Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

THỰC TRẠNG tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tập hợp CPSX và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY TNHH VINA KIM LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.14 KB, 36 trang )

Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1 Tổng quan về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
* Khái niệm về chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà
doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm và thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn, sự dịch chuyển các yếu tố sản
xuất vào các đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Nói cách khác, chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ quá trình sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.
1.1.1 Phân loại chi phí sản xuất.
Việc phân loại chi phí được Doanh nghiệp áp dụng tùy theo đặc điểm sản
xuất kinh doanh, quản lý và trình độ nghiệp vụ của mình sao cho hợp lý. Do đó
phân loại chi phí sản xuất chính là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng
nhóm khác nhau theo những đặc tính nhất định.
* Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí.
Theo cách phân loại này, các chi phí có cùng nội dung, tính chất kinh tế
được xếp chung vào một yếu tố, không kể đến chi phí phát sinh ở đâu hay dùng
vào mục đích gì trong quá trình sản xuất. Bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu như: Sắt, thép, nhôm, sơn, giấy phản quang…
- Chi phí nhiên liệu, động lực mua ngoài: Xăng, dầu, gas, ô xy, bình khí ...
- Chi phí công cụ, dụng cụ như: Que hàn, máy khoan…
- Chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp, gián tiếp, lao động thuê ngoài,
trích BHXH, BHYT, theo tỷ lệ quy định.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định là các hao mòn của các loại tài sản trong
doanh nghiệp như: Nhà xưởng làm việc, máy móc thiết bị thi công, phương tiện


vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý.
SV: Vũ Thị Giang

1

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, tiền nước, điện thoại…
- Chi phí bằng tiền khác.
Việc phân loại sản phẩm sản xuất theo yếu tố chi phí cho biết kết cấu, tỷ
trọng từng yếu tố sản xuất để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán, là cơ
sở để lập kế hoạch: Cung ứng vật tư, quỹ tiền lương, vốn để giúp cho việc thực
hiện công tác kế toán cũng như công tác quản lý chi phí sản xuất một cách nhanh
chóng và chính xác.
* Phân loại theo khoản mục chi phí.
Căn cứ vào các khoản mục chi phí khác nhau nhưng có mục đích và công
dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế để phân loại.
Có 4 khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ các khoản chi phí nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo sản
phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ các khoản thù lao phải trả cho
công nhân trực tiếp sản xuất như lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương
(BHXH, BHYT, KPCĐ).
- Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí doanh

nghiệp bỏ ra có liên quan tới việc sử dụng máy thi công phục vụ cho việc vận
chuyên, phục vụ công trình như: Tiền khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê máy,
lương công nhân điều khiển máy, chi phí về nhiên liệu dùng cho máy thi công…
- Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong phân xưởng (trừ
3 loại chi phí trên) bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên
quản lý phân xưởng, chi phí khẩu hao, chi phí cho điện thoại, điện nước và các chi
phí bằng tiền khác.
Vì vậy phân loại theo khoản mục chi phí có tác dụng phục vụ cho quản lý
chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản
phẩm, lập kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.
SV: Vũ Thị Giang

2

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

* Phân loại theo lĩnh vực hoạt động gồm:
- Chi phí sản xuất kinh doanh: Là những chi phí liên quan đến hiện trạng sản
xuất và tiêu thụ, quản lý hành chính, quản trị kinh doanh.
- Chi phí hoạt động tài chính: gồm những chi phí ngoài dự kiến có thể do
chủ quan hay khách quan dẫn tới.
- Chi phí bất thường: Gồm những chi phí ngoài dự kiến có thể do chủ quan
hay khách quan mang lại.
Cách phân loại này giúp cho việc phân định chi phí được chính xác, phục vụ
cho việc tính giá thành, xác định chi phí và kết quả của từng hoạt động kinh doanh

đúng đắn, giúp cho việc lập báo cáo tài chính nhanh, đúng và kịp thời.
* Phân loại theo mối quan hệ chi phí và khối lượng công việc: Theo cách
phân loại này thì chi phí được chia thành: Chi phí ổn định, chi phí biến đổi và chi
phí hỗn hợp.
- Chi phí cố định (chi phí bất biến): Là loại chi phí mà tổng số không thay
đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động.
- Chi phí biến đổi (chi phí khả biến, biến phí): Là các chi phí thay đổi về
tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động.
- Chi phí hỗn hợp là chi phí mà nó bao gồm cả định phí và biến phí.
Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng giúp nhà quản trị nắm được mô
hình chi phí - khối lượng - lợi nhuận để xác định điểm hòa vốn, nhằm đưa ra giải
pháp tối ưu trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả chi phí, làm hạ giá thành sản
phẩm.
* Phân loại chi phí theo mối quan hệ chi phí với đối tượng chịu chi phí gồm:
- Chi phí cơ bản: Là những chi phí thuộc các yếu tố cơ bản của quá trình
kinh doanh như chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
KHTSCĐ dùng vào sản xuất và những chi phí trực tiếp khác.
- Chi phí quản lý phục vụ: Là những chi phí có tính chất quản lý, phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của đơn vị.
SV: Vũ Thị Giang

3

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán


Những chi phí cơ bản liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tính giá thành
thì hạch toán trực tiếp, còn những chi phí cơ bản nào liên quan đến nhiều đối tượng
tính giá thành thì trực tiếp phân bổ các đối tượng tính giá thành theo các tiêu thức
thích hợp.
Chi phí quản lý phục vụ thì tập hợp riêng theo khoản mục sau đó cuối kỳ
phân bổ một lần cho các đối tượng tính giá liên quan theo tiêu thức phù hợp.
1.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí
sản xuất theo các phạm vị và giới hạn nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi
phí và yêu cầu tính giá thành.
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ
chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi
phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (Phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai
đoạn công nghệ …) hoặc đối tượng chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng …).
Như vậy, xác định đối tượng chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý là
cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ
chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết…
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều điểm
khác nhau liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ khác. Các
nhà quản trị doanh nghiệp cần biết được các chi phí phát sinh đó ở đâu, dùng vào
việc sản xuất sản phẩm nào đó chính là đối tượng kế toán chi phí sản xuất.
1.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng
phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp. Có 2 phương pháp tập hợp chi phí
sản xuất:
- Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí
sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản
xuất riêng biệt. Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp
SV: Vũ Thị Giang


4

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

cho từng đối tượng riêng biệt.
- Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường trực chi phí
sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản
xuất riêng biệt. Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp
cho từng đối tượng riêng biệt.
- Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường
hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí,
không tổ chức ghi chép riêng cho từng đối tượng được. Như vậy, phải tập hợp
chung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân
bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí.
Mức phân bổ cho từng đối tượng:
Ci = Ti * H (i = 1,n)
Trong đó:
H là hệ số phân bổ
Ci: chi phí phân bổ cho từng đối tượng i
Ti: tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i
H

=

Tổng chi phí cần phân bổ

Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ

1.1.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
1.1.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định
mức.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang,
mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức
từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở
dang theo chi phí định mức.
Ưu điểm: tính toán nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin tại
mọi thời điểm.
Nhược điểm: độ chính xác của kết quả tính toán không cao, khó áp dụng vì
SV: Vũ Thị Giang

5

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

thông thường, khó xác định được định mức chuẩn xác.
Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được
định mức chi phí hợp lý hoặc sử dụng phương pháp tính giá thành theo định mức.
1.1.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí
nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vạt liệu trực tiếp, còn chi phí
khác (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cả cho sản phẩm

hoàn thành.
Công thức:
Dck

=

Dđk + CNVL

x

Qsp + Qd

Qd

Trong đó: Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
C : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ
Qtp: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Qd: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Ưu điểm: Phương pháp này tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản
phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm
được nhanh chóng.
Nhược điểm: độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến
khác.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp có
chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít
và biến động không lớn so với đầu kỳ.
1.1.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương.
Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản

SV: Vũ Thị Giang

6

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy, trước hết cần cung cấp
khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối
lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó,
tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:
- Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình sản xuất
(như nguyên vật liệu chính trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp) thì tính cho sản
phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang như sau:
Dck

=

Dđk + CNVL

x

Qsp + Qd

Qd


- Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất (như chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì tính cho sản phẩm dở dang theo
công thức:
Dck

=

Dđk + CNVL

x

Qsp + Q'd

Q'd

Trong đó: S'd = Sd x % hoàn thành
CNVL: Được tính theo từng khoản mục phát sinh trong kỳ
Dck: chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Dđk: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
C: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ
Qtp: khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Qd: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Ưu điểm: Phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn
phương pháp trên.
Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến
hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan.
Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng
SV: Vũ Thị Giang


7

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ biến động lớn.
1.1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất( theo phương pháp KKTX)
1.1.5.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phương pháp tập hợp chi phí.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính,
nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản
xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm phần lớn là
chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan, căn cứ
vào chứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở nơi sản xuất.
+ Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
- Giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi
- Hóa đơn mua bán …
+ Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu, kế toán sử dụng
tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Kết cấu cơ bản tài khoản 621:
Bên Nợ: Trị giá nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất
Bên Có: Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập kho
- Trị giá phế liệu thu hồi

- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm khi
tính toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, cần phân bổ phần nguyên vật liệu chưa
sử dụng hết, phần giá trị phế liệu thu hồi (nếu có), phần chi phí thực tế là:

Chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
trong kỳ
SV: Vũ Thị Giang

=

chi phí nguyên
vật liệu sử
dụng trong kỳ

-

8

Trị giá nguyên
vật liệu còn lại
cuối kỳ

-

Trị giá phế
liệu thu hồi

MSV: 12402399



Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

Sơ đồ thực hiện và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Phụ lục 01)
+ Phương pháp kế toán.
1. Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm,
2. dịch vụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
2. Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng (Không qua nhập kho) cho
hoạt động sản xuất sản phẩm:
Nợ TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK331, 141, 111, 112, …
3. Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt
động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để
tính giá thành:
Nợ TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621-- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
1.1.5.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
* Phương pháp tập hợp chi phí:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gôm: tiền
lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích Bảo hiểm xã hội, Bảo
hiểm Y tế, Kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất.

Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất, đối tượng lao động khác thể
hiện trên bảng tính và thanh toán lương, tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kế
toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương.
SV: Vũ Thị Giang

9

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

Các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Kinh phí công
đoàn) tính vào chi phí nhân công trực tiếp theo quy định hiện hành.
* Tài khoản sử dụng: Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử
dụng Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Kết cấu cơ bản:
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm
Trình tự kế toán nhân công trực tiếp được khái quát theo sơ đồ (Phụ lục 02)
* Phương pháp hạch toán.
1. Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và
các khoản khác phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch
vụ ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 - Phải trả người lao động
2. Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công
nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (Phần tính vào chi phí doanh

nghiệp phải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).
3. Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí phải trả
4. Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả
về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK622 - chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 - Phải trả người lao động.
-Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành
theo từng đối tượng:
SV: Vũ Thị Giang

10

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

Nợ TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp
1.1.5.3 Kế toán công tác tập hợp chi phí sản xuất chung.
* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho
quá trình sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất
chung gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng

cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác
bằng tiền.
* Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627, chi phí sản xuất chung
Kết cấu cơ bản:
Bên Nợ: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí
- Chi phí chung được phân bổ, kết chuyển
- Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển
Trình tự kế toán thể hiện Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung (Phụ lục 03)
1. Tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca phải trả
của nhân viên phân xưởng.
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 334 – Phải trả người lao động
2. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trên tiền lương nhân viên phân
xưởng.
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
3. Xuất vật liệu, công cụ dùng cho phân xưởng.
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 152, 153, 142, 242

SV: Vũ Thị Giang

11

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội


Khoa: Kế toán

4. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng.
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ
5. Chi phí điện nước, điện thoại phải trả, chi phí dịch vụ sửa chữa TSCĐ.
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133
Có TK 112, 141, 331, 142, 335
6. Các chi phí bằng tiền khác phát sinh tại phân xưởng
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 111 – Tiền mặt
7. Cuối kỳ nếu có phát sinh các khoản ghi giảm chi phí chung
Nợ TK 111, 112, 335, 138
Có TK 627– Chi phí sản xuất chung
8. Cuối kỳ phân bổ chi phí chung để xác định giá thành.
Nợ TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627-Chi phí sản xuất chung
1.2 Kế toán tính giá thành sản phẩm.
1.2.1 Khái niệm về giá thành.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao
vụ đã hoàn thành trong kỳ.
1.2.2 Đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm công nghiệp lao vụ mà doanh
nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính giá thành ở đơn vị.
* Tài khoản sử dụng: 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Trình tự tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
theo phương pháp Kê Khai Thường Xuyên.(phụ lục 4)
SV: Vũ Thị Giang


12

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

1. Sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Nợ TK 155-Thành phẩm
Có TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
2. Sản phẩm hoàn thành bán ngay không qua kho.
Nợ TK 632 –Giá vốn hang bán
Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
3. Sản phẩm hoàn thành gửi đại lý không qua kho.
Nợ TK 157-Hàng gửi bán
Có TK 154- Chi phí ản xuất kinh doanh dở dang
1.2.3 Phương pháp tính giá thành.
1.2.3.1 Phương pháp trực tiếp (Phương pháp giản đơn):
Tổng giá
thành SP
hoàn thành
trong kỳ

=

CPSXDD
đầu kỳ


CPSX phát
+ sinh trong
kỳ

-

Các khoản
giảm chi
phí

-

CPSX DD
cuối kỳ

Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp thuộc loại
hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu
kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng,
than, gỗ …). Đối tượng hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp này là từng loại sản
phẩm, dịch vụ. Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính theo công
thức sau:
1.2.3.2 Phương pháp loại trừ.
Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, ngoài sản phẩm chính còn
thu được sản phẩm phụ thì sau khi tính được CPSX cho sản phẩm phụ, tổng giá
thành của sản phẩm chính được tính như sau:
Tổng giá
thành của
SP chính


=

Giá trị
SPDD
đầu kỳ

+

CPSX
phát sinh
trong kỳ

-

Giá trị SP
phụ thu hồi
ước tính

-

Giá trị SP
DD cuối
kỳ

CPSX sản phẩm phụ cũng được tính riêng theo từng khoản mục bằng cách
SV: Vũ Thị Giang

13

MSV: 12402399



Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

lấy tỷ trọng CPSX sản phẩm phụ trong tổng sản phẩm sản xuất của cả quy trình
công nghệ nhân với từng khoản mục tương ứng. Trong đó:
1.2.3.3 Phương pháp hệ số:
Phạm vi áp dụng của phương pháp này là những doanh nghiệp mà trong một
quy trình công nghệ sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng
lao động nhưng tạo ra đồng thời tạo ra nhiều loại sản phẩm. CPSX không tập hợp
riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất và
được tính như sau:

Giá thành đơn vị

Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm

Sản phẩm gốc(Zoi) =
Tổng sản phẩm gốc(Qo)

Giá thành đơn vị sản
phẩm i(Zi)

=

Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc(Zoi)


*

Hệ số quy đổi sản
phẩm i(Hi)

Trong đó: Qo = ∑ Qi *Hi

Và Qi là số lượng sản phẩm i( chưa quy đổi)
- Tổng giá thành
Sản xuất của các
Loại sản phẩm

Giá thảnh sản phẩm
= dở dang
đầu kỳ

Tổng chi phí
+ sản xuất phát
sinh trong kỳ

Giá trị sản
- phẩm dở
dang cuối kỳ

Phạm vi áp dụng của phương pháp này là những doanh nghiệp mà trong một
quy trình công nghệ sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng
lao động nhưng tạo ra đồng thời tạo ra nhiều loại sản phẩm. CPSX không tập hợp
riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất và
được tính như sau:
1.2.3.4 Phương pháp tổng cộng chi phí:

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản
SV: Vũ Thị Giang

14

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối
tượng hạch toán CPSX là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ
hay bộ phận sản xuất. Giá thành SP được xác định bằng cách tổng hợp giá thành
của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm:
Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + …. + Zn
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp khai thác,
cơ khí, chế tạo, luyện kim, may mặc …
1.2.3.5 Phương pháp tỷ lệ chi phí:
Phương pháp này được áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như ở
phương pháp hệ số, nhưng giữa các loại sản phẩm chính không có một hệ số quy
đổi. Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp CPSX
theo nhóm sản phẩm cùng loại.
Phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại
sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim…
1.2.3.6 Phương pháp liên hợp.
Là phương pháp kết hợp của hai hay nhiều phương pháp trên, được áp dụng
cho các doanh nghiệp mà do tính chất tổ chức sản xuất hoặc do đặc điểm công
nghệ đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp hai hay nhiều phương pháp. Trên

thực tế, có nhiều doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp kết hợp với phương
pháp tổng cộng chi phí, hay phương pháp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ
1.2.3.7 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với những sản phẩm có quy trình
công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hang
loati theo từng đơn đặt hang, chu kỳ sản xuất dài. Đối tượng kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và theo từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là thành phẩm của
từng đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng, kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản
xuất

SV: Vũ Thị Giang

15

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

3.2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương
pháp kiểm kê định kỳ (Phụ lục 05).
1. Kết chuyển trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ.
Nợ TK 631- Giá thành sản xuất
Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
2. Kết chuyển chi phí NVLTT, CPXC, CPNCTT.
Nợ TK 631- Giá thành sản xuất
Có TK 621,622.627
3. Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 631- Giá thành sản xuất
4. Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành
Nợ TK 611- Mua hàng
Có TK 631- Giá thành sản xuất
5. Các khoản chi phí bắt bồi thường, sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Nợ TK 138- Phải thu khác
Có TK 631- Giá thành sản xuất
6.Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành
Nợ TK 632 – Tổng giá thành sxsp, dịch vụ hoàn thành NK
Có TK 631 –Giá thành sản xuất

SV: Vũ Thị Giang

16

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH VINA KIM LONG
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Vina Kim Long
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Vina Kim
Long

Tên đơn vị: Công ty TNHH Vina Kim Long
Tên giao dịch: Công ty TNHH Vina Kim Long
Mã số thuế: 2700663398
Địa chỉ: Xóm 5-Ân Hòa-Kim Sơn-Ninh Bình
Điện thoại: 0303862317
Fax: 0303862317
Website: vinakimlong.com.vn
Email:
Được thành lập: Theo QĐ số 36GP/UB ngày 20/05/1993 của UBND tỉnh
Ninh Bình
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và gia công hanhg thủ công mỹ nghệ
Tháng 5/1993 Công ty TNHH Vina Kim Long được thành lập với sự liên
minh góp vôn của các thành viên trong gia đình với nhiệm vụ chuyên thu mua và
gia công những sản phẩm cói của bà con nông dân. Năm 1995 công ty mở rộng
quy mô và phát triển tạo công việc cho hơn 300 lao động trực tiếp tại xí nghiệp và
hơn 3000 lao động làm việc tại nhà.
* Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Vina Kim Long chuyên sản xuất và gia công các mặt hàng
thủ công mỹ nghệ nên đối tượng là những nguyên vật liệu bắt nguồn từ thiên nhiên
và thân thiện với môi trường. Cách theo dõi và đặt tên cho sản phẩm theo 2 yếu

SV: Vũ Thị Giang

17

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội


Khoa: Kế toán

tố : theo tên mặt hàng kết hợp với tên nguyên vật liệu chính cấu thành nên sản
phẩm.
Nhóm hàng sản phẩm cói: Giỏ cói, dép cói, mũ cói, hộp cói…
Nhóm hàng sản phẩm bèo: Giỏ bèo, hộp bèo, thảm bèo…
Nhóm hàng sản phẩm mây: Hộp mây, ghế mây…
2.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014.
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty năm 2014. (Phụ lục
06).
Nhận xét:
Trước hết việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ là:
5.409.790 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 26.2%. Đây là tỷ lệ tăng khá cao, điều
này phản ánh thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty có biến động lớn. Ta
thấy chi phí quản lý DN của năm 2014 so với năm 2013 giảm là: 35.115.000
đồng, tương đương với tỷ lệ là : 85% và chi phí bán hàng tăng cũng không đáng
kể là 11,4%. Điều này phản ánh việc quản lý sử dụng lao động, vật tư tiền vốn
trong quá trình HĐKD là tương đối hợp lý và chính sách tiết kiệm chi phí của
Công ty đã thu được hiệu quả cao.
Từ việc phân tích một số chỉ tiêu trong bảng kết quả HĐKD của Công ty
trong 2 năm 2014 so với năm 2013 thì lợi nhuận của Công ty tăng cao thể hiện
tình hình kinh doanh của Công ty là rất tốt. Công ty đã có lối đi đúng đắn, việc
tăng lợi nhuận sẽ tạo điều kiện cho Công ty thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội
như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, tham gia các hoạt động từ thiện,
trích lập quỹ, bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh(phụ lục 7A, 7B)
Hiện nay, Công ty đang sản xuất hơn 300 sản phẩm các loại khác nhau như :Hộp
cói, giỏ cói, thảm cói, chiếu cói, dép cói, mũ cói, hộp bèo, hộp mây ....
18
SV: Vũ Thị Giang

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty rất phức tạp, khép kín
và tổ chức ở 3 phân xưởng sản xuất chính. Quá trình sản xuất và gia công diễn ra
qua nhiều giai đoạn khác nhau chủ yếu là lao động thủ công. Vì đặc thủ sản phẩm
thủ công nên khâu sản xuất dựa chủ yếu vào bàn tay khéo léo của người lao động
là chính, công nghệ chỉ áp dụng ở một số khâu: sấy, nhuộm, nhúng keo.
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh và tổ chức hoạt động
kinh doanh.
Sơ đồ tổ chức quản lý (phụ lục 8)
*Nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận trong công ty
Công ty TNHH Vina Kim Long là một doanh nghiệp tư nhân nhỏ có nhiệm
vụ chuyên sản xuất và gia công hàng thủ công mỹ nghệ đáp ứng cho nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu. Mô hình tổ chức làm việc của bộ máy quản lý theo
trách nhiệm và quyền hạn của từng phòng ban :
*Giám đốc
Là người có quyền điều hành chỉ đạo chung cho mọi hoạt động của công ty.
Đại diện cho công ty ký kết các hợp đồng kinh tế và trực tiếp chịu trách nhiệm
trước pháp luật
*Phó giám đốc
Là người trợ lý cho giám đốc, thay mặt cho giám đốc ký kết các văn bản, hợp
đồng kinh tế khi được giám đốc uỷ quyền. Giúp giám đốc trong việc ra quyết định
chính xác, hợp lý trong quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
*Phòng tài chính-kế toán
Đảm nhận và chịu trách về lĩnh vực tài chính kế toán của công ty. Có nhiệm

vụ hàng ngày thu nhận xử lý, phản ánh ghi chép sổ sách các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh và phản ánh trung thực, kịp thời, nhanh chóng tình hình tai chính
của công ty.
*Phòng kỹ thuật
Có nhiêm vụ theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các máy
móc, thiết bị sản xuất. Nghiên cứu chế thử các sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản
phẩm và các yếu tố đầu vào.
SV: Vũ Thị Giang

19

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

*Phòng kinh doanh
Tổ chức bán hàng, tiếp xúc với khách hàng, làm các thủ tục giấy tờ hải
quan để xuất khẩu sản phẩm, giải quyết các tranh chấp khiếu nại của khách hàng
về các sản phẩm của công ty.
*Phòng tổ chức hành chính
Lưu giữ hồ sơ và quản lý toàn bộ công nhân viên trong công ty. Giải quyết
các chính sách và giải đáp các thắc mắc về việc trả lương cho cán bộ công nhân
viên trong công ty.
*Khối sản xuất
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty gồm 3 phân xưởng sản xuất chính và 2
phân xưởng sản xuất phụ chia lam 5 tổ gia công làm việc theo dây chuyền tổ này
làm xong chuyển sang cho tổ khác ngay.

*Tổ thu mua :
Có nhiệm vụ thua mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, thu mua sản
phẩm phục vụ cho gia công.
*Tổ gia công :
Tiến hành cắt tỉa, trang trí sản phẩm cho hoàn thiện. Nhiệm vụ của tổ gia công
rất quan trọng quyết định đến tính thẩm mỹ của sản phẩm
*Tổ xử lý :
Sản phẩm được gia công xong sẽ được tổ xử lý phơi khô rồi đem vào lò sấy
nhiệt chống ẩm và mang ra bể nhúng keo cho sản phẩm bóng bền đảm bảo đúng kỹ
thuật
*Tổ hoàn thiện :
Sản phẩm được xử lý đúng kỹ thuật sẽ được tổ hoàn thiện gắn quai, gắn mác,
logo của công ty, kiểm tra lại sản phẩm lần cuối trước khi chuyển vào kho thành
phẩm .
*Tổ vận chuyển :
SV: Vũ Thị Giang

20

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

Đây là tổ hoạt động trung gian giữa các tổ khác làm nhiệm vụ vận chuyển
nguyên vật liệu, sản phẩm, dọn nhà xưởng, sân bãi trong công ty .

2.1.5 Tình hình tổ chức công tác kế toán tại công tyTNHH Vina Kim

Long
2.1.5.1 Đặc điểm, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 09)
Công ty TNHH Vina Kim Long là một doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp
nhân riêng. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty là việc tạo ra các mối quan hệ giữa
các cán bộ kế toán tại công ty, nhằm đảm bảo thực hiện công tác kế toán với đầy
đủ các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của công ty
Quyền hạn và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán tại Công ty:
Công tác kế toán tại công ty luôn theo chế độ kế toán hiện hành, các chuẩn
mực kế toán, luật kế toán, các mẫu hoá đơn chứng từ theo quy định của Bộ tài
chính. Việc bố trí nhân sự trong phòng kế toán phảI phù hợp để phát huy khả năng
làm việc hiệu quả
*Kế toán trưởng
Là người có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, điều hành mọi
hoạt động trong phòng kế toán, phân công việc cho các kế toán viên. Cuối tháng kế
toán trưởng tiến hành tổng hợp số liêu từ các sổ để lập các báo cáo tài chính, báo
cáo thuế, đông thời chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban giám đốc và pháp luật
Nhà nước về các thông tin tài chính đã cung cấp
*Kế toán thanh toán
Có nhiệm vụ thu thập và xử lý các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến
các khoản nợ phải thu, nợ phải trả. Tính và lập bảng thanh toán tiên lương, các
khoản trích theo lương.
*Kế toán vật tư – tài sản

SV: Vũ Thị Giang

21

MSV: 12402399



Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

Có nhiêm vụ ghi chép, phản ánh tình hình hiện có, tình hình tăng giảm của
các loại vật tư tài sản trong công ty. Đồng thời theo dõi các khoản trích khấu hao
tài sản một cách kịp thời chính xác để có kế hoạch sử dụng tài sản đúng pháp luật
quy định
*Kế toán chi phí và tính giá thành
Do công ty sản xuất và gia công rất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên việc
tập hợp chi phí và tính giá thành đòi hỏi kế toán phải theo dõi kịp thời chính xác
các khoản chi phí
*Thủ quỹ
Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý và giữ tiền mặt, thu chi tiền sau khi
đã kiểm tra và thấy rõ các chứng từ đã có đầy đủ điều kiện để thanh toán. Thủ quỹ
là người có liên quan chặt chẽ với kế toán tiền mặt. Hàng ngày, thủ quỹ vào sổ quỹ
các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh có liên quan đến tài khoản tiền mặt và đối chiếu
số liệu với kế toán tiền mặt.
2.1.5.2 Các chính sách kế toán đang áp dụng tại công ty.
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.
- Năm tài chính: áp dụng từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ)
- Hình thức kế toán sử dụng: hình thức nhật ký chung (Phụ lục 10)
- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ, thuế suất là 10%
- Phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp nhập trước – xuất trước.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
- Kỳ hạch toán: Theo quý.
- Phương pháp tính giá thành: phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp.

- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Khấu hao TSCĐ ở Công ty được
tính theo phương pháp đường thẳng căn cứ theo thông tư 45/2013/TT- BTC ngày
25/04/2013 của Bộ Tài chính. Và Công ty trích khấu hao TSCĐ theo đường thẳng

SV: Vũ Thị Giang

22

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty TNHH Vina Kim Long
2.2.1 Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng sản phẩm, cụ thể là từng mặt
hàng thủ công mỹ nghệ. Việc tập hợp chi phí được tập hợp trên cơ sở chi phí phát
sinh đối với từng mặt hàng thì tập hợp cho mặt hàng đó.
Đối tượng tính giá thành của công ty là các sản phẩm hoàn thành theo hợp
đồng:hộp cói, mũ cói, dép cói….
2.2.1.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Kế toán tổng hợp.
- Tài khoản sử dụng TK 621 và các tài khoản khác liên quan.
- Chứng từ sử dụng: Bảng tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất, phiếu nhập
kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT…
- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yêu.
Ví dụ: Ngày 02/12/2014 mua 2000 kg cói chẻ của công ty TNHH ĐổiMới

xuất thẳng cho sản xuất, với giá mua là 75.000đ/kg, chưa thuế GTGT 10%. Đã
thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản, căn cứ vào hóa đơn GTGT số
0001246 (Phụ lục 11 - Hóa đơn GTGT) và giấy báo nợ (phụ lục 12) kế toán hạch
toán:
Nợ TK 621

: 150.000.000đ

Nợ TK 133

: 15.000.000đ

Có TK 112 : 165.000.000đ
Ví dụ: Ngày 06/12/2014 xuất kho 2 thùng phẩm nhuộm để sản xuất hộp cói,
giá xuất kho là 486.000đ, căn cứ vào phiếu xuất kho (Phụ lục 13) kế toán
hạch toán:
Nợ TK621

:

972.000đ

Có TK 152 :

972.000đ

Ví dụ: Ngày 10/12/2014 mua 1.500kg cói màu của Công ty TNHH Năng
Động xuất thẳng cho sản xuất áo hộp cói, đơn giá 40.000đ/kg, chưa thuế GTGT,
SV: Vũ Thị Giang


23

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội

Khoa: Kế toán

doanh nghiệp chưa thanh toán cho người bán, căn cứ vào hóa đơn GTGT số
002374 (Phụ lục 14), kế toán hạch toán:

Nợ TK 621 : 60.000.000đ
Nợ TK 1331

: 6.000.000đ

Có TK 331 : 66.000.000đ
Ví dụ: Ngày 11/12/2014 mua 50kg cói se xuất thẳng cho sản xuất hộp cói,
đơn giá 19.800đ/kg thuế GTGT thuế suất 10% đã thanh toán bằng tiền mặt.
Căn cứ phiếu chi (Phụ lục 15).
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 621

: 9.900.000đ

Nợ TK 1331

:


990.000đ

Có TK 111 : 10.890.000đ
Ví dụ: Ngày 12/12/2014 xuất kho để sản xuất sản phẩm hộp cói như sau:
- Cói chẻ: 2.000kg, đơn giá 75.000đ/kg = 2.000x75.000=150.000.000đ
-cói màu:1.500kg,đơn giá 40.000đ/kg= .500x40.000đ =60.000.000đ
- Cói se:20kg, đơn giá 19.800đ/kg = 20 x 19.800= 396.000đ
Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán hạch toán:
Nợ TK 621
Có 152

: 210.396.000đ
: 210.396.000đ

Tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính cho sản phẩm Hộp cói: 9.900.000đ
(Bảng tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Phụ lục 16)
2.2.1.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm những khoản tiền phải trả,
phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và các khoản trích
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ… (tính đủ theo đúng chế độ quy định của Bộ Tài
chính) và các khoản phụ cấp được tính theo tính chất công việc mà người công
SV: Vũ Thị Giang

24

MSV: 12402399


Trường Đại Học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội


Khoa: Kế toán

nhân phải thực hiện như Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực…
- Tài khoản sử dụng: TK 622 "Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". Tài
khoản này mở chi tiết cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm. Các tài khoản liên quan
khác như 334, 338, 141, 112, …
- Chứng từ kế toán: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng
thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, hợp
đồng lao động …
- Phương pháp kế toán:
- Tính lương theo thời gian
+ Lương tháng: là tiền lương cố định hàng tháng theo hợp đồng quy định, được
tính căn cứ vào chuyên môn của người lao động, thường áp dụng để trả lương cho
công nhân gián tiếp
như công nhân viên quản lý hành chính, công nhân quản lý kỹ thuật.
Lương tháng = (Lương căn bản x Giờ công)/26
Lương ngày = (Lương căn bản)/26
Lương giờ = Lương ngày/8
Trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Tiền lương được lĩnh

=

trong tháng

sản lượng sản phẩm

x

hoàn thành


Đơn giá
tiền lương

- Công ty áp dụng tỷ lệ trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ
hiện hành là34.5%
Các khoản trích
KPCĐ
BHXH
BHYT
BHTN
Tổng

SV: Vũ Thị Giang

DN trả (%)
2
18
3
1
24

Người LĐ trả (%)
8
1.5
1
10.5

25


Tổng (%)
2
26
4.5
2
34.5

MSV: 12402399


×