Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NH TMCP phương đông – chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.29 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG I..............................................................................................................2
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH
HÀ NỘI.....................................................................................................................2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NH TMCP Phương Đông – chi nhánh Hà
Nội..........................................................................................................................2
1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của NH TMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội.....4
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chủ yếu..........................................4
CHƯƠNG II.............................................................................................................7
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI................................7
2.1. Hoạt động huy động vốn.................................................................................7
2.2. Hoạt động sử dụng vốn...................................................................................8
2.3. Hoạt động dịch vụ.........................................................................................11
2.3.1 Hoạt động thanh toán quốc tế.......................................................11
2.3.2. Dịch vụ thẻ, chứng khoán............................................................11
2.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ....................................................12
2.4. Kết quả tài chính...........................................................................................13
2.5. Thực trạng công tác huy động vốn của ngân hàng TMCP Phương Đông –
chi nhánh Hà Nội.................................................................................................14
2.5.1.Thực trạng huy động vốn của ngân hàng trong thời gian qua......14
2.5.1.1. Theo đối tượng...............................................................................14
2.5.1.2. Theo phương thức huy động..........................................................16
2.5.1.3. Theo kỳ hạn huy động....................................................................18


2.5.1.4. Cơ cấu vốn huy động......................................................................19
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

CHƯƠNG III.........................................................................................................20
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NH TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI..........................20
3.1. Những kết quả đạt được................................................................................20
3.2. Những hạn chế trong công tác huy động vốn của NH TMCP Phương Đông –
chi nhánh Hà Nội.................................................................................................21
3.3. Một số kiến nghị............................................................................................21
KẾT LUẬN............................................................................................................22

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga


GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới do đó
nhu cầu vốn cho sự phát triển ngày càng tăng. Đảng ta đã nhận định không chỉ
trông chờ vào vốn bên ngoài mà phải “ phát huy cao độ nội lực để đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Chính vì
vậy vấn đề huy động vốn được đặt lên hàng đầu, là điều kiện đầu tiên và cũng là
yếu tố quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng.
Để có thể tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải lựa chọn cho
mình con đường đi phù hợp nhất, từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu,
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn đối
với nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói
riêng, vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế và sau một thời gian thực tập tại
NH TMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội em hiểu rõ hơn về hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Chính vì vậy em lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NH TMCP Phương Đông – chi nhánh Hà
Nội” để nhăm mục đích nghiên cứu tìm hiểu hoạt động HĐV, từ đó đưa ra giải
pháp và một số đề xuất để hoạt động này ngày một phát triển.
Nội dung báo cáo được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội.
Chương 2: Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP
Phương Đông – chi nhánh Hà Nội.
Chương 3: Một số nhận xét và đánh giá về công tác huy động vốn của NH TMCP
Phương Đông – chi nhánh Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giảng viên ThS.Vũ Thị Hồng Nga
và các cô chú, anh chị tại chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình giúp em
hoàn thành bài cáo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng

09D02693N

1

MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH
HÀ NỘI
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NH TMCP Phương Đông – chi nhánh
Hà Nội
Đi vào hoạt động từ ngày 12/06/2006 theo quyết định số 07/QĐ-OCB-HD
(QT.06 ngày 28 tháng 04 năm 2006).
• Địa chỉ: 55-57,Văn Miếu,P.Văn Miếu,Q.Đống Đa,Hà Nội
• Tel : (04) 39 361 033
• Fax : (04) 39 361 034
Hiện nay, OCB Hà Nội có 59 nhân viên gồm: tại chi nhánh 23 nhân viên và
PGD Hai Bà Trưng 15 nhân viên, PGD Khâm Thiên 6 nhân viên,PGD Sao Việt 7
nhân viên, PGD Nguyễn Trãi 8 nhân viên. Trình độ Đại học và cao đẳng chiếm tỷ
trọng trên 94% trên tổng số biên chế.
* Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
1. Huy động vốn : trung hạn, dài hạn, ngắn hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ
hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi,tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn
các tổ chức tín dụng khác trong nước và các định chế tài chính ngân hàng nước

ngoài.
2. Cho vay : ngắn hạn, trung hạn, dài hạn mọi đối tượng sản xuất,kinh doanh và
tiêu dùng.
3. Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ mọi đối tượng
khách hàng.
4. Kinh doanh ngoại tệ, vàng, bạc, dịch vụ thẻ.
5. Đầu tư trái phiếu vào chính phủ, góp vốn liên doanh, mua cổ phần trên thị
trường vốn ngắn hạn và dài hạn.
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

2

MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

6. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá.

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

3

MSV:



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của NH TMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội
Bảng 1.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức
BAN GIÁM ĐỐC

Phòng
dịch
vụ
khách
hàng

nhân

Phòng
dịch vụ
khách
hàng
doanh
nghiệp

PGD
Minh
Khai

Phòng

dịch
vụ
khách
hàng

Ban
kiểm
soát
và hỗ
trợ
kinh
doanh

Phòng
kế toán
kho
quỹ

PGD
Sao Việt

Phòng
hành
chính
tổ
chức

PGD
Nguyễn
Trãi


Bộ
phận
kiểm
soát
sau

Phòng
thanh
toán
quốc tế

PGD
Khâm
Thiên

1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chủ yếu
a. Ban giám đốc: Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt
động của Chi nhánh. Hỗ trợ cho Giám đốc chi nhánh là 3 Phó Giám đốc hoạt động
theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc theo quy định.
b. Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Chịu trách nhiệm nghiên cứu, xem xét,
thẩm tra với đối tượng KH là cá nhân hay thể nhân. Nắm bắt rủi ro khi cho vay tín
dụng, kiểm soát hiệu quả tín dụng sau khi cho vay. Phát triển bán và tiếp thị dịch
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

4

MSV:



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

vụ NH như: huy động tiền gửi, các nghiệp vụ về thẻ, các sản phẩm tín dụng bán lẻ,
….Tham mưu, đề xuất với Giám đốc xây dựng chiến lược chính sách ưu đãi đối
với từng loại KH.
c. Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm nghiên cứu, phục
vụ các đối tượng là doanh nghiệp, công ty. Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, huy
động vốn từ các TCKT. Khai thác và mở rộng thị trường bán sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng như: Chuyển tiền ra nước ngoài, mở L/C,…Giúp giám đốc đưa ra
những quyết định cho vay, chiến lược huy động vốn và phát triển nguồn vốn.
d. Phòng dịch vụ khách hàng: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách
hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ NH, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ KH
về dịch vụ. Đề xuất với Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm
dịch vụ mới, cải tiến quy trình giao dịch, xây dựng kế hoạch Marketing.
e. Phòng kế toán kho quỹ: Chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc
hạch toán kế toán của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc một cách chính xác đầy
đủ và kịp thời theo quy định, mở và cấp ID cho KH, tiến hành các hoạt đông giải
ngân,...Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện
chế độ kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính,
nộp thuế, trích lập và sử dụng các quỹ, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế
độ của Nhà nước.
f. Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh: Hỗ trợ phòng DV KHCN và phòng DV
KHDN, thực hiện tốt chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của mình,phối hợp định
giá TSĐB để lãnh đạo xét duyệt và kiểm soát khoản vay, hoàn thiện hồ sơ TSĐB,
kiểm soát, lưu trữ hồ sơ của phòng ban, theo dõi đôn đốc thu hồi nợ và vốn vay.
g. Phòng hành chính – tổ chức: Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội

bộ Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, tư vấn pháp chế trong việc thực thi các
nhiệm vụ về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng liên quan đến cán bộ nhân viên
và tài sản của Chi nhánh, thực hiện công tác phân bổ, đề cử cán bộ, nhân viên đi
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

5

MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

công tác. Thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc
Chi nhánh phê duyệt.
h. Bộ phận kiểm soát sau: Hỗ trợ ban kiểm soát thực hiện việc kiểm soát lại
chứng từ, hoạch toán và lưu hồ sơ. Kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng
vi phạm quy chế hoạt động.
i. Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất
nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối nghiên cứu và đề xuất cho Giám
đốc những cải tiến về quy trình, phương án phát triển các nghiệp vụ thực hiện.

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

6


MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Hoạt động huy động vốn.
Với phương châm "đi vay để cho vay" ngân hàng TMCP Phương Đông – chi
nhánh Hà nội hết sức coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là một trong những
công tác chủ yếu nhằm mở rộng & nâng cao hiệu quả trong hoạt động của mình.
Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên trong những năm qua ngân hàng luôn đáp
ứng nhu cầu vốn theo hoạt động của mình. Nguồn vốn huy động của ngân hàng không
ngừng tăng lên qua các năm. Điều này được thể hiện ở bảng:
Bảng 1.2: Tình hình HĐV của NH TMCP Phương Đông-chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
2010

Năm

2011

2012

So sánh
2011/2010


So sánh
2012/2011

Số tiền

Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

(+,-)

(%)

(+,-)

(%)

Nguồn vốn

nội tệ

2478

92%

3147

91%

3919

84.3%

669

27

772

24.5

Nguồn vốn
ngoại tệ

228

8%

332


9%

366

15.7%

104

45,6

34

10,2

29

806

23,2

Chỉ tiêu

Tổng NV

2706
100% 3479 100% 4285 100% 773
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)

Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động huy động vốn của NH TMCP Phương

Đông - Chi nhánh Hà Nội liên tục tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn năm
trước, cụ thể:
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

7

MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 3479 tỷ, tăng 773 tỷ (29%), so với
năm 2010, chiếm 21% thị phần huy động vốn các ngân hàng trên địa bàn.
Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 4285 tỷ, tăng 806 tỷ (23,2%) so với
năm 2011.
Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền của chi nhánh chủ yếu là nội tệ.
Nguồn ngoại tệ tăng mạnh vào năm 2012. Năm 2012 có nhiều sự biến động về tỷ
giá của đồng usd. Đồng đôla tăng mạnh làm cho lãi suất huy động usd cũng có
nhiều biến động.
2.2. Hoạt động sử dụng vốn.
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, công tác sử dụng vốn ở NH
TMCP Phương Đông - Chi nhánh Hà Nội cũng rất được coi trọng vì đây là hoạt
động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hơn nữa, nếu làm tốt công tác sử
dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy công tác huy động vốn. Do bám sát định
hướng phát triển kinh tế của địa bàn, định hướng kinh doanh của ngành, ngân
hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Hà Nội đã đưa ra được các chính sách hợp

lý nhằm tăng trưởng dư nợ, đáp ứng được nhu cầu vốn trên địa bàn.

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

8

MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của NH TMCP Phương Đông - Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
2011

2010
Chỉ tiêu
Số tiền
Tổng nợ dư

3170

2012

2012


Tỷ
trọng
20%

Số tiền
3876

Tỷ
trọng
22%

Số
tiền
5019

Tỷ
trọng
29%

I. Phân theo loại tiền cho vay
1. Dư nội tệ
2. Dư nợ ngoại tệ
3. Dư nợ cho vay ủy
thác

2832
338

89%
11%


3435
373

88,6%
11,4%

4339
640

86,5%
13%

38

0,5%

II. Phân theo thời gian cho vay
1.Dư nợ cho vay ngắn
hạn
2. Dư nợ cho vay trung
& dài hạn

1395

44%

1837

47,4%


1749

55%

1775

56%

2039

52,6%

1403

45%

III. Phân theo thành phần kinh tế
1. Dư nợ cho vay DN
1097
34,6%
765
19,7%
455
9%
nhà nước
2.Dư nợ cho vay hợp
18
0,08%
33

0,1%
12
0,2%
tác xã
3.Dư nợ cho vay vốn
782
24,7%
1301
33,6%
2663
53%
DN ngoài quốc doanh
5.Dư nợ cho vay hộ
759
24%
1616
41,6%
1889 37,8%
6.Dư nợ cho vay khác
389
12,3%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của NH TMCP Phương Đông chi nhánh Hà Nội)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng dư nợ của NH TMCP Phương Đông - Chi
nhánh Hà Nội có mức tăng trưởng khá cao. Nếu như 2011 doanh số cho vay chỉ
đạt 3876 tỷ sang năm 2012 con số này có bước nhảy vọt. Tổng dư nợ 2012 đạt
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

9


MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

5019 tỷ đồng tăng 1143 tỷ (29%) so với năm 2011, chiếm 27% thị phần tín dụng
các ngân hàng tỉnh Hà Nội. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy nguồn vốn huy
động được đã được sử dụng với hiệu suất cao trong khi chi phí bỏ ra ban đầu lại
tương đối thấp nên đem lại hiệu cao cho chi nhánh.
Hoạt động đầu tư tín dụng của NH TMCP Phương Đông - Chi nhánh Hà Nội
năm 2012 thực hiện tốt chỉ đạo của NHTM Việt Nam là: Vốn chỉ tập trung chủ yếu
vào các phương án, dự án thực sự có hiệu quả,không phân biệt thành phần kinh tế, tập
trung vào các công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân.
Dư nợ hợp tác xã tăng 8,7 tỷ và dư nợ công ty cổ phần, công ty TNHH và
DNTN tăng 1362 tỷ đồng, tăng trưởng nhảy vọt so với năm 2012.
Cho vay trung và dài hạn các năm gần đây đều chiếm tỷ trọng cao và tăng
dần qua các năm, đến năm 2012 thì tỷ lệ này đã đạt 45%. Điều này là một tín hiệu
tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng. Mặt khác trong điều kiện thị
trường vốn tuy có phát triển trong những năm gần đây nhưng chưa thực sự trở
thành một kênh huy động vốn tích cực thì việc ngân hàng tài trợ cho các dự án
trung & dài hạn vẫn là một bước đi cần thiết đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế
nước nhà.
Để có được những kết quả trên ngân hàng đã mở rộng phương thức cho vay,
như cho vay đồng tài trợ với các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần trên địa bàn
đối với các dự án lớn có hiệu quả. Không những thế chi nhánh còn mở rộng cho
vay với dư nợ là 1889 tỷ đồng chiếm 37,8% tổng dư nợ đã hỗ trợ cho nhiều gia
đình nhằm cải thiện nâng cao đời sống cán bộ nhân dân.

Tổng nợ xấu năm 2010 là 22500 triệu chiếm 0,7% tổng dư nợ. Năm 2011,
tổng nợ xấu là 72,7 tỷ đồng chiếm 1,88% tổng dư nợ tăng cao so với năm 2010.
Đến năm 2012 tổng nợ xấu là 108 tỷ chiếm tỷ lệ 2,16 % tổng dư nợ giảm 5% so
với kế hoạch đề ra. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ công tác quản
lý nợ có hiệu quả và chất lượng tín dụng của ngân hàng đang được nâng cao.
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

10

MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

2.3. Hoạt động dịch vụ
2.3.1 Hoạt động thanh toán quốc tế
Tổng doanh số thanh toán quốc tế năm 2012 (bao gồm cả thanh toán biên mậu)
với gần 12.000 món đạt 1.044 triệu USD tăng 34% so với năm 2011. Trong đó hàng
xuất đạt 457 triệu USD, hàng nhập đạt 587 triệu USD.
Riêng doanh số thanh toán quốc tế bằng biện pháp nghiệp vụ L/C, T/Tr, nhờ thu
chính ngạch đã đạt 108 triệu USD tăng 10% so với năm 2011, chiếm 22% thị phần trên
địa bàn, trong đó thanh toán hàng nhập khẩu 85 triệu USD (thanh toán bằng L/C số tiền
34,7 triệu USD), thanh toán hàng xuất khẩu 23 triệu USD, tăng 67% so với năm 2010
với hình thức chủ yếu là T/Tr và L/C. Trong 12 tháng đã có 55 L/C được mở cho khách
hàng với số tiền 29 triệu USD và đã thực hiện chuyển 4.700 điện qua mạng SWIFT
đảm bảo nhanh chóng chính xác kịp thời. Thu phí dịch vụ chuyển tiền thanh toán quốc

tế 12 tháng đạt 5,5 tỷ đồng.
Năm 2011, doanh số mua bán quy đổi USD đạt 1.250.612 ngàn USD, tăng 295%
so với năm 2010 ( riêng mua bán CNY tăng gấp 3 lần). Doanh số chi trả kiều hối đạt
10.660 ngàn USD với 7.945 món tăng 8% so với năm 2010 và chiếm 23% thị phần trên
địa bàn.
Thu phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế là gần 10 tỷ đồng trong đó
chính ngạch là 5,5 tỷ và thanh toán biên mậu là 4,1 tỷ đồng. Thu lãi từ hoạt động
kinh doanh ngoại tệ là 5,8 tỷ đồng tăng 249% so với năm 2011. Thu phí dịch vụ kiều
hối 816 triệu đồng.
2.3.2. Dịch vụ thẻ, chứng khoán
Tổng số thẻ ATM phát hành đạt 18.350 thẻ, tăng 65% so với năm 2011. Triển khai
thành công việc phát hành thẻ quốc tế, bước đầu phát hành được 72 thẻ ghi nợ và 128 thẻ tín
dụng quốc tế. Số dư bình quân một tài khoản thẻ đạt 1,28 triệu đồng.
Năm 2012 triển khai thêm 4 máy ATM mới, đưa tổng số máy ATM toàn thành
phố lên 16 máy. Triển khai 50 máy chấp nhận thanh toán thẻ tại quầy giao dịch theo
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

11

MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

đúng kế hoạch đề ra. Thực hiện mở và trả lương qua tài khoản thẻ cho 55 đơn vị, doanh
nghiệp trên địa bàn.

2.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
- Doanh số mua bán ngoại tệ (quy đổi USD) đạt 1.250.612 ngàn USD, tăng
295% so với năm 2011, chiếm 40% thị phần mua bán trên địa bàn tỉnh, trong đó
hoạt động mua bán bằng đồng CNY rất lớn, gấp 3 lần so với cả năm 2011. Lượng
mua bán ngoại tệ bằng USD cũng tăng khá cao do chi nhánh đã có thêm nhiều khách
hàng về hoạt động thanh toán quốc tế cũng như có nguồn thu từ xuất khẩu tăng hơn
so với năm 2010.
- Doanh số mua bán bằng đồng USD và ngoại tệ mạnh đạt 125.115 ngàn USD, tăng
29% so với năm 2011.
- Mua từ khách hàng bằng đồng USD và ngoại tệ mạnh đạt 29.561 ngàn USD, tăng
24% so với năm 2011.
- Bán cho khách hàng bằng đồng USD và ngoại tệ mạnh đạt 44.675 ngàn USD tăng
3% so với năm 2011.
- Lãi thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 249% so
với năm 2011, đây là năm có mức thu lãi cao nhất kể từ khi hoạt động đến nay.
Bên cạnh các hoạt động về kinh doanh ngoại tệ, để tăng thu dịch vụ thanh
toán, tạo nguồn ngoại tệ, chi nhánh đã tích cực trong việc quảng cáo và đẩy mạnh
việc triển khai chi trả kiều hối. Bên cạnh việc đảm bảo công tác chi trả nhanh,
chính xác, đảm bảo nguồn ngoại tệ chi trả, chi nhánh luôn thực hiện tốt công tác
thông tin, tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, do đó
doanh số chi trả kiều hối năm 2011 với 7.945 món, đạt 10.660 ngàn USD, tăng 8%
so với năm 2012, chiếm 23% thị phần chi trả kiều hối trên địa bàn. Thu phí về dịch
vụ kiều hối đạt 816 triệu đồng. Trong năm, chi nhánh đã hoàn thiện việc xin cấp
phép lại hoạt động cho các bàn thu đổi ngoại tệ từ các bàn thu đổi ngoại tệ liên tục
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

12

MSV:



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

tăng cao, đạt 434 ngàn USD, tăng 255% so với năm 2011.
2.4. Kết quả tài chính
Bảng 3.2. Kết quả tài chính
Đơn vị: Tỉ đồng
Năm
2011
Chỉ tiêu
1) Tổng thu
1.1. Thu nhập từ hoạt động cho
vay
1.2. Thu nhập từ điều hoà vốn nội
bộ
1.3.Thu nhập từ dịch vụ thanh
toán
2) Tổng chi
2.1. Chi trả tiền lãi gửi
2.2. Chi trả lãi điều hoà vốn nội
bộ
3) Lợi nhuận

2012

So sánh 2012/2011

( +,-)

(%)

490,5

766,3

257,8

56,2

167,8

400,5

232,7

138,6

302,3

330

27,7

92

20,4


35,8

15,4

75,4

417

642

225

54

242,5

421,2

178,7

73,6

174,5

220,8

46,3

26,5


73,5

124,3

50,8

69

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012)
Lợi nhuận năm 2012 đạt 124,3 tỷ đồng tăng 50,8 tỷ, tương ứng với 69% so
với năm 2011. Năm 2012 có thể coi là năm thắng lợi lớn của NH TMCP Phương
Đông - Chi nhánh Hà Nội với việc hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao. Có
được những thành công đó là do nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên trong chi
nhánh.
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

13

MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

2.5. Thực trạng công tác huy động vốn của ngân hàng TMCP Phương Đông –
chi nhánh Hà Nội
2.5.1.Thực trạng huy động vốn của ngân hàng trong thời gian qua

2.5.1.1. Theo đối tượng
Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn huy động theo đối tượng huy động của
NH TMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội thời kì 2010 – 2012
Đơn vị: tỷ đồng

CHỈ TIÊU

2011

2010
Số
tiền
1.699
570

Tỷ
trọng
63%
21%

2012

So sánh
2011/201
0

Số
Tỷ
Số
Tỷ

(+,-)
tiền trọng tiền trọng
2.189 63% 3.267 76% 490
676 19,4% 371
9%
106

%

So sánh
2012/2011
(+,-)

Tiền gửi từ dân cư
29 1078
Tiền gửi từ TCTC
19 -305
Tiền gửi từ TCKT
372
13.6% 539 15.5% 562
13% 167 45
23
khác
Tiền gửi các TCTD
15,
65
2,4%
75
2,1%
85

2%
10
10
khác
5
Tổng NV huy
2.706 100% 3.479 100% 4.285 100% 773 29 806
động
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của NH TMCP Phương Đôngchi nhánh Hà Nội)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh qua các
năm đều đạt mức tăng trưởng khá
Tiền gửi từ dân cư
Năm 2010, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 35% tương ứng với 437 tỷ đồng
so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 63% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, do
sự cạnh tranh của khá nhiều ngân hàng thương mại cổ phần mới xuất hiện trong khu
vực, nguồn tiền này có xu hướng giảm nhẹ, đạt 29% tương ứng với 490 tỷ đồng. Năm
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
MSV:
14
09D02693N

%
50
-45
4,3
14
24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

2012, Chi nhánh đã thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi như tiến hành rầm rộ
các đợt tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm có khuyến mại bằng hiện vật, phát hành kì
phiếu và chứng chỉ tiền gửi có thời hạn từ 01 đến 60 tháng, đợt phát hành trái phiếu
của NH TMCP Phương Đông. Nhờ đó, nguồn vốn huy động từ dân cư trong năm nay
có sự tăng trưởng đột biến với mức tăng trưởng 50% tương đương 1.078 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 76% trong tổng nguồn vốn tăng 13% so với năm 2011.
Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng
Nhìn chung thì khoản tiền này đang có xu hướng tăng cả về tốc độ tăng
trưởng cũng như tỷ trọng qua các năm. Nếu như năm 2010, vốn loại này chỉ có 65
tỷ giảm 149 tỷ so với năm 2009 và chiếm 2,4% trong tổng nguồn vốn huy động thì
năm 2011 nguồn tiền này là 75 tỷ chiếm 2,1% trong tổng nguồn vốn. Sang năm
2012, tốc độ tăng trưởng này có vẻ chững lại khi nguồn tiền là 85% chiếm 2%
trong tổng nguồn vốn huy động.
Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế
Năm 2010, tiền gửi từ các TCKT đạt được mức tăng trưởng khá 372 tỷ tăng
71 tỷ (tăng 24%) so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 13,6% trong tổng nguồn vốn
huy động. Sang năm 2011, nhờ thực hiện các biện pháp tiếp cận với các doanh
nghiệp trên địa bàn và kết quả kinh doanh của các tổ chức có giao dịch rất khả
quan nên nguồn vốn huy động từ đối tượng này tăng mạnh, tăng 45% tương ứng
với 167 tỷ đạt 539 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 15,5% trong tổng vốn
huy động. Năm 2012, do tình hình sản xuất của các doanh nghiệp có mối quan hệ
với chi nhánh gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn huy động trong thời gian này
tăng không đáng kể đạt 562 tỷ đồng chiếm 13% trong tổng nguồn vốn huy động.
Tiền gửi từ Tổ chức Tài chính
Nguồn tiền từ các tổ chức này thường chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2010, tiền gửi từ
các tổ chức tài chính đạt được sự tăng trưởng cao đạt 570 tỷ tăng 34% tương ứng 144

tỷ so với năm 2009 chiếm tỷ trọng 13,6% tổng vốn huy động. Năm 2011, nguồn tiền
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

15

MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

huy động được đạt 676 tỷ tăng 19% tương ứng 106 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm
tỷ trọng 19,4% tổng nguồn vốn. Sang năm 2012, mức độ tăng trưởng giảm mạnh chỉ
còn 371 tỷ giảm 305 tỷ so với năm 2011 và chỉ chiếm 9% trong tổng nguồn vốn. Đây
là nguồn vốn có tỷ trọng khá cao và ổn định trong tổng nguồn vốn huy động, chi
nhánh cần tiếp tục phát huy các biện pháp sử dụng trong việc tăng cường huy động
nguồn vốn này.
2.5.1.2. Theo phương thức huy động
Bảng 5.2: Cơ cấu huy động phân theo phương thức huy động của ngân
hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng

2010

2011

2012


CHỈ TIÊU

Tiền gửi không
kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ
hạn
Phát hành giấy tờ
có giá
Tổng NV huy
động

So sánh
2011/2010

So sánh
2012/2011

(+, -)

%

-54

-6

Số tiền

Tỷ
trọng


Số
tiền

Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

(+, -)

771

28,5%

918

26,4%

864

20,2%

147

1594


59%

2012

57,8%

2889

67,4%

418

341

12,5%

549

15,8%

532

12,4%

208%

61

-17


2.706

100%

3.479

100%

4.285

100%

773

29
%

806

%
20
%
26,
2%

877

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của NH TMCP Phương
Đông – chi nhánh Hà Nội)

Tiền gửi không kỳ hạn
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy NH TMCP Phương Đông – chi nhánh
Hà Nội đã thực hiện có hiệu quả huy động vốn từ tài khoản không kỳ hạn của
khách hàng, đặc biệt là các khoản tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.
Năm 2010, mức tăng trưởng này là 771 tỷ đồng chiếm 28,5% trong tổng nguồn
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

16

MSV:

44
%
3,1
%
23
%


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

vốn. Năm 2011 là 918 tỷ và năm 2012 mức tăng trưởng giảm nhẹ đạt 864 tỷ đồng.
Tiền gửi có kỳ hạn
Từ số liệu trong bảng có thể thấy nguồn tiền này chiếm tỷ trọng khá cao và ổn
định trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, trong năm 2010 Chi nhánh chỉ huy động đạt
59% trong tổng nguồn vốn thì đến năm 2012 đã chiếm tới 67,4% trong tổng vốn

huy đồng.
Nhận thức được vai trò của nguồn tiền này, Chi nhánh luôn tích cực trong
việc tiếp cận khách hàng, đa dạng hoá cả về hình thức và lãi suất huy động. Chính
điều này đã mang lại hiệu quả cao cho Chi nhánh trong việc huy động vốn tiền gửi
có kỳ hạn, từ đó thúc đẩy việc thực hiện các dự án đầu tư của NH TMCP Phương
Đông – chi nhánh Hà Nội.
Phát hành giấy tờ có giá
Năm 2010, nguồn vốn huy động từ loại này đạt 341 tỷ chiếm 12,5% trong
tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, nhờ có chiến dịch quảng cáo rầm rộ nên
nguồn tiền tăng rõ rệt đạt 549 tỷ đồng chiếm 15,8% trong tổng nguồn vốn, Sang
năm 2012, nguồn tiền huy động từ loại này có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao,
chiếm tỷ trọng 12,4% trong tổng vốn huy động.
Nhận thức được tính ưu việt của phương thức huy động này, Chi nhánh cần
sử dụng công cụ lãi suất, cách tính trả lãi, thời hạn thanh toán … linh hoạt, phù hợp
hơn với thị trường để có thể huy động được nguồn vốn này một cách thường
xuyên, liên tục.

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

17

MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng


2.5.1.3. Theo kỳ hạn huy động
Bảng 6.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NH TMCP
Phương Đông – chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
2010
CHỈ TIÊU

Số
tiền

Tiền gửi dưới 12
tháng
Tiền gửi từ 12 đến
24 tháng
Tiền gửi trên 24 tháng
Tổng
động

NV

huy

2011

2012

So sánh
2011/2010

So sánh

2012/2011

Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

(+, -)

%

(+, -)

%

48,5%

1.883

54%


2.669

62%

571

43,5%

786

41,7

866

32%

912

26%

1.365

32%

46

5,3%

453


50

528

19,5%

684

20%

251

6%

156

30

-433

-63

2.706

100%

3.479

100%


4.285

100%

773

29

806

23,2

1.312

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của NH TMCP Phương
Đông-chi nhánh Hà Nội)
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rõ các nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ
trọng lớn. Năm 2012, tiền gửi dưới 12 tháng chiếm 62% trong tổng nguồn vốn với
mức tăng trưởng đều đặn qua các năm. Nguyên nhân chính là do nguồn vốn huy
động chủ yếu của Chi nhánh là các Tổ chức kinh tế, vì thế các nguồn này thường là
nguồn tiền gửi ngắn hạn nhằm mục đích thanh toán.
Bên cạnh đó, tiền gửi từ 12-24 tháng năm 2011 chỉ tăng 5% so với năm 2010
đạt 912 tỷ đồng và tăng mạnh vào năm 2012 ( tăng 50% tương ứng 453 tỷ đồng).
Tuy nhiên tiền gửi trên 24 tháng lại giảm mạnh vào năm 2011 chỉ còn 251 tỷ đồng
chiếm 9% trong tổng nguồn vốn huy động.

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N


18

MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

2.5.1.4. Cơ cấu vốn huy động
Bảng 7.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của
NH TMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
2010
CHỈ TIÊU
Số tiền
Nội tệ
2.478
Ngoại tệ
228
(đã quy đổi)
Tổng NV
2.706
huy động

2011
Tỷ
trọng


Số
tiền

2012
Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

So sánh
2011/2010

So sánh
2012/2011

(+, -) %

(+, -) %

91,6% 3.147

90,5% 3.919 91,5% 669

27

772


8,4%

332

9,5%

366

8,5%

104

45,6 34

10,2

100%

3.479

100%

4.285 100%

773

29

23,2


806

25

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)
Vốn huy động bằng nội tệ
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi
nhánh là vốn huy động bằng đồng nội tệ chiếm trên 90% tổng nguồn vốn huy động
với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 27%.
Vốn huy động bằng ngoại tệ
Thanh toán biên mậu là một thế mạnh của NH TMCP Phương Đông – chi
nhánh Hà Nội, với ưu thế là một ngân hàng có khối lượng giao dịch lớn, khách
hàng đa dạng nên dịch vụ này đã được triển khai rộng rãi và đạt được kết quả tốt.
Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn ngoại tệ năm đạt 14.199 ngàn USD
tương đương 228 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 8,5% tổng nguồn vốn thì đến năm 2011
đã tăng mạnh là 45% tương đương 6,4 triệu USD và chiếm 20% trong tổng vốn
huy động. Tuy nhiên, đến năm 2012, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ giảm chỉ
còn chiếm 9% trong tổng nguồn vốn. Sở dĩ trong năm vừa qua lại có sự tụt giảm
vậy là do năm 2012 ghi nhận sự biến động về nền kinh tế do một phần tỷ giá đồng
USD không ổn định. Đây là sự giảm sút dây chuyền ảnh hưởng từ nền kinh tế Mỹ.
Bên cạnh đó, giá vàng tăng cao nên người dân chủ yếu đầu tư vào vàng mà bỏ qua
kênh đầu tư vào ngoại tệ mạnh. Mặt khác, do tình hình lạm phát tăng cao nên các
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

19

MSV:



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

ngân hàng thương mại được chỉ thị không huy động ngoại tệ để tránh cung cấp một
lượng tiền nội tệ ra ngoài thị trường gây tăng lạm phát.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NH TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1. Những kết quả đạt được
Chi nhánh tuy mới trải qua hơn 6 năm xây dựng và trưởng thành đã vượt qua
nhiều khó khăn và thử thách, từng bước khẳng định được năng lực của mình bằng
những bước đi vững chắc và cùng hệ thống ngân hàng đóng góp vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong thời gian hoạt động, Chi nhánh luôn xác định
hoạt động tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ số một và là mục tiêu hướng tới
của mình. Do đó, ngoài đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, mở rộng nhiều
dịch vụ tiện ích để phục vụ khách hàng, áp dụng lãi suất huy động một cách linh
hoạt phù hợp với sự biến động giá cả trong từng thời điểm … Trong thời gian vừa
qua, Chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể.
- Tổng vốn huy động của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng với tốc độ
nhanh và luôn vượt chỉ tiêu đề ra. Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 4285
tỷ đồng tăng 23% so với năm 2011 và vượt chỉ tiêu đề ra.
- Các sản phẩm huy động vốn ngày càng được nâng cao về chất lượng và số
lượng. Ngoài hình thức huy động truyền thống thì chi nhánh đã bổ sung thêm
nhiều hình thức như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi góp,
tiết kiệm khuyến mãi bằng hiện vật, phát hành các giấy tờ có giá với các phương
thức trả lãi trước trong và sau, kỳ hạn đa dạng, phong phú.
- Cơ cấu nguồn huy động ngày càng hợp lý. Chi nhánh đã linh hoạt với những

thay đổi của nền kinh tế thị trường, hoạt động không chỉ hướng tới khối công
thương nghiệp mà đã phát triển theo hướng đa năng, chủ trương liên kết, hợp tác
với tất cả các thành phần kinh tế.
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

20

MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

- Chi nhánh đã làm tốt chiến lược chọn lọc tiếp cận khách hàng, nâng cao
năng lực cán bộ cũng như đổi mới cung cách, thái độ phục vụ thể hiện văn minh
công sở, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cấp, sửa sang các phòng giao dịch
với chi nhánh. Do đó, tính đến 31/12/2012, Chi nhánh đã phát triển thêm một
lượng lớn khách hàng cá nhân.
3.2. Những hạn chế trong công tác huy động vốn của NH TMCP Phương
Đông – chi nhánh Hà Nội
- Nguồn vốn tuy tăng trưởng cao nhưng các hình thức huy động vốn vẫn tăng
trưởng chưa ổn đinh. Nguồn tiền gửi từ dân cư tăng mạnh trong năm 2010, 2011 và
đặc biệt là năm 2012 tăng 50% so với năm 2011. Bên cạnh đó, nguồn vốn ngoại tệ
cũng tăng mạnh qua các năm. Năm 2012 đạt 21.539 ngàn đô la Mỹ, đạt 102% kế
hoạch được giao.
- Cơ cấu vốn có sự chuyển dịch tốt nhưng chưa thực sự hợp lý. Nguồn tiền
gửi từ dân cư mặc dù chiếm tỷ trọng khá cao nhưng vẫn chưa đạt đến độ phù hợp

với nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động còn nghiêng về nguồn vốn
ngắn hạn.
- Nguồn vốn mang tính chất không ổn định. Do nguồn huy động chủ yếu là từ
các Tổ chức kinh tế, thường là các khoản tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích
thanh toán nên thời gian sử dụng vốn không dài, gây tình trạng bất ổn cho ngân
hàng, gây khó khăn cho các hoạt động tín dụng và đầu tư của Chi nhánh.
- Nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ và ngày càng có xu hướng thu hẹp
trong khi nhu cầu sử dụng ngoại tệ lại đang tăng cao.
3.3. Một số kiến nghị
- Hội sở chính cần tăng chỉ tiêu huy động vốn cho Chi nhánh để tạo động lực
thúc đẩy cho chi nhánh huy động vốn nhiều hơn.
- Hội sở chính cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ với Chi nhánh.
Hoạt động này phải được diễn ra thường xuyên, toàn diện và chính xác để phát hiện và
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

21

MSV:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, phòng ngừa rủi ro lớn xảy ra.
- Hội sở chính cần phải tiến hành và hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông
tin của toàn hệ thống, thực hiện quản lý thông tin theo hướng đồng bộ trên toàn bộ
hệ thống.

KẾT LUẬN
Vốn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Về mặt lý thuyết, ngân hàng thương mại có tương đối nhiều các hình thức huy
động vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng và đầu tư của ngân hàng. Bên cạnh đó, từ khi
đất nước đổi mới, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp
luật, và đạt được những kết quả to lớn. Trong thành công đó có sự đóng góp không
nhỏ của nguồn vốn cùng phương châm phát huy nền tảng nỗ lực là chính, đồng
thời cũng không bỏ qua ngoại lực.
Với vai trò trung gian tài chính, cầu nối dẫn dắt vốn trong nền kinh tế, các
ngân hàng thương mại đã làm tốt sứ mạng lịch sử của mình trong công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện huy động vốn tạm thời nhàn rỗi để
tiến hành cho vay và đầu tư, để đồng vốn thể hiện tốt giá trị của mình.
Mặc dù trong công tác huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn do có sự cạnh
tranh gay gắt trên địa bàn xong NH TMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội cũng
gặt hái được những thành công trong công tác huy động vốn. Trong những năm
qua NH TMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội không ngừng đổi mới hoạt động
kinh doanh phù hợp với nền kinh tế đề ra nên trong những năm qua công tác huy
động vốn năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước đáp ứng được nhu cầu kinh
doanh cho ngân hàng.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên ThS. Vũ Thị Hồng
Nga, các thầy cô trong khoa ngân hàng – Trường ĐH Kinh Doanh và Công nghệ
Hà Nội, Ban giám Đốc, các anh chị cán bộ của NH Phương Đông – chi nhánh Hà
Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

22

MSV:



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nga

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng

Nội đã giúp em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Khương Kiếm Hồng
09D02693N

23

MSV:


×