Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Tăng cường công tác an toàn phòng chống cháy nổ trên tàu biển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 69 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các nội dung nghiên cứu, số liệu, kết quả trong đề tài này là trung thực và
chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Những số liệu
phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập và có
ghi rõ nguồn trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của tác giả khác, cơ quan tổ chức khác nhưng đều có trích dẫn và chú thích
rõ nguồn gốc.
Nếu có bất kì gian lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung
luận văn của mình. Đồng thời, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam không liên
quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực
hiện luận văn (nếu có).
Hải Phòng, ngày 18 tháng 11 năm 2016
Tác giả
Hoàng Văn Tùng

1


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Ban Chủ nhiệm Khoa Hàng hải, và sự đồng ý của
giáo viên hướng dẫn Ths. Trần Văn Sáng, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài
“Tăng cường công tác an toàn phòng chống cháy nổ trên tàu biển Việt Nam”.
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin được trân trọng gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến các thầy giáo trong Ban Chủ nhiệm Khoa Hàng hải, các phòng, ban, thư
viện,vv… đã đóng góp, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả trong việc cung
cấp tài liệu, số liệu để có thể hoàn thành luận văn.
Tác giả xin được bày tỏ cảm ơn chân thành đến thầy giáo ThS. Trần Văn
Sáng đã chỉ dẫn, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình làm luận văn, để có thể
hoàn thành luận văn dầy đủ và chi tiết.


Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và người
thân đã động viên, đóng góp ý kiến cũng như hết sức giúp đỡ để tác giả có thể
hoàn thành được luận văn này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. song buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với
thực tế, nội dung khá lớn cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, việc
thu thập và phân tích tài liệu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy, không thể
tránh khỏi những thiếu xót, khuyết điểm nhất định mà bản thân chưa thấy được.
Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng quí báu của các
thầy giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!

2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Viết tắt
PCCC
PCCN
CNCH
ha
TNHH
KCN
SOLAS 74


Giải thích
Phòng cháy chữa cháy
Phòng chống cháy nổ
Cứu nạn cứu hộ
Đơn vị diện tích héc-ta (1ha = 10.000 m2)
Trách nhiệm hữu hạn
Khu công nghiệp
International Convention For the Safety of Life at Sea, 1974
(Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển,

FSS code

1974).
Internation code for Fire Safety Systems (Bộ luật quốc tế về

IMO

các hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ).
International Maritime Oganization (Tổ chức Hàng hải quốc
tế).

DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Bảng 1.1

Khoảng cách giữa các cảm biến


4

Trang
20


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1
Hình 1.2

Tam giác cháy
Lục giác nổ

5
7

Hình 1.3
Hình 1.4

Hệ thống cảm biến và báo động
Điểm báo cháy bằng tay

18
20


Hình 1.5

Đường ống chữa cháy

20

Hình 1.6

Họng chữa cháy

21

Hình 1.7

Đầu phun

22

Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3


Vòi rồng
Các bình chữa cháy xách tay
Cháy trên tàu HYUNDAI FORTUNE
Cháy tàu dầu PALFLOT - 2
Cháy tàu chở hoá chất MARITIME MAISE
Cháy tàu SOUTH STAR
Cháy tàu GOLDEN 168
Tàn thuốc, diêm
Hút thuốc trên giường ngủ
Báo hiệu cấm hút thuốc

23
23
37
38
40
43
44
48
48
49

Hình 3.4
Hình 3.5

Công việc hàn sinh ra tia lửa
Công việc cắt sinh ra tia lửa

52
52


5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, xu thế toàn cầu hóa, hợp tác
phát triển giữa các quốc gia đang là xu thế chung của thời đại. Cùng với sự đổi
mới chính sách của các nước, việc trao đổi, buôn bán hàng hóa có điều kiện để
phát triển mạnh mẽ. Trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, vận tải luôn
chứng minh được vai trò của mình, vận tải như là huyết mạch của nền kinh tế,
vận tải liên kết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lí nhằm
giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm và thúc đẩy ngành thương mại phát triển.
Ngành vận tải phát triển sẽ là động lực và kéo theo các ngành kinh tế khác phát
triển theo.
Trong thương mại quốc tế thì vận tải biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng,
khoảng 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển,
đó là do các ưu thế đặc trưng của vận tải biển đã tạo ra cho mình như: phạm vi
vận tải rộng, sức chuyên chở lớn và chi phí thấp. Không những thế, vận tải biển
còn đẩy mạnh, tạo ra thế chủ động cho kinh tế đối ngoại, tăng nguồn thu ngoại
tệ cho quốc gia. Do vậy ngành vận tải biển trở thành ngành dịch vụ rất tiềm
năng. Việt Nam có những lợi thế lớn để phát triển hình thức vận tải biển như vị
trí địa lí có đường bờ biển dài và có nhiểu cảng biển lớn và trong những năm
gần đây ngành vận tải biển của Việt Nam đã không ngừng phát triển và vươn xa,
đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Tàu biển đang ngày càng
tăng mạnh cả về số lượng và chủng loại, trên các tàu đã được lắp đặt rất nhiều
các trang thiết bị hiện đại, các chương trình ứng dụng hữu ích. Mỗi một thiết bị,
chương trình đều mang lại hiệu quả cao trong việc khai thác tàu an toàn. Mặc dù
vậy, chúng vẫn cần có yếu tố con người can thiệp vào, vai trò của yếu tố con
người là không thể thiếu trên các tàu biển kể cả các tàu biển hiện đại. Tuy nhiên,

khi làm việc con người có thể sẽ có những bất cẩn hoặc sai sót. Và đôi khi
những bất cẩn đó lại có thể gây ra những rủi ro vô cùng lớn, điển hình như rủi ro
cháy nổ trên tàu biển, hậu quả của tai nạn rủi ro cháy nổ có thể rất to lớn, cả về
6


mặt kinh tế, sinh mạng của con người và môi trường. Thậm chí có thể ảnh
hưởng đến cả ngành vận tải biển và nền kinh tế của một quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, việc nghiên cứu đề tài
“Tăng cường công tác an toàn phòng chống cháy nổ trên tàu biển Việt Nam”
được tiến hành nhằm tìm hiểu những qui định, công tác phòng chống cháy nổ
trên tàu biển Việt Nam, đồng thời đề ra những biện pháp nâng cao an toàn, giảm
thiểu đến mức tối đa những tai nạn rủi ro cháy nổ có thể xảy ra cũng như hậu
quả của chúng.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
“Tăng cường công tác an toàn phòng chống cháy nổ trên tàu biển Việt
Nam” là một đề tài được nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá những nguyên
nhân và hậu quả của rủi ro cháy nổ có thể xảy ra trên tàu biển, nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của thuyền viên. Đồng thời đưa ra những biện pháp tăng
cường công tác an toàn trong phòng chống cháy nổ, giảm thiểu tối đa những rủi
ro có thể xảy ra cũng như đảm bảo an toàn sinh mạng và tài sản trên tàu biển
Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tập trung vào tất cả các tàu biển mang quốc tịch Việt
Nam hoạt động trên các vùng biển. Đồng thời, xây dựng nên hệ thống kiến thức
cũng như các biện pháp tăng cường công tác an toàn phòng chống cháy nổ.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài đã sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, logic và
thực tiễn hành hải để đạt được mục đích nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Rủi ro cháy nổ trên tàu biển là nguy cơ tiềm ẩn, có thể xảy ra bất kì lúc nào
và hậu quả của chúng gây ra có thể hết sức nặng nề về kinh tế thậm chí là cả
sinh mạng con người. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Tăng cường công tác an toàn

7


phòng chống cháy nổ trên tàu biển Việt Nam” là hết sức cần thiết và có ý
nghĩa.
Với kết quả nghiên cứu của đề tài, sẽ giúp cho các chủ tàu Việt Nam đánh
giá viêc thực hiện những quy định trong công tác an toàn phòng chống cháy nổ
cũng như sẽ có những biện pháp để khắc phục và nâng cao an toàn hệ thống
phòng chống cháy nổ trên tàu biển.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên chuyên ngành
Điều khiển tàu biển trong việc học tập và làm quen với công tác an toàn phòng
chống cháy nổ trên tàu biển Việt Nam.

8


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC
AN TOÀN PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
An toàn phòng chống cháy nổ vẫn luôn là vấn đề thu hút được rất nhều sự
quan tâm, tìm hiểu. Xét về mặt ý nghĩa, an toàn phòng chống cháy nổ bao hàm
công tác an toàn khi phòng cháy nổ và an toàn khi chữa cháy. Hoạt động phòng
cháy và hoạt động chữa cháy tuy là hai khái niệm có nội hàm khác nhau nhưng
lại có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, tạo nên một chỉnh thể thống nhất với
phương châm: tích cực, chủ động trong phòng ngừa và sẵn sàng dập tắt đám
cháy khi có cháy xảy ra trong mọi trường hợp. Vì vậy ta có thể khái quát khái
niệm chung về công tác phòng chống cháy nổ là tổng hợp các biện pháp, giải

pháp về tổ chức, chiến thuật và kỹ thuật nhằm loại trừ và hạn chế nguyên nhân,
điều kiện gây cháy; tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động lực lượng, phương
tiện để chủ động cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và chữa cháy kịp thời,
có hiệu quả khi có cháy xảy ra.
1.1. Qui định chung
Mục đích của an toàn phòng chống cháy nổ trên tàu biển:
Ngăn ngừa khả năng cháy nổ;
Giảm tác hại của hỏa hoạn tới con người;
Giảm tác hại của hỏa hoạn tới con tàu, hàng hóa trên tàu và môi trường;
Cách ly, kiểm soát và dập tắt cháy, nổ tại nơi phát sinh;
Có đủ phương tiện và dễ dàng thực hiện việc thoát hiểm cho hành khách
(nếu có) và thuyền viên.
Yêu cầu về chức năng:
Để thực hiện được các mục đích an toàn phòng chống cháy nổ đã đề ra, các
yêu cầu về chức năng phải được áp dụng một cách phù hợp:
Chia tàu thành các không gian thẳng đứng chính và nằm ngang bằng các
kết cấu ngăn chia và chịu nhiệt;
Tách biệt các phòng ở với phần còn lại của tàu bằng các kết cấu ngăn chia
và kết cấu chịu nhiệt;
9


Sử dụng hạn chế các loại vật liệu dễ cháy;
Phát hiện cháy tại vùng phát sinh;
Cô lập đám cháy và dập tắt cháy tại vùng phát sinh;
Bảo vệ các phương tiện thoát hiểm và lối vào để chữa cháy;
Các phương tiện chữa cháy phải luôn luôn sẵn sàng sử dụng được;
Hạn chế tuyệt đối khả năng bắt lửa của các chất khí dễ cháy có thể thoát ra
từ hàng hóa.[1]
Các định nghĩa cơ bản:

Cháy là một phản ứng hóa học tạo ra khói, có tỏa nhiệt và ánh sáng. Quá
trình này gọi là quá trình phát hỏa và tất nhiên khi cháy ta có thể dễ dàng nhìn
thấy ngọn lửa do đám cháy tạo ra.
Cháy gây ra bởi quá trình phản ứng tiếp xúc giữa 3 yếu tố:
Nhiệt: Trong thực tế, có nhiều
nguồn nhiệt khác nhau có thể gây cháy
như:
Nguồn nhiệt trực tiếp: Ngọn lửa trần
(bếp, đèn thắp sáng, bật diêm, tàn thuốc
lá, hàn cắt…)
Nguồn nhiệt do ma sát sinh ra: Nhiệt
do máy móc hoạt động sinh ra, do thiết bị
thiếu dầu mỡ, ma sát giữa sắt với sắt…
Nguồn nhiệt do phản ứng hóa học giữa
các chất hóa học với nhau.
Hình 1.1 Tam giác cháy
Nguồn nhiệt do sét đánh.
Nguồn nhiệt do điện sinh ra: Chập điện, chập mạch, điện quá tải, tiếp xúc
kém…
Nhiên liệu (Chất cháy): Bất kì cái gì có thể cháy được đều là nhiên liệu
(chất cháy) của quá trình cháy. Nhiên liệu (Chất cháy) có 3 loại chính:
Thể rắn: Gỗ, bông, vải, lúa gạo, nhựa…
Thể lỏng: Xăng, dầu, Benzen, Axeton…
Thể khí: Axetilen (C2H2), oxit cacbon (CO), Metan (CH4)…
10


Oxy: Oxy luôn có sẵn trong không khí chúng ta hít thở hàng ngày, thực tế
trong môi trường oxy chiếm 21% thể tích không khí. Trong quá trình cháy thì
oxy quanh đám cháy sẽ là thành phần tham gia và duy trì sự cháy. Để duy trì sự

cháy, phải có từ 14 – 21% oxy trong không khí, có càng nhiều oxy thì đám cháy
càng trở nên mạnh và dữ dội hơn. Tuy nhiên trong thực tế cá biệt có một số loại
chất cháy cần rất ít, thậm chí không cần cung cấp oxy từ môi trường bên ngoài.
Vì bản thân chất cháy đó đã có chứa thành phần oxy, và dưới tác dụng của nhiệt
chất cháy đó sinh ra oxy tự do đủ để duy trì sự cháy.
VD: Kaly Clorat (KClO3), Kalymanganoxit (KMnO4), Nitorat Amoni
(NH4NO3)…
Khi đám cháy được phát ra tại một điểm nào đó, chúng sẽ nhanh chóng làm
gia tăng nhiệt độ tại điểm đó, đồng thời nhiệt lượng sẽ lan tỏa rất nhanh ra xung
quanh đám cháy. Nhiệt lượng sẽ làm gia tăng nhiệt độ các nguồn nhiên liệu
quanh đó. Do nguồn oxy có sẵn trong không khí nên phản ứng cháy rất dễ dàng
lan rộng ra. Hay nói cách khác là đám cháy sẽ nhanh chóng lan rộng ra xung
quanh. Nhiệt lượng càng cao (độ lớn của đám cháy), nguồn oxy càng nhiều (tác
động của gió), và nguồn nguyên liệu (chất cháy) càng lớn thì đám cháy càng dữ
dội.
Vì vậy muốn hạn chế phát sinh đám cháy thì chúng ta cần kiểm soát một
trong ba yếu tố trong tam giác cháy. Vì trong không khí luôn tồn tại Oxy nên
việc kiểm soát Oxy để dập tắt đám cháy rất khó có thể thực hiện được, tuy nhiên
trong một số trường hợp và trong một số không gian cháy kín chúng ta có thể áp
dụng một số biện pháp để kiểm soát Oxy và ngăn chặn sự cháy như: dùng cát
phủ lên ngọn lửa hoặc những lớp phủ dày tương tự, dùng bọt chữa cháy bao phủ
lên ngọn lửa ngăn tiếp xúc với không khí, sử dụng khí CO2 để chữa cháy, điền
đầy không gian kín... Để có thể kiểm soát một trong ba yếu tố của đám cháy
chúng ta nên kiểm soát chất cháy hoặc nguồn nhiệt. Điều này có thể dễ dàng
thực hiện hơn, để kiểm soát nguồn nhiệt ta có thể sử dụng biện pháp phun nước
vào ngọn lửa, song nước sẽ bốc hơi khi gặp nhiệt nhưng hơi nước sẽ làm giảm
11


nhiệt độ trong không gian, nhưng với những đám cháy ở nhiệt độ rất cao thì

nước sẽ bị tách ra thành oxy và hydro gây ra tác dụng ngược cung cấp oxy cho
đám cháy; mặt khác chất cháy được coi như nguyên liệu cho sự cháy, giải pháp
cuối cùng là ta có thể loại bỏ hết chất cháy trong khu vực, ngăn không cho chất
cháy tiếp xúc với ngọn lửa. Một kĩ thuật hết sức phổ biến tuy nhiên cũng đòi hỏi
có sự tính toán và kĩ thuật cao chính là “dùng lửa khống chế lửa”. Chúng ta có
thể hiểu kĩ thuật này chính là ta sử dụng một ngọn lửa được kiểm soát để đốt hết
chất cháy nằm phía trước đám cháy chính, và khu vực đó sẽ trở thành khu vực
trống, khi đám cháy lan đến khu vực này sẽ không còn bất cứ chất nào để cháy,
đám cháy sẽ dừng lại.
Nổ, bản chất của nổ là sự gia tăng áp
suất đột ngột ở không gian hạn chế. Đôi khi nổ xảy ra ở một vài đám cháy đó là
do những đám cháy đó có nguồn nguyên liệu cháy dồi dào. Đám cháy phát triển
rất nhanh trong thời gian cực ngắn, lúc này nhiệt độ tại tâm đám cháy tăng lên
một cách nhanh chóng làm tăng áp suất của điểm cháy lên, quá trình nổ xảy ra
ngay lúc đó.
Căn cứ vào tính chất nổ, chia thành hai
loại nổ chính là: nổ lý học và nổ hóa học.
Nổ lý học: Là nổ do áp suất trong một
thể tích tăng lên quá cao, thể tích đó không
chịu được áp lực lớn nên bị nổ.
Nổ hóa học: Là hiện tượng cháy xảy ra
với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí xung
quanh giãn nở một cách đột biến sinh ra
công gây nổ.

12

Hình 1.2 Lục giác nổ



Điểm bắt cháy (Flash point)
Là nhiệt độ theo thang °C, mà tại nhiệt độ đó chất sinh ra đủ khí dễ cháy để
có thể bắt cháy, được đo bằng thiết bị đo điểm bắt cháy.
Buồng máy
Buồng máy là các buồng máy loại A và tất cả các không gian khác có chứa
động cơ đẩy tàu, nồi hơi, thiết bị nhiên liệu, các động cơ đốt trong và động cơ
hơi nước, các máy phát điện và các máy điện chính, các trạm bơm dầu, máy
lạnh, thiết bị cân bằng, các máy thông gió và điều hoà không khí và các buồng
tương tự và các không gian kín dẫn đến các buồng nói trên.[1]
Buồng máy loại A: là những buồng và các không gian kín dẫn đến buồng
đó, có chứa: động cơ đốt trong làm động lực chính đẩy tàu, hoặc động cơ đốt
trong dùng cho các mục đích khác không phải là động lực chính đẩy tàu, nếu
tổng công suất ra của các máy này không nhỏ hơn 375 kW, hoặc nồi hơi đốt dầu
và các thiết bị nhiên liệu hoặc các thiết bị đốt dầu không phải nồi hơi, ví dụ như
thiết bị tạo khí trơ, lò đốt...[1]
Khu vực sinh hoạt
Là khoảng không gian được sử dụng làm buồng công cộng, hành lang,
phòng vệ sinh, phòng ở, phòng làm việc, phòng khám bệnh, phòng chiếu phim,
phòng giải trí, phòng cắt tóc, phòng đựng bát đĩa không có thiết bị nấu ăn và các
buồng tương tự như các không gian trên.[1]
Trạm điều khiển
Là các buồng mà trong đó có đặt các thiết bị vô tuyến hoặc các thiết bị
hàng hải chính hoặc nguồn điện sự cố của tàu; hoặc buồng đặt tập trung thiết bị
ghi lại quá trình cháy hoặc thiết bị kiểm soát cháy (còn được gọi là Trạm kiểm
soát cháy)
Trạm điều khiển trung tâm
Là trạm điều khiển mà tại đó tập trung các chức năng điều khiển và chỉ
báo: hệ thống phát hiện và báo động cháy cố định, hệ thống phát hiện, báo cháy
và phun nước tự động, bảng chỉ báo cửa chống cháy, bảng điều khiển đóng các
13



cửa chống cháy, bảng chỉ báo các cửa kín nước, bảng điều khiển đóng các cửa
kín nước, quạt thông gió, báo động chung/cháy, v.v…[1]
Tàu khách
Là tàu biển chở nhiều hơn 12 hành khách (không tính đến trẻ em dưới 1
tuổi). Hành khách trên tàu được hiểu không phải là Thuyền trưởng, thuyền viên
hoặc những người được tuyển dụng làm bất kì công việc nào trên tàu phục vụ
công việc kinh doanh của tàu.[4]
Tàu hàng
Là bất kì tàu biển nào nhưng không phải là tàu khách.
Những quy định trong công tác an toàn phòng chống cháy nổ:
Theo Quy định 4, Chương II – 2, Công ước an toàn sinh mạng con người
trên biển SOLAS 74, các chất có khả năng gây cháy trên tàu biển và các quy
định nhằm giảm thiểu nguy cơ gây cháy của các chất đó:
Hệ thống dầu đốt, dầu bôi trơn và các loại dầu dễ cháy khác:
Tàu biển nên hạn chế sử dụng các loại dầu đốt có điểm bắt cháy nhỏ hơn
60°C, trừ các trường hợp khác quy định được phép sử dụng;
Đối với các trạm phát điện sự cố, có thể sử dụng nhiên liệu dầu đốt có điểm
bắt cháy lớn hơn hoặc bằng 43°C;
Có thể sử dụng dầu đốt có điểm bắt cháy nằm trong khoảng từ 43°C đến
60°C khi thỏa mãn các điều kiện:
Các két chứa dầu đốt, trừ các két được bố trí trong khoang đáy đôi, phải
được bố trí ngoài buồng máy loại A;
Các phương tiện, thiết bị đo nhiệt độ của dầu phải được lắp đặt trên đường
ống hút của bơm dầu nhiên liệu;
Ở cả đầu vào và đầu ra của thiết bị lọc dầu, phải được trang bị lắp đặt các
van chặn;
Các điểm ống nối phải được ghép nối bằng phương pháp phù hợp có thể là:
phương pháp hàn nối, hàn kiểu nón tròn hoặc kiểu nối tổ hợp hình cầu đến mức

có thể được;
14


Trên các tàu hàng, nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp hơn khác với quy định
bên trên có thể được phép sử dụng (ví dụ như dầu thô), với điều kiện nhiên liệu
đó không được lưu trữ trong các két đặt trong buồng máy và toàn bộ việc lắp
đặt, cất giữ lượng nhiên liệu đó phải được Cục quản lý an toàn phê duyệt.
Hệ thống dầu đốt
Trên tàu có sử dụng dầu đốt, việc bố trí dự trữ, phân phối và sử dụng dầu
đốt phải sao cho đảm bảo an toàn đối với con người trên tàu, cho tàu và tối thiểu
phải thỏa mãn các yêu cầu:
Vị trí dầu đốt: Đến mức có thể thực hiện được, các phần của hệ thống dầu
đốt có chứa dầu được hâm nóng có áp suất cao hơn 0.18 N/mm2 không được bố
trí ở các vị trí bị che kín mà khi có các khuyết tật và các rò rỉ không thể phát
hiện ngay được. Khu vực trong buồng máy, nơi có các phần như vậy của hệ
thống dầu đốt phải được cung cấp đầy đủ ánh sáng.
Két dầu đốt:
Dầu đốt, dầu bôi trơn và các loại dầu dễ cháy khác tuyệt đối không được
lưu trữ trong các két phía mũi.
Đến mức có thể thực hiện được, các két dầu đốt phải là một phần của kết
cấu thân tàu và phải bố trí bên ngoài buồng máy loại A. Nếu các két dầu đốt,
không phải là két đáy đôi, cần thiết phải bố trí ngay sát hoặc bên trong buồng
máy loại A, thì ít nhất một mặt thẳng đứng của két phải tiếp giáp với giới hạn
của buồng máy và nên có các vách chung với két đáy đôi, diện tích vách chung
của két với buồng máy phải giảm tới mức tối thiểu. Nếu các két này được bố trí
bên trong giới hạn của buồng máy loại A, thì chúng không được chứa dầu đốt có
điểm bắt cháy dưới 60°C.
Không được bố trí két dầu đốt ở những nơi mà trong trường hợp dầu đốt
tràn hoặc rò rỉ ra khỏi két chứa có thể gây nguy cơ cháy, nổ do tiếp xúc với các

bề mặt bị đốt nóng.
Các đường ống dầu đốt khi bị hư hỏng có thể làm cho dầu thoát ra từ các
két dự trữ (két lắng hoặc két trực nhật có thể tích từ 500 lít trở lên bố trí trên đáy
15


đôi) phải lắp đặt một van chặn ngay tại vị trí két và có khả năng đóng được từ
một vị trí an toàn bên ngoài khi có đám cháy xảy ra trong buồng có bố trí két đó.
Phải trang bị thiết bị an toàn có hiệu quả xác định được lượng dầu đốt còn
lại trong két bất kỳ.
Nếu sử dụng ống đo, thì vị trí ống đo không được đặt ở nơi có nguy cơ
cháy do dầu tràn từ ống đo. Đặc biệt, chúng không được kết thúc trong buồng
hành khách hoặc buồng thuyền viên.
Ngăn ngừa quá áp: Phải có các quy định để ngăn chặn áp suất vượt quá cho
phép trong bất kỳ két dầu nào hoặc bất kỳ phần nào của hệ thống dầu đốt, bao
gồm cả các ống cấp dầu từ các bơm trên tàu. Các van an toàn, các ống dầu tràn
và thông khí phải được xả tới vị trí không có nguy cơ cháy, nổ và tuyệt đối
không được dẫn đến khu vực có thuyền viên, hành khách và các không gian đặc
biệt, không gian chứa hàng ro-ro kín, buồng máy hoặc các không gian tương tự.
Ống dầu đốt:
Các ống dẫn dầu đốt, các van xả và van chặn của chúng cùng với các thiết
bị đi kèm phải được làm bằng thép hoặc các vật liệu có đặc tính phù hợp đã
được cấp phép, trừ khi Chính quyền hàng hải cho phép sử dụng các ống mềm tại
các vị trí cần thiết.
Các đường cấp dầu đốt ngoài có áp suất cao nối giữa bơm cao áp và các vòi
phun nhiên liệu phải được bảo vệ bằng hệ thống ống bọc có khả năng chứa được
dầu khi đường ống cao áp bị hư hỏng.
Các đường ống dẫn nhiên liệu không được bố trí ngay phía trên hoặc gần
các thiết bị có nhiệt độ cao, bao gồm: nồi hơi, đường ống dẫn hơi, bầu khí xả,
bầu giảm âm hoặc các thiết bị khác yêu cầu phải được cách nhiệt.

Các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel phải được thiết
kế và lắp đặt có tính đến áp suất lớn nhất có thể gặp trong quá trình khai thác.
Trong trường hợp một nguồn cấp nhiên liệu cung cấp cho toàn bộ hệ thống
gồm nhiều máy móc, phải có biện pháp cách ly giữa đường ống cung cấp nhiên
liệu vào và đường nhiên liệu ra cho từng máy.
16


Nếu Chính quyền hàng hải cho phép bố trí đường ống dẫn dầu hoặc chất
lỏng dễ cháy qua các khu vực ở và phục vụ, các đường ống dẫn dầu hoặc chất
lỏng dễ cháy phải làm bằng vật liệu được Chính quyền hàng hải phê duyệt có xét
đến nguy cơ cháy.
Các bề mặt có nhiệt độ cao:
Các bề mặt có nhiệt độ cao hơn 220°C có thể dẫn đến nguy cơ cháy khi có
hư hỏng của hệ thống dầu đốt phải được bảo vệ một cách thích đáng.
Các bơm dầu có áp suất cao, các bầu lọc và thiết bị hâm dầu phải có các
biện pháp ngăn ngừa dầu rò rỉ tránh tiếp xúc với các bề mặt có nhiệt độ cao.
Hệ thống dầu bôi trơn: Hệ thống chứa, phân phối và sử dụng dầu trong hệ
thống bôi trơn có áp suất phải đảm bảo an toàn cho tàu và người trên tàu.
Hệ thống dầu dễ cháy khác: Hệ thống chứa, phân phối và sử dụng các loại
dầu có áp suất dễ cháy khác trong các hệ thống truyền động, hệ thống khởi động
và điều khiển, hệ thống hâm nóng phải sao cho đảm bảo an toàn cho tàu và
người trên tàu. Phải lắp đặt các phương tiện hứng và chứa dầu rò rỉ phía dưới
các van và xi lanh thủy lực.
Hệ thống dầu đốt trong buồng máy không có người trực ca thường xuyên:
Ngoài việc phải tuân thủ những yêu cầu như đối với các hệ thống dầu ở trên, thì
hệ thống dầu đốt trong buồng máy không có người trực ca thường xuyên phải
thỏa mãn các yêu cầu:
Nếu các két dầu đốt trực nhật được nạp bằng phương pháp tự động hoặc
điều khiển từ xa thì phải có biện pháp ngăn ngừa dầu tràn một cách phù hợp.

Nếu các két dầu đốt trực nhật và các két lắng có sử dụng trang thiết bị hâm
nóng dầu, phải được báo động nhiệt độ cao khi nhiệt độ trong két có thể vượt
quá nhiệt độ bắt cháy của dầu đốt.
Hệ thống nhiên liệu khí sử dụng cho sinh hoạt: Các hệ thống nhiên liệu khí
sử dụng cho các mục đích sinh hoạt phải được Chính quyền hàng hải phê duyệt
đạt tiêu chuẩn về an toàn. Các bình chứa khí phải được bố trí ở các boong hở
hoặc ở những không gian được thông gió tốt.
17


Khu vực hàng trên tàu chở hàng lỏng:
Cách ly các két dầu hàng:
Các buồng bơm làm hàng, các két hàng, két lắng và các khoang cách ly
phải được bố trí phía trước buồng máy. Tuy nhiên, các két dầu đốt không cần
thiết phải bố trí phía trước buồng máy. Các két hàng và két lắng phải được cách
ly với buồng máy bằng khoang cách ly, buồng bơm, két dầu đốt hoặc két dằn.
Các trạm kiểm soát hàng chính, trạm điều khiển, khu vực sinh hoạt và phục
vụ (trừ các buồng cách ly chứa thiết bị làm hàng) phải được bố trí phía sau tất cả
các két hàng, két lắng và các không gian cách ly các két hàng hoặc két lắng với
các buồng máy; nhưng không cần thiết phải bố trí phía sau các két dầu nhiên
liệu và các két dằn, phải bố trí sao cho hư hỏng riêng lẻ của một boong hoặc
vách không có khí hoặc hơi từ các két hàng thâm nhập vào các trạm điều khiển
làm hàng chính, trạm điều khiển hoặc các khu vực sinh hoạt và phục vụ.
Chính quyền hàng hải có thể cho phép các trạm điều khiển làm hàng chính,
trạm điều khiển, khu vực sinh hoạt và các khu vực phục vụ được bố trí phía
trước các két hàng, két lắng và các không gian cách ly các két hàng và két lắng
với buồng máy, nhưng không cần thiết trước các két dầu nhiên liệu hoặc các két
dằn. Các buồng máy, không phải là buồng máy loại A, có thể cho phép bố trí
phía trước các két hàng và két lắng, với điều kiện chúng được cách ly với két
hàng và két lắng bằng khoang cách ly (buồng bơm hàng, két dầu đốt hoặc két

dằn) và có ít nhất một một bình chữa cháy xách tay.
Có thể bố trí vị trí điều khiển hàng hải phía trên khu vực chứa hàng nếu xét
thấy cần thiết, trong trường hợp đó nó chỉ dùng cho mục đích hàng hải và phải
được phân cách khỏi mặt boong của két hàng bằng một khoảng không gian hở
có chiều cao ít nhất là 2 m.
Các phương tiện để giữ chất lỏng tràn trên mặt boong phải được trang bị
sao cho chất lỏng tràn không vào các khu vực sinh hoạt và phục vụ. Có thể thực
hiện được điều này bằng cách sử dụng các tấm quây cố định có chiều cao tối

18


thiểu 300 mm kéo dài liên tục từ mạn này sang mạn kia. Phải đặc biệt quan tâm
đến các trang bị có liên quan đến việc xếp dỡ hàng ở phía đuôi tàu.
Hạn chế các cửa trên vách quây:
Các cửa lấy không khí và các lỗ khoét ở các khu vực sinh hoạt, phục vụ,
các trạm điều khiển và các buồng máy phải không được hướng ra khu vực chứa
hàng. Chúng phải được bố trí trên các vách ngang không hướng ra khu vực hàng
hoặc ở mạn phía ngoài của thượng tầng hoặc lầu ở khoảng cách ít nhất bằng 4%
chiều dài của tàu nhưng không nhỏ hơn 3 m tính từ mép cuối của của thượng
tầng hoặc lầu hướng ra khu vực hàng. Khoảng cách này không được phép vượt
quá 5 m.
Cửa sổ và cửa húp lô hướng ra khu vực hàng và bố trí ở hai bên mạn của
thượng tầng và lầu bên trong khu vực giới hạn phải là cố định (không mở được).
Các đèn chiếu sáng được chụp kín khí và đã được kiểm định có thể được
bố trí trên các vách và boong ngăn cách buồng bơm với các không gian khác để
chiếu sáng buồng bơm, với điều kiện chúng có đủ sức bền, đủ tính toàn vẹn và
kín khí.
Các cửa thông gió vào, ra và các cửa khác trên vách quây thượng tầng và
lầu, đặc biệt đối với buồng máy phải bố trí xa về đuôi tàu đến mức có thể thực

hiện được. Vấn đề này cũng cần phải được xem xét, tính toán kĩ lưỡng nếu tàu
có nhận hoặc trả hàng phía đuôi. Các nguồn gây tia lửa, ví dụ như thiết bị điện,
phải được bố trí sao cho tránh được nguy cơ gây cháy nổ.[1]
Hệ thống thông hơi két hàng
Các hệ thống thông hơi của két hàng phải hoàn toàn cách biệt với các
đường ống thông hơi của các khoang khác trên tàu. Các lỗ trên boong két hàng
có thể tỏa ra hơi dễ cháy phải được bố trí và lắp đặt sao cho giảm thiểu đến mức
thấp nhất khả năng hơi cháy có thể lọt vào các không gian kín có tồn tại nguồn
gây cháy, hoặc tập trung quanh các máy và thiết bị trên boong có thể có nguy cơ
gây cháy.

19


Các hệ thống thông hơi ở mỗi két hàng có thể lắp đặt độc lập hoặc hệ thống
thông hơi của nhiều két hàng có thể kết hợp lại với nhau và có thể kết hợp với
đường ống dẫn khí trơ.
Nếu việc nhận hàng, nước dằn hoặc trả hàng của một hoặc một nhóm các
két hàng cách ly với hệ thống thông hơi chung được thực hiện, két hàng hoặc
nhóm két hàng đó phải được trang bị phương tiện bảo vệ quá áp hoặc thấp áp.
Các hệ thống thông hơi phải được nối tới đỉnh của mỗi két hàng và phải tự
xả chất lỏng đọng trong hệ thống vào các két hàng trong mọi điều kiện chúi và
nghiêng thông thường của tàu.[1]
Các nguồn khác gây cháy và khả năng gây cháy khác:
Lò sưởi điện: Các lò sưởi điện, nếu được phép sử dụng, phải được cố định
vị trí và có kết cấu sao cho giảm đến mức tối thiểu khả năng gây cháy. Không
được trang bị các lò sưởi có phần sinh nhiệt không được bảo vệ mà vải, rèm
hoặc vật liệu tương tự khác có thể bị cháy xém hoặc gây cháy do nhiệt từ phần
đó.
Thùng chứa rác: Các thùng chứa rác phải được làm bằng vật liệu không

cháy và không có cửa ở cạnh hoặc đáy.
Mặt cách ly chống thấm dầu: các khu vực có thể có dầu thấm, bề mặt cách
ly phải không thấm dầu hoặc hơi dầu.
Lớp bọc mặt boong: Các lớp bọc mặt boong, nếu sử dụng trong khu vực ở,
phục vụ hoặc nếu áp dụng trên các ban công buồng ở của các tàu khách được
đóng vào hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 2008 và các trạm điều khiển, phải là vật
liệu được kiểm định không dễ cháy, điều này được xác định phù hợp với Bộ luật
các quy trình thử lửa.
Kiểm soát đám cháy lây lan
Mục đích nhằm hạn chế sự lây lan của đám cháy sang các khu vực xung
quanh, cô lập đám cháy tại nơi phát sinh và hạn chế sự phát triển của chúng.
Kiểm soát cung cấp khí và chất lỏng dễ cháy cho các không gian
Trang bị đóng kín và thiết bị ngừng thông gió:
20


Các đường vào và đường ra chính của mọi hệ thống thông gió phải có khả
năng đóng kín từ bên ngoài các không gian được thông gió. Các phương tiện
đóng kín phải dễ dàng tiếp cận và phải được chỉ báo rõ ràng dễ thấy, cố định và
phải chỉ báo chính xác vị trí đóng hoặc mở cho từng khu vực.
Nguồn năng lượng sử dụng trong việc thông gió cho các khu vực ở, dịch
vụ, khu vực hàng, các trạm điều khiển và buồng máy phải có khả năng được
ngắt từ vị trí phía ngoài không gian đó. Vị trí này phải dễ dàng tiếp cận và đảm
bảo không bị cản trở hoặc bị ngắt nguồn năng lượng trong trường hợp xảy ra
cháy trong các không gian nó phục vụ.
Trên các tàu khách chở nhiều hơn 36 khách, nguồn năng lượng thông gió,
trừ thông gió buồng máy, các trạm điều khiển các quạt thông gió có thể được
nhóm lại với nhau đảm bảo việc có thể dừng hoạt động của hệ thống thông gió
từ một trong hai vị trí riêng biệt được bố trí xa nhau đến mức có thể được. Các
quạt của hệ thống thông gió các không gian chứa hàng phải có khả năng dừng từ

vị trí an toàn phía ngoài các không gian đó.[1]
Phương tiện điều khiển trong buồng máy:
Phải trang bị các phương tiện điều khiển mở và đóng các cửa trời, các cánh
chắn gió, đóng các cửa trong ống khói mà thông thường cho phép thoát khí.
Phải trang bị các phương tiện dừng các quạt thông gió. Hệ thống điều khiển
thông gió các buồng máy phải được nhóm lại với nhau để có thể vận hành chúng
từ hai vị trí, một vị trí phải nằm ngoài không gian đó. Phương tiện dừng thông
gió các buồng máy phải độc lập hoàn toàn với các phương tiện dừng quạt gió
của các không gian khác.
Các quạt gió, bơm chuyển dầu đốt, bơm của thiết bị nhiên liệu, bơm cấp
dầu bôi trơn, bơm tuần hoàn dầu cấp nhiệt và thiết bị phân ly dầu (thiết bị lọc)
phải có khả năng điều khiển dừng cưỡng bức.
Các thiết bị điều khiển trong buồng máy phải được bố trí ở không gian phía
ngoài không gian liên quan để chúng không thể bị cản trở hoặc bị ngừng hoạt
động trong trường hợp xảy ra cháy ở không gian mà chúng phục vụ.
21


Trên các tàu khách, các thiết bị điều khiển trong buồng máy và các thiết bị
của hệ thống chữa cháy yêu cầu bất kì phải được bố trí tại một vị trí điều khiển
hoặc nhóm lại ở một số càng ít càng tốt vị trí điều khiển thỏa mãn yêu cầu của
Chính quyền Hàng hải. Các vị trí như vậy phải có lối đi an toàn từ boong hở.
Các yêu cầu bổ sung đối với các phương tiện điều khiển trong buồng máy
không có người trực ca thường xuyên:
Đối với các buồng máy không có người trực ca thường xuyên, Chính quyền
hàng hải có thể đưa ra những xem xét đặc biệt để duy trì tính chống cháy toàn
vẹn của các buồng máy, vị trí và việc tập trung các thiết bị điều khiển hệ thống
chữa cháy, các hệ thống ngắt yêu cầu (ví dụ, thông gió, bơm nhiên liệu...) và có
thể yêu cầu các trang bị chữa cháy, các thiết bị chữa cháy khác và thiết bị thở bổ
sung.

Trên các tàu khách, các yêu cầu này phải ít nhất là tương đương với các
yêu cầu cho buồng máy có người trực ca thường xuyên.
Sử dụng vật liệu chống cháy
Các vật liệu cách ly phải là vật liệu không cháy, trừ trong các không gian
chứa hàng, buồng thư tín, buồng hành lý và các khoang lạnh trong khu vực phục
vụ. Các trang bị ngăn hơi và keo dán sử dụng kết hợp với vật liệu cách ly, cũng
như vật liệu cách ly của các đường ống sử dụng trong các hệ thống lạnh, không
cần thiết phải là vật liệu không cháy, nhưng phải đảm bảo sử dụng hạn chế đến
mức tối thiểu và bề mặt để lộ phải có đặc tính lan truyền lửa thấp.
Trên tàu khách, trừ các không gian chứa hàng, tất cả các lớp bọc, sàn, tấm
chắn gió và trần phải làm bằng vật liệu không cháy được trừ trong các buồng thư
tín, buồng chứa hành lý và buồng tắm hơi hoặc các khoang lạnh trong khu vực
dịch vụ.
Các vách và boong một phần được sử dụng để phân chia một không gian
cho mục đích tiện dụng hoặc trang trí phải là vật liệu không cháy.
Các lớp bọc, trần và các vách hoặc boong một phần sử dụng để che hoặc
ngăn cách với ban công buồng ở liền kề phải là vật liệu không cháy.
22


An toàn phòng chống cháy nổ
Hệ thống phát hiện và báo động
Hệ thống phát hiện và báo động là một hệ thống có vai trò hết sức quan
trọng và không thể thiếu trong công tác phòng chống cháy nổ. Nhờ có hệ thống
này mà ta có thể phát hiện đám cháy trong không gian phát sinh một cách nhanh
nhất và đưa ra các báo động.
để mọi người trong không gian đó và các không gian lân cận có thể thoát hiểm
an toàn và đưa ra phương án thực hiện chữa cháy. Tuy nhiên, để có được hiệu
quả cao nhất, thì hệ thống phát hiện và báo động phải thỏa mãn các quy định:
Yêu cầu kĩ thuật

Hệ thống phát hiện và báo cháy phải phù hợp với bản chất của không gian
được bảo vệ, nguy cơ cháy và các nguy cơ phát sinh khói và khí; tuyệt đối
không được dùng hệ thống phát hiện và báo động cháy vào mục đích khác trừ
trường hợp dùng để đóng các cửa chống cháy hoặc chức năng tương tự tại bảng
điều khiển.
Hệ thống và thiết bị phải được thiết kế phù hợp để có thể chịu được sự dao
động điện áp của nguồn cấp điện và chế độ chuyển mạch, sự thay đổi nhiệt độ
của môi trường, sự rung động, độ
ẩm, va đập và ăn mòn thường thấy
trên tàu.
Phải có tối thiểu hai nguồn
cấp năng lượng cho thiết bị điện tử
của hệ thống phát hiện và báo
cháy, và một nguồn là nguồn sự
cố. Các dây dẫn cấp nguồn cho hệHình 1.3. Hệ thống cảm biến và báo động
thống chỉ được sử dụng duy nhất
cho mục đích này, và phải được đấu vào cầu giao chuyển mạch tự động đặt ở
bảng điều khiển hoặc gần bẳng điều khiển của hệ thống phát hiện và báo cháy.
Các dây dẫn điện cho hệ thống phát hiện và báo cháy phải tránh nhà bếp, buồng
23


máy loại A, và những buồng có nguy cơ cháy cao khác (trừ trường hợp lắp đặt
phát hiện và báo cháy cho chính những buồng ấy hoặc nối vào nguồn cấp đặt
trong đó).
Các cảm biến phải phát hiện được nhiệt, khói, hoặc các sản phẩm cháy
khác, ngọn lửa hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên. Các cảm biến ngọn lửa chỉ
được dùng như phương án bổ sung cho cảm biến khói và nhiệt.
Các cảm biến khói phải được đặt ở tất cả các hành lang, cầu thang và lối
thoát trong khu vực buồng sinh hoạt. Các cảm biến này phải có độ nhạy hoạt

động khi mật độ khói nhỏ hơn hoặc bằng 12.5%/m, nhưng chưa hoạt động khi
mật độ khói nhỏ hơn hoặc bằng 2%/m.
Các cảm biến nhiệt phải có độ nhạy hoạt động khi nhiệt độ vượt quá 78°C
nhưng chưa hoạt động khi nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 54°C (với tốc độ tăng
nhiệt nhỏ hơn 1°C/phút). Với tốc độ tăng nhiệt cao hơn, cảm biến nhiệt phải
hoạt động trong giới hạn nhiệt được Đăng kiểm quy định. Đối với các cảm biến
nhiệt lắp dặt trong các buồng xấy, hoặc các buồng chức năng có nhiệt độ môi
trường thường cao thì nhiệt độ làm việc của cảm biến có thể lên đến 130°C và
có thể lên tới 140°C đối với các buồng xông hơi.
Tất cả các cảm biến đều phải có chức năng thử hoạt động phù hợp và có thể
khôi phục lại khả năng cảm biến bình thường mà không phải thay đổi bất cứ chi
tiết hay bộ phận nào.
Yêu cầu lắp đặt
Các cảm biến và các nút báo bằng tay phải được bố trí thành cụm. Buồng
máy loại A phải được trang bị một cụm cảm biến riêng biệt.
Các cảm biến phải được lắp đặt sao cho có khả năng hoạt động một cách
tối ưu. Cần tránh các vị trí gần xà boong, ống thông gió, hoặc những nơi có
những luồng khí có thể gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của cảm biến, hoặc
những nơi dễ bị va chạm hoặc hư hỏng.
Các cảm biến phải được lắp đặt cao hơn đầu người và phải cách các vách
tối thiểu là 0,5m (ngoại trừ trong hành lang, cầu thang và các kho).
24


Bảng 1.1 Khoảng cách giữa các cảm biến
Kiểu cảm
biến

Diện tích lớn nhất của
nền sàn/1 cảm biến


Khoảng cách lớn
Khoảng cách
nhất giữa các tâm lớn nhất từ vách

CB nhiệt

37 m2

9m

4.5 m

CB Khói

74 m2

11 m

5.5 m

Điểm báo cháy hoạt động bằng tay
Các điểm báo cháy hoạt động bằng
tay phải thỏa mãn Bộ luật các hệ thống an
toàn chống cháy phải được trang bị trong
toàn bộ các khu vực ở, khu vực phục vụ
và các trạm điều khiển. Tại mỗi cửa thoát
phải được trang bị một điểm báo cháy
bằng tay. Các điểm báo cháy bằng tayHình 1.4 Điểm báo cháy bằng tay
phải dễ dàng tiếp cận trong các hành lang của mỗi boong và sao cho không có

phần nào của hành lang các điểm báo cháy bằng tay quá 20m.
Các trang thiết bị và phương tiện chữa cháy
Hệ thống cấp nước
Đường ống chữa cháy chính và họng
chữa cháy:
Đường ống chữa cháy và họng chữa
cháy phải được làm từ vật liệu khó bị hư
hỏng khi đốt nóng trừ khi có biện pháp bảo
vệ phù hợp.

Hình 1.5 Đường ống chữa cháy
Phải được bố trí sao có thể tháo lắp các

vòi chữa cháy một cách dễ dàng, có khả năng

sẵn sàng cung cấp nước chữa

cháy trong mọi trường hợp và tránh bị đóng băng khi nhiệt độ xuống thấp.

25


×