển khai làm luận án, có so sánh đối chiếu thời gian trước đó.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên, tác giả áp dụng lý thuyết
phát triển cộng đồng và quản lý di sản có sự tham dự làm nền tảng, trong đó
nhấn mạnh đến sự cân bằng các lợi ích của các bên tham gia.
Dựa trên cách tiếp cận từ dưới lên, tức là từ thực tiễn của phát triển du
lịch cộng đồng mà đánh giá, phân tích mô hình, vấn đề thực tiễn. Do đó
phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận án là phương pháp thực địa,
điền dã dân tộc học.
Để nghiên cứu về du lịch cộng đồng với bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hóa người H’Mông ở bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, tác giả
luận án sẽ làm rõ một câu hỏi mang tính xuyên suốt là: văn hóa tộc người,
trong trường hợp của bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đã và sẽ được
bảo tồn như thế nào trong định hướng coi du lịch là một phương tiện, một
“cứu cánh” để bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người. Nói một cách khác, mối
quan hệ giữa bảo tồn văn hóa tộc người và phát triển du lịch cộng đồng sẽ
được xây dựng như thế nào nhằm đảm bảo tài nguyên tự nhiên và nhân văn
góp phần vào sự phát triển của địa phương?
Để trả lời câu hỏi trên, cần triển khai những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu du lịch cộng đồng ở Sín Chải để làm gì?

- Cần sử dụng lý thuyết, quan điểm nghiên cứu nào áp dụng cho trường
hợp du lịch cộng đồng ở Sín Chải?
- Tiềm năng du lịch cộng đồng ở Sín Chải là gì? Hiện nay, những tiềm
năng này được khai thác thế nào?

Footer Page 17 of 166.


Header Page 18 of 166.
16
- Làm thế nào để phát huy vai trò của cộng đồng trong việc phát triển
du lịch ở Sín Chải? và làm thế nào để lợi ích thu được từ du lịch có thể đem
lại lợi ích cho cộng đồng người H’Mông ở Sín Chải?
- Sín Chải có thể áp dụng mô hình du lịch cộng đồng nào để có thể bảo
tồn và phát huy tốt nhất tiềm năng văn hóa người H’Mông ở đây?
- Nghiên cứu du lịch cộng đồng ở Sín Chải sẽ rút ra bài học gì đối với
du lịch cộng đồng nói chung?
Luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Quan sát tham dự: Tác giả luận án trực tiếp tham gia vào các hoạt
động du lịch nhằm xác định cụ thể vấn đề nghiên cứu, cảm nhận tâm tư, tình
cảm của người trong cuộc khi tham gia vào hoạt động du lịch tại Sín Chải.
- Phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn 10 trường hợp, bao gồm các
chuyên gia, nhà quản lý văn hóa, du lịch, những người điều hành các tour du lịch,
người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, và khách du lịch. Nội dung
phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch, đánh
giá về du lịch cộng đồng ở bản Sín Chải, các khó khăn và thuận lợi của cộng đồng
địa phương trong quá trình bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch…
- Thống kê: được sử dụng để thu thập các số liệu thống kê về phát triển
kinh tế xã hội, văn hóa, các nội dung có liên quan đến hoạt động du lịch cộng
đồng tại địa bàn nghiên cứu.

- Phân tích tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các tài liệu, công trình nghiên
cứu đã có về du lịch, du lịch cộng đồng, quan hệ giữa du lịch và bảo tồn, phát
huy giá trị di sản…
6. Đóng góp của Luận án
Đề tài đóng góp những luận cứ khoa học và có những quan điểm mang
tính giải pháp, nhằm bảo tồn sự đa dạng văn hóa các tộc người trong xu thế phát
triển du lịch. Thông qua trường hợp người H’Mông tại bản Sín Chải, huyện Sa

Footer Page 18 of 166.


Header Page 19 of 166.
17
Pa, tỉnh Lào Cai, cho thấy các tiềm năng văn hóa tộc người trong hoạt động phát
triển du lịch; ngược lại, du lịch đã và sẽ là một công cụ quan trọng để bảo tồn và
phát huy văn hóa tộc người, nếu chúng ta có một định hướng, nguyên tắc, lựa
chọn đúng các loại hình và có các biện pháp can thiệp phù hợp.
Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch phù hợp với văn hóa tộc
người, ở đó, nó không lấy lợi ích kinh tế làm trọng mà có sự cân bằng hơn
giữa bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người và phát triển du lịch.
Sau khi hoàn thành, luận án hy vọng sẽ đóng góp những quan điểm,
những minh chứng cụ thể về thực trạng phát triển du lịch ở bản Sín Chải,
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Tác giả mong muốn công trình sẽ góp một phần nhỏ vào việc bổ sung
thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về người H’Mông ở Lào Cai, đặc biệt về
mảng du lịch, một trong những yếu tố hiện nay đang tác động mạnh mẽ nhất
tới đời sống của người H’Mông ở huyện Sa Pa. Qua đó đóng góp những ý
tưởng, những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa người
H’Mông, tạo điều kiện cho du lịch cộng đồng tại Lào Cai phát triển mạnh mẽ,
bền vững. Đồng thời, làm cơ sở lý luận cho việc phát triển du lịch cộng đồng

tại những vùng có đồng bào dân tộc ít người sinh sống với việc bảo tồn một
cách bền vững văn hóa tộc người tại Việt Nam.
7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu (14 trang), Kết luận (3 trang), Phụ lục (14 trang) và
Tài liệu tham khảo (14 trang), nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người dựa vào du lịch
cộng đồng (27 trang);
Chương 2. Phát triển du lịch cộng đồng dựa vào tiềm năng văn hóa
tộc người (54 trang);
Chương 3. Các luận giải về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tộc
người gắn với phát triển du lịch (43 trang).

Footer Page 19 of 166.


Header Page 20 of 166.
18
Chƣơng 1
BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƢỜI
DỰA VÀO DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Khái niệm bảo tồn và phát huy
Bảo tồn và phát huy là hai việc khác nhau, hai công đoạn khác nhau
trong lĩnh vực văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng nhưng luôn gắn
kết, song hành cũng như tương tác, bổ trợ cho nhau đối với việc gìn giữ, bảo
lưu, quảng bá tốt hơn những giá trị cốt lõi của các yếu tố văn hóa đặt trong
mục tiêu chung của phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bảo tồn không thể tách
rời đổi mới và phát triển. Bảo tồn phải song hành với phát huy, thông qua
phát huy, các giá trị văn hóa được biểu hiện. Qua đó, xác định những yếu tố
văn hóa còn phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn, cũng như hạn chế
hoặc loại bỏ những yếu tố lạc hậu.

Trong Hiến chương Venice về Bảo tồn và Trùng tu Di tích và Di chỉ
(1964) (Đại hội Quốc tế lần thứ hai các Kiến trúc sư và Kỹ thuật gia về Di
tích lịch sử, diễn ra tại Venice, 1964, được ICOMOS chấp nhận năm 1965)
cho rằng:
“Việc bảo tồn một di tích bao hàm bảo tồn một khung cảnh nằm
trong phạm vi liên quan tới di tích. Khi hãy còn một khung cảnh
truyền thống thì khung cảnh đó phải được bảo vệ. Không một
công trình xây dựng gì mới, một sự phá huỷ hoặc sửa sang nào
mà làm biến đổi mối tương quan giữa khối hình và màu sắc được
phép tiến hành” [60].
Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO giải thích
“Bảo vệ” là các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của di sản
văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hoá, nghiên cứu, bảo tồn,
bảo vệ, phát huy, củng cố, chuyển giao, đặc biệt là thông qua hình thức giáo

Footer Page 20 of 166.


Header Page 21 of 166.
19
dục chính thức hoặc phi chính thức cũng như việc phục hồi các phương diện
khác nhau của loại hình di sản này [143].
Luật Di sản Văn hóa Việt Nam định nghĩa rằng Bảo quản di tích lịch sử
- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động
nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay
đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia [77].
Bảo tồn di sản chính là cách thức, biện pháp giữ gìn để di sản sống
cùng cuộc sống của nhân loại. Hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về
bảo tồn di sản văn hóa, nhưng có ba quan điểm chính đang được nghiên cứu

và áp dụng là bảo tồn nguyên vẹn, bảo tồn kế thừa và bảo tồn phát triển.
Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn: Theo Gregory J.Ashworth, quan điểm
bảo tồn nguyên vẹn phát triển vào những năm 50 của thế kỷ XIX. Quan điểm
này được các nhà bảo tồn, bảo tàng trong lĩnh vực di sản văn hóa ủng hộ.
Họ cho rằng, những sản phẩm của quá khứ nên được bảo vệ một cách nguyên
vẹn như nó vốn có, phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa vật thể và phi vật
thể, cách ly di sản khỏi môi trường xã hội đương đại. Họ cho rằng, mỗi di sản
chứa đựng những giá trị văn hóa - xã hội nhất định, những giá trị văn hóa ấy
luôn biến đổi theo thời gian do tác động của xã hội hiện tại và sẽ tạo nên
những lớp văn hóa khác không trùng với lớp văn hóa mà thế hệ trước chuyển
giao cho thế hệ sau. Vì vậy có thể làm cho các thế hệ sau nữa không thể truy
nguyên được những giá trị di sản đang tồn tại. Chính vì như vậy, những người
theo quan điểm này cho rằng, do chúng ta chưa có đủ thông tin, trình độ hiểu
biết để có thể lý giải giá trị của các di sản văn hóa, chúng ta nên giữ nguyên
trạng những di sản này để khi có điều kiện, các thế hệ tiếp nối có thể xử lý,
giải thích và tìm cách kế thừa, phát huy di sản một cách tốt hơn [124].
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Liêm trong cuốn kỷ yếu hội thảo 60 năm đề
cương văn hoá Việt Nam (1943-2003) cho rằng: “Bảo tồn” là giữ lại, không

Footer Page 21 of 166.


Header Page 22 of 166.
20
để bị mất đi, không để bị thay đổi, biến hoá hay biến thái… Như vậy, trong
nội hàm của thuật ngữ này, không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc
“phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”,
chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian,
dưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn [74].
Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa: Quan điểm này dựa trên tư duy

mỗi di sản có một vai trò lịch sử nhất định với một thời gian và không gian
nhất định. Khi hiện tại nó đang hiện hữu thì di sản ấy cần phát huy giá trị phù
hợp với xã hội hiện tại và phải loại bỏ những gì không phù hợp với hiện tại.
Bàn về quan điểm này, Ashworth nêu ra những đặc điểm cơ bản sau:
- Không chỉ những đồ tạo tác hay những toà nhà mà cả các bộ sưu tập
và các di sản khác cũng được bảo tồn dựa vào kế thừa;
- Các tiêu chí lựa chọn không phụ thuộc vào bản chất bên trong của di
sản mà còn phụ thuộc vào những yếu tố nằm bên ngoài, không thuộc về bản
chất của di sản;
- Bảo tồn trên quan điểm kế thừa quan tâm không chỉ đến hình thức mà
còn quan tâm đến cả các chức năng của di sản [148].
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác phẩm Đời sống mới đã nêu ra những
quan điểm rõ ràng về sự kế thừa: cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà
không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì
phát triển thêm. Quan điểm đó thuộc quan điểm bảo tồn dựa trên cơ sở kế
thừa này [124].
Đánh giá chung về hai quan điểm bảo tồn trên, có thể thấy cả hai đều
có những mặt mạnh và những hạn chế. Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn có ưu
điểm là giữ các giá trị văn hóa cần bảo vệ trong một môi trường an toàn,
không bị những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Tuy nhiên, hạn chế của
quan điểm bảo tồn này là làm khô cứng các sản phẩm văn hóa, rất khó xác

Footer Page 22 of 166.


Header Page 23 of 166.
21
định đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là yếu tố phát sinh vì bản chất của văn hóa
là luôn biến đổi theo những thay đổi của cuộc sống.
Quan điểm bảo tồn kế thừa có mặt ưu việt hơn là những sản phẩm văn

hóa có giá trị, được sàng lọc qua dòng thời gian sẽ có cơ hội tự khẳng định
mình. Những sản phẩm văn hóa truyền thống khi đặt trong bối cảnh mới nếu
không được điều chỉnh sẽ khó có thể tồn tại lâu dài và khó khăn trong việc
xác định đâu là giá trị cần phải kế thừa và phát huy, yếu tố nào cần loại bỏ.
Nó tiềm ẩn sự nguy hiểm khi việc loại bỏ ấy có thể sẽ đánh mất những giá trị
văn hóa mà chúng ta chưa thật sự hiểu biết về nó.
Hai quan điểm trên có một nhược điểm chung là cứng nhắc, thiếu cái
nhìn khoa học dưới góc nhìn của bảo tồn. Cần đặt hoạt động bảo tồn trong
mối quan hệ với phát huy, tức là bảo tồn di sản văn hóa phải đồng hành với
việc sử dụng, phát huy giá trị của nó trong đời sống. Chỉ có như vậy, hoạt
động bảo tồn mới thực sự có ý nghĩa và không đi ngược lại quá trình phát
triển của xã hội.
Quan điểm bảo tồn phát triển: Bỏ qua những tranh cãi xung quanh
quan điểm bảo tồn nguyên vẹn hay bảo tồn trên cơ sở kế thừa, nhiều nhà
nghiên cứu đã đưa ra quan điểm tiếp cận thứ ba biện chứng hơn, trong số đó
có Gregory J. Ashworth.
Tác giả Gregory J. Ashworth cho rằng:
* Về mục đích: Có nhiều mục đích có thể xảy ra và trái ngược nhau; Di
sản là một sự lựa chọn có thể theo hoặc không theo, không có mục đích nào
được xem là tối thượng, hoàn toàn đúng.
* Về nguồn lực: Nhu cầu tạo ra nguồn lực và do vậy các nguồn lực
không có giới hạn: các điểm di sản có một cơ sở nguồn lực thay đổi; Nguồn
lực được tạo ra bởi nhu cầu của thị trường sản phẩm.

Footer Page 23 of 166.


Header Page 24 of 166.
22


* Về tiêu chí lựa chọn: Tiêu chí lựa chọn phụ thuộc vào các yếu tố bên
ngoài; Sự lựa chọn được xác định bởi thị trường; Độ chân thực của di sản
nằm trong trải nghiệm, vì vậy không thể xác định một cách khách quan được.
* Về các sản phẩm thuyết minh cho di sản: Các di sản mang tính đa
nghĩa, nhiều mục đích và không ổn định qua thời gian.
* Về chiến lược bảo tồn: Di sản là một chức năng và vì vậy là một lựa
chọn cho phát triển: chính vì thế không có một sự mâu thuẫn cố hữu giữa bảo
tồn và phát triển; Kế hoạch bảo tồn di sản không tách rời các chiến lược phát
triển khác; Việc tăng cầu đối với sản phẩm (di sản) phù hợp với việc tăng
cung sản phẩm [124].
1.2. Khái niệm văn hóa tộc ngƣời
Văn hóa là một khái niệm rộng, đa nghĩa, đa tầng. Tùy vào góc độ
chuyên môn, hướng tiếp cận mà các nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa,
cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Trong tuyên bố về tính đa dạng văn
hóa (2001), tổ chức UNESCO cho rằng “văn hóa nên được xem như một tập
hợp các đặc điểm nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội
hay một nhóm xã hội, ngoài văn học, nghệ thuật, nó còn bao gồm lối sống,
cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín
ngưỡng” [19]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm “Văn hóa là sự tổng
hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn” [86]. Ở một khía cạnh khác, nhóm tác giả trong cuốn Giá trị văn hóa Việt
Nam - truyền thống và biến đổi do GS. Ngô Đức Thịnh chủ biển đưa ra định
nghĩa “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhằm thỏa
mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình” [130]. Theo định nghĩa
này của các tác giả, khái niệm văn hóa được hiểu là những sáng tạo của con

Footer Page 24 of 166.



Header Page 25 of 166.
23
người, mang lại những giá trị cho con người, gồm cả giá trị vật chất và tinh
thần. Điều đó có nghĩa, không phải những gì con người tạo ra đều là văn hóa,
mà chỉ có những cái đã kết tinh thành giá trị thì mới là cốt lõi của văn hóa.
Giáo sư Trần Quốc Vượng, trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam đã chỉ
ra cấu trúc của văn hóa gồm các thành tố cơ bản, như: phong tục tập quán; tín
ngưỡng, tôn giáo; nghệ thuật tạo hình; lối sống; nhiếp ảnh, điện ảnh; văn
chương; mass media; thông tin, tín hiệu; kiến trúc; nghệ thuật trình diễn; ngôn
ngữ; nghề thủ công; sân khấu tuồng chèo, kịch; lễ hội; nghệ thuật âm thanh...
Ở một hướng khác, những thành tố văn hóa được tác giả chia theo các nhóm,
như: văn hóa sản xuất; văn hóa vũ trang; văn hóa sinh hoạt. [146]
Văn hóa có tính chủ thể, gắn với từng cộng đồng người cụ thể theo các
quy mô khác nhau và có những nét đặc trưng khác nhau, như: văn hóa dân
tộc, văn hóa tộc người thiểu số, văn hóa làng xã...
Văn hóa tộc người là tổng thể các thành tố văn hóa mà qua đó có thể
phân biệt giữa tộc người này với tộc người khác. Như GS Ngô Đức Thịnh đã
định nghĩa:
“Văn hóa tộc người là tổng thể các yếu tố văn hóa mang tính đặc
trưng và phân biệt tộc người này với tộc người khác. Các yếu tố
văn hóa tộc người như vậy, phải kể đầu tiên là ngôn ngữ mẹ đẻ,
trang phục, nhất là trang phục phụ nữ, các tín ngưỡng và nghi lễ,
là vốn văn hóa dân gian truyền miệng, tri thức dân gian về tự
nhiên và xã hội, về bản thân con người và tri thức sản xuất, khẩu
vị ăn uống, tâm lý dân tộc…” [128].
Các sắc thái văn hóa được hình thành gắn với quá trình hình thành, phát
triển tộc người. Bởi tộc người là một chủ thể mang tính cộng đồng, sáng tạo
nên ngôn ngữ và văn hóa mang đặc trưng của tộc người đó với ý thức tự giác

tộc người. Nên ở một khía cạnh khác, văn hoá tộc người được hiểu theo nghĩa

Footer Page 25 of 166.


×