Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Quy dinh danh muc do dung day hoc va thiet bi ky thuat toi thieu cua phong thuc hanh nghe pho thong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.52 KB, 10 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số 42 /SGDĐT-GDCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 16 tháng 01 năm 2012

V/v quy định danh mục đồ dùng dạy học và
thiết bị kỹ thuật tối thiểu của phòng thực
hành nghề phổ thông

Kính gửi:
- Hiệu trưởng các trường THPT;
- Giám đốc trung tâm: KTTH-HN, GDTX, GDTX-HN-DN huyện, thị xã,
thành phố.
Căn cứ Quyết định số 39/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 13 tháng 12 năm 2004;
Quyết định số 09/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành bộ Tiêu chuẩn Ngành của Trung tâm kỹ thuật
Tổng hợp – Hướng nghiệp;
Căn cứ phân phối chương trình Hoạt động Giáo dục nghề phổ thông lớp 11 do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
Căn cứ vào thực trạng cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo dạy, học nghề
phổ thông tại các cơ sở dạy nghề trong toàn tỉnh.
Sở Giáo dục và đào tạo quy định 08 Danh mục đồ dùng dạy học và thiết bị kỹ
thuật tối thiểu của phòng (vườn, ao) thực hành nghề phổ thông (sau đây gọi chung là
phòng thực hành) áp dụng từ học kỳ II năm học 2011 – 2012 gồm:
1. Danh mục đồ dùng dạy học và thiết bị kỹ thuật phòng dạy và học thực hành
Nghề Tin học;
2. Danh mục đồ dùng dạy học và thiết bị kỹ thuật phòng dạy và học thực hành
Nghề Nấu ăn;


3. Danh mục đồ dùng dạy học và thiết bị kỹ thuật phòng dạy và học thực hành
Nghề Điện dân dụng;
4. Danh mục đồ dùng dạy học và thiết bị kỹ thuật phòng dạy và học thực hành
Nghề Cắt may;
5. Danh mục đồ dùng dạy học và thiết bị kỹ thuật phòng dạy và học thực hành
Nghề Làm vườn;
6. Danh mục đồ dùng dạy học và thiết bị kỹ thuật phòng dạy và học thực hành
Nghề Trồng rừng;
7. Danh mục đồ dùng dạy học và thiết bị kỹ thuật phòng dạy và học thực hành
Nghề Nuôi cá;
8. Danh mục đồ dùng dạy học và thiết bị kỹ thuật phòng dạy và học thực hành
Nghề Thêu.
(Các danh mục kèm theo)


Sở yêu cầu các Trung tâm GDTX-HN-DN; trung tâm KTTH-HN và các cơ sở
tham gia dạy nghề phổ thông khi xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy - học nghề phổ
thông phải đáp ứng yêu cầu Danh mục đồ dùng dạy học và thiết bị kỹ thuật phòng dạy
và học thực hành các môn nghề mà đơn vị mình thực hiện.
Ngoài các đồ dùng, thiết bị kỹ thuật tối thiểu đã có trong danh mục, tùy theo
điều kiện của mỗi cơ sở dạy nghề, thủ trưởng đơn vị quyết định bổ sung thêm đĩa
hình, mẫu vật… để đảm bảo hiệu quả giờ dạy thực hành;
Tùy theo nghề các đơn vị đăng ký dạy học hàng năm, Sở sẽ bổ sung Danh mục
đồ dùng dạy học và thiết bị kỹ thuật tối thiểu nghề đó để các đơn vị chủ động mua
sắm, sử dụng;
Trong các đợt kiểm tra, Sở sẽ căn cứ danh mục này để đánh giá phòng, vườn
thực hành của mỗi đơn vị.
Nơi nhận:

- Giám đốc; các P.Giám đốc

- TT GDTX-HN-DN; KTTH-HN;
- Các trường THPT;
- Website Sở GD&ĐT;
- Lưu VT, GDCN.

GIÁM ĐỐC
(Đã ký)

Trần Trung Dũng


DANH MỤC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ THIẾT BỊ KỸ THUẬT DẠY VÀ HỌC
THỰC HÀNH MÔN NẤU ĂN
(Ban hành theo công văn số 42 /SGD&§T-GDCN ngày 16 th¸ng 01 n¨m 2012)
1. Số lượng học sinh: ≤ 45 em;
2. Phòng thực hành:
Yêu cầu:
- Diện tích: ≥ 50 m2
- Nền lát gạch men, thoáng mát, sạch sẽ;
- Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy;
- Đảm bảo an toàn điện;
- Bảng, bút viết, bàn ghế giáo viên học sinh theo quy định;
- Giá treo tranh, ảnh, bảng biểu;
- Tủ đựng đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu theo yêu cầu;
- Nội quy phòng thực hành.
3. Các loại đồ dùng:
a. Tranh, ảnh, bảng biểu:
- Tháp dinh dưỡng cân đối;
- Quy định các yêu cầu vệ sinh cơ bản đối với thực phẩm;
- Một số món ăn cơ bản của các vùng miền;

- Một số loại thực phẩm tươi sống;
- Một số loại thực phẩm khô và ướp lạnh;
- Một số hình khối trang trí món ăn và bàn tiệc;
- Một số món ăn chế biến bằng phương pháp lên men (xalat, dưa muối..)
- Một số món bánh, mứt, kẹo, nước giải khát;
- Một số món ăn khai vị (các loại xúp, các loại hoa quả tráng miệng…)
b. Dụng cụ thực hành: (đảm bảo 4-6 em/bộ đồ dùng các loại).
- Bếp ga cá nhân;
- Xoong, chảo, dao, thớt, bát đĩa, cốc chén, muỗng, thìa…;
- Các loại dụng cụ: Xô, chậu, nguồn nước…,…
- Bộ bàn nấu, bộ bàn sơ chế thức ăn (mỗi loại 01 bàn).
c. Vật liệu tiêu hao:(Đủ theo nhu cầu GV, HS trong các giờ thực hành)
- Các loại gia vị: Dầu, nước mắm, hành, tỏi, muối, xúp…
- Xà phòng thơm, bột giặt, nước rửa chén…
d. Trang bị bảo hộ lao động:(Đảm bảo 01 bộ/01 hoc sinh)
- Tạp dề, khẩu trang, găng tay…


DANH MỤC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ THIẾT BỊ KỸ THUẬT DẠY VÀ HỌC
THỰC HÀNH MÔN ĐIỆN DÂN DỤNG
(Ban hành theo công văn số 42 /SGD&§T-GDCN ngày 16 th¸ng 01 n¨m 2012)
1. Số lượng học sinh: ≤ 45 em
2. Phòng thực hành:
Yêu cầu:
- Diện tích: ≥ 50 m2
- Nền lát gạch men, thoáng mát, sạch sẽ;
- Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy;
- Đảm bảo an toàn điện;
- Bảng, bút viết, thước kẻ, bàn ghế giáo viên, học sinh theo quy định;
- Giá treo tranh ảnh, bảng biểu;

- Tủ đựng đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu theo yêu cầu;
- Có nội quy phòng thực hành.
3. Các loại đồ dùng:
a. Tranh vẽ:
- Các dụng cụ đo lường điện (vôn kế, ampe kế, đồng hồ vạn năng, công tơ điện, sơ đồ
các mạch điện liên quan đến đo lường điện,…);
- Máy biến áp, động cơ điện, động cơ điện xoay chiều một pha, mạch điều khiển động
cơ điện xoay chiều một pha, máy bơm nước, máy giặt, một số loại quạt điện,…
- Hình vẽ về một số mạch điện chiếu sáng trong nhà, trong phòng học, các ký hiệu
trong sơ đồ mạch điện,…
b. Các loại mô hình: (Đảm bảo tối thiểu 4-6 em/01 mô hình)
- Mô hình máy biến áp 01 pha
- Mô hình động cơ điện xoay chiều 01 pha;
- Mô hình mạng điện trong nhà.
c. Đồ dùng (dụng cụ): (Đảm bảo tối thiểu 4-6 em/01bộ (cái))
- Các dụng cụ đo lường điện (vôn kế, ampe kế, đồng hồ vạn năng, công tơ điện,…);
- Máy biến áp 01 pha;
- Các loại động cơ điện xoay chiều 01 pha (quạt điện, bơm nước, máy giặt,…);
- Các thiết bị để lắp ráp mạng điện (bảng điện, công tắc, ổ cắm, bóng đèn, dây điện,
cầu dao, cầu chì, bút thử điện, băng dính, kéo cắt…);
- Các vật liệu, dụng cụ dùng để quấn máy biến áp (dây đồng, bàn quấn dây, giấy cách
điện, lõi thép sơn cách điện,…);
- Các loại dầu phục vụ bảo dưỡng, vệ sinh các dụng cụ điện;
- Bộ đồ dùng để lắp ráp, tháo mở, bảo dưỡng các dụng cụ, thiết bị điện (kìm cắt, kìm
tuốt dây, kìm nhọn, tua vít,…).


DANH MỤC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ THIẾT BỊ KỸ THUẬT PHÒNG DẠY
VÀ HỌC THỰC HÀNH MÔN TIN HỌC
(Ban hành theo công văn số 42 /SGD&§T-GDCN ngày 16 th¸ng 01 n¨m 2012)

1. Số lượng học sinh: ≤ 45 em
2. Phòng thực hành:
Yêu cầu:
- Diện tích: ≥ 50 m2;
- Nền lát gạch men, thoáng mát, sạch sẽ;
- Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy;
- Đảm bảo an toàn điện;
- Bảng, bút viết, bàn ghế giáo viên, học sinh theo quy định;
- Giá treo tranh, ảnh, bảng biểu;
- Có tủ đựng đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu theo yêu cầu;
- Có nội quy phòng thực hành.
3. Các loại đồ dùng:
- Máy vi tính: Đảm bảo mỗi học sinh 1 máy vi tính/giờ học;
- Các máy tính trong phòng thực hành được nối mạng internet;
- Máy in: ít nhất 01 máy/01 phòng thực hành;
- Các thiết bị dạy học: + Giấy in
+ USB
- Bộ máy chiếu (Projector + Màn ảnh): 01 bộ.


DANH MỤC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ THIẾT BỊ KỸ THUẬT DẠY VÀ HỌC
THỰC HÀNH MÔN LÀM VƯỜN
(Ban hành theo công văn số 42 /SGD&§T-GDCN ngày 16 th¸ng 01 n¨m 2012)
1. Phòng lý thuyết: (Số lượng học sinh: ≤ 45 em)
Yêu cầu:
- Diện tích: ≥ 50 m2
- Nền lát gạch men, thoáng mát, sạch sẽ;
- Đủ bảng, bút viết, bàn ghế giáo viên, học sinh theo quy định;
- Giá treo tranh, ảnh, bảng biểu;
- Có tủ đựng đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu theo yêu cầu;

- Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy;
- Đảm bảo an toàn điện;
- Có nội quy phòng thực hành.
2. Các loại đồ dùng:
a. Các loại tranh, ảnh:
- Sơ đồ quy hoạch vườn;
- Kế hoạch cải tạo tu bổ vườn tạp;
- Tranh về một số cây ăn quả của các vùng miền; Tranh về mô hình vườn địa phương;
- Tranh về một số loài hoa, rau và cây cảnh của các vùng miền;
- Hình vẽ về phương pháp nhân giống bằng hạt, phương pháp chiết cành, ghép, tách
chồi, kỹ thuật gieo trong bầu…
- Tranh về một số loại sâu bệnh ăn hại cây trồng;
b. Dụng cụ thực hành: (Đảm bảo 4 – 6 em/1 bộ);
- Dao, kéo; cuốc bàn, cào kéo luống, khay men và khay gỗ.
- Các dụng cụ chiết cành, dâm cây: Dây buộc, bao niloong, bộ dao ghép, dây thép (tạo
dáng cây cảnh)…
- Thùng tưới, bình tưới, bình phun thuốc trừ sâu, xô, chậu đựng nước…
- Các loại cọc tre, cọc gỗ…
c. Các vật liệu tiêu hao:
- Chất điều hòa sinh trưởng, các chế phẩm sinh học;
- Hạt giống các loại;
- Phân bón hóa học các loại;
- Thuốc kích thích tăng trưởng;
- Hóa chất để nuôi cấy, mô, tế bào.
d. Khẩu trang, găng tay: Tối thiểu mỗi em 01 bộ.
3. Vườn thực hành: (Số lượng học sinh 180 – 200 em)
- Diện tích vườn: ≥ 500 m2;
trong đó: + Khu đất vườn trống dành để thiết kế: ≥ 100m2;
+ Khu ươm và nhân giống: ≥ 100m2;
+ Hệ thống các loại cây ăn quả (cam, nhãn, xoài…): ≥ 100m2;

+ Các loại cây cảnh, cây chiết ghép: ≥ 100m2;
+ Các loại rau, các loại hoa: ≥ 100m2
- Có hàng rào bao quanh;
- Đảm bảo vệ sinh vườn thực hành sạch sẽ, thoáng mát.


DANH MỤC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ THIẾT BỊ KỸ THUẬT DẠY VÀ HỌC
THỰC HÀNH MÔN CẮT MAY
(Ban hành theo công văn số 42 /SGD&§T-GDCN ngày 16 th¸ng 01 n¨m 2012)
1. Phòng thực hành: (Số lượng học sinh: ≤ 45 em)
Yêu cầu:
- Diện tích: ≥ 50 m2
- Nền lát gạch men, thoáng mát, sạch sẽ;
- Bảng, bút viết, bàn ghế giáo viên học sinh theo quy định;
- Giá treo tranh, ảnh, bảng biểu;
- Tủ đựng đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu theo yêu cầu;
- Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy;
- Đảm bảo an toàn điện;
- Có nội quy phòng thực hành.
2. Các loại đồ dùng:
a. Tranh, ảnh:
- Các loại trang phục dân tộc các vùng miền;
- Tranh, ảnh về áo quần sơ mi cơ bản nam, nữ;
b. Hình vẽ:
- Áo, quần sơ mi cơ bản nam, nữ theo một số đo chuẩn (SGK)
c. Mẫu vật:
- Một số quần áo may theo các số đo chuẩn.
d. Dụng cụ thực hành:
- Máy may: Đảm bảo mỗi học sinh một máy/giờ thực hành;
- Máy vắt sổ: Ít nhất 1 cái;

- Bàn cắt: 1 đến 2 cái;
- Bàn là: Ít nhất 2 cái;
- Dụng cụ cắt: Các loại kéo, thước dây, thước gỗ…(ít nhất 4 – 6 em/1 bộ)
e. Vật liệu tiêu hao: Vải, chỉ may, kim, phấn may…


DANH MỤC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ THIẾT BỊ KỸ THUẬT DẠY VÀ HỌC
THỰC HÀNH MÔN TRỒNG RỪNG
(Ban hành theo công văn số 42 /SGD&§T-GDCN ngày 16 th¸ng 01 n¨m 2012)
1. Phòng thực hành: Số lượng học sinh: ≤ 45 em
Yêu cầu:
- Diện tích: ≥ 50 m2
- Nền lát gạch men, thoáng mát, sạch sẽ;
- Bảng, bút viết, bàn ghế giáo viên học sinh theo quy định;
- Giá treo tranh, ảnh, bảng biểu;
- Tủ đựng đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu theo yêu cầu;
- Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy;
- Đảm bảo an toàn điện;
- Có nội quy phòng thực hành.
2. Các loại đồ dùng:
a. Tranh, ảnh, bảng biểu:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ tỉnh Hà Tĩnh;
- Cấu trúc thực vật rừng;
- Sơ đồ quy hoạch vườn ươm cây rừng;
- Một số loại cây gỗ quý và cây trồng phổ biến ở địa phương;
b. Mẫu vật:
- Hạt giống, lá, quả của một số loại cây rừng phổ biến;
- Mẫu một số loại gỗ quý, gỗ cây phổ biến;
- Một số loại đất rừng chủ yếu;
- Sâu bệnh phá hại cây rừng;

- Các loại phân hóa học.
c. Dụng cụ thực hành: (Đảm bảo 4 – 6/em/1 bộ);
- Dao, kéo; cuốc bàn, cào kéo luống, khay men và khay gỗ
- Thùng tưới, bình tưới, bình phun thuốc trừ sâu, xô, chậu đựng nước…
- Các loại cọc tre, cọc gỗ…
d. Vật liệu tiêu hao:
- Hạt giống các loại;
- Phân bón hóa học các loại;
- Thuốc kích thích tăng trưởng và khử trùng;
- Hóa chất để nuôi cấy, mô, tế bào.
- Túi niloong (màu đen để làm túi bầu);
e. Khẩu trang, găng tay: 01 bộ/01 học sinh.
3. Vườn thực hành: (180 – 200 học sinh)
- Diện tích vườn: ≥ 500 m2;
trong đó: + Khu đất vườn trống dành để thiết kế: ≥ 150m2;
+ Khu ươm và nhân giống: ≥ 150m2;
+ Hệ thống các loại cây rừng: ≥ 150m2;
- Có hàng rào bao quanh;
- Đảm bảo vệ sinh vườn thực hành sạch sẽ, thoáng mát.


DANH MỤC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ THIẾT BỊ KỸ THUẬT DẠY VÀ HỌC
THỰC HÀNH MÔN NUÔI CÁ
(Ban hành theo công văn số 42 /SGD&§T-GDCN ngày 16 th¸ng 01 n¨m 2012)
1. Phòng thực hành: (Số lượng học sinh: ≤ 45 em)
Yêu cầu:
- Diện tích: ≥ 50 m2
- Nền lát gạch men, thoáng mát, sạch sẽ;
- Bảng, bút viết, bàn ghế giáo viên học sinh theo quy định;
- Giá treo tranh, ảnh, bảng biểu;

- Tủ đựng đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu theo yêu cầu;
- Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy;
- Đảm bảo an toàn điện;
- Có nội quy phòng thực hành.
2. Các loại đồ dùng:
a. Tranh, ảnh, bảng biểu:
- Kế hoạch nuôi cá ao nước tĩnh, nước chảy, nuôi cá ở ruộng;
- Một số loài cá nuôi chủ yếu;
- Đặc điểm sinh học của một số loài cá nuôi chủ yếu;
- Các loại thức ăn cho cá (thức ăn chế biến, thức ăn nuôi tự nhiên);
- Một số loại bệnh thường gặp ở cá.
b. Dụng cụ thực hành:(Đảm bảo 4 – 6 em/01 bộ)
- Bể ương cá giống (01 bể);
- Vợt bắt cá các loại, đĩa secchi (đo độ trong của nước), giấy quỳ đo độ PH;
- Các loại dụng cụ cho cá ăn, chăm sóc cá, làm sạch ao…
c. Vật liệu tiêu hao:
- Các loại phân bón cho ao;
- Các loại thức ăn cho cá;
- Các loại thuốc chữa bệnh cho cá.
d. Đồ bảo hộ lao động: Khẩu trang, găng tay (đảm bảo 01 em/01 bộ)
3. Ao cá thực hành: (180-200 em)
- Diện tích: ≥ 150m2
- Đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát; đủ điều kiện dạy và học nghề nuôi cá.


DANH MỤC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ THIẾT BỊ KỸ THUẬT DẠY VÀ HỌC
THỰC HÀNH MÔN THÊU
(Ban hành theo công văn số 42 /SGD&§T-GDCN ngày 16 th¸ng 01 n¨m 2012)
1. Phòng thực hành: (Số lượng học sinh: ≤ 45 em)
Yêu cầu:

- Diện tích: ≥ 50 m2
- Nền lát gạch men, thoáng mát, sạch sẽ;
- Bảng, bút viết, bàn ghế giáo viên học sinh theo quy định;
- Giá treo tranh, ảnh, bảng biểu;
- Tủ đựng đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu theo yêu cầu;
- Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy;
- Đảm bảo an toàn điện;
- Có nội quy phòng thực hành.
2. Các loại đồ dùng:
a. Tranh, ảnh:
- Một số sản phẩm thêu;
- Một số mẫu thêu.
b. Mẫu vật:
- Các loại mẫu thêu (thêu bạt, thêu đâm xô, thêu giáp tỉa, thêu lướt vặn…);
- Một số mẫu thêu (Bình hoa, khăn, trang trí áo, váy, mặt gối…)
3. Dụng cụ thực hành – Vật liệu tiêu hao:
- Khung thêu: đảm bảo 1 học sinh/1 khung thêu;
- Các loại kim thêu, chỉ thêu, vải…(đảm bảo nhu cầu thực hành của GV, HS).



×