Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.56 KB, 1 trang )
Cảm nhận về bài thơ “Tiếng ru” của Tố Hữu
Bài làm
Tố Hữu là một nhà thơ lớn trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ ông tỏa sáng đến
mọi tâm hồn vì dạt dào lòng nhân ái, vì chan chứa tình yêu thương giữa con người với
con người mà tiêu biểu là bài Tiếng ru.
Đọc bài thơ, ta thấy không quá khó để thuộc nằm lòng bởi được viết bằng thể thơ lục
bát, gieo vần điệu dễ nhớ, cộng với ngôn từ giản dị vốn là một dấu ấn rất đặc trưng của
Tố Hữu.Ở đoạn một của bài thơ,tác giả đã chứng minh đc rằng các loài sinh vật muốn tồn
tại và phát triển thì phải gắn bó với môi trường mình sống.Cũng như :
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Ở khổ thơ thứ hai,tác giả đã thể hiện đc cách diễn đạt giàu hình ảnh : “ Một ngôi sao” thì
chỉ có ánh sáng yếu ớt, không thể làm sáng được màn đêm; “Một bông lúa chín” thì thật
bé nhỏ, không thể làm nên được “mùa vàng” bội thu: “Một người”thì không thể hiểu đó
là “nhân gian” được, vì “ nhân gian” có thể hiểu là “cõi đời”, nơi cả loài người sinh
sống”, “một người” dù có sống thì cũng chỉ giống như một “đốm lửa tàn” chẳng co ý
nghĩa gì. Qua đó, nhà thơ muốn nói với ta lời khuyên có ý nghĩa sâu sắc: con người chỉ
sống hữu ích trong mối quan hệ đoàn kết với tập thể, không nên tách rời khỏi tập thể, chỉ
nghĩ đến riêng mình và sống cho mình mà thôi !Trong khổ thơ thứ ba. Không chỉ thế,
cách tác giả so sánh đối lập và ví von cũng tạo nên cái riêng của những vần thơ và làm
cho chúng trở nên rất đặc biệt : “núi” và “đất”, “cao” và “thấp”, “biển” và “sông”…
Những hình ảnh so sánh khiến cho những điều nhỏ nhoi mà ko ai chú ý đến trở nên vĩ đại
và đồng thời,khiến mọi thứ tưởng như sẽ không còn ý nghĩa vĩ đại nếu ko có những điều
nhỏ nhoi.